Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra theo quy định của bộ luật dân sự 2015
Bất cập và góp ý nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về
căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Trong thực tế cách thức cây cối gây thiệt hại rất đa dạng như đã được
phân tích trên, việc xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là
rất quan trọng. Tuy nhiên theo quy định của tại Điều 604 BLDS 2015 thì căn cứ
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bộc lộ những hạn chế, bất cập như
sau:
Điều 604 BLDS 2015 quy định chưa rõ ràng căn cứ phát sinh bồi thường
thiệt hại do cây cối gây ra: Điều này dẫn đến sự lúng túng trong việc xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Chúng ta quay lại vụ việc
thứ nhất phía trên có thể thấy việc cây dừa ngả xuống gây thiệt hại cho bà Hai
và cháu Toàn là hoàn toàn do hành vi của anh Ngãi, ông Liêm cùng những
người đẩy cây làm cho cây đổ chứ không phải là do cây tự đổ, gẫy. Trong vụ
việc này Tòa án đã xác định đã phát sinh trách nhiệm bồi thường do cây cối gây
ra và chủ sở hữu cây là ông Liêm và vợ ông Liêm có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại. Nhưng trong vụ việc này chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi con người gây ra như hướng giải quyết
trong vụ việc thứ hai. Trong Bản án Tòa án đã áp dụng quy định về trách nhiệm
bồi thường thiệt thại do cây cối gây ra và chỉ buộc chủ sở hữu cây bồi thường,
trong khi đó anh Ngãi và những người đã giúp xô cây làm cây đổ lại không có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, điều này là hoàn toàn không phù hợp. Tác giả
cho rằng trong những trường hợp có tình tiết tương tự như hai vụ việc trong các
bản án trình bày phía trên thì phải xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là
do hành vi con người gây ra chứ không áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt
hai do cây cối gây ra. Chỉ nên áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây
cối gây ra trong những trường hợp thiệt hại là do tự bản thây cây cối gây ra mà
không có sự tác động của con người. Việc xác định như vậy sẽ bảo đảm được
quyền lợi của các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại, cụ thể là sẽ xác định
một cách chính xác trách nhiệm bồi thường thiệt hại của những người đã có
hành vi gây thiệt hại.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra theo quy định của bộ luật dân sự 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
CÂY CỐI GÂY RA THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
BASIS OF RESPONSIBILITY FOR COMPENSATION FOR DAMAGE
UNDER RESPONSIBILITY UNDER THE REGULATION OF THE
CIVIL CODE 2015
Tóm tắt: Bài viết phân tích quy định của pháp luật về căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra theo quy định của Bộ luật
Dân 2015. Ngoài việc phân tích quy định của pháp luật thì bài viết phân tích
một số bản án liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trên cơ sở nghiên cứu bài viết chỉ ra một số bất cập của pháp luật và đề xuất
một số góp ý nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự về căn cứ phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
Từ khóa: Bồi thường thiệt hại; Cây cối gây thiệt hại.
Abstract: The article analyzes the provisions of the law on grounds for
liability for damage caused by trees in accordance with the provisions of the
Civil Code 2015. In addition to analysis of the law, the article analyzes a
number The judgment relates to liability for non-contractual damages. Based on
the study, the article pointed out some inadequacies of the law and proposed
some suggestions to improve the provisions of civil law on the basis of liability
for damage caused by the plant.
Keywords: Damages; Trees damage.
1. Đặt vấn đề
Trong thực tế không hiếm gặp các trường hợp cây cối gây thiệt hại cho
con người. Cách thức gây thiệt hại của cây cối rất đa dạng có thể là do cây cối
đổ, gẫy do mưa, bão hoặc cũng có thể do rễ cây phát triển quá mạnh gây thiệt
hại cho các công trình xây dựng, và cũng có thể là do hành vi của con người tác
động vào cây và gây thiệt hại... Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây
ra đã được quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 (Sau đây viết là BLDS
2015) và các điều luật khác có liên quan. Trong bài viết này tác giả không phân
tích tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến bồi thường thiệt hại do cây cối gây
ra mà chỉ tập trung nghiên cứu căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do cây cối gây ra được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015.
2
2. Quy định của pháp luật về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do cây cối gây ra
Trách nhiêm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra đã từng được quy định
trong các Bộ luật Dân sự 1995 với nội dung “Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt
hại do cây cối đổ, gẫy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi
của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng”1, sau đó nội dung này
tiếp tục được ghi nhận trong Bộ luật dân sự 2005 như sau “Chủ sở hữu phải bồi
thường thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn
toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng”. Hiện nay
trong BLDS 2015 vẫn duy trì quy định này nhưng có những sự thay đổi nhất
định, “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường
thiệt hại do cây cối gây ra”2. Để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
cây cối gây ra cần phải có những căn cứ nhất định, cụ thể gồm có những căn cứ
sau:
Thứ nhất, phải có thiệt hại xảy ra: Đây là điều kiện bắt buộc trong trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do cây cối gây ra nói riêng. Điều kiện này được ghi nhận trong BLDS
2015 như sau “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường...”3. Đây cũng là điều kiện bắt buộc được quy định
trong một văn bản của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
áp dụng một số quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ
thể để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì:
“1.1. Phải có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và
thiệt hại do tổn thất về tinh thần. a) Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do
tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khỏe bị xâm
phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín
bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS. b) Thiệt hại do tổn thất về
tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị
1 Điều 630 BLDS 1995
2 Điều 604 BLDS 2005
3 Điều 584 BLDS 2015
3
xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân
thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về
tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm.. và
cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. Thiệt
hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là
pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm,
tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin vì bị hiểu nhầm và
cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải
chịu”4.
Thứ hai, Có sự xuất hiện của cây cối trong việc gây ra thiệt hại: Để áp
dụng quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra thì phải có
sự hiện diện của cây cối trong việc gây thiệt hại. Khái niệm cây cối không được
đề cập trong BLDS 2015. Theo từ điển tiếng Việt thông dụng thì “cây cối” là
“cây” được hiểu là “thực vật có thân, lá rõ rệt, hoặc có hình thù giống những
thực vật có lá”5. Như vậy cây cối trong trường hợp đang phân tích phải là cây
sống trên đất, và cây phải chưa bị hạ xuống. Nếu như cây đã bị hạ xuống mà
gây thiệt hại thì không áp dụng quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
cây cối gây ra mà áp dụng các quy định khác có liên quan.
Thứ ba, Thiệt hại xảy ra là do cây cối gây ra. Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do cây cối gây ra chỉ được áp dụng khi thiệt hại xảy ra là do cây cối
gây ra. Cây cối có thể gây thiệt hại bằng nhiều cách thức, những cách thức cây
cối gây thiệt hại đã từng được BLDS 1995, 2005 dự liệu với cùng nội dung là
“thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra”. Với việc quy định việc gây thiệt hại do
cây cối gây ra là do đổ hoặc gẫy là chưa đủ, bởi lẽ trong thực tế không hiếm
trường hợp cây cối không đổ, gẫy mà vẫn gây thiệt hại như rễ cây phát triển
mạnh gây thiệt hại cho các công trình xây dựng hoặc cây có mùi làm người hít
phải bị bệnh... Như vậy việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cây
cối gây ra chỉ do đổ, gẫy như trong BLDS 1995, 2005 là thiếu sót. Vì vậy, trong
BLDS 2015 đã sửa đổi theo hướng không quy định cách thức cây cối gây thiệt
hại mà quy định “thiệt hại do cây cối gây ra” điều này là hoàn toàn hợp lý và
làm cho quy định này trở lên bao quát chặt chẽ hơn. Cách thức cây cối gây thiệt
4 Điều 1, NQ số 03/2006/NQ-HĐTP
5 Từ điển tiếng Việt phổ thông (2002), Nxb Phương Đông, tr. 117.
4
hại như đã trình bày là rất đa dạng và trong thực tế không hiếm những trường
hợp có sự tác động của con người như cưa, chặt...vào cây cối khiến cây cối gây
ra thiệt hại, một câu hỏi đặt ra là khi con người tác động vào cây cối như cưa,
chặt làm cây đổ, gây mà gây thiệt hại thì có áp dụng quy định về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra? Bản thân quy định tại Điều 604 BLDS
20015 cũng không có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này và hiện nay cũng chưa
có văn bản nào hướng dẫn chi tiết cho quy định này. Điều này đã dẫn đến việc
xét xử của tòa án cũng không có sự thống nhất, có những trường hợp khi con
người tác động vào cây cối khiến cây cối gây thiệt hại thì Tòa án áp dụng quy
định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra, nhưng cũng có
những trường hợp tương tự thì Tòa án không áp dụng quy định về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra mà áp dụng các quy định về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do hành vi con người gây ra. Về vấn đề này tác giả cho rằng
chỉ nên áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra khi thiệt hại
đó là do tự bản thân cây cối gây ra như cây tự đổ, gẫy, rễ cây phát triển gây thiệt
hại cho các công trình xây dựng... Còn nếu như có sự tác động của con người
làm cho cây cối gây thiệt hại thì phải áp dụng các quy định khác để xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thứ tư, không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt
hại: Khi thiệt hại xảy ra thì về nguyên tắc sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại, tuy nhiên cũng có những trường hợp thiệt hại xảy ra không phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trường hợp “Thiệt hại phát sinh là do sự
kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại”6. Như vậy, khi
cây cối gây thiệt hại thuộc hai trường hợp trên thì sẽ không pháp sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt. Trường hợp thứ nhất là gây thiệt hại phát sinh do sự
kiện bất khả kháng. Trong phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng không có quy định khái niệm sự kiện bất khả kháng, mà trong Chương X
về thời hạn thời hiệu có quy định khái niệm sự kiện bất khả kháng như sau:
“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường
trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần
thiết và khả năng cho phép”7. Trường hợp thứ hai không phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại là thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại.
Trong BLDS 2015 không có khái niệm lỗi, mà trong quy định ở phần Trách
6 Khoản 2 Điều 584 BLDS 2015
7 Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015
5
nhiệm dân sự có quy định về hai loại lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý, theo đó “Lỗi cố
ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho
người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng
để mặc cho thiệt hại xảy ra” và “Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy
trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể
biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây
thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn
được”8.
3. Thực tiễn xét xử của Tòa án về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do cây cối gây ra
Để thấy được thực tiễn xét xử về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do cây cối gây ra, chúng ta cùng xem xét hai vụ việc sau:
Vụ việc thứ nhất: Bản án số 09/2012/HSST ngày 27/3/2012 của Tòa án
nhân dân huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 23/3/2011 Lê Đại Ngãi đến phần đất của
ông Nguyễn Văn Liêm thuộc ấp Hồi Xuân, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, để
mua cây cưa lấy củi. Khi cưa xong thì ông Liêm nhờ Ngãi dùng cưa máy cưa
dùm cây dừa nhà ông Liêm và được Ngãi đồng ý. Trong lúc cưa dừa không
buộc dây và thân dưa để kéo và thông báo cho những người không liên quan ra
khỏi khu vực nguy hiểm. Khi cưa cây dừa sắp ngả thì lưỡi cưa bị kẹt giữa hai
mặt cưa nên Ngãi nhờ ông Liêm, bà Trần Thị Khéo, Nguyễn Tấn Luật, Nguyễn
Hoàng Vinh và Thạch Thị Ngọc đến xô cây dừa ngả về phần đất của ông Liêm
nhưng cây dưa không ngả, mọi người buông tay ra thì cây dừa ngả về phía đất
của bà Võ Thị Hai, trúng vào người bà Hai và cháu Nguyễn Văn Toàn làm cho
hai bà cháu tử vong. Trong bản án này Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn đã áp
dụng Điều 626 BLDS 2005 và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp này là do cây cối gây ra.
Vụ việc thứ hai: Bản án số 10/2015/DSST ngày 02/4/2015 của Tòa án
nhân dân huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long.
8 Điều 364 BLDS 2015
6
Vào ngày 29/9/2012, Ban nhân dân áp Vĩnh Tiến có mở cuộc họp triển
khai công tác phát quang, đốn cây hai bên đường lộ thuộc ấp Vĩnh Tiến huyện
Trà Ôn. Những người đi thực hiện phát quang, đốn cây có anh Nam. Đến
khoảng 11 giờ ngày 30/9/2012, anh Nam đến khu vườn của bà Chính để đốn
cây còng thì cây còng do anh Nam đốn ngã xuống đập trúng vào người của bà
Chính gây thương tích cho bà Chính. Trong bản án này Tòa án nhân dân huyện
Trà Ôn đã áp dụng Điều 618 BLDS 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do
ngươi của pháp nhân gây ra.
Trong hai vụ việc ta thấy việc gây thiệt hại là có sự xuất hiện của cây, và
việc cây gây thiệt hại là do con người tác động vào cây và làm cho cây đổ gây
thiệt hại. Tuy nhiên, chúng ta thấy hướng giải quyết của Tòa án trong hai vụ
việc là khác nhau. Trong vụ việc thứ nhất Tòa án đã xác định trách nhiệm bồi
thường hại là do cây cối gây, nhưng trong vụ việc thứ hai thì Tòa án lại áp xác
định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là của pháp nhân tức do hành vi của con
người gây ra. Cả hai vụ việc trên đều do Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn tỉnh
Vĩnh Long giải quyết nhưng lại có cách thức áp dụng pháp luật không thống
nhất.
4. Bất cập và góp ý nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về
căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Trong thực tế cách thức cây cối gây thiệt hại rất đa dạng như đã được
phân tích trên, việc xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là
rất quan trọng. Tuy nhiên theo quy định của tại Điều 604 BLDS 2015 thì căn cứ
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bộc lộ những hạn chế, bất cập như
sau:
Điều 604 BLDS 2015 quy định chưa rõ ràng căn cứ phát sinh bồi thường
thiệt hại do cây cối gây ra: Điều này dẫn đến sự lúng túng trong việc xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Chúng ta quay lại vụ việc
thứ nhất phía trên có thể thấy việc cây dừa ngả xuống gây thiệt hại cho bà Hai
và cháu Toàn là hoàn toàn do hành vi của anh Ngãi, ông Liêm cùng những
người đẩy cây làm cho cây đổ chứ không phải là do cây tự đổ, gẫy. Trong vụ
việc này Tòa án đã xác định đã phát sinh trách nhiệm bồi thường do cây cối gây
7
ra và chủ sở hữu cây là ông Liêm và vợ ông Liêm có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại. Nhưng trong vụ việc này chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi con người gây ra như hướng giải quyết
trong vụ việc thứ hai. Trong Bản án Tòa án đã áp dụng quy định về trách nhiệm
bồi thường thiệt thại do cây cối gây ra và chỉ buộc chủ sở hữu cây bồi thường,
trong khi đó anh Ngãi và những người đã giúp xô cây làm cây đổ lại không có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, điều này là hoàn toàn không phù hợp. Tác giả
cho rằng trong những trường hợp có tình tiết tương tự như hai vụ việc trong các
bản án trình bày phía trên thì phải xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là
do hành vi con người gây ra chứ không áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt
hai do cây cối gây ra. Chỉ nên áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây
cối gây ra trong những trường hợp thiệt hại là do tự bản thây cây cối gây ra mà
không có sự tác động của con người. Việc xác định như vậy sẽ bảo đảm được
quyền lợi của các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại, cụ thể là sẽ xác định
một cách chính xác trách nhiệm bồi thường thiệt hại của những người đã có
hành vi gây thiệt hại.
Để khắc phục những điểm hạn chế nêu trên thiết nghĩ cần các cơ quan
hữu quan cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 604
BLDS 2015 theo hướng chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối
gây ra khi thiệt hại là do tự cây cối gây ra, còn nếu như có hành vi của con
người tác động vào cây cối làm cho cây cối gây thiệt hại thì phải áp dụng các
quy định khác có liên quan để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
5. Kết luận
Việc cây cối gây thiệt hại là rất phổ biến và cách thức cây cối gây thiệt hại cũng
rất đa dạng. Quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
cây cối gây ra quy định tại Điều 604 BLDS 2015 chưa thực sự rõ ràng đã gây ra
sự không thống nhất trong nhận thức và cách áp dụng pháp luật trong thực tế.
Vì vậy, cần ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết quy định này để tạo sự thống
nhất trong nhận thức cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự (Luật số 44-L/CTN) ngày 28/10/1995.
8
2. Bộ luật Dân sự (Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005.
3. Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015.
4. Nghị quyết số 03/2006/NQHĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của
bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
5. Bản án số 09/2012/HSST ngày 27/3/2012 của Tòa án nhân dân huyện Trà
Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
6. Bản án số 10/2015/DSST ngày 02/4/2015 của Tòa án nhân dân huyện Trà
Ôn tỉnh Vĩnh Long.
7. Từ điển tiếng Việt phổ thông (2002), Nxb Phương Đông.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- can_cu_phat_sinh_trach_nhiem_boi_thuong_thiet_hai_do_cay_coi.pdf