Cần điều chỉnh lớn chính sách thu hút và sử dụng FDI

Ba là, chính sách thu hút và sử dụng vốn FDI cần có thay đổi mạnh mẽ. Ý kiến được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, dù không phân biệt đối xử, nhưng trên thế giới vẫn có sự ưu đãi hơn nhất định đối với doanh nghiệp nội địa, đồng thời cũng có những yêu cầu tập trung hơn cho các doanh nghiệp FDI vào các dự án có thị trường lớn, năng suất lao động cao, công nghệ cao, có độ lan tỏa rộng. Cũng có thể từ chối các dự án FDI “tầm thường” chỉ chiếm chỗ của lao động trong nước và khai thác không công bằng tài nguyên thiên nhiên, thậm chí gây ô nhiễm. Thêm vào đó, cũng cần có những quy định về chế độ hạch toán và giải pháp “liên thông” để chống chuyển giá. Tất cả các yêu cầu đó đòi hỏi các cơ quan quản lý cần sớm nghiên cứu hoàn thiện Luật đầu tư nói chung và các điều khoản liên quan đến thu hút và sử dụng vốn FDI để nâng cao hơn nữa hiệu quả của nguồn vốn này. Việc hoàn thiện Luật quy hoạch và vai trò của kinh tế vùng cũng tạo điều kiện để phát huy hết lợi thế cạnh tranh của vốn FDI thích ứng với từng vùng lãnh thổ và các điều kiện đang thay đổi nhanh chóng. Hy vọng là, từ thực tiễn thành công và chưa thành công, Việt Nam sẽ có những điều chỉnh thích ứng và linh hoạt để thu được kết quả cao nhất./.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cần điều chỉnh lớn chính sách thu hút và sử dụng FDI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
33 Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 Nhìn lại thực trạng FDI Trong điều kiện hội nhập và phát triển hiện nay, việc thu hút và sử dụng vốn FDI có ý nghĩa rất quan trọng. Báo cáo của UNCTAD hằng năm về đầu tư thế giới [9] đã cho thấy mỗi năm các nước đã thu hút gần $1.500 tỷ, nhưng chỉ 1/3 đến các nước đang phát triển. Chẳng hạn, trong số $1.452 tỷ vốn FDI đầu tư vào các nước, đã có $1.043 tỷ vào các nước phát triển, kèm theo chuyển giao công nghệ cao, chỉ có $383 tỷ, hay là dưới 30%, đầu tư vào các nước đang phát triển [9, tr. 222]. Trong số vốn này, Việt Nam được tiếp nhận $12 tỷ, tăng liên tục $7,5 tỷ từ 2011. Trong quá trình đổi mới và phát triển, vấn đề vốn, lao động và công nghệ có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển [1,2,10]. Vì thế, ngay trong giai đoạn khởi đầu đổi mới, Việt Nam đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài cuối năm 1987. Sau ba mươi năm (1987-2017), Việt Nam đã thu hút được hơn $336 tỷ FDI với khoảng 12 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động từ hơn 100 nước và vùng lãnh thổ. Cho đến nay đã giải ngân được hơn $150 tỷ, chiếm 45% vốn đăng ký, đóng góp hơn 20% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thu hút hơn 3 triệu lao động, chiếm 28% lao động của các doanh nghiệp, đóng góp hơn 2/3 giá trị xuất khẩu với chất lượng ngày càng cao, đóng khoảng 20% GDP của cả nước1. Đó là những thành tựu đáng ghi nhận. CẦN ĐIỀU CHỈNH LỚN CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TS. Bùi Trinh * Tóm tắt: Các nhà đầu tư nước ngoài đã có 30 năm đầu tư vào Việt Nam, đóng góp quan trọng, bổ sung các nguồn vốn để phát triển, công nghiệp và xuất khẩu. Tuy nhiên, so với kỳ vọng, vốn FDI vẫn chưa phát huy được các lợi thế trong việc đầu tư công nghệ cao, trong việc phát huy lan tỏa và đào tạo nguồn nhân lực. Bài viết đề xuất những ý kiến mới để nâng cao hiệu quả của khu vực vốn FDI và tăng cường sự lan tỏa với kinh tế trong nước. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, hiệu quả, phát triển bền vững. Abstract: Foreign investors investing in Vietnam for 30 years, have made significant contributions to domestic capital for development, industry and export. In comparison with expectations, however, FDI has not yet brought into full play the advantages of investing in high technology, in promoting the spread and training of human resources. In this article the author proposes fresh ideas so as to improve the efficiency of the FDI and enhance the spread to the domestic economy. Key words: Foreign direct investment, efficiency, sustainable development. * Hội Kinh tế Việt Nam 1 Các số liệu FDI của Việt Nam bao gồm khoảng 20% vốn trong nước tham gia đối ứng trong dự án. Trong các báo cáo quốc tế chỉ tính phần vốn ngoại thuần. Ví dụ năm 2016, vốn FDI vào Việt Nam chỉ là $12,6 tỷ trong Báo cáo Đầu tư thế giới WIR 2017 [9] so với $15,8 tỷ trong báo cáo của Việt Nam về vốn đầu tư thực hiện của các dự án FDI. 34 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 Nguồn: Tạp chí Kinh tế và dự báo, 1/2017 và số liệu của TCTK các năm Tuy nhiên, so với các mục tiêu và kỳ vọng ban đầu, nguồn vốn FDI còn các các nhược điểm như sau: Một là, nhận xét tổng quát: Tỷ trọng của khu vực FDI lớn trong nền kinh tế, nhưng tác động không tương xứng đối với nền kinh tế Việt Nam. Tỷ trọng của khu vực FDI quá lớn trong lĩnh vực vốn đầu tư (FDI hằng năm chiếm trên 20% tổng vốn), trong khi ở Trung Quốc đạt kỷ lục thu hút vốn FDI trong các nước đang phát triển năm 2016 thu hút $134 tỷ, nhưng cũng chỉ chiếm khoảng vài phần trăm trong tổng vốn đầu tư khoảng $5.000 tỷ, chủ yếu dựa vào vốn nội địa [8,9]. Trung Quốc đẩy mạnh chính sách cần kiệm xây dựng, tổng tích lũy tài sản do với GDP của Trung Quốc là 47,6% (2010) và 45,7% (2015), là mức rất cao và không chênh lệch nhiều giữa các năm, thì tương ứng ở Việt Nam tỷ lệ tích lũy tài sản so GDP chỉ là 35,7% (2010) và 27,7% (2015), không những thấp mà còn giảm đi nhanh chóng, một phần vì tăng trưởng thấp và tiêu dùng cao. Trong điều kiện đó, có tình trạng vốn ngoại “đẩy lùi” vốn nội trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Hệ quả là tại Việt Nam xẩy ra tình trạng “rỗng ruột” của kinh tế và công nghiệp trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Công nghiệp nội địa chiếm chưa tới 1/2 giá trị sản xuất công nghiệp nhưng lại “từ bỏ” các ngành chủ chốt (các ngành cơ khi chế tạo, điện tử hoàn toàn bị khu vực FDI lấn lướt, khi 64% vốn đăng ký và 55% dự án đầu tư FDI là vào công nghiệp trong thời gian 1988-2015) và không thực hiện được “ước vọng” chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Cho đến năm 2016, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan [3], tỷ lệ sản xuất và xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp quan trọng vẫn do doanh nghiệp FDI nắm giữ như điện thoại và linh kiện (99,7% trong doanh số $34 tỷ), máy tính và linh kiện (97% trong doanh số $19 tỷ), máy ảnh và linh kiện (99,5% trong doanh số $3 tỷ),.... Trong xuất khẩu, tỷ trọng đóng góp của Bảng 1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988-2016 Đơn vị tính: tỷ USD 35 Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 kinh tế nội địa chỉ còn chiếm khoảng 1/3, phần lớn do doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện, chất lượng thấp. Do đó tỷ lệ giá trị gia tăng của doanh nghiệp nội địa khó cải thiện, chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu lẻ. Công nghệ thực tế của các doanh nghiệp, kể cả FDI, loại trung bình và thấp là chủ yếu. Nếu có một ít công nghệ cao thì phía bên nước ngoài vẫn nắm, chỉ lợi dụng “made in Vietnam” để tận dụng lợi thế của các Hiệp định tự do thương mại FTA Việt Nam ký với các nước. Hơn nữa, tình trạng “chuyển giá” còn năng nề khi có tới 45% doanh nghiệp FDI báo lỗ liên tiếp nhiều năm, nhưng vẫn mở rộng đầu tư [6]. Trong khi đó, không có nhiều doanh nghiệp hay Viện nghiên cứu nội địa có thể nối kết với doanh nghiệp FDI để cung ứng sản phẩm (nội địa hóa thấp) và hơn thế càng khó có thể học tập, “giải mã” công nghệ. Các chính sách thiếu khuyến khích khu vực tư nhân trong nước càng làm cho tác động của khu vực FDI thêm hạn hẹp. Trong điều kiện đó, tỷ lệ tiêu hao vật chất trong nền kinh tế cứ tăng lên mãi, năng lực cạnh tranh chậm cải thiện. Thiết nghĩ, một mai, các doanh nghiệp FDI rút về nước hay đi nước khác với công nghệ đã đổi mới khác trước thì “bài toán” kinh tế Việt Nam trong mạng sản xuất và thị trường toàn cầu trở nên cực kỳ khó khăn. Hai là, khu vực FDI phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu giá trị gia tăng thấp, hiệu quả giảm sút liên tục. Các dự án FDI chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ (dưới 200 lao động/dự án), thậm chí nhiều dự án siêu nhỏ, xét cả về lao động (L) và vốn tích lũy (K). Chẳng hạn, đối với thu hút lao động, trong 10 năm (2005-2014), số dự án dưới 10 lao động chiếm 24%; số dự án có dưới 200 lao động/doanh nghiệp đến 76%, trong khi chưa tới 1% doanh nghiệp thu hút trên 5.000 lao động trong một doanh nghiệp [5]. Về phương diện tài sản, khu vực FDI có tài sản từ $10-25 triệu/DN chỉ có dưới 20% số doanh nghiệp cả nước còn với tài sản trên $25 triệu/DN chỉ chiếm dưới 30% số với doanh nghiệp cả nước [6,7,8]. Vì thế, sản phẩm của các doanh nghiệp FDI vẫn bị hạn chế khai thác ưu thế “quy mô” để tham gia mạnh hơn vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu GVC. Gần đây, dù có một số doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc có quy mô khá lớn, tỷ lệ xuất khẩu cao gia tăng đầu tư vào Việt Nam, nhưng thực chất phần gia công tại Việt Nam còn thấp và đơn giản, nên cũng không thoát cảnh doanh nghiệp FDI tập trung tận dụng ưu đãi của các địa phương mới đến đầu tư (như Bắc Ninh, Thái Nguyên,...), trong khi phần mở rộng đầu tư theo chiều sâu trên nền công nghệ cao còn khiêm tốn. Việc lan tỏa ảnh hưởng với các doanh nghiệp nội địa cũng bị hạn chế. Nhiều doanh nghiệp Việt còn nằm ngoài mạng lưới cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm có giá trị lớn cho các doanh nghiệp FDI do cả nguyên nhân chủ quan và về mối quan hệ. Mặc dù vậy, tỷ lệ đóng góp thêm việc làm từ 2,7% (2005) đã tăng lên 6,4% (2014). Từ đó đóng góp ngày càng nhiều cho xuất khẩu và tăng trưởng GDP cả nước [5, tr.20]. Tuy nhiên, các tính toán cho thấy hiệu quả “danh nghĩa” riêng có từng năm của khu vực FDI vẫn rất thấp, giảm nhanh xét về các chỉ số hiệu quả hay tỷ lệ ICOR. Chẳng hạn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh giảm từ 11,9 đ/đ (2005) xuống 6,6 đ/đ (2010) và 6,2 đ/đ (2014), hay là “khoảng cách” hiệu quả từ mức 4 lần DNNN (2005) giảm xuống chỉ còn hơn 2 lần (2014). Với khu vực tư nhân, tuy hiệu quả cao hơn, nhưng 36 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 “khoảng cách” hiệu quả cũng đã giảm từ 8 lần (2005) xuống chỉ còn 5 lần (2014) [5, tr. 80]. Hiệu quả giảm thấp do nhiều nguyên nhân, nhưng điều đáng lo ngại là hiệu quả các doanh nghiệp đều liên tục giảm bớt, nhưng doanh nghiệp FDI giảm nhanh hơn cả [5]. Ba là, khu vực FDI phần lớn là sử dụng công nghệ thấp và vừa. Đây là vấn đề lớn, nhưng thường bị che lấp bởi việc “cạnh tranh” thu hút FDI của các địa phương, khi các địa phương đều xác định cơ cấu kinh tế “giống” nhau, cùng “trải thảm đỏ” thu hút dự án FDI tương tự nhau. Hệ quả là các dự án FDI thường chỉ có công nghệ thấp hoặc trung bình. Do các doanh nghiệp FDI có thị trường rộng lớn ở Việt Nam cũng như khu vực và toàn cầu, nên tạm thời vẫn bám trụ được. Nhưng trong dài hạn, khi cạnh tranh gay gắt hơn, công nghệ tiến bộ nhanh thì có khả năng các doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào Việt Nam sẽ phải bị thay thế do hiệu quả giảm quá mức cho phép. Nhà đầu tư ngoại có thể không mở rộng hay cải tiến doanh nghiệp mà sẽ “chuyển” sang nước khác có lợi thế hơn, hay “về nhà” (go-home nước chính quốc). Khi đó, những hệ lụy sẽ rất lớn. Công nghiệp Việt Nam lại rỗng ruột hơn nữa, vì không thể lấp được chỗ trống. Điều tra về trình độ công nghệ đã phản ánh một phần yếu kém này, khi phần lớn doanh nghiệp thu hút lao động nhiều, có công nghệ thấp là doanh nghiệp dệt may, địa ốc... Hệ quả là trong nước chỉ có 12,7% doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghệ cao, nhưng công nghệ thực tế đầu tư lại chưa thật cao, vì các bí quyết công nghệ đã được sản xuất và sở hữu bởi công ty mẹ ở chính quốc. Ngay các dự án có vẻ công nghệ cao thì thực chất chỉ là từng công đoạn “ẩn tàng” trong một dây chuyền sản xuất với “bí quyết” Know-how đã bị doanh nghiệp FDI giữ kín. Ngay các phòng thí nghiệm được lập ở các dự án FDI cũng thường không lớn và chỉ làm hỗ trợ mà không phải là nghiên cứu nhằm mục tiêu đổi mới sáng tạo, mà chủ yếu là phục vụ cải tiến và thích nghi với điều kiện trong nước, kể cả doanh nghiệp mới lập có số kỹ sư chiếm tới 10% lao động mới được lập ở Hưng Yên. Trên thực tế, một số doanh nghiệp có học hỏi, sáng tạo thêm, nhưng thành quả còn khiêm tốn, như điện thoại Bphone của FPT có chất lượng chưa được kiểm định rộng. Các cuộc điều tra phối hợp của TCTK cùng CIEM và Đan Mạch [4] cho thấy khá chi tiết thực trạng và nguyên nhân trình độ công nghệ nói chung của các doanh nghiệp (trong đó có hơn 20% là các doanh nghiệp FDI) còn khá thấp. Bốn là, khu vực FDI phần lớn tận dụng lao động có trình độ thấp, nhất là lao động nữ, trẻ tay nghề thấp. Các dự án FDI tuy có thu hút thêm nhiều lao động trẻ, nhưng đòi hỏi tay nghề thấp, nên năng suất lao động trong các doanh nghiệp FDI không cao. Tính đến cuối năm 2014 số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI đã lên tới 3,4 triệu lao động trong số 12,1 triệu người làm việc trong các doanh nghiệp cả nước (chiếm 28% lao động trong độ tuổi). Số lao động nữ làm việc trong doanh nghiệp FDI là 2,3 triệu, chiếm 68% lao động của doanh nghiệp FDI, cao hơn bình quân lao động nữ trong tất cả các ngành và chiến hơn 40% lao động trong số gần 5,5 triệu lao động nữ trong các doanh nghiệp cả nước [6]. Như vậy các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực dệt may, điện tử đã “tận dụng” lao động nữ ở mức rất cao, nhưng gần như không đào tạo hoặc chỉ qua các lớp tập huấn ngắn ngày, không đáng kể. 37 Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 Đặc biệt với lao động nữ có thể mắc các bệnh nghề nghiệp về mắt (chỉ điều khiển máy qua kính hiển vi, ô nhiễm do tiếng ồn, bụi, ...), nên sức khỏe bị giảm sút nhanh. Phần lớn lao động nữ đã bị “rời khỏi” doanh nghiệp ở độ tuổi 30-35 khi không còn khả năng làm việc năng động nữa, nhưng không biết chuyển sang ngành nghề nào và cũng không có điều khoản nào trong hợp đồng lao động bảo vệ họ. Tầm nhìn mới Điều cũng rất đáng lưu tâm là bốn nhược điểm nêu trên sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, vì cạnh tranh thu hút FDI trong khu vực và thế giới cũng rất gay gắt. Những diễn biến mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và cạnh tranh trong hội nhập và phát triển bền vững đòi hỏi mỗi quốc gia phải có điều chỉnh thích hợp, kể cả trong lĩnh vực thu hút và sử dụng vốn FDI. Trong ngắn hạn, kinh tế thế giới dù trồi sụt khác nhau, nhưng chiều hướng chung vẫn đang đà khôi phục không đều. Khi tiến bước vào giai đoạn cạnh tranh mới, năng suất lao động của các doanh nghiệp FDI có xu hướng tăng chậm hơn và giảm sút. Các dự báo đều cho thấy xu hướng chung là phục hồi, mặc dù có giảm sút ở Tây Âu, Trung Quốc. Vì thế, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng sẽ đòi hỏi có cách tiếp cận mới. Đó là nhu cầu cấp thiết cả đối với Việt Nam, các doanh nghiệp nội địa và bản thân các doanh nghiệp FDI cũng như các nhà đầu tư mới. Thêm vào đó, chính sách mới của Tổng thống Hoa Kỳ muốn chuyển hướng đầu tư vào Mỹ, làm cho nước Mỹ chiếm vị trí hàng đầu thế giới không chỉ là khẩu hiệu, mà đang diễn ra, càng làm cho cạnh tranh vốn FDI thêm gay gắt. 38 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 Các phân tích dòng vốn FDI toàn cầu trong 10 năm gần đây cho thấy, quy mô dòng vốn tăng lên, nhưng dòng vốn vào các nước đang phát triển lại giảm sút ít nhiều. Tuy nhiên, vốn FDI cam kết và thực hiện đều liên tục tăng ở Việt Nam. Đây có phải là xu hướng dài hạn và Việt Nam có cần điều chỉnh gì trong chính sách? Có thể nêu ra mấy gợi ý như sau: Một là, tăng cường nguồn vốn FDI về số lượng khi nguồn tích lũy nội bộ không tăng mạnh và do kinh tế tăng trưởng chậm. Vốn FDI vẫn cần thiết cho Việt Nam trong giai đoạn 10 năm tới (ít ra tới 2025, khi vẫn còn tình trạng cơ cấu “dân số vàng”). Trên bình diện quốc gia, nếu tỷ lệ đầu tư là 35% GDP được duy trì, nhưng tích lũy nội địa chỉ khoảng 25-30% GDP thì nhu cầu bổ sung nguồn bên ngoài cần 5-10% GDP, tức là trên $10-15 tỷ/năm. Tỷ lệ vốn ngoại vẫn cần cao trên dưới 20% trong tổng vốn đầu tư, để đóng góp phát triển các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hạ tầng. Một khi các quan hệ hội nhập kinh tế khu vực và giao lưu quốc tế được mở rộng, các hoạt động “chuyển giá” bị ngăn chặn mạnh hơn thì khả năng nguồn vốn FDI có chất lượng hơn, dù tỷ lệ dự án FDI bị “lỗ” vẫn còn nguy cơ lớn do chế độ hạch toán khác nhau và tính liên thông của hạch toán chưa cao. (Ngay ở Trung Quốc, có thời gian dài 30-40% số doanh nghiệp FDI bị lỗ). Cạnh tranh về thu hút vốn cũng là vấn đề lớn khi thấy rằng: Trung Quốc năm 2016 thu hút $133 tỷ từ mức $136 tỷ của năm 2015. Cũng năm 2016, Hong Kong thu hút $62 tỷ, Đài Loan $18 tỷ, thậm chí Hàn Quốc xưa nay ít dùng FDI cũng thu hút $27 tỷ (năm 2015 chỉ chưa tới $24 tỷ) ...[9]. Sự cạnh tranh gay gắt này đòi hỏi có những thay đổi trong quan điểm và chính sách. Đó là nói về quy mô vốn “in-flows”. Hai là, quan trọng hơn là tăng cường vốn FDI về chất lượng (trình độ khoa học- công nghệ, mở rộng thị trường, đào tạo lao động và phát huy tác động lan tỏa). Trong điều kiện mới về cơ cấu lại nền kinh tế, tăng năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thì nâng cao chất lượng FDI thu hút và sử dụng vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Có thể nêu ra mấy khía cạnh cần lưu ý: - Về trình độ khoa học-công nghệ, không những cần công nghệ cao, mà phải liên tục đổi mới sáng tạo mới có thể cạnh tranh được và mới có khả năng gắn kết với thị trường không ngừng thay đổi; - Về mở rộng thị trường, cần có thông tin dự báo và đánh giá nhanh nhạy hơn để tranh thu hút vốn FDI vào các hoạt động đầu tư ngắn hạn, tận dụng các ưu đãi của chính sách thì triển vọng mới lâu dài. - Chú trọng các dự án FDI sử dụng và đào tạo lao động với mức độ ngày càng được nâng lên, có chế độ bảo hiểm để chăm sóc người lao động dài hạn, kể cả lao động nữ sau 35 tuổi. - Vai trò của các viện nghiên cứu của Việt Nam cũng cần được đề cao để có thể nâng cao chất lượng các doanh nghiệp nội địa nối kết, học hỏi và tiếp thu các dự án FDI ngày càng tốt hơn. Đó sẽ là định hướng để chuyển đổi trong chính sách FDI. Ba là, chính sách thu hút và sử dụng vốn FDI cần có thay đổi mạnh mẽ. Ý kiến được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, dù không phân biệt đối xử, nhưng trên thế giới vẫn có sự ưu đãi hơn nhất định đối với doanh nghiệp nội địa, đồng thời cũng có những yêu cầu tập trung hơn cho các doanh nghiệp FDI vào các dự án có thị trường lớn, năng suất lao động cao, 39 Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 công nghệ cao, có độ lan tỏa rộng. Cũng có thể từ chối các dự án FDI “tầm thường” chỉ chiếm chỗ của lao động trong nước và khai thác không công bằng tài nguyên thiên nhiên, thậm chí gây ô nhiễm... Thêm vào đó, cũng cần có những quy định về chế độ hạch toán và giải pháp “liên thông” để chống chuyển giá... Tất cả các yêu cầu đó đòi hỏi các cơ quan quản lý cần sớm nghiên cứu hoàn thiện Luật đầu tư nói chung và các điều khoản liên quan đến thu hút và sử dụng vốn FDI để nâng cao hơn nữa hiệu quả của nguồn vốn này. Việc hoàn thiện Luật quy hoạch và vai trò của kinh tế vùng cũng tạo điều kiện để phát huy hết lợi thế cạnh tranh của vốn FDI thích ứng với từng vùng lãnh thổ và các điều kiện đang thay đổi nhanh chóng. Hy vọng là, từ thực tiễn thành công và chưa thành công, Việt Nam sẽ có những điều chỉnh thích ứng và linh hoạt để thu được kết quả cao nhất./. Tài liệu tham khảo 1. Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Quang Thái (2010). Đầu tư công. Nhà xuất bản Tự điển Bách Khoa. Hà Nội. 2. Nguyễn Quang Thái (2016). Trăn trở đổi mới (1986-2015). Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội. 3. Tổng cục Hải quan (2016). Báo cáo xuất nhập khẩu hằng tháng và năm. Hà Nội. 4. Tổng cục Thống kê, CIEM (2014). Điều tra năng lực công nghệ của doanh nghiệp. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. 5. Tổng Cục Thống kê (2016). Hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2005-2014. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. 6. Tổng cục Thống kê (2016). Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. 7. Tổng Cục Thống kê (2017). Doanh nghiệp Việt Nam 15 năm đầu thế kỷ (2000- 2015). Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. 8. Tổng cục Thống kê (2017). Niên giám Thống kê 2016. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 9. UNCTAD (2017). World Investment Report 2017. Investment and the Digital Economy. United Nations. New York 10. WB-MPI (2016). Vietnam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ. Hanoi-Washington, 11. Bùi Trinh (2017). Tăng trưởng GDP và FDI, Tạp chí Tia sáng, 12/2017 12. lo-rac-cong-nghe/c/21984960.epi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcan_dieu_chinh_lon_chinh_sach_thu_hut_va_su_dung_fdi.pdf
Tài liệu liên quan