Cần nhận thức thống nhất về dấu hiệu pháp lý của đồng phạm trong thực tiễn áp dụng pháp luật

Kết luận và kiến nghị Dấu hiệu pháp lý của các tội danh nói chung và dấu hiệu của hành vi đồng phạm nói riêng đã được cơ quan lập pháp quy định khá rõ ràng trong BLHS, vừa có tính bao quát, nhưng cũng vừa có tính phân biệt giữa các trường hợp tội phạm và không phải là tội phạm, trường hợp tội này với tội kia, đồng phạm hay không đồng phạm Tuy vậy, việc nhận thức và vận dụng cùng một quy phạm pháp luật hình sự vào giải quyết một vụ án, có thể không tránh khỏi các quan điểm xung đột. Ở những trường hợp này, chúng tôi cho rằng, cần phải lưu tâm và đề cao giá trị của chứng cứ chứng minh. Nếu không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội người bị tình nghi thì phải áp dụng triệt để nguyên tắc suy đoán vô tội, có lợi cho họ - nguyên tắc mới được quy định tại Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Đây cũng là một biện pháp phòng ngừa oan sai thiết thực trong hoạt động tố tụng, đáp ứng được yêu cầu của Đảng, Nhà nước và đòi hỏi của xã hội đối với công tác điều tra, truy tố, xét xử trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đối với việc xác định đồng phạm liên quan đến trường hợp tội phạm do pháp nhân thực hiện, đây là vấn đề mới, cần được nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận các quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017, và cần được liên ngành tư pháp trung ương hướng dẫn thống nhất. Theo quan điểm của chúng tôi, cần thừa nhận trường hợp đồng phạm giữa pháp nhân thương mại với pháp nhân thương mại, giữa cá nhân với pháp nhân thương mại. Việc xác định đồng phạm đối với trường hợp pháp nhân phạm tội sẽ căn cứ vào hành vi và dấu hiệu chủ quan của những con người cụ thể đại diện cho pháp nhân, nhân danh pháp nhân thực hiện các hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành của pháp nhân, mang lại lợi ích cho pháp nhân, có như vậy, việc áp dụng pháp luật hình sự mới thực sự đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các trường hợp phạm tội của cá nhân và pháp nhân thương mại

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cần nhận thức thống nhất về dấu hiệu pháp lý của đồng phạm trong thực tiễn áp dụng pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Trong thực tế, mỗi tội phạm cố ý có thể do một người thực hiện, nhưng cũng có thể do nhiều người cùng cố ý thực hiện. Trường hợp tội phạm do một người thực hiện, pháp luật hình sự Việt Nam gọi là “phạm tội riêng lẻ” (hay đơn lẻ), trường hợp nhiều người cùng cố ý thực hiện một tội phạm được gọi là “đồng phạm”. Nhận thức đúng đắn các dấu hiệu pháp lý của đồng phạm là tiền đề xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm, qua đó, đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan tố tụng xác định được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm. Dưới góc nhìn từ hoạt động thực tiễn, bài viết khái quát lịch sử lập pháp về khái niệm đồng phạm, chỉ ra các dấu hiệu pháp lý của đồng phạm được lý luận và thực tiễn xét xử thừa nhận, từ đó vận dụng vào giải quyết một tình huống pháp lý có sự xung đột quan điểm giữa các cơ quan tố tụng và đưa ra khuyến nghị khi áp dụng pháp luật. Nguyễn Minh Hải* Phạm Ngọc Cao** * ThS. Tòa án quân sự Khu vực 1 - Quân khu 2. * ThS. Ban Pháp chế - Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng. Abstract Each crime, in reality, can be intentionally done by one person, but it can also be done by a group of people. In cases where a crime is conducted by one person, the Vietnamese criminal law is called "individual offense" (or single case), in cases a group of people conduct the same offense known as "accomplice". Proper recognition of the legal signs of the offender is the premise of determining the criminal liability in the offender, thereby it is to ensure the operation of the prosecuting authorities to determine the accurate crimer and his crime, the law to be applied and also avoid misconduct, miss the crimer. From a practical aspects, this article provides in brief the legislative history of the concept of co- signer, showing the legal signs of the accomplice's theoretical and practical adjudication, identifying a legal situation that conflicts with the views of the judicial authorities and provides relevant recommendations. Thông tin bài viết: Từ khóa: khái niệm đồng phạm; dấu hiệu của đồng phạm; dấu hiệu pháp lý trong đồng phạm; dấu hiệu pháp lý của đồng phạm; quy định về đồng phạm. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 03/08/2017 Biên tập : 11/09/2017 Duyệt bài : 25/09/2017 Article Infomation: Keywords: concept of accomplice; signal of accomplice; legal signs in the offender; legal sign of the accomplice; legal provisions on accomplice. Article History: Received : 03 Aug. 2017 Edited : 11 Sep. 2017 Approved : 25 Sep. 2017 CẦN NHẬN THỨC THỐNG NHẤT VỀ DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA ĐỒNG PHẠM TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 47Số 9(361) T5/2018 Đồng phạm là trường hợp phạm tội đặc biệt so với các trường hợp phạm tội riêng lẻ. Khái niệm đồng phạm được sử dụng lần đầu tiên trong Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1985. Trong BLHS năm 2015 đã được sửa đổi năm 2017, khái niệm đồng phạm được quy định như sau: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” (khoản 1 Điều 17). Dấu hiệu pháp lý trong đồng phạm được BLHS hiện hành quy định khá rõ ràng, ít có xung đột quan điểm trong khi nghiên cứu, giảng dạy về luật hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng chế định này đôi khi lại có những quan điểm trái chiều giữa các cơ quan tố tụng. BLHS có những sửa đổi, bổ sung lớn cả về chính sách hình sự lẫn kỹ thuật lập pháp, trong đó có quy định trách nhiệm hình sự (TNHS) của pháp nhân thương mại. Vậy, có đặt ra vấn đề đồng phạm ở các tội do pháp nhân thương mại thực hiện hay không? nếu có thì thực hiện theo cơ sở, nguyên tắc nào? là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. 1. Khái quát lịch sử lập pháp về chế định đồng phạm Trong luật hình sự Việt Nam, chế định đồng phạm đóng vai trò là cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề TNHS trong đồng phạm, trong đó, “khái niệm pháp lý về đồng phạm” được coi là “hạt nhân” của chế định này. Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân năm 1963 có nêu “Coi là cộng phạm nếu hai hoặc nhiều người cùng chung ý chí và hành động, nghĩa là hoặc tổ chức, hoặc xúi giục, hoặc giúp sức, hoặc trực tiếp cùng tham gia tội phạm để cùng đạt tới kết quả phạm tội”1. Đây được coi là cơ sở tiền đề để xây dựng và pháp điển hóa chế định đồng phạm trong các BLHS sau này. Năm 1985, Quốc hội ban hành BLHS đầu tiên của nước ta - là lần pháp điển hóa pháp luật hình sự thứ nhất. Khoản 1 Điều 17 BLHS năm 1985 quy định: “Hai hoặc nhiều 1 Tòa án nhân dân tối cao, Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, 1975, tr. 30, trích dẫn trong: Lê Cảm (chủ biên), “Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự”, 2005, tr.134 - 135. người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm”. Việc xây dựng được khái niệm này là một thành tựu lớn trong kỹ thuật lập pháp hình sự lúc bấy giờ, khái niệm này có ý nghĩa quan trọng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Dưới góc độ lý luận, nó đáp ứng được yêu cầu của công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo cán bộ và sinh viên luật; dưới góc độ thực tiễn, giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng nhận thức thống nhất khi truy cứu TNHS các trường hợp tội phạm do nhiều người cùng thực hiện, tránh được tình trạng bất đồng quan điểm có thể gây oan sai, sót, lọt tội phạm. Trong lần pháp điển hóa pháp luật hình sự lần thứ hai - bằng việc ban hành BLHS năm 1999, cơ quan lập pháp tiếp tục kế thừa quy định về đồng phạm của BLHS năm 1985, đồng thời tách quy định về quyết định hình phạt trong đồng phạm để xây dựng thành một điều độc lập (Điều 53 - BLHS năm 1999). So sánh về kỹ thuật lập pháp trong cách quy định về đồng phạm, chúng tôi nhận thấy, quy định của BLHS năm 1999 khoa học, chặt chẽ hơn so với BLHS năm 1985, bởi lẽ: quy định về quyết định hình phạt thuộc về căn cứ, nguyên tắc quyết định hình phạt trong đồng phạm, chứ nó không thuộc nội dung của khái niệm đồng phạm. Khoản 1 Điều 20 BLHS 1999 quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Về bản chất, khái niệm pháp lý này giống như khái niệm đồng phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 BLHS năm 1985, chỉ khác ở cách diễn đạt. Cách diễn đạt khái niệm đồng phạm tại BLHS 1999 khắc phục được tình trạng trùng lặp về từ ngữ, cụ thể: BLHS năm 1985 quy định “hai hoặc nhiều người” là trùng lặp vì “nhiều người” đã bao gồm cả trường hợp “hai người”. Tại lần pháp điển hóa pháp luật hình sự lần thứ ba - với việc ban hành BLHS năm 2015 (Bộ luật này đã được sửa đổi, bổ THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 48 Số 9(361) T5/2018 sung bởi Luật số 12/2017/QH14, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018), các quy định về đồng phạm được cơ quan lập pháp điều chỉnh theo hướng luật hóa một số nội dung đã được khoa học luật hình sự và thực tiễn xét xử thừa nhận, sửa đổi về quyết định hình phạt đối với người đồng phạm là người phạm tội lần đầu và là người giúp sức, có vai trò không đáng kể trong vụ án đồng phạm; bổ sung nguyên tắc người đồng phạm không phải chịu TNHS về hành vi vượt quá của người thực hành. Khi quy định về khái niệm đồng phạm, BLHS năm 2015 vẫn giữ nguyên như quy định của BLHS năm 1999, điều đó thể hiện rằng, dấu hiệu pháp lý của đồng phạm trong quy định của BLHS năm 2015 không khác so với quy định của BLHS năm 1999. Như vậy, lịch sử lập pháp về chế định đồng phạm cho thấy, khái niệm pháp lý về đồng phạm chính thức xuất hiện trong đời sống pháp luật nước ta được hơn 30 năm qua, được đúc kết từ thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân và được pháp điển hóa lần thứ nhất vào năm 1985, lần thứ hai vào năm 1999, lần thứ ba vào năm 2015, qua mỗi lần đều được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Chúng tôi cho rằng, khái niệm đồng phạm như hiện nay tiếp tục đáp ứng được yêu cầu của công tác đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng. 2. Dấu hiệu pháp lý của đồng phạm Dấu hiệu pháp lý của đồng phạm là vấn đề có sự thống nhất cao trong lý luận khoa học luật hình sự cũng như trong thực tiễn xét xử, bao gồm: Dấu hiệu khách quan và Dấu hiệu chủ quan. Trong đó, dấu hiệu khách quan bao gồm cả dấu hiệu chủ thể của tội phạm. Theo chúng tôi, dấu hiệu chủ thể của tội phạm có tính độc lập tương đối, nhất là khi BLHS năm 2015 đã quy định TNHS của pháp nhân thương mại, do vậy, cần xem 2 Về dấu hiệu pháp lý của đồng phạm, xem thêm: Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - tập 1, tr.175 và các trang tiếp theo; Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung, tr. 251 và tiếp theo; Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung), tr.457 và tiếp theo. xét, nghiên cứu dấu hiệu này một cách độc lập, qua đó có góc nhìn toàn diện, thấu đáo khi xem xét TNHS của cá nhân và pháp nhân trong đồng phạm. Các dấu hiệu pháp lý của đồng phạm cần được xem xét, đề cập theo chúng tôi gồm: (1) Dấu hiệu về chủ thể; (2) Dấu hiệu khách quan; (3) Dấu hiệu chủ quan2. (1) Dấu hiệu về chủ thể: Có từ hai người trở lên có đủ điều kiện là chủ thể của tội phạm. Để có thể được coi là đồng phạm, điều kiện đầu tiên thuộc về chủ thể là phải có sự tham gia của hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện là chủ thể của tội phạm. Đây là dấu hiệu bắt buộc, nếu thiếu dấu hiệu về số lượng người tham gia thực hiện tội phạm thì sẽ không đặt ra vấn đề đồng phạm, mà chỉ là trường hợp phạm tội riêng lẻ. Đủ điều kiện về chủ thể của tội phạm nghĩa là đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định (Điều 12 BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017), và không ở trong tình trạng không có năng lực TNHS (Điều 13 BLHS năm 1999 và Điều 21 BLHS năm 2015). Liên quan đến chủ thể của tội phạm trong đồng phạm có hai vấn đề lưu ý: Một là, về tuổi chịu TNHS, BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định theo hướng nhân đạo trong chính sách xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội so với BLHS 1999. Theo đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 BLHS; nếu chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123 (Tội giết người), Điều 168 (Tội cướp tài sản) thì mới phải chịu TNHS. Do vậy, trong giai đoạn hiện hay, khi xem xét TNHS của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi trong các vụ án hình THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 49Số 9(361) T5/2018 sự nói chung, vụ án đồng phạm nói riêng, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần áp dụng các quy định có lợi của BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017 đối với họ. Hai là, về vấn đề đồng phạm của pháp nhân thương mại: BLHS năm 2015 được sửa đổi năm 2017 quy định TNHS của pháp nhân thương mại với 33 tội danh được liệt kê tại Điều 76. Khi Bộ luật có hiệu lực thi hành, một vấn đề đặt ra là có hay không có đồng phạm giữa pháp nhân với với pháp nhân? giữa cá nhân với pháp nhân? Vấn đề này tuy không được cơ quan lập pháp quy định cụ thể trong BLHS nhưng theo chúng tôi, trước hết, về điều kiện chủ thể của tội phạm, pháp nhân thương mại đó phải là tổ chức được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, có điều kiện, tiêu chí cụ thể3; và về nguyên tắc, khi thỏa mãn các dấu hiệu khách quan và chủ quan trong đồng phạm, thì tất cả các hành vi triển khai thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của pháp nhân, hành vi giúp đỡ, tạo điều kiện cần thiết nhằm hỗ trợ cho pháp nhân thương mại thực hiện tội phạm đều được coi là đồng phạm. Ở đây có thể sẽ xuất hiện trường hợp hành vi của cá nhân, pháp nhân này giúp đỡ cho pháp nhân khác thực hiện tội phạm thỏa mãn một cấu thành tội phạm (CTTP) của một tội danh độc lập (tội phạm khác với tội mà pháp nhân đang bị xử lý). Theo chúng tôi, nếu hành vi của cá nhân, pháp nhân này thỏa mãn CTTP của tội danh độc lập và tội danh đó nặng hơn tội mà pháp nhân khác đã phạm, thì sẽ xử lý thu hút về tội danh nặng hơn, mà không xác định đồng phạm với pháp nhân thương mại. Trường hợp không thỏa mãn CTTP của tội danh độc lập thì cần phải xác định đồng phạm với pháp nhân thương mại đang bị xử lý. Tuy vậy, để áp dụng trên thực tế, vấn đề này cần có sự nghiên cứu, đánh giá thêm về mặt lý luận, và phải được liên ngành tư pháp Trung ương hướng dẫn thống nhất. 3 Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: 1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. 2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. 3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. (2) Dấu hiệu khách quan: Các đồng phạm cùng thực hiện một tội phạm. Cùng thực hiện một tội phạm có nghĩa là, tất cả những người đồng phạm phải có hành vi tham gia vào việc thực hiện một tội phạm (do cố ý). Cùng thực hiện tội phạm còn được hiểu là cùng chung hành động - hành vi của mỗi người đều nhằm thực hiện tội phạm hoặc góp phần thực hiện tội phạm. Hành vi của người này hỗ trợ, bổ sung và là điều kiện cho hành vi của người khác, có ảnh hưởng tác động đến hành vi đó, làm cho nó có hiệu quả hơn. Hành vi tham gia thực hiện một tội phạm có thể là: hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm; hành vi tổ chức thực hiện tội phạm; hành vi xúi giục thực hiện tội phạm; hành vi giúp sức thực hiện tội phạm. Nếu không có một trong bốn loại hành vi này thì không được coi là cùng thực hiện tội phạm, và do vậy cũng không phải là đồng phạm. Lý luận và thực tiễn cho thấy, trong vụ đồng phạm, có thể có tất cả bốn loại hành vi nêu trên, nhưng cũng có thể chỉ có một loại hành vi. Một người đồng phạm có thể tham gia thực hiện một loại hành vi nhưng cũng có thể tham gia thực hiện nhiều loại hành vi khác nhau. Hành vi của mỗi người đồng phạm có mối quan hệ nhân quả đối với hậu quả chung của tội phạm, hậu quả chung của tội phạm là kết quả hoạt động chung của tất cả những người cùng tham gia thực hiện tội phạm đem lại. Hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả chung, còn hành vi của những người khác thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả. (3) Dấu hiệu chủ quan: Tất cả những người đồng phạm đều có lỗi cố ý (cùng cố ý) khi thực hiện tội phạm, “sự cùng cố ý phạm tội làm cho ý chí của những người đồng phạm được thống nhất với nhau và hành động phạm tội của mỗi người đều thống THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 50 Số 9(361) T5/2018 nhất trong sự chi phối chung của sự cùng cố ý”4. Sự cùng cố ý được thể hiện trên hai mặt lý trí và ý chí như sau: - Về lý trí: Dấu hiệu này phản ánh khả năng nhận thức của những người phạm tội về tính chất tội phạm của hành vi của mình và của những người đồng phạm khác. Mỗi người đồng phạm đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. Biết hành vi nguy hiểm cho xã hội nghĩa là mỗi người đồng phạm đều nhận thức được rõ hành vi của mình và của người khác có tính chất nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện - nhận thức được tính chất tội phạm của hành vi. - Về ý chí: Dấu hiệu này phản ánh ý muốn (mong muốn), nguyện vọng của những người thực hiện tội phạm đối với hành vi của những người đồng phạm khác và đối với hậu quả chung của tội phạm. Dấu hiệu này đòi hỏi những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. Những trường hợp không mong muốn có sự liên kết hành vi để cùng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì không phải là đồng phạm. Trong thực tiễn, việc phân biệt rạch ròi các dấu hiệu thuộc về lý trí với các dấu hiệu thuộc về ý chí trong dấu hiệu chủ quan của đồng phạm chỉ là tương đối. Đôi khi, với những biểu hiện của lý trí như vậy không cần phải làm rõ thêm dấu hiệu của ý chí, chẳng hạn trong trường hợp mỗi người phạm tội đều thấy trước tính tất yếu gây ra hậu quả cho xã hội của hành vi mà mình đã thực hiện, cũng như hành vi của người khác nhưng họ vẫn thực hiện, thì đương nhiên tất cả những người này cũng đều có chung một ý chí - mong muốn cho hậu quả chung của tội phạm xảy ra. 4 Xem: Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam; tlđd, tr. 255. Ngoài ra, ở những tội có dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP, để được coi là đồng phạm, tất cả những người đồng phạm đều có chung mục đích mà CTTP phản ánh, nếu người nào không có dấu hiệu này thì không phải là đồng phạm mà chỉ là trường hợp phạm tội riêng lẻ. Một vấn đề đặt ra là, việc xác định dấu hiệu chủ quan khi xem xét TNHS trong đồng phạm giữa pháp nhân thương mại với pháp nhân thương mại, giữa pháp nhân thương mại với cá nhân được dựa trên cơ sở nào? Trước và trong quá trình xây dựng BLHS năm 2015, đã có nhiều ý kiến bàn luận về vấn đề xác định lỗi của pháp nhân, bởi lẽ, quan niệm truyền thống được thừa nhận chung trong khoa học luật hình sự, được thực tiễn xét xử từ trước đến nay thừa nhận, đó là: lỗi trong luật hình sự là lỗi của cá nhân, lỗi của con người cụ thể khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Vậy, khi quy định TNHS của pháp nhân thương mại thì xác định lỗi của pháp nhân như thế nào? Pháp nhân là một thực thể trừu tượng, là một chủ thể pháp lý vô hình, không thể tự mình thực hiện hành vi, và cũng không có ý chí và lý trí như thể nhân (con người cụ thể), phải chăng khi đặt vấn đề TNHS của pháp nhân thương mại thì không cần xem xét đến yếu tố lỗi, mà chỉ cần căn cứ vào hành vi gây thiệt hại? Chúng tôi nhận thấy, khi quy định về khái niệm tội phạm, cả BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 đều khẳng định tội phạm là hành vi có lỗi Tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015 quy định “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,”. Điều này thể hiện rằng, nguyên tắc có lỗi là nguyên tắc nhất quán trong chính sách pháp luật hình sự của Việt Nam. Khi tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải xác định và chứng minh được lỗi của chủ THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 51Số 9(361) T5/2018 thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, cho dù họ là thể nhân (cá nhân) hay pháp nhân thương mại, nếu không có lỗi thì cũng không có tội phạm. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng, khi chính sách hình sự đã thay đổi, bổ sung - với việc quy định TNHS của pháp nhân thương mại trong BLHS năm 2015, thì lý luận của khoa học luật hình sự cũng buộc phải thay đổi theo, bởi suy cho cùng, một nhiệm vụ quan trọng của khoa học luật hình sự là nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận của luật hình sự. Do vậy, kể từ khi BLHS năm 2015 được ban hành, quan niệm về lỗi của khoa học luật hình sự cũng thay đổi - tức là phải thừa nhận lỗi trong luật hình sự có thể là lỗi của cá nhân hoặc lỗi của pháp nhân thương mại, đó là điều hiển nhiên và tất yếu trong quá trình phát triển của khoa học luật hình sự. Trên cơ sở nhận thức đó, việc xác định lỗi của pháp nhân thương mại khi thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm nhất định phải tiếp cận theo một cách khác biệt so với trường hợp xác định lỗi của cá nhân. Chúng tôi đồng tình với PGS. TS. Phạm Hồng Hải khi nhận định rằng, “mặc dù là thực thể trừu tượng nhưng pháp nhân được con người lập ra và hoạt động của nó (hành vi khách quan) chỉ có thể thực hiện được thông qua những con người cụ thể. Những con người đó hoặc là chỉ huy, lãnh đạo hoặc là đại diện của pháp nhân. Khi những người này thực hiện nghĩa vụ hoặc nhiệm vụ của pháp nhân thì ý chí và hành vi của họ được coi là ý chí và hành vi của pháp nhân”5. Nghiên cứu Điều 75 BLHS năm 2015 quy định về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, có đề cập đến 03 điều kiện: hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại; hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Theo chúng tôi, các điều kiện này vừa là cơ sở để xác định hành vi nào được coi là 5 Xem: Phạm Hồng Hải (1999), Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không?, Tạp chí Luật học số 6/1999, tr.16. hành vi của pháp nhân, đồng thời còn là cơ sở để xác định lỗi của pháp nhân, từ đó làm cơ sở, căn cứ để buộc tội pháp nhân thương mại. Sự thống nhất lý trí và ý chí của những người nhân danh pháp nhân, đại diện cho pháp nhân thực hiện hành vi mang lại lợi ích cho pháp nhân sẽ hợp thành lý trí và ý chí của pháp nhân thương mại. Vậy, có thể đưa ra nhận định rằng, việc xác định hành vi, dấu hiệu chủ quan của pháp nhân thương mại sẽ căn cứ vào hành vi và dấu hiệu chủ quan của những con người cụ thể đại diện cho pháp nhân, nhân danh pháp nhân thực hiện các hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành của pháp nhân, mang lại lợi ích cho pháp nhân. Do vậy, khi xem xét dấu hiệu chủ quan trong đồng phạm giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa cá nhân với pháp nhân, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ cần căn cứ vào dấu hiệu chủ quan của những con người cụ thể, đại diện cho pháp nhân, nhân danh pháp nhân, và giải quyết theo nguyên tắc thông thường như trường hợp đồng phạm giữa cá nhân với cá nhân. 3. Tình huống pháp lý và các quan điểm xử lý của cơ quan tố tụng Với các dấu hiệu pháp lý nêu trên cho thấy, cơ quan lập pháp đã xây dựng khá rõ ràng về dấu hiệu pháp lý của đồng phạm, tạo thuận lợi cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật được thống nhất. Đối với dấu hiệu pháp lý của đồng phạm ở trường hợp phạm tội của pháp nhân vừa được xác định theo nguyên tắc chung, nhưng cũng có phương pháp xác định đặc thù. Tuy nhiên đây là vấn đề mới, cần được nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận một số quy định của BLHS năm 2015. Ở đây, chúng tôi xin nêu một vụ án có sự xung đột quan điểm giữa các cơ quan tố tụng trong việc xác định đồng phạm đối với trường hợp phạm tội của cá nhân: Nội dung vụ án: Sau khi biết trong trạm phát sóng của một chi nhánh viễn thông Viettel có máy phát điện, A nói cho B biết, hai người hẹn nhau 22 giờ ngày hôm THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 52 Số 9(361) T5/2018 sau có mặt tại trạm phát sóng để lấy trộm, B nói sẽ rủ thêm C cùng đi. Tối hôm sau, B rủ C và nói: “Tí nữa A sang rồi 03 người cùng đi lấy máy phát điện”. Tuy nhiên, sau đó B, C không đợi A đi cùng mà cả 02 đi trước lên trạm phát sóng, mang theo 02 cờ lê, 01 kìm và 01 thanh gỗ. Đến nơi khoảng 20 giờ, C đứng dưới cảnh giới còn B lên trạm phát sóng dùng kìm, cờ lê phá khoá cửa nhà trạm. Không phá được, B bảo C về nhà lấy cái gì để phá khoá, C về nhà lấy 01 thanh sắt đưa cho B, rồi tiếp tục đứng dưới cảnh giới. Sau đó B, C lấy được 01 máy phát điện mang về nhà C cất giấu. Do uống rượu say nên A ngủ ở nhà tới gần 22 giờ mới dậy, khi sang nhà C thì hai người vừa khiêng máy phát điện về. A hỏi: “Chúng mày lấy được máy phát điện này à?” C và B trả lời: “Ừ”; C nói: “Dưới đó còn nhiều bình ắc quy lắm”. A mượn B 02 cờ lê, rồi một mình đi lên trạm phát sóng, dùng cờ lê tháo ốc vít lấy trộm được 02 bình ắc quy. B và C sau khi lấy được máy phát điện ai về nhà nấy đi ngủ và không biết A có lấy được gì hay không. 02 bình ắc quy trộm cắp được, A bán lấy tiền tiêu xài cá nhân. Tài sản bị chiếm đoạt qua định giá xác định: máy phát điện trị giá 49.000.000đ, 02 bình ác quy trị giá 9.000.000đ. A và C bị bắt giữ còn B bỏ trốn nên cơ quan tố tụng đã tách vụ án để điều tra, xử lý ở vụ án khác. Quá trình điều tra xác định: từ khi B và C lấy được máy phát điện cho đến khi vụ việc bị phát hiện (khoảng 02 tháng), việc cất giấu, xử lý máy phát điện như thế nào A không được bàn bạc và cũng không hay biết. Quan điểm xử lý của các cơ quan tố tụng: Viện kiểm sát truy tố A và C về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 BLHS về hành vi chiếm đoạt máy phát điện (đồng phạm); A còn bị truy tố về tội “Phá huỷ công trình quan trọng về an ninh quốc gia” theo khoản 1 Điều 231 BLHS (chiếm 6 Theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì bình ắc quy là 01 bộ phận không thể tách rời để đảm bảo hoạt động bình thường của trạm phát sóng Viettel; và trạm phát sóng của Viettel thuộc danh mục công trình quan trọng về an ninh quốc gia. đoạt 02 bình ắc quy). Trước cơ quan điều tra (CQĐT), A khai nhận mình là người rủ rê B thực hiện việc chiếm đoạt máy phát điện. Vì vậy, Viện kiểm sát xác định A là người khởi xướng, rủ rê, lôi kéo các đối tượng đi trộm cắp, B tiếp nhận ý chí từ A, rủ rê C cùng phạm tội. Về vai trò của từng người, B và C là người thực hành; A là người khởi xướng nên phải chịu trách nhiệm chính trong vụ án. Quá trình thẩm vấn công khai tại phiên toà, A thay đổi lời khai: A biết trong trạm phát sóng có máy phát điện nên nói với B, nghe thấy vậy B rủ rê A đi lấy trộm máy phát điện, đồng thời B nói sẽ rủ thêm C cùng đi. B mới là người rủ rê, khởi xướng việc lấy trộm máy phát điện. Đối với C: Trước CQĐT và tại phiên tòa có lời khai thống nhất: C chỉ biết qua lời nói của B là A sẽ cùng đi lấy trộm, nhưng thực tế A có đi hay không thì C không biết. Giữa A và C không có sự trao đổi, bàn bạc nào về việc đi lấy máy phát điện (B bỏ trốn nên không có lời khai trong hồ sơ vụ án). Đối với tội “Phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia” của A (do chiếm đoạt 02 bình ắc quy6), giữa các cơ quan tố tụng đều có sự thống nhất, ở đây chỉ tập trung vào vấn đề có hay không có đồng phạm đối với tội “Trộm cắp tài sản” (chiếm đoạt máy phát điện) của A và C. Không đồng tình với quan điểm truy tố của Viện kiểm sát về tội danh đối với A. Tòa án cho rằng, không đủ căn cứ để kết luận A đồng phạm với C về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 BLHS; mà chỉ đủ cơ sở xét xử A về tội “Phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia” theo khoản 1 Điều 231 BLHS. Quan điểm bảo vệ cáo trạng cho rằng, tại phiên toà A phủ nhận lời khai trước CQĐT rằng mình không phải là người khởi xướng, rủ rê, mà B mới là người khởi xướng, rủ rê A thực hiện tội phạm, điều này không ảnh hưởng tới việc xác định tội danh của A. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 53Số 9(361) T5/2018 Bởi lẽ, thực tế thì giữa B và A có sự bàn bạc về việc đi lấy máy phát điện từ ngày hôm trước, thể hiện qua việc: Hẹn nhau 22 giờ ngày hôm sau có mặt tại trạm phát sóng; khi đi B sẽ rủ C đi cùng, và B cũng nói với C lát nữa A cùng đi lấy máy phát điện. Như vậy, A và C đều biết người kia sẽ tham gia thực hiện việc lấy máy phát điện với mình. Đến hẹn 22 giờ A tới nhà C, nhưng tới nơi thì B, C đã lấy được máy phát điện mang về. Điều đó chứng tỏ trong ý thức chủ quan của mình, A muốn thực hiện việc lấy máy phát điện như đã bàn bạc từ trước với B. Việc B và C không bàn bạc, chia phần khai thác, sử dụng chiếc máy phát điện chiếm đoạt được cho A là do B, C “bội ước”, và điều này không làm thay đổi bản chất pháp lý của hành vi mà A đã thực hiện trước đó: Cùng bàn bạc, lên kế hoạch chiếm đoạt máy phát điện với B, đi đến điểm hẹn để thực hiện tội phạm. Trong vụ án này, khó có cơ sở để xác định được giữa B và A ai là người đầu tiên khởi xướng ra ý định phạm tội (do không có lời khai của B), tuy nhiên có đủ cơ sở để xác định có sự bàn bạc trước đó giữa B và A về việc lấy trộm máy phát điện, thể hiện qua lời khai của A và lời khai của C. Như vậy, xét về ý định, kế hoạch phạm tội thì B và A có trước (cùng là người chủ mưu, khởi xướng ra ý định phạm tội), C là người tiếp nhận ý định và tham gia vào việc thực hiện tội phạm đã được B và A dự kiến trước. Từ việc A đi đến điểm đã hẹn để thực hiện tội phạm, và tội phạm (nằm trong kế hoạch đã bàn của B và A) đã được những người thực hành là B, C thực hiện xong. Vì vậy, khi tội phạm đã được thực hiện, cho dù bản thân không được hưởng lợi ích từ tài sản đã chiếm đoạt được, thì A vẫn phải chịu TNHS về tội phạm chung. Quan điểm của Tòa án: Do B bỏ trốn nên không có lời khai trong hồ sơ vụ án, bản thân C cũng không trực tiếp có mặt khi B và A bàn bạc đi lấy trộm máy phát điện; C chỉ được B nói rằng A sẽ cùng đi, nhưng A có đi hay không thì C không biết (thực tế thì 7 Xem: Trường ĐH. Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, tài liệu đã dẫn, tr. 273. A không cùng đi lấy trộm máy phát điện). Trước CQĐT chỉ có lời khai nhận tội duy nhất của A rằng mình là người chủ mưu, khởi xướng ra ý định phạm tội, tại phiên tòa A thay đổi lời khai rằng B mới là người khởi xướng, chủ mưu, đây cũng chỉ là lời khai duy nhất của A để xác định người khởi xướng ra việc thực hiện tội phạm trong vụ án. Bởi vậy, chứng cứ trực tiếp và duy nhất là lời khai của A không đủ cơ sở để xác định được giữa B và A ai là người chủ mưu, khởi xướng ra việc chiếm đoạt máy phát điện. Khi không xác định được ai là người khởi xướng, chủ mưu nên không thể đánh đồng cả B và A đều đóng vai trò như sau - cùng là người chủ mưu, khởi xướng ra việc thực hiện tội phạm - điều này là chưa thuyết phục, có tính áp đặt, quy chụp, dễ dẫn đến oan sai. Cần hết sức cẩn trọng khi kết tội A về hành vi chiếm đoạt chiếc máy phát điện, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà xã hội, cử tri cả nước và các Đại biểu Quốc hội đang rất quan tâm đến các vụ án oan sai, những vụ bị cáo phản cung chối tội, kêu oan, chứng cứ 50 - 50. 4. Vận dụng lý luận của khoa học luật hình sự để xác định đồng phạm Đối với vụ án trên, chúng tôi đồng tình với quan điểm của Tòa án đã thận trọng khi xem xét tội danh của A đối với hành vi chiếm đoạt chiếc máy phát điện. Theo chúng tôi, dưới góc độ khoa học luật hình sự, việc xác định được ai là người khởi xướng ra việc thực hiện tội phạm trong vụ án này có ý nghĩa quan trọng, nó giải quyết được vấn đề thứ nhất - dấu hiệu khách quan trong đồng phạm. Việc xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm phải căn cứ vào hành vi của người thực hành. Người thực hành phạm tội ở giai đoạn nào thì những người đồng phạm phải chịu TNHS ở giai đoạn đó7. Là một dạng hành vi thực hiện tội phạm trong đồng phạm, hành vi của người tổ chức cũng được xem xét thông qua hành vi của người thực hành. Nếu hành vi phạm tội của người thực hành đã hoàn thành, thì THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 54 Số 9(361) T5/2018 hành vi của người tổ chức cũng hoàn thành (tội phạm hoàn thành). Đối chiếu với vụ án này, A không trực tiếp tham gia chiếm đoạt máy phát điện với B và C (không phải người thực hành), vậy A chỉ có thể bị truy cứu TNHS (đồng phạm với C) khi chứng minh được hành vi của A đóng vai trò là người tổ chức thực hiện tội phạm (không xét đến trường hợp A là người xúi giục hay giúp sức thực hiện tội phạm vì không có cơ sở trong hai trường hợp này). Về hành vi của người tổ chức: “Người tổ chức là người đồng phạm giữ vai trò đặc biệt trong các vụ đồng phạm, thể hiện ở vai trò liên kết các cá nhân để hình thành nhóm phạm tội hoặc điều khiển hoạt động của nhóm phạm tội”8. Theo khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999 (khoản 3 Điều 17 BLHS năm 2015): “người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm”. Trong đó: người chủ mưu là người đề ra âm mưu, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm. Chủ mưu có thể trực tiếp điều khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng có thể không; người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm, hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm; người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang9. Trở lại vụ án, A không có bất kỳ sự trao đổi, rủ rê C; mà B mới là người rủ rê, lôi kéo C tham gia chiếm đoạt máy phát điện. Đồng thời, cũng chưa có đủ cơ sở để xác định A là người rủ rê B (do A thay đổi lời khai và không có lời khai của B). Từ đó, có thể khẳng định A không có vai trò gì trong việc liên kết, hình thành, điều khiển nhóm phạm tội (sau khi B và C lấy được máy phát điện về thì A mới biết). Người chủ mưu, người khởi xướng ra ý định phạm tội được coi là người tổ chức trong đồng phạm khi âm mưu, thủ đoạn, phương hướng hoạt động của nhóm tội 8 Xem: Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, tr. 85. 9 Xem: Trường ĐH. Luật Hà Nội, tlđd, tr. 183. phạm do người đó đề ra mang tính chất bài bản, chặt chẽ, thuyết phục được người khác tán đồng và thực hiện theo. Nếu không có người chủ mưu thì tội phạm sẽ không được thực hiện (người chủ mưu được coi như linh hồn, là bộ não của nhóm đồng phạm). Trong trường hợp này, chứng cứ để xác định A là người chủ mưu hết sức mong manh (lời khai trực tiếp và duy nhất của A - đơn chứng). Bên cạnh đó, sự bàn bạc giữa A và B cũng hết sức giản đơn, chưa thể coi đó là một âm mưu chỉ ra đường đi nước bước, kế hoạch phạm tội để qua đó xác định A và B đóng vai trò là người tổ chức trong vụ án. Với những phân tích, đánh giá trên cho thấy, A không phải là người tổ chức thực hiện tội phạm do nhóm B và C trực tiếp thực hiện. Nói cách khác, hành vi của A không thuộc một trong bốn dạng hành vi của đồng phạm đã nêu ở trên - vụ án không thỏa mãn dấu hiệu khách quan trong đồng phạm. Xem xét tới vấn đề thứ hai - dấu hiệu chủ quan trong đồng phạm, vụ án này cũng không thỏa mãn. Như trên đã nêu, đồng phạm đòi hỏi những người thực hiện tội phạm cùng có lỗi cố ý, cụ thể là: về lý trí, mỗi người đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình; về ý chí, những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. Bản thân C chỉ nghe B nói: khi đi lấy máy phát điện A sẽ cùng đi, nhưng A có đi hay không thì C không biết, và thực tế thì A đã không cùng đi. Vậy là, C không biết được hành vi của A ra sao, ngược lại A cũng không biết được hành vi của C thế nào. Về lý trí, bản thân A và C không biết được hành vi của người kia thực hư ra sao, nên vấn đề ý chí (mong muốn có hoạt động phạm tội chung) cũng không được đặt ra. Đánh giá và so sánh tính chất pháp lý hành vi của A và C với những dấu hiệu THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 55Số 9(361) T5/2018 định về hình thức, song một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì công nhận giao dịch đó theo yêu cầu của một bên hoặc các bên; Hai là, chỉ công nhận giao dịch khi không vi phạm các điều kiện có hiệu lực khác và việc khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu về hình thức trong thời hạn 2 năm kể từ ngày xác lập giao dịch; Ba là, sau 2 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập mới khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu về hình thức (không vi phạm các điều kiện có hiệu lực khác), dù bên có nghĩa vụ đã thực hiện hoặc chưa thực hiện được ít nhất 2/3 nghĩa vụ vẫn công nhận giao dịch, nhưng không phải là áp dụng Điều 129 mà áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 132 và các điều tương ứng với quan hệ pháp luật đang giải quyết; Bốn là, việc xác định 2/3 nghĩa vụ không phải với nghĩa tổng số nghĩa vụ trong giao dịch mà chỉ cần một bên đã thực hiện được ít nhất 2/3 nghĩa vụ của họ trong giao dịch là đủ điều kiện áp dụng Điều 129. Năm là, chỉ các giao dịch có đền bù thì mới áp dụng điều kiện về hình thức theo quy định của Điều 129; các quan hệ dân sự không có đền bù không áp dụng khoản 2,3 Điều 129 khách quan và chủ quan trong đồng phạm đều không thỏa mãn. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm của Tòa án khi kết luận: không đủ cơ sở để xác định A đồng phạm với C về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 BLHS (chiếm đoạt máy phát điện). Chỉ có đủ cơ sở để xử lý A về tội “Phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia” - chiếm đoạt 02 bình ắc quy. 5. Kết luận và kiến nghị Dấu hiệu pháp lý của các tội danh nói chung và dấu hiệu của hành vi đồng phạm nói riêng đã được cơ quan lập pháp quy định khá rõ ràng trong BLHS, vừa có tính bao quát, nhưng cũng vừa có tính phân biệt giữa các trường hợp tội phạm và không phải là tội phạm, trường hợp tội này với tội kia, đồng phạm hay không đồng phạm Tuy vậy, việc nhận thức và vận dụng cùng một quy phạm pháp luật hình sự vào giải quyết một vụ án, có thể không tránh khỏi các quan điểm xung đột. Ở những trường hợp này, chúng tôi cho rằng, cần phải lưu tâm và đề cao giá trị của chứng cứ chứng minh. Nếu không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội người bị tình nghi thì phải áp dụng triệt để nguyên tắc suy đoán vô tội, có lợi cho họ - nguyên tắc mới được quy định tại Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Đây cũng là một biện pháp phòng ngừa oan sai thiết thực trong hoạt động tố tụng, đáp ứng được yêu cầu của Đảng, Nhà nước và đòi hỏi của xã hội đối với công tác điều tra, truy tố, xét xử trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đối với việc xác định đồng phạm liên quan đến trường hợp tội phạm do pháp nhân thực hiện, đây là vấn đề mới, cần được nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận các quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017, và cần được liên ngành tư pháp trung ương hướng dẫn thống nhất. Theo quan điểm của chúng tôi, cần thừa nhận trường hợp đồng phạm giữa pháp nhân thương mại với pháp nhân thương mại, giữa cá nhân với pháp nhân thương mại. Việc xác định đồng phạm đối với trường hợp pháp nhân phạm tội sẽ căn cứ vào hành vi và dấu hiệu chủ quan của những con người cụ thể đại diện cho pháp nhân, nhân danh pháp nhân thực hiện các hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành của pháp nhân, mang lại lợi ích cho pháp nhân, có như vậy, việc áp dụng pháp luật hình sự mới thực sự đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các trường hợp phạm tội của cá nhân và pháp nhân thương mại (Tiếp theo trang 46) NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI ÁP DỤNG... THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 56 Số 9(361) T5/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcan_nhan_thuc_thong_nhat_ve_dau_hieu_phap_ly_cua_dong_pham_t.pdf
Tài liệu liên quan