Trong 60 bệnh nhân được điều trị trong
nghiên cứu này chúng tôi có một trường hợp tái
chảy máu sau đặt coils 1 tuần do lỗi kỹ thuật
điều trị: túi phình có nhiều thùy nhưng một thùy
chưa được đặt coil và tái vỡ. Tất cả các trường
hợp còn lại được theo dõi sau điều trị dài nhất là
3 năm ngắn nhất là 1 tháng: không có trường
hợp nào tái chảy máu. Chúng tôi gặp một
trường hợp đầu nước sau xuất huyết dưới nhện
1 tháng có giảm tri giác cần đặt VP-Shunt và
bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Có 2 trường hợp
túi phình tái thông chiếm 3,3% cần làm thủ thuật
lần 2 mới bít được hoàn toàn túi phình, những
trường hợp tái thông theo nhiều tác giả thường
là túi phình có kích thước lớn hay cổ rộng.
Những trường hợp túi phình nhỏ, cổ hẹp tỉ lệ tái
thông là không đáng kể.
Theo nhiều nghiên cứu, can thiệp nội mạch
có tỉ lệ tử vong và tàn phế ít hơn phẫu thuật nhất
là trong trường hợp bệnh nhân trên 65 tuổi và
mức độ lâm sàng nặng Hunt-Hess grade 4-5 và
có thể thực hiện trong giai đoạn cấp cứu. Tác giả
Serge Bracard(0) báo cáo can thiệp 80 bệnh nhân
vỡ túi phình mạch máu não Hunt-Hess grade 4-
5 với tỉ lệ phục hồi tốt là 52,5%. Tác giả Ryttlefors
M(14) báo cáo phân tích 278 bệnh nhân trên 65
tuổi trong nghiên cứu ISAT(9) cho thấy nhóm
bệnh nhân được đặt coils có tỉ lệ hồi phục tốt
hơn, bệnh nhân có túi phình ở vị trí động mạch
cảnh trong và đoạn thông sau can thiệp nội
mạch tỉ lệ hồi phục tốt hơn, túi phình động mạch
não giữa phẫu thuật kẹp cho kết quả tốt hơn đặt
coils. Tỉ lệ động kinh trong nhóm đặt coils là
0,7% trong nhóm phẫu thuật là 12,9% (p<0,001).
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Can thiệp nội mạch điều trị túi phình động mạch não tổng kết 60 trường hợp tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Ngoại Khoa 1
CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ TÚI PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO
TỔNG KẾT 60 TRƯỜNG HỢP TẠI BỆNH VIỆN ĐHYD TP.HCM
Trần Chí Cường* Trần Triệu Quốc Cường*, Võ Tấn Sơn**, Hùynh Hồng Châu**
TÓM TẮT
Giới thiệu chung:Túi phình động mạch não là nguyên nhân chính gây xuất huyết khoang dưới nhện.Trải
qua khoảng 20 năm từ khi phương pháp đặt Coils trong lòng mạch ra đời đến nay phương pháp này đã trở nên
phổ biến và được ứng dụng rộng rãi vì sự hiệu quả, an toàn, và ít xâm lấn. Ở nước ta đây là phương pháp điều
trị khá mới, chỉ được thực hiện tại vài trung tâm do đó việc nghiên cứu để ứng dụng phương pháp này là điều rất
cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của túi phình động mạch não. Đánh giá
kết quả sau can thiệp nội mạch điều trị túi phình động mạch não về tính hiệu quả và độ an toàn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tương nghiên cứu: tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán
túi phình động mạch não được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch từ tháng 10 năm 2004 đến tháng
11 năm 2008 tại BVĐHYD TPHCM. Đây là nghiên cứu tiền cứu cắt ngang.
Phương pháp thực hiện và phương tiện: can thiệp nội mạch được thực hiện sử dụng máy chụp mạch máu
kỹ thuật số xóa nền DSA (Digital Subtraction Angiography), các ống thông được luồn từ động mạch đùi lên đến
vị trí động mạch bị phình và tùy theo đặc điểm hình thái của túi phình mà các vật liệu gây tắc là coil hay bóng
được sử dụng để bít túi phình và trong những trường hợp đặt biệt như túi phình cổ rộng hay phình bóc tách thì
cần phải sử dụng khung giá đỡ (Stent) để điều trị.
Kết quả nghiên cứu: Trong 60 trường hợp được điều trị: vị trí túi phình ở tuần hoàn trước chiếm 81,7%
tuần hoàn sau 18,3% (11 ca). Túi phình sau chấn thương chiếm 10%. Túi phình đã vỡ gây xuất huyết dưới nhện
chiếm 76,6% (46), phình chưa vỡ 23,3% trong đó túi phình khổng lồ tạo huyết khối lấp mạch não là 3,3%. Can
thiệp bít được hoàn toàn túi phình trong 96,6%, không đưa được ống thông vào lòng túi phình trong 1,7%, tai
biến liệt nữa người sau thủ thuật là 3,3%, tỉ lệ tử vong liên quan đến thủ thuật là 1,7%.
Kết luận: Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện can thiệp nội mạch điều trị túi phình động mạch não, qua 60
trường hợp được thực hiện tại BVĐHYD cho thấy đây là phương pháp điều trị đem lại hiệu quả cao, ít xâm lấn,
nhất là trong những trường hợp túi phình không thuận lợi cho phẫu thuật thì phương pháp này nên được chọn
lựa đầu tiên.
ABSTRACT
ENDOVASCULAR TREATMENT OF CEREBRAL ANEURYSM REVIEW 60 CONSECUTIVE CASES IN
MEDICAL UNIVERSITY CENTER OF HCM CITY
Tran Chi Cuong, Tran Trieu Quoc Cuong,Vo Tan Son, Huynh Hong Chau
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 244 - 251
Introduction: Cerebral aneur ysm is one of the most common causes of subarachnoid hemorrhage. During
the last 20 years from the first coilling procedure was performed to nowadays it has been more and more spreader
because of its efficacy, safety and less invasive procedure. In Vietnam this kind of treatment is not common, it has
been performed in only some hospitals, so it is very important to understand and evaluate for further practice.
Objectives: To analyze clinical presentation and diagnostic imaging of cerebral aneurysm. To evaluate the
∗ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM ∗∗ Bộ môn Ngoại Thần kinh – Đại học Y Dược TPHCM
Chuyên Đề Ngoại Khoa 2
efficacy, safety and result after endovascular treatment of cerebral aneurysm.
Method: Population: All of the patient who was diagnosed cerebral aneurysm admitted to University
Medical Center of HCM city and underwent endovascular treatment procedure from October 2004 to November
2008. This is a prospective study.
Procedure abstract and equipment: Endovascular procedure was performed using a Digital Subtraction
Angiography (DSA) system, after transfemoral artery approach catheters were advanced over a guidewire to the
aneurysm and depending on aneurysm specifically which will be required coil embolization alone or balloon-
assisted remodeling or stent-assisted coilling for wide-neck aneurysm and dissecting aneurysm.
Result: Among 60 cases: aneurysm was found in anterior circulation in 81.7% and posterior circulation in
18.3%. Traumatic aneurysm accounts for 10%. Rupture aneurysm causes subarachnoid hemorrhage (SAH)
76.6%, unruptured aneurysm 23.3% in which giant and thrombus aneurysm causes embolus stroke in 3.3%. The
aneurysm was totally occluded in 96.6%, failed to approach the aneurysm 1.7%, hemiparesis complication 3.3%,
mortality rate was 1.7%.
Conclusion: After more than 3 years, we have developed endovascular procedure for treatment of cerebral
aneurysm, experienced 60 cases were performed in University Medical Center of HCM city, showing us this is a
highly efficacy procedure with less invasive, especially in the aneurysm case of high risk for surgery, endovascular
procedure should be indicated as a first choice.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê ở Mỹ mổi năm có khoảng
25.000-30.000 ca xuất huết dưới nhện không do
chấn thương, trong đó khoảng 80% là do vỡ túi
phình mạch máu não. Hai tác giả Inagawa và
Hirano giải phẫu 10.259 xác từ 1951-1987 họ tìm
thấy 84 trường hợp có túi phình mạch máu não
với 102 túi phình, và ước tính tỉ lệ túi phình
mạch máu não trong dân số là 8/1000 dân. Theo
hội đột quỵ Hoa Kỳ thì 1,5-5% dân số có túi
phình hoặc sẽ mắc bệnh túi phình mạch máu
não, nhưng phần lớn các trường hợp không phát
hiện được lúc túi phình chưa vỡ. Nguy cơ vỡ túi
phình hàng năm theo thống kê là từ 0,5-3%. Ở
nước ta vỡ túi phình mạch máu não gây xuất
huyết dưới nhện cũng là bệnh lý khá thường
gặp, tuy nhiên việc chẩn đoán xác định, điều trị
kịp thời và triệt để túi phình còn là một khó
khăn lớn tại đa số các bệnh viện. Ngày nay bên
cạnh điều trị hồi sức nội khoa sau xuất huyết
dưới nhện việc chẩn đoán xác định túi phình
bằng chụp mạch máu và điều trị triệt để túi
phình càng sớm càng tốt là nguyên tắc chung
trong thực hành.
Có hai phương pháp điều trị túi phình mạch
máu não: phẫu thuật kẹp túi phình và can thiệp
nội mạch bít túi phình. Phẫu thuật là phương
pháp được thực hiện từ lâu, tuy nhiên có nhiều
trường hợp túi phình không thể phẫu thuật
được như vị vị trí sâu, không bộc lộ được cổ,
bệnh nhân nhiều nguy cơ cho phẫu thuật: tiểu
đường, quá lớn tuổithì phẫu thuật không thực
hiện được. Ngày nay với sự phát triển của kỹ
thuật can thiệp nội mạch qua khoảng 20 năm
hình thành và phát triển trên thế giới phương
pháp này đang được ứng dụng rộng rãi tại hầu
hết các quốc gia vì sự hiệu quả cao, ít xâm lấn và
an toàn. Do đó việc nghiên cứu ứng dụng và
phổ biến phương pháp này ở nước ta là điều hết
sức cần thiết để điều trị bệnh nhân tốt hơn.
Tổng quan bệnh phình động mạch não
Phân loại
Túi phình mạch máu não được phân loại
dựa vào: hình thái, kích thước, vị trí, và nguyên
nhân(16). Về hình thái, túi phình được phân thành
3 loại: túi phình dạng túi (saccular), dạng hình
thoi (fusiform) và dạng bóc tách (dissecting). Túi
phình có thể là đơn độc trong 70-75% trường
hợp, hay có thể nhiều hơn một túi trong khoảng
25-30%. Vị trí túi phình thường gặp ở đa giác
Willis(11), khoảng 85% nằm ở tuần hoàn trước,
15% thuộc tuần hoàn sau(8).Về kích thước: dưới
Chuyên Đề Ngoại Khoa 3
5mm là túi phình nhỏ, trên 25mm là túi phình
khổng lồ. Có nhiều giả thuyết được đặt ra trong
sinh bệnh học của sự hình thành và phát triển
của túi phình như: sự gia tăng áp lực động mạch
trong tăng huyết áp, các liên quan về giải phẫu
vùng đa giác Willis, sự thay đổi dòng chảy của
máu, và các yếu tố bên ngoài như: xơ vữa mạch,
hút thuốc lá, nghiện rượu, dùng thuốc chống
đông, thuốc ngừa thai là các yếu tố có liên quan
đến sự hình thành túi phình mạch não(7,17). Các
nguyên nhân có thể gây túi phình mạch máu
não như: phình sau chấn thương mạch máu,
phình do nhiễm (vi trùng hoặc nấm), nghiện ma
túy và các khối u tăng sinh. Túi phình rất hiếm
gặp ở trẻ em, và gần như chưa bao giờ gặp ở trẻ
sơ sinh(5). Nếu ở trẻ em phát hiện có túi phình
mạch máu não vỡ thì thường kèm theo một
bệnh nền tảng của mô liên kết.
Phân loại theo hình dạng túi phình
Phân loại theo kích thước túi phình:
Kích thước Phân loại
< 5mm Túi phình nhỏ.
6-15mm Túi phình trung bình.
16-25mm Túi phình lớn.
>25mm Túi phình khổng lồ.
Đặc điểm lâm sàng
Phần lớn túi phình mạch máu não chưa vỡ
thường không có biểu hiện lâm sàng đặc biệt
như đau đầu thoáng qua. Những trường hợp túi
phình khổng lồ có thể gây hiệu úng choáng chỗ
hay có thể chèn ép dây thần kinh sọ như sụp mi,
mờ mắt, lé ngoài. Khi túi phình vỡ sẽ gây xuất
huyết khoang dưới nhện trong đa số các trường
hợp, cũng có thể gặp xuất huyết trong não thất
kèm theo hoặc xuất huyết trong nhu mô não.
Theo tác giả Rinkel và cộng sự(13) phân tích 23
nghiên cứu với 56.304 bệnh nhân, nguy cơ vỡ túi
phình xuất huyết dưới nhện hàng năm khoảng
1,9%. Các yếu tố làm tăng nguy cơ vỡ: tuổi trên
60, vị trí ở tuần hoàn sau, kích thước trên 5mm,
cổ hẹp, bệnh nhân kèm tăng huyết áp, dùng
thuốc chống đông.
Phân độ lâm sàng xuất huyết dưới nhện: phân
độ theo Hunt-Hess:
Độ Lâm sàng
I Không triệu chứng, đau đầu nhẹ, cứng gáy nhẹ
II Đau đầu nhiều, cứng gáy, không dấu thần kinh khu
trú
III Lơ mơ, lú lẫn, dấu thần kinh khu trú nhẹ
IV Hôn mê, liệt nữa người, gồng mất vỏ, rối, loạn thần
kinh thực vật
V Hôn mê sâu, gồng mất não, hấp hối
Hình ảnh học
Để chẩn đoán xuất huyết dưới nhện CT scan
là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
Để phát hiện do vỡ túi phình chúng ta cần chụp
CT có cản quang và đặt biệt là với các hệ thống
CT đa lớp cắt có thể tái tạo hình ảnh hệ mạch
máu giúp chẩn đoán túi phình. Chụp mạch máu
não xóa nền DSA là phương pháp chẩn đoán xác
định túi phình mạch máu não. Ngày nay nguyên
tắc chung trong chẩn đoán và điều trị xuất huyết
dưới nhện do vỡ túi phình là phải chụp mạch
máu não và điều trị túi phình càng sớm càng tốt
để giảm nguy cơ tử vong do túi phình tái vỡ.
Chụp MRI cần thiết trong những trường hợp cần
khảo sát huyết khối trong lòng túi phình cũng
như liên quan cấu trúc giải phẩu xung quanh khi
túi phình có hiệu ứng choáng chỗ.
Error!
Chuyên Đề Ngoại Khoa 4
Hình ảnh CT xuất huyết khoang dưới nhện và hình chụp DSA của cùng bệnh nhân cho thấy túi phình ĐM
thông trước (vị
Điều trị
Đối với túi phình mạch máu não đã vỡ, việc
điều trị phải bao gồm điều trị hồi sức nội khoa,
điều trị các biến chứng sau vỡ túi phình và điều
trị đặt hiệu cho túi phình. Cần đặc biệt quan tâm
các biến chứng quan trọng sau vỡ túi phình như:
tái vỡ túi phình gây tử vong, đầu nước cấp tính,
co thắt mạch máu não, nhồi máu não, động kinh.
Phẫu thuật kẹp túi phình là phương pháp
điều trị đã được thực hiện từ lâu. Hạn chế của
phương pháp này là bệnh nhân phải chịu một
cuộc mổ lớn, nhiều nguy cơ, nhiều vị trí không
thể phẫu thuật. Trải qua hơn hai mươi năm hình
thành và phát triển, qua nhiều nghiên cứu đã
chứng minh đây là phương pháp điều trị có
nhiều ưu điểm vì hiệu quả cao, an toàn hơn
phẫu thuật. bên cạnh việc điều trị túi phình can
thiệp nội mạch còn có thể điều trị các biến chứng
co thắt mạch sau xuất huyết dưới nhện như:
nong mạch máu, bơm thuốc dãn mạch.
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích đặc điểm lâm sàng và hình ảnh
học của túi phình động mạch não.
Đánh giá kết quả sau can thiệp nội mạch
điều trị túi phình động mạch não về tính hiệu
quả và độ an toàn.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tương nghiên cứu: tất cả những bệnh
nhân được chẩn đoán túi phình động mạch não
và được điều trị bằng phương pháp can thiệp
nội mạch từ tháng 10 năm 2004 đến tháng 11
năm 2008 tại BVĐHYD TPHCM.
Đây là nghiên cứu tiền cứu mô tả.
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Stata.
Phương pháp thực hiện và phương tiện:
Can thiệp nội mạch được thực hiện sử dụng
máy chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền DSA
(Digital Subtraction Angiography), thủ thuật
được thực hiện trên bệnh nhân được gây tê tại
chỗ vùng bẹn và tiền mê đối với túi phình chưa
vỡ (bệnh nhân tỉnh hợp tác tốt) hay bệnh nhân
được gây mê trong trường hợp túi phình đã vỡ.
Các ống thông được luồn từ động mạch đùi lên
đến vị trí trong lòng túi phình và tùy theo đặc
điểm hình thái của túi phình mà các vật liệu gây
tắc là coils hay bóng được sử dụng để bít túi
phình và trong những trường hợp đặt biệt như
túi phình cổ rộng hay phình bóc tách thì cần
phải sử dụng khung giá đỡ (Stent) để điều trị,
hay áp dụng kỹ thuật dùng bóng hổ trợ (balloon
remodelling). Bệnh nhân được chụp kiểm tra
ngay sau khi kết thúc thủ thuật, theo dõi tái
khám bệnh nhân sau can thiệp 1 tháng, 3 tháng,
6 tháng, một năm. Chụp MRI, MRA hay DSA
kiểm tra lại sau 3-6 tháng cho những trường hợp
túi phình lớn cổ rộng (cổ từ 4mm) nếu túi phình
tái thông sẽ can thiệp thêm. Tất cả bệnh nhân sẽ
được đánh giá về lâm sàng lúc xuất viện theo
thang điểm GOS (Glasgow Outcome Scale).
Điểm Mô tả tình trạng
5 Phục hồi tốt, có thể trở lại công việc bình
t
Chuyên Đề Ngoại Khoa 5
Điểm Mô tả tình trạng
thường
4 Tàn phế nhẹ, đi lại được, tự phục vụ, làm
việc trong giới hạn
3 Tàn phế nặng, nhưng tỉnh táo, cần trợ
giúp trong sinh hoạt
Điểm Mô tả tình trạng
2 Đời sống thực vật, tự mở mắt, không nói,
không đáp ứng
1 Tử vong
Hình minh họa phương pháp can thiệp nội mạch đặt coils và túi phình khổng lồ động mạch cảnh trong đoạn
thông sau trên bệnh nhân nữ 64 tuổi bị xuất huyết dưới nhện.
KẾT QUẢ
Tuổi, giới
- Trong 60 bệnh nhân nghiên cứu :Tuổi trung
bình là 46, nhỏ nhất 10 tuổi, lớn nhất 76 tuổi.
Giới nữ chiếm 55% nam 45%.
NGUYÊN NHÂN GIớI
Tự phát Chấn thương
TổNG Số
Nam 18 9 27
Nữ 33 0 33
Tổng số 51 9 60
Lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng Số ca Tỉ lệ%
Phình chưa vỡ 6 10
Xuất huyết dưới nhện 46 76,7
Huyết khối lấp mạch não 2 3,3
Khối choáng chỗ 6 10
Tổng số 60 100%
- Nguyên nhân
Nguyên nhân Số ca Tỉ lệ %
Tự phát 51 85
Chấn thương 9 15
Tổng số 60 100%
Vị trí túi phình:
Túi phình ở tuần hoàn trước chiếm 81,7%
tuần hoàn sau 18,3%. Trong đó có 4 bệnh nhân
có 2 túi phình và một bệnh nhân có 3 túi phình.
Vị trí Số ca Tỉ lệ%
ĐM não trước đoạn A2 3 5
ĐM thông trước 11 18,33
ĐM thân nền 7 11,67
Trong xoang hang 4 6,67
ĐM cảnh ngoài sọ 3 5
Đoạn mấu giường-ĐM mắt 10 16,67
Não sau P2 1 1,67
Đoạn thông sau 17 28,33
ĐM đốt sống 4 6,67
Tổng số 60 100%
Kích thước túi phình
Kích thước Số ca Tỉ lệ %
Dưới 5mm 34 56,67
6-15mm 8 13,33
16-25mm 8 13,33
Trên 25mm 10 16,67
Tổng số 60 100%
Chuyên Đề Ngoại Khoa 6
Mức độ lâm sàng theo Hunt-Hess:
Mức độ lâm sàng Hunt-Hess Số ca Tỉ lệ %
1 15 25
2 32 53,33
3 12 20
4 1 1,67
Tổng số 60 100%
Cách điều trị
CÁCH ĐIềU TRị Số CA Tỉ Lệ%
Đặt Coils 39 65
Đặt Stent che cổ và đặt Coils 5 8,33
Đặt Coils và bóng hỗ trợ (balloon
remodelling)
5 8,33
Đặt Stent đơn thuần (phình bóc tách) 1 1,67
Gây tắc đoạn phình 10 16,67
Tổng số 60 100%
Tình trạng bệnh nhân sau điều trị:
GOS Số ca Tỉ lệ%
1 2 3,33
3 2 3,33
4 4 6,67
5 52 86,67
Total 60 100%
BÀN LUẬN
Ngày nay vỡ túi phình gây xuất huyết dưới
nhện được coi là bệnh lý cấp cứu việc điều trị
cần theo nguyên tắc chung là điều trị triệt để túi
phình càng sớm càng tốt để giảm tỉ lệ tử vong do
tái vỡ túi phình. Theo tác giả Fujii và cộng sự(3) tỉ
lệ tái chảy máu sớm trong những giờ đầu sau
xuất huyết lên đến 18% bệnh nhân, tỉ lệ tái chảy
máu xảy ra cao nhất trong ngày đầu, 20% sẽ bị
tái vỡ túi phình trong vòng 2 tuần đầu, một
phần ba số bệnh nhân sẽ tái chảy máu trong
tháng đầu, 50% sẽ tái chảy máu trong vòng 6
tháng. Tỉ lệ tử vong khi tái chảy máu là 50%. Do
đó sau khi chẩn đoán xác định có xuất huyết
dưới nhện, bệnh nhân nên được điều trị tại
những trung tâm có thể chụp DSA mạch máu
não và có thể điều trị túi phình bằng phẫu thuật
hoặc can thiệp nội mạch đặt coils.
Về phẫu thuật kẹp túi phình ở nước ta: năm
2007 tác giả Nguyễn Minh Anh(10) báo cáo kết
quả phẫu thuật 182 bệnh nhân: GOS độ V:74,7%;
độ IV:8,7%; độ III:9,9%; độ II:1,1%; độ I:5,5%. Nói
chung, tỉ lệ biến chứng về thần kinh và tử vong
khoảng 16,5%.
Về can thiệp nội mạch đặt coil điều trị túi
phình, trải qua một giai đoạn dài hình thành và
phát triển kỹ thuật, Guglielmi(4) một phẫu thuật
viên thần kinh người Ý là người đã nghiên cứu
và sử dụng hệ thống coils có thể tách rời
(detachable Coils) để điều trị túi phình mạch
máu não lần đầu tiên năm 1991, và kỹ thuật này
ngày càng được hoàn thiện và ứng dụng rộng
rãi đến ngày nay. Năm 1999 Brilstra(2) tổng kết từ
48 nghiên cứu với 1383 bệnh nhân xuất huyết
dưới nhện do vỡ túi phình được điều trị nội
mạch đặt coils, tỉ lệ thành công chung trên 90%,
tỉ lệ tai biến và tử vong khoảng 3,7%.
Ở nước ta phương pháp can thiệp nội mạch
điều trị túi phình mạch máu não khá mới, chỉ
được thực hiện ở vài trung tâm. Theo tác giả
Phạm Minh Thông(12) kết quả điều trị 171 bệnh
nhân túi phình mạch máu não bằng can thiệp
nội mạch với tỉ lệ hồi phục lâm sàng hoàn toàn
là 90,06%, tỉ lệ tử vong 4,09%. Trong nghiên cứu
của chúng tôi 93% bệnh nhân hồi phục tốt có
thể trở lại sinh hoạt bình thường, tỉ lệ biến
chứng thần kinh yếu liệt nữa người là 3,3%, tỉ lệ
tử vong liên quan đến thủ thuật là 1,7%. Chúng
tôi có một trường hợp không đưa được ống
thông vào lòng túi phình: kích thước túi phình
là 2mm nằm ở đoạn A2 của động mạch não
trước và thủ thuật hoàn toàn không làm bệnh
nặng thêm, không gây ảnh hưởng nào đến túi
phình, chứng tỏ can thiệp nội mạch ít xâm lấn
và rất an toàn cho bệnh nhân. Nói chung tỉ lệ
đưa được ống thông vào lòng túi phình trong
nghiên cứu này là 98,3%. Không có trường hợp
nào vỡ túi phình do các dụng cụ can thiệp trong
lúc thực hiện thủ thuật.
Để so sánh độ an toàn và hiệu quả lâu dài
giữa 2 phương pháp phẫu thuật kẹp túi phình
và can thiệp nội mạch đặt coils, nghiên cứu
ISAT(International Subarachnoid Hemorrhage
Aneurysm Trial) (9) : năm 2002 một nghiên cứu mù
đôi, đa trung tâm ở châu âu, Canada, Mỹ, Úc.
Trong số 9559 bệnh nhân xuất huyết dưới nhện
Chuyên Đề Ngoại Khoa 7
có 2143 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu
được phân thành 2 nhóm được điều trị bằng
phẫu thuật kẹp túi phình 1070 và đặt coils 1073
bệnh nhân. Kết quả: tỉ lệ tử vong và tàn phế
trong nhóm đặt coils thấp hơn tỉ lệ tử vong và
tàn phế trong nhóm phẫu thuật có ý nghĩa thống
kê với (p=0,0019), nhóm bệnh nhân được phẫu
thuật có nguy cơ tử vong cao hơn, bệnh nhân
được điều trị bằng can thiệp nội mạch sẽ giảm
được 22,6% nguy cơ tử vong (khoảng tin cậy
95%:8,9-34,2%). Về khả năng tái chảy máu sau
điều trị, tháng 9 2008 Sellar(15) đã báo cáo kết quả
theo dõi từ nghiên cứu ISAT: tỉ lệ tái chảy máu
trong nhóm đặt Coils là 0,21%/năm và nhóm
phẫu thuật kẹp là 0,08%/năm, nguy cơ tử vong
do tái chảy máu là 0,07%. Nói chung nguy cơ tái
chảy máu và tử vong do tái chảy máu là rất thấp,
chứng tỏ hiệu quả lâu dài của cả 2 phương pháp
điều trị.
Trong 60 bệnh nhân được điều trị trong
nghiên cứu này chúng tôi có một trường hợp tái
chảy máu sau đặt coils 1 tuần do lỗi kỹ thuật
điều trị: túi phình có nhiều thùy nhưng một thùy
chưa được đặt coil và tái vỡ. Tất cả các trường
hợp còn lại được theo dõi sau điều trị dài nhất là
3 năm ngắn nhất là 1 tháng: không có trường
hợp nào tái chảy máu. Chúng tôi gặp một
trường hợp đầu nước sau xuất huyết dưới nhện
1 tháng có giảm tri giác cần đặt VP-Shunt và
bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Có 2 trường hợp
túi phình tái thông chiếm 3,3% cần làm thủ thuật
lần 2 mới bít được hoàn toàn túi phình, những
trường hợp tái thông theo nhiều tác giả thường
là túi phình có kích thước lớn hay cổ rộng.
Những trường hợp túi phình nhỏ, cổ hẹp tỉ lệ tái
thông là không đáng kể.
Theo nhiều nghiên cứu, can thiệp nội mạch
có tỉ lệ tử vong và tàn phế ít hơn phẫu thuật nhất
là trong trường hợp bệnh nhân trên 65 tuổi và
mức độ lâm sàng nặng Hunt-Hess grade 4-5 và
có thể thực hiện trong giai đoạn cấp cứu. Tác giả
Serge Bracard(0) báo cáo can thiệp 80 bệnh nhân
vỡ túi phình mạch máu não Hunt-Hess grade 4-
5 với tỉ lệ phục hồi tốt là 52,5%. Tác giả Ryttlefors
M(14) báo cáo phân tích 278 bệnh nhân trên 65
tuổi trong nghiên cứu ISAT(9) cho thấy nhóm
bệnh nhân được đặt coils có tỉ lệ hồi phục tốt
hơn, bệnh nhân có túi phình ở vị trí động mạch
cảnh trong và đoạn thông sau can thiệp nội
mạch tỉ lệ hồi phục tốt hơn, túi phình động mạch
não giữa phẫu thuật kẹp cho kết quả tốt hơn đặt
coils. Tỉ lệ động kinh trong nhóm đặt coils là
0,7% trong nhóm phẫu thuật là 12,9% (p<0,001).
KẾT LUẬN
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện can thiệp
nội mạch điều trị túi phình động mạch não, qua
kết quả điều trị 60 trường hợp được thực hiện tại
BVĐHYD cho thấy đây là phương pháp điều trị
đem lại hiệu quả cao, khoảng 93% bệnh nhân có
thể trở lại sinh hoạt bình thường, tỉ lệ tử vong
liên quan đến thủ thuật khoảng 1,7%. Nói chung
đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn, trong
nhiều trường hợp phương pháp này nên được
chọn lựa đầu tiên nhất là trong những trường
hợp túi phình không thuận lợi cho phẫu thuật,
bệnh nhân lớn tuổi nhiều nguy cơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bracard S et al, Endovascular treatment of Hunt and Hess
grade IV and V aneurysms, AJNR 23: 953-957, June 2002.
2. Brilstra EH et al, Treatment of intracranial aneurysms by
embolization with coils: a systematic review. Stroke 30:470-
476, 1999.
3. Fujii Y, Takeuchi S et al, Ultra-early rebleeding in spontaneous
subarachnoid hemorrhage, J Neurosurg, 84:35-42, 1996.
4. Guglielmi G, et al, Electrothrombosis of saccular aneurysms
via endovascular approach, electrochemical basis, technique,
and experimental results. J Neurosurg, 75:1-7,1991.
5. Heiskanen O, Ruptured intracranial arterial aneurysm of
children and adolescents. Surgical and total management
results, Childs Nerv syst, 5:66-70, 1989.
6. Higashida RT, Halbach VV, Dowd C, Barnwell SL,
Dormandy B, Bell J, Hieshima GB. Endovascular detachable
balloon embolization therapy of cavernous carotid artery
aneurysms: results in 87 cases, J Neurosurg, 72(6):857-63, 1990.
7. Juvela et al, Factors affecting formation and growth of
intracranial aneurysms: a long-term follow-up study. Stroke
32: 485-491, 2001.
8. Kasell NF, Torner JC, Size of intracranial aneurysm.. J
Neurosurg, 12: 291-297, 1983.
9. Molyneux A, Kerr R, Stratton I, Sandercock P, Clarke M,
Shrimptom J, Holman R, International Subarachnoid
Hemorrhage Aneurysm Trial (ISAT) of Neurosurgical
clipping versus endovascular coilling in 2143 patients with
rupture intracranial aneurysms: a randomised trial. Lancet,
360:1267-1274, 2002.
Chuyên Đề Ngoại Khoa 8
10. Nguyễn Minh Anh, Nguyễn Phong và cs, điều trị vi phẫu thuật túi
phình ñộng mạch não: kinh nghiệm trên 182 trường hợp, kỷ yếu hội
nghị khoa học phẫu thuật thần kinh toàn quốc lần thứ VIII, trang 48-
49,2007.
11. Osbonrn AG., Diagnostic Cerebral Angiography, Lippincott
Williams & Wilkins, Second Edition, 83-104, 1999.
12. Phạm Minh Thông, Vũ Đăng Lưu, Kết quả và kinh nghiệm ñiều trị
phình ñộng mạch não bằng can thiệp nội mạch tại bệnh viện Bạch
Mai, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 349, 165-172, 2008.
13. Rinkel et al, Prevalence and risk of rupture of intracranial
aneurysms: systematic review. Stroke, 29:251-256, 1998.
14. Ryttlefors M et al, International Subarachnoid Hemorrhage
Aneurysm Trial (ISAT) of Neurosurgical clipping versus
endovascular coilling: Subgroup analysis of 278 elderly
patients, Stroke, 39 (10):2720-2726, 2008.
15. Sellar R, Molyneux A, ISAT: The International Subarachnoid
Hemorrhage Aneurysm Trial Lessons and Update,
Interventional Neuroradiology 14:50-51, 2008.
16. Wanke I, Intracranial Vascular Malformations and
Aneurysms, Springer, second edition, 167-270,2007.
17. Weir BK et al, Cigarette smoking as a cause of aneurysmal
subarachnoid hemorrhage and risk for vasospasm: a report of
the cooperative aneurysm study. J Neurosurg 89:405-411,1998.
Chuyên Đề Ngoại Khoa 9
Chuyên Đề Ngoại Khoa 10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- can_thiep_noi_mach_dieu_tri_tui_phinh_dong_mach_nao_tong_ket.pdf