Cảnh quan và môi trường trong xây dựng nông thôn mới

thành từ từ, tích tiểu thành đại, và quan trọng nữa là mọi người dân, mọi gia đình đều là nguồn tạo nên loại chất thải này. Để hạn chế ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt thì cần phải có liệu pháp văn hóa. Trong đời sống hàng ngày, cần phải nâng cao nhận thức của người dân, hạn chế tâm lý cá nhân, ích kỷ của con người trong trong xử lý rác thải sinh hoạt. Cần có những biện pháp tuyên truyền hợp lý và thiết thực về cách phân loại rác thải sinh hoạt, tác hại của các loại sinh hoạt khác nhau đến đời sống người dân. Vận động người dân hạn chế sử dụng các loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, thủy tinh, đồ da. Cần làm cho người dân hiểu tác hại của rác thải không chỉ đối với một người, một gia đình mà là cả cộng đồng, cả xã hội. Và việc xử lý rác thải cũng cần cả cộng đồng, cả xã hội cùng chung sức thực hiện. Bệnh tật không trừ người giàu hay người nghèo, cán bộ hay người dân, và rác thải cũng là nguồn gây nên bệnh tật. Cần tăng cường vai trò của người dân trong việc xử lý rác thải và bảo vệ môi trường qua các hương ước. Để người dân cùng họp bàn về các cách xử lý, chế độ quản lý và xử phạt trong quá trình xây dựng hương ước của các thôn, xóm. Nâng cao vai trò của các tổ chức cộng đồng trong việc quản lý thôn xóm, bảo vệ môi trường và xây dựng văn hóa lành mạnh. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần có chế tài xử phạt nghiêm túc, đủ sức răn đe đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường, vứt rác bừa bãi. Cao hơn nữa, cần có tầm nhìn chiến lược, sâu xa hơn trong việc xử lý rác thải, tránh các biện pháp địa phương cục bộ như hiện nay, đẩy rác ra những nơi giáp ranh để trốn tránh trách nhiệm.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảnh quan và môi trường trong xây dựng nông thôn mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 8/2020 [32] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1. Cảnh quan nông thôn mới Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới hiện nay là một công cuộc cải cách can thiệp sâu vào sự phát triển của nông thôn mà Nhà nước Việt Nam thực hiện trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển đất nước. Nếu xem xét lại trong lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 thì đây là lần thứ 4 Nhà nước thực hiện các chính sách lớn về phát triển nông thôn. Lần đầu tiên là cuộc cải cách ruộng đất vào những năm 50 của thế kỷ XX mà việc quan trọng nhất là lấy ruộng đất của địa chủ, phú nông chia lại cho nông dân, tiêu diệt các thế lực sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất ở nông thôn. Lần thứ hai là công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp bắt đầu từ đầu những năm 1960 đến giữa những năm 1980 với nội dung chủ yếu là tập thể hóa các tư liệu sản xuất và phân công lao động theo hợp tác xã với nền kinh tế kế n Lệ Cơ Chúng ta đang đi những bước cuối cùng trên chặng đường một thập kỷ xây dựng nông thôn mới. Thành quả đạt được là vô cùng lớn, làm thay đổi cơ bản đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở nông thôn. Xã hội nông thôn ngày càng được hiện đại hóa và hội nhập hơn với sự phát triển trong quá trình toàn cầu hóa. Nhưng nông thôn mới cũng làm cho cảnh quan nông thôn biến đổi nhanh chóng. Và ở nhiều phương diện, sự biến đổi cảnh quan nông thôn tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên ở nông thôn. Vậy nên, để đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo, chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề cảnh quan và môi trường ở nông thôn hiện nay. Đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường nông thôn trong giai đoạn tới gắn với xây dựng những cảnh quan thân thiện, xanh sạch đẹp hơn. CẢNH QUAN VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi diện mạo nhiều vùng quê nông thôn Nghệ An Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 8/2020 [33] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI hoạch tập trung. Lần thứ 3 là công cuộc đổi mới từ giữa những năm 1980, nội dung chủ yếu liên quan đến nông nghiệp, nông thôn là thực hiện khoán sản phẩm, sau đó chia lại ruộng đất về các gia đình nông dân. Và lần này là chương trình nông thôn mới, một chương trình trọng điểm của quốc gia. Những cuộc cải cách này đều phần nào làm thay đổi căn bản đời sống ở nông thôn qua việc thay đổi quan hệ sản xuất và quyền sở hữu tư liệu sản xuất. Cải cách ruộng đất mang ruộng đất lại cho nông dân và tiêu diệt hết tầng lớp địa chủ trong xã hội nông thôn, nhưng cũng từ đó, ruộng đất chuyển sang sở hữu nhà nước và người dân chỉ còn quyền sử dụng. Công cuộc hợp tác hóa với lối sản xuất tập thể và hệ thống hợp tác xã đã kéo xã hội nông thôn tụt hậu thêm một bậc khi không giải phóng được sức lao động, không nâng cao được hiệu quả sản xuất. Phải đến Đổi mới thì đời sống nông thôn mới được “bung” ra và bắt đầu có những phát triển vượt bậc. Nhưng điều đó chưa đủ để nông dân, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam tiến vào kinh tế thị trường một cách mạnh mẽ và hiệu quả. Có nhiều sự khác nhau giữa các lần cải cách nông thôn nói trên nhưng cũng có những điểm tương đồng. Đó là các chính sách đều được đẩy lên thành các phong trào xã hội rộng lớn mà hệ lụy của nó cũng không nhỏ. Và chương trình nông thôn mới hiện nay cũng đang trở thành một phong trào xã hội. Dù lên miền ngược hay xuống miền xuôi, vào Nam, ra Bắc hay qua miền Trung đều có những khẩu hiệu về nông thôn mới. Khi đi vào các trụ sở hành chính địa phương, đặc biệt là cấp xã thì cái đầu tiên nhìn thấy sẽ là bảng 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới của nhà nước được in rất lớn và treo ở vị trí trang trọng. Các xã, các huyện và các tỉnh đang thi đua nhau xây dựng nông thôn mới. Không phủ nhận những thành quả mà quá trình xây dựng nông thôn mới đưa lại cho người dân, nhất là trong đời sống vật chất. Nhưng bên cạnh đó, cũng cần nhìn lại nhiều tác động của quá trình xây dựng nông thôn mới, mà trong bài viết này muốn đề cập đến chính là cảnh quan nông thôn và môi trường nông thôn. Cảnh quan nông thôn được hiểu là không gian vật chất gắn liền với các hoạt động sản xuất và hoạt động văn hóa của người dân ở nông thôn. Thường thì có thể phân chia thành cảnh quan trong làng và cảnh quan ngoài làng. Cảnh quan nông thôn luôn biến đổi để phù hợp với cuộc sống của người dân và các hoạt động sống của người dân cũng là nhân tố quan trọng làm thay đổi cảnh quan. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới một thập kỷ qua, cảnh quan nông thôn đã biến đổi mạnh mẽ. Trước hết là cảnh quan trong làng. Trong xã hội truyền thống, người ta gắn cảnh quan trong làng với cấu trúc cây đa - bến nước - sân đình. Đương nhiên, thực tế đa dạng hơn nhiều, không phải làng nào cũng có cấu trúc cảnh quan như vậy, nhưng đây là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam truyền thống. Cùng với sự phát triển ngày một đa dạng, và tác động của cuộc cách mạng văn hóa những năm 1960 đến đầu những năm 1990 làm cho cấu trúc làng xã thay đổi, đình làng ở nhiều nơi bị phá hoại, các sinh hoạt văn hóa cũng thay đổi nhiều. Nhiều không gian văn hóa của thời bao cấp xuất hiện như sân kho, cửa hàng mậu dịch, sân bóng gắn liền với đời sống người dân. Rồi một thời người dân nông thôn rạo rực xây dựng mô hình VAC (Vườn - Ao - Chuồng) cùng tạo ra một cảnh quan khác dù tồn tại không quá lâu. Gần đây, dưới tác động của nhiều yếu tố, trong đó có quá trình xây dựng nông thôn mới, cảnh quan trong làng cũng thay đổi nhanh chóng. Cái dễ thấy nhất là cơ sở vật chất hạ tầng ở nông thôn đã thay đổi nhanh chóng theo hướng hiện đại hóa. Kết cấu vật chất được nói đến nhiều nhất và đầu tư nhiều nhất là điện - đường - trường - trạm. Từ nông thôn vùng đồng bằng, trung du đến miền núi, vùng sâu, vùng xa đều được đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất theo cấu trúc này. Thực ra trước khi thực hiện chương trình nông thôn mới thì vấn đề đầu tư cơ sở vật chất để hiện đại hóa nông thôn đã được đẩy mạnh. Nhưng xây dựng nông thôn mới đã thúc đẩy quá trình này một cách nhanh chóng hơn với tốc độ và kinh phí đầu tư lớn hơn. Nó làm cho cảnh quan trong làng ở nông thôn thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc. Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 8/2020 [34] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI lớn có thể luân chuyển được. Nhưng quan trọng nhất là đường làng ngõ xóm được bê tông hóa nhanh chóng. Theo nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm là cơ sở để bê tông hóa đường sá nông thôn. Có người đã đưa ra ý kiến rằng vấn đề quan trọng nhất trong chương trình xây dựng nông thôn mới thập kỷ qua là bê tông hóa, là các hoạt động gắn với xi măng. Họ cho rằng xi măng là nhân tố quan trọng nhất, chi phối nhất trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Trường hay trạm cũng là xây mới lại kiên cố hơn, sạch đẹp hơn còn trang thiết bị thì vẫn hạn chế và đặc biệt nhân lực làm việc trong đó cũng không nâng cao lên bao nhiêu. Tức là chỉ thay đổi bề ngoài nhờ vào xi măng. Đặc biệt là đường. Hàng tỷ tấn xi măng được đầu tư vào việc làm đường. Đường sá sạch đẹp hơn là điều kiện để các phương tiện hiện đại như xe gắn máy, xe ô tô xuất hiện ngày càng nhiều ở nông thôn. Đường không ngừng được hoàn thiện cũng làm cho giao thông giao thương giữa các địa phương, các vùng miền trở nên đơn giản hơn, dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thị trường cũng như đẩy mạnh tiếp xúc, giao lưu văn hóa. Bên cạnh đó, trường học và trạm y tế ở các xã thôn cũng được xây dựng khang trang hơn, đầu tư hiện đại hơn. Vào xã nào, người ta cũng nhận ra được những ngôi trường cao tầng hay các trạm xá hai, ba tầng rộng lớn và sạch đẹp. Ngoài ra cũng phải nói đến các cảnh quan khác như nhà văn hóa, sân vận động, sân bóng đá, bóng chuyền không ngừng xuất hiện và hiện đại hơn. Các thôn xóm, làng bản đều được đầu tư xây dựng nhà văn hóa kiên cố, dựng sân bóng để sinh hoạt. Đó là những yêu cầu cứng để đạt chuẩn nông thôn mới. Mạng lưới điện ở nông thôn được phát triển lên đến tận miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hầu hết các xã đều đã có đường điện. Điện là cơ sở vật chất quan trọng để hiện đại hóa nông thôn. Có điện thì không chỉ diện mạo làng xã thay đổi mà đặc biệt là các sinh hoạt văn hóa trong gia đình cũng thay đổi. Hàng loạt các trang thiết bị, công cụ sản xuất được vận hành bằng điện xuất hiện và làm thay đổi sâu sắc đời sống sinh hoạt cũng như đời sống sản xuất của người dân ở nông thôn. Lượng điện tiêu dùng ở nông thôn đang tăng lên hàng ngày và tăng gấp nhiều lần vì nhu cầu sử dụng điện ngày một lớn hơn. Nếu ngày trước chỉ thắp sáng thì nay còn là nguồn năng lượng chính để vận hàng các trang thiết bị như tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, nấu cơm, chạy các máy sản xuất... Đường xá là cơ sở vật chất ở nông thôn thay đổi nhanh chóng nhất. Trước đây, đường ở nông thôn chủ yếu là đường đất nhỏ hẹp, một số làng có đường đá. Đường đất hay đá thì cũng khó khăn cho việc di chuyển vào mùa mưa bão. Nhưng hiện nay, chỉ trong một thập kỷ xây dựng nông thôn mới, đường làng ngõ xóm hầu hết đều được bê tông hóa. Các đường lớn của xã, liên xã, liên huyện, liên tỉnh đều được đổ nhựa và mở rộng để xe có trọng tải khá Cảnh quan nông thôn mới được hiện đại, bê tông hóa nhưng cũng tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 8/2020 [35] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI nhau. Các sông ngòi thì ô nhiễm nặng hơn. Trước đây, người dân có thể sử dụng nước ở các sông ngòi từ tắm giặt, thậm chí để ăn uống. Nhưng hiện nay, hầu hết các con sông đều bị ô nhiễm nên không sử dụng được. Chế độ nước ở các sông ngòi cũng thay đổi, không còn theo mùa như trước kia. Các đồng ruộng nhìn qua thì vẫn canh tác bình thường. Nhưng để ý kỹ hơn thì thay đổi nhiều, nhất là hệ sinh thái trong đó. Hàng triệu tấn hóa chất đã được người dân sản xuất nông nghiệp đưa vào môi trường đất, môi trường nước khiến cho nhiều loài động vật bị tiêu diệt. Tóm lại, cảnh quan nông thôn đang biến đổi nhanh chóng dưới tác động của quá trình xây dựng nông thôn mới. Làng xã được bê tông hóa mạnh mẽ. Các gia đình cũng mái tôn hóa nhanh chóng hơn, hiện đại hơn. Sự thay đổi của làng xã theo hướng hiện đại hơn với những kết cấu đồng bộ theo các tiêu chuẩn Nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, cũng vì bê tông hóa, xi măng hóa, mái tôn hóa quá nhanh chóng nên môi trường nông thôn bị ô nhiễm nặng nề hơn và đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. 2. Cảnh quan và môi trường Cảnh quan và môi trường luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nói chính xác thì cảnh quan cũng là một phần của môi trường, và là một phương diện biểu hiện của môi trường. Cảnh quan thay đổi cũng cho thấy môi trường đang thay đổi. Và đương nhiên, khi môi trường thay đổi thì cũng tác động lại làm thay đổi cảnh quan. Cảnh quan nông thôn đã và đang thay đổi nhanh chóng như đã phân tích ở trên. Điều đó khiến cho chúng ta phải đặt câu hỏi về môi trường nông thôn sẽ như thế nào? Chúng ta hãy hình dung môi trường nông thôn sẽ như thế nào khi bề mặt nông thôn được bao phủ bởi bê tông và mái tôn. Trước hết, hàng tỷ khối bê tông được rải lên bề mặt nông thôn, mà rộng hơn là bề mặt trái đất gây nên một sức nặng lên cơ thể vốn đã nặng nề của nó. Sức ép đó có thể tạo ra những đứt gãy trong lòng đất và gây nên những hiểm họa mà loài Nếu cảnh quan chung của làng xã thay đổi nhanh chóng, thì cảnh quan riêng ở các gia đình càng thay đổi nhanh chóng hơn. Không gian nhà cửa thay đổi hoàn toàn so với trước. Những ngôi nhà xây kiên cố rộng lớn hơn, được ngăn thành các phòng với các trang thiết bị hiện đại ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Tỷ lệ nhà cao tầng, nhà nhiều căn phòng ngày càng cao hơn. Kết cấu một thời được ưu chuộng là vườn - ao - chuồng gần như không còn tồn tại. Nhiều nhà trước đây có ao thì cũng lấp lại hết. Chuồng để chăn nuôi cũng giảm dần vì chăn nuôi hộ gia đình ít đi. Từ trong nhà, ngoài sân và cổng đều được lát gạch hoặc bê tông hóa. Các bờ rào ngăn giữa vườn của các gia đình trước đây hoặc bằng hàng cây, hoặc được làm bằng tre nứa thì nay được xây bằng bờ rào gạch kiên cố và kín hơn. Các cánh cổng sắt chắc chắn cũng thay thế cho những cánh cổng bằng tre nứa hoặc để trống ở các gia đình. Nói chung là cảnh quan “kín cổng cao tường” ngày một phổ biến ở các gia đình nông thôn. Nhưng nổi bật nhất có lẽ là mái tôn. Trong mười năm qua, diện tích mái tôn ở nông thôn tăng nhanh chóng. Gần như gia đình nào cũng có mái tôn để che phần sân, làm mái nhà, mái bếp hay các công trình khác. Nếu từ trên cao nhìn xuống thì cả làng, cả xóm như một kết cấu được lợp bằng mái tôn lớn. Nếu cảnh quan chung của nông thôn gắn với bê tông hóa, xi măng hóa thì cảnh quan trong gia đình gắn với mái tôn hóa. Nếu cảnh quan trong làng thay đổi theo hướng cơ giới, cơ khí hóa như vậy thì cảnh quan ngoài làng cũng thay đổi nhanh chóng dưới tác động của hóa học hóa. Cảnh quan ngoài làng là cảnh quan bao quanh làng, chủ yếu là đồng ruộng, ao hồ, sông ngòi, đồi núi và cũng là cảnh quan sản xuất của người dân trong làng. Một điều dễ nhận thấy là hàng loạt các ao hồ xung quanh các làng xã đã bị biến mất. Ngày trước, hầu hết các làng xã đều có nhiều ao hồ bao quanh. Đó là những khu vực chứa nước trong làng. Vì nhiều điều kiện mà người dân chưa thể khai thác hết các ao hồ để trồng trọt. Nhưng gần đây thì ao hồ đã được san lấp một mặt phục vụ canh tác, mặt khác để lấy đất thổ cư do sức ép của tăng dân số. Sự biến mất của hệ thống ao hồ cũng gây nên nhiều hệ lụy khác Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 8/2020 [36] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI sống. Nhưng trong nhiều năm đẩy mạnh hiện đại hóa nông nghiệp, đặc biệt là hóa học hóa nông nghiệp, người dân đã đưa hàng triệu tấn hóa chất vào môi trường đất, nước làm cho hàng loạt các loại động thực vật bị giảm dần. Những nguồn thực phẩm như tôm, cua, lươn, cá, ốc, hến... trên đồng ruộng đều giảm, giờ trở thành đặc sản. Đến con đỉa, vốn là loài rất phổ biến ở ruộng nước ngày trước, thì giờ cũng trở nên hiếm thấy. Điều đó cho thấy, để có được một lượng lương thực đủ dùng cho bản thân, con người đã đổ vào môi trường hàng triệu tấn hóa chất, để rồi nhận lại không ít vấn đề nguy hiểm cho chính mình. Đó là hệ lụy của nền nông nghiệp hóa chất. Chưa có một nghiên cứu nào để tính toán được mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người ở nông thôn nhưng theo những ghi nhận được thì trong xã hội nông thôn, bệnh ung thư đang tăng lên và lấy đi tính mạng của nhiều người. Thay đổi cảnh quan cũng gây nên nhiều hệ lụy khác. Xin phân tích một ví dụ cụ thể mới xảy ra gần đây trên địa bàn Nghệ An. Vào tháng 9/2019, thành phố Vinh bị một trận ngập lớn sau khi mưa lớn kéo dài. Người ta coi đây là trận ngập lịch sử đối với Vinh và gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng trên nhiều phương diện khác nhau. Có nhiều nguyên nhân gây nên trận ngập này, trong đó có một nguyên nhân là do biến đổi cảnh quan cả ở nông thôn lẫn thành thị ở Vinh và vùng xung quanh. Ngày trước, các khu vực ven Vinh đều có một hệ thống ao hồ bao quanh. Đó là những hồ nước có chức năng điều hòa không khí và cũng làm cho hệ sinh thái thêm đa dạng. Nhưng nhiều năm nay, cùng với đô thị hóa và hiện đại hóa thì hệ thống ao hồ đó bị biến thành đất thổ cư, đất xây dựng. Một chức năng quan trọng của hệ thống ao hồ là điều hòa lượng nước khi mưa lụt. Nó như những ngăn chứa nước khi mưa lớn để giảm tải cho hệ thống mương máng, cống rãnh và cả các dòng sông. Nhưng khi hệ thống ao hồ này biến mất thì toàn bộ lượng nước mưa đổ xuống không được giữ lại mà phải chảy đến chỗ thấp hơn ngay. Bình thường là chảy ra sông. Nhưng khi nước sông cũng dâng cao vì mưa từ thượng nguồn thì sẽ gây nên ngập lụt. Nhìn chung, quá trình xây dựng nông thôn mới làm thay đổi nhanh chóng cảnh quan nông thôn và qua đó tác động mạnh mẽ đến môi trường nông thôn. Nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến ô nhiễm môi trường người sẽ phải hứng chịu. Khi trọng lượng trái đất tăng lên thì cũng gây nên nhiều điều bất thường. Diện tích bê tông tăng lên nhanh chóng thì cũng đồng nghĩa diện tích đất, nước, đặc biệt là cây xanh cũng sẽ giảm đi tương đương. Điều này ảnh hưởng đến khí hậu của địa phương, của khu vực và thế giới. Hơn nữa, những mái tôn ở nông thôn, vốn đang tăng lên nhanh chóng, là những lò hấp thụ nhiệt vô cùng lớn. Khi tiến hành khảo sát một thôn nhỏ vùng trung du Nghệ An với 165 hộ gia đình thì thấy rằng trung bình mỗi hộ có 213m2 mái tôn. Nghĩa là chỉ một thôn đã có 35.145m2 mái tôn. Cả nước có mấy triệu hộ gia đình mà tính lên thì có cả tỷ mét vuông mái tôn. Cùng với bê tông thì mái tôn hấp thụ nhiệt và tạo ra sức nóng. Nếu con người có những máy quạt điện, máy điều hòa để trốn tránh khi nắng nóng thì Trái đất không có. Nhiệt độ tăng lên làm khí hậu nóng hơn, hiệu ứng nhà kính cũng tăng thêm. Tất cả những điều đó làm cho biến đổi khí hậu thêm nhanh chóng và tác hại của nó thì không thể lường được. Vấn đề thứ hai cần quan tâm là cảnh quan nông thôn thay đổi làm cho sự đa dạng sinh thái ở nông thôn cũng giảm đi nhanh chóng. Ngày trước, với hệ thống sông ngòi, ao hồ nhiều và nguồn nước sạch thì hệ sinh thái động thực vật cũng đa dạng hơn. Nhưng sông ngòi ô nhiễm làm cho hệ sinh thái cũng giảm sự đa dạng. Đặc biệt, hệ thống ao hồ quanh các làng từng là nơi cung cấp cho người dân nguồn thực phẩm quan trọng cho cuộc sống như tôm, cua, lươn, cá, ốc, hến... Bản thân trong môi trường ruộng nước, ao hồ cũng có nhiều loại sinh vật có giá trị để bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh trước đây, khi hoạt động sản xuất nông nghiệp không đạt hiệu quả cao nhưng bù lại người dân có thể khai thác được nhiều nguồn thực phẩm từ đồng ruộng, ao hồ quanh họ để tăng cường cải thiện cuộc Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 8/2020 [37] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Thứ hai là kiểm tra hoạt động của các xí nghiệp, xưởng sản xuất gần các dòng sông để hạn chế ô nhiễm sông suối, ô nhiễm nguồn nước. Hầu hết các dòng sông đều đang ô nhiễm ngày một nặng hơn. Mà ven các dòng sông là những vùng dân cư nông thôn tập trung nhất nên cần phải coi trọng. Bảo vệ các dòng sông hay bảo vệ nguồn nước cần phải nhìn rộng ra, đặt nó trong một hệ thống rừng - sông/suối - biển. Cần chú ý đến việc xây dựng các bãi rác gần các dòng sông. Hiện nay có nhiều địa phương dịch chuyển các bãi rác ra các dòng sông, những chỗ vắng dân cư để đốt rác. Điều này rất nguy hiểm cho các dòng sông. Ngoài việc ô nhiễm nguồn nước thì nó còn là vấn đề tệ hại khi lũ lụt dâng lên mang theo hàng ngàn tấn rác trôi theo xuống khu vực hạ lưu và ra biển. Thứ ba là phát triển các mô hình kinh tế sạch, nông nghiệp sạch để hạn chế nông nghiệp hóa chất, hạn chế các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Điều này cũng không dễ dàng nhưng vẫn có thể làm được bởi khoa học - công nghệ phục vụ sản xuất đang phát triển nhanh chóng. Vấn đề là làm sao để hài hòa lợi ích cho người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Người dân đang quá lạm dụng các loại hóa chất vào quá trình sản xuất. Vậy nên cần phải làm sao để người dân hiểu và thay đổi là vấn đề quan trọng. Và cuối cùng, để bảo vệ môi trường nông thôn thì không thể không nói đến vấn đề văn hóa, mà quan trọng nhất là thay đổi thói quen của người dân, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Xây dựng nông thôn mới đã quan tâm đến vấn đề xử lý rác thải, yêu cầu các hộ gia đình làm được đặt ra từ sự biến đổi cảnh quan. Điều đó cũng đặt ra vấn đề quan trọng là bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới như thế nào cho phù hợp. Chúng ta không thể không đầu tư phát triển nông thôn, nhưng cũng không thể làm mọi thứ gây nguy hại cho môi trường để rồi nhận lại những tác động tiêu cực lớn hơn nhiều lần. 3. Bảo vệ môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Như đã phân tích ở trên, xây dựng nông thôn mới dù quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và xem môi trường là một tiêu chí để xem xét, nhưng cũng có tác động mạnh mẽ gây nguy hại cho môi trường. Để hạn chế điều đó thì cần nhận thức lại các vấn đề phát triển nông thôn gắn với phát triển bền vững. Trước hết, cần hạn chế quá trình bê tông hóa, xi măng hóa và mái tôn hóa ở nông thôn. Vì những quá trình này gây ra tác hại quá nghiêm trọng đối với môi trường. Để hạn chế điều đó thì cần tìm kiếm những nguyên liệu mang tính hài hòa với môi trường hơn. Nhiều địa phương đang vận động người dân hạn chế làm mái tôn mà thay vào đó là mái lá cây truyền thống để mát mẻ hơn và ít gây tác động đến môi trường hơn. Bên cạnh đó là sử dụng các loại ngói nung từ đất để đỡ hấp thụ nhiệt hơn. Riêng việc bê tông hóa là vấn đề lớn vì chưa tìm kiếm được các nguyên liệu nào khác để thay thế nó trong khi nhu cầu đi lại, giao thông vận chuyển của người dân ngày một lớn hơn. Nhưng cũng cần phải hạn chế sự ồ ạt bê tông hóa. Phải xem môi trường là vấn đề quan trọng trong đánh giá mức độ thành công của xây dựng nông thôn mới Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 8/2020 [38] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI thành từ từ, tích tiểu thành đại, và quan trọng nữa là mọi người dân, mọi gia đình đều là nguồn tạo nên loại chất thải này. Để hạn chế ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt thì cần phải có liệu pháp văn hóa. Trong đời sống hàng ngày, cần phải nâng cao nhận thức của người dân, hạn chế tâm lý cá nhân, ích kỷ của con người trong trong xử lý rác thải sinh hoạt. Cần có những biện pháp tuyên truyền hợp lý và thiết thực về cách phân loại rác thải sinh hoạt, tác hại của các loại sinh hoạt khác nhau đến đời sống người dân. Vận động người dân hạn chế sử dụng các loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, thủy tinh, đồ da... Cần làm cho người dân hiểu tác hại của rác thải không chỉ đối với một người, một gia đình mà là cả cộng đồng, cả xã hội. Và việc xử lý rác thải cũng cần cả cộng đồng, cả xã hội cùng chung sức thực hiện. Bệnh tật không trừ người giàu hay người nghèo, cán bộ hay người dân, và rác thải cũng là nguồn gây nên bệnh tật. Cần tăng cường vai trò của người dân trong việc xử lý rác thải và bảo vệ môi trường qua các hương ước. Để người dân cùng họp bàn về các cách xử lý, chế độ quản lý và xử phạt trong quá trình xây dựng hương ước của các thôn, xóm. Nâng cao vai trò của các tổ chức cộng đồng trong việc quản lý thôn xóm, bảo vệ môi trường và xây dựng văn hóa lành mạnh. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần có chế tài xử phạt nghiêm túc, đủ sức răn đe đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường, vứt rác bừa bãi. Cao hơn nữa, cần có tầm nhìn chiến lược, sâu xa hơn trong việc xử lý rác thải, tránh các biện pháp địa phương cục bộ như hiện nay, đẩy rác ra những nơi giáp ranh để trốn tránh trách nhiệm. Nói tóm lại, sau một thập kỷ xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi cơ bản cảnh quan nông thôn, qua đó cũng tác động mạnh mẽ đến môi trường nông thôn. Trong thời gian tới, khi đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới cần tập trung vào phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng cường năng lực bảo vệ môi trường nông thôn. Muốn vậy phải xem môi trường là vấn đề rất quan trọng trong đánh giá mức độ thành công của xây dựng nông thôn mới. Ngoài những tiêu chí cứng đặt ra để theo dõi chất lượng môi trường thì cũng cần có những chính sách phát triển văn hóa để nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ môi trường cho người dân ở nông thôn. Khi người dân hiểu và biết về bảo vệ môi trường thì môi trường nông thôn may ra mới được cải thiện./. hố rác và phân loại rác. Yêu cầu các địa phương phải có bãi rác và xử lý rác thải, nhưng gần như vẫn chỉ là hình thức, thực tế chưa hiệu quả. Rác thải nông thôn hiện nay là vấn đề rất nghiêm trọng của đất nước mà chưa có phương án giải quyết hợp lý. Theo Cục Kiểm soát Ô nhiễm, Tổng cục Môi trường, năm 2015, tại khu vực nông thôn Việt Nam, mỗi năm phát sinh 7 triệu tấn rác thải sinh hoạt; hơn 14.000 tấn bao bì, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón các loại; 76 triệu tấn rơm rạ và khoảng 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi (chưa tính một lượng chất thải lớn từ sản xuất của các làng nghề), và tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt chỉ đạt 40-50% tổng số rác thải. Ở Nghệ An, theo tổng hợp của tỉnh năm 2015 thì tính riêng chất thải rắn thải vào môi trường nông thôn là 290 tấn/ngày và dự báo đến 2020 là 430 tấn/ngày. Nghệ An cũng là tỉnh có số điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật nhiều nhất cả nước. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước có 240 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật thì Nghệ An có 189 điểm, chiếm 80%. Trong danh mục 100 khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng vì hóa chất bảo vệ thực vật thì Nghệ An có 55 điểm, chiếm 55%. Các điểm này đều ở nông thôn. Các bãi rác lớn nhỏ xuất hiện nhanh chóng và mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng cao. Hầu hết, các xã đều có 2-3 bãi rác lớn và hàng chục bãi rác nhỏ ở các thôn xóm. Địa điểm thường thấy của các bãi rác là những khoảng trống giao nhau giữa địa bàn các xóm hay giữa các xã. Quanh các chợ lớn nhỏ đều là các bãi rác không được phân loại và xử lý. Trong các loại rác ở nông thôn, rác thải sinh hoạt là một dạng đặc biệt, nó hình thành hàng ngày, hàng giờ qua các sinh hoạt của các cá nhân, các gia đình và số lượng nhìn thấy ít hơn nên ít được quan tâm. Nhưng thực tế, số lượng rác thải sinh hoạt không hề nhỏ, chỉ là nó cứ hình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcanh_quan_va_moi_truong_trong_xay_dung_nong_thon_moi.pdf
Tài liệu liên quan