Cắt đốt nội soi tạo đường hầm trên bệnh nhân bí tiểu do ung thư tuyến tiền liệt

Điểm Gleason trung bình của nhóm nghiên cứu là 5,7±1,2, nhỏ nhất là 5, lớn nhất là 10. Số liệu về nhóm bệnh nhân có di căn xương trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân có ghi nhận bất thường về hạch lại quá thấp so với số liệu ở trên, điều này có thể lí giải do việc chẩn đoán di căn hạch trong nhóm bệnh nhân này không phải dựa trên kết quả giải phẫu bệnh mà dựa trên hình ảnh học (MRI hoặc CT Scanner vùng chậu) nên tương đối chủ quan, khả năng âm tính giả cao. Đối với phẫu thuật TURP, các biến chứng phổ biến nhất là chảy máu, thủng bàng quang, thủng tuyến tiền liệt, hội chứng TURP, phải thay thông niệu đạo, tiểu không kiểm soát, Với nhóm nghiên cứu của Marszalek, biến chứng tập trung vào nhóm chảy máu phải truyền máu (9%), tử vong có 2 (2,2%) bệnh nhân, tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với các nhóm còn lại. Hai nhóm nghiên cứu của Chang và Gnanapragasam, biến chứng lại nổi trội ở nhóm phải thay thông niệu đạo, tương ứng với 33,3% và 43,5%, và cần phẫu thuật bổ sung, tương ứng với 28,6% và 10,9%. So sánh với nhóm nghiên của chúng tôi, biến chứng tiểu máu (23,5%), tiểu không kiểm soát (5,9%), cần thay thông niệu đạo (5,9%), không có bệnh nhân nào tử vong hoặc phải phẫu thuật bổ sung. Trong đó, biến chứng tiểu máu là cao hơn các báo cáo khác nhưng mức độ triệu chứng nhẹ, có thể kiểm soát bằng thuốc và kéo dài không quá 14 ngày sau mổ. Đồng thời, 2 bệnh nhân cần thay thông niệu đạo đều đi tiểu được sau khi rút thông lần thứ 2, tương ứng sau ngày thứ 7 sau mổ. Chúng tôi lấy một số liệu khác về nhóm bệnh nhân bướu lành TTL được phẫu thuật cắt đốt nội soi TTL qua ngã niệu đạo với kỹ thuật thông thường của Hiệp hội Niệu khoa châu Âu, cho thấy tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật cắt đốt nội soi tạo đường hầm trên nhóm bệnh nhân của chúng tôi không khác biệt lắm so với phẫu thuật TURP trên nhóm bệnh nhân bướu lành TTL.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 76 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cắt đốt nội soi tạo đường hầm trên bệnh nhân bí tiểu do ung thư tuyến tiền liệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 363 CẮT ĐỐT NỘI SOI TẠO ĐƯỜNG HẦM TRÊN BỆNH NHÂN BÍ TIỂU DO UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT Nguyễn Duy Điền*, Thái Minh Sâm*, Chu Văn Nhuận*, Nguyễn Đức Khoan*, Châu Quý Thuận*, Dương Quang Vũ*, Đỗ Quang Minh*, Nguyễn Thị Thái Hà*, Trần Ngọc Sinh* TÓM TẮT Mục tiêu: Trong giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt (TTL) tiến triển, bí tiểu cấp có thể xảy ra. Câu hỏi đặt ra là phương pháp chuyển lưu nước tiểu nào được chọn lựa: đặt thông niệu đạo, mở bàng quang ra da hay mở niệu quản ra da. Chúng tôi thực hiện phẫu thuật cắt đốt nội soi ngã niệu đạo, được gọi là cắt đốt nội soi tạo đường hầm. Kĩ thuật này dựa trên kĩ thuật cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt cổ điển, tạo một đường hầm qua TTL, kết hợp với điều trị nội tiết tố, xạ trị, Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của phẫu thuật cắt đốt nội soi tạo đường hầm của bệnh nhân ung thư TTL. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt trường hợp lâm sàng. Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư TTL tiến triển, ngoại trừ các bệnh nhân già, có chức năng đông máu bình thường, không có nhiễm trùng niệu. Bệnh nhân được chuẩn bị trước mổ, trong mổ như phẫu thuật cắt đốt nội soi bình thường (tê tủy sống, dung dịch rửa Sorbitol 3,3%, cắt đốt với nguồn điện đơn cực), nhưng phẫu thuật chỉ tạo đường hầm tối thiểu qua TTL để bệnh nhân có thể đi tiểu được. Sinh thiết và đánh giá giai đoạn được thực hiện trước phẫu thuật. Kết quả: 34 bệnh nhân ung thư TTL tiến triển được thực hiện phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy, từ năm 2009 đến 2010. Tuổi trung bình: 76,2 ± 8,4 tuổi, PSA trung bình: 92,5 ± 47,2 ng/mL, di căn xương: 32/34 (94,1%) bệnh nhân. 1/34 bệnh nhân (2,9%) T3bN1Mx và 81 tuổi, 1/34 (2,9%) bệnh nhân T2cNxMx nhưng 87 tuổi. Phẫu thuật được thực hiện thành công ở 34/34 bệnh nhân (100%): 32/34 (94,1%) bệnh nhân tự tiểu được sau khi rút thông niệu đạo sau 3 ngày, 2/34 (5,9%) tiểu được sau 1 tuần. Sau 01 tháng, thang điểm IPSS trung bình là 12,6 ±4 ,6 (5-22), Qmax trung bình là 13,4 ± 3,7 mL/s (6-23). Biến chứng: tiểu không kiểm soát: 5,9%, tiểu máu nhẹ (không phải truyền máu): 9/34 (82,4%). Tỷ lệ phát hiện mẫu mô ung thư tuyến tiền liệt là 82,4%. Tất cả bệnh nhân được điều trị nội tiết tố hoặc hoá trị kết hợp. Kết luận: Phẫu thuật cắt đốt nội soi tạo đường hầm là phương pháp điều trị an toàn, đã giải quyết được tình trạng bí tiểu của những bệnh nhân ung thư TTL tiến triển và tỷ lệ biến chứng chấp nhận được. Từ khóa: Ung thư tuyến tiền liệt, Bí tiểu, Cắt đốt nội soi tạo đường hầm, Niệu dòng đồ. ABSTRACT CHANNEL TRANSURETHRAL RESECTION OF THE PROSTATE FOR ACUTE URINARY RETENTION IN PROSTATE CANCER PATIENTS Nguyen Duy Dien, Thai Minh Sam, Chu Van Nhuan, Nguyen Duc Khoan, Chau Quy Thuan, Duong Quang Vu, Do Quang Minh, Nguyen Thi Thai Ha, Tran Ngoc Sinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 363 - 367 Introduction and Objective: In the advanced prostate cancer (PCa), an acute urinary retention (AUR) may occur. The question is how to choose a technique for urinary conversion. A long-term urethral catheterism, urethral stent, cystostomy or ureterostomy. In this report, we prefer the endoscopic transurethral resection, so we call it the channel transurethral resection of the prostate (channel-TURP). That is an idea from the classic * Khoa Tiết niệu - Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Duy Điền ĐT: 0838544137(501) Email: hd0804@hotmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 364 transurethral resection of the prostate (TURP), to make a transurethral channel through the prostate, while we can perform a treatment of the PCa as hormone therapy, radiotherapy... With this serial of cases of Cho Ray Hospital (CRH), Viet Nam, we would like to evaluate the efficacy of channel-TURP. Methods: A case study. Patients (pts) were diagnosed with advanced Pca, except too old patients, normal coagulation, non-urinary tract infection. The pts were pre-operatively prepared, operated as normal TURP (rachis anesthesia, Sorbitol 3,3%, monopolar coagulation and resection), but the TURP was only make a transurethral tunnel enough for urine. The biopsy and staging were done before channel-TURP. Results: 34 advanced PCa underwent the channel-TURP, in CRH from 2009 to 2010. Mean age 76.2±8.4 years, mean PSA 92.5±47.2 ng/mL, bone metastases 32/34 pts (94.1%), 1/34 patient (2.9%) was T3bN1Mx and 81 year-olds, 1/34 (2.9%) patient was T2cNxMx but 87 year-olds. Results of Channel-TURP were satisfactory were 34/34 pts (100.0%): 32/34 (94.1%) pts enjoyed by successfully voiding after 3 days catheter withdrawal, but 2/34 (5.9%) could urinate after one week. Post-operative AUA Symptom Index were evaluated 1 month after, mean=12.6±4.6, range (5-22); mean of Qmax= 13.4±3.7 mL/s, range (6-23). Complications: incontinence: 2/34 (5.9%), light hematuria but prolonged (no need perfusion): 9/34 pts (23.5%). Anatopathology of chips were positive on 28/34 pts (82.4%) with adenocarcinoma of the prostate. All of 34 pts were performed hormone therapy or chemotherapy. Conclusions: The channel-TURP is safe, temporary satisfactory for AUR in advanced Pca and the complication were acceptable. Keywords: Prostate cancer, Urinary retention, Channel transurethral resection of the prostate. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư tuyến tiền liệt (TTL) là một bệnh rất phổ biến, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây tử vong do ung thư ở nam. Ngày nay, ung thư TTL đã được công nhận là một trong những vấn đề y tế quan trọng nhất đối với đàn ông. Ung thư TTL thường xảy ra ở những bệnh nhân lớn tuổi. Trong giai đoạn sớm, triệu chứng lâm sàng của bệnh thường rất nghèo nàn. Vì vậy bệnh nhân thường đến khám bệnh ở giai đoạn trễ, khi đã có các biến chứng, ví dụ như: bí tiểu, đau nhức xương, thiếu máu, suy thận, suy kiệt cơ thể Do đó, khả năng điều trị triệt căn đối với những bệnh nhân này thường rất khó khăn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để kéo dài thời gian sống của bệnh nhân với chất lượng sống cao nhất? Một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư TTL tiến triển là bí tiểu. Nguyên nhân thường là do ung thư TTL xâm lấn niệu đạo và cổ bàng quang hoặc bệnh đi kèm với bướu lành TTL. Xử trí ban đầu thường là đặt thông niệu đạo bàng quang. Theo nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới, khả năng đi tiểu được sau khi rút thông niệu đạo của những bệnh nhân này thường không cao, thời gian mang thông niệu đạo kéo dài và khả năng bí tiểu tái phát, cần can thiệp ngoại khoa khá cao, khoảng 70%. Ở nước ta, số bệnh nhân ung thư TTL khá nhiều và tỷ lệ bệnh nhân nhập viện khi bệnh đã tiến triển kèm với tình trạng bí tiểu khá thường gặp, vấn đề xử trí còn nhiều bàn cãi nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề này, đặc biệt là chỉ định can thiệp ngoại khoa. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt đốt nội soi tạo đường hầm trên những bệnh nhân bí tiểu do ung thư TTL đã quá chỉ định cắt TTL tận gốc với những mục tiêu đánh giá chức năng đi tiểu của bệnh nhân sau phẫu thuật cắt đốt nội soi tạo đường hầm. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tất cả bệnh nhân ung thư TTL có bí tiểu đã quá chỉ định phẫu thuật cắt TTL tận gốc vì ung thư TTL đã tiến triển (T3-T4 hoặc đã di căn), Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 365 hoặc tiên lượng sống còn ngắn (dưới 10 năm), được điều trị tại Khoa Tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ tháng 04 năm 2009 đến tháng 08 năm 2010. Tất cả bệnh nhân này đã được chẩn đoán bằng sinh thiết TTL và có kết quả giải phẫu bệnh. Tất cả bệnh nhân ung thư TTL đã xâm lấn niệu quản, gây thận ứ nước, suy thận không nằm trong nhóm nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật cắt đốt nội soi tạo đường hầm (phẫu thuật cắt đốt nội soi tạo đường hầm được định nghĩa là phẫu thuật can thiệp tối thiểu, nhằm đạt mục tiêu thấy được cổ bàng quang khi đặt máy cắt đốt nội soi ở vị trí ụ núi). Kết quả phẫu thuật được đánh giá sau phẫu thuật: tiểu được hoặc bí tiểu lại khi rút thông niệu đạo? (Kết quả phẫu thuật đánh giá là thành công khi bệnh nhân tiểu được sau khi rút thông niệu đạo), khi xuất viện bệnh nhân có mang thông niệu đạo xuất viện hay không? Và sau 01 tháng dựa vào thang điểm IPSS và niệu dòng đồ. Các tham số nghiên cứu được mã hóa và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 11.5. Đánh giá các giá trị trung bình bằng phép kiểm t, đánh giá các giá trị tỉ lệ bằng phép kiểm Chi bình phương, độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ Nhóm nghiên cứu gồm có 34 bệnh nhân, tuổi trung bình: 76,2±8,4, thể tích TTL trung bình: 40,8±10,8 mL, giá trị PSA trung bình: 92,5±47,2 ng/mL, điểm Gleason trung bình: 5,7±1,2, 33/34 bệnh nhân (97,1%) đã có di căn xương. Thời gian phẫu thuật trung bình: 61,2±14,3 phút. Thời gian mang thông niệu đạo trung bình: 3,5±1,3 ngày. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình: 3,6±1,6 ngày. 32/34 (94,1%) bệnh nhân tự tiểu được sau khi rút thông niệu đạo lần đầu và sau 01 tháng, thang điểm IPSS trung bình là 12,6±4,6, Qmax trung bình là 13,4±3,7 mL/s. Biến chứng: (1) tiểu máu: 23,5%, (2) tiểu không kiểm soát: 5,9%, (3) phải thay thông niệu đạo: 5,9%, (4) không bệnh nhân nào phải phảu thuật bổ sung, (5) không có bệnh nhân nào tử vong hoặc phải truyền máu. Tỷ lệ phát hiện mẫu mô ung thư tuyến tiền liệt là 82,4%. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu được tóm tắt ở bảng 1: Bảng 1: Đặc điểm của nhóm nghiên cứu Channel-TURP Số bệnh nhân 34 Tuổi 76,2±8,4 Thể tích TTL 40,8±10,8 mL PSA huyết thanh 92,5±47,2 ng/mL Giai đoạn bệnh T1 0 T2 22 T3 8 T4 4 Di căn xương 32 Điểm Gleason 2-6 27 7 5 8-10 2 Thời gian phẫu thuật 61,2±14,3 phút Thời gian mang thông niệu đạo 3,5±1,3 ngày Thời gian nằm viện sau phẫu thuật 3,6±1,6 ngày IPSS sau mổ 1 tháng 12,6±4,6 Qmax sau mổ 1 tháng 13,4±3,7 mL/s Tỷ lệ phát hện mô ác tính của phẫu thuật BÀN LUẬN Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu của chúng tôi là 76,2±8,4 tuổi, trong đó nhóm bệnh nhân ≥ 70 tuổi là 79,4%, kết quả này tương tự các báo cáo trong y văn thế giới. Kích thước TTL trung bình là 40,8±10,8 mL (30-70 mL). Điều này cho thấy, tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có kích thước TTL lớn hơn bình thường, chứng tỏ bên cạnh tổn thương ác tính của TTL có sự tồn tại song song của bướu lành TTL. Giả thuyết này là hợp lý vì độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 76,2±8,4 tuổi. Theo Hiệp hội niệu khoa châu Âu, 40% đàn ông trên 50 tuổi và 90% đàn ông trên 90 tuổi có bướu lành TTL. Về phương diện phẫu thuật cắt đốt nội soi TTL qua ngã niệu đạo, dựa trên kinh nghiệm của các phẫu thuật viên tiết niệu ở các trung tâm niệu khoa lớn hiện nay, việc thực hiện phẫu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 366 thuật cắt đốt nội soi tạo đường hầm ở nhóm bệnh nhân này là hoàn toàn an toàn và đạt kết quả tốt. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 33/34 bệnh nhân (97,1%) có trị số PSA > 20 ng/mL và 27/34 bệnh nhân (79,4%) có trị số PSA > 100 ng/mL, tương ứng là 12/34 (35,3%) bệnh nhân đã tiến triển ra ngoài TTL (T3 trở lên), 1/34 bệnh nhân (2,9%) có ghi nhận hình ảnh bất thường hạch chậu bẹn trên MRI vùng chậu (N1) và 32/34 bệnh nhân (94,1%) có ghi nhận di căn xương trên xạ hình xương (M1b). Điểm Gleason trung bình của nhóm nghiên cứu là 5,7±1,2, nhỏ nhất là 5, lớn nhất là 10. Số liệu về nhóm bệnh nhân có di căn xương trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân có ghi nhận bất thường về hạch lại quá thấp so với số liệu ở trên, điều này có thể lí giải do việc chẩn đoán di căn hạch trong nhóm bệnh nhân này không phải dựa trên kết quả giải phẫu bệnh mà dựa trên hình ảnh học (MRI hoặc CT Scanner vùng chậu) nên tương đối chủ quan, khả năng âm tính giả cao. Đối với phẫu thuật TURP, các biến chứng phổ biến nhất là chảy máu, thủng bàng quang, thủng tuyến tiền liệt, hội chứng TURP, phải thay thông niệu đạo, tiểu không kiểm soát, Với nhóm nghiên cứu của Marszalek, biến chứng tập trung vào nhóm chảy máu phải truyền máu (9%), tử vong có 2 (2,2%) bệnh nhân, tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với các nhóm còn lại. Hai nhóm nghiên cứu của Chang và Gnanapragasam, biến chứng lại nổi trội ở nhóm phải thay thông niệu đạo, tương ứng với 33,3% và 43,5%, và cần phẫu thuật bổ sung, tương ứng với 28,6% và 10,9%. So sánh với nhóm nghiên của chúng tôi, biến chứng tiểu máu (23,5%), tiểu không kiểm soát (5,9%), cần thay thông niệu đạo (5,9%), không có bệnh nhân nào tử vong hoặc phải phẫu thuật bổ sung. Trong đó, biến chứng tiểu máu là cao hơn các báo cáo khác nhưng mức độ triệu chứng nhẹ, có thể kiểm soát bằng thuốc và kéo dài không quá 14 ngày sau mổ. Đồng thời, 2 bệnh nhân cần thay thông niệu đạo đều đi tiểu được sau khi rút thông lần thứ 2, tương ứng sau ngày thứ 7 sau mổ. Chúng tôi lấy một số liệu khác về nhóm bệnh nhân bướu lành TTL được phẫu thuật cắt đốt nội soi TTL qua ngã niệu đạo với kỹ thuật thông thường của Hiệp hội Niệu khoa châu Âu, cho thấy tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật cắt đốt nội soi tạo đường hầm trên nhóm bệnh nhân của chúng tôi không khác biệt lắm so với phẫu thuật TURP trên nhóm bệnh nhân bướu lành TTL. Bảng 2: Tai biến và biến chứng Biến chứng Mars- zalek Chang Gnana- pragasa EAU Nghiên cứu này Tiểu máu - - 8,7% - 23,5% TKKS 0 11,1% 2,2% 2,2% 5,9% Thủng vỏ TTL - - 0 - 0 HC TURP - - 0 - 0 Truyền máu 9,0% 0 - - 0 Thay thông niệu đạo 3,3% 33,3% 43,5% - 5,9% PT bổ sung - 28,6% 10,9% - 0 Tử vong 2,2% 0 0 <0,25% 0 Chúng tôi so sánh với số liệu của một số báo cáo khác, cho thấy kết quả phẫu thuật của chúng tôi là chấp nhận được đối với tiêu chí cải thiện triệu chứng tức thời. Bảng 3: Chức năng đi tiểu sau mổ Tác giả IPSS sau mổ Qmax sau mổ Gnanapragasa - 8,8 Chen 8,0±1,4 14,2±1,5 Abrams - 9-12 Nghiên cứu này 12,6±4,5 13,1±3,7 Tuy nhiên, vì qui mô của nghiên cứu còn hạn chế, nhưng chúng tôi chưa đánh giá được chính xác những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của phẫu thuật, mà cụ thể là khả năng đi tiểu sau mổ của nhóm bệnh nhân này (bảng 4). Bảng 4: Tương quan giữa Qmax và một số đặc điểm của bệnh nhân Qmax ≥ 10 Qmax < 10 p Số bệnh nhân 24/34 5/34 Tuổi 73,7±7,6 81,8±3,2 0,580 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 367 Qmax ≥ 10 Qmax < 10 p Điểm Gleason 5,6±1,3 6,0±1,0 Giai đoạn bệnh 2-4 2-4 Thời gian phẫu thuật 62,5±15,1 54,0±16,7 0,166 Thời gian mang thông niệu đạo 3,3±1,1 4,0±1,4 0,302 Kháng trị nội tiết tố 3 0 0,554 Hiện nay, sinh thiết TTL dưới hướng dẫn của siêu âm ngã trực tràng là “tiêu chuẩn vàng” trong việc chẩn đoán xác định ung thư TTL trên cơ sở giải phẫu bệnh. Trong nhóm nghiên cứu của tác giả Kuban và của chúng tôi, tỷ lệ xác định được mô ung thư TTL tương ứng là 81,0% và 82,4% bởi phẫu thuật cắt đốt nội soi tạo đường hầm, tương đương với tỉ lệ của phương pháp sinh thiết TTL dưới hướng dẫn của siêu âm ngã trực tràng với sơ đồ 06 mẫu. Có thể giải thích rằng trong nhóm bệnh nhân này có triệu chứng bế tắc đường tiết niệu dưới một phần do thương tổn của ung thư TTL xâm lấn đến niệu đạo nên tỉ lệ xác định mẫu mô ác tính cao hơn. KẾT LUẬN Phẫu thuật cắt đốt nội soi tạo đường hầm là phương pháp điều trị an toàn, đã giải quyết được tình trạng bí tiểu của bệnh nhân và có tỷ lệ phát hiện mẫu mô ung thư tuyến tiền liệt cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abrams P (2006). “Urodynemic techniques”, Urodynemic, 3th edition, NXB Springer, pp 17-116. 2. Anscher MS, Prosnitz LR (1991). “Transurethral resection of prostate prior to definitive irradiation for prostate cancer. Lack of correlation with treatment outcome”, Urology, Volume 38, pp 206. 3. Bach T, Geavlete B, Pfeiffer D, Wendt-Nordahl G, Michel MS, Gross AJ (2009). “TURP in patients with biopsy-proven prostate cancer: sensitivity for cancer detection”, Urology, Volume 73, pp 100. 4. Chang CC, Kuo JY, Chen KK, Lin ATL, Chang YH, Wu HH, Chang LS (2006). ” Transurethral Prostatic Resection for Acute Urinary Retention in Patients with Prostate Cancer”. J Chin Med Association, Volum 69, pp 21-25. 5. Chen YT, Chiang PH, Hsu CC (2009). ”Simultaneous transurethral resection of prostate and prostate needle biopsy in patients with acute urinary retention and elevated prostate specific antigen levels”. Chang Gung Med Journal, Volume 32, pp 417. 6. Crain DS, Amling CL, Kane CJ (2004). “Palliative transurethral prostate resection for bladder outlet obstruction in patients with locally advanced prostate cancer”, J Urology, Volume 171, pp 668. 7. Gnanapragasam VJ, Kumar V, Langton D, Pickard RS, Leung HY (2006). “Outcome of transurethral prostatectomy for the palliative management of lower urinary tract symptoms in men with prostate cancer”, Int J Urology, Volume 13, pp 711. 8. Kuban DA, El-Mahdi AM, Schellhammer PF, Babb TJ (1985). “The effect of transurethral prostatic resection on the incidence of osseous prostatic metastasis”, Cancer, Volume 56, pp 961. 9. Marszalek M (2007). “Palliative transurethral resection of the prostate: functional outcome and impact on survival”, BJU International, Volume 99, pp 56. 10. Mazur AW, Thompson IM (1991), “Efficacy and morbidity of“channel” turp”, Urology, Volume 38, pp 526. 11. Ngô Gia Hy (1980). “Bướu độc tiền liệt tuyến”, Niệu học, NXB Y học, Tập 1, tr. 288-309. 12. Nguyễn Quang Quyền (2001). “Cơ quan sinh dục nam”, Bài giảng giải phẫu học, NXB Y Học, tr. 239-254. 13. Reuter MA, Dietz K (2009). “Radical transurethral resection of the prostate: An alternative therapy for the treatment of prostate cancer”. Urologe A, Volume 48, pp 740. 14. Reuter MA, Reuter HJ, Epple W. “Electro resección transuretral total del carcinoma de la prostáta, Arch. Esp. Urol., Volume 44, pp 611. 15. Sehgal A, Mandhani A, Gupta N, Dubey D (2005). ”Can the need for palliative transurethral prostatic resection in patients with advanced carcinoma of the prostate be predicted?”, J EndoUrology, Volume 19, pp 1045-1062. 16. Trần Đức Hòe (2003). “Giải phẫu tiền liệt tuyến”, Những kỹ thuật ngoại khoa trong tiết niệu, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr. 775-794. 17. Trần Ngọc Sinh (2001). Chỉ định cắt đốt nội soi trong bế tắc đường tiết niệu dưới do bướu lành tiền liệt tuyến, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 59-61. 18. Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Sào Trung (2000). “Bệnh hệ sinh dục nam”, Bệnh học các tạng và hệ thống, Đại học Y Dược TPHCM, tr. 607-638. 19. Trần Văn Sáng (1998). “Bướu ác tiền liệt tuyến”, Bài giảng bệnh học niệu khoa, NXB Mũi Cà Mau, tr. 251-263. 20. www.emedicine.com (2009). “Transurethral resection of the prostate”, eMedicine Specialties, Clinical Procedures.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcat_dot_noi_soi_tao_duong_ham_tren_benh_nhan_bi_tieu_do_ung.pdf
Tài liệu liên quan