Cấu hình các tính năng cho router

Nhiệm vụ và phân loại a. Nhiệm vụ: ã Router là thiết bị mạng hoạt động ở tầng thứ 3 của mô hình OSI-tầng network. Router được chế tạo với 2 mục đích chính: ã Phân cách các mạng máy tính thành các segment riêng biệt để giảm hiện tượng đụng độ, giảm broadcast hay thực hiện chức năng bảo mật ã Kết nối các mạng máy tính hay kết nối các user với mạng máy tính ở các khoảng cách xa nhau thông qua các đường truyền thông: điện thoại, ISDN, T1, X.25, ã Do hoạt động ở tầng thứ 3 của mô hình OSI, router sẽ hiểu được các protocol quyết định phương thức truyền dữ liệu. Các địa chỉ mà router hiểu là các địa chỉ “giả” được quy định bởi các protocol. Ví dụ như địa chỉ IP đối với protocol TCP/IP, địa chỉ IPX đối với protocol IPX Do đó tùy theo cấu hình, router quyết định phương thức và đích đến của việc chuyển các packet từ nơi này sang nơi khác. Một cách tổng quát router sẽ chuyển packet theo các bước sau: ã Đọc packet. ã Gỡ bỏ dạng format quy định bởi protocol của nơi gửi. ã Thay thế phần gỡ bỏ đó bằng dạng format của protocol của đích đến. ã Cập nhật thông tin về việc chuyển dữ liệu: địa chỉ, trạng thái của nơi gửi, nơi nhận. ã Gứi packet đến nơi nhận qua đường truyền tối ưu nhất b. Phân loại. - Router có nhiều cách phân loại khác nhau Tuy nhiên người ta thường có hai cách phân loại chủ yếu sau: ã Dựa theo công dụng của Router: theo cách phân loại này người ta chia router thành remote access router, ISDN router, Serial router, router/hub ã Dựa theo cấu trúc của router: fixed configuration router, modular router. Tuy nhiên không có sự phân loại rõ ràng router: mỗi một hãng sản xuất có thể có các tên gọi khác nhau, cách phân loại khác nhau.

doc17 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2747 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu hình các tính năng cho router, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẤU TRÚC CÁC TÍNH NĂNG CƠ BẢN CHO CISCO ROUTER I- Khái niệm cơ bản về Router 1. Nhiệm vụ và phân loại a. Nhiệm vụ: Router là thiết bị mạng hoạt động ở tầng thứ 3 của mô hình OSI-tầng network. Router được chế tạo với 2 mục đích chính: Phân cách các mạng máy tính thành các segment riêng biệt để giảm hiện tượng đụng độ, giảm broadcast hay thực hiện chức năng bảo mật Kết nối các mạng máy tính hay kết nối các user với mạng máy tính ở các khoảng cách xa nhau thông qua các đường truyền thông: điện thoại, ISDN, T1, X.25, .. Do hoạt động ở tầng thứ 3 của mô hình OSI, router sẽ hiểu được các protocol quyết định phương thức truyền dữ liệu. Các địa chỉ mà router hiểu là các địa chỉ “giả” được quy định bởi các protocol. Ví dụ như địa chỉ IP đối với protocol TCP/IP, địa chỉ IPX đối với protocol IPX… Do đó tùy theo cấu hình, router quyết định phương thức và đích đến của việc chuyển các packet từ nơi này sang nơi khác. Một cách tổng quát router sẽ chuyển packet theo các bước sau: Đọc packet. Gỡ bỏ dạng format quy định bởi protocol của nơi gửi. Thay thế phần gỡ bỏ đó bằng dạng format của protocol của đích đến. Cập nhật thông tin về việc chuyển dữ liệu: địa chỉ, trạng thái của nơi gửi, nơi nhận. Gứi packet đến nơi nhận qua đường truyền tối ưu nhất… b. Phân loại. - Router có nhiều cách phân loại khác nhau Tuy nhiên người ta thường có hai cách phân loại chủ yếu sau: Dựa theo công dụng của Router: theo cách phân loại này người ta chia router thành remote access router, ISDN router, Serial router, router/hub… Dựa theo cấu trúc của router: fixed configuration router, modular router. Tuy nhiên không có sự phân loại rõ ràng router: mỗi một hãng sản xuất có thể có các tên gọi khác nhau, cách phân loại khác nhau. 2. Các khái niệm cơ bản về Router và cơ chế routing a. Nguyên tắc hoạt động của Router – ARP Protocol: Như ta đã biết tại tầng network của mô hình OSI, chúng ta thường sử dụng các loại địa chỉ mang tính chất quy ước như IP, IPX… Các địa chỉ này là các địa chỉ có hướng, nghĩa là chúng được phân thành hai phần riêng biệt là phần địa chỉ network và phần địa chỉ host. Cách đánh số địa chỉ như vậy nhằm giúp cho việc tìm ra các đường kết nối từ hệ thống mạng này sang hệ thống mạng khác được dễ dàng hơn. Các địa chỉ này có thể được thay đổi theo tùy ý người sử dụng. Trên thực tế, các card mạng chỉ có thể kết nối với nhau theo địa chỉ MAC, địa chỉ cố định và duy nhất của phần cứng. Do vậy ta phải có một phương pháp để chuyển đổi các dạng địa chỉ này qua lại với nhau. Từ đó ta có giao thức phân giải địa chỉ: Address Resolution Protocol (ARP). ARP là một protocol dựa trên nguyên tắc: Khi một thiết bị mạng muốn biết địa chỉ MAC của một thiết bị mạng nào đó mà nó đã biết địa chỉ ở tầng network (IP, IPX…) nó sẽ gửi một ARP request bao gồm địa chỉ MAC address của nó và địa chỉ IP của thiết bị mà nó cần biết MAC address trên toàn bộ một miền broadcast. Mỗi một thiết bị nhận được request này sẽ so sánh địa chỉ IP trong request với địa chỉ tầng network của mình. Nếu trùng địa chỉ thì thiết bị đó phải gửi ngược lại cho thiết bị gửi ARP request một packet (trong đó có chứa địa chỉ MAC của mình). Hình 1. Trong một hệ thống mạng đơn giản như hình 1, ví dụ như máy A muốn gủi packet đến máy B và nó chỉ biết được địa chỉ IP của máy B. Khi đó máy A sẽ phải gửi một ARP broadcast cho toàn mạng để hỏi xem “địa chỉ MAC của máy có địa chỉ IP này là gì” Khi máy B nhận được broadcast này, có sẽ so sánh địa chỉ IP trong packet này với địa chỉ IP của nó. Nhận thấy địa chỉ đó là địa chỉ của mình, máy B sẽ gửi lại một packet cho máy B trong đó có chứa địa chỉ MAC của B. Sau đó máy A mới bắt đầu truyền packet cho B. Trong một môi trường phức tạp hơn: hai hệ thống mạng gắn với nhau thông qua một router C. Máy A thuộc mạng A muốn gửi packet đến máy B thuộc mạngB. Do các broadcast không thể truyền qua router nên khi đó máy A sẽ xem router C như một cầu nối để truyền dữ liệu. Trước đó, máy A sẽ biết được địa chỉ IP của router C (port X) và biết được rằng để truyền packet tới B phải đi qua C. Tất cả các thông tin như vậy sẽ được chứa trong một bảng gọi là bảng routing (routing table). Bảng routing table theo cơ chế này được lưu giữ trong mỗi máy. Routing table chứa thông tin về các gateway để truy cập vào một hệ thống mạng nào đó. Ví dụ trong trường hợp trên trong bảng sẽ chỉ ra rằng để đi tới LAN B phải qua port X của router C. Routing table sẽ có chứa địa chỉ IP của port X. Quá trình truyền dữ liệu theo từng bước sau: • Máy A gửi một ARP request (broadcast) để tìm địa chỉ MAC của port X. • Router C trả lời, cung cấp cho máy A địa chỉ MAC của port X. • Máy A truyền packet đến port X của router. • Router nhận được packet từ máy A, chuyển packet ra port Y của router. Trong packet có chứa địa chỉ IP của máy B. • Router sẽ gửi ARP request để tìm địa chỉ MAC của máy B. • Máy B sẽ trả lời cho router biết địa chỉ MAC của mình. • Sau khi nhận được địa chỉ MAC của máy B, router C gửi packet của A đến B. Hình 2 Trên thực tế ngoài dạng routing table này người ta còn dùng phương pháp proxy ARP, trong đó có một thiết bị đảm nhận nhiệm vụ phân giải địa chỉ cho tất cả các thiết bị khác. Quá trình này được trình bày trong hình 3. Hình 3: Phân giải địa chỉ dùng proxy ARP. Theo đó các máy trạm không cần giữ bảng routing table nữa router C sẽ có nhiệm vụ thực hiện, trả lời tất cả các ARP request của tất cả các máy trong các mạng kết nối với nó. Router sẽ có một bảng routing table riêng biệt chứa tất cả các thông tin cần thiết để chuyển dữ liệu. II- Cấu hình Router bằng phương pháp CLI (Command Line Interface) Khái niệm: Cấu hình router là sử dụng các phương pháp khác nhau để định cấu hình cho router thực hiện các chức năng cụ thể: liên kết leased line, liên kết dial-up, firewall, Voice Over IP… trong từng trường hợp cụ thể. Cấu trúc router. NVRAM: NVRAM (Nonvolatile random-access memory) là loại RAM có thể lưu lại thông tin ngay cả khi không còn nguồn nuôi. Trong Cisco Router NVRAM thường có nhiệm vụ sau: - Chứa file cấu hình startup cho hầu hết các loại router ngoại trừ router có Flash file system dạng Class A. (7xxx) - Chứa Software configuration register, sử dụng để xác định IOS image dùng trong quá trình boot của router. Flash memory: Flash memory chứa Cisco IOS software image. Đối với một số loại, Flash memory có thể chứa các file cấu hình hay boot image.. Tùy theo loại mà Flash memory có thể là EPROMs, single in-line memory (SIMM) module hay Flash memory card: - Internal Flash memory: Internal Flash memory thường chứa system image. Một số loại router có từ 2 Flash memory trở lên dưới dạng single in-line memory modules (SIMM). Nếu như SIMM có 2 bank thì được gọi là dual-bank Flash memory. Các bank này có thể được phân thành nhiều phần logic nhỏ - Bootflash Bootflash thường chứa boot image. Bootflash đôi khi chứa ROM Monitor. - Flash memory PC card hay PCMCIA card: Flash memory card dủng để gắn vào Personal Computer Memory Card International Association (PCMCIA) slot. Card này dùng để chứa system image, boot image và file cấu hình. Các loại router sau có PCMCIA slot: Cisco 1600 series router: 01 PCMCIA slot. Cisco 3600 series router: 02 PCMCIA slots. Cisco 7200 series Network Processing Engine (NPE): 02 PCMCIA slots Cisco 7000 RSP700 card và 7500 series Route Switch Processor (RSP) card chứa 02 PCMCIA slots. DRAM: Dynamic random-access memory (DRAM) bao gomà 02 loại: - Primary, main, hay processor memory, dành cho CPU dùng để thực hiện Cisco IOS software và lưu giữ running configuration và các bảng routing table. - Shared, packet, or I/O memory, which buffers data transmitted or received by the router's network interfaces. Tùy vào IOS và phần cứng mà có thể phải nâng cấp Flash RAM và DRAM. ROM: Read only memory (ROM) thường được sử dụng để chứa các thông tin sau: - ROM monitor, cung cấp giao diện cho người sử dung khi router không tìm thấy các file image không phù hợp. - Boot image, giúp router boot khi không tìm thấy IOS image hợp lệ trên flash memoty. Các mode config. - Cisco router có nhiều chế độ (mode) khi config, mỗi chế độ có đặc điểm riêng, cung cấp một số các tính năng xác dịnh để cấu hình router. Các mode của Cisco router được trình bày trong hình 7 User Mode hay User EXEC Mode: Đây là mode đầu tiên khi bạn bắt đầu một phiên làm việc với router (qua Console hay Telnet). Ở mode này bạn chỉ có thể thực hiện được một số lệnh thông thường của router. Các lệnh này chỉ có tác dụng một lần như lệnh show hay lệnh clear một số các counter của router hay interface. Các lệnh này sẽ không được ghi vào file cấu hình của router và do đó không gây ảnh hưởng đến các lần khởi động sau của router. Privileged EXEC Mode: Để vào Privileged EXEC Mode, từ User EXEC mode gõ lệnh enable và password (nếu cần). Privileged EXEC Mode cung cấp các lệnh quan trọng để theo dõi hoạt động của router, truy cập vào các file cấu hình, IOS, đặt các password… Privileged EXEC Mode là chìa khóa để vào Configuration Mode, cho phép cấu hình tất cả các chức năng hoạt động của router. Configuration Mode: Như trên đã nói, configuration mode cho phép cấu hình tất cả các chức năng của Cisco router bao gồm các interface, các routing protocol, các line console, vty (telnet), tty(async connection). Các lệnh trong configuration mode sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cấu hình hiện hành của router chứa trong RAM (running-configuration). Nếu cấu hình này được ghi lại vào NVRAM, các lệnh này sẽ có tác dụng trong những lần khởi động sau của router. Configurarion mode có nhiều mode nhỏ, ngoài cùng là global configuration mode, sau đó là các interface configration mode, line configuration mode, routing configuration mode. ROM Mode ROM mode dùng cho các tác vụ chuyên biệt, can thiệp trực tiếp vào phần cứng của router như Recovery password, maintenance. Thông thường ngoài các dòng lệnh do người sử dụng bắt buộc router vào ROM mode, router sẽ tự động chuyển vào ROM mode nếu không tìm thấy file IOS hay file IOS bị hỏng trong quá trình khởi động. Hình 7 Các khái niệm về console, telnet. Console port Console port có trên tất cả các loại router dùng để cho các terminal có thể truy cập vào router để định cấu hình cũng như thực hiện các thao tác khác trên router. Console port thường có dạng lỗ cắm cho RJ-45 connector. Để kết nối vào console port ta cần các thiết bị sau: • 01 terminal, có thể là terminal chuyên dụng của UNIX hay máy PC Windows chạy chương trình HyperTerminal. • 01 Roll-over cable: sợi cáp này đi kèm với mỗi router , là cáp UTP có 4 cặp dây và được bấm RJ-45 đảo thứ tự 2 đầu. • 01 đầu DB-25 hay DB-9 dùng để kết nối vào Terminal. Các đầu nối này có port nối RJ-45 ở phía sau. Các đầu nối này thường được gọi là RJ-45 to DB-9 hay RJ-45 to DB-25 adapter. Telnet sesstion Trong hệ thống mạng sử dụng TCP/IP, Telnet là một dịch vụ rất hữu ích giúp cho người sư dụng có thể truy cập và cấu hình thiết bị từ bất cứ nơi nào trong hệ thống hay thông qua các dịch vụ remote access. Để sử dụng được Telnet cho việc truy cập và cấu hình cisco router cần phải có các điều kiện sau: • Hệ thống mạng sử dụng giao thức TCP/IP • Gán địa chỉ IP cho ít nhất 01 trong các ethernet port của router và kết nối cổng đó vào hệ thống mạng. • 01 PC kết nối vào mạng thông qua TCP/IP. Sau khi thỏa mãn các điều kiện trên, tại PC ta có thể gõ lệnh telnet ip address của ethernet port trên router để có thể truy cập vào router III- ThỰC HÀNH + Thiết lập mạng LAN cấp phát IP tĩnh + Thiết lập mạng LAN cấp phát IP động. + Thiết lập mạng WAN +Routing imformation protocol Thiết lập mạng LAN cấp phát IP tự động -Mô hình sử dụng 1router, 1swich, 2PC Sử dụng các lệnh để thiết lập. Kết quả sau khi thiết lập. Kiểm tra IP Quá trình truyền tin. Thiết lập mạng WAN -Mô hình sử dụng 2router, 2swich, 3PC Sử dụng lệnh Kết quả thiết lập Quá trình tuyền tập tin. 3 thiết lập routing ìnormation Mô hình gồm :3router,3PC,3 switch Kiểm ta kết quả cấu hình Quá trình truyền tin Thiết lập mạng LAN cấp phát IP tĩnh Thiết lập cấu hình liên kết Kiểm tra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTim hieu Router - Copy.doc
  • doc~$m hieu Router - Copy.doc
  • pptTim hieu Router - Copy.ppt
Tài liệu liên quan