Câu hỏi ôn tập kiểm tra giữa kỳ môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp

Tình huống 6. Doanh nhân Phạm Nhật Vượng: Hiện nay ông đang là Chủ tịch HĐQT Vingroup, là tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam được tạp chí Forbes vinh danh ở vị trí 974 thế giới với 1,6 tỷ USD. Để có được thành công như ngày hôm nay ông đã phải trải qua rất nhiều khó khăn để tích lũy được vốn kinh nghiệm quý giá cho bản thân. Khi đứng trước mọi khó khăn thì ông không bao giờ bỏ cuộc. Chân dung ông được khắc họa là một lãnh đạo hòa đồng. Ngoài ra, "tấn công luôn tốt hơn là phòng thủ" là nguyên tắc được ông áp dụng cho mọi việc làm của mình. Là một trong những tỷ phú kín tiếng nhất làng doanh nhân Việt, ông ít khi xuất hiện trước công luận, và cũng chưa bao giờ tiết lộ con số thực về tài sản của mình. 1. Hãy phân tích và bình luận các nhân tố cấu thành văn hóa doanh nhân Phạm Nhật Vượng. 2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ sự thành công trong kinh doanh của ông cho các doanh nhân Việt Nam là gì? Tình huống 7. Tổng giám đốc công ty sản xuất điện lạnh, thuộc một tập đoàn lớn đang rất hy vọng vào một hợp đồng cung cấp một số lượng lớn thiết bị mà công ty mình tham gia đấu thầu . Trong lúc đang chờ kết quả duyệt thầu, anh ta nhận được lời nhắc nhở rằng để có được hợp đồng, công ty phải có phong bì lót tay thật đậm cho một số quan chức trong hội đồng duyệt thầu. Công ty và tập đoàn không có chính sách cũng như ngân sách cho việc này. Nhưng nếu không có được hợp đồng này, công ty anh ta sẽ không đạt doanh số 3 năm liền. Theo quy định của tập đoàn, nếu 3 năm liền công ty không đạt doanh số thì sẽ thay tổng giám đốc. 1. Tình huống trên đề cập đến những vấn đề gì của văn hoá kinh doanh? 2. Phân tích các đối tượng hữu quan trong tình huống. Nếu là vị Tổng giám đốc, anh/chị sẽ làm gì? 3. Bài học rút ra từ tình huống?

pdf4 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập kiểm tra giữa kỳ môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ LỚP: VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP – KỲ 2 I. CÂU HỎI LÝ THUYẾT CHƯƠNG 1: 1. Các hình thức văn hóa khác? Liên hệ thực tiễn? 2. Văn hóa kinh doanh là gì? Trình bày các nhân tố cấu thành Văn hóa kinh doanh? 3. Hãy định nghĩa và phân biệt các khái niệm sau: Triết lý, Triết lý kinh doanh, Triết lý doanh nghiệp? 4. Các nhân tố tác động đến văn hóa kinh doanh? Theo bạn nhân tố nào có vai trò quan trọng nhất? Vì sao? CHƯƠNG 2: 5. Nội dung của triết lý kinh doanh? Liên hệ thực tiễn? 6. Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý doanh nghiệp? Liên hệ thực tiễn? 7. Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp? Liên hệ thực tiễn? 8. Trình bày khái niệm triết lý kinh doanh. Vì sao các nhà quản trị thường coi triết lý kinh doanh là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp? Liên hệ với một doanh nghiệp Việt Nam mà anh/ chị biết. 9. Một văn bản triết lý kinh doanh đầy đủ của doanh nghiệp thường có các nội dung gì? Vì sao? Liên hệ thực tiễn. 10. Phân tích vai trò của triết lý kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp? 11. Phân tích các điều kiện và cách thức xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp?. Vì sao ở nước ta hiện nay có ít doanh nghiệp nhà nước có Triết lý kinh doanh của mình? 12. Giải pháp nào phát huy Triết lý kinh doanh ở nước ta hiện nay? CHƯƠNG 3: 13. Hãy phân biệt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội? 14. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội? Liên hệ thực tiễn? 15. Khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh trong các chức năng của doanh nghiệp? Liên hệ thực tiễn? 16. Khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh với các đối tượng hữu quan? Liên hệ thực tiễn? 17. Hãy trình bày các hành vi được coi là phi đạo đức trong quảng cáo và bán hàng? Cho ví dụ và nêu các giải pháp để ngăn chặn? CHƯƠNG 4: 18. Doanh nhân là gì? Phân tích vai trò của doanh nhân trong phát triển kinh tế. 19. Văn hóa doanh nhân là gì? Phân tích vai trò của văn hóa doanh nhân. 20. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới văn hoá doanh nhân? Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao? 21. Làm rõ các nhân tố văn hóa, kinh tế, chính trị - pháp luật đang tác động đến “tinh thần doanh nhân” Việt Nam, rút ra những bài học gì? 22. Trình bày các bộ phận cấu thành Văn hóa doanh nhân? 23. Phân tích các nhân tố cấu thành văn hóa doanh nhân. Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao? 24. Có thể đánh giá Văn hóa doanh nhân theo những tiêu chuẩn nào? II. TÌNH HUỐNG Tình huống 1. Một nhân viên đã làm việc lâu trong một công ty và muốn thay đổi công việc. Anh ta vừa xin được một việc làm tại một tập đoàn lớn của Mỹ với mức lương hấp dẫn. Theo thỏa thuận, anh ta được hẹn sẽ đi làm chính thức và ký hợp đồng sau một tháng. Vui mừng anh ta thông báo với đồng nghiệp, thậm chí còn tổ chức vài cuộc chia tay nho nhỏ. Hôm sau, anh ta lên gặp giám đốc để xin nghỉ. Không ngờ giám đốc nhất định giữ anh ta ở lại, còn hứa sẽ tăng lương cho anh ta. Giám đốc lại là người thường xuyên khuyến khích nâng đỡ anh ta trong thời gian công tác. 1. Tình huống trên đề cập đến những vấn đề gì của văn hoá kinh doanh 2. Phân tích các đối tượng hữu quan trong tình huống. 3. Bài học rút ra từ tình huống? Tình huống 2. Sự thiếu vắng triết lý kinh doanh trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Khi nhận xét về các doanh nghiệp Việt Nam, nhiều chuyên gia nước ngoài cho rằng: “đa số các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay đều không có triết lý kinh doanh và chiến lược kinh doanh dài hạn”. Thực tế đã cho thấy, đây là một nhận xét đúng. Các doanh nghiệp của Việt Nam, đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ tập trung tìm kiếm lợi nhuận trước mắt với tầm nhìn ngắn hạn. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề văn hóa kinh doanh, vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp hay sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mình. Vậy doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để có thể tồn tại và phát triển lâu bền? Tình huống 3. Một nhân viên IT là tác giả của một phần mềm quản lý nhân sự được ưa chuộng, cung cấp cho nhiều khách hàng, đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, anh ta lại chỉ được thưởng 1 khoản tiền nhỏ, ngoài ra không được hưởng bất kỳ quyền lợi nào từ việc khai thác phần mềm đó. Một hôm, anh ta được đích thân tổng giám đốc 1 tập đoàn có thương hiệu lớn tiếp cận và mời anh ta làm giám đốc Trung tâm khai thác thông tin của tập đoàn. Mọi chế độ lương thưởng và đãi ngộ đều rất hấp dẫn. Nhưng điều kiện đưa ra là anh ta phải mang về cho tập đoàn toàn bộ mã nguồn của phần mềm đó. 1. Tình huống trên đề cập đến những vấn đề gì của văn hoá kinh doanh? 2. Phân tích các đối tượng hữu quan trong tình huống. Neu la nhân viên IT do, em sẽ xử sự như thế nào? 3. Bài học rút ra từ tình huống? Tình huống 4. Vấn đề đạo đức tại công ty nước giải khát Tipico Ngày 7 – 7, đoàn thanh tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm bắt đầu tiến hành kiểm tra tại Công ty Nước giải khát Tipico. Khi đến kho nguyên liệu, đoàn kiểm tra phát hiện thấy tất cả nguyên vật liệu mà công ty đang dùng để sản xuất đã hết hạn sử dụng được 3 tháng so với những hướng dẫn về hạn sử dụng trên các thùng đựng nguyên vật liệu. Tuy nhiên, ban lãnh đạo của Tipico đã thanh minh rằng việc sử dụng nguyên vật liệu quá hạn là “bị oan” do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu từ nước ngoài về đã làm hỏng những con số của hạn sử dụng từ 17 – 08 thành 17 – 03, và số nguyên vật liệu này nếu ngửi bằng mũi thì vẫn còn thơm và chưa bị mốc. 1. Phân tích nguồn gốc của vấn đề đạo đức kinh doanh trong tình huống. 2. Phân tích các đối tượng hữu quan trong tình huống trên. 3. Với tư cách là những đối tượng ấy, bạn sẽ xử lý như thế nào? Tình huống 5. Hùng Long tốt nghiệp loại xuất sắc khoa chế tạo máy của ĐH Bách Khoa, An Dương bạn thân từ hồi cấp 1 của Hùng Long học không giỏi nhưng có bố mẹ rất giàu có và đều đang công tác tại nước ngoài. Tình cờ gặp lại nhau trong buổi sinh nhật cô bạn lớp trưởng cũ, Hùng Long và An Dương đã nói chuyện và đi đến quyết định sẽ hợp tác với nhau để để lập công ty TechBC kinh doanh trong lĩnh vực máy ép với thoả thuận Hùng Long bỏ chất xám, An Dương góp là chính. Sau một thời gian, công ty lớn mạnh, Hùng Long lúc này đã tích lũy đủ vốn và tạo được nhiều mối quan hệ rộng rãi với khách hàng, âm thầm lập thêm một công ty TechDG cùng ngành nhờ người nhà đứng tên hoạt động song song và “hốt trọn” khách hàng của TechBC. 1. Tình huống trên đề cập đến những vấn đề gì của văn hoá kinh doanh? 2. Phân tích các đối tượng hữu quan trong tình huống. 3. Bài học rút ra từ tình huống? Tình huống 6. Doanh nhân Phạm Nhật Vượng: Hiện nay ông đang là Chủ tịch HĐQT Vingroup, là tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam được tạp chí Forbes vinh danh ở vị trí 974 thế giới với 1,6 tỷ USD. Để có được thành công như ngày hôm nay ông đã phải trải qua rất nhiều khó khăn để tích lũy được vốn kinh nghiệm quý giá cho bản thân. Khi đứng trước mọi khó khăn thì ông không bao giờ bỏ cuộc. Chân dung ông được khắc họa là một lãnh đạo hòa đồng. Ngoài ra, "tấn công luôn tốt hơn là phòng thủ" là nguyên tắc được ông áp dụng cho mọi việc làm của mình. Là một trong những tỷ phú kín tiếng nhất làng doanh nhân Việt, ông ít khi xuất hiện trước công luận, và cũng chưa bao giờ tiết lộ con số thực về tài sản của mình... 1. Hãy phân tích và bình luận các nhân tố cấu thành văn hóa doanh nhân Phạm Nhật Vượng. 2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ sự thành công trong kinh doanh của ông cho các doanh nhân Việt Nam là gì? Tình huống 7. Tổng giám đốc công ty sản xuất điện lạnh, thuộc một tập đoàn lớn đang rất hy vọng vào một hợp đồng cung cấp một số lượng lớn thiết bị mà công ty mình tham gia đấu thầu . Trong lúc đang chờ kết quả duyệt thầu, anh ta nhận được lời nhắc nhở rằng để có được hợp đồng, công ty phải có phong bì lót tay thật đậm cho một số quan chức trong hội đồng duyệt thầu. Công ty và tập đoàn không có chính sách cũng như ngân sách cho việc này. Nhưng nếu không có được hợp đồng này, công ty anh ta sẽ không đạt doanh số 3 năm liền. Theo quy định của tập đoàn, nếu 3 năm liền công ty không đạt doanh số thì sẽ thay tổng giám đốc. 1. Tình huống trên đề cập đến những vấn đề gì của văn hoá kinh doanh? 2. Phân tích các đối tượng hữu quan trong tình huống. Nếu là vị Tổng giám đốc, anh/chị sẽ làm gì? 3. Bài học rút ra từ tình huống?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcau_hoi_on_tap_kiem_tra_giua_ky_mon_van_hoa_kinh_doanh_va_ti.pdf
Tài liệu liên quan