Điều 28
C-Q-MH18-088. Nhân viên đơn vị công tác phải có các trách nhiệm sau:
A. Nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc, tự kiểm
tra và bảo đảm đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
B. Nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc, tự kiểm
tra phương tiện bảo vệ cá nhân.
C. Bảo đảm đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi tiến hành công việc.
D. Nắm vững những yêu cầu về an toàn tự kiểm tra phương tiện bảo vệ cá
nhân.
C-Q-MH18-089. Trong khi làm việc, khi thấy không đảm bảo an toàn, nhân
viên đơn vị công tác có quyền gì?
A. Từ chối làm công việc, nếu người chỉ huy không chấp thuận thì báo cáo
cấp trên.
B. Rời bỏ ngay khỏi nơi làm việc và báo cáo cấp trên.
C. Rời bỏ ngay khỏi nơi làm việc và báo cho người chỉ huy biết.
D. Yêu cầu người chỉ huy thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo an toàn.
C-Q-MH18-089-1. Nhân viên đơn vị công tác phải là những người như thế nào?
A. Đã được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và huấn luyện về an toàn điện
phù hợp với công việc được giao.
B. Được người sử dụng lao động thuê mướn, tuyển dụng.
C. Đã được huấn luyện về an toàn điện, sát hạch đạt yêu cầu phù hợp với công
việc.
D. Đã được huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ sát hạch đạt yêu cầu phù hợp
với công việc.
27 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm - Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TẬP ĐOÀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐIỆN
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Môn học: Kỹ thuật an toàn điện.
Nghề: Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có
điện áp từ 110kV trở xuống.
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Kiến thức 1: Những hiểu biết chung về công tác bảo hộ lao động (2 giờ - 3
câu)
C-Q-MH18-001. Công tác bảo hộ lao động có các tính chất chủ yếu là:
A. Tính pháp lý, tính khoa học, tính quần chúng.
B. Tính pháp luật, tính khoa học, tính quần chúng.
C. Tính pháp lý, tính an toàn, tính quần chúng.
D. Tính pháp lý, tính khoa học, tính an toàn.
C-Q-MH18-002. Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm
trọng đến tính mạng hoặc sức khoẻ của mình, người lao động có quyền:
A. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nhưng phải báo ngay với
người có trách nhiệm.
B. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nhưng phải báo ngay với
chính quyền sở tại.
C. Phải thực hiện xong nhiệm vụ sau đó báo cáo với người có trách nhiệm.
D. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc và trình báo ngay với cơ
quan công an nhờ can thiệp.
C-Q-MH18-003. Khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
người lao động có nghĩa vụ:
A. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm.
B. Khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
C. Trình báo ngay với cơ quan công an nhờ can thiệp.
D. Tìm ngay biện pháp để khắc phục.
Kiến thức 2: Kỹ thuật an toàn điện (12 giờ - 16 câu: 4-19)
Kiến thức 2.1. Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người (8 câu: 4-11)
C-Q-MH18-004. Trị số dòng điện qua người khi có tiếp xúc điện phụ thuộc
vào:
A. Điện áp đặt vào người và điện trở của người.
B. Điện áp lưới điện và điện trở của người.
C. Điện áp đặt vào người và điện trở cách điện của lưới điện .
D. Điện áp lưới điện và điện trở cách điện của lưới điện .
2
C-Q-MH18-005. Dòng điện xoay chiều tần số f = (5060) Hz có trị số từ
(0,61,5) mA qua người, nạn nhân có biểu hiện:
A. Bắt đầu thấy tê ngón tay.
B. Ngón tay tê rất mạnh.
C. Bắp thịt co và rung.
D. Tay khó rời vật mang điện.
C-Q-MH18-006. Dòng điện xoay chiều tần số f = (5060) Hz có trị số từ (57)
mA qua người, nạn nhân sẽ có biểu hiện:
A. Bắp thịt co và rung.
B. Ngón tay tê rất mạnh.
C. Bắt đầu thấy tê ngón tay.
D. Tay khó rời vật mang điện.
C-Q-MH18-007. Dòng điện xoay chiều tần số f = (5060) Hz có trị số từ
(5080) mA qua người, nạn nhân có biểu hiện:
A. Cơ quan hô hấp bị tê liệt, tim đập mạnh.
B. Tay khó rời vật mang điện.
C. Tay không thể rời vật mang điện và khó thở.
D. Hô hấp bị tê liệt, nếu kéo dài hơn 3 giây thì tim bị tê liệt và ngừng đập.
C-Q-MH18-008. Dòng điện một chiều có trị số từ (2025) mA qua người, nạn
nhân có biểu hiện:
A. Cảm giác nóng tăng lên, bắp thịt co quắp nhưng chưa mạnh.
B. Đau như kim châm và thấy nóng.
C. Rất nóng, bắp thịt co quắp và khó thở.
D. Cơ quan hô hấp bị tê liệt.
C-Q-MH18-009. Thời gian có thể gây nguy hiểm chết người với trị số dòng
điện qua người bằng 110 mA là:
A. 1,0 giây.
B. 0,5 giây.
C. 2,0 giây.
D. 3,0 giây.
C-Q-MH18-010. Đường đi của dòng điện qua người từ tay qua tay thì tỷ lệ
dòng điện qua tim và tỷ lệ nạn nhân bất tỉnh là:
A. 3,3% và 83%
B. 6,7% và 87%
C. 3,7% và 80%
D. 0,4% và 15%
C-Q-MH18-011. Đường đi của dòng điện qua người từ đầu qua tay hoặc ngược
lại thì tỷ lệ dòng điện qua tim và tỷ lệ nạn nhân bất tỉnh là:
A. 7,0% và 92%
B. 6,7% và 87%
C. 3,7% và 80%
D. 3,3% và 83%
3
Kiến thức 2.2. Các trường hợp tiếp xúc với điện (3 câu: 12-14)
C-Q-MH18-012. Trong các trường hợp tiếp xúc trực tiếp vào mạng điện 3 pha,
trường hợp nào ít nguy hiểm nhất?
A. Tiếp xúc vào 1 pha của lưới điện 3 pha có trung tính cách điện với đất.
B. Tiếp xúc vào 1 pha của lưới điện 3 pha có trung tính trực tiếp nối đất.
C. Tiếp xúc vào 2 pha của lưới điện 3 pha có trung tính trực tiếp nối đất.
D. Tiếp xúc vào 2 pha của lưới điện 3 pha có trung tính cách điện với đất.
C-Q-MH18-013. Vùng phân bố điện áp bước được xác định từ điểm chạm đất
ra xung quanh:
A. 20 m.
B. 15 m.
C. 10 m.
D. 30 m.
C-Q-MH18-014. Khi 2 chân người đứng trên cùng 1 đường đẳng áp trong vùng
có phân bố điện áp, thì điện áp bước đặt vào người (Ub) bằng:
A. 0.
B. Up.
C. Ud.
D. Utx.
Kiến thức 2.3. Một số trang thiết bị an toàn (1 câu: 15)
C-Q-MH18-015. Các loại biển báo an toàn điện được quy định như thế nào?
A. Theo mẫu mã, kích thước được quy định trong quy trình an toàn điện
hiện hành.
B. Theo mẫu mã và cấp điện áp.
C. Căn cứ vào thực tế chủng loại thiết bị, cấp điện áp và kích thước nơi cần
đặt để thiết kế chế tạo cho phù hợp.
D. Theo mẫu mã, chủng loại thiết bị, cấp điện áp để thiết kế chế tạo cho phù
hợp.
Kiến thức 2.4. Hướng dẫn cứu chữa người bị điện giật (4 câu: 16-19)
C-Q-MH18-016. Trong điều kiện bình thường con người tiếp xúc trực tiếp với
điện áp xoay chiều trên bao nhiêu Vôn là nguy hiểm đến tính mạng ?
A. 42.
B. 24.
C. 110.
D. 220.
C-Q-MH18-17. Khi người bị tai nạn điện cao áp mà không thể cắt máy cắt và
không có các dụng cụ cách điện phù hợp để tách nạn nhân ra thì:
A. Dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm
ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
B. Khẩn cấp gọi điện yêu cầu điều độ cắt máy cắt cấp điện đến chỗ người bị
nạn.
4
C. Hô hoán nhờ mọi người xung quanh giúp đỡ, cử người đi cắt điện càng
nhanh càng tốt.
D. Nhanh chóng chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cách điện phù hợp để tách nạn
nhân ra khỏi mạch điện.
C-Q-MH18-18. Đối với nạn nhân chưa mất tri giác thì việc đầu tiên cần phải
làm là:
A. Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc.
B. Làm hô hấp nhân tạo.
C. Gọi xe cấp cứu đến.
D. Đi mời y bác sỹ đến.
C-Q-MH18-19. Phương pháp nào cứu chữa nạn nhân bị điện giật được cho là
có hiệu quả phổ biến nhất?
A. Hà hơi thổi ngạt kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực.
B. Đặt nạn nhân nằm ngửa.
C. Đặt nạn nhân nằm sấp.
D. Ma sát toàn thân.
Kiến thức 3. An toàn cơ (4 giờ - 2 câu)
C-Q-MH18-020. Vị trí đặt garô vết thương:
A. Phía trên vết thương.
B. Trực tiếp lên da nạn nhân.
C. Phía dưới vết thương.
D. Ở cả phía trên và phía dưới vết thương.
C-Q-MH18-021. Sau khi sơ cứu vết thương gãy xương việc chuyển nạn nhân
đến cơ sở y tế bằng cách:
A. Đặt nạn nhân trên cáng thẳng.
B. Cõng nạn nhân.
C. Vác nạn nhân.
D. Cáng nạn nhân bằng võng.
Kiến thức 4. Phòng chống cháy nổ (4 giờ - 4 câu: 22-25)
C-Q-MH18-022. Để sự cháy tồn tại phải có đủ các yếu tố:
A. Nhiệt độ cần thiết, Ôxy, chất cháy.
B. Ánh sáng, có Ôxy, có chất cháy.
C. Có nhiệt độ cần thiết, có ánh sáng, có chất cháy.
D. Có nhiệt độ cần thiết, có ánh sáng, Ôxy.
C-Q-MH18-023. Phương tiện, chất chữa cháy dùng để dập tắt các đám cháy
xăng dầu là:
A. Bình CO2, bình MFZ.
B. Bình CO2, bình MFZ, nước.
C. Bình CO2, bình MFZ, cát.
D. Nước, cát.
C-Q-MH18-024. Bình chữa cháy CO2 là thiết bị chữa cháy bên trong chứa khí
CO2 ở nhiệt độ:
5
A. -79
o
C.
B. 0
0
C .
C. -10
0
C .
D. 20
0
C.
C-Q-MH18-025. Phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng bên trong của bình
chữa cháy MFZ là:
A. Kiểm tra đồng hồ áp lực, nếu kim chỉ vào vạch màu xanh thì bình còn tốt.
B. Kiểm tra đồng hồ áp lực, nếu kim chỉ vào vạch màu đỏ thì bình còn tốt.
C. Cân trọng lượng bình, nếu đạt trên 80% trọng lượng ghi trên vỏ thì bình
còn tốt.
D. Cân trọng lượng bình, nếu đạt trọng lượng ghi trên vỏ thì bình còn tốt.
Kiến thức 5. Vệ sinh công nghiệp (3 giờ - 0 câu)
Kiến thức 6. Quy trình kỹ thuật an toàn điện (35 giờ - 101; câu: 26 -126)
Kiến thức 6.1. Thao tác thiết bị điện (18 câu: 26 - 43)
Điều 6:
C-Q-MH18-026. Trong chế độ bình thường, việc thao tác đóng, cắt thiết bị điện
cao áp phải thực hiện theo chế độ:
A. Phiếu thao tác.
B. Lệnh công tác.
C. Phiếu công tác.
D. Phiếu công tác và phiếu thao tác.
C-Q-MH18-027. Theo quy định chung, việc thao tác đóng, cắt thiết bị điện cao
áp, ít nhất do mấy người thực hiện?
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
C-Q-MH18-028. Người thao tác việc đóng, cắt điện ở thiết bị điện cao áp phải
có bậc an toàn tối thiểu:
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
C-Q-MH18-029. Người giám sát việc đóng, cắt điện ở thiết bị điện cao áp phải
có bậc an toàn an toàn tối thiểu:
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
6
C-Q-MH18-030. Dao cách ly được phép thao tác có điện khi dòng điện thao
tác:
A. Nhỏ hơn dòng điện cho phép theo quy trình vận hành của dao cách ly đó.
B. Nhỏ hơn hoặc bằng dòng điện cho phép theo quy trình vận hành của dao
đó.
C. Nhỏ hơn dòng điện định mức theo quy trình vận hành của dao đó.
D. Nhỏ hơn dòng điện đóng/cắt định mức theo quy trình vận hành của dao
đó.
C-Q-MH18-031. Trường hợp đặc biệt được phép đóng, cắt dao cách ly khi trời
mưa, giông ở những đường dây:
A. Không có điện.
B. Có điện không tải.
C. Dòng tải nhỏ hơn định mức.
D. Đã tiếp đất.
C-Q-MH18-032. Trường hợp thao tác bình thường, phiếu thao tác được lưu ít
nhất mấy tháng?
A. 03
B. 01
C. 06
D. 12
C-Q-MH18-033. Trường hợp thao tác có liên quan đến sự cố, tai nạn thì các
phiếu thao tác có liên quan phải:
A. Lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị.
B. Lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị ít nhất 02
tháng.
C. Lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị ít nhất 03
tháng.
D. Lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị ít nhất 06
tháng.
C-Q-MH18 -033-1. Trường hợp đặc biệt, nếu thao tác ở nơi có khả năng không
liên lạc được thì có cho phép thao tác theo giờ đã hẹn trước được không?
A. Được phép thao tác hạn giờ nhưng phải so và chỉnh lại giờ cho thống nhất
với đồng hồ của người ra lệnh. Nếu vì lý do nào đó mà sai hẹn thì cấm thao
tác.
B. Trong mọi trường hợp đều phải chấp hành thao tác theo phiếu hoặc lệnh trực
tiếp.
C. Được phép thao tác hạn giờ nhưng phải so và chỉnh lại giờ cho thống nhất với
đồng hồ của người ra lệnh.
D. Được phép ra lệnh trước và quy ước giờ được thực hiện thao tác.
7
C-Q-MH18 -033-2. Trong tình trạng thời tiết như thế nào thì cấm đóng, cắt điện
bằng sào thao tác và dao cách ly thao tác trực tiếp tại chỗ hoặc thay dây chì
đối với thiết bị ngoài trời?
A. Trong lúc mưa to nước chảy thành dòng trên thiết bị, dụng cụ an toàn hoặc
đang có giông sét.
B. Khi có gió cấp 5 (30~40km/giờ) trở lên.
C. Khi có gió tới cấp 6 (40-50km/h) hay trời mưa to nặng hạt hoặc có giông sét.
D. Khi có gió cấp 4 (20~29km/giờ) trở lên.
C-Q-MH18 -033-3. Vào lúc khí hậu ẩm, ướt chỉ được phép thay dây chì của
máy biến áp, máy biến điện áp sau khi đã thực hiện việc gì?
A. Đã cắt dao cách ly cả hai phía cao áp và hạ áp của máy biến áp, máy biến
điện áp.
B. Đã cắt hết nguồn điện cấp vào máy biến áp và máy biến điện áp.
C. Được phép thực hiện như lúc bình thường.
D. Đã cắt dao cách ly cả hai phía cao của máy biến áp, máy biến điện áp.
Điều 7:
C-Q-MH18-034. Người nhận lệnh thao tác phải nhắc lại:
A. Toàn bộ lệnh, ghi đầy đủ trình tự thao tác, tên người ra lệnh và thời điểm
yêu cầu thao tác.
B. Toàn lệnh, rồi tiến hành thao tác.
C. Đầy đủ trình tự thao tác, tên người ra lệnh và thời điểm yêu cầu thao tác.
D. Trình tự thao tác, ghi đầy đủ toàn bộ lệnh và tên người ra lệnh.
C-Q-MH18-035. Chỉ được tiến hành thao tác khi đã đảm bảo điều kiện gì?
A. Khi người ra lệnh xác định hoàn toàn đúng và cho phép thao tác.
B. Đủ điều kiện cho phép thực hiện theo sơ đồ thực tế và chế độ vận hành
thiết bị.
C. Hiểu rõ lệnh thao tác, ghi đầy đủ trình tự, tên người ra lệnh và thời điểm
yêu cầu.
D. Đủ điều kiện cho phép thực hiện theo sơ đồ thực tế và thiết bị có khóa
liên động chống thao tác sai.
C-Q-MH18-036. Đóng, cắt dao cách ly tại chỗ trực tiếp bằng tay phải mang:
A. Găng tay cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên ghế cách điện.
B. Găng tay cách điện, đi ủng cách điện và dùng sào cách điện để thao tác.
C. Găng tay cách điện, đi ủng cách điện và đứng trên thảm cách điện.
8
D. Găng tay cách điện và dùng sào cách điện để thao tác.
C-Q-MH18-037. Khi nào thì người ra lệnh, người giám sát, người thao tác,
người nhận chuyển lệnh (nếu có) được cho là hoàn thành nhiệm vụ?
A. Khi người giám sát thao tác báo cáo cho người ra lệnh đã thao tác xong.
B. Khi đã chuyển phiếu thao tác sang cho người khác.
C. Khi hết thời gian lưu phiếu thao tác theo quy định.
D. Khi đã kết thúc thao tác và các thiết bị vận hành bình thường.
C-Q-MH18-038. Trong điều kiện vận hành bình thường, khi nhận lệnh bằng
điện thoại, người giám sát thao tác phải ghi đầy đủ lệnh đó và:
A. Nhắc lại từng động tác trong điện thoại, ghi tên người ra lệnh, nhận lệnh,
ngày, giờ truyền lệnh vào phiếu thao tác và sổ nhật ký vận hành.
B. Nhắc lại từng động tác trong điện thoại, ghi tên người ra lệnh vào phiếu
thao tác và sổ nhật ký vận hành.
C. Nhắc lại từng động tác trong điện thoại, ghi tên người ra lệnh, nhận lệnh,
ngày, giờ thao tác vào phiếu thao tác.
D. Nhắc lại từng động tác trong điện thoại, ghi tên người ra lệnh, nhận lệnh,
ngày, giờ thao tác vào sổ nhật ký vận hành.
C-Q-MH18-039. Trong điều kiện vận hành bình thường, người giám sát và
người thao tác sau khi xem xét không còn thắc mắc cùng phải làm gì?
A. Ký vào phiếu, mang phiếu đến địa điểm thao tác.
B. Ghi đầy đủ nội dung thao tác vào sổ nhật ký vận hành.
C. Ghi thời gian bắt đầu thao tác.
D. Mang phiếu đến địa điểm thao tác sau đó ký vào phiếu.
C-Q-MH18-040. Người giám sát đánh dấu (X) vào cột đã thao tác khi nào?
A. Sau mỗi động tác vừa thực hiện xong.
B. Sau khi thực hiện hết trình tự thao tác.
C. Trước khi thực hiện mỗi động tác.
D. Trước khi thực hiện thao tác.
C-Q-MH18-041. Sau khi thao tác cắt điện để làm việc, ở bộ phận truyền động
của dao cách ly cần phải treo biển báo:
A. “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”.
B. “Đã tiếp đất”.
C. “Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người”.
D. “Làm việc tại đây”.
C-Q-MH18-042. Sau khi thao tác cắt điện để làm việc, ở bộ phận truyền động
của dao cách ly cần phải treo biển báo và có thêm biện pháp gì để không thể
đóng dao đưa điện vào thiết bị có người đang làm việc?
A. Khoá tay truyền động, đặt tấm lót, cử người canh gác.
B. Thử hết điện và đóng tiếp đất an toàn.
C. Thông báo cho mọi người biết thiết bị đã được cắt hết điện.
D. Đặt rào chắn an toàn để không ai có thể đến gần nơi làm việc.
C-Q-MH18-043. Chỉ được đóng, cắt dao cách ly (hoặc cầu chì tự rơi) trên cột
bằng sào cách điện với điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của
các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ hơn:
9
A. 3,0 m.
B. 2,0 m.
C. 4,0 m.
D. 5,0 m.
C-Q-MH18-043-1. Người ra lệnh thao tác phải hiểu rõ những gì?
A. Trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, điều kiện cho phép
thực hiện theo sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị.
B. Điều kiện cho phép thực hiện theo sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị.
C. Trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến.
D. Trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến và chế độ vận hành
thiết bị.
C-Q-MH18-043-2. Trong khi thao tác, nếu nghi ngờ động tác vừa thực hiện thì
xử lý thế nào?
A. Ngừng ngay để kiểm tra lại toàn bộ, nếu không có bất thường thì mới thao tác
tiếp.
B. Nếu không phát sinh sự cố thì tiếp tục thực hiện thao tác các hạng mục tiếp
theo.
C. Rà soát các hạng mục đã thao tác, nếu phát hiện có nhầm lẫn thì thao tác lại.
D. Ngừng ngay để kiểm tra lại toàn bộ rồi báo cáo ngay cho người ra lệnh biết.
C-Q-MH18-043-3. Trong khi thao tác, nếu phát hiện bị sai hoặc nhầm lẫn thì xử
lý thế nào?
A. Phải ngừng ngay việc thao tác và báo cáo cho người ra lệnh biết. Việc thực
hiện tiếp thao tác phải tiến hành theo một phiếu mới.
B. Thao tác tất cả trở về vị trí ban đầu sau đó thực hiện lại từ đầu theo phiếu.
C. Thao tác hạng mục làm sai về vị trí ban đầu sau đó tiếp tục thực hiện theo
phiếu.
D. Phải ngừng ngay việc thao tác khắc phục hết sai sót rồi tiếp tục thao tác.
10
Kiến thức 6.2. Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc đề đảm bảo an
toàn khi tiến hành công việc (33 câu: 44-76)
Điều 9:
C-Q-MH18-044. Khi cắt điện một phần để làm việc phải đảm bảo khoảng cách
từ người làm việc đến phần có điện với điện áp 10kV tối thiểu là:
A. 0,7 m.
B. 0,6 m.
C. 1,0 m.
D. 1,5 m.
C-Q-MH18-045. Khi cắt điện một phần để làm việc phải đảm bảo khoảng cách
từ người làm việc đến phần có điện điện áp 22kV tối thiểu là:
A. 1,0 m.
B. 0,6 m.
C. 0,7 m.
D. 1,5 m.
C-Q-MH18-046. Khi cắt điện một phần để làm việc phải đảm bảo khoảng cách
từ người làm việc đến phần có điện điện áp 35kV tối thiểu là:
A. 1,0 m.
B. 0,6 m.
C. 0,7 m.
D. 1,5 m.
C-Q-MH18-047. Khi cắt điện một phần để làm việc phải đảm bảo khoảng cách
từ người làm việc đến phần có điện điện áp 110kV tối thiểu là:
A. 1,5 m.
B. 0,7 m.
C. 1,0 m.
D. 2,5 m.
C-Q-MH18-048. Khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn đến phần mang điện cấp
điện áp 10kV quy định tối thiểu là:
A. 0,35 m.
B. 0,6 m.
C. 0,7 m.
D. 1,0 m.
C-Q-MH18-049. Khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn đến phần mang điện cấp
điện áp 22kV quy định tối thiểu là:
A. 0,6 m.
B. 0,35 m.
C. 0,7 m.
D. 1,0 m.
C-Q-MH18-050. Khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn đến phần mang điện cấp
điện áp 35kV quy định tối thiểu là:
11
A. 0,6 m.
B. 0,35 m.
C. 1,0 m.
D. 1,5 m.
C-Q-MH18-051. Khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn đến phần mang điện cấp
điện áp 110kV quy định tối thiểu là:
A. 1,5 m.
B. 0,6 m.
C. 1,0 m.
D. 2,5 m.
C-Q-MH18-051-1. Ai là người chịu trách nhiệm thực hiện việc đặt rào chắn tạm
thời?
A. Người chuẩn bị nơi làm việc, người cho phép hoặc người chỉ huy trực tiếp.
B. Người chuẩn bị nơi làm việc.
C. Người cho phép hoặc người chỉ huy trực tiếp.
D. Chỉ người chỉ huy trực tiếp mới được đặt rào chắn tạm thời.
Điều 10
C-Q-MH18-052. Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho ai đảm nhiệm?
A. Nhân viên vận hành nắm vững sơ đồ và vị trí thực tế của thiết bị.
B. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác.
C. Người thuộc đơn vị công tác nắm vững sơ đồ và vị trí thực tế của thiết bị.
D. Người đã được huấn luyện, kiểm tra công nhận chức danh vận hành và
được phép của đơn vị vận hành.
C-Q-MH18-053. Khi cắt điện để làm công việc, phải ngăn chặn được những
nguồn điện nào ngược trở lại có thể gây nguy hiểm cho người làm việc?
A. Nguồn điện cao, hạ áp qua máy biến áp lực, máy biến áp đo lường, máy
phát điện.
B. Dòng điện sét lan truyền từ đường dây trên không đến.
C. Nguồn điện cảm ứng từ đường dây cao áp đang vận hành.
D. Nguồn điện điều khiển thiết bị đóng cắt.
C-Q-MH18-054. Khi cắt điện để làm công việc bằng máy cắt và dao cách ly có
bộ truyền động điều khiển từ xa, phải:
A. Khoá mạch điều khiển máy cắt và dao cách ly đó.
B. Tháo mạch điều khiển máy cắt và dao cách ly đó.
C. Tháo dây dẫn đấu vào máy cắt và dao cách ly đó.
D. Đóng tiếp địa cố định của máy cắt và dao cách ly đó.
C-Q-MH18-055. Cắt điện để làm công việc trên thiết bị điện, việc tháo biển
“Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” phải do ai thực hiện?
12
A. Người treo biển hoặc người được chỉ định thay thế.
B. Nhân viên đơn vị công tác.
C. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác.
D. Người giám sát an toàn điện.
C-Q-MH18-055-1. Cắt điện để làm công việc trên thiết bị điện, đối với dao
cách ly một pha thì biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” được
treo như thế nào?
A. Phải treo biển ở bộ phận truyền động từng pha.
B. Phải treo biển ở ngay lưỡi dao pha giữa.
C. Phải treo biển ở bộ phận truyền
D. Chỉ cần treo biển báo ở một pha bất kỳ.
C-Q-MH18-055-2. Khi cắt điện để làm công việc trên thiết bị điện, đối với mọi
loại máy phát điện khác đang hoạt động thì phải làm gì?
A. Phải tách riêng rẽ, hoàn toàn độc lập (kể cả phần trung tính) với thiết bị công
tác.
B. Làm tiếp địa vào thiết bị đang có người làm việc.
C. Phải cho các máy đó ngừng hoạt động.
D. Phải tách riêng rẽ với phần thiết bị đang
C-Q-MH18-055-3. Cắt điện hoàn toàn để làm công việc trên thiết bị điện, quy
định chung là phải do ai đảm nhiệm?
A. Do nhân viên vận hành đảm nhiệm.
B. Có thể uỷ nhiệm việc thao tác cắt, đóng cho người của đơn vị công tác.
C. Do nhân viên vận hành đảm nhiệm, nếu cần thì giao cho người của đơn vị
công tác.
D. Do người của đơn vị công tác đảm nhiệm nếu người này đã được huấn luyện.
động của pha giữa.
Điều 11
C-Q-MH18-056. Sau khi cắt điện để làm công việc trên thiết bị điện, người nào
phải tiến hành kiểm tra không còn điện ở các thiết bị đã cắt điện?
A. Người thực hiện thao tác cắt điện.
B. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác.
13
C. Nhân viên đơn vị công tác.
D. Người giám sát an toàn điện.
C-Q-MH18-057. Thiết bị để kiểm tra không còn điện là:
A. Bút thử điện, còi thử điện.
B. Đèn tín hiệu, rơ le, đồng hồ.
C. Bóng đèn hoặc động cơ điện.
D. Bút thử điện, đèn tín hiệu.
C-Q-MH18-058. Khi kiểm tra không còn điện, phải thử:
A. Tất cả các pha và các phía vào, ra của thiết bị điện.
B. Tất cả các pha và các phía vào, ra của thiết bị đóng cắt.
C. Tấtcả các pha và phía nguồn đến của thiết bị điện.
D. Một pha các phía vào, ra của thiết bị điện.
C-Q-MH18-058-1. Trước khi kiểm tra không còn điện phải kiểm tra chế độ làm
việc tin cậy của thiết bị thử như thế nào?
A. Phải kiểm tra thiết bị thử ở nơi có điện trước xem có làm việc tốt không và
phải bảo quản tốt thiết bị thử điện khi di chuyển.
B. Bấm núm kiểm tra đèn, còi tại thiết bị thử xem có hoạt động không.
C. Phải kiểm tra thiết bị thử ở nơi có điện trước xem có làm việc tốt không.
D. Đảm bảo chế độ thử nghiệm định kỳ.
Điều 12
C-Q-MH18-059. Tại nơi làm việc có cắt điện ngay trước khi tiếp đất TBĐ, ở vị
trí tiếp đất phải:
A. Thử hết điện.
B. Vệ sinh sạch dây dẫn tại vị trí sẽ tiếp đất.
C. Kiểm tra chất lượng dây và mỏ móc của bộ tiếp đất.
D. Xác định chính xác vị trí đặt tiếp đất.
C-Q-MH18-059 - 1. Đối với thiết bị điện cần tiếp đất có nhiều pha thì phải làm
như thế nào?
A. Tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có khả năng dẫn điện tới.
B. Đấu chập tất cả các pha rồi nối xuống đất.
C. Mỗi thiết bị điện 3 pha thì đấu một dây tiếp đất.
D. Tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị.
C-Q-MH18-059-2. Nơi làm việc có cắt điện, vị trí tiếp đất phải thực hiện như
thế nào để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác?
A. Toàn bộ đơn vị công tác được nằm trọn trong vùng bảo vệ của các tiếp đất.
14
B. Làm ngắn mạch điện để kịp thời cắt điện khi có nguồn điện xông đến.
C. Ngăn chặn được phía nguồn đến.
D. Ngăn chặn được phía nguồn đến và điện áp cảm ứng từ đường dây đang vận
hành bên cạnh.
Điều 13
C-Q-MH18-060. Khi làm công việc có cắt điện hoàn toàn ở trạm biến áp phân
phối hoặc tủ phân phối thì chỉ tiếp đất ở:
A. Thanh cái và mạch đấu trên đó sẽ tiến hành công việc.
B. Các thanh cái và mạch đấu trong trạm.
C. Các đường dây trên không đấu nối đến trạm.
D. Các thiết bị trong trạm biến áp.
C-Q-MH18-060-1. Làm công việc có cắt điện hoàn toàn ở trạm biến áp phân
phối hoặc tủ phân phối, khi sửa chữa thanh cái có phân đoạn thì phải làm tiếp
đất như thế nào?
A. Trên mỗi phân đoạn phải có một bộ tiếp đất.
B. Ngăn chặn được phía nguồn đến.
C. Toàn bộ đơn vị công tác được nằm trọn trong vùng bảo vệ của các tiếp đất.
D. Chỉ cần đặt tiếp đất ở phân đoạn có nguy cơ mất an toàn cao.
Điều 14
C-Q-MH18-061. Khi làm việc gần hoặc tại một pha của đường dây điện áp
35kV thì chỉ tiếp đất pha đó với điều kiện khoảng cách giữa các pha không nhỏ
hơn?
A. 2,0 m.
B. 1,0 m.
C. 3,0 m.
D. 0 m.
C-Q-MH18-062. Khi làm việc gần hoặc tại một pha của đường dây điện áp
110kV thì chỉ tiếp đất pha đó với điều kiện khoảng cách giữa các pha không nhỏ
hơn?
A. 3,0 m.
B. 1,0 m.
C. 2,0 m.
D. 0 m.
15
C-Q-MH18-063. Khi cùng làm việc ở nhiều vị trí trên một đoạn đường dây
không có nhánh rẽ thì hai tiếp đất ở hai đầu khu vực làm việc cho phép cách xa
nhau không lớn hơn?
A. 2 km.
B. 4 km.
C. 5 km.
D. 6 km.
C-Q-MH18-064. Khi làm việc ở đoạn đường dây không nhánh rẽ mà đi song
song hoặc giao chéo với đường dây cao áp có điện thì hai tiếp đất ở hai đầu khu
vực làm việc cho phép cách xa nhau không lớn hơn?
A. 500 m.
B. 200 m.
C. 1000 m.
D. 2000 m.
C-Q-MH18-065. Khi làm việc tại khoảng cột vượt sông lớn thì phải tiếp đất:
A. Tại cột vượt và cột hãm liền kề ở cả hai phía.
B. Tại cột vượt ở cả hai phía.
C. Ở hai đầu khu vực làm việc không lớn hơn 200 m.
D. Ở hai đầu khu vực làm việc không lớn hơn 500 m.
C-Q-MH18-066. Khi làm việc ở nhánh rẽ vào trạm, nếu nhánh đó dài không
quá 200m thì tiếp đất như thế nào?
A. Làm tiếp đất đầu nhánh và đầu kia phải cắt dao cách ly vào máy biến áp.
B. Chỉ cần cắt dao cách ly ở MBA.
C. Chỉ cần làm một bộ tiếp đất ở phía nguồn điện đến.
D. Làm tiếp đất trên một pha ở đầu nhánh và đầu kia phải cắt dao cách ly
vào máy biến áp
C-Q-MH18-067. Khi làm việc ở đoạn cáp ngầm thì phải tiếp đất như thế nào?
A. Phải luôn tiếp đất ở hai đầu đoạn cáp.
B. Chỉ cần làm một bộ tiếp đất ở phía nguồn điện đến.
C. Làm một bộ tiếp đất ở phía nguồn điện đến và đầu kia phải đấu chập các
pha.
D.Không cần tiếp đất.
C-Q-MH18-068. Khi làm việc ở đoạn cáp ngầm mà tại một đầu do công việc
không thể tiếp đất được thì phải làm thế nào?
A. Tiếp đất ở đầu cáp còn lại.
B. Cử người canh gác ở đầu cáp còn lại.
C. Treo biển báo an toàn.
D. Đấu chập các pha ở đầu cáp còn lại.
Điều 15
C-Q-MH18-069. Lắp và tháo tiếp đất di động phải do:
A. 2 người thực hiện, 1 người ít nhất bậc 4 an toàn điện và người còn lại ít
nhất bậc 3 an toàn điện.
16
B. 2 người thực hiện, bậc 3 an toàn điện trở lên.
C. 1 người thực hiện, bậc 4 an toàn điện trở lên.
D. Người chỉ huy trực tiếp đội công tác thực hiện.
C-Q-MH18-070. Trình tự thực hiện lắp tiếp đất di động:
A. Đấu một đầu dây tiếp đất với đất trước, sau đó lắp đầu còn lại vào dây
dẫn.
B. Đấu vào dây dẫn trước sau đó đấu đầu dây tiếp đất với đất.
C. Tuỳ điều kiện thực tế có thể đấu nối đất trước hay lắp mỏ móc vào đường
dây trước.
D. Đấu một đầu dây tiếp đất vào dây dẫn trước, sau đó lắp đầu còn lại với
xà.
C-Q-MH18-071. Khi thực hiện tiếp đất di động trường hợp nối đất cột bị hỏng,
khó bắt bu lông thì phải đóng cọc tiếp đất sâu ít nhất:
A. 1,0 m.
B. 0,5 m.
C. 0,8 m.
D. 1,5 m.
Điều 16
C-Q-MH18-072. Tiết diện dây tiếp đất di động tối thiểu là:
A. 16 mm
2
.
B. 10 mm
2
.
C. 20 mm
2
.
D. 25 mm
2
.
C-Q-MH18-072-1. Dây tiếp đất di động phải là loại như thế nào?
A. Là dây chuyên dùng, bằng đồng hoặc hợp kim trần (hoặc bọc nhựa trong),
mềm, nhiều sợi.
B. Dây nhôm mềm nhiều sợi để giảm trọng lượng.
C. Dây đồng mềm nhiều sợi.
D. Là dây chuyên dùng, bằng đồng hoặc hợp kim trần (hoặc bọc nhựa trong).
Điều 17
C-Q-MH18-073. Với thiết bị điện có cấp điện áp đến 15 kV, khi làm rào chắn
tạm thời phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm
cách điện và thực hiện dưới sự giám sát của người có bậc an toàn là:
A. 5/5.
B. 4/5.
C. 3/5.
D. 2/5.
17
C-Q-MH18-073-1. Rào chắn tạm thời để ngăn cách phần thiết bị có điện với nơi
làm việc phải làm bằng vật liệu như thế nào?
A. Khô và chắc chắn, như tre, gỗ, nhựa, tấm vật liệu cách điện v.v.
B. Tấm kim loại hoặc rào lưới bằng sắt.
C. Tấm bakelit cách điện.
D. Phải làm bằng vật liệu cứng và chắc chắn để ngăn cách tốt.
C-Q-MH18-073-2.Nếu đặt rào chắn tạm thời chạm vào phần có điện điện áp
đến 15kV thì dùng vật liệu như thế nào?
A. Vật liệu cách điện phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng và thử nghiệm dụng
cụ an toàn dùng ở thiết bị điện đó.
B. Khô và chắc chắn, như tre, gỗ, nhựa.
C. Tấm bakelit cách điện.
D. Phải làm bằng vật liệu khô, cứng và chắc chắn để cách điện tốt.
Điều 18
C-Q-MH18-074. Sau khi đặt rào chắn tạm thời phải treo biển báo:
A. “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”.
B. “Cấm sờ! Có điện nguy hiểm chết người”.
C. “Cấm lại gần! Điện áp cao nguy hiểm chết người”.
D. “Cấm vào! Điện áp cao nguy hiểm chết người”.
C-Q-MH18-075. Ở thiết bị phân phối điện trong nhà, trên rào lưới hoặc cửa sắt
của các ngăn bên cạnh và đối diện với chỗ làm việc phải treo biển báo:
A. “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”.
B. “Cấm vào! Điện áp cao nguy hiểm chết người”.
C. “Cấm mở! Có người đang làm việc”.
D. “Cấm lại gần! Điện áp cao nguy hiểm chết người”.
C-Q-MH18-076. Tại nơi làm việc, sau khi làm tiếp đất phải treo biển báo:
A. “Làm việc tại đây”.
B. “Đã nối đất”.
C. “Vào hướng này”.
D. “Trèo tại đây”.
Kiến thức 6.3. Biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn khi tiến hành công việc
(18 câu: 77-94)
Điều 19
18
C-Q-MH18-077. Công việc nào dưới đây thuộc biện pháp tổ chức để đảm bảo
an toàn khi làm việc ở thiết bị điện?
A. Đăng ký công tác.
B. Đặt biển báo an toàn.
C. Đặt rào chắn tạm thời.
D. Thử hết điện và làm tiếp đất.
C-Q-MH18-078. Công việc nào dưới đây thuộc biện pháp tổ chức để đảm bảo
an toàn khi làm việc ở thiết bị điện?
A. Giám sát an toàn trong thời gian làm việc.
B. Thử hết điện và làm tiếp đất.
C. Cắt điện và làm các biện pháp ngăn đóng điện trở lại.
D. Đặt rào chắn tạm thời.
C-Q-MH18-078. Công việc nào dưới đây thuộc biện pháp tổ chức để đảm bảo
an toàn khi làm việc ở thiết bị điện?
A. Làm việc theo phiếu công tác hoặc lệnh công tác.
B. Đặt biển báo an toàn.
C. Đặt rào chắn tạm thời.
D. Cắt điện và làm các biện pháp ngăn ngừa đóng điện trở lại.
Điều 20
C-Q-MH18-079. Phiếu công tác:
A. Là giấy cho phép đơn vị công tác làm việc ở thiết bị điện.
B. Để giao nhiệm vụ làm việc ở thiết bị điện.
C. Là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc ở thiết bị
điện.
D. Để quy định trình tự thao tác các thiết bị điện.
C-Q-MH18-080. Phiếu công tác được cấp bởi?
A. Người được giao nhiệm vụ của đơn vị quản lý vận hành.
B. Người được giao nhiệm vụ đơn vị công tác.
C. Trưởng đơn vị công tác.
D. Giám đốc hoặc Phó giám đốc đơn vị có hiện trường lưới điện công tác.
C-Q-MH18-081. Khi tổ chức làm công việc trên thiết bị điện, phiếu công tác
được cấp theo nguyên tắc:
A. Mỗi đơn vị công tác chỉ được cấp một phiếu công tác cho một công việc.
B. Mỗi đơn vị công tác có thể được cấp nhiều phiếu công tác cho 1 công
việc có nhiều việc do 1 đơn vị công tác thực hiện.
C. Nhiều đơn vị công tác làm trên một hệ thống lưới điện được cấp một
phiếu công tác.
19
D. Mỗi đơn vị công tác được cấp hai phiếu công tác cho một công việc khi
khối lượng công việc nhiều và phức tạp.
C-Q-MH18-082. Trong trường hợp phiếu công tác được lập thành 02 bản thì tại
hiện trường, sau khi ký cho phép mỗi một phiếu được giao cho 1 người là:
A. Người cho phép và người chỉ huy trực tiếp.
B. Người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện.
C. Người cho phép và lãnh đạo công việc.
D. Người cấp phiếu và người giám sát an toàn điện.
C-Q-MH18-083. Trường hợp nào thì phiếu công tác được phép lập thành 01
bản?
A. Người cho phép kiêm người chỉ huy trực tiếp.
B. Người cho phép kiêm người giám sát an toàn điện.
C. Người cấp phiếu kiêm người chỉ huy trực tiếp.
D. Người chỉ huy trực tiếp kiêm người giám sát an toàn điện.
C-Q-MH18-084. Sau khi hoàn thành công việc, phiếu công tác được giao trả lại
người cấp phiếu để kiểm tra, lưu giữ ít nhất:
A. 01 tháng.
B. 02 tháng.
C. 03 tháng.
D. 06 tháng.
C-Q-MH18-084-1. Về nguyên tắc mỗi phiếu công tác phải được lập thành mấy
bản?
A. 02 bản.
B. 01 bản.
C. 03 bản.
D. 04 bản.
Điều 22
C-Q-MH18-085. Trong một phiếu công tác, một người được đảm nhận tối đa
bao nhiêu chức danh?
A. 03
B. 01
C. 02
D. 04
C-Q-MH18-086. người được giao nhiệm vụ chỉ huy trực tiếp hàng năm phải
được tổ chức theo yêu cầu gì?
A. Phải được huấn luyện về những nội dung liên quan, kiểm tra đạt yêu cầu
và được Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật cấp Công ty ra quyết định công
nhận.
20
B. Phải được huấn luyện về những nội dung liên quan, kiểm tra đạt yêu cầu.
C. Phải được huấn luyện về những nội dung liên quan và được Giám đốc,
Phó Giám đốc kỹ thuật cấp Công ty ra quyết định công nhận.
D. Được Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật cấp Công ty ra quyết định công
nhận có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ đó.
C-Q-MH18-087. Đối với những phiếu công tác đã hoàn thành công việc, người
cấp phiếu còn có trách nhiệm gì?
A. Tiếp nhận lại phiếu, kiểm tra và ký hoàn thành phiếu.
B. Được coi là đã hoàn thành nhiệm vụ.
C. Thông báo cho trưởng đơn vị biết là công việc đã hoàn thành.
D. Thông báo cho bộ phận trực điều độ biết để tổ chức đóng điện.
Điều 28
C-Q-MH18-088. Nhân viên đơn vị công tác phải có các trách nhiệm sau:
A. Nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc, tự kiểm
tra và bảo đảm đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
B. Nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc, tự kiểm
tra phương tiện bảo vệ cá nhân.
C. Bảo đảm đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi tiến hành công việc.
D. Nắm vững những yêu cầu về an toàn tự kiểm tra phương tiện bảo vệ cá
nhân.
C-Q-MH18-089. Trong khi làm việc, khi thấy không đảm bảo an toàn, nhân
viên đơn vị công tác có quyền gì?
A. Từ chối làm công việc, nếu người chỉ huy không chấp thuận thì báo cáo
cấp trên.
B. Rời bỏ ngay khỏi nơi làm việc và báo cáo cấp trên.
C. Rời bỏ ngay khỏi nơi làm việc và báo cho người chỉ huy biết.
D. Yêu cầu người chỉ huy thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo an toàn.
C-Q-MH18-089-1. Nhân viên đơn vị công tác phải là những người như thế nào?
A. Đã được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và huấn luyện về an toàn điện
phù hợp với công việc được giao.
B. Được người sử dụng lao động thuê mướn, tuyển dụng.
C. Đã được huấn luyện về an toàn điện, sát hạch đạt yêu cầu phù hợp với công
việc.
D. Đã được huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ sát hạch đạt yêu cầu phù hợp
với công việc.
21
C-Q-MH18-089-2. Những người như thế nào có quyền cử nhân viên đơn vị
công tác?
A. Người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý nhân viên của đơn vị làm công
việc.
B. Người được giao nhiệm vụ cấp phiếu công tác.
C. Người cho phép.
D. Giám đốc, Phó giám đốc hoặc trưởng đơn vị.
Điều 36
C-Q-MH18-090. Giám sát an toàn trong khi làm việc đối với tất cả nhân viên
đơn vị công tác thuộc trách nhiệm của người nào?
A. Người chỉ huy trực tiếp.
B. Người cấp phiếu.
C. Người phụ trách công tác.
D. Người giám sát an toàn điện.
Điều 37
C-Q-MH18-091. Nghỉ giải lao trong khi làm việc thì các biện pháp an toàn phải
được:
A. Giữ nguyên.
B. Tháo bỏ những phần đã làm xong.
C. Tháo bỏ những phần do đơn vị công tác làm.
D. Tháo bỏ những phần đơn giản.
C-Q-MH18-92. Sau khi nghỉ giải lao, nhân viên chỉ được vào làm việc khi?
A. Nhận được lệnh của người chỉ huy.
B. Có lệnh của người cấp phiếu.
C. Được phép của người cho phép.
D. Có lệnh của người phụ trách công tác.
C-Q-MH18-92-1. Làm việc cắt điện từng phần hoặc không cắt điện thì khi nghỉ
giải lao mọi người trong đơn vị công tác phải tuân thủ quy định gì?
A. Ra khỏi phạm vi làm việc.
B. Tập kết ở vị trí an toàn.
C. Tự do nghỉ ngơi.
D. Có thể ở trong phạm vi làm việc nếu đảm bảo an toàn.
22
Điều 41
C-Q-MH18-93. Khi làm xong công việc, sau khi rút những biện pháp an toàn và
tháo tiếp đất do đơn vị công tác làm thì người chỉ huy đơn vị công tác làm gì?
A. Cho nhân viên đơn vị công tác tập kết ở vị trí an toàn.
B. Thu dọn, vệ sinh nơi làm việc.
C. Cho nhân viên đơn vị công tác họp rút kinh nghiệm.
D. Kiểm tra, xem xét lại để hoàn thiện tất cả những việc có liên quan.
C-Q-MH18-94. Trong quá trình kiểm tra chất lượng, nếu phát hiện thấy có thiếu
sót phải sửa chữa lại ngay thì người chỉ huy trực tiếp phải thực hiện:
A. Theo đúng quy định về “thủ tục cho phép làm việc” như đối với một
công việc mới.
B. Theo lệnh của người cấp phiếu
C. Lập một phiếu công tác mới
D.Sai sót đó và tiếp tục làm việc bình thường.
Kiến thức 6.4. Các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao (18 câu: 95 - 112)
Điều 47
C-Q-MH18-95. Người lao động tạm tuyển, hợp đồng ngắn hạn, học sinh thực
tập được làm việc trên cao trong trường hợp nào sau đây?
A. Không điện.
B. Trên đường dây hạ thế.
C. Trèo cột để đọc chỉ số công tơ.
D. Có sự giám sát của người có bậc 2 an toàn.
C-Q-MH18-96. Với những người đã đủ trình độ kỹ thuật an toàn để làm việc
trên cao từ 3,0m trở lên thì có cần thêm yêu cầu gì?
A. Có giấy của cơ quan y tế chứng nhận đủ sức khoẻ làm việc trên cao.
B. Không cần thêm yêu cầu gì nữa.
C. Thuộc danh sách những người được phép làm việc trên cao của đơn vị.
D. Trước khi làm việc phải kiểm tra lại sức khoẻ.
C-Q-MH18-97. Trước khi làm việc ở trên cao cần phải kiểm tra lại sức khoẻ
nếu đường dây hoặc thiết bị điện đặt ở vị trí có độ cao:
A. 50 m.
B. 20 m.
C. 30 m.
D. 40 m.
C-Q-MH18-98. Người làm việc trên cao, nếu thấy biện pháp an toàn chưa đủ,
đúng với quy trình an toàn thì có quyền:
A. Báo cáo với người ra lệnh. Nếu chưa được giải quyết đầy đủ thì có quyền
không thực hiện và báo cáo với cấp trên.
B. Báo cáo với người chỉ huy trực tiếp. Nếu chưa được giải quyết đầy đủ thì
có quyền không thực hiện và báo cáo với cấp trên.
C. Không thực hiện công việc và báo cáo với cấp trên.
23
D. Bổ sung đầy đủ các biện pháp an toàn để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Điều 48
C-Q-MH18-99. Khi làm việc trên cao chỉ được mang theo người những dụng cụ
nhẹ như kìm, tuốc-nơ-vít, cờ-lê, mỏ-lết, búa con v.v, nhưng phải:
A. Đựng trong bao chuyên dùng.
B. Để vào túi áo, túi quần cẩn thận.
C. Để vào túi vải và đeo ở thắt lưng
D. Có người giám sát thường xuyên
C-Q-MH18-100. Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc hạ xuống phải:
A. Dùng dây trực tiếp hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới
phải giữ một đầu dây và đứng xa chân cột.
B. Bắt buộc phải dùng dây qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải
giữ một đầu dây và đứng xa chân cột.
C. Dùng dây trực tiếp hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải
giữ một đầu dây và đứng dưới chân cột.
D. Dùng dây qua xà để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải kéo một đầu
dây và đứng xa chân cột.
C-Q-MH18-101. Nếu cột đổ móng bê tông trực tiếp chưa đủ thời gian liên kết
thì:
A. Không được trèo.
B. Được trèo lên bắt xà, sứ.
C. Chỉ được trèo lên tháo dây chằng.
D. Chỉ được trèo lên để điều chỉnh dây chằng.
Điều 49
C-Q-MH18-102. Chiều rộng chân thang di động ít nhất là:
A. 0,5 m.
B. 0,3 m.
C. 0,6 m.
C. 0,75 m.
C-Q-MH18-103. Khi nối thang phải dùng đai bằng sắt và bắt bu-lông, hoặc
dùng nẹp bằng gỗ, tre cứng ốp hai đầu chỗ nối dài ít nhất:
A. 1,0 m.
B. 0,5 m.
C. 1,5 m.
C. 2,0 m.
C-Q-MH18-104. Khi có người làm việc trên thang di động phải có người ở dưới
để:
A. Giữ chân thang.
B. Giám sát an toàn.
C. Hỗ trợ làm công việc.
D. Chỉ huy trực tiếp.
24
C-Q-MH18-105. Làm việc trên thang di động phải đứng cách ngọn thang ít
nhất:
A. 1,0m và phải đứng bậc trên bậc dưới.
B. 1,0m và phải đứng trên cùng một bậc.
C. 1,5m và phải đứng bậc trên bậc dưới.
D. 1,5m và phải đứng trên cùng một bậc.
C-Q-MH18-106. Trong điều kiện bình thường, thang di động phải dựng với mặt
phẳng thẳng đứng một góc là:
A. 15
0
đến 250
B. 10
0
đến 150.
C. 25
0
đến 350.
D. 10
0
đến 200.
C-Q-MH18-107. Khi dựng thang di động, nếu không xác định được độ nghiêng
thì được lấy khoảng cách từ chân thang đến mặt phẳng đứng dựng thang là:
A. 1/4 chiều dài thang.
B. 1/6 chiều dài thang.
C. 1/3 chiều dài thang.
D. 1/5 chiều dài thang.
C-Q-MH18-108. Làm việc trên thang di động được phép mắc dây đeo an toàn
vào:
A. Vị trí chắc chắn không phải là thang.
B. Ít nhất hai bậc của thang.
C. Đai thép trên cùng của thang
D. Một bậc chắc chắn của thang.
Điều 50
C-Q-MH18-109. Hàng ngày, trước khi làm việc trên cao người sử dụng phải tự
kiểm tra dây đeo an toàn của mình bằng cách nào?
A. Đeo vào người rồi buộc vào vật chắc chắn ở dưới đất và ngả người ra
phía sau xem dây có hiện tượng bất thường gì không.
B. Kiểm tra khoá, móc, đường chỉ, xem có bị rỉ hoặc đứt không.
C. Thử chịu tải trọng 225kg trong 5 phút.
D. Thử chịu tải trọng 300kg trong 5 phút.
C-Q-MH18-110. Thời hạn thử tải trọng định kỳ đối với dây đeo an toàn là:
A. 06 tháng.
B. 03 tháng.
C. 09 tháng.
D. 12 tháng.
C-Q-MH18-111. Quy định thử tải trọng định kỳ cho dây đeo an toàn đang sử
dụng quy định như thế nào?
A. Thử chịu tải trọng 225kg trong 5 phút.
B. Thử chịu tải trọng 300kg trong 5 phút.
C. Thử chịu tải trọng 350kg trong 5 phút.
D. Thử chịu tải trọng 250kg trong 5 phút.
25
C-Q-MH18-112. Sau khi thử tải trọng dây đeo an toàn mới hoặc định kỳ, nếu
không đạt tiêu chuẩn thì phải:
A. Lập biên bản và hủy bỏ dây đeo an toàn đó.
B. Đánh dấu vào dây đã thử và ghi vào sổ theo dõi.
C. Cuộn gọn gàng, để ở nơi khô ráo, sạch sẽ trong kho.
D. Lập biên bản và mang đi sửa chữa.
Kiến thức 6.5. Biện pháp an toàn khi làm việc với thiết bị điện (2 câu: 113 -114)
C-Q-MH18-113. Người vào trạm biến áp một mình phải có bậc an toàn tối thiểu
là:
A. 5/5.
B. 4/5.
C. 3/5.
D. 2/5.
C-Q-MH18-114. Dùng ampe kìm để đo dòng điện ở thiết bị điện cao áp từ cấp
điện áp:
A. 22 kV trở xuống và phải có ampe mét lắp ngay trên kìm.
B. Trên 22 kV và có ampe mét lắp ngay trên kìm.
C. 22 kV trở xuống và qua BI.
D. 22 kV trở xuống và qua BU.
Kiến thức 6.6. Biện pháp an toàn trong công việc quản lý, vận hành, sửa chữa
đường dây cao, hạ áp (7 câu: 115-121)
Điều 61
C-Q-MH18-115. Khi thấy dây dẫn điện đứt, rơi xuống đất hoặc còn lơ lửng
phải có biện pháp để không cho mọi người tới gần dưới:
A. 10 m
B. 5 m
C. 15 m
D. 20 m
Điều 62
C-Q-MH18-116. Công việc nào trên đường dây đã cắt điện cho phép một người
thực hiện:
A. Không trèo cao quá 3,0m và không được sửa chữa cấu kiện của cột.
B. Sửa chữa dây néo cột.
C. Vệ sinh sứ trên đường dây.
D. Làm mọi công việc nhưng không trèo quá 3,0m.
C-Q-MH18-117. Khi tiến hành công tác trên đường dây vượt đường bộ có ít xe
qua lại phải tổ chức biện pháp an toàn như thế nào?
A. Cử người cầm cờ đỏ ở hai phía để báo hiệu hoặc đèn đỏ nếu là ban đêm.
B. Làm giàn giáo dưới đường dây công tác.
26
C. Mời đại diện cơ quan quản lý đường bộ tới điểm công tác để phối hợp.
D. Làm rào chắn hai đầu để ngăn xe qua lại trong thời gian tiến hành công
việc.
Điều 63
C-Q-MH18-118. Cấm chặt cây gần đường dây đang vận hành (trừ trường hợp
đặc biệt khi có lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền) khi có gió từ:
A. Cấp 4 (20~29 km/giờ) trở lên.
B. Cấp 5 (30~40 km/giờ) trở lên.
C. Cấp 6 (40~50 km/giờ) trở lên.
D. Cấp 4 (12~19 km/giờ) trở lên.
C-Q-MH18-119. Khi chặt cành cây gần đường dây phải:
A. Dùng dây buộc chuôi dao với cổ tay.
B. Dùng dây buộc chuôi dao vào cây.
C. Dùng dao có cán dài, chắc chắn.
D. Chú ý cầm nắm chuôi dao sao cho thật vững.
C-Q-MH18-120. Chặt cây trong hành lang an toàn đường dây cao áp phải có:
A. Phiếu công tác hoặc lệnh công tác.
B. Phiếu thao tác hoặc lệnh công tác.
C. Phiếu công tác hoặc phiếu thao tác.
C. Phiếu công tác và lệnh thao tác.
Điều 69
C-Q-MH18-121. Thực hiện căng lại dây, thay dây hạ áp chung cột với đường
dây đến 110kV, nếu khoảng cách giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch dưới 4
mét thì:
A. Phải cắt điện và làm tiếp đất đường dây cao áp.
B. Phải sử dụng trang bị cách điện chuyên dùng.
B. Phải có biện pháp để dây hạ áp không văng lên đường dây cao áp.
C. Không cần cắt điện đường dây cao áp nhưng phải dùng các tấm ngăn
cách điện giữa hai mạch.
Kiến thức 6.7. Biện pháp an toàn khi xây dựng đường dây cao áp trên không,
mắc dây lắp đặt điện hạ áp (5 câu: 122-126)
Điều 71
C-Q-MH18-122. Khi xây dựng đường dây điện, đơn vị làm công việc phải thoả
thuận với đơn vị vận hành để cử người giám sát an toàn điện trong trường hợp
nào?
A. Lắp đặt dây dẫn, dây chống sét ở chỗ giao chéo với đường dây có điện.
B. Lắp đặt dây dẫn, dây chống sét đi song song với đường dây có điện.
C. Mọi việc trong quá trình tổ chức thi công.
D. Người chỉ huy đơn vị công tác không đủ trình độ giám sát an toàn điện.
27
Điều 75
C-Q-MH18-123. Khi dựng cột ở bên cạnh đường dây điện cao áp đang vận
hành thì người chỉ huy phải có bậc an toàn tối thiểu là:
A. 4/5.
B. 2/5.
C. 3/5.
D. 5/5.
C-Q-MH18-124. Khi dựng cột ở gần đường dây đến 110 kV đang vận hành,
khoảng cách từ các dây cáp kéo và cáp hãm đến dây dẫn có điện tối thiểu là:
A. 6,0 m.
B. 4,0 m.
B. 5,0 m.
D. 8,0 m.
Điều 83
C-Q-MH18-125. Lắp đặt dây dẫn hạ áp ở trong nhà phải dùng những loại dây
như thế nào?
A. Dây có bọc cách điện.
B. Dây trần.
C. Dây trần hoặc dây có bọc cách điện.
D. Dây cáp vặn xoắn.
C-Q-MH18-126. Lắp đặt dây dẫn hạ áp xuyên qua mái nhà ngói, lá, nứa, gianh
phải dùng loại dây như thế nào?
A. Cáp bọc vỏ chì, nhựa PVC.
B. Dây có bọc cách điện.
C. Dây trần đi trong ống cách điện hoặc dây có bọc cách điện.
D. Dây cáp vặn xoắn.
Kiến thức 6.8. Biện pháp an toàn khi làm công việc thí nghiệm và đo đếm (0
câu)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhch_atd_cdn_59.pdf