c. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ(documentary credit):
Khái niệm: Phương thức tín dụng chứng từlà một sựthoảthuận mà trong đó một ngân
hàng đáp ứng những nhu cầu của ngân hàng cam kết trảtiền cho người thụhưởng nếu
người này quá trìnhxuất trình đầy đủbộchứng từthanh toán, fù hợp với nách hàng cam kết
hay cho phép những điều kiện trong thưtín dụng được thực hiện đúng và đầy đủ.
_ Thưtín dụng là một bức thưdo ngân hàng lập ra trên cơsởyêu cầu cuảkhách
hàng trong đó nội dung được đềra trong thư
Thành phần tham gia quá trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
_ Người xin mởL/C ( thường là người mua, tổchức nhập khẩu )
_ Người hưởng lợi ( người xuất khẩu hàng hoá, người bán)
_ NH mởthưtín dụng (NH phát hành ) là NH phục vụngười xuất khẩu : cấp tín dụng cho
người nhập khẩu do 2 bên qui định lựa chọn
_ NH thông báo thưtín dụng là NH phục vụngừoi xuất khẩu thông báo cho người bán biết
thưtín dụng đã được mở
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi và đán án tiền tệ, ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tệ. Tại sao gọi là công cụ trực tiếp, công cụ gián tiếp.
Ưu điểm của công cụ gián tiếp so với công cụ trực tiếp.
1. Các công cụ của chính sách tiền tệ
Công cụ chính sách tiền tệ là các hoạt động được thực hiện trực tiếp bởi ngân hàng trung
ương nhằm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng tiền trong lưu thông và lãi
suất, từ đó mà đạt được mục tiêu các chính sách tiền tệ.
Công cụ trực tiếp:
• Hạn mức tín dụng là hạn mức số dư tín dụng tối đa mà các ngân hàng, tổ chức tín dụng
được phép cho vay ra trong một thời điểm nhất định do ngân hàng trung ương ấn định từng
thời kì. Công cụ này thường được sử dụng trong trường hợp lạm phát cao nhằm khống chế
trực tiếp và ngay lập tức lượng tín dụng cung ứng.
Cơ chế tác động: khi ngân hàng trung ương cần thu hẹp mức cung tiền tệ nhằm thực hiện
chính sách tiền tệ thắt chặt để hạn chế lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ tính toán khối
lượng tín dụng cấn khống chế, từ đó tính ra hạn mức tín dụng cho vay của hệ thống ngân
hàng đối với nền kinh tế. Từ đó, ngân hàng trung ương dực vào khả năng vốn tự có, khả
năng cho vay, khả năng tín dụng … của từng ngân hàng mà giao hạn mức tín dụng phù hợp.
Đây là công cụ có hiệu lực tác động nhanh chóng, mạnh mẽ theo mục tiêu cần kiểm
soát. Tuy nhiên hiệu quả điều tiết của công cụ này không cao bởi nó thiếu linh hoạt và đôi
khi đi ngược với chiều hướng biến động của thị trường tín dụng, làm đẩy giá lên hoặc giảm
khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Công cụ hạn mức tín dụng không còn
phù hợp với thị trường vì cơ chế thị trường tự quyết định bản thân nó, ảnh hường tiêu cực
đến các chủ thể kinh doanh tiền tệ.
• Ấn định lãi suất tiền gởi, lãi suất cho vay: ngân hàng trung ương điều tiết các mục tiêu
trung gian thông qua lãi suất ấn định và tỉ giá.
• Áp đặt tỉ giá hối đoái
Công cụ gián tiếp:
• Ấn định dự trữ bắt buộc: là tỉ lệ phấn trăm giữa số tiền tối thiểu mà các ngân hàng, tổ chức
tín dụng không được phép sử dụng kinh doanh trên tổng số tiền gởi huy động thuộc loại phải
thực hiện dự trữ bắt buộc.
Cơ chế tác động: khi ngân hàng thương mại tăng tỉ lệ dự trử bắt buộc, làm tăng khả năng
cho vay của các hệ thống ngân hàng nên sẽ tác động làm:
+giảm khả năng tạo tiền của ngân hàng, từ đó làm giảm mức cung tiền.
+ gián tiếp làm tăng lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng.
Đầu tư sẽ giàm kéo theo sản lượng giàm tương ứng và ngược lại.
- 58 -
Công cụ này tác động ảnh hưởng đống đều đến các ngân hàng và tổ chức tín dụng tạo sự
cạnh tranh công bằng trên thị trường, hiệu lực tác động rất mạnh mẽ (chỉ cần thay đổi 1 % tỉ
lệ dự trữ bắt buộc thì sẽ làm cho lương tiền cho vay tăng hoặc giảm đi rất nhiều). Tuy nhiên
tiền nộp dự trữ thường không được trả lãi hoặc lãi rất ít làm ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh. Ngoài ra do hiệu lực mạnh sẽ làm giảm tính linh hoạt trong việc điều tiết,
nghĩa là không thực hiện được điều tiết đối với những thay đổi của lượng tiền cung ứng với
quy mô nhỏ.
•Tái cấp vốn: là hoạt động cấp tín dụng dưới hình thức có đảm bảo của ngân àhng trung
ương đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Có 3 hình thức cấp tín dụng của ngân hàng trung ương cho các ngân àhng thương
mại:
+ Chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá còn trong thời hạn thanh toán.
+ Cho vay có bảo đảm bằng cấm cố các giấy tờ có giá còn trong thời hạn
thanh toán (không chuyển quyền sở hữu)
+ Cho vay có bảo đam hồ sơ tín dụng
Cơ chế tác động:
Khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt:
+ Ngân hàng trung ương điều chỉnh bằng cách tăng lãi suất tái cấp vốn, lượng cho vay
tái cấp vốn giảm, trong khi đó dự trữ của các ngân hàng thương mại không tăng sẽ làm hạn
chế cho vay kéo theo đầu tư giảm.
+ Ngân hàng trung ương ấn định thông qua cửa sổ chiết khấu làm giảm hạn mức tái
cấp vốn hoặc làm cho các điều kiện tái cấp vốn trở nên khắt khe hơn như hạn chế các giấy tờ
có giá được vay tá cấp vốn), như vậy sẽ làm hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng thương
mại làm đầu tư giảm.
+ Ngân hàng trung ương tăng lãi suất tiền cho vay làm lãi suất vốn trên thị trường liên
ngân àhng tăng, kéo theo lãi suất trên thị trường trung và dài hạn tăng làm giảm nhu cầu
vốn tín dụng, do đó đầu tư giảm.
Công cụ này có tính linh hoạt cao, điều chỉnh tăng giảm lượng tiền cung ứng cho các
ngân hàng thương mại, tổ chức tin dụng và từ dó đến nền kinh tế. Đầy là công cụ rất tiện
dụng cho ngân hàng thương mại bơm tiền ra lưu thông một cách an toàn vìa có bảo đảm.
Tuy nhiên công cụ này lại mang tính thụ động vì ngân àhng trung ương chỉ có thể khuyến
khích chứ không bắt buộc các ngân hàng thương mại vay vốn của mình theo các mục tiêu đã
đề ra.
• Nghiệp vụ thị trường mở: ngân hàng trung ương mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường
tiền tệ và tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của ngân hàng. Thị trường mở là thị
trường tiền tệ và một phần thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam thị trường mở là thị trường
tiền tệ mở rộng đối với các đối tượng tham gia. Tuy nhiên do hiện nay trình độ phát triển của
thị trường và trình độ quản lí của ngân hàng trung ương có giới hạn nên đối tượng tham gia
chưa mở rộng.
Cơ chế tác động:
+Ngân hàng trung ương mua (bán) các chứng khoán làm giảm (tăng) dự trữ của ngân
hàng thương mại vàkhả năng tạo tiền gởi thông qua cung ứng tín dụng giảm xuống làm ảnh
hưởng đến lượng tiền cung ứng.
+Khi vốn khả dụng của từng ngân hàng giảm do tác động của thị trường mở, mức
cung vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng giảm(trong điều kiện các yếu tố liên quan
không đổi) ảnh hưởng đến lãi suất các công cụ thị trường mở và lãi suất thị trường trái
phiếu. Chi phí cơ hội đối với người có vốn dư thừa và giá vốn đầu tư đối với người thiếu hụt
vốn tăng làm giảm nhu cầu đầu tư và tiêu dùng trong xã hội, do đó làm giảm sản lượng, giá
cả, công ăn việc làm.
+Ngân hàng trung ương bán chứng khoán, lượng cung chứng khoán tăng lên trong
khi nhu cầu chứng khoán không tăng làm giá chứng khoán giảm, mức sinh lời của chúng
tăng lên. Các tổ chức nhân tiền phải tăng lãi suất để hạn chế tình trạng phi trung gian hoá,
đồng thời lãi suất của các chứng khoán mới phát hành cũng tăng lên tương ứng.
Đây là công cụ linh hoạt và chủ động theo cả hai hướng điều tiết là bơm tiền ra và rút tiền
vào theo yêu cầu của chính sách tiền tệ và có thể điều chỉnh sai lệch nếu có phát hiện. Ngoài
- 59 -
ra công cụ này cũng thực hiện nhanh chóng, đơn giản không cần thủ tục rườm rà. Điều quan
trọng nhất cho phép sử dụng công cụ này là sự phát triền của thị trường vốn đầu tư và thị
trường tiền tệ. Ngân hàng trung ương phải có khả năng kiểm soát và dự đoán sự biến động
của số lượng vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng.
2. Gọi là công cụ trực tiếp vì chúng tác động trực tiếp vào khối lượng tiền trong lưu thông
(hay mức lãi suất trung và dài hạn).
Gọi là công cụ gián tiếp vì chúng tác động trước hết vào mục tiêu hoạt động của chính sách
tiền tệ, thông qua cơ chế thị trường mà tác động này được truyền đến các mục tiêu trung
gian là khối lượng tiền cung ứng và lãi suất.
3. Ưu điểm của công cụ gián tiếp so với công cụ trực tiếp:
Là tính linh hoạt và chủ động, bên cạnh đó bản thân công cụ trực tiếp(hạn mức tín dụng)
đã mang tính chất hành chính thiếu linh hoạt, hạn chế của nó là tính chủ động xuất phát từ
sự thiếu căn cứ trong xác định mức tín dụng và sự lỏng lẻo của các chế tài trong việc quản lí
hạn mức này.
CU 80
So sánh các công cụ : dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở trên các khía cạnh
: tính linh hoạt, chủ động, khả năng đảo ngược tình thế, tốc độ thực hiện. Liên hệ với tình hình sử
dụng cc cơng cụ chính sch tiền tệ hin nay của NHNNVN.
Dự trữ bắt buộc Ti chiết khấu Nghiệp vụ thị trường
mở
Tính linh hoạt: Thiếu linh
hoạt vì chỉ cần thay đổi 1% tỷ
ệ dự trữ bắt buộc thỉ mức dự
trữ thay đổi đáng kể và dẫn
đến sự thay đổi theo cấp số
nhân của khối lượng tiền cung
ứng. Nếu thay đổi thường
xuyên sẽ gây nên sự bất ổn cho
hoạt động của các ngân hàng
và chi phí điều chỉnh rất tốn
kém.
Rất linh hoạt,li suất ti chiết
khấu cĩ hiệu ứng thơng bo do
sự trơng đợi và dự đoán của thị
trường. Tuy nhiên, trong
trường hợp li suất ti chiết khấu
cao hơn mức li suất thực tế thì
sự thay đổi li suất thực chất l
sự “điều chỉnh kinh tế” nhằm
phù hợp li suất thực tế v hiệu
ứng thơng bo phản tc dụng
Rất linh hoạt, có thể tác
động hai chiều : mua-bán
chứng khoán. Rất chủ
động trong việc thực hiện
yêu cầu của NHTW bằng
việc điều chỉnh giá sao
cho nó trở nên hấp dẫn đối
tác và chủ động thực hiện
và điều chỉnh sai lệch nếu
có phát hiện.
Tính chủ động: Kém chủ
động, giả sử tính toán nền
kinh tế 1000 USD nhưng sau
khi đ cấp ra, tính tốn lại thì
thấy thực tế chỉ cần cĩ 800
USD, tuy nhin khơng thể rt lại
vì phải đợi đến lúc đáo hạn
Kém chủ động do mức độ
phát huy hiệu quả của công cụ
này căn cứ vào mức độ phụ
thuộc về vốn của NHTM vào
NHTW.
Rất chủ động, ngân hàng
trung ương có thể thực
hiện yêu cầu của mình
bằng cách điều chỉnh giá
chứng khoán để hấp dẫn
các đối tác.
Khả năng đảo ngược tình
thế: khó thể đảo ngược tình
thế.
Khó đảo ngược tình thế do
hiệu ứng thông báo chỉ phát
huy tác dụng khi lãi suất tái
chiết khấu phù hớp với mức lãi
suất trên thị trường.
Dễ đảo ngược tình
huống khi phát hiện tiền
lưu thông thừa hoặc thiếu
bằng cách mua hoặc bán
ra các phiếu nợ.
Tốc độ thực hiện: không
nhanh lắm
Nhanh. Nhanh chóng, đơn giản,
không cần các thủ tục
rườm rà.
Liên hệ với tình hình sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam:
CHƯƠNG X
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
CÂU 81
Thị trường tài chính là gì ? trình bày chức năng và vai trò cuả thị trường tài chính
- 60 -
1. Khái niệm:
Thị trường tài chính là nơi mua bán các công cụ tài chính, nhờ đó mà vốn được chuyển
giao 1 cách trực và gián tiếp từ các chủ thể thừa vốn đến các chủ thề cò nhu cầu về vốn.
2. Chức năng:
a. Chức năng dẫn vốn
- Thị trường tài chính thực hiện chức năng kinh tế nòng cốt trong việc dẫn vốn từ những
người tạm thừa vốn đến những người tạm thiếu vốn. Cung cấp một lượng vốn liên tục, cho
các doanh nghiệp, người tiêu dùng và CP để hổ trợ cho cả chi tiêu đầu tư và tiêu dùng cho
một nền kinh tế .
- Tạo điều kiện gia phát triển nhân sự cuả các nguồn cuả cải xã hội và tạo ra mức sống
cao hơn cho cá nhân và gia đình
- Thị trường tài chính cho phép chuyển vốn từ những người không có cơ hội đầu tư sinh
lợi đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi.
b. Chức năng tiết kiệm
- Thị trường tài chính cung cấp điểm sinh lợi cho tiết kiệm. Thông qua thị trường tài
chính, người tiết kiệm có thể kiếm được thu nhập dưới hình thức tiền lãi, tổ chức, tiền lời cuả
vốn.
- Khi những người chi tiêu cần thêm vốn cuả những người tiết kiệm, thị trường tài chính
gởi tín hiệu đến người tiết kiệm dưới hình thức tiết kiệm có lãi suất cao hơn nhằm động viên
các đơn vị, cá nhân thặng dư tiết kiệm nhiều hơn và tiêu dùng bớt đi. Ngược lại, khi những
người chi tiêu cần ít quỹ hơn thì lãi suất có chiều hướng giảm bớt và sự luân lưu tiết kiệm
cũng yếu đi.
=> thị trường tài chính cung cấp một cơ chế động viên tiết kiệm và tạo ra 1 luồng quỹ vào
đầu tư.
c. Chức năng thanh khoản
- Thị trường tài chính cung cấp phương thức chuyển đổi các loại tài sản thuế chấp thành
tiền mặt tài sản thuế chấp “lỏng” thêm). Tính “lỏng” thêm của những loại tài sản thuế chấp
kiến chúng được ưa chuộng hơn để dể dàng hơn chức năng dồn vốn và chức năng tiết kiệm
cuả thị trường tài chính.
- Nếu thiếu thị trường tài chính hoặc thị trường tài chính kém phát triển, tính thanh
khoản giữa tài sản hoặc vốn dưới hình thái tiền mặt hơn là những hinh thái khác gần với
tiến.
3. Vai trò
a. Thị trường tài chính góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả cuả toàn bộ
nền kinh tế
- Bất kỳ nền kinh tế nào , trong quá trình phát triển bao giờ cũng phải đối đầu với sự
khan hiếm cuả các nguồn lực. Sản xuất lớn không những đòi hỏi sự tập trung kĩ năng, tay
nghề, nhân lực vật liệu mà còn đặt ra sự cần thiết và cấp bách về nhu cầu sử dụng các nguồn
tài nguyên ấy một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất. Thị trường tài chính là sản phẩm tất yếu
cuả sự đòi hỏi tập trung tài nguyên cho sản xuất lớn và chống lãng phí dưới nhiều hình thức .
Vốn Vốn
v
* Tiết kiệm
1-Các gđình
2-Các hãng KD
3-CP
* Đầu tư:
1-Các hãng KD
2-CP
3-Các gđình
TC gián tiếp
TC trực tiếp
Các TTTC
Trực tiếp
Các trung gian
- 61 -
- Với chức năng dồn vốn và tiết kiệm, thị trường tài chính đã tạo điều kiện huy động các
nguồn lực trong xã hội và phục vụ sáng tạo cuả cải nhiều dạng cho đời sống con người, lôi
kéo các cá nhân trở thành những nhà đầu tư tận dụng mọi nguồn lực nhỏ nhất, thúc đảy
hoạt động sáng tạo sản phẩm và dịch vụ.
- Đối với Nam việc bù đắp các khoản bội chi hoặc có vốn để xây dựng các công trinh công
cộng bằng cách vay nợ trên thị trường tài chính thay vì phát hành thêm giấy bạc NH vào
lưu thông là biện pháp heat sức quan trọng vì vậy vừa có thể kiềm chế lạm phát, vừa có thể
tăng trưởng được nền kinh tế. Tất nhiên, mức NN vay dân cũng có giới hạn vì NN phải trả cả
vốn lẫn lãi cho những ai mua chứng khoán NN mà nguồn trả nợ lại là khoản thu của năng
suất- chủ yếu là thuế.
- Thị trường tài chính đã góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả cuả kinh tế cải thiện
mức sống của người tiêu dùng bằng cách tiêu thụ vốn thừa và giúp người tiết kiệm chọn thời
điểm tốt cho việc mua sắm cuả họ, giúp các nhà kinh doanh tập trung và sử dụng các nguồn
tài nguyên vào quá trình sản xuất lớn một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất dẩn đến việc làm
cho người lao động
i. 1 thị trường tài chính hoạt động hiệu quả sẽ tận dụng được mức cao
nhất mọi nguồn vốn tiềm tàng trong nuớc và ngoài nước -> phát triển và cải thiện đời sống
nhân dân.
b. Thị trường tài chính tạo điều kiện dung hoà các lợi ích kinh tế cuả các chủ
thể kinh tế và tiền thị trường
- Thông qua những cuộc đấu giá tập trung trong các nguồn cung và nguồn cầu, cơ chế thị
trường sẽ hình thành giá cả tốt nhất, cho cả người bán và người mua, đảm bảo công bằng
trên thị trường
- Thiếu thị trường tài chính hay thị trường tài chính kém phát triển, điều kiện để cung và
cầu gỡ, cọ xát sẽ bị hạn chế. Do đó không thể có mức giá phản ánh đầy đủ chính xác sức
mua, sức bán
- Thị trường tài chính là nơi tạo môi trường thuận lợi để dung hoà các lợi ích kinh tế cuả
các chủ thể kinh tế khách nhau trên thị trường
c. Thị trường tài chính là công cụ tuyển chọn và kích thích các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh lành mạnh có hiệu quả
- Tự bản thân có thể thị trường tài chính chọn ra những doanh nghiệp hoặc dụ án có
triển vọng để tài trợ
+ Những doanh nghiệp hay dự án có triển vọng có thể nhận thêm vốn với chi phí rẻ
hơn
+ Doanh nghiệp kém hay dư( án tồi sẽ khó thu hút vốn hoặc phải trả chi phí sử dụng
vốn đắt hơn
=> Các doanh nghiệp hay dự án muốn huy động được vốn và duy trì vốn huy động thông
qua thị trường tài chính phải thanh toán sao cho sản xuất kinh doanh lành mạnh và có hiệu
quả ngày càng cao
- Thị trường tài chính tạo kiều kiện thuận lợi cho các giao dịch tài chính
- Thị trường tài chính là con hình dẫn truyền vốn từ những chủ thể thặng dư tiết kiệm
sang các chủ thể thiếu hụt tiết kiệm. Nhờ sự phát triển cuả công nghệ thông tin liên laic (vệ
tinh, cáp quang, tia laser, máy fax và các tiến bộ công nghệ khác) mà các định chế tài chính
tác hợp cho các đơn vị thặng dư thiết kiệm cách nhau 1 cách có hiệu quả dẩn đến tiết kiệm
chi phí liên quan đến giao dịch tài sản thuế chấp(chi phi thu thập thông tin, chi phí nghiên
cứu, chi chí tìm gặp)
CÂU 82
Trình bày khái niệm và phân biệt sự khác nhau giữa thị trường tài chính sơ thị trường tài chính
sơ cấp và thị trường tài chính thứ cấp.
1. Khái niệm
Giao dịch trên thị trường sơ cấp
Người cung ứng vốn Người vay vốn Vốn
- 62 -
Giao dịch trên thị trường thứ cấp
2. Phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thức cấp
Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp
- Là thị trường mua bán các chứng
khoán mới phát hành.
Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư
sẽ được chuyển thành nhà phát hành
thông qua việc nhà đầu tư mua các
chứng khoán mới phát hành.
- Giao dịch tr6n thị trường này cung
cấp vốn cho nhà phát hành
- Giá trên thị trường sơ cấp do tổ chức
phát hành ấn định và thường được in
ngay trên chứng khoán.
- Là nơi trao đổi những công cụ tài chính đã
được phát hành.
Là một bộ phận quan trọng của thị trường tài
chính, gắn bó với thị trường tài chính sơ cấp.
- Giao dịch trên thị trường này cung cấp tính
thanh khoản cho các công cụ tài chính hấp dẫn
hơn, được ưa chuộng hơn phát hành và bán
chúng dễ dàng hơn thị trường sơ cấp.
- Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ánh
nguyên tắcc quy định và tự do cạnh tranh, giá
chứng khoán do cung cầu quyết định.
- Thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động
liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và bán các
chứng khoán nhiều lần trên thị trường thứ cấp.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu này
- Hai thị trường này tồn tại và quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có thị trường sơ
cấp thì không có Chứng khoán để lưu thông trong thị trường thứ cấp. Nếu không có thị
trường thứ cấp thì việc bán chứng khoán → tiền mặt sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Việc phân biệt 2 loại thị trường trên chỉ có tính lí thuyết. Trong thực tế tổ chức thị
trường chứng khoán không có sự phân biệt, giao dịch trên hai thị trường này diễn ra song
song.
- Phải coi trọng thị trường sơ cấp vì đây là thị trường phát hành - quan sát chặt chẽ thị
trường thứ cấp.
CÂU 83
Khái niệm thị trường chứng khoán. Phân biệt sự khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu công ty. Ý
nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này.
1. Khái niệm thị trường chứng khoán
Phát hành công cụ tài chính mới
Sử dụng vốn để mua hàng
hoá, dịch vụ hoặc đầu tư
Người nắm giữ các công cụ
tài chính đã được phát hành
trước đây
Người tiết kiệm 1
Người tiết kiệm 1
Người tiết kiệm 1
Nhận tiền
Bán chứng khoán
- 63 -
Thị trường chứng khoán là nơi mua bán, trao đổi các chứng khoán có thời hạn trên 1 năm
thể hiện dưới hình thức trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ phát sinh.
Vai trò
- Là công cụ tài trợ nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế quốc dân
- Là công cụ đảm bảo khả năng thanh khoản của người đầu tư vào chứng khoán
- Là công cụ hỗ trợ quá trình tập trung doanh nghiệp, mở rộng quy mô kinh doanh
2. Phân biệt sự khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu công ty
Trái phiếu công ty Cổ phiếu công ty
- Do công ty phát hành với mục đích huy
động vốn để bổ sung vốn tạm thời thiếu phục
vụ cho đầu tư phát triển
- Xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu trái phiếu, đồng thời xác nhận
khoản nợ mà công ty cam kết phải trả
- Hưởng lãi suất cố định, không phụ thuộc
vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
- Người sở hữu trái phiếu trở thành trái chủ
của công ty (chủ nợ)
- Có thể có nhiều mệnh giá khác nhau
- Do công ty cổ phần phát hành để huy
độngvốn thành lập hoặc mở rộng sản xuất
- Xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu
hợp pháp của một chủ thể đối với một hoặc
một số cổ phần của công ty
- Lãi thu được phụ thuộc vào tình hình
sản xuất kinh doanh của công ty và theo tỷ
ệ góp vốn
- Người sở hữu cổ phiếu gọi là cô đông
của công ty (chủ sở hữu)
- Chỉ có một mệnh giá nhất định
4. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này (thị trường chứng khoán )
Thị trường chứng khoán gắn bó gần gũi với tiết kiệm và đầu tư, đó là một nhịp cầu để
chuyển tiết kiệm của những đơn vị thặng dư qua những cuộc đầu tư của những đơn vị thiếu
hụt thị trường chứng khoán đóng góp vào sự ổn định kinh tế bằng cách cân đối tiết kiệm
và đầu tư và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bằng cách mở rộng tổng khối lượng tiết
kiệm và đầu tư.
CÂU 84
- Trình bày khái niệm và vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Phân biệt sự khác
nhau giữa các tổ chức tài chính phi ngân hàng và ngân hàng.
- Khái niệm tổ chức tài chính phi ngân hàng
- Định chế tài chính phi ngân hàng là loại hình tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài
chính tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như nội dung kinh doanh thường
xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không làm dịch vụ thanh toán.
- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng bao gồm : công ty bảo hiểm, công ty tài chính,
quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác.
- Vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng:
- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng với nhiều loại hình khác nhau vừa đóng vai trò là
trung gian tài chính, vừa góp phần đa dạng hoá các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế.
- Kích thích tập trung các nguồn vốn tiết kiệm nhỏ, lẻ:
- Ngoài các ngân hàng thì các tổ chức tài chính phi ngân hàng với mạng lưới rộng lớn
với sự linh hoạt trong hoạt động đã tập trung được các nguồn tiết kiệm, đặc biệt là các món
tiền nhỏ, lẻ để đưa vào thị trường tài chính.
- Khi cần tăng cường huy động họ gửi tín hiệu đến người tiết kiệm dưới hình thức lãi
suất cao hơn và điều này sẽ khuyến khích các gia đình giảm bớt tiêu dùng, tăng cường tiết
kiệm để cho vay.
- Tạo ra các cơ hội đầu tư sinh lời cho các cá nhân
- 64 -
- Nếu cá nhân đầu tư trực tiếp bằng số tiền của mình thì có những hạn chế: số tiền đầu
tư nhỏ, rủi ro cao, chi phí giao dịch lớn, việc đăng ký thủ tục kinh doanh phiền hà. Cho nên,
thông qua các tổ chức tài chính phi ngân hàng mà cơ hội đầu tư của cá nhân được nâng cao.
Nguồn lợi sẽ mang lại cho cả hai nhờ tính kinh tế do quy mô vốn, nhờ sự phân tán rủi ro do
đa dạng hoá và nhờ giảm chi phí giao dịch do tổng thể.
- Thúc đẩy đầu tư, cạnh tranh và tiến bộ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng
- Sự tham gia của các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng làm cho đầu tư
thêm sôi động, làm tăng tính cạnh tranh, giảm giá vốn và thúc đẩy sự ra đời nhiều tiến bộ tài
chính mới.
- Áp lực cạnh tranh trong hệ thống đã làm ch chất lượng phục vụ được cải thiện, giá
vốn đầu tư ngày càng giảm, tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho khách hàng.
- Nếu như các ngân hàng đặc biệt chú trọng đến những khoản đầu tư ở những doanh
nghiệp lớn thì các tổ chức tài chính phi ngân hàng tạo ra nguồn đầu tư chủ yếu cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho các cá nhân, gia đình. Mỗi loại hình có thế mạnh riêng nhưng
tất cả đều góp phần tăng cường hiệu quả kinh tế, xã hội.
- Đáp ứng các nhu cầu trong việc bảo vệ đầu tư tài chính
- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng là nơi bảo vệ tài chính, phân tán rủi ro cho mỗi
người, mỗi doanh nghiệp bằng cách cung cấp các hợp đồng bảo hiểm, các dịch vụ trả lương
hưu, … Trong hoạt động đầu tư, họ đáp ứng các nhu cầu thông tin nếu chúng ta muốn hoặc
nhận các uỷ thác nếu chúng ta cần.
- Phân biệt sự khác nhau giữa các tổ chức tài chính phi ngân hàng và ngân hàng
- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng - Ngân hàng
- Không được nhận tiền gửi không kỳ
hạn và không thực hiện nghiệp vụ thanh toán
cho khách hàng không tham gia vào quá
trình tạo tiền gửi và không bị chi phối, điều
hành và kiểm soát bởi NHTW.
- Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực
chứng khoán, cho vay tiêu dùng và thế chấp.
- Tăng cường dịch vụ trên các mặt: môi
giới, đại lý chứng khoán và các dịch vụ ủy thác.
- Được phép nhận tiền gửi không kỳ
hạn và thực hiện nghiệp vụ thanh toán cho
khách hàng có khả năng tạo tiền theo cấp
số nhân và chịu sự chi phối, điều hành và
kiểm soát của NHTW.
- Chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
thương mại.
- Mở rộng dịch vụ thanh toán qua
ngân hàng (chuyển khoản).
CHƯƠNG XI
CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG
CÂU 84
Trình bày khái niệm và vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Phân biệt sự khác nhau
giữa các tổ chức tài chính phi ngân hàng và ngân hàng.
1. Khái niệm tổ chức tài chính phi ngân hàng
Định chế tài chính phi ngân hàng là loại hình tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính
tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như nội dung kinh doanh thường xuyên
nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không làm dịch vụ thanh toán.
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng bao gồm : công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu
tư và các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác.
2. Vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng:
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng với nhiều loại hình khác nhau vừa đóng vai trò là
trung gian tài chính, vừa góp phần đa dạng hoá các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế.
a. Kích thích tập trung các nguồn vốn tiết kiệm nhỏ, lẻ:
Ngoài các ngân hàng thì các tổ chức tài chính phi ngân hàng với mạng lưới rộng lớn với sự
linh hoạt trong hoạt động đã tập trung được các nguồn tiết kiệm, đặc biệt là các món tiền
nhỏ, lẻ để đưa vào thị trường tài chính.
- 65 -
Khi cần tăng cường huy động họ gửi tín hiệu đến người tiết kiệm dưới hình thức lãi suất
cao hơn và điều này sẽ khuyến khích các gia đình giảm bớt tiêu dùng, tăng cường tiết kiệm
để cho vay.
b. Tạo ra các cơ hội đầu tư sinh lời cho các cá nhân
Nếu cá nhân đầu tư trực tiếp bằng số tiền của mình thì có những hạn chế: số tiền đầu tư
nhỏ, rủi ro cao, chi phí giao dịch lớn, việc đăng ký thủ tục kinh doanh phiền hà. Cho nên,
thông qua các tổ chức tài chính phi ngân hàng mà cơ hội đầu tư của cá nhân được nâng cao.
Nguồn lợi sẽ mang lại cho cả hai nhờ tính kinh tế do quy mô vốn, nhờ sự phân tán rủi ro do
đa dạng hoá và nhờ giảm chi phí giao dịch do tổng thể.
c. Thúc đẩy đầu tư, cạnh tranh và tiến bộ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng
Sự tham gia của các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng làm cho đầu tư thêm
sôi động, làm tăng tính cạnh tranh, giảm giá vốn và thúc đẩy sự ra đời nhiều tiến bộ tài chính
mới.
Áp lực cạnh tranh trong hệ thống đã làm ch chất lượng phục vụ được cải thiện, giá vốn đầu
tư ngày càng giảm, tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho khách hàng.
Nếu như các ngân hàng đặc biệt chú trọng đến những khoản đầu tư ở những doanh nghiệp
lớn thì các tổ chức tài chính phi ngân hàng tạo ra nguồn đầu tư chủ yếu cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, cho các cá nhân, gia đình. Mỗi loại hình có thế mạnh riêng nhưng tất cả
đều góp phần tăng cường hiệu quả kinh tế, xã hội.
d. Đáp ứng các nhu cầu trong việc bảo vệ đầu tư tài chính
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng là nơi bảo vệ tài chính, phân tán rủi ro cho mỗi người,
mỗi doanh nghiệp bằng cách cung cấp các hợp đồng bảo hiểm, các dịch vụ trả lương hưu, …
Trong hoạt động đầu tư, họ đáp ứng các nhu cầu thông tin nếu chúng ta muốn hoặc nhận các
uỷ thác nếu chúng ta cần.
3. Phân biệt sự khác nhau giữa các tổ chức tài chính phi ngân hàng và ngân hàng
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng Ngân hàng
- Không được nhận tiền gửi không kỳ hạn
và không thực hiện nghiệp vụ thanh toán cho
khách hàng không tham gia vào quá trình
tạo tiền gửi và không bị chi phối, điều hành và
kiểm soát bởi NHTW.
- Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chứng
khoán, cho vay tiêu dùng và thế chấp.
- Tăng cường dịch vụ trên các mặt: môi
giới, đại lý chứng khoán và các dịch vụ ủy thác.
- Được phép nhận tiền gửi không kỳ
hạn và thực hiện nghiệp vụ thanh toán cho
khách hàng có khả năng tạo tiền theo cấp
số nhân và chịu sự chi phối, điều hành và
kiểm soát của NHTW.
- Chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
thương mại.
- Mở rộng dịch vụ thanh toán qua ngân
hàng (chuyển khoản).
CHƯƠNG XII
THANH TOÁN QUỐC TẾ
CÂU 85
Thế nào là chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt? Trình bày các biện phát chủ yếu nhằm bình ổn tỷ giá
hối đoái.
1. Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt
01/1976, tại Hội nghị Jamaica, tỷ giá hối đoái linh hoạt (thả nổi) được các nước thành viên
IMF chấp nhận.
- Tỷ giá thả nổi tự do: là một tỷ giá mà mức của nó được hình thành tự phát trên thị
trường do quan hệ cung cầu quyết định. Chính phủ giữa thái độ thụ động, để cho thị trường
quyết định giá trị đồng tiền nước mình
+ Nếu cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ giá ngoại tệ giảm và ngược lại
+ Nếu giá ngoại tệ cao thì sẽ có nhiều người bán ngoại tệ nghĩa là khuyến khích xuất khẩu
+ Nếu giá ngoại tệ giảm thì sẽ có nhiều người mua ngoại tệ nghĩa là khuyến khích nhập
khẩu
- Tỷ giá thả nổi có quản lý: là tỷ giá thả nổi nhưng có sự can thiệp của chính phủ để tác
động đến tỷ giá hối đoái phục vụ chiến lược chung của nước mình.
- 66 -
+ Chính phủ can thiệp mua hoặc bán khi thấy tỷ giá biến động không phù hợp với chính
sách kinh tế của nước mình như Anh, Nhật, Cananda, …
+ Nhiều nước ràng buộc đồng tiền nước mình với đồng tiền lớn, thông dụng nhất là với
USD, France Pháp, …
+ Thành lập những “rổ tiền tệ” nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào các đồng tiền lớn khác
như ECU là rổ tiền tệ được thiết lập theo tỷ trọng các đồng tiền thành viên của Liên minh
Châu Âu – EU.
2. Các biện pháp chủ yếu nhằm bình ổn tỷ giá hối đoái
a. Chính sách chiết khấu
- Thông qua vai trò điều tiết vĩ mô của mình đối với nền kinh tế, NHTW có thể công
bố thay đổi lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu làm thay đổi lãi suất tín dụng trên thị
trường, tạo ra sự kích thích cần thiết đối với tư bản dị đồng nước ngoài. Từ đó dẫn tới sự
thay đổi về lượng cung cầu ngoại tệ phù hợp, làm cho tỷ giá hối đoái được bình ổn.
- Ví dụ khi tỷ giá hối đoái tăng cao muốn làm tỷ giá xuống thì NHTW sẽ tăng lãi suất
chiết khấu lên, từ đó lãi suất trên thị trường cũng tăng lên. Kết quả là vốn ngắn hạn trên thị
trường quốctế sẽ chạy vào các ngân hàng trong nước mình, góp phần làm cho tỷ giá hối đoái
có xu hướng hạ xuống. Ngược lại muốn phá giá tiền tệ, tăng giá ngoại tệ giảm giá trên thị
trường trong nước để khuyến khích xuất khẩu, NHTW giảm lãi suất tái chiết khấu, chiết
khấu.
- Tuy nhiên, chính sách chiết khấu cũng chỉ có vai trò nhất định trong quá trình tác
động tới tỷ giá hối đoái bởi vì giữa lãi suất và tỷ giá không phải luôn luôn có quan hệ trực
tiếp.
b. Chính sách hối đoái
- Nguyên lý cớ bản của biện pháp này là: Nhà nước phải tạo cho được sự tác động
trực tiếp vào tỷ giá hối đoái. Cụ thể là NHTW, thông qua nghiệp vụ mua bán ngoại tệ tạo ra
khả năng thay đổi quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường đề từ đó thực hiện mục tiêu
bình ổn tỷ giá hối đoái của mình.
- Để thực hiện được chính sách này, đòi hỏi NHTW phải có quỹ dự trữ ngoại hối dồi
dào để chủ động đối phó kịp thời trước sự biến động của tỷ giá hối đoái thông qua chính sách
hoạt động công khai trên thị trường.
CÂU 86
Tiền tệ quốc tế là gì? Để đồng tiến quốc gia thực hiện được chức năng tiền tệ quốc tế cần phải
thoả mãn những điều kiện cơ bản là gì?
1. Tiền tệ quốc tế
Bất kỳ đồng tiền của quốc gia nào, được chấp nhận làm phương tiện thanh toán trao đổi
bên ngoài phạm vi quốc gia đã phát hành nó, đều được coi là tiền tệ quốc tế. Ví dụ như
Dollar Mỹ, Mark Dức, Yen Nhật, …
2. Để đồng tiền quốc gia thực hiện được chức năng tiền tệ quốc tế cần phải thoả điều kiện
- Trước khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, bằng sự cưỡng chế dân chúng ở các
thuộc địa chấp nhận sử dụng trong lưu thông đồng tiền của “chính quốc”.
- Sau chiến tranh thế giới thứ II, bằng con đường tự nguyện và tín nhiệm của dân
chúng ngoài nước có đồng tiền phát hành. Điều này còn do năng suất lao động quyết định,
hàng hoá có sức cạnh tranh (của quốc gia đó) mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, hàng hoá của
quốc gia đó tràn ngập đến đâu thì tiền tệ của quốc gia đó có thể chấp nhận đến đó.
=> Chỉ với những đồng tiền nước ngoài nào đó có thể chấp hành được tốt hớn những chức
năng mà bản tệ có thể đảm nhiệm (thì từ tiền quốc tế mới có thể trở thành tiền quốc gia hoặc
ngược lại)
+ Phải có khả năng chuyển đổi qua lại vô hạn với đồng bản tệ một cách thuận lợi, dễ dàng
+ Phải có khả năng thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, trao đổi trựctiếp và có khả
năng làm phương tiện tích lũy của cải tương đối ổn định.
CÂU 87
- 67 -
Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Để bình ổn tỷ giá hối đoái, cần phải có
những biện pháp gì? Liên hệ thực tiễn Việt Nam
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá
a. Về mặt dài hạn
* Tương quan mức thu nhập thực tế giữa 2 quốc gia
Sự so sánh mức thu nhập của 2 quốc gia sẽ quyết định sự thay đổi tương quan giá trị giữa 2
đồng tiền về mặt dài hạn ảnh hưởng đến nhu cầu xuất nhập khẩu và nhu cầu đầu tư của 2
quốc gia đó.
Giả sử mức thu nhập được đo bằng GNP/người của nước A lớn hơn nước B
nhu cầu nhập khẩu của A cao hơn
giá trị đồng tiền của A giảm xuống so với giá trị đồng tiền của B
Nếu mức thu nhập của A tăng nhanh hơn B có nghĩa là tỷ suất sinh lời của các khoản đầu
tư vào A sẽ tăng nhanh hơn B, luồng vốn đầu tư vào A nhiều hơn
giá trị đồng tiền A tăng lên
Hai ảnh hưởng này xảy ra đồng thời và tác động vào tỷ giá mỗi khi có sự khác biệt về tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế giữa 2 quốc gia. Sự thay đổi ròng của tỷ giá phụ thuộc bào ảnh hưởng
nào mạnh hơn.
* Tương quan mức giá giữa 2 nước
Tương quan này được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát dự tính
Khi tỷ lệ lạm phát dự tính của A nhỏ hơn B đồng tiền A lên giá so với B.
Với một mức lạm phát thấp hơn, giá cả hàng hoá của A sẽ rẻ hơn giá của hàng hoá cùng
loại của B
nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của A sẽ tăng lên
nhu cầu đồng tiền của A tăng lên
giá trị đồng tiền của A tăng lên tương đối so với giá trị đồng tiền của B
Mặt khác, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của B giảm xuống giảm nhu cầu đối với đồng
tiền của B, làm cho đồng tiền B xuống giá.
Điều này giải thích theo thuyết ngang giá sức mua trên nền tảng quy luật 1 giá: nếu hàng
hóa cùng loại được bán ở 2 nước thì giá của chúng phải như nhau, nếu không người tiêu
dùng sẽ mua hàng hoá ở nơi rẻ hơn. Lý thuyết này có ích khi được sử dụng để dự đoán chiều
hướng biến động của tỷ giá.
Tuy nhiên, quy luật 1 giá không phải lúc nào cũng được áp dụng vì:
- Các giao dịch quốc tế phải chịu chi phí giao dịch
- Có những loại hàng hoá thuộc loại phi mậu dịch như nhà, đất, dịch vụ,…
- Hàng hoá giữa các nước có thể cùng loại nhưng khác nhau về chất lượng
* Sự can thiệp của chính phủ và ý thích của người tiêu dùng
- Sự can thiệp của chính phủ thể hiện qua các chính sách thuế nhập khẩu, các quy
định về quota xuất nhập khẩu nhằm hạn hcế hoặc kích thích xuất nhập khẩu ảnh hưởng
đến cung cầu ngoại tệ thay đổi tỷ giá
Ví dụ: Sự hạn chế nhập khẩu giảm khả năng mua hàng nước ngoài giảm nhu cầu
ngoại tệ gái trị đồng ngoại tệ giảm so với nội tệ
- Sự ưa thích của người tiêu sùng trong nước đối với hàng hoá nước ngoài sẽ làm tăng
nhu cầu đối với hàng hoá đó tăng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu đồng ngoại tệ lên giá so
với nội tệ.
b. Về mặt ngắn hạn
Theo lý thuyết ngang giá lãi suất:
rA = rB + sự lên giá của đồng tiền nước B (hoặc từ sự lên giá của đồng tiền của nước
A)
rA , rB : mức lãi suất tại nước A, B
mức thu nhập kỳ vọng của khoản tiền gửi bằng tiền đồng nước A là rA
mức thu nhập kỳ vọng của khoản tiền gửi bằng tiền đồng nước A là rB + sự lên giá của
đồng tiền nước B
Tỷ giá mà tại đó đẳng thức này thoả mãn là mức tỷ giá cân bằng. Tại mức tỷ giá cân bằng,
đồng tiền mà có lãi suất thấp hơn sẽ có xu hướng lên giá và ngược lại đồng tiền nào có lãi
suất cao hơn thì sẽ có xu hướng giảm giá.
- 68 -
Khi một trong ba yếu tố trên thay đổi thì tỷ giá sẽ biến động liên tục nhằm khôi phục lại
thế cân bằng mới.
* Mức lãi suất của hai đồng tiền thay đổi tương đối
Nếu rA tăng tương đối so với rB trong khi mức tỷ giá kỳ vọng không đổi, thu nhập kỳ vọng
của đồng tiền A sẽ cao hơn thu nhập kỳ vọng của đồng tiền B. Người đầu tư sẽ di chuyển từ
đồng tiền có thu nhập thấp sang A đồng tiền A lên giá, B giảm giá tỷ giá cân bằng mới
được thiết lập.
* Mức tỷ giá kỳ vọng thay đổi
Một đồng tiền được dự đoán là sẽ lên giá so với đồng tiền kia sẽ có mức thu nhập kỳ vọng
cao hơn và hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư sự di chuyển vốn để kiếm thu nhập cao hơn
tỷ giá cân bằng thay đổi.
* Sự can thiệp trực tiếp của NHTW trên thị trường ngoại hối
Sự can thiệp của NHTW trong chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý sẽ làm tỷ giá thay đổi ngay
lập tức nhưng không kéo dài. Xu hướng biến động thị trường của tỷ giá sẽ được khôi phục
sau đó.
CÂU 88 + 89
Trình bày khái niệm và phương pháp biểu hiện tỷ giá hối đoái. Cho ví dụ minh hoạ. Tại sao nói:
tỷ giá hối đoái là công cụ kích thích và điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu? Chứng minh rằng: tỷ
giá hối đoái có vai trò điều tiết thu nhập trong hoạt động kinh doanh đối ngoại. Liên hệ thực tiễn
Việt Nam.
1. Khái niệm
Tỷ giá hối đoái là giá cả trên thị trường ngoại hối, tỉ giá hối đoái phản ánh quan hệ giữa
đồng tiền của 2 quốc gia theo đó đồng tiền nươc này được đo bằng đồng tiền nước khác. Hay
tỉ giá hối đoái chính là giá cả của 1 đồng tiền tính ra giá cả của 1 đồng tiền khác .
2. Các phương pháp biểu hiện tỷ giá hối đoái
a. Phương pháp biểu thị trực tiếp:
Là phương pháp biểu thị mà trong đó lấy tiền trong nước (nội tệ) làm 1 dơn vị để so sánh
với số lượng tiền tệ nước ngoài
1 nội tệ = X . ngoại tệ
VD: Ngày 12\1\2001 tại thị trường London
1GDP = 3,0440 Dem( Mác Tây đức)
1GDP =2,3945 CHF (Franc thuỵ sĩ)
1GDP =10,2104 FRF
→ Trong đó GDP là đồng yết giá , đồngDEC, CHF, FRF là đồng định giá
- Phương pháp biểu thị này thương được dùng ở các nươc như ANH , Mỹ, úc…
- Trong phương pháp biểu hiện này , tỉ giá có quan hệ nghịch vời giá trị của đồng nội
tệ , lkhi giá giảm , đồng nội tệ tăg giá & ngược lại.
b. Phương pháp biểu thị gián tiếp :
Là phương pháp biểu thị mà trong đó lấy ngoại tệ làm 1 đơn vị để so sanh với số lượng tiền
tề trong nước
1 ngoại tệ = x. nội tệ
VD: Ngày 12\1\2001 tại thị trường Paris
1USD = 6,9020 FRF
1GDP = 10, 2130 FRF
1 CHF = 4,2640 FRF
- Phương pháp này được sử dụng ở những nước còn lại kểc ả ở VN
- Trong phương pháp biểu hiện này , giá trị của đồng nội tệ có quan hệ thuận với tỉ
giá , khi giá giảm đồng nội tệ giảm & ngược lại
♣ NHẬN XÉT: Ở cả 2 cách , giá trị giữa 2 đồng tiền của 2 nước trong quan hệ ti giá luôn có
quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau, khi nói đồng tiền của 1 nước tăng giá cũng có nghĩa là đồng
tiền của nước kia giảm.
3. Tỷ giá hối đoái là công cụ kích thích và điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu
- Tỷ giá phản ánh điều kiện sản xuất, năng suất lao động , mứcgiá trung bình trong
nươc & thế giới → thông qua tỷ giá có thể xác định được mức độ lỗ lãi, hiệu quả kinh tế
trong các hoạt động kinh tế đối ngoại ⇒ thông qua cơ chế điều hành lãi suất tỉ giá nhà nước
- 69 -
có thể kích thích tác động điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu trong từng thời kì, khuyến
khích hay hạn chế xuất nhập khẩu đốivới từng loại mặt hàng → thực hiện định hướng phát
triển cho mỗi thời kì .
- Nhờ gián tiếp tham gia điều tiết , phân phối lại thu nhập của các chủ thể tham gia
hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mà tỉ giá có thể tham gia kích thích & điều chinh
hoat động xuất nhập khẩu .
- Từ việc điều tiết thu nhập của các nha kinh doanh xuất nhập khẩu , kết quả là sẽ
điều chỉnh hoạt động kinh tế trrong nước.
5. Tỷ giá hối đoái có vai trò điều tiết thu nhập trong hoạt động kinh doanh đối ngoại
- Tỷ giá đã gián tiếp tham gia điều tiết, phân phối lại thu nhập của các chủ thể tham
gia hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Và từ việc điều tiết thu nhập của các nhà kinh
doanh xuất, nhập khẩu, kết quả là việc điều chỉnh hoạt động kinh tế trong nước.
- Bởi vì khi Nhà nước thực hiện phá giá đồng tiền nước mình, tức là giá của đồng tiền
trong nước hạ xuống so với các ngoại tệ khác thì việc xuất nhập khầu hàng hoá từ nước đó ra
nước ngoài sẽ được khuyến khích, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu được tăng
lên. Đồng thời, giá cả hàng hoá nước ngoài nhập vào nước đó tăng lên và do đó khối lượng
hàng hoá nhập khẩu sẽ bị hạn chế.
- Ngược lại, khi giá cả của đồng tiền trong nước được nâng lên so với các ngoại tệ
khác, xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài bị hạn chế do khả năng cạnh tranh của hàng hoá
xuất khẩu bị giảm sút. Đồng thời, giá cả hàng hoá nước ngoài nhập khẩu vào nước đó hạ
xuống và khối lượng hàng hoá nhập khẩu có xu hướng tăng lên.
CÂU 90
Thế nào là thanh toán Quốc tế? Trình bày khaí quát các phương thức thanh toán thông dụng
trong thương mại Quốc tế?
1. Khái niệm:
Là việc thực hiện các nghiã vụ tiền tệ , nảy sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi
kinh tế, giữa các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoaặc giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế
thông qua quan hệ giữa các ngân hàng có liên hệ.
2. Các phương thức thanh toán thông dụng trong thương mại Quốc tế
Phương thức thanh toán là một yếu tố quan trọng, trong các điều kiện vế thanh toán
thương mại Quốc tế. Để phù hợp với tính đa dạng và phong phú của mối quan hệ thương
mại và thanh toán Quốc tế, người ta đã thiết lập những phương thức thanh toán khác
nhau.Việc chọn lựa phương thức nào là phụ thuộc vào yêu cầu.
+ Người bán: giao hàng thuận tiện, thu tiền nhanh chóng , đầy đủ.
+ Người mua: nhận đầy đủ hàng về số lượng và chất lượng, thời hạn.
a. Thanh toán bằng chuyển tiền(remittance)
Khái niệm: Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó
một khách hàng ( người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển
một số tiền nhất định cho người hưởng lợi( người thụ hưởng) ở một điạ điểm xác định và
trong một thời gian xác định.
Quá trình tiến hành:
Ngân hàng đại lý
Chủ thể nhập khẩu Chủ thể xuất khẩu
Ngân hàng chuyển tiền (4)
(1)
(2) (3) (5)
- 70 -
Bước 1: sau khi thoả thuận đi đến kí kết hợp đồng mua báo ngoại thương, tổ chức xuất
khẩu cung ứng hàng hoá dịch vụ chuyển giao toàn bộ chứng từ cho tổ chức nhập khẩu.
Bước 2: Tổ chức nhập khẩu kiểm tra chứng từ, hoá đơn, viết lệnh chuyển tiền gởi ngân
hàng phục vụ mình gồm nội dung:
+ Tên, địa chỉ người xin chuyển tiền.
+ Số tài khoản, ngân hàng ở tài khoản.
+ Số tiền xin chuyển
+ Tên, điạ chỉ người hưởng lợi, số tài khoản, ngân hàng, chi nhánh ở đâu…
+ Lí do chuyển tiền.
+ Kèm các giấy tờ có liên quan( giấy phép nhập khẩu, hợp đồng mua bán ngoại thương..)
Bước 3: Kiểm tra hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng trích tài khoản của đơn vị
để chuyển tiền gửi giấy báo nợ, giấy báo đã thanh toán cho đơn vị nhập khẩu.
Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lí của mình ở nước ngoài chuyển
trả cho người nhận tiền.
Bước 5: Ngân hàng đại lí chuyển tiền cho người thụ hưởng và gửi giấy báo cho đơn vị.
Hình thức:
- Điện báo( TT_ telegraphic transfer): ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng
cách điện ra lệnh cho ngân hàng đại lí trả tiền cho người nhận = Tele, Fax, SWIFT.
- Thư chuyển tiền ( MT_ Mail transfer) Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng
cách gửi thư ra lệch cho ngân hàng đại lí ở nước ngoài trả tiền cho người nhận.
b. Phương thức thanh toán bằng nhờ thu ( collection of payment-encaissement)
Khái niệm: là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi đã hoàn thành nghiã vụ
chuyển giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ cho gnười mua, ủy thác cho ngân hàng phục vụ
mình thu hộ tiền của người mua trên cơ sở bộ chứng từ do mình lập ra.
* chỉ thị nhờ thu là văn bản pháp lí để điều chỉnh quan hệ ngân hàng với người nhờ thu.
Các ngân hàng tham gia nghiệp vụ nhờ thu chỉ được thực hiện theo đúng chỉ thị này.
Hình thức:
* * * Nhờ thu phiếu trơn( clean collection):
Khái niệm: là phương thức thanh toán, trong đó bên bán ủy nhiệm cho Ngân hàng
phục vụ mình thu hộ tiền ỏ người mua chỉ căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra. Các chứng từ
thương mại do bên bán chuyển giao trực tiếp cho bên mua không qua tay ngân hàng.
Quy trình:
Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương, chủ thể xuất khẩu chuyển giao hàng
hoá, bộ chứng từ cho chủ thể nhập khẩu
Bước 2: Chủ thể xuất khẩu ký phát hối phiếu ủy quyền ngân hàng phục vụ mình để nhờ
thu hộ tiền.
Ngân hàng nhờ thu
Chủ thể xuất khẩu Chủ thể nhập khẩu
Ngân hàng đại lý
(6)
(3)
(5)
(4)
(1)
(2) (7)
- 71 -
Bước 3: Ngân hàng nhờ thu gởi thư uỷ nhiệm kèm theo hối phiếu của chủ thể xuất khẩu,
sang ngân hàng đại lý tại nước nhập khẩu để nhờ thu hộ.
Bước 4: Ngân hàng đại lý gởi hối phiếu cho chủ thể nhập khẩu yêu cầu thanh toán
Bước 5: Sau khi kiểm tra, đối chiếu hối phiếu với bộ chứng từ hợpđồng và nếu đồng ý thì
chủ thể nhập khẩu uỷ quyền cho ngân hàng đại lý thanh toán tiền
Trường hợp đối chiếu thấy không hợp lý, chủ thể nhập khẩu sẽ không thanh toán.
Bước 6: Ngân hàng đại lý chuyển tiền đã thanh toán về ngân hàng nhờ thu bên xuất khẩu
hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán bên nhập khẩu
Bước 7: Ngân hàng nhờ thu thanh toán cho chủ thể nhập khẩu
Ưu điểm: chưa có gì đáng kể
Nhược điểm: Không đảm bảo quyền lợi cho bên bán vì giữa việc nhận hàng và thanh toán
của người mua không có sự ràng buộc lẫn nhau( người mua có thể nhận hàng rồi không chịu
trả tiền hay chậm trễ trong thanh toán). Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thu thủ tục
phí không chịu trách nhiệm nếu bên mua không thanh toán ⇒ chỉ sử dụng phương thức
thanh toán nhờ thu trơn khi tín nhiệm hoàn toàn người mua, hay giá trị xuất khẩu nhỏ, hàng
hoá ứ đọng khó tiêu thụ…
* * * Nhờ thu nhờ chứng từ:
Khaí niệm: là phương thức thnah toán trong đó uỷ nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình thu
hộ tiền ở người mua , không chỉ là hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm theo,
với yêu cầu là ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ hàng hoá cho người mua sau khi họ đã thanh
toán tiền hoặc kí chấp nhận trả tiền trên hối phieu có kì hạn.
Quy trình:
Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký kết, chủ thể xuất khẩu chuyển giao hàng
hoá cho chủ thể nhập khẩu (không kèm bộ chứng từ)
Bước 2: Chủ thể xuất khẩu ký phát hối phiếu, gởi kèm bộ chứng từ và ủy quyền cho ngân
hàng phục vụ mình thu tiền ghi trên hối phiếu với điều kiện nhà nhập khẩu đồng ý thanh
toán thì mới giao bộ chứng từ.
Bước 3: Ngân hàng nhờ thu gởi hối phiếu, bộ chứng từ và uỷ quyền cho ngân hàng đại lý
nước nhập khẩu nhờ thu hộ.
Bước 4: Ngân hàng đại lý gởi hối phiếu và bản sao bộ chứng từ hàng hóa cho chủ thể nhập
khẩu yêu cầu thanh toán
Bước 5a: Chủ thể nhập khẩu xem xét hối phíêu, bản sao bộ chứng từ hàng hoá với hợp
đồng ngoại thương đã ký trước đó, nếu phù hợp và đồng ý thanh toán thì uỷ quyền thanh
toán hoặc ký kết thanh toán lên hối phiếu, gởi cho ngân hàng đại lý.
Bước 5b: Ngân hàng đại lý nhận được sự thanh toán hoặc đảm bảo thanh toán thì chuyển
giao bộ chứng từ (bản gốc) cho chủ thể nhập khẩu đi nhận hàng.
Bước 6: Ngân hàng đại lý chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng nhờ thu bên xuất khẩu
Bước 7: Ngân hàng nhờ thu bên xuất khẩu thanh toán cho chủ thể xuất khẩu
Ngân hàng nhờ thu
Chủ thể xuất khẩu Chủ thể nhập khẩu
Ngân hàng đại lý
(6)
(3)
(5b) (5a) (4) (2) (7)
(1)
- 72 -
Ưu điểm:đảm bảo quyền lợi cho bên bán hơn vì đã có sự ràng buộc chặt chẽ giữa việc thanh
toán tiền với việc nhận hàng của bên mua .
Nhược điểm: chưa khống chế được việc trả tiền của bên mua ⇒ trong chừng mực nhất định
quyền lợi của bên bán vẫn chưa được đảm bảo.
c. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (documentary credit):
Khái niệm: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân
hàng đáp ứng những nhu cầu của ngân hàng cam kết trả tiền cho người thụ hưởng nếu
người này quá trìnhxuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán, fù hợp với nách hàng cam kết
hay cho phép những điều kiện trong thư tín dụng được thực hiện đúng và đầy đủ.
_ Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng lập ra trên cơ sở yêu cầu cuả khách
hàng trong đó nội dung được đề ra trong thư
Thành phần tham gia quá trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
_ Người xin mở L/C ( thường là người mua, tổ chức nhập khẩu )
_ Người hưởng lợi ( người xuất khẩu hàng hoá, người bán)
_ NH mở thư tín dụng (NH phát hành ) là NH phục vụ người xuất khẩu : cấp tín dụng cho
người nhập khẩu do 2 bên qui định lựa chọn
_ NH thông báo thư tín dụng là NH phục vụ ngừoi xuất khẩu thông báo cho người bán biết
thư tín dụng đã được mở
Quy trình:
Bước 1: Chủ thể nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký, gởi đơn xin mở L/C
cho ngân hàng phục vụ mình, người thụ hưởng là chủ thể xuất khẩu
Bước 2: Ngân hàng mở L/C nếu chấp thuận thì mở L/C theo đúng nội dung được đề cập
trong đơn xin mở L/C và gởi cho ngân hàng thông báo ở quốc gia xuất khẩu
Bước 3: Ngân hàng thông báo gới tiếp L/C cho chủ thể xuất khẩu xem xét.
Bước 4: Chủ thể xuất khẩu đối chiếu nội dung của L/C với hợp đồng mua bán ngoại
thương đã ký trước đây, nếu thấy đúng và phù hợp thì chuyển giao hàng hoá cho chủ thể
nhập khẩu, nếu thấy chưa phù hợp thì thông báo yêu cầu chỉnh sửa L/C hoặc tuyên bố huỷ
bỏ
Bước 5: Chủ thể xuất khẩu gởi hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá theo yêu cầu của L/C
cho ngân hàng thông báo yêu cầu thanh toán
Ngân hàng mở L/C
Chủ thể nhập khẩu Chủ thể xuất khẩu
Ngân hàng thông báo
(1)
(9b)
(9a)
(7)
(6)
(2)
(3) (5)
(8)
(4)
Hợp đồng ngoại thương
- 73 -
Bước 6: Ngân hàng thông báo gởi tiếp hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá cho ngân hàng
mở L/C để kiểm tra
Bước 7: ngân hàng mở L/C so sánh hối phiếu, bộ chứng từ hàng hoá với các bội dung trong
L/C nếu thấy đúng và phù hợp thì chuyển tiền thanh toán hoặc ký chấp nhận thanh toán lên
hối phiếu
Bước 8: Ngân hàng thông báo thanh toán cho chủ thể xuất khẩu
Bước 9a: Ngân hàng mở L/C gởi bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu và yêu cầu
thanh toán
Bước 9b: Chủ thể nhập khẩu thanh toán cho ngân hàng
Ưu điểm:
- Quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn phương nhờ thu
- Ngân hàng đóng vai trò là người thanh toán tiền của người mua đối với người bán,
không phụ thuộc vào việc người mua có nhận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cau hoi dap an Tien te ngan hang.pdf