“Điều 84. Tội khủng bố nhằm chống
chính quyền nhân dân
1. Người nào nhằm chống chính quyền
nhân dân mà thực hiện hành vi gây nguy
hiểm đến tính mạng của người khác hoặc
phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá
nhân thì bị phạt tù từ.
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm
tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm
hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân
thì bị phạt tù từ.
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa
thực hiện một trong các hành vi quy định tại
khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi
khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ.
4. Phạm tội trong trường hợp tuyển lựa,
huấn luyện, chứa chấp các phần tử khủng bố
hoặc tham gia vào tổ chức khủng bố thì.
5. Người nào đã phạm tội này nhưng tự
thú, thành khẩn, kịp thời khai báo với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và bằng cách
nào đó góp phần tích cực vào việc ngăn chặn
không để vụ khủng bố xảy ra thì được miễn
trách nhiệm hình sự”
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu thành tội khủng bố nhàm chống chính quyền nhân dân trong bộ luật hình sự năm 1999 và một số kiến nghị sửa đổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÊËU THAÂNH TÖÅI KHUÃNG BÖË NHÙÇM CHÖËNG CHÑNH QUYÏÌN NHÊN DÊN
TRONG BÖÅ LUÊÅT HÒNH SÛÅ NÙM 1999 VAÂ MÖÅT SÖË KIÏËN NGHÕ SÛÃA ÀÖÍI
NGUYỄN QUYẾT THẮNG*
Bài viết phân tích, làm rõ những điểm bất cập, chưa phù hợp trong quy định
của Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành về Tội khủng bố nhằm chống chính
quyền nhân dân (Điều 84) trên cơ sở tìm hiểu tình hình tội phạm này xảy ra
trên thực tế cũng như nghiên cứu quy định của các điều ước quốc tế về
chống khủng bố mà Việt Nam là thành viên, từ đó đưa ra một số đề xuất
hoàn thiện quy định của BLHS.
23NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
1. Quy định hiện hành của Bộ luật Hình
sự về Tội khủng bố nhằm chống chính
quyền nhân dân
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền
nhân dân là tội phạm đặc biệt nguy hiểm nằm
trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc
gia. Tính nguy hiểm của tội phạm này không
chỉ thể hiện thông qua hành vi khách quan
xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tự do
thân thể, uy hiếp tinh thần mà còn bởi nó
tiềm ẩn những hậu quả lâu dài cho xã hội.
Dấu hiệu pháp lý trong cấu thành Tội khủng
bố nhằm chống chính quyền nhân dân về cơ
bản không có sự thay đổi kể từ BLHS năm
1985 cho đến BLHS năm 19991. Nội dung
điều luật như sau:
“Điều 84. Tội khủng bố nhằm chống
chính quyền nhân dân
1. Người nào nhằm chống chính quyền
nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán
bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù
từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung
thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm
tự do thân thể, sức khỏe, thì bị phạt tù từ năm
năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa xâm
phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác
uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm.
4. Khủng bố người nước ngoài nhằm gây
khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì
cũng bị xử phạt theo Điều này”.
Có thể rút ra một số điểm lưu ý về dấu
hiệu pháp lý của tội này như sau:
* ThS, GV. Đại học An ninh nhân dân.
1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều BLHS (năm 2009) chỉ thay đổi tên tội danh quy định tại Điều 84 từ Tội khủng bố thành
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, cùng với việc bổ sung 02 tội danh khác về khủng bố là Tội khủng bố
(Điều 230a) và Tội tài trợ khủng bố (Điều 230b).
Khách thể của tội phạm là sự vững mạnh
của chính quyền nhân dân, an ninh đối nội,
an toàn đối ngoại. Đối tượng tác động của tội
phạm có thể là bất kỳ ai (có thể là cán bộ,
công dân hay người nước ngoài).
Hành vi khách quan của tội phạm bao
gồm: hành vi xâm phạm tính mạng người
khác; hành vi xâm phạm sức khỏe, tự do thân
thể của người khác (như cố ý gây thương
tích, bắt giữ,); hành vi khác uy hiếp tinh
thần (như đe dọa đốt nhà, dọa tố cáo một
điều gì đó).
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực
tiếp. Mục đích phạm tội là nhằm làm suy yếu
chính quyền nhân dân. Động cơ phạm tội có
thể là sự thù hằn giai cấp nhưng cũng có thể
là động cơ khác, nhưng đây không phải là
dấu hiệu định tội của tội phạm này.
2. Quá trình tham gia, ký kết các Công
ước quốc tế và công tác đấu tranh phòng,
chống khủng bố của Việt Nam
Khủng bố nhằm chống chính quyền
nhân dân thường là hoạt động có tính tổ chức
cao, do cơ quan tình báo nước ngoài chỉ đạo
hoặc do tổ chức khủng bố quốc tế, tổ chức
“tôn giáo cực đoan”, lực lượng phản động
người Việt lưu vong ở nước ngoài, bọn phản
động trong nước hoặc bọn tội phạm hình sự
hoạt động có tổ chức sử dụng vũ khí, chất nổ,
chất độc hại... tấn công vào các cơ quan nhà
nước, cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, nơi
công cộng, dùng các thủ đoạn khác nhau để
ám sát, bắt cóc con tin, khống chế người
khác hoặc phương tiện, phá hủy tài sản...
nhằm chống lại chính quyền nhân dân, gây
nguy hại cho an ninh quốc gia2. Hành vi
khủng bố nói chung và khủng bố nhằm
chống chính quyền nhân dân nói riêng hiện
nay không chỉ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại an ninh trật tự của một quốc gia mà
nó còn đe dọa đến an ninh, hòa bình thế giới.
Xuất phát từ tính chất nguy hiểm và
phạm vi hoạt động xuyên quốc gia của loại
tội phạm này, nên trong Nghị quyết số 48-
NQ/TW ngày 25/5/2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020 hiện đang được triển
khai thực hiện đã xác định phương hướng
“...chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện đầy
đủ các cam kết quốc tế... Chú trọng việc nội
luật hóa những điều ước quốc tế mà Nhà
nước ta là thành viên liên quan đến an ninh,
trật tự, an toàn xã hội...” nhưng phải trên cơ
sở phù hợp với thực tiễn của nước ta, đồng
thời phải đảm bảo tính khả thi.
Về phương diện hợp tác quốc tế, cho đến
nay, Việt Nam đã tham gia 12 trên tổng số 18
điều ước đa phương về lĩnh vực đấu tranh
chống khủng bố3. Mới đây, Việt Nam cũng
gia nhập thêm 02 Công ước chống khủng bố
khác, đó là: Công ước quốc tế về chống bắt
con tin (1979); Công ước quốc tế về trừng trị
khủng bố bằng bom (1997) Ngoài ra, Việt
Nam cũng đã tham gia Hiệp định chống
khủng bố của ASEAN (2007) và Hiệp định
Tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước
ASEAN, ký kết hơn 10 hiệp định tương trợ
tư pháp với các nước và nhiều hiệp định,
thỏa thuận hợp tác quốc tế phòng, chống tội
phạm có liên quan đến khủng bố. Việt Nam
cũng đang nghiên cứu và từng bước tiếp tục
ký kết và tham gia các công ước quốc tế khác
có liên quan đến vấn đề chống khủng bố và
tài trợ cho khủng bố.
Bên cạnh việc hợp tác gia nhập, thực thi
các công ước và nghị định thư của Liên hợp
quốc về chống khủng bố mà Việt Nam là
thành viên, Việt Nam đã cùng với cộng đồng
quốc tế thực thi các Nghị quyết của Hội đồng
bảo an về chống khủng bố như Nghị quyết
1267 (năm 1999), Nghị quyết 1373 (năm
24 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
2 Chỉ thị số 25/2007/CT-TTg ngày 15/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống khủng bố trong tình hình
mới.
3 Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố, Bộ Công an, Các Điều ước quốc tế, Asean và pháp luật Việt Nam về phòng, chống
khủng bố, Nxb. Công an nhân dân, 2013.
2013) Để thực thi các Điều ước và Nghị
quyết về chống khủng bố, Việt Nam bước
đầu ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật mới (Luật Phòng, chống khủng bố năm
2013, Nghị định số 116/2013/NĐ-CP hướng
dẫn Luật Phòng, chống khủng bố,) cùng
các kế hoạch hành động quốc gia về chống
khủng bố; tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ
sung các quy định của BLHS hiện hành về
loại tội phạm này.
Trên thực tế, qua thời gian 30 năm kể từ
khi BLHS đầu tiên năm 1985 được ban hành,
cùng với sự thay đổi về tình hình kinh tế, văn
hóa, xã hội trong và ngoài nước, tình hình tội
phạm khủng bố nhằm chống chính quyền
nhân dân xảy ra ở Việt Nam thời gian qua
diễn biến rất phức tạp về số vụ, phương thức,
thủ đoạn tiến hành khủng bố tinh vi và
thường xuyên thay đổi... Chỉ tính từ năm
2010 đến năm 2014, lực lượng an ninh đã
phát hiện, đấu tranh và xử lý 10 vụ với hơn
10 đối tượng về Tội khủng bố nhằm chống
chính quyền nhân dân4. Tuy số lượng không
nhiều, nhưng trên thực tế, nguy cơ về khủng
bố ở Việt Nam là không nhỏ. Riêng trong
năm 2014, đã xảy ra hơn 40 vụ nổ liên quan
đến khủng bố, rất nhiều vụ đe dọa khủng bố,
gọi điện, nhắn tin quấy nhiễu, đe dọa các
đồng chí lãnh đạo ở trung ương 5... Thực tiễn
đấu tranh đối với loại tội phạm khủng bố nói
chung và khủng bố nhằm chống chính quyền
nói riêng cũng đã và đang đặt ra yêu cầu cần
phải nhanh chóng hoàn thiện pháp luật về
các tội khủng bố.
3. Những bất cập trong quy định hiện
hành của Bộ luật Hình sự về Tội khủng bố
nhằm chống chính quyền nhân dân và
kiến nghị hoàn thiện
Thứ nhất, phạm vi đối tượng tác động
của Tội khủng bố nhằm chống chính quyền
nhân dân quy định trong BLHS còn hẹp và
không còn phù hợp với thực tiễn.
Theo quy định của BLHS hiện hành, đối
tượng tác động của Tội khủng bố nhằm
chống chính quyền nhân dân chỉ bao gồm
tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể và tinh
thần của con người. Còn trong trường hợp
đối tượng khủng bố hướng đến đối tượng tác
động là cơ sở vật chất kỹ thuật của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì
không bị xử lý về Tội khủng bố nhằm chống
chính quyền nhân dân mà sẽ bị xử lý về Tội
phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều
85) nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác của cấu
thành tội phạm này. Trong đó, cơ sở vật chất
kỹ thuật được hiểu là “...kho tàng, xí nghiệp,
máy móc, thiết bị, vật tư, sản phẩm, trụ sở cơ
quan, hoặc các tài sản xã hội chủ nghĩa khác
v.v... về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa
học, kỹ thuật, công trình văn hoá, nghệ
thuật”6 , tức chỉ bao gồm các tài sản của Nhà
nước. Cách quy định như vậy dẫn đến một
số điểm không phù hợp sau đây:
Về mặt thực tiễn, đối tượng khủng bố
nhằm chống chính quyền nhân dân bên cạnh
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân
thể... của nạn nhân còn hướng đến gây thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại về tài sản vật
chất, nhất là các mục tiêu quan trọng về an
ninh chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta. Cụ
thể, qua khảo sát một số vụ án khủng bố
nhằm chống chính quyền nhân dân, đối
tượng khủng bố thường nhắm vào các cơ
quan của Đảng, Nhà nước, trụ sở các cơ quan
đại diện ngoại giao, đài phát thanh, truyền
hình, rạp chiếu phim, những nơi tập trung
đông người Điều này phù hợp với mục
đích của bọn khủng bố là gây tiếng vang, thu
hút dư luận, làm xáo trộn xã hội, gây khó
25NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
4 Cục An ninh Điều tra - Bộ Công an, Báo cáo tình hình công tác an ninh điều tra qua các năm (từ năm 2010 đến năm 2014).
5 Báo cáo của Bộ Công an tại Hội nghị tổng kết Công tác công an năm 2014.
6 Nghị quyết số 4/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
áp dụng một số quy định trong Phần Các tội phạm của BLHS.
khăn cho hoạt động của các cơ quan chính
quyền. Điển hình như vụ Nguyễn Hữu
Chánh đã chỉ đạo đồng bọn mua thuốc nổ,
kíp nổ để mang về Việt Nam thực hiện hành
vi gây nổ tại khu vực bến Ninh Kiều - Cần
Thơ, bưu điện, đài phát thanh - truyền hình
TP. Hồ Chí Minh từ 30/1/2000 đến
14/2/2000. Trong các trường hợp này, về mặt
áp dụng pháp luật hình sự, cơ quan tiến hành
tố tụng đều xử lý các đối tượng về tội khủng
bố nhằm chống chính quyền nhân dân, qua
đó đảm bảo được cả yêu cầu về mặt chính trị
và nghiệp vụ. Vì thế từ năm 2000 cho đến
nay, chưa có trường hợp nào chúng ta xử lý
về Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài ra, nếu giữ cách quy định như
trong BLHS hiện hành thì trong trường hợp
nhằm chống chính quyền nhân dân, tài sản
bị phá hoại hoặc bị đe dọa phá hoại không
phải là của Nhà nước mà là những tài sản của
công dân, doanh nghiệp tư nhân nhưng có ý
nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội (như nhà
cửa, khu du lịch...) thì sẽ bị xét xử về tội
phạm nào? Quy định hiện hành tại Điều 84
và 85 BLHS đang tạo nên “khoảng trống”
pháp lý. Hơn nữa, cách quy định như vậy còn
tạo ra sự không tương thích về dấu hiệu pháp
lý cũng như việc định tội danh đối với Tội
khủng bố quy định tại Điều 230a cũng như
hành vi khủng bố trong Luật Phòng, chống
khủng bố năm 2013, theo đó khủng bố còn
bao gồm cả hành vi phá hủy công trình
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
hoặc tài sản của công dân, tổ chức7.
Do vậy, việc bổ sung “tài sản” vào nhóm
đối tượng tác động của Tội khủng bố nhằm
chống chính quyền nhân dân là cần thiết,
nhằm khắc phục những thiếu sót của BLHS
hiện hành. Điều này cũng sẽ phù hợp với tinh
thần các Công ước quốc tế về đấu tranh
phòng, chống khủng bố mà Việt Nam là
thành viên, ngoài đối tượng xâm hại chủ yếu
là con người, tội phạm khủng bố còn có thể
tấn công vào các mục tiêu khác mà không bắt
buộc phải nhằm vào con người, có thể là các
cơ sở kinh tế chiến lược hoặc các cơ sở có
tầm quan trọng đặc biệt (bất kể là của cá
nhân hay của Nhà nước). Chẳng hạn, theo
Công ước quốc tế về trừng trị việc khủng bố
bằng bom năm 19978, tại Điều 2 quy định
hành vi khủng bố là “...nhằm chống lại một
địa điểm, một trang thiết bị của Nhà nước
hoặc chính phủ, một hệ thống giao thông
công cộng hoặc một cơ sở hạ tầng:
a/ Với ý định giết người hoặc gây thương
tích nghiêm trong đối với thân thể; hoặc
b/ Với ý định phá hoại địa điểm, trang
thiết bị hoặc hệ thống đó trên quy mô lớn,
dẫn đến hoặc có thể dẫn đến những tổn thất
lớn về kinh tế”9.
Trong đó, cơ sở hạ tầng là “bất kỳ cơ sở
nào thuộc sở hữu nhà nước hoặc tư nhân...”
(Điều 1 Công ước giải thích).
Đồng thời, nếu bổ sung “tài sản” vào đối
tượng tác động của Tội khủng bố nhằm
chống chính quyền nhân dân thì trong dấu
hiệu pháp lý của tội phạm này sẽ bao hàm cả
tội phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy
định tại Điều 85 BLHS. Khi đó, việc quy
định Điều 85 BLHS là không cần thiết nữa.
Thứ hai, khủng bố nhằm chống chính
quyền nhân dân diễn ra ngày càng đa dạng,
phức tạp với nhiều dạng hành vi mới xuất
hiện đang đặt ra yêu cầu cần phải tội phạm
hóa để kịp thời đấu tranh.
26 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
7 Khoản 1, Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 và Thông tư liên tịch số 06/2012/TTLT/BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VK-
SNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về Tội khủng bố và tội tài trợ khủng bố.
8 Công ước được thông qua tại New York ngày 15/12/1997 và có hiệu lực ngày 23/5/2001. Công ước này có hiệu lực với Việt
Nam từ ngày 8/2/2014.
9 Vụ Pháp chế - Bộ Công an, Bình luận khoa học Công ước quốc tế về trừng trị việc khủng bố bằng bom năm 1997 (Sách
chuyên khảo), Nxb. Lao động, Hà Nội, 2014.
Trước hết là hành vi tuyển lựa, huấn
luyện, chứa chấp các phần tử khủng bố. Các
đối tượng chủ mưu, cầm đầu trong các vụ án
khủng bố hiện nay không trực tiếp tiến hành
khủng bố mà thường tuyển mộ người khác
để thực hiện. Nghiên cứu một số vụ án khủng
bố nhằm chống chính quyền trong thời gian
gần đây, chúng ta thấy rằng, các tổ chức phản
động lưu vong thường thực hiện hoạt động
tuyển lựa và huấn luyện người ở nước ngoài
để đảm bảo tính bí mật. Việc tuyển lựa có thể
thực hiện bằng trực tiếp gặp gỡ, phỏng vấn
song cũng có thể thực hiện thông qua mạng
Internet. Các đối tượng khủng bố lập ra các
website riêng để tuyển lựa người, liên lạc,
nhận tài trợ và huấn luyện cách chế tạo bom,
mìn Các đối tượng được tuyển lựa thường
được hứa hẹn trả tiền, tạo điều kiện xuất
cảnh, định cư nước ngoài hoặc cho giữ vị trí
nhất định trong tổ chức.
Ngoài ra, cùng với hành vi tuyển lựa,
huấn luyện các phần tử khủng bố là hành vi
tham gia vào tổ chức khủng bố.
Ở Việt Nam, mặc dù chưa xảy ra vụ
khủng bố nào do các tổ chức khủng bố quốc
tế gây ra nhưng trước nguy cơ có thể xảy ra
đòi hỏi chúng ta phải có sự chủ động đối phó,
phòng ngừa. Trong thời gian qua, Cơ quan
an ninh đã phát hiện nhiều đối tượng khủng
bố quốc tế xâm nhập vào Việt Nam. Một số
đối tượng phản động trong nước có liên lạc,
quan hệ với một số tổ chức khủng bố, Hồi
giáo cực đoan trên thế giới và khu vực Đông
Nam Á để tham gia nhằm thực hiện các hoạt
động khủng bố10. Riêng trong năm 2014, lực
lượng công an đã phát hiện một số đối tượng
nghi khủng bố quốc tế nhập cảnh vào Việt
Nam, một số đối tượng Hồi giáo tại Bình
Phước xuất cảnh sang Trung Đông11
Đồng thời, ngày 4/4/2007, Bộ Công an
Việt Nam12 cũng đã liệt tổ chức phản động
“Việt Tân” vào danh sách các tổ chức khủng
bố13 và thông báo cho các quốc gia khác biết
để cùng hợp tác đấu tranh - sau một thời gian
dài chúng thực hiện các hoạt động khủng bố
nhằm chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Trong thời gian qua,
“Việt Tân” thường xuyên tuyển lựa, lôi kéo
người vào tổ chức của chúng để phục vụ cho
mưu đồ chống phá Nhà nước ta.
Tuy nhiên, pháp luật hình sự Việt Nam
chưa coi hành vi tham gia vào tổ chức khủng
bố (quốc tế) là tội phạm, trừ khi cơ quan bảo
vệ pháp luật chứng minh được việc tham gia
vào tổ chức khủng bố là để nhằm thực hiện
một vụ khủng bố cụ thể xâm hại đến an ninh,
an toàn xã hội ở Việt Nam thì mới bị coi là
đồng phạm và có thể bị xử lý hình sự. Cho
nên, trên thực tế, đối với các đối tượng tìm
cách tham gia vào một tổ chức khủng bố
(quốc tế) bằng các thủ đoạn khác nhau,
chẳng hạn tìm cách trốn ra nước ngoài... thì
lực lượng Công an chỉ chủ động phòng ngừa
nghiệp vụ là chủ yếu.
Để góp phần đảm bảo yêu cầu của công
cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng
thời góp phần hoàn thiện hơn nữa BLHS
hiện hành, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải
tội phạm hóa loại hành vi này. Pháp luật hình
sự một số nước hiện nay cũng đã ngăn cấm
hành vi tham gia vào một tổ chức khủng bố
(quốc tế) trong pháp luật hình sự. Chẳng hạn,
27NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
10 Trung tâm Nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thông tin chuyên đề: Cơ sở lý
luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội, tháng 5/2013.
11 Bộ Công an, Báo cáo tổng kết công tác công an năm 2014 (ngày 29/12/2014)
12 Theo Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, tại Điều 38 đã xác định Bộ Công an có trách nhiệm “Chủ trì lập danh sách tổ
chức, cá nhân thuộc danh sách đen”, trong đó “Danh sách đen là danh sách tổ chức, cá nhân có liên quan tới khủng bố
và tài trợ khủng bố do Bộ Công an chủ trì lập theo quy định của pháp luật” (Điều 4).
13 GS, TS. Nguyễn Ngọc Anh, ThS. Phạm Thị Chung Thủy, ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy, Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống
khủng bố - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011, tr. 117.
khoản 7 Điều 108 Bộ luật hình Slovekia quy
định: “(7) Người nào tham gia vào một tổ
chức hoặc nhóm khủng bố nhằm thực hiện
hành vi phạm tội quy định tại khoản 1, 2, 4
hoặc 5 của điều này sẽ bị phạt tù không quá
8 năm”14. Hay Điều 83.18 BLHS Canada quy
định về hành vi tham gia vào hoạt động của
nhóm khủng bố, đó là hành vi “...tham gia có
chủ đích hoặc đóng góp trực tiếp hay gián
tiếp vào bất kỳ hoạt động nào của nhóm
khủng bố với mục đích tăng cường khả năng
của nhóm khủng bố...” bất kể “nhóm khủng
bố có thực sự thực hiện được hoạt động
khủng bố hay không”, hoặc “sự tham gia hay
đóng góp của người phạm tội có giúp tăng
cường khả năng của nhóm khủng bố trong
việc hỗ trợ hoặc thực hiện hành vi khủng bố
hay không”, hoặc “người phạm tội có biết
hành vi khủng bố cụ thể có được thực hiện
bởi nhóm khủng bố hay không”15 .
Bên cạnh đó, cần thiết phải nghiên cứu
hình sự hóa hành vi tài trợ khủng bố nhằm
chống chính quyền nhân dân và hành vi hoạt
động thành lập tổ chức khủng bố nhằm
chống chính quyền nhân dân để qua đó góp
phần đảm bảo yêu cầu phòng chống tội
phạm.
Thứ ba, quy định của BLHS hiện hành
về Tội khủng bố nhằm chống chính quyền
nhân dân chưa có nội dung về miễn trách
nhiệm hình sự đối với người đã phạm tội này
nhưng đáng khoan hồng trong một số trường
hợp đặc biệt.
Trên thực tế, nhiều người nhận lời thực
hiện hành vi khủng bố nhằm chống chính
quyền nhân dân do trình độ nhận thức hạn
chế, lạc hậu, bị mua chuộc, lôi kéo tham gia.
Nếu những người này không thực hiện
nhiệm vụ được giao, tự thú, thành khẩn khai
báo, lập công chuộc tội thì cần được khoan
hồng. Rõ ràng, với chính sách như vậy sẽ
khuyến khích nhiều người lầm đường lạc lối
trở về với lẽ phải, qua đó góp phần đảm bảo
hiệu quả phòng ngừa tội phạm và tránh được
những thiệt hại rất lớn do hành vi khủng bố
gây ra. Theo chúng tôi, có thể bổ sung thêm
một khoản (khoản 5) tại Điều 84 BLHS Việt
Nam về nội dung này, cụ thể như sau: “5.
Người nào đã phạm tội này nhưng tự thú,
thành khẩn, kịp thời khai báo với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và bằng cách nào
đó góp phần tích cực vào việc ngăn chặn
không để vụ khủng bố xảy ra thì được miễn
trách nhiệm hình sự”.
Thứ tư, một số điểm hạn chế về kỹ thuật
lập pháp đối với Tội khủng bố nhằm chống
chính quyền nhân dân
Xuất phát từ tính chất đặc biệt nguy
hiểm của các tội xâm phạm an ninh quốc gia
nói chung và Tội khủng bố nhằm chống
chính quyền nhân dân nói riêng, thời điểm
hoàn thành của nhóm tội phạm này là rất
sớm. Do vậy, để đảm bảo sự thống nhất trong
nhận thức, giải thích luật và áp dụng pháp
luật và để phản ánh đúng tầm quan trọng
cũng như yêu cầu bảo vệ khách thể, cần phải
coi tất cả các tội xâm phạm an ninh quốc gia
là tội có cấu thành hình thức, được coi là
hoàn thành từ lúc thực hiện hành vi khách
quan.
Tuy nhiên, hiện nay có một số tài liệu,
giáo trình khoa học vẫn cho rằng, Tội khủng
bố nhằm chống chính quyền nhân dân và Tội
phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có cấu
thành vật chất, tội phạm hoàn thành khi nào
có hậu quả xảy ra (chết người, gây thương
tích, tự do thân thể bị xâm hại, đối tượng tác
động bị hủy hoại, hư hỏng)9. Điều này xuất
phát từ việc nhà làm luật sử dụng các cụm từ
như “xâm phạm” tính mạng, sức khỏe, tự do
thân thể (Điều 84) hay “phá hoại” cơ sở vật
28 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
14 https://www.unodc.org/doc/enl/2009/Slovenia_Penal_Code_2008_Excerpts_R-09-18.pdf, truy cập ngày 3/2/2015.
15 truy cập ngày 3/2/2015.
chất - kỹ thuật (Điều 85) khi mô tả dấu hiệu
hành vi khách quan trong cấu thành tội
phạm, từ đó dẫn đến cách hiểu không thống
nhất về mặt khoa học khi xác định loại cấu
thành tội phạm cũng như thời điểm hoàn
thành của tội phạm. Do vậy, theo chúng tôi,
cần thiết phải sửa đổi các cụm từ trên hoặc
ban hành văn bản hướng dẫn về tội phạm này
để đảm bảo sự thống nhất về mặt nhận thức
cũng như áp dụng pháp luật trên thực tế.
Một điểm hạn chế khác về kỹ thuật lập
pháp đối với Tội khủng bố nhằm chống
chính quyền nhân dân khi tại khoản 4 Điều
84 BLHS Việt Nam, nhà làm luật lại quy
định “Khủng bố người nước ngoài nhằm gây
khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì
cũng bị xử phạt theo Điều này”. Theo chúng
tôi, việc nhà làm luật quy định khoản 4 tại
Điều 84 BLHS xuất phát từ thực tế vụ án
khủng bố nhằm chống chính quyền xảy ra
trên thực tế trước đây. Các đối tượng phản
động ở nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam
tiến hành các hành vi khủng bố người nước
ngoài (bao gồm cả người không quốc tịch)
để nhằm gây bất ổn về tình hình an ninh, trật
tự trong nước đồng thời tạo ra những khó
khăn về mặt ngoại giao giữa Việt Nam với
các nước trên thế giới.
Thế nhưng chính quy định tại khoản 4
Điều 84 sẽ dẫn đến cách hiểu là: hành vi
khủng bố người nước ngoài chỉ bị xử lý theo
Điều 84 khi nào cơ quan tiến hành tố tụng
chứng minh được mục đích của người phạm
tội là gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
qua đó chống chính quyền nhân dân. Vậy
trường hợp để chống chính quyền, các đối
tượng khủng bố hướng đến mục tiêu là người
nước ngoài tại Việt Nam nhằm gây ra sự mất
ổn định về an ninh trật tự trong nước, gây
ảnh hưởng xấu trực tiếp đến tâm lý các nhà
đầu tư nước ngoài hay khách du lịch nước
ngoài thì phạm tội gì? Do vậy, quy định tại
khoản 4 Điều 84 là không cần thiết và nên
bỏ, bởi lẽ dù đối tượng hướng đến xâm hại
của hành vi khủng bố nhằm chống chính
quyền là ai (công dân Việt Nam hay là người
nước ngoài) đều có thể bị xét xử theo Điều
84 BLHS nếu thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý
khác của tội này. Ngoài ra, nhà làm luật cũng
cần thay cụm từ “cán bộ, công chức hoặc
công dân” bằng cụm từ “người khác” thì sẽ
phù hợp và bao quát đầy đủ hơn đối tượng
tác động của tội phạm.
Từ những phân tích trên, chúng tôi xin
đề xuất sửa đổi như sau:
“Điều 84. Tội khủng bố nhằm chống
chính quyền nhân dân
1. Người nào nhằm chống chính quyền
nhân dân mà thực hiện hành vi gây nguy
hiểm đến tính mạng của người khác hoặc
phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá
nhân thì bị phạt tù từ...
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm
tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm
hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân
thì bị phạt tù từ...
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa
thực hiện một trong các hành vi quy định tại
khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi
khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ...
4. Phạm tội trong trường hợp tuyển lựa,
huấn luyện, chứa chấp các phần tử khủng bố
hoặc tham gia vào tổ chức khủng bố thì...
5. Người nào đã phạm tội này nhưng tự
thú, thành khẩn, kịp thời khai báo với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và bằng cách
nào đó góp phần tích cực vào việc ngăn chặn
không để vụ khủng bố xảy ra thì được miễn
trách nhiệm hình sự” n
29NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
16 Xem Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, tr. 349 và tr.351.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cau_thanh_toi_khung_bo_nham_chong_chinh_quyen_nhan_dan_trong.pdf