oảng từ 5,3-21,0 cm, trung bình là 13,06±4,24 cm; khối
lượng cá khai thác dao động trong khoảng từ 3,02-65,39 g,
trung bình là 21,54±15,93 g. Trong đó cá đực, kích thước
từ 7,70-19,80 cm, trung bình 13,51±2,71 cm; khối lượng từ
4,54-43,04 g, trung bình là 20,41±9,94 g; cá cái, kích thước
từ 8,50-21,00 cm, trung bình là 15,64±3,21 cm; khối lượng
từ 5,19-65,39 g, trung bình 30,98±15,82 g; cá chưa phân
biệt được giới tính có kích thước từ 5,30-10,30 cm, trung
bình là 7,40±1,38 cm; khối lượng từ 3,02-8,90 g, trung bình
là 4,50±1,56 g.
Mối tương quan giữa kích thước và khối lượng cá theo
hàm số mũ dạng W = 0,033.L2,466 (R2 = 0,966). Trong đó cá
cái là W = 0,014L2,756 (R2 = 0,966); cá đực là W = 0,024L2,556
(R2 = 0,930); cá thể không phân biệt được giới tính là W =
0,254L1,424 (R2 = 0,510).
Chỉ số K của cá đực và cá cái cũng có những khác biệt.
Đối với cá đực, chỉ số K dao động từ 0,55-1,16, trung bình
là 0,78±0,14. Đối với cá cái, chỉ số K dao động từ 0,57-1,04,
trung bình là 0,75±0,09.
Ở mỗi nhóm tuổi đều có nhiều giá trị khác nhau về kích
thước cũng như khối lượng. Tuy nhiên kết quả phân tích
cũng chỉ ra tại mỗi nhóm tuổi đều có những khoảng dao
động nhất định về kích thước và khối lượng của cá. Ở nhóm
tuổi nhỏ hơn 1, cá có kích thước dao động trong khoảng từ
5,30-12,70 cm và khối lượng dao động từ 3,12-15,94 g. Ở
nhóm tuổi từ 1-2 có kích thước dao động từ 7,80-17,20 cm
Tuổi
Khối lượng 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3
(g)
Trung bình 3,72 6,27 11,82 18,52 27,69 40,96 57,80
Độ lệch chuẩn 0,44 3,78 6,00 8,41 6,87 11,39 4,85
Nhỏ nhất 3,12 3,02 4,43 3,78 15,43 19,64 54,03
Lớn nhất 4,54 15,94 27,05 38,90 42,22 58,03 65,39
Số mẫu 15,00 10,00 23,00 22,00 26,00 19,00 5,0060(3) 3.2018 16
Khoa học Tự nhiên
và khối lượng dao động từ 4,43-38,90 g. Ở nhóm tuổi 2 đến
3, cá thường có kích thước lớn hơn (12,00-20,70 cm) và
khối lượng từ 15,43-58,03 g; cá trên 3 tuổi thường có kích
thước lớn hơn 20 cm và khối lượng lớn hơn 54,03 g
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu trúc tuổi và sự phát triển của cá phèn trắng - Polynemus dubius Bleeker, 1851 (Polynemidae) ở hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1160(3) 3.2018
Khoa học Tự nhiên
Đặt vấn đề
Trên thế giới, giống Polynemus có 7 loài được ghi
nhận [1]. Ở Việt Nam, giống Polynemus có 7 loài được
ghi nhận là cá phèn trắng (Polynemus dubius), cá phèn
vàng (Polynemus paradiseus), và cá nhụ gốc (Polynemus
plebenjus), cá nhụ chấm (Polynemus sextarius), cá nhụ
boocneo (Polynemus borneensis), cá nhụ dubi (Polynemus
multifilis) và cá nhụ nhiều tia (Polynemus longgipectoralis)
[2-4]. Tuy nhiên, theo các tài liệu cập nhật hiện nay thì trong
7 loài nêu trên có 2 loài là cá nhụ gốc và cá nhụ chấm được
chuyển qua giống Polydactylus và loài cá nhụ nhiều tia là
synonym của cá phèn trắng [1]. Với kết quả này thì số lượng
loài trong giống Polynemus ở nước ta hiện nay chỉ còn lại 4
loài hiện diện là cá phèn trắng (Polynemus dubius), cá phèn
vàng (Polynemus paradiseus), cá nhụ boocneo (Polynemus
borneensis) và cá nhụ dubi (Polynemus multifilis). Cá phèn
trắng là loài cá có nguồn gốc biển nhưng lại có khả năng
phân bố rộng từ nước mặn, lợ đến nước ngọt. Loài này
được tìm thấy nhiều ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng
sông Cửu Long [2-4]. Cá phèn trắng tuy có kích thước nhỏ
(khoảng 20 cm) nhưng lại có giá trị kinh tế khá cao ở khu
vực Nam Bộ [2-5]. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn rất ít nghiên
cứu sâu về loài cá này, đặc biệt là các nghiên cứu về sinh
trưởng, phát triển, khai thác, nguồn lợi Nghiên cứu này
bước đầu tìm hiểu một vài đặc điểm sinh trưởng của loài cá
này để góp phần vào các nghiên cứu sâu hơn trong tương
lai.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Thời gian: Mẫu vật được thu thập từ tháng 1/2010 đến
tháng 6/2012 và bổ sung trong các đợt khảo sát năm 2016.
Địa điểm: Hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai (từ phía sau
Cấu trúc tuổi và sự phát triển của cá phèn trắng -
Polynemus dubius Bleeker, 1851 (Polynemidae)
ở hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai
Nguyễn Xuân Đồng*
Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
Ngày nhận bài 30/11/2017; ngày chuyển phản biện 5/12/2017; ngày nhận phản biện 8/1/2018; ngày chấp nhận đăng 12/1/2018
Tóm tắt:
Phần lớn mẫu vật thu thập từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2012 và được thu thập bổ sung trong các đợt khảo sát năm
2016 ở hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai. Phân tích được tiến hành từ tháng 1/2016 đến 5/2017 với trên 120
mẫu vật thuộc loài cá phèn trắng - Polynemus dubius. Kết quả phân tích cho thấy, kích thước khai thác của cá dao
động từ 5,3-21,0 cm, trung bình là 13,06±4,24 cm (cá đực là 7,70-19,80 cm, trung bình 13,51±2,71 cm; cá cái là 8,50-
21,00 cm, trung bình là 15,64±3,21 cm; cá không phân biệt được giới tính là 5,30-10,50 cm, trung bình là 7,40±1,38
cm) và khối lượng khai thác dao động từ 3,02-65,39 g, trung bình là 21,54±15,93 g (cá đực từ 4,54-43,04 g, trung
bình 20,41±9,94 g; cá cái là 5,19-65,39 g, trung bình 30,98±15,82 g; cá chưa phân biệt được giới tính/chưa trưởng
thành là 3,02-8,09 g, trung bình là 4,50±1,56 g). Chỉ số K của cá đực và cá cái cũng có những khác biệt, cá đực dao
động từ 0,55-1,16, trung bình là 0,78±0,14; cá cái dao động từ 0,47-1,04, trung bình là 0,75±0,09. Về tuổi cá khai thác
dao động trong khoảng từ tuổi 0 đến tuổi 3, trong đó tuổi 1-2+ chiếm ưu thế (chiếm gần 75% tổng số cá thể phân
tích). Mối tương quan giữa tuổi và sự phát triển có những khoảng dao động nhất định. Cá ở nhóm tuổi từ 0 đến
gần 1 thường có kích thước dao động trong khoảng từ 5,3-12,70 cm và khối lượng từ 3,12-15,94 g; cá ở nhóm tuổi
từ 1 đến 2 có kích thước từ 7,80-17,20 cm và khối lượng từ 4,43-38,90 g; cá ở nhóm tuổi từ 2 đến 3 có kích thước từ
12,00-20,70 cm và khối lượng từ 15,43-58,03 g; cá trên 3 tuổi thường có kích thước lớn hơn 20 cm và khối lượng lớn
hơn 54,03 g. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá được thể hiện dưới dạng W = 0,014L2,756 (R2 = 0,966)
cho cá cái, W = 0,024x2,556 (R2 = 0,930) cho cá đực và W = 0,033L2,446 (R2 = 0,966) cho tất cả mẫu vật (cá đực, cái và
không phân biệt).
Từ khoá: Cá phèn trắng, Sài Gòn - Đồng Nai, tương quan tuổi và phát triển.
Chỉ số phân loại: 1.6
*Email: fishdong204@gmail.com
1260(3) 3.2018
Khoa học Tự nhiên
đập Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn và đập Trị An trên sông
Đồng Nai).
Phương pháp nghiên cứu
Tổ chức 8 đợt khảo sát thực địa (từ tháng 1/2010-
12/2012) và 4 đợt bổ sung trong năm 2016 để thu thập mẫu
vật phân tích các đặc điểm sinh học theo mùa và theo các
tháng trong năm. Mẫu được thu trực tiếp bằng các ngư cụ
khai thác thông thường của ngư dân trong khu vực và nhờ
ngư dân thu mẫu hộ.
Các mẫu thu thập là những cá thể còn nguyên ven với
đầy đủ các đặc điểm về hình thái. Mẫu sau khi thu thập
được xử lý sơ bộ và sau đó được cố định và lưu giữ trong
Formaline 5-8% để đưa về phân tích ở phòng thí nghiệm.
Chiều dài cơ thể (Lab - standard length) được đo bằng
thước kẹp (0,01 cm), khối lượng cơ thể được đo bằng cân
điện tử (với độ chính xác đến 0,01 g). Tương quan chiều
dài khối lượng cá được thể hiện dưới dạng W = a.Lb, trong
đó W là khối lượng cá (g), L là chiều dài chuẩn (Standard
length), a là hệ số và b là số mũ [6-11]. Tuổi cá được phân
tích dựa trên các vân sinh trưởng trên vảy [6, 12]. Tương
quan giữa chiều dài, khối lượng so với tuổi được trình bày
dưới dạng y = a.x + b, trong đó y là giá trị về chiều dài hoặc
khối lượng, x là tuổi cá, a và b là các hệ số [13, 14]. Giới
tính của cá được xác định trực tiếp bằng cách phẫu thuật và
quan sát trực tiếp. Chỉ số Fulton được xác định theo công
thức K = 100W/L3 [6, 12-14]. Các giá trị thống kê được xác
định nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm thống kê như MS.
Excel (2007), SPSS
Kết quả nghiên cứu
Kích thước và khối lượng cá khai thác
Phân tích 120 cá thể cho thấy rằng, kích thước khai thác
của cá dao động trong khoảng từ 5,3-21,0 cm, trung bình
là 13,06±4,24 cm; khối lượng cá khai thác dao động trong
khoảng từ 3,02-65,39 g, trung bình là 21,54±15,93 g. Trong
120 cá thể phân tích, có 37 cá thể đực (chiếm 31% tổng cá
thể phân tích), 55 cá thể cái (chiếm 46%) và 28 cá thể không
phân biệt được giới tính (chiếm 23%).
Đối với cá đực, kích thước khai thác dao động trong
khoảng từ 7,70-19,80 cm, trung bình 13,51±2,71 cm; khối
lượng cá dao động trong khoảng từ 4,54-43,04 g, trung bình
là 20,41±9,94 g. Đối với cá cái, kích thước khai thác dao
động từ 8,50-21,00 cm, trung bình là 15,64±3,21 cm; khối
lượng cá khai thác dao động trong khoảng từ 5,19- 65,39 g,
trung bình 30,98±15,82 g. Đối với các cá thể không phân
biệt được giới tính có kích thước khai thác dao động trong
khoảng từ 5,30-10,50 cm, trung bình là 7,40±1,38 cm; khối
lượng cá khai thác dao động từ 3,02-8,90 g, trung bình là
4,50±1,56 g.
Age and growth structure of
Polynemus dubius Bleeker, 1851
(Polynemidae) in the Saigon-
Dongnai lower course system
Xuan Dong Nguyen*
Institute of Tropical Biology, Vietnam Academy of Science and Technology
Received 30 November 2017; accepted 12 January 2018
Abstract:
The majority of specimens were collected from January
2010 to June 2012, and additional specimens were
collected during 2016 in the Saigon-Dongnai lower
course system using different types of fishing gears (trawl
net, human scoop net, gillnet, trammel net, dai, inshore
stake trap net, etc.). To determine the relationship of age
and growth, 120 specimens of Polynemus dubius were
examined from January 2016 to May 2017. The results
showed that the mean exploitable size was 13.06±4.24
cm (males: 13.51±2.71 cm; females: 15.64±3.21 cm; and
immature: 7.40±1.38 cm) with the average weight of
21.54±15.93 g (males: 20.41±9.94 g; females: 30.98±15.82
g; and immature: 4.50±1.56 g). The mean condition
factor (K) was significantly different between the males
and females (males: 0.78±0.14 and females: 0.75±0.09).
Age groups of males and females ranged from 0 to 3. The
most common age groups were 1 to 2+ (accounted for
75% of total specimens). The length-weight relationship
was calculated as W = 0.014L2.756 (R2 = 0.966) for females,
W = 0.024x2.556 (R2 = 0.930) for males, and W = 0.033L2.446
(R2 = 0.966) for all fish (males, females, and immature).
Keywords: Age and growth relationship, lower course
Saigon-Dongnai lower course, Polynemus dubius.
Classification number: 1.6
1360(3) 3.2018
Khoa học Tự nhiên
Kích thước, khối lượng khai thác của cá phèn trắng trong
khu vực nghiên cứu được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Kích thước, khối lượng cá phèn trắng khai thác.
Tương quan giữa kích thước và khối lượng
Kết quả phân tích cho thấy giữa chiều dài và khối lượng
cá có mối tương quan với nhau theo hàm số mũ dạng W =
0,033L2,446, với hệ số tương quan R2 = 0,966 (đối với toàn
bộ mẫu phân tích). Nếu phân tích riêng cho từng đối tượng
cá đực và cá cái thì mối tương quan giữa kích thước và
khối lượng có phần thay đổi. Đối với cá cái, kích thước và
khối lượng cá khai thác tương quan với nhau theo hàm số
W = 0,014L2,756, với hệ số R2 = 0,966. Đối với cá đực, kích
thược và khối lượng tương quan với nhau theo hàm số W =
0,024x2,556, với hệ số R2 = 0,930. Đối với các cá thể không
phân biệt được giới tính thì tương quan theo hàm số W =
0,254L1,424, với hệ số tương quan R2 = 0,769. Tương quan
về sự phát triển giữa chiều dài và khối lượng được trình bày
ở các hình 1, 2, 3 và 4.
Kết quả bảng 1 cũng cho thấy chỉ số K của cá đực và cá
cái cũng có những khác biệt. Đối với cá đực, chỉ số K dao
động trong khoảng từ 0,55-1,16, trung bình là 0,78±0,14.
Đối với cá cái, chỉ số K dao động từ 0,57-1,04, trung bình
là 0,75±0,09.
Tương quan giữa nhóm tuổi và sự phát triển chiều dài,
khối lượng
Kết quả phân tích mẫu vảy của 120 cá thể cá phèn trắng
dưới kính lúp có độ phóng đại lớn hơn 40 lần cho thấy thành
phần tuổi khai thác của cá phân bố như bảng 2.
Bảng 2. Thành phần tuổi của cá phèn trắng khai thác.
Tuổi 0 0+ 1 1+ 2 2+ 3 >3
Số cá thể 15 10 23 22 26 19 5 0
Trong số 120 cá thể phân tích thì cá khai thác ở độ tuổi từ
1-2 tuổi chiếm ưu thế với 71 cá thể (chiếm 59% tổng số cá
thể nghiên cứu). Tiếp đến là các các thể nhỏ hơn 1 tuổi, với
25 cá thể (chiếm 21%). Số cá thể lớn hơn 2 năm tuổi chiếm
số lượng ít nhất, với 19 cá thể (chiếm 15,83%). Số cá thể
ở tuổi 3 là 5 (chiếm 4,17%). Đặc biệt, trong kết quả nghiên
cứu này không tìm thấy cá thể nào có độ tuổi lớn hơn 3 tuổi.
Hình 1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá khai thác.
Hình 2. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá đực.
Giới tính
Số
lượng
Kích thước (cm) Khối lượng (g) Chỉ số K
Min-Max Mean±SD Min-Max Mean±SD Min-Max Mean±SD
Cá đực 37 7,70-19,80 13,51±2,71 4,54-43,04 20,41±9,94 0,55-1,16 0,78±0,14
Cá cái 55 8,50-21,00 15,64±3,21 5,19-65,39 30,98±15,82 0,57-1,04 0,75±0,09
Không phân biệt 28 5,30-10,05 7,40±1,38 3,02-8,90 4,50±1,56 0,65-2,24 1,17±0,39
Hình 3. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá cái.
Hình 4. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá không phân
biệt được giới tính.
1460(3) 3.2018
Khoa học Tự nhiên
Kết quả bảng 2 cũng cho thấy trong tổng số mẫu phân
tích, cá khai thác ở tuổi 1-2 chiếm ưu thế (90 cá thể, chiếm
75% tổng số cá thể phân tích), đây cũng là nhóm cá khai
thác được chủ yếu trong khu vực nghiên cứu.
Mối tương quan giữa tuổi và sự phát triển của cơ thể cá
được trình bày ở các hình 5, 6, 7, 8, 9, 10 và các bảng 3, 4.
Bảng 3. Kích thước cá khai thác theo các nhóm tuổi.
Hình 5. Tương quan giữa tuổi và kích thước cá khai thác (toàn
bộ mẫu).
Hình 8. Tương quan giữa tuổi và khối lượng khai thác của cá
đực.
Hình 9. Tương quan giữa tuổi và kích thước khai thác của cá cái.
Hình 6. Tương quan giữa tuổi và khối lượng cá khai thác (toàn
bộ mẫu).
Hình 7. Tương quan giữa tuổi và kích thước khai thác của cá
đực.
Hình 10. Tương quan giữa tuổi và khối lượng khai thác của cá
cái.
Tuổi
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3Kích thước
(cm)
Trung bình 6,67 8,57 11,07 13,05 15,25 17,98 20,40
Độ lệch chuẩn 0,73 1,95 1,98 2,47 1,55 1,92 0,39
Nhỏ nhất 5,30 5,90 7,80 6,20 12,00 14,30 20,00
Lớn nhất 7,70 12,70 14,80 17,20 18,70 20,70 21,00
Số mẫu 15,00 10,00 23,00 22,00 26,00 19,00 5,00
1560(3) 3.2018
Khoa học Tự nhiên
Bảng 4. Khối lượng cá khai thác theo các nhóm tuổi.
Tỷ lệ cá đực và cá cái theo các nhóm tuổi được trình bày
ở bảng 5.
Bảng 5. Tỷ lệ cá đực, cá cái trong kết quả phân tích.
Nhóm tuổi Tổng số mẫu Số cá thể đực Số cá thể cái Tỷ lệ
0 và 0+ 25 1 3 1:3
1 và 1+ 45 20 18 1:0,9
2 và 2+ 45 16 29 1:1,8
3 và 3+ 5 0 5
Thảo luận
Theo một số tài liệu đã công bố thì kích thước tối đa của
loài cá này cũng có nhiều thay đổi: Ở khu vực sông Sài Gòn,
kích thước tối đa của loài này ghi nhận được là 200 [15]; ở
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 202 mm [3, 4]; ở lưu
vực sông Mekong là 200 mm [1, 16]. Trong kết quả nghiên
cứu này thì kích thước lớn nhất của loài cá phèn trắng thu
được là 210 mm. Kích thước này là lớn hơn các kết quả
nghiên cứu trước, điều đó chứng tỏ rằng kích thước 200 mm
không phải là kích thước tối đa của loài cá này như các tài
liệu trước đây đã nêu. Kích thước và khối lượng của cá cái
lớn hơn so với cá đực khai thác được trong khu vực (cá đực
kích thước trung bình 13,51±2,71 cm, khối lượng trung bình
là 20,41±9,94 g; cá cái kích thước trung bình là 15,64±3,21
cm, khối lượng trung bình 30,98±15,82 g). Kích thước cá
cái lớn hơn cá đực cũng đã được nhiều tác giả công bố trước
đây về các loài cá khác [7-11, 13, 14].
Về mối tương quan giữa sự phát triển của chiều dài và
khối lượng cá thì ở mỗi giai đoạn cá có những chỉ số phát
triển không giống nhau và đặc biệt, mối tương quan này
không thực sự rõ ràng ở giai đoạn cá con (với hệ số tương
quan R2 = 0,769). Càng lớn lên thì mối tương quan này càng
chặt chẽ hơn (cá đực R2 = 0,930 và cá cái R2 = 0,966).
Về tuổi, đến nay chưa có kết quả nào công bố về tuổi
của cá phèn trắng. Ở nghiên cứu này, tuổi lớn nhất của cá
khai thác được là tuổi 3 và số lượng cá thể ở nhóm tuổi này
trong mẫu vật phân tích cũng không nhiều so với các nhóm
tuổi khác. Và kết quả này cũng cho thấy các cá thể khai thác
được ở khu vực nghiên cứu chủ yếu nằm trong nhóm tuổi
từ 1-2+. Độ tuổi khai thác này của cá phèn trắng cũng tương
đương với một số loài cá có kích thước nhỏ khác ở trong
khu vực và một số vùng khác [13, 17-19].
Mối tương quan giữa tuổi và sự phát triển cơ thể cá cũng
có những khoảng dao động nhất định. Cùng một nhóm tuổi
nhưng kích thước và khối lượng có thể đạt nhiều giá trị khác
nhau. Kết quả hình 6, 7 và bảng 3, 4 cho thấy, tại mỗi nhóm
tuổi cá có nhiều giá trị kích thước và khối lượng khác nhau
và ngược lại, tại một giá trị kích thước hoặc khối lượng bất
kỳ thì cá có thể nằm ở nhiều nhóm tuổi khác nhau. Ở nhóm
tuổi nhỏ hơn 1, cá có kích thước dao động trong khoảng từ
5,30-12,70 cm và khối lượng dao động từ 3,12-15,94 g. Ở
nhóm tuổi từ 1-2 có kích thước dao động từ 7,80-17,20 cm
và khối lượng dao động từ 4,43-38,90 g. Ở nhóm tuổi 2 đến
3, cá thường có kích thước lớn hơn (12,00-20,70 cm) và
khối lượng từ 15,43-58,03 g; cá trên 3 tuổi thường có kích
thước lớn hơn 20 cm và khối lượng lớn hơn 54,03 g. Tuỳ
theo từng thời điểm mà khối lượng của cá có những thay
đổi, đặc biệt trong mùa sinh sản, cá thường có khối lượng
lớn hơn so với mùa không sinh sản. Sự dao động về kích
thước, khối lượng cá tại một hay nhiều nhóm tuổi cũng đã
được một số tác giả nghiên cứu và công bố [13, 14, 17-19].
Kết luận
Kích thước khai thác của cá phèn trắng dao động trong
khoảng từ 5,3-21,0 cm, trung bình là 13,06±4,24 cm; khối
lượng cá khai thác dao động trong khoảng từ 3,02-65,39 g,
trung bình là 21,54±15,93 g. Trong đó cá đực, kích thước
từ 7,70-19,80 cm, trung bình 13,51±2,71 cm; khối lượng từ
4,54-43,04 g, trung bình là 20,41±9,94 g; cá cái, kích thước
từ 8,50-21,00 cm, trung bình là 15,64±3,21 cm; khối lượng
từ 5,19-65,39 g, trung bình 30,98±15,82 g; cá chưa phân
biệt được giới tính có kích thước từ 5,30-10,30 cm, trung
bình là 7,40±1,38 cm; khối lượng từ 3,02-8,90 g, trung bình
là 4,50±1,56 g.
Mối tương quan giữa kích thước và khối lượng cá theo
hàm số mũ dạng W = 0,033.L2,466 (R2 = 0,966). Trong đó cá
cái là W = 0,014L2,756 (R2 = 0,966); cá đực là W = 0,024L2,556
(R2 = 0,930); cá thể không phân biệt được giới tính là W =
0,254L1,424 (R2 = 0,510).
Chỉ số K của cá đực và cá cái cũng có những khác biệt.
Đối với cá đực, chỉ số K dao động từ 0,55-1,16, trung bình
là 0,78±0,14. Đối với cá cái, chỉ số K dao động từ 0,57-1,04,
trung bình là 0,75±0,09.
Ở mỗi nhóm tuổi đều có nhiều giá trị khác nhau về kích
thước cũng như khối lượng. Tuy nhiên kết quả phân tích
cũng chỉ ra tại mỗi nhóm tuổi đều có những khoảng dao
động nhất định về kích thước và khối lượng của cá. Ở nhóm
tuổi nhỏ hơn 1, cá có kích thước dao động trong khoảng từ
5,30-12,70 cm và khối lượng dao động từ 3,12-15,94 g. Ở
nhóm tuổi từ 1-2 có kích thước dao động từ 7,80-17,20 cm
Tuổi
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3Khối lượng
(g)
Trung bình 3,72 6,27 11,82 18,52 27,69 40,96 57,80
Độ lệch chuẩn 0,44 3,78 6,00 8,41 6,87 11,39 4,85
Nhỏ nhất 3,12 3,02 4,43 3,78 15,43 19,64 54,03
Lớn nhất 4,54 15,94 27,05 38,90 42,22 58,03 65,39
Số mẫu 15,00 10,00 23,00 22,00 26,00 19,00 5,00
1660(3) 3.2018
Khoa học Tự nhiên
và khối lượng dao động từ 4,43-38,90 g. Ở nhóm tuổi 2 đến
3, cá thường có kích thước lớn hơn (12,00-20,70 cm) và
khối lượng từ 15,43-58,03 g; cá trên 3 tuổi thường có kích
thước lớn hơn 20 cm và khối lượng lớn hơn 54,03 g.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2] Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam, tập 3, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội, 759 tr.
[3] Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1993), Định loại cá nước
ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Cần
Thơ, 193 tr.
[4] Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Hứa Bạch
Loan, Lê Hoàng Yến (1992), Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ, Nxb
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 351 tr.
[5] Bộ Thuỷ sản (1996), Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội, 616 tr.
[6] I.F. Pravdin (1963), Hướng dẫn nghiên cứu cá, Nxb Khoa học và kỹ
thuật (Phạm Thị Minh Giang dịch).
[7] N. Başusta and E. Çiçek (2006), “Length-weight relationships for
some teleost fishes caught in Ataturk Dam Lake on southeastern Anatolia,
Turkey”, Journal of Applied Ichthyology, 22, pp.297-280.
[8] H.R. Esmaeili and M. Ebrahimi (2006), “Length-weight relationships
of some freshwater fishes of Iran”, Journal of Applied Ichthyology, 22(4),
pp.328-329.
[9] H.R. Esmaeili, A. Gholamifard, S. Vatandoust, G. Sayyadzadeh, R.
Zare and S. Babaei (2014), “Length-weight relationships for 37 freshwater fish
species of Iran”, Journal of Applied Ichthyology, 30(5), pp.1073-1076.
[10] Y. Keivany, M. Aalipour, M. Siami and S. Mortazavi (2015), “Length-
weight and length-length relationships of three fish from the Beheshtabad
River, western Iran”, Iranian Journal of Ichthyology, 2(4), pp.296-298.
[11] Y. Keivany and M. Zamani-Faradonbeh (2017), “Length-weight
and length-length relationships for eight fish species from Jarrahi River,
southwestern Iran”, Journal of Applied Ichthyology, 33(4), pp.864-866.
[12] D.E. Chilton and R.J. Beamish (1982), “Age determination methods
for fishes studied by the Groundfish Program at the Pacific Biological Station”,
Can. Spec. Publ. Fish. Aquat. Sci., 60, 102p.
[13] S. Asadollah, N.M. Soofiani, Y. Keivan and R. Hatami (2016), “Age
and growth of the Mesopotamian barb, Capoeta damascina, in central Iran”,
Iranian Journal of Fisheries Sciences, 16(2), pp.511-521.
[14] Y. Keivany, M. Ghorbani and F. Paykan Heyrati (2017), “Age and
growth of Alburnus mossulensis (Cyprinidae) in Bibi-Sayyedan River of
Isfahan Province”, Iranian Journal of Fisheries Science, 16(4), pp.1164-1177.
[15] Lê Hoàng Yến (1985), “Điều tra ngư loại học sông Sài Gòn”, Kết quả
nghiên cứu khoa học kỹ thuật (1981-1985), tập 2, tr.74-84.
[16] J.W. Rainboth (1996), “Fishes of the Cambodian Mekong, Food and
Agriculture Organization of the United Nation”, Rome, 265pp.
[17] Nguyễn Xuân Đồng (2009), “Đặc điểm sinh học cá mè lúi -
Osteochilus microcephalus (Valenciennes, 1842) ở sông Sài Gòn”, Tạp chí
Kinh tế sinh thái, số 31, tr.27-33.
[18] Nguyễn Xuân Đồng (2009), “Đặc điểm sinh học cá rô biển -
Pristolepis fasciata (Bleeker, 1851) ở lưu vực sông Sài Gòn”, Hội thảo khoa
học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, tr.1291-1297.
[19] Nguyễn Xuân Đồng và Hoàng Đức Đạt (2009), “Đặc điểm sinh học
cá chốt mun ti - Mystus multiradiatus Roberts, 1992 ở lưu vực sông Sài Gòn -
Đồng Nai”, Tạp chí Khoa học và phát triển, 6(8), tr.935-942.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36065_116452_1_pb_5284_2098479.pdf