Ở phương Tây, những công trình như:
kim tự tháp Cheops - Ai Cập, đền
Parthenon - Hy Lạp. là những tác phẩm
kiến trúc vĩ đại, đạt sự hài hòa, tinh tế, trở
thành kỳ quan của thế giới. Việc tác giả
cũng như các nhà nghiên cứu trước đã có
sai số dao động từ 0,06 - 2,35(%). Đây là
những sai số không tránh khỏi trong quá
trình xây dựng của những người Ai Cập,
Hy Lạp cổ đại với kỹ thuật công nghệ chưa
phát triển. Và để từ đó, chúng ta có cơ sở
đưa ra những kết luận khoa học, logic liên
quan đến những công trình “hài hòa” mà chỉ
cảm nhận bằng mắt.
9 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu trúc “tỷ lệ vàng” thể hiện trong tự nhiên và trong kiến trúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Hoàng Thảo Phương
45
CẤU TRÚC “TỶ LỆ VÀNG”
THỂ HIỆN TRONG TỰ NHIÊN VÀ TRONG KIẾN TRÚC
STRUCTURE “GOLDEN RATIO” IN NATURE AND ARCHITECTURE
NGUYỄN HOÀNG THẢO PHƢƠNG
ThS. Trường Đại học Văn Lang, nguyenhoangthaophuong@vanlanguni.edu.vn, Mã số: TCKH09-08-2018
TÓM TẮT: Thiên nhiên vốn tự nó đã đẹp, bởi sự hài hòa, sự cân bằng là quy luật sống
còn của tự nhiên. Triết gia Pythagoras cho rằng, vạn vật trong vũ trụ đều được tổ chức
một cách trật tự theo một cấu trúc nhất định hay một con số "tỷ lệ" nào đó. Chính nó tạo
nên sự cân đối, giúp cho con người cảm nhận một cách tinh tế vẻ đẹp thuần khiết của tự
nhiên bằng phương pháp định lượng thay vì chỉ bằng cảm tính. Từ xưa đến nay, con người
vẫn luôn khám phá và học theo tự nhiên để phát hiện ra những quy luật mới của vũ trụ.
Việc dựa vào tính cấu trúc trong tự nhiên để tạo ra tính cấu trúc cho một không gian kiến
trúc là một việc làm đúng đắn, đã, đang và sẽ vẫn được áp dụng. Và “tỷ lệ vàng” được
công nhận như là một tỷ lệ đẹp, hoàn hảo, đã xuất hiện từ trong thiên nhiên đến cả trong
kiến trúc càng minh chứng rõ hơn cho việc làm trên. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ qua bài viết.
Từ khóa: cấu trúc, tỷ lệ vàng, đền Parthenon, chùa Tây Phương.
ABSTRACT: Nature is already beautiful by its nature, because balance is surviving rule
of nature. Pythagoras once said, everything in the universe is organized by a certain
structure or order, referred as a ratio. This structure creates balance and enables humans
to contemplate the pure beauty of nature by a quantitative method instead of just mere
intuition. From old times to the present, humans have always explored and followed nature
to discover new principles of the universe. Using the naturally defined structure to create
the structurization of architectural space has always been right it is still applicable now
and in the future. Golden ratio is recognized as a beautiful, perfect ratio that has emerged
from nature to architecture, which is clearly evident. We will find out in this article.
Key words: structure, golden ratio, Parthenon Temple, Tay Phuong Pagoda.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo định nghĩa của L.Von Bertalanffy
trong “Lý thuyết hệ thống”, cấu trúc là:
“tập hợp các mối liên hệ qua lại giữa các
phân hệ hay giữa phần tử trong hệ thống,
nó cũng là cách sắp xếp quan hệ giữa các
phần tử. Cấu trúc đảm bảo cho sự tồn tại
và các tính chất cơ bản của hệ” [1, tr.19].
Các cấu trúc này hiện diện ở mọi nơi,
từ địa chất học cho đến thực vật học, động
vật học và cả trong kiến trúc, chẳng hạn ở
dạng nhịp điệu, sự lặp lại trong các chi tiết,
đường nét trang trí, sự lặp lại một mô-đun
hình thức trên bề mặt đứng ở lưới: trong
một ngôi nhà, một dãy phố, một đô thị,...
hay ở tổ hợp không gian trên mặt bằng hay
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018
46
hình khối không gian,... Thậm chí, cho dù
một đối tượng hình học có hình dáng gồ
ghề, không bằng phẳng trong tự nhiên thì
hình dạng các đường nét hay hình thể đều
dựa vào một hình ban đầu, kế tiếp lặp lại
hình này theo một quy tắc nào đó, vô hạn
lần, sẽ thu được một dạng hình thể trong tự
nhiên. Trong đó, quy tắc hình học cũng góp
phần tạo lập không gian kiến trúc, tạo cho
kiến trúc một vẻ đẹp hài hòa, cân xứng, một
giá trị thẩm mỹ vĩnh cửu theo thời gian.
Suy cho cùng, tính cấu trúc của tự
nhiên tưởng chừng như làm phức tạp cho
việc tạo nên hình thể nhưng thực ra, nó vẫn
là sự sắp xếp một cách trật tự có đặc tính
đối xứng và biến đổi, có thể không cùng tỷ
lệ ban đầu nhưng tất cả đều tuân theo một
nguyên tắc, trật tự nhất định nào đó để tạo
ra một chỉnh thể thống nhất, có một cấu
trúc hoàn chỉnh.
Và trong vô số cấu trúc ẩn hiện trong
tự nhiên, có một cấu trúc hoàn chỉnh, một
con số tỷ lệ chuẩn mực được nhiều nhà
nghiên cứu xem như là một tỷ lệ “thần
thánh”, giúp đánh giá chính xác vẻ đẹp
hoàn mỹ của một đối tượng, đó chính là
chuẩn thẩm mỹ “Tỷ lệ vàng”.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
“Tỷ lệ vàng" có mặt khắp mọi nơi
trong tự nhiên đến nỗi mà người xưa cho
rằng tỷ lệ này đã được tiền định bởi Đấng
Sáng Thế, xem như là tỷ lệ Thần Thánh.
Người đầu tiên có những miêu tả chính
xác, cụ thể về “tỷ lệ vàng” là Euclid - nhà
toán học Hy Lạp thời cổ đại qua việc
nghiên cứu các hình đa giác, hình ngũ giác
và sao 5 cánh. Trong cuốn “Element”, ông
đã nêu ra “tỷ lệ vàng” là tỷ lệ được biểu
diễn dưới dạng số vô tỉ bởi Euclide bằng
“nhát cắt Hoàng Kim”. Theo ông, chia một
đoạn thẳng theo cách “trung và ngoại tỉ”,
tích trung bằng tích ngoại, thì đoạn thẳng
còn được gọi là cắt theo “tỷ lệ vàng”, với
trị gần đúng là con số vô hạn không lặp,
được ký hiệu bằng con số Ф=1,6180339887
[2, tr.130] (hình 1a). Ký hiệu này, được nhà
toán học Mark Barr đặt ra để vinh danh
Phidias – nhà điêu khắc gia và toán học Hy
Lạp đã ứng dụng thành công con số vàng
này vào trong các tác phẩm của mình điển
hình như đền Parthenon.
“Tỷ lệ vàng” như đóng một vai trò là
một nhân tố xây dựng mang tính nền tảng
trong tự nhiên. Từ đó, thành lập “hình chữ
nhật vàng” là hình chữ nhật có tỉ số chiều
dài: chiều rộng = Ф (hình 1b).
Đến năm 1628, Descartes - nhà toán
học người Pháp củng cố những căn cứ mới
cho quy luật này bằng phát kiến về “vòng
xoắn logarithm vàng”. Đó là một vòng
xoắn có tính chất kỳ diệu, vì cho dù phóng
to hay thu nhỏ đường xoắn ốc này, hình
dạng của nó cũng không thay đổi - tương tự
như việc người ta không thể phóng to hay
thu nhỏ một góc (hình 1c). Và “đường chéo
hình chữ nhật vàng” cũng được ứng dụng
cho các nguyên tắc thẩm mỹ (hình 1d).
a. Tỷ lệ vàng
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Hoàng Thảo Phương
47
b. Hình chữ nhật vàng được xác định
theo tỷ lệ vàng
c. Vòng xoắn Logarithm
của hình chữ nhật vàng
d. Đường chéo của hình chữ nhật vàng
Hình 1. Tỷ lệ vàng
Nguồn: Tác giả
3. CẤU TRÚC “TỶ LỆ VÀNG” BIỂU
HIỆN TỪ TỰ NHIÊN ĐẾN KHÔNG
GIAN KIẾN TRÚC
3.1. Trong tự nhiên
Thực vật trong thiên nhiên, từ hình
dáng cây, trên thân cây cho đến sự phân bố
lá cây trên cuống lá đều nghiêm ngặt tuân
thủ theo tính chất đối xứng và phá vỡ đối
xứng. Không những thế, lá cây của các loài
khác nhau cũng được sắp xếp theo một mô
hình nhất định, chuỗi số Fibonacci, hình
xoắn ốc hay được sắp xếp theo “tỷ lệ vàng”.
Minh chứng rõ nét hơn là trái thơm,
mỗi một vảy (mắt thơm), hình lục giác, là
một bộ phận của ba đường xoắn khác nhau.
Đường thứ nhất là 8 hàng vảy song song từ
phía dưới bên trái tiến lên cao dần bên phải,
đường thứ hai là 13 hàng vảy song song từ
phía dưới bên phải lên trên cao bên trái,
đường thứ ba là 21 hàng vảy song song
theo hướng dựng đứng từ phía dưới lên trên
cao (hình 2a).
Hay cách xếp đối xứng của những
cánh hoa hồng cũng tuân theo “tỷ lệ vàng”.
Những góc độ xác định vị trí của những
cánh hoa đều là bội số của 0,618. Nếu đánh
dấu thứ tự cánh hoa từ 0 đến 5 thì cánh hoa
số 1 cách vị trí cánh số 0 là 1 x 0,618, cánh
số 2 ở vị trí 2 x 0,618,... cánh 5 cách vị trí
đầu là 5 x 0,618 (hình 2b).
a. Cách sắp xếp vải ở trái thơm
b. Vòng xoắn sinh ở hoa hồng
Hình 2. Biểu hiện tỷ lệ vàng ở thực vật
Nguồn: Internet
Động vật, ngoài tính chất đối xứng và
phi đối xứng được khắc họa rõ nét, sự biểu
hiện của đường nét và tỷ lệ cũng được hé lộ
một cách chân thật nhất. Các đường xoắn
sinh sản còn được thể hiện ở mọi quy mô,
hiện tượng trong tự nhiên.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018
48
Trong các hóa thạch tảo nhỏ bé, vi sinh
đơn bào foraminifera, vỏ ốc, thiên nhiên
đã dùng “đường xoắn logarithm” để biểu
hiện. Chẳng hạn, ốc anh vũ (hình 3a), khi
lớn dần, nhuyễn thể sẽ tạo ra một ngăn mới
lớn hơn trám kín ngăn cũ, nhưng hình dáng
“ngôi nhà” của nó vẫn không thay đổi mặc
dù chiều dài vỏ ốc và bán kính tăng, nhờ
vậy nó không cần điều chỉnh thế cân bằng
khi tăng trưởng.
Hình 3. Biểu hiện tỷ lệ vàng ở họ ốc anh vũ
Nguồn: Internet
Như vậy, qua những ví dụ trên, tiềm ẩn
trong các hình thức tồn tại của sự vật, hiện
tượng tự nhiên đều luôn tồn tại một con số
tỷ lệ. Thật thú vị là, con số tỷ lệ này lại
khớp với con số “tỷ lệ vàng”.
3.2. Trong kiến trúc
3.2.1. Kim tự tháp Kheops thuộc quần thể
kim tự tháp Giza (Ai Cập)
Theo số liệu đo đạc, các nhà khoa học
xác định được chiều cao của kim tự tháp
h=146m, chiều dài trung bình các cạnh kim
tự tháp b = 230m, chiều cao mặt bên kim tự
tháp được tính từ định lý Pythagore có giá
trị a = 186m; dùng hệ thức lượng trong tam
giác vuông, suy ra góc hợp bởi h và a là
α=38010', góc giữa b và a là β = 51050'.
Và điều này như một sự trùng hợp
ngẫu nhiên với “tỷ lệ vàng” khi lập tỷ lệ
chiều cao mặt bên kim tự tháp với một nửa
chiều dài cạnh kim tự tháp, tức là:
1,617
b
2a
sai số so với tỷ lệ vàng 0,06%
và một góc dựa trên tỷ lệ vàng này sẽ là
(1,618033989) = 51
050', bằng với góc đáy
kim tự tháp (hình 4).
Hình 4. Kim tự tháp Cheops - Ai Cập so với "tỷ lệ vàng"
Nguồn: Internet
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Hoàng Thảo Phương
49
3.2.2. Đền thờ Parthenon (Hy Lạp)
Trải qua nhiều thế kỷ, mọi người đều
công nhận đền Parthenon có vẻ đẹp đơn
giản và hài hòa thống nhất (hình 5, bảng 1).
Dựa vào số liệu thu thập, chúng tôi tiến
hành so sánh các số đo trên mặt đứng với tỷ
lệ vàng và thu được kết quả:
Bảng 1. Kiểm tra kích thước mặt đứng của đền Parthenon với “tỷ lệ vàng”
Ký hiệu Lập tỷ lệ tuyệt đối
Sai số so với tỷ lệ vàng
“Ф = 1,618”
Chiều ngang
(tính theo tim cột)
2h + j
1,619
j
jh
0,06%
1,616
h
j
0,12%
Chiều ngang
(tính theo đường diềm mái tam giác)
w = e + f
1,612
f
fe
0,37%
1,633
e
f
0,93%
Chiều cao công trình (thân & hệ mái) f = e + c
1,633
e
ce
0,93%
1,58
c
e
2,35%
Chiều cao mái
(phần hình chữ nhật & phần mái tam giác
c = a + b
1,617
b
ba
0,06%
1,621
a
b
0,19%
Ghi chú: a = 2.900mm, b = 4.700mm, c = 7.600mm, e = 12.010mm, f = 19.610mm, h = 7.980mm,
j = 12.894mm, w = 31620mm.
Tỷ lệ giữa thân và hệ mái, tỷ lệ các
thành phần trong hệ mái, tỷ lệ chiều
ngang toàn công trình, tất cả đều tuân
theo “tỷ lệ vàng” và thống nhất với nhau
tạo thành một “hình chữ nhật vàng” lớn
bao toàn bộ công trình.
Sai số trên mặt đứng so với “tỷ lệ
vàng” dao động từ 0,06 - 2,35 (%).
Với sự tính toán tỉ mỉ, chính xác bởi
các kiến trúc sư lừng danh của nền văn
minh cổ đại Hy Lạp, đặt tiêu chuẩn về kỹ
thuật và thẩm mỹ lên hàng đầu mà vẫn
không tránh khỏi những sai số trong quá
trình xây dựng, khi so sánh các số đo hình
học của công trình với chuẩn hình học -
thẩm mỹ phương Tây.
3.2.3. Chùa Tây Phƣơng ở Việt Nam
3.2.3.1. Xét trên mặt bằng
Với cách thiết lập tương tự bảng 1 khi
so sánh tương quan các số đo hình học của
từng đoạn thẳng theo trục dọc và trục
ngang, dựa theo nguyên tắc xác định đoạn
thẳng có “tỷ lệ vàng”, chúng tôi thu được
giá trị sai số so với “tỷ lệ vàng” dao động
từ 0,74 - 5,38(%) (hình 6, bảng 2).
Tòa chùa Thượng và tòa chùa Hạ: gồm
hai hình chữ nhật ghép lại, tòa chùa Trung:
gồm bốn hình chữ nhật ghép lại. Mỗi hình
chữ nhật ở tòa chùa Thượng và tòa chùa
Trung có giá trị sai số lần lượt với “hình
chữ nhật vàng” (có chiều dài lấy theo
những hình chữ nhật trên) là 2,22% và
6,85% (hình 6) [4, tr.63, tr.65].
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018
50
Hình 5. Đền Parthenon - Hy Lạp so với "tỷ lệ vàng"
Nguồn: Internet
Hình 6. Kiểm tra kích thước mặt bằng với "tỷ lệ vàng" và “hình chữ nhật vàng”
Nguồn: Tác giả
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Hoàng Thảo Phương
51
Bảng 2. Kiểm tra kích thước mặt bằng với "tỷ lệ vàng"
Ký hiệu Lập tỉ số tuyệt đối
Sai số so với tỉ lệ vàng
"Ф = 1,618"
Chiều rộng
Tòa chùa Thượng
a1 + a2 + a1
1,653
a2
a2a1
2,16%
1,531
a1
a2
5,38%
Khoảng cách
Tòa chùa Thượng
và Tòa chùa Trung
a3 + a4
1,606
a4
a4a3
0,74%
1,65
a3
a4
1,98%
Chiều rộng
Tòa chùa Trung
a5 + a6 + a5
1,635
a6
a6a5
1,05%
1,576
a5
a6
2,59%
Khoảng cách
Tòa chùa Trung
và Tòa chùa Hạ
a7 + a8
1,65
a7
a8a7
1,98%
1,538
a8
a7
4,94%
Chiều dài
Tòa chùa Thượng
2(b1 + b2)
1,588
b2
b2b1
1,85%
1,7
b1
b2
5,06%
Ghi chú: a1 = 1450mm, a2 = 2220mm, a3 = 1400mm, a4 = 2310mm, a5 = 1650mm, a6 = 2600mm,
a7 = 2230mm, a8 = 1450mm, b1 = 3000mm, b2 = 5100mm.
3.2.3.2. Xét trên mặt đứng
Với cách thiết lập tương tự, ở tòa chùa
Thượng cũng như tòa chùa Hạ: tỷ lệ giữa
thân và hệ mái, tỷ lệ giữa thân và mái dưới,
và tỷ lệ giữa mái dưới và mái trên có giá trị
sai số so với “tỷ lệ vàng” dao động từ 0,62
- 6,24(%) (hình 7, bảng 3 ).
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018
52
Bảng 3. Kiểm tra kích thước mặt đứng của tòa chùa thượng với "tỷ lệ vàng"
Ký hiệu Lập tỉ số tuyệt đối
Sai số so với tỉ lệ vàng
"Ф = 1,618"
Thân & hệ mái d1 + d2 + d3
1,608
d3d2
d3d2d1
0,62%
1,643
d1
d3d2
1,55%
Thân & mái dưới d1 + d2
1,604
d1
d2d1
0,87%
1,655
d2
d1
2,29%
Mái dưới &
mái trên
d2 + d3
1,586
d3
d3d2
1,98%
1,719
d2
d3
6,24%
Ghi chú: d1 = 2300mm, d2 = 1390mm, d3 = 2390mm
Hình 7. Kiểm tra kích thước mặt đứng tòa chùa thượng với "tỉ lệ vàng"
Nguồn: Tác giả
4. KẾT LUẬN
Ở phương Tây, những công trình như:
kim tự tháp Cheops - Ai Cập, đền
Parthenon - Hy Lạp... là những tác phẩm
kiến trúc vĩ đại, đạt sự hài hòa, tinh tế, trở
thành kỳ quan của thế giới. Việc tác giả
cũng như các nhà nghiên cứu trước đã có
sự so sánh về số đo hình học của những
công trình này với “tỷ lệ vàng” cũng chỉ
nhằm chứng minh lại sự hài hòa trong hình
khối và tỷ lệ bằng phương pháp định
lượng chứ không chỉ là cảm nhận của thị
giác con người. Kết quả cho thấy, những
công trình này trùng với “tỷ lệ vàng” với
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Hoàng Thảo Phương
53
sai số dao động từ 0,06 - 2,35(%). Đây là
những sai số không tránh khỏi trong quá
trình xây dựng của những người Ai Cập,
Hy Lạp cổ đại với kỹ thuật công nghệ chưa
phát triển. Và để từ đó, chúng ta có cơ sở
đưa ra những kết luận khoa học, logic liên
quan đến những công trình “hài hòa” mà chỉ
cảm nhận bằng mắt.
Ở Việt Nam, “kiến trúc Ngọ Môn
(Hoàng cung Huế) có những kích thước
dọc ngang, cao rộng của từng bộ phận
cũng như toàn bộ cơ cấu kiến trúc phù hợp
với “tỷ lệ vàng” trong nghệ thuật kiến trúc.
Qua các bản vẽ đạc họa một số công trình
kiến trúc cổ Việt Nam khác như: đình Chu
Quyến, chùa Tây Phương, điện Thái Hòa,
Khuê Văn Các (Văn Miếu) tổ hợp đường
nét ngoại hình kiến trúc có sự ràng buộc
bởi quan hệ số liệu nhất định” [3,
tr.204]. Sự quan hệ giữa kiến trúc và con số
tỷ lệ, hay “tỷ lệ vàng” được minh chứng rõ
hơn qua công trình chùa Tây Phương – một
công trình kiến trúc cổ độc đáo [5, tr.22].
Các số đo hình học trên mặt bằng, mặt
đứng và mặt cắt của khu Tam Bảo chùa
Tây Phương đều “tiệm cận” với “tỷ lệ
vàng” trong sai số không đáng kể dao động
từ 0,62 - 6,85(%). Theo giá trị các tỉ số
tuyệt đối từ các số liệu khảo sát, chúng tôi
nhận thấy về cơ bản có thể chấp nhận một
số sai số đó, những sai số khó tránh khỏi
trong quá trình lắp dựng những cấu kiện
thiên nhiên bằng phương pháp thủ công của
kiến trúc truyền thống Việt Nam là không
dựa trên các bản vẽ thiết kế, mà dựa vào
kinh nghiệm tinh túy được truyền thụ từ đời
này sang đời khác, trực giác và cảm nhận
nghệ thuật tinh tế của các nghệ nhân.
Sự trùng hợp ngẫu nhiên trong cấu trúc
hình học của chùa Tây Phương với những
chuẩn hình học - thẩm mỹ phương Tây
càng chứng minh chuẩn mực của loài người
về cái đẹp là một tài sản chung. Đó là một
giá trị cao đẹp, nơi đây “vẻ đẹp phương
Đông đã gặp cái khuôn đẹp của phương
Tây”.
Liệu chúng ta có thể tiếp tục áp dụng
“tính cấu trúc” hay “tỷ lệ vàng” cho việc
tạo ra những công trình kiến trúc trong hiện
tại và tương lai. Đó là câu hỏi, cũng như là
tâm tư mà qua bài viết này tác giả muốn
gửi gắm đến thế hệ trẻ trong bài viết này:
“muốn sáng tạo thì chúng ta phải nắm rõ
cái gốc đã”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Minh Đức (2009), Bước đầu tiếp cận nguồn gốc của sự hài hòa trong nghệ thuật
kiến trúc, Luận văn thạc sĩ kiến trúc, Thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Vũ Đại Hải (1990), Nguyên lý thiết kế kiến trúc công trình dân dụng, Trường Đại học
Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh.
[3] Vũ Tam Lang (2011), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
[4] Nguyễn Hoàng Thảo Phương (2013), Cấu trúc hình học chùa Tây Phương, Luận văn
thạc sĩ kiến trúc, Thành phố Hồ Chí Minh.
[5] Chu Quang Trứ (1998), Chùa Tây Phương, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội.
Ngày nhận bài: 13-3-2018. Ngày biên tập xong: 27-3-2018. Duyệt đăng: 19-5-2018.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cau_truc_ty_le_vang_the_hien_trong_tu_nhien_va_trong_kien_tr.pdf