Cây dâu da (baccaurea sapida) cần được thuần hoá và phát triển thành cây ăn quả đặc sản bản đan tại cao Nguyên Vân Hoà, huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên

Từ khóa: Cây dâu da (Baccaurea sapida), thuần hóa, phát triển, cao nguyên Vân Hòa, Sơn Hòa, Phú Yên

pdf3 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cây dâu da (baccaurea sapida) cần được thuần hoá và phát triển thành cây ăn quả đặc sản bản đan tại cao Nguyên Vân Hoà, huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CÂY DÂU DA (Baccaurea sapida) CẦN ĐƯỢC THUẦN HOÁ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH CÂY ĂN QUẢ ĐẶC SẢN BẢN ĐNA TẠI CAO NGUYÊN VÂN HOÀ, HUYỆN SƠN HOÀ, TỈNH PHÚ YÊN TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG KS. NGUYỄN KIM HOA Viện KHKT Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ Từ khóa: Cây dâu da (Baccaurea sapida), thuần hóa, phát triển, cao nguyên Vân Hòa, Sơn Hòa, Phú Yên 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở 3 xã Sơn Định, Sơn Long, Sơn Xuân thuộc cao nguyên Vân Hòa có thể phát triển một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế * Tiểu vùng cao nguyên Vân Hòa có những đặc điểm về khí hậu như sau: Cao nguyên Vân Hoà có độ cao 300 - 400 m nên ở đây vừa có khí hậu cao nguyên và khí hậu vùng đồng bằng duyên hải. Lượng mưa năm dao động từ 1.700 - 1.900 mm, trung bình toàn vùng 1.858 mm với 110 - 120 ngày mưa. Lượng mưa mùa khô từ 450 - 570 mm, chiếm 26 - 30% lượng mưa năm. Có 7 tháng lượng mưa trung bình trên 100 mm vào các tháng V, VI, VIII - XII. Nhiệt độ trung bình năm 24,10C, tháng lạnh nhất 20,60C, tháng nóng nhất 26,60C. Nhiệt độ cao nhất trung bình năm 29,20C, các tháng dao động từ 24,5 - 32,90C. Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 210C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 11,50C, cao nhất tuyệt đối 38,60C. Trong năm, có 6 tháng mùa mát kéo dài từ tháng IX năm trước đến tháng III năm sau, những tháng còn lại là mùa nóng. Tổng nhiệt độ năm khoảng 8.8000C. Độ Nm tương đối 81 - 82%, bốc hơi khả năng 1.200 mm, bốc hơi tiềm năng trung bình năm 3,7 - 3,8 mm/ngày. Tài nguyên về khí hậu của vùng này là vô cùng to lớn mà thiên nhiên đã ban tặng. Cường độ bức xạ mặt trời (149 kcalo/cm2) cao hơn miền Bắc (112 kcalo/cm2) cũng như miền N am (132 kcalo/cm2). Đó là lợi thế đặc biệt cho việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng và xuất khNu. N ơi đây có mùa mưa, mùa khô rõ rệt thuận lợi cho việc phân hóa mầm hoa cũng như lúc nở hoa đậu quả. N hiệt độ cao đều trong năm khá thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả lâu năm. Từ đó chất lượng cây công nghiệp, cây ăn quả cũng hơn hẳn so với một số vùng. Toàn bộ những điều đó là do chất lượng ánh sáng quyết định. Đặc biệt, nhiệt độ giữa ngày và đêm có chênh lệch khá lớn, đây là một trong những yếu tố làm cho chất lượng nông sản tốt hơn và nhất là chất lượng, mùi vị cây ăn quả càng thể hiện rõ rệt hơn. Tuy nhiên, hạn chế của tiểu vùng này là khô vào tháng II; thiếu Nm vào tháng I, III, IV, VII; Nm trung bình tháng V, VI, VIII; quá Nm ướt tháng IX, XII; quá thừa Nm tháng X, XI; ảnh hưởng mạnh của gió tây khô nóng. * Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 3 xã Sơn Định, Sơn Long, Sơn Xuân thuộc cao nguyên Vân Hòa, huyện Sơn Hoà: - Diện tích tự nhiên là 14.930 ha, trong đó đất nông nghiệp: 3.686 ha, đất lâm nghiệp: 8.320 ha. Cây ăn quả trồng rải rác và phân tán tại các vườn rừng, vườn nhà; phổ biến là các loại cây bơ, mít, chuối, dứa... - Dân số của 3 xã có 4.610 người với 1.160 hộ. N gười dân cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đời sống của nông dân ở khu vực nầy còn gặp nhiều khó khăn, xa trung tâm thị trấn, thành phố. 2 Ở cao nguyên Vân Hoà có nhóm đất đỏ vàng trên đá bazan (F4) với diện tích 4.050 ha. Đất có thành phần cơ giới nặng, sét, kết cấu tơi, xốp, hàm lượng hữu cơ khá, đất có phản ứng ít chua... thuận lợi cho cây trồng nông lâm nghiệp phát triển. Với quỹ đất đỏ vàng khá phong phú và cùng với khí hậu vùng cao nguyên nên đã có nhiều loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế tỏ ra thích hợp và cho hiệu quả kinh tế như cao su, cà phê, chè..., cây dược liệu sa nhân tím, thì tại vùng này có thể phát triển thêm một số loại cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới có giá trị kinh tế cao. Đó là: cây vải, sầu riêng, măng cụt, cam quýt, bơ, và cây đặc sản bản địa dâu da đỏ... 2. Cây dâu da (Baccaurea sapida) cần được thuần hoá và phát triển thành cây ăn quả đặc sản bản địa tại cao nguyên Vân Hoà, huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên Qua kết quả khảo sát, nghiên cứu từ năm 2004 - 2008 tại 3 xã miền núi phía bắc của huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên (thuộc cao nguyên Vân Hòa) cho thấy: - Cây dâu da hay còn gọi là cây dâu da đất, người dân địa phương gọi là cây đỏ vì quả màu đỏ tươi rất đẹp. Cây dâu da có tên khoa học là Baccaurea sapida, thuộc họ Thầu dầu hay họ Ba mãnh vỏ (Euphobiaceae), bộ Ba mãnh vỏ (Euphobiales). Dâu da là cây ưa sáng, gỗ nhỏ, cây bản địa mọc trong rừng tự nhiên, có giá trị về gỗ, có tác dụng phòng hộ, che phủ đất. Lá đơn, chùm quả ra ở chân cành to và cả trên thân. Quả cây dâu da dùng để ăn tươi, quả được bán trên thị trường như một loại trái cây đặc sản vùng rừng núi đang được mọi người ưa thích. Đặc biệt, quả cây dâu da có màu đỏ tươi rất đẹp và được nhiều hộ gia đình trưng bày trên mâm quả để thờ cúng. Tuy nhiên, do tình trạng chặt phá rừng trái phép và khai thác quả của loài cây này không hợp lý, có khi chặt cả cây để thu quả nên cây dâu da trong rừng tự nhiên đang bị suy giảm và có khả năng biến mất trong thời gian không lâu. - Điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết, đất đai) ở cao nguyên Vân Hoà phù hợp cho sinh trưởng phát triển và ra hoa kết quả của cây dâu da. Cây ra hoa đậu quả hàng năm thường xuyên, ít sâu bệnh, không bị mất mùa. Trong điều kiện trồng quảng canh năng suất bình quân của cây 5 - 8 tuổi là 30 - 50 kg/cây/năm. Giá bán của loại quả này là 1.500 - 2.000 đ/kg. N hư vậy, giá trị khoảng 60.000 - 80.000 đ/cây/năm, thậm chí có cây cho thu nhập trên 100.000 đ/năm. N ếu trồng như mật độ hiện nay của người dân địa phương từ 120 – 160 cây/ha thì tổng doanh thu là 10.000.000 – 12.000.000 đ/ha. Thấy được giá trị của loại cây này nên một số nông dân đã tự bứng cây từ trong rừng tự nhiên về trồng, tự nhân giống để trồng… N hư vậy, khó có thể phát triển cây dâu da với quy mô hàng hoá và chọn lọc được cây có chất lượng tốt hợp với khNu vị của người tiêu dùng. - Quả dâu da lấy từ rừng tự nhiên và cây bứng từ rừng tự nhiên thì có vị rất chua nên giá trị dinh dưỡng, khNu vị của người tiêu dùng không thích lắm. Trong khi đó, qua sơ bộ điều tra, khảo sát, tìm hiểu cho thấy ở trong vùng có những cây dâu da quả có vị ngọt dịu ăn rất ngon nên cần phải bình tuyển chọn lọc giống. - Quỹ đất vườn rừng, vườn nhà để phát triển loại cây dâu da còn khá lớn, chưa kể tham gia vào tổ thành cây trồng trong diện tích rừng trồng mới, làm giàu rừng… của Chương trình 5 triệu ha rừng. - Một số người dân địa phương đã có trồng thử loại cây này ở quy mô trồng phân tán trong vườn rừng, vườn nhà và cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua việc phát triển cây dâu da chỉ mang tính tự phát và chưa có những tài liệu kỹ thuật nào để hướng dẫn nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến. Cho nên, để thuần hóa và phát triển cây dâu da một cách bền vững thì cần phải 3 nghiên cứu về thuần hoá, về một số biện pháp kỹ thuật chọn lọc, nhân nhanh, trồng, chăm sóc, bảo quản… Tóm lại, với tài nguyên khí hậu, đất đai ở cao nguyên Vân Hoà có thể thuần hoá cây dâu da bản địa theo hướng sản xuất hàng hoá và bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. N gô Hồng Bình, 2005, Kỹ thuật trồng một số loại cây ăn quả vùng Duyên Hải miền Trung, N XB N ông nghiệp. 2. Vũ Công Hậu, 2000, Trồng cây ăn quả ở Việt N am, N XB N ông nghiệp TP. Hồ Chí Minh 3. N guyễn N ghĩa Thìn, 1988, Một chi trong cây ăn quả rừng Việt Nam, Tạp chí Lâm nghiệp, trang 31-33. 4. UBN D huyện Sơn Hoà, 2008, Báo cáo kết quả tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên năm 2007, 01/2008. Ảnh: Thân và quả cây đỏ trồng trong vườn nhà tại cao nguyên Vân Hòa, Sơn Hòa, Phú Yên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCau dau da Phu Yen.pdf