Cây lúa với nền văn minh lúa nước của Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam ÁMỤC LỤC
Phần mở đầu 1
Chương 1. Điều kiện để hình thành nghề lúa ở Đông Nam Á 2
1. Điều kiện khí hậu và các vụ lúa ở Đông Nam Á. 3
1.1. Điều kiện khí hậu. 3
1.2. Các vụ lúa ở Đông Nam Á. 5
2. Địa bàn trồng lúa và loại lúa ở Đông Nam Á. 7
2.1. Địa bàn trồng lúa. 7
2.2. Các loại lúa chính 8
2.2.1. Lúa cạn. 8
2.2.2. Lúa nước. 9
3. Vai trò văn hoá của cây lúa. 11
Chương 2. Nghề trồng lúa của Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á. 13
Chương 3. Nét văn hoá truyền thống từ nghề làm lúa ở Đông Nam Á. 19
1. Tín ngưỡng. 19
2. Lễ hội. 22
3. Một số tín ngưỡng và lễ hội tiêu biểu từ cư dân trồng lúa ở Đông Nam Á. 23
3.1. Tín ngưỡng hồn lúa 23
3.2. Tín ngưỡng thờ nước. 27
3.3. Hội xuống đồng ở Việt Nam 30
Phần kết luận 33
35 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3825 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cây lúa với nền văn minh lúa nước của Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cây lúa với nền văn minh lúa nước của Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á
MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
Chương 1. Điều kiện để hình thành nghề lúa ở Đông Nam Á 2
1. Điều kiện khí hậu và các vụ lúa ở Đông Nam Á. 3
1.1. Điều kiện khí hậu. 3
1.2. Các vụ lúa ở Đông Nam Á. 5
2. Địa bàn trồng lúa và loại lúa ở Đông Nam Á. 7
2.1. Địa bàn trồng lúa. 7
2.2. Các loại lúa chính 8
2.2.1. Lúa cạn. 8
2.2.2. Lúa nước. 9
3. Vai trò văn hoá của cây lúa. 11
Chương 2. Nghề trồng lúa của Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á. 13
Chương 3. Nét văn hoá truyền thống từ nghề làm lúa ở Đông Nam Á. 19
1. Tín ngưỡng. 19
2. Lễ hội. 22
3. Một số tín ngưỡng và lễ hội tiêu biểu từ cư dân trồng lúa ở Đông Nam Á. 23
3.1. Tín ngưỡng hồn lúa 23
3.2. Tín ngưỡng thờ nước. 27
3.3. Hội xuống đồng ở Việt Nam 30
Phần kết luận 33
Phần mở đầu
Trải qua nhiểu thế kỷ, Đông Nam Á đã phát triển một nền sản xuất nông nghiệp độc đáo, lấy cây lúa làm cây trồng chính. Trên cơ sở ấy đã nảy sinh và phát triển một nền “văn minh lúa nước” nông dân Đông Nam Á đã sáng tạo và tích luỹ được nhiều kinh nghiệp trồng lúa phong phú thích hợp với mỗi quốc gia trong vùng.
Ngày nay các nước Đông Nam Á lại có điều kiện trao đổi giao lưu kinh tế chính trị văn hoá xã hội, là những thành viên của khối Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Biểu tượng của khối này cũng lấy hình bó lúa để thể hiện tính chất kinh tế xã hội, văn hoá của vùng là những cư dân nông nghiệp trồng lúa. Chính vì thế nghiên cứu cây lúa về nghề làm lúa qua cái nhìn văn hoá ở Đông Nam Á là một đề tài hấp dẫn. Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay, khi nền kinh tế của vùng đang có bước phát triển mạnh mẽ, thì cây lúa vẫn là cây lương thực có vai trò quan trọng nhất trong xã hội. Nó còn góp phần hình thành có một nền văn hoá đã tồn tại từ rất lâu đời của vùng Đông Nam Á.
Với quy mô giới hạn trong một bài tiểu luận, người viết chỉ đi sâu làm rõ sự tương đồng trong việc trồng lúa của cư dân Đông Nam Á. Từ đó mà hình thành nên nền văn hoá chung trên cơ tầng nông nghiệp trồng lúa. Bên cạnh đó cũng có những nét riêng, bản sắc và độc đáo trong văn hoá của mỗi quốc gia trong vùng Đông Nam Á.
Chương 1. Điều kiện để hình thành nghề lúa ở Đông Nam Á
Đông Nam Á bao gồm tiểu lục địa: Miến Điện, Thái Lan, Bán đảo Đông Dương, Philippin, Inđônêxia, Mailaixia, Singapo, Brunay là vùng có một nền nông nghiệp cổ xưa trên trái đất. Những công trình khảo cổ học gần đây đã phát hiện ở một hang động của Thái Lan những hạt đậu Hà Lan, đậu đỗ, dưa chuột và kích thước cho biết là có nguồn gôc trồng trọt, có tuổi khoảng 9400 năn Trước Công nguyên. Nếu niên đại này mà đúng và nếu khẳng định được đây là những hạt của những cây trồng, thì đây là nền nông nghiệp cổ xưa nhất của loài người. Vì những vết tích của hoạt động nông nghiệp đầu tiên đến nay đã tìm thấy ở Trung Đông và Mêhicô là vào khoảng 7500 năm Trước Công nguyên. Và như vậy, Đông Nam Á có thể là nơi đã xuất hiện những kỹ thuật trồng trọt đầu tiên và từ đó đã lan tràn sang các lục địa khác của bán cầu Đông, rồi sang cả châu Mỹ.
1. Điều kiện khí hậu và các vụ lúa ở Đông Nam Á.
1.1. Điều kiện khí hậu.
Đặc điểm địa lý nổi bật của vùng Đông Nam Á là vùng này gồm hai bộ phận đối lập nhau: Phía Bắc là lục địa kéo dài lục địa châu Á xuống phía Nam, phía Nam là đại dương kéo dài Ấn Độ Dương lên phía Bắc, phía Đông là Thái Bình Dương và phía Tây là những sa mạc châu Phi và Ả Rập. Quần đảo Inđônexia chạy dọc theo đường xích đạo Ấn Độ Dương là nguồn hơi nước lớn nhất cho gió mùa Tây Nam thổi vào mùa hạ, còn gió mùa Đông Bắc lại mang hơn nước chủ yếu của biển Trung Hoa, vịnh Thái Lan và vịnh Bengan.
Chính những đặc điểm địa lý trên, với sự đối lập giữa đại dương và lục địa theo vĩ tuyến ở một phạm vi rộng lớn đã làm cơ sơ cho sự hình thành chế độ gió mùa châu Á, một hiện tượng khí tượng đặc biệt, có một không hai trên trái đất.
Chế độ gió mùa châu Á chi phối chặt chẽ các yếu tố khí hậu của toàn vùng và do đó chi phối hoạt động nông nghiệp và đời sống của con người. Điểm độc đáo của chế độ gió mùa là sự tương phản của gió mùa Đông Bắc trong mùa đông, và gió mùa Tây Nam trong mùa hạ. Chế độ gió mùa ngự trị trên toàn vùng châu Á gió mùa. Tuy nhiên, những dãy núi chắn ngang có tác dụng quan trọng đến khí hậu, làm nẩy sinh những nét đặc thù của khí hậu từng địa phương. Như ở Việt Nam, các dãy núi vòng cung vùng Đông Bắc đã để cho gió mùa Đông Bắc tràn về dễ dàng nên mùa đông ở Việt Bắc và Đông Bắc đến sớm hơn và dài hơn so với vùng Tây Bắc được dãy Hoang Liên Sơn làm cho khuất gió và nhiệt độ mùa đông ở vùng núi thấp Tây Bắc chỉ xấp xỉ với nhiệt độ của đồng bằng sông Hồng.
Gió mùa mùa đông hay gió mùa Đông Bắc thịnh hành nhất từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau và gió mùa mùa hạ hay gió mùa Tây nam thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 9. Những thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa gió mùa từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 10 đến tháng 11 là những thời kỳ trung gian của mùa xuân và mùa thu. Tuy nhiên, các thời kỳ chuyển tiếp này cũng dài ngắn khác nhau tuỳ theo vị trí địa lý và địa hình của từng vùng. Ở Bắc Việt Nam, nhiều năm gió mùa Đông Bắc bắt đầu tràn về ngày từ tháng 11 và đến cuối tháng 4 đầu tháng 5 vẫn còn có những đợt gió mùa Đông Bắc muộn. Ở Miến Điện, gió mùa Đông Bắc với hướng Bắc và Đông Bắc, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 với những ngày đẹp trời. Gió mùa mùa hạ với hướng Nam hay Đông Nam kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9; mùa này, trời nhiều mây và có nhiều mưa. Tháng 4, tháng 5 là những tháng nóng với những trận mưa giông địa phương, tháng 10 là tháng chuyển tiếp giữa mùa khô và mùa mưa.
Thái Lan có một mùa hè nóng và tương đối khô, nước này có lượng mưa trung bình . Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 12 và gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9. Tháng 3 và tháng 4 có những nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm, nhiệt độ hàng ngày ít khi dưới 32độ C và nhiệt độ cao nhất nhiều khi vượt 40 độ C.
Bán đảo Đông Dương có khí hậu nhiệt đới ở phía Nam và có một mùa đông tương đối lạnh ở phía Bắc. Điều kiện địa hình, dãy núi Trường Sơn cũng có ảnh hưởng nhiều đến tình hình khí hậu thời tiết của bán đảo này. Mùa mưa ở đây thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 ở nhiều nơi, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3. Tuy nhiên miền Trung Bộ Việt Nam, các vùng duyên hải và sườn Đông Trường Sơn có mưa kéo dài sang thời kỳ gió mùan Đông Bắc. Bão ở biển Đông cũng thường đổ bộ vào vùng duyên hải bán đảo Đông Dương từ tháng 7 cho đến tháng 11.
Malaixia có vùng phía Tây và vùng phía Đông. Vùng phía Đông có khí hậu gần như khí hậu Inđônêxia. Còn vùng phía Tây có độ ẩm cao, mưa nhiều và biên độ nhiệt độ nói chung nhỏ giữa các tháng trong năm. Có sự khác biệt khá rõ trong một ngày, giữa ngày và đêm về mưa cũng như độ che mây. Do ảnh hưởng của đại dương nên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng dưới 9 độ C. Nhưng vì độ ẩm cao nên thời tiết rất khó chịu, các tháng mùa hè từ tháng đến tháng 6 .
Inđônêxia ở vùng xích đạo giữa vĩ tuyến 10 độ Bắc và vĩ tuyến 10 độ Nam giữa vùng biển nhiệt đới có khí hậu nóng và ấm quanh năm; khí hậu có thay đổi ít nhiều do những điều kiện địa hình và hướng núi.
Philippin có thể chia làm ba vùng khí hậu. Trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc, đảo Luzon và những đảo gần đó thường ít mưa và có mùa đông ấm. Vùng trung bộ về phía đông lại có mưa nhiều trong thời kỳ này và ở đây lại khô hạn nhiều từ tháng 3 đến tháng 8. Các vùng phía Nam cũng có mưa trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc. Còn hầu hết các vùng ở Philippin có mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 trong thời kỳ gió mùa Tây Nam. Đỉnh mưa cao nhất thường ở trong thời kỳ chuyển tiếp sau gió mùa Tây Nam. Bão ở biển Đông thường hình thành ở giữa Philippin và kinh tuyến 160 độ Đông trong thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 11 và di chuyển theo hướng Tây – Tây Bắc và đem lại mưa to và lũ lụt ở đảo Luzon.
Điểm qua tình hình khí hậu của các vùng Đông Nam Á như trên cũng thấy là có nhiều nét đặc thù địa phương nhất là giữa vùng nhiệt đới phía Bắc và vùng xích đạo. Tuy nhiên, chế độ gió mùa đã ảnh hưởng tới cả vùng với những sai khác nhiều ít do các điều kiện địa hình. Và chế độ gió mùa này đã chi phối chặt chẽ đời sống của con người về nhiều mặt và trong tình hình mà sản xuất nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu, đã quyết định bộ mặt sản xuất nông nghiệp ở từng nơi.
1.2. Các vụ lúa ở Đông Nam Á.
Ở tất cả các vùng ở Đông Nam Á, với mùa mưa chủ yếu nằm trong thời kỳ gió mùa Tây Nam (trừ một số ngoại lệ do điều kiện địa hình) vụ lúa mùa mưa là vụ lúa quan trọng nhất, chiếm địa bàn rộng rãi nhất và được phân bổ từ trên sườn núi cao xuống các vùng châu thổ của các dòng sông đến tận các đồng bằng ven biển với các chế độ canh tác khác nhau từ gieo thẳng (chọc lỗ bỏ hạt) đến cấy lúa một lần hay hai lần với những trình độ thâm canh khác nhau. Vụ lúa mùa mưa là vụ lúa chính từ khi loài người bắt đầu thuần hoá cây lúa và biết trồng lúa, và trong quá trình phát triển của xã hội và của sản xuất đã được phân hoá thành những trà lúa (sơm, muộn) khác nhau, với những giống lúa khác nhau. Rồi với những tiến bộ kỹ thuật nhất định, người ta đã làm thêm những vụ lúa nữa trong mùa tương đối khô trên những diện tích có điều kiện và những cơ sở vật chất và kỹ thuật cần thiết. Vụ lúa chiêm ở Bắc Việt Nam chẳng hạn, mới chỉ có từ hơn hai nghìn năm nay trong khi lịch sử của vụ lúa mùa ở vùng này đã dài gấp hơn hai lần hoặc hơn thế nữa. Ở một số vùng khác, người ta cũng đã lợi dụng của gió mùa Đông Bắc đem lại để làm một vụ lúa thực chất không phải là vụ lúa mùa khô (vùng bờ biển phía đông trung tâm Philippin, một số vùng ở Thái Lan) với những giống lúa ngắn ngày, người ta cũng đã làm một vụ lúa từ giữa sang cuối mùa khô và được thu hoạch vào đầu hay giữa mùa mưa. Mưa của mùa mưa sẽ cung cấp nước chó lúa vào những thời kỳ phát triển chủ yếu của nó.
Ở các đồng bằng vùng Đông Nam Á, nói chung điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát dục của cây lúa quanh năm, và ở đây người ta có thể làm nhiều vụ một năm (ít nhất là hai vụ) nếu có đủ nước. Nước tưới là yếu tố hạn chế chủ yếu đối với việc tăng thêm diện tích lúa có thể phát triển mạnh với các hệ thống canh tác khác nhau tuỳ theo tình hình sử dụng nước. Nhưng ở các vùng núi cao, thì nhiệt độ có thể trở thành một yếu tố hạn chế, ngay trong những trường hợp có đủ nước tưới. Ở đây, thường người ta chỉ làm được một vụ lúa trong mùa hè (ruộng bậc thang để cấy lúa nước, lúa nương, lúa rẫy) và cũng không quá một độ cao nhất định, do nhiệt độ tương đối thấp không cho phép cây lúa sinh trưởng và phát dục bình thường ngay trong mùa hè.
Ở các vùng từ vĩ tuyến 17 độ Bắc trở lên có một mùa đông tương đối lạnh, nhiệt độ mùa đông cũng đã chi phối khá chặt chẽ các vụ lúa mùa khô và cả vụ lúa mùa mưa. Như ở miền Bắc Việt Nam, thời vụ của vụ lúa mùa mưa đã phải căn cứ vào diễn biến tình hình của gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh và phải sắp xếp để cho lúa mùa trỗ được an toàn trước khi có những đợt lạnh đầu mùa. Còn vụ lúa mùa khô lại phải tránh được những ảnh hưởng không tốt của những đợt gió mùa Đông Bắc cuối vụ có thể làm cho lúa mùa khô trỗ sớm gặp khó khăn và có tỷ lệ hạt lép cao.
Tuy nhiên ở những vùng vĩ tuyến cao hay ở những miền núi cao mà không làm được vụ lúa mùa khô (do nhiệt độ thấp) mà chỉ làm được vụ lúa mùa mưa, thì với những giống mới và kỹ thuật tiến bộ, vẫn có thể đạt những năng suất khá cao, không kém năng suất lúa mùa khô ở các vùng những tuyến thấp hay ở đồng bằng mà nhiều khi còn có thể hơn. Ở miền Bắn Việt Nam, năng suất của lúa mùa với giống mới và phân hoá học ở các vùng cao của Hoàng Liên Sơn hay tỉnh Cao Bằng đã cho năng suất tương đương như năng suất lúa xuân (thực chất là lúa mùa khô) ở đồng bằng. Vì ở các vùng trồng lúa ở vĩ tuyến cao hay ở trên ruộng bậc thang ở sườn núi cao ngay trong mùa mua lại đã có một số điều kiện thuận lợi cho việc hình thành những năng suất cao.
2. Địa bàn trồng lúa và loại lúa ở Đông Nam Á.
2.1. Địa bàn trồng lúa.
Qua tình hình trồng lúa trên thế giới, ai cũng nhận thấy là cây lúa dễ thích nghi với nhiều loại đất khác nhau về nhiều mặt: thành phần của đất, cấu tượng của đất, các đặc tính lý học, hoá học về lý hoá học cũng như địa mạo và độ cao. Yếu tố quan trọng nhất đối với lúa nước ở đất thấp là cần có nước ở chân, và đối với lúa đất cao là có đủ nước trong mùa mưa, thoả mãn được nhu cầu sinh lý của nó. Ở Đông Nam Á cũng có tình hình tương tự như trên, nên địa bàn trồng lúa, nhất là trong mùa mưa, khá rộng bao gồm cả các vùng đất cao được hình thành tại chỗ và các châu thổ thấp của các dòng sông, cũng như tất cả những loại đất bằng khác có thể giữ nước để cấy lúa hay có đủ độ ẩm cho lúa gieo thẳng sinh trưởng được bình thường.
Địa bàn trồng lúa ở Đông Nam Á khá rộng và đã phản ánh những điều kiện địa lý, địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu rất khác nhau, làm nảy sinh và tồn tại những tập quán sử dụng đất và trồng lúa khác nhau, từ thâm canh với trình độ khá cao, đến quảng canh một cách thô sơ.
2.2. Các loại lúa chính
2.2.1. Lúa cạn.
Diện tích của lúa trồng cạn không nhiều so với tổng diện tích lúa chung. Đối với toàn thế giới, lúa cạn chiếm khoảng 1/6 tổng diện tích lúa. Còn đối với vùng Đông Nam Á mưa nhiều, có mật độ dân số cao, có nhiều dân tộc ở các vùng núi đã áp dụng kỹ thuật san sườn núi làm ruộng bậc thang để cấy lúa nước, thì tỷ lệ diện tích lúa cạn có thấp hơn, nhưng vẫn có vị trí nhất định trong sản xuất lương thực ở các vùng này. Lúa cạn được gieo trồng chủ yếu bởi những người nông dân nghèo và ở những vùng thường nghèo nhất để tự cấp tự túc, chiếm khoảng dưới 10% diện tích lúa chung của vùng Đông Nam Á và đã có mặt ở hầu hết các nước.
Lúa cạn được trồng nhiều nhất ở Inđônêxia, Philippin. Ở mỗi nơi có những khác nhau nhiều ít trong kỹ thuật và tập quán trồng trọt.
Ở Inđônêxia, có khoảng trên 1,5 triệu héc ta lúa cạn, phân bố ở Java, Xumata, Klimanta, Xulavexi, Malucu, và ở các đảo khác. Lúa cạn thường được gieo trong tháng 11 hay tháng 12m tuỳ theo mưa và nhiểu khi xen với ngô hay sắn, trên các độ cao khác nhau từ ven biển đến độ cao trên 2000m.
Ở Miến Điện, có tài liệu cho biết có khoảng hơn 40 vạn héc ta lúa cạn ở bang phía Bắc.
Ở Thái Lan, lua cạn thường được trồng theo hình thức du canh bởi dân tộc Hitl theo kỹ thuật thô sơ, chọc lỗ bỏ hạt (lỗ sâu khoảng 3cm). Ở Nam Thái Lan, lúa cạn cũng được gieo xen dưới cây cao su trong những năm đầu, hay xen với sắn và ngô.
Philippin, tài liệu ước lượng về tỷ lệ lúa cạn thay đổi từ 10 đến 20%. Lúa cạn được gieo nhiều ở đảo Minđanao ở phía Nam. Ở đảo Luzon về phía Bắc, tỉnh Batangat là tỉnh có tỷ lệ lúa cạn cap nhất và thường được gieo trồng xen với dừa.
Ở Việt Nam, lúa cạn được gieo ở các nương rẫy ở các vùng núi phía Bắc với kỹ thuật thô sơ (chọc lỗ bỏ hạt) và chế độ du canh (chỉ gieo lúa một vài vụ rồi để rừng mọc lại). Trên các loại đất đỏ tương đối bằng ở Tây Nguyên, lúa cạn cũng được gieo trồng trên loại đất đã cày bừa vào đầu mùa mưa hàng năm để được thu hoạch vào cuối mùa mưa. Cũng có những giống lúa cạn được gieo ở đất bãi cao, hay trên những sống đất ven sông, ven biển trong mùa mưa, gieo trên đất khô và lúc thu hoạch đất cũng khô. Ở các vùng ven biển đất cát nhiều, ít giữ nước từ Nam Thanh Hoá đến Thuận Hải, nông dân cũng có tập quán gieo lúa cạn vào tháng 5 và tháng 6 trên những loại đất tương đối bằng và đến mùa mưa nhiều, có nước ở ruộng, lúa cạn tiếp tục sinh trưởng như lúa nước. Các giống lúa gieo cạn trên đất cao, đất dốc, thường là những giống tương đối ngắn ngày, để có thể trỗ và chín trước khi lạnh nhiều vào trước cuối mùa mưa. Ngược lại, các giống gieo cạn ở đất bằng, đất thấp, thường là những giống chịu hạn và chịu ngập, có thời gian sinh trưởng tương đối dài để cây lúa vượt qua được bão lụt và cho thu hoạch vào đầu mùa khô năm sau. So với tổng diện tích lúa thì diện tích lúa cạn không nhiều, khoảng 35 vạn hecta.
2.2.2. Lúa nước.
Quan trọng hơn hết về diện tích, năng suất, sản lượng và mật độ dân số là các vùng đồng bằng trồng lúa nước ở Đông Nam Á. Các dòng sông ở vùng này đã và đang còn giữ vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên những loại đất lúa nước điển hình, vì đã mang một hàm lượng phù sa lớn, nhất là trong các mùa mưa lũ. Chảy qua nhiều vùng núi tương đối trẻ ở phía Bắc, có những sườn dốc dễ bị sói mòn với nhiều loại đá kết tầng, nhiều con sông lớn đã đưa về các châu thổ những loại phù sa màu mỡ, ít gặp đối với những con sông khác trên thế giới. Khó mà tìm được những trường hợp có thể so sánh được với những con sông Irauadi ở Miến Điện, Menam ở Thái Lan, Cửu Long ở bán đảo Đông Dương, hay sông Hồng ở Bắc Việt Nam. Sông Hồng đỏ rực phù sa màu mỡ trong mùa lũ đã chảy qua những loại đất đỏ của cao nguyên đá vôi Vân Nam, và cũng có khả năng bồi đắp vào loại mạnh nhất.
Lúa nước được gieo cấy chủ yếu trên các loại đồng bằng châu thổ của các dòng sông hay trên những đồng bằng ven biển. Các châu thổ của các dòng sông do phù sa sông bồi đắp ở vùng hạ lưu của chúng và tuỳ thưo lưu lượng của từng con sông mà có diện tích rộng hay hẹp. Những chuyển biến địa chất trong lịch sử làm nâng cao những vùng ven biển và những đảo ở Đông Nam Á đã làm nổi lên những đồng bằng phù sa biển, sau đó có thể được bồi đắp thêm nhiều, ít phù sa sông.
Ở Miến Điện, châu thổ sông Irauadi và châu thổ sông Si Hang là những vùng trồng lúa chủ yểu. Các loại đất lúa ở đây không thuộc loại không tốt lắm.
Ở Thái Lan, vùng đồng bằng sông Menam Chao Fraya và sông Tachin là vùng trồng lúa chính và hầu hết các châu thổ này đã được dành cho cây lúa nước.
Ở bán đảo Đông Dương, các vùng trồng lúa quan trọng nhất là châu thổ sông Hồng ở Bắc Việt Nam và châu thổ sông Cửu Long ở Nam Việt Nam, kéo dài lên phía Bắc nối liền với đồng bằng rộng lớn của Cămpuchia. Ngoài ra còn một số đồng bằng và châu thổ ven biển dọc bờ biển Việt Nam từ Thanh Hoá đến Thuận Hải, và một số đồng bằng trong nội địa dọc theo sông Mê Kông và các chi nhánh của nó ở Lào. Châu thổ sông Cửu Long được hình thành chủ yếu bằng phù sa mới, và lại được bồi đắp hàng năm, nên nói chung có độ cao so với mặt biển tương đối thấp, nên còn có những vùng trũng có hàm lượng chất hữu cơ cao và những vùng ngập nước sâu trong mùa mưa phải cấy những giống lúa có sức ngoi nước mạnh – các giống lúa nổi. Diện tích đất bị ngấm mặn, đất phèn khá rộng. Châu thổ sông Hồng có hệ thống đê điều khá dầy đặc để chống lụt nên có những loại đất ngoài đê được bồi hàng năm và có hàm lượng chất dinh dưỡng tương đối cao. Các đồng bằng miền trung Việt Nam có nhiều thành phần phù sa biển lại có những con sông ngắn tương đối ít phù sa từ dãy Trường Sơn chảy xuống nên nói chung ít màu mỡ hơn.
Ở Inđônêxia, những đồng bằng ven biển ở Bắc Java cũng được bồi đắp bằng những con sông chảy từ những dãy núi trung tâm xuống như các sông Kali Sola, Kali Bran.
Ở Philippin, vùng trồng lúa nước quan trọng nhất là đồng bằng trung tâm đảo Luzon do phù sa sông Pampaga bồi đắp nên, rồi đến châu thổ nhỏ hơn của sông Cagaygan ở phía Đông Bắc đảo này.
Ở Mailaixia, lúa nước cũng được trồng chủ yếu ở một số vùng đồng bằng ven biển, nhất là vùng Tây Malaixia. Đáng chú ý là đồng bằng trồng lúa của bang Keda ở Tây Bắc bán đảo Tây Malaixia, được coi là “vựa lúa” của Malaixia.
3. Vai trò văn hoá của cây lúa.
Cây lúa có ba vai trò quan trọng trong việc hình thành nét văn hoá cho cư dân bản địa.
Cây lúa nước thúc đẩy quá trình đi tìm và khai thác các đồng bằng châu thổ. Người Miến đi từ vùng cao phía Bắc theo dòng sông Irrawady xuống Trung Myanma rồi Hạ Myanma. Người Thái đi từ vùng cao phía Bắc theo dòng sông Chao Phraya xuống Trung Thái Lan rồi Nam Thái Lan. Người Việt đi từ trung du xuống đồng bằng châu thổ sông Hồng, rồi đi tiếp qua miền Trung đồng bằng châu thổ sông Mê Kông. Các dòng sông ở Đông Nam Á giữ vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên những loại đất thích hợp cho cây lúa nước, đó là phù sa chảy qua những vùng núi tương đối trẻ ở phía Bắc, có những sườn dốc dễ bị xói mòn với nhiều loại đá kết tầng, những con sông lơn đã đưa về các châu thổ những loại phù sa màu mỡ, ít có đối với những con sông khác trên thế giới.
Cây lúa nước thúc đẩy quá trình hình thành các tổ chức xã hội, làng và các quốc gia nông nghiệp. Ở Đông Nam Á có hai loại quốc gia nảy sinh trên sự phát triển của nông nghiệp lúa nước. Hai là những quốc gia nảy sinh trên nhu cầu của giao thương quốc tế. Theo Yumio Sakurai, do sự phát triển của nông nghiệp lúa nước, cho nên ở các thung lũng và ở các châu thổ đã hình thành những nơi tụ cư lớn mà ở Đông Nam Á người ta hay gọi là mường, một tổ chức xã hội khá chặt chẽ.
Sakurai gọi mường là tổ chức tiền quốc gia, Đông Nam Á có hai loại quốc gia: quốc gia nội địa, với nền kinh tế dựa trên việc trồng lúa tưới nước, cùng với những đặc điểm xã hội là: tổ chức xã hội phân chia đẳng cáp tập trung ở các kinh thành đô thị, một tầng lớp nông dân đông đảo ở thôn quê lo sản xuất lương thực, một bộ máy quan liêu và một đội ngũ tăng lữ chủ yếu sống ở thành thị phụ thuộc vào nhà vua. Lãnh địa bến cảng ở cảng biểnm cửa sông thường có, một ông vua, một tầng lớp buôn bán đông đảo, một lớp người phục dịch. Những người làm nghề nông định cư chiếm tuyệt đại đa số cư dân Đông Nam Á, lấy việc trồng lúa nước làm cơ sở sinh sống, họ vừa làm ruộng vừa làm vườn. Tổ chức xã hội dựa trên cơ sở gia đình, làng mạc và sau này là nhà nước.
Cây lúa nước thúc đẩy hình thành nên văn hoá nông nghiệp. Nhìn từ mối quan hệ với đất đai, nền văn hoá nông nghiệp có những đặc điểm sau: bám đất, tự túc, hướng nội, đóng cửa.
Chương 2. Nghề trồng lúa của Việt Nam trong bối cảnh văn hoá
Đông Nam Á.
Tài liệu nghiên cứu về nhiều mặt cũng như những phát hiện khảo cổ học gần đây đã dẫn đến kêt luận là nghề trồng lúa Việt Nam đã có một lịch sử lâu đời, cây lúa trồng là một cây “bản địa”, nông dân Việt Nam đã là những người trồng lúa giỏi từ nghìn xưa, và trong những hoàn cảnh sản xuất khác nhau đã tích luỹ được cả một kho tàng kinh nghiệm trồng lúa phong phú và độc đáo.
Những tài liệu đã được giới thiệu ở các chương trên đã cho thấy là nghề trồng lúa Việt Nam đã phản ánh những sắc thái chung của vùng trồng lúa Đông Nam Á, đồng thời cũng có những nét đặc thù, nảy sinh sản xuất và lao động cần cù của dân tộc Việt Nam, tất cả đã làm nổi bật một số đặc điểm chủ yếu của cấy lúa Việt Nam.
Đất nước Việt Nam ngoài các vùng núi Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc và dãu Trường Sơn hùng vĩ, còn gồm hai châu thổ rộng lớn: châu thổ sông Hồng ở phía Bắc, châu thổ sông Cửu Long ở phía Nam và một loạt những châu thổ nhỏ hẹp hơn của các dòng sông tương đối ngắn hơn, và chạy dọc theo ven biển miền Trung. Cũng như các châu thổ ở các nước khác ở Đông Nam Á, các châu thổ ở Việt Nam đều được dành chủ yếu để gieo trồng lúa. Lịch sử khai thác các loại châu thổ này đã có những thời gian dài ngắn khác nhau, theo lịch sử phát triển cảu dân tộc Việt Nam. Được khai thác sớm nhất là châu thổ sông Hồng, đã được gieo trồng lúa nước từ trước đây 4000 năm, và có thể còn xa hơn thế nữa. Châu thổ này với nền văn hoá sông Hồng, lấy cây lúa nước la loại cây trồng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, đã được sức lao động cần cù và bền bỉ của nhiều thế hệ nông dân Việt Nam qua hàng chục thế kỷ làm cho biến đổi sâu sắc: hệ thống đê điều dày đặc, dọc theo hai bên bờ của những sông ngòi lớn nhỏ, những sông tự nhiên, cũng như con sông đào do bàn tay người xây dựng đã làm cho phần lớn ruộng đất ở châu thổ hầu như thoát khỏi ảnh hưởng thường xuyên của lũ hàng năm của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, và tiến triển theo những quy luật đặc thù của đất lúa nước, được sử dụng để trồng lúa nước trong nhiều tháng trong năm, ngay cả trong mùa đông lạnh và tương đối khô, do đã bắt đầu có nước dự trữ ở những vùng sâu, và sau này với sự phát triển của thuỷ lợi cũng đã có nước ở những cánh đồng tương đối ít sâu hơn. Được khai thác sớm nhất, châu thổ sông Hồng cũng cho phép dân số tập trung sớm nhất, và mật độ dân số ngày càng tăng đã tạo điều kiện và thúc đẩy việc trồng lúa, sớm đi vào thâm canh, chủ yếu bằng cách dùng lao động thủ công ngày càng nhiều trên một đơn vị diện tích, với những cách làm mạ, làm đất, cấy lúa, chăm sóc khá tinh vi. Biện pháp bón phân tập trung dúi vào từng gốc lúa, cho đến những năm sau cách mạng tháng Tám đã khá quen thuộc với nông dân ở một số vùng của Hà Đông. Người ta đã dùng những hạt đậu tương lép rồi đến cả đậu tương chắc để sau khi cấy lúa đã bén rễ xong, thì đem bón bằng cách dúi vào gốc lúa từ 1 đến 2 hạt. Khi bắt đầu dùng phân hoá học thì nông dân ở đây trước tiên dùng những mảnh giấy con gói một lượng phân đạm bằng hạt ngô, và sau này thì trộn phân đạm với đất nhão để vo viên dúi vào gốc lúa. Hay trong việc làm đất đối với vụ lúa chiêm, nông dân ở Thái Binh và Nam Nam Định cũ đã dùng sức người để xếp những hòn đất đã cày trong ruộng thành những bức tường thấp dọc theo bờ dài của thửa ruộng để cho gió thổi bốn bề, nắng hanh làm đất mau khô: cách xếp ải này đã có hiệu quả tăng năng suất lúa chiếm khá rõ. Một vài thí dụ trên, trong rất nhiều thí dụ khác có thể kể ra đối với nhiều khâu canh tác khác, cũng đủ để nói lên trình độ và mức độ dùng lao động thủ công trong việc trồng lúa ở châu thổ sông Hồng. Với những cơ sở vật chất và kỹ thuật nghèo nàn của nông nghiệp phong kiến kéo dài hàng mấy nghìn năm, năng suất lúa tất nhiên là không cao, nhưng việc trồng lúa bằng nhiều lao động thủ công như vậy và việc tận dụng mọi mảnh đất có thể trồng lúa được đã cung cấp được một khối lượng lương thực ngày càng nhiều với một số dân ngày càng tăng. Châu thổ sông Hồng vì vậy đã trở thành vùng có mật độ dân số cao nhất ở Việt Nam không những hiện nay mà cả trong quá trình phát triển lịch sử của đất nước. Châu thổ sông Hồng ngày nay cũng thuộc những vùng có mật độ dân số cao nhất thế giới, có những địa phương có mật độ dân số tuyệt đối cao nhất như Thái Bình.
Các châu thổ của sông Mã, sông Chu, sông Cả ở Bắc Trung bộ cũng đã được khai thác tương đối sớm, nhưng trình độ khai thác ở đây phần nào thấp hơn trình độ khai thác của châu thổ sông Hồng. Do vị trí của các dãy núi ở phía Tây, các dòng sông ở đây không dài lắm, lượng phù sa cũng không cao, dòng sông lại tương đối dốc, nước thoát nhanh nên đê ven sông thấp hơn đê sông Hồng và cũng đơn giản hơn, đất cũng kém phì nhiêu hơn, chưa kể những vùng ven biển từ Tĩnh Gia trở vào lại có những vùng đất cát biển rời rạc ít màu, kém giữ nước. Trình độ thâm canh lúa ở đây vì vậy đã thấp hơn trình độ thâm canh của châu thổ sông Hồng.
Dọc duyên hải miền Trung từ đèo Ngang trở vào cho đến Thuận Hải, với vị trí của dãy Trường Sơn án ngữ phía Tây, với những dòng sông nói chung là ngắn chảy từ Tây sang Đông, lại ít phù sa, đã hình thành nhiều châu thổ nói chung là hẹp và cách quãng nhau. Các châu thổ này cũng đã được khai thác dần, sớm hay muộn trong quá trình dân tộc Việt Nam phát triển từ Bắc vào Nam. Những hoàn cảnh sản xuất mới, không cho phép lặp lại ở đây nguyên vẹn những kinh nghiệm khai thác châu thổ sông Hồng hay các châu thổ khác ở Bắc Trung Bộ. Sông ngắn, địa bàn theo thể mái nhà, lũ mạnh trong mùa mưa và cũng lại rút nhanh, người ta không cần và cũng không thể đắp những hệ thống đề dày đặc để ngăn nước chống lũ bảo vệ ruộng lúa, mà phải bố trí thời vụ cho thật khớp với qui luật của lũ lụt hàng năm. Đất ven biển, cát nhiều khó giũ nước, và mưa nắng lại thất thường, không cho phép ở đâu cũng áp dụng kỹ thuật gieo mạ rồi cấy vào ruộng có nước sẵn đã chuẩn bị kỹ. Gieo thẳng, trĩa, vãi trên những loại đất khô chua có nước, gieo ngay từ trước mùa mưa và đợi mưa cho lúa sinh trưởng tốt và dùng những giống dài ngày, chỉ trổ sau khi mùa mưa bão đã qua để được gặt an toàn vào cuối năm là một biện pháp trồng lúa đã được áp dụng từ lâu ở đây, để sử dụng các loại đất ven biển. Nhưng người ta cũng đã có nhiều cố gắng để tranh thủ chủ động nước trên một số vùng nhất định của các châu thổ, những nơi cơ nguồn nước và cũng có khả năng tiêu nước trong mùa lũ, để chủ động trồng lúa nước theo kỹ thuật gieo và cấy phổ biến của châu thổ sông Hồng. Ở đây cũng đã có những kinh nghiệm khá tinh vi trong việc lấy nước vào ruộng; những guồng nước chuyển động với dòng nước chảy của Quảng Nam, Quảng Ngãi và tuỳ theo dòng chảy mà được lắp từng cặp hay từng bộ gồm nhiều xe nối tiếp nhau..., cũng nói lên những cố gắng và những sáng tạo của nông dân các vùng này trong việc tìm nguồn nước để cấy lúa. Tuy nhiên diện tích những địa bàn chủ động nước này không nhiều lắm và trước đây cũng phát triển một cách chậm chạp, do các công trình thuỷ lợi qui mô lớn chưa được xây dựng bao nhiêu. Và các địa bàn lúa nước của mỗi châu thổ đều cũng đã là những nơi tập trung dân số với mật độ cao. Những đảo lộn do mấy chục năm chiến tranh vừa tăng nhanh một cách đặc biệt.
Châu thổ sông Cửu Long ở miền Nam là châu thổ rộng nhất của Việt Nam, và cũng là một châu thổ quan trọng của vung Đông Nam Á. Châu thổ này được khai thác muộn nhất, chỉ vào khoảng từ 500 – 600 năm trở lại đây, và chủ yếu cùng là để trồng lúa. Châu thổ sông Cửu Long đã sớm trở thành vựa lúa của Việt Nam do diện tích rộng, tiềm năng lớn, điều kiện thời tiết, thuỷ văn, địa hình và cả thổ nhưỡng có nhiều mặt thuận lợi đối với nghề trồng lúa. Châu thổ này chưa được khai thác hết và còn đang trong quá trình hình thành. Ven sông không có đê, nước sông tràn dễ dàng vào ruộng lúa trong mùa lũ đem lại một khối lượng phù sa khá lớn với khối nước lớn chảy qua châu thổ. Việc dùng lao động trong nghề trồng lúa ở đây đã ít hơn nhiều so với các châu thổ duyên hải Trung bộ hay châu thổ sông Hồng, do mật độ dân số ở đây thấp hơn và do những thuận lợi tự nhiên của châu thổ này. Tuy mật độ dân số ở châu thổ sông Cửu Long có thấp hơn mật độ dân số của các châu thổ dọc duyên hải Trung bộ và nhất là của châu thổ sông Hồng, nhưng mật độ này vẫn cao hơn nhiều so với mật độ của các vùng đất cao của vùng Đông Nam Bộ hay Tây Nguyên. Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với lịch sử phát triển của nghề trồng lúa ở Việt Nam. Trong quá trình phát triển từ Bắc vào Nam, tổ tiên ta đã lấy cây lúa nước làm loại cây trồng chính để khai phá đất hoang, mở thêm diện tích trồng trọt, mở mang bờ cõi, biển đầm lầy và rừng rậm thành những đồng lúa phì nhiêu. Quá trình đấu tranh để phát triển sản xuất nông nghiệp và nhất là để phát triển nghề trống lúa, phát triển diện tích cũng như đúc rút kinh nghiệm nâng kỹ thuật trống lúa lên trình độ cao hơn, và có những trường hợp đến trình độ khá tin vi với số lượng lao động thủ công dùng khá nhiều. Có một quan hệ khá mật thiết giữa diện tích lúa và mật độ dân số. Ngay ở miền núi Việt Bắc, Tây Bắc, những bản làng trù phú tương đối đông dân. Cũng có quan hệ khá mật thiết giữa mật độ dân số và mức độ dùng lao động thủ công để thâm canh lúa ở mỗi vùng. Mật độ dân số càng cao thì có khả năng dùng thêm lao động trong nhiều khâu canh tác, để tăng năng suất lúa, để tăng thêm vụ lúa, nhằm đáp ứng yêu cầu về lương thực của mật độ dân số ấy. Không phải ngẫu nhiên mà châu thổ sông Hồng là nơi có trình độ thâm canh lúa với lao động thủ công nhiều nhất, có những kỹ thuật trồng lúa khá tỉ mỉ mà các tác giả nước ngoài cho rằng ở đây người ta đã trồng lúa như trồng hoa. Cũng không phải ngẫu nhiên mà vụ lúa mùa khô đã có hơn 2000 năm lịch sử ở châu thổ sông Hồng và đã dần dần được mở rộng để chiếm một diện tích đạt trên 70% diện tích lúa mùa mưa, trong khi ở đồng bằng sông Cửu Long đến ngay những năm gần đây trước ngày giải phóng vụ lúa mùa khô hầu như chưa đáng kể, mới chiếm 5 – 7% diện tích đất lúa.
Cũng từ ngàn xưa nông dân Việt Nam đã là những người trồng lúa có kinh nghiệm: và trong mỗi địa bàn sản xuất khác nhau, với những điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn... khác nhau, nông dân Việt Nam đã sáng tạo ra những kinh nghiệm, những kỹ thuật trồng lúa có những nét độc đáo, phù hợp với điều kiện thích hợp với thiên nhiên ở từng nơi. Phát hiện từ châu thổ sông Hồng đến các châu thổ phía Nam, nhẽng đặc điểm chủ yếu của nông thôn Việt Nam, vẫn biểu hiện thống nhất với ruộng lúa, bờ tre, và con trâu cày quen thuộc. Những mùa vụ lúa, các loại giống lúa, các công cụ làm đất lúa cũng như các biện pháp canh tác lúa đã có nhiều thay đổi, tất cả để thích nghi với điều kiện sản xuất và cũng để khai thác có thể đúc kết được những kinh nghiệm trồng lúa có những sắc thái đặc thù, nói lên quá trình sáng tạo của các thế hệ nông dân trồng lúa nước ở mỗi địa phương ở Việt Nam.
Chương 3. Nét văn hoá truyền thống từ nghề làm lúa ở Đông Nam Á.
Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình .v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã.
1. Tín ngưỡng.
Tín ngưỡng ở Đông Nam Á hình thành rất sớm. Mặc dù ở mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng dân cư có quá trình hình thành và tồn tại của những tín ngưỡng khác nhau, song do có cùng cơ tầng văn hoá nông nghiệp lúa nước trong điều kiện địa lý tự nhiên chung, hình thành nếp sống, lối sống gần gũi cư dân Đông Nam Á cũng có chung yếu tố tín ngưỡng... Những tín ngưỡng bản địa của Đông Nam Á có thể quy tụ thành các yếu tố sau đây: Sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, thờ thần, trong đó cây lúa có vai trò chính trong việc hình thành tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người. Với người Việt Nam cũng như người Đông Nam Á sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước, thì sự gắn bó với tự nhiên lại càng dài lâu và bền chặt. Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực tư duy là lối tư duy tổng hợp và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tín ngưỡng đa thần, tính chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hệ quả trong lĩnh vực quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ nữ và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tình trạng lan tràn các nữ thần. Và vì cái đích mà người Việt Nam hướng tới là sự phồn thực cho nên nữ thần của ta không phải là các cô gái trẻ đẹp mà là các Bà mẹ, các Mẫu.
Trước hết, đó là Bà Trời, bà Đất, Bà Nước - những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên, quan trọng nhất, thiết thân nhất đối với cuộc sống của người làm nông nghiệp lúa nước. Về sau, tuy do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa gốc du mục nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công, Hà Bá, song tục thờ bộ ba nữ thần này vẫn lưu truyền trong dân gian dưới dạng tín ngưỡng Tam Phủ với Mẫu Thượng Thiên (còn gọi là Mẫu Cửu Trùng hay Cửu Thiên Huyền Nữ). Mẫu Thượng ngàn và Mẫu Thoải (= thủy) - cai quản ba vùng trời-đất-nước. Nhiều nhà, ở góc sân vẫn có một bàn thờ lộ thiên gọi là bàn thờ Bà Thiên (hay bà Thiên Đài). Nhiều vùng, Bà Đất, Bà Nước tồn tại dưới dạng nữ thần khu vực như Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch. Bà Đất còn tồn tại dưới tên gọi Mẹ Đất (Địa Mẫu) . Bà Nước cũng tồn lại dưới tên Bà Thuỷ ( Đi liền với bà Thuỷ là bà Hoả dương tính như lửa mà cũng là Bà, đủ biết chất âm tính của văn hoá Việt mạnh đến như thế nào!).
Tục thờ Mặt Trời là một tín ngưỡng bắt nguồn từ vùng nông nghiệp Đông Nam Á. Không trống đồng, thạp đồng nào là không khắc hình mặt trời ở tâm; ở phương Nam, toàn dân thờ trời (bàn thờ bà Thiên Đài), ở Trung Hoa thời Kiệt - Trụ chưa thờ Trời, về sau cũng chỉ có vua (con trời) là thờ trời thôi, dân Trung Hoa không thờ trời (Kinh Xuân Thu ghi : "Dân thờ trời là đắc tội với Thiên tử"). Lễ Nam giao và lễ Tịch Điền mà trước đây triều đình thường tổ chức có thể xem là một hình thức nhà nước hoá tục Trời và thờ Đất.
Tiếp theo trời - đất - nước là các bà Mây – Mưa - Sấm - Chớp những hiện tượng tự nhiên có vai trò hết sức to lớn trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đến khi đạo Phật vào Việt nam và Đông Nam Á, nhóm nữ thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp này được nhào nặn thành hệ thống Tứ Pháp : Pháp Vân (thần Mây) thờ ở chùa Bà Dâu, Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi (Thần Sấm) thờ ở chùa Bà Tướng, Pháp Điện (Thần Chớp) thờ ở chùa Bà Dàn. Lòng tin của nhân dân vào hệ thống Tứ Pháp mạnh đến nỗi vào thời Lí, nhiều lần triều đình đã phải rước tượng Pháp Vân về Thăng Long cầu đảo, thậm chí rước theo đoàn quân đi đánh giặc...
Người Việt còn thờ các hiện tượng tự nhiên khái quát như không gian và thời gian. Thần không gian được hình dung thco nguyên lí Ngũ Hành Nương Nương. Ngũ Phương chi thần coi sóc trung ương và bốn hướng; Ngũ Đạo chi thần trông coi các ngả đường. Theo địa chí, người ta thờ thần thời gian là Thập Nhị Hành Khiển (12 vị thần, mỗi vị coi sóc một năm thco Tí, Sửu, Dần, Mão,...). Thời gian kéo dài, bảo tồn sự sống vô tận nên 12 nữ thần này đồng thời có trách nhiệm coi sóc việc sinh nở - đó là Mười Hai Bà Mụ. Trong mảng tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên còn có việc Thờ Động vật và thực vật . Trong khi nếp sống trọng sức mạnh của loại hình văn hóa gỗc du mục dẫn đến tục tôn thờ những con thú dữ (như chó sói, hổ, chim ưng, đại bàng....) thì nếp sống tình cảm, hiếu hòa của loại hình văn hóa nông nghiệp dẫn người Việt Nam và Đông Nam Á đến tục thờ các con thú hiền như hươu, nai, trâu, cóc...; riêng loại hình nông nghiệp lúa nước của ta còn thờ một số động vật sống ở nước như: chim, nước, rắn, cá sấu.
Chim, rắn, cá sấu chính là những loài phổ biến hơn cả ở vùng sông nước, và do vậy, thuộc loại động vật được sùng bái hàng đầu. Người Việt có câu: nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng. Thiên hướng nghệ thuật của loại hình văn hóa nông nghiệp còn đẩy các con vật này lên mức biểu trưng: Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc "họ Hồng Bàng" và là "giống Rồng Tiên" (thành ngữ : con Hồng cháu Lạc, con Rồng cháu Tiên). Hồng Bàng chính là một loài chim nước lớn ("bàng" là lớn, chữ "hồng"(chữ Hán) ghép bởi chữ giang là sông nước và chữ điểu là chim). Tiên Rồng là một cặp đôi (chỉ có dân tư duy theo lối triết lí âm dương mới có vật tổ cặp đôi), trong đó Tiên được trừu tượng hoá từ giống chim (cho nên mẹ Âu Cơ đẻ trứng ! ), còn Rồng được trừu tượng hoá từ hai loại bò sát rắn và cá sấu có rất nhiều ở vùng nước Đông Nam á.
Hình tượng Con Rồng vốn xuất phát từ vùng Đông Nam á - đó là điều đã được giới khoa học khẳng định. Nếp sống tình cảm hiếu hòa của người nông nghiệp đã biến con cá sấu ác thành con rồng hiền, con vật phù hộ cho người dân nông nghiệp. Hình cá sấu là mô típ trang trí khá phổ biến trong các đồ đồng Đông Sơn. Cá Sấu - Rồng được coi là chúa tể cai quản vùng sông nước với tên gọi Bua Khú (Vua Sấu) ở người Mường, Long Quân, Long Vương ở người Việt. Con Rồng Việt Nam mang đầy đủ hai nét đặc trưng cơ bản của tư duy nông nghiệp là tổng hợp và linh hoạt : là kết hợp của cá sấu và rắn, sinh ra từ nước và bay lên trời, bay lên trời mà không cần phải có cánh, miệng vừa phun nước vừa phun lửa. Rất nhiều địa danh Việt Nam được đặt tên "rồng": Hàm Rồng, Hàm Long, Thăng Long, Hạ Long, Cửu Long, Bạch Long Vĩ, Long Đỗ, Long Điền, Long Môn, v.v.
Từ vùng Đông Nam á này, hình tượng con rồng đã được hội nhập vào văn hóa Trung Hoa và đồng thời được đưa đến những vùng xa xôi nhất của châu Âu từ rất sớm. Ở những xứ này con rồng đã bị dương tính hóa : thân hình thì thu ngắn lại và giống thú, còn tính cách thì ác độc và dữ tợn. Đến phương Tây, nó được xem như một con vật xấu xa và còn bị lối tư duy phân tích gán thêm cho đôi cánh.
Cây Lúa là loài thực vật được tôn sùng nhất: khắp nơi - dù là vùng người Việt hay vùng các dân tộc - đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,...Thứ đến các loài cây xuất hiện sớm ở vùng này như cây Cau, cây Đa, cây Dâu, quả Bầu,....
2. Lễ hội.
Trên cơ tầng văn hoá nông nghiệp luá nước, Đông Nam Á là nơi ra đời và tồn tại của nhiều lễ hội đặc sắc và độc đáo thống nhất trong vùng văn hoá Đông Nam Á. Những lẽ hội nổi trội làm nên những thành tựu của văn minh Đông Nam Á.
Có vô số lễ hội lớn nhỏ ở mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng dân tộc ở Đông Nam Á trong một năm. Vì thế chưa có nhà nghiên cứu nào thống kê đầy đủ và cho ra con số chính xác. Nhưng có những lễ hội tiểu biểu ở Đông Nam Á trước hết đó là những lễ hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp, liên quan đến mùa màng, gieo trồng và thu hái. Ở mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, tổ chức lễ hội, hình thức thể hiện có khác nhau do tác động của tín ngưỡng, tôn giáo và tập quán dân gian. Lễ hội ở Đông Nam Á có thể kể đến như những giá trị nổi bật. Đây là những lễ hội gắn liền với nông nghiệp là lễ Mở Đường Cày của người Thái, Hội Mùa ở Sahu (Inđônêxia), lễ Xuống Đồng của Việt Nam, lễ Ban Giống Lúa Thiêng và lễ Té Nước của người Khơ me ở Cămpuchia, lễ hội Bun Khua Khau Nay Lan của người Lào... Những lễ hội này gồm cả phần hội với nhiều trò chơi dân gian sôi động. Sự tham gia của đông đảo cộng đồng dân cư đã góp phần gắn kết cộng đồng, giáo dục lòng yêu lao động, trân trọng với sản xuất nông nghiệp. Có thể nói lẽ hội gắn liền với nông nghiệp ở Đông Nam Á là lễ hội lớn và phổ biến của hầu hết cư dân Đông Nam Á. Lễ hội này tồn tại qua nhiều thế kỷ và còn đến ngày nay, dù hình thức và quy mô có những thay đổi.
3. Một số tín ngưỡng và lễ hội tiêu biểu từ cư dân trồng lúa ở Đông Nam Á.
3.1. Tín ngưỡng hồn lúa
Ở Đông Nam Á bản thân lúa được tôn thờ như một tôn giáo. Năm 1954, ông bà Proux có viết cuốn sách là “Hồn lúa”, nói về tín ngưỡng hồn lúa của người Ê đê: “Cột trụ của cuộc sống ở Đăk lăk là một thứ lúa tuyệt vời... Lúa là thức ăn chủ yếu. Lúa do thần linh ban cho. Lúa là thần linh”
Trong cuốn sách nói về người Lamet ở Bắc Lào, một học giả Thụy Điển K.G.Izikowitz có viết: “Lúa có linh hồn, giống như con người. Nếu hồn lúa bỏ đi… sẽ dẫn đến đói kém. Nó là một vật nhẹ rất dễ lạc đi nơi khác. Vì vậy, nó phải được dẫn dắt và hướng dẫn đi đúng đường, và một khi đã nắm giữ được thì phải cột nó vào đá, cũng giống như buộc giữ một người ở trong hang vậy… Không có cây trồng nào khác có hồn”.
Người Tagbanuwa ở Philippin cho rằng: lúa là cây thiêng, một tặng vật của thần kinh, và là lương thực đích thực của con người và các thần linh. Mặc dù người Tagbanuwa còn trồng nhiều loại cây khác nữa, ở ruộng có bắp kê, ở vườn có khoai lang, đậu, chuối…, nhưng chỉ có bắp là còn có một ít nghi lễ mà thôi. Người ta không dùng khoai lang hay sắn để cúng.
Ở Java, cây lúa nước gắn với nghi lễ phồn thực và thuộc về nữ tính là hiện thân của nữ thần Devi Sri. Do vậy có nhiều cấm kỵ đối với đàn ông trong sự tiếp xúc với cây lúa. Đàn ông không được gần nữ thần lúa. Họ chỉ làm các công việc cày bừa, chuẩn bị đất…, còn các công việc gieo hạt, nhổ mạ, cấy lúa, tưới bón chỉ phụ nữ mới được làm. Bên cạnh nữ thần lúa là Deci Sri, còn có nam thần là Wisna (còn gọi là Sedona). Đến mùa gặt, sau khi gặt hái xong và thóc đã chuyển vào kho, người ta làm lễ cưới cho hai vị thần ấy.
Người Malaixia, theo truyền thống, xem cây, đá, sông, lúa đều có hồn như một sức mạnh bảo hộ hay là sự sống đích thực của chính sự vật đó. Những nghi lễ về lúa rất nhiều, nó phản ánh mối quan hệ giữa con người với môi trường. Cây lúa được đối xử rất tử tế vì nó nuôi sống con người. Có khi lúa được gọi là công chúa và được trông nom hết sức cẩn thận từ khi gieo đến khi gặt vào kho. Cấm không được gõ, đập, đá vào bồ lúa, kho lúa vì làm như vậy hồn lúa sợ bỏ đi, và mùa sau sẽ mất mùa.
Người Khmer xem Mẹ lúa là một người đàn bà cưỡi trên minh cá, tay cầm bông lúa. Người Mảng, Khơ mú hình dung Mẹ lúa là cô gái trong trắng xinh đẹp trú ngụ trên vạt nương. Người Ba na gọi thần lúa là Yang. Sở ri, một nữ thần quyết định sự no ấm của con người. Hàng năm vào dịp trước khi thu hoạch lúa, họ làm lễ SaMơk (Mừng cơm mới) để tạ ơn nữ thần Yang Sơ ri.
Nhiều dân tộc miền núi Việt Nam có tập quán thờ ông bà lúa. Dân tộc Ka tu ở Tường Sơn Thừa Thiên dành chỗ đẹp nhất trong bếp và làm cây Tơ ru để thờ lúa. Tơ ru là cái rọ đan dày, treo trên cột bếp, trong có những mảnh vải đẹp và có một cái hộp nhỏ đựng thóc. Mỗi năm chọn một ít hạt thóc mới, đẹp và mẩy đặt vào hộp, thay cho thóc cũ. Khi chuyển bản, dời nhà thì mang theo hộp thóc thờ, và làm Tơ ru mới. Khi gặt lúa và tuốt lúa, tất cả các lối vào bản đều treo cành cây giữa đường, để cấm không cho ai vào bản. Tuốt xong lúa là ngày hội, thanh niên múa hát, nhà nhà đồ những nồi cơm trắng, đơm vào giỏ chia cho nhau. Càng chia cho nhiều người, ông bà lúa càng bằng lòng. Sau khi múa hát, thanh niên tung hết các giỏ cơm lên trời cho rơi xuống đất xong xuôi, người Ka tu mời tiếp khách.
Một số dân Tây Nguyên khi phát nương là rẫy cũng tuân thủ những điều kiêng kỵ. Già làng làm lễ cúng Yàng rồi mới ra chỉ nương cho phát. Nếu thấy hiện tượng dây leo không bình thường là điềm Ông lúa Bà lúa không cho ăn, thì tìm nương khác.
Người Dao quan niệm rằng mỗi bông lúa và mỗi hạt thóc đều là sự sống và đều có hồn. Ở trên nương chúng được gần nhau, nhưng khi thu hái hồn lúa có thể bị rơi vãi, thất lạc, do đó cần phải làm lễ cúng để gọi chúng về sum họp. Lễ được tổ chức tại nhà, đàn cúng lập trước ban thờ tổ tiên, trên có bày gà luộc, thức ăn, một chén muối và ba cái chén không để rót rượu mời ma. Bên cạnh đàn cúng có bày một cụm mẹ thóc. Cúng tạ ơn thần nông, ma tổ tiên đã phù hộ mùa màng, giúp mẹ thóc sinh đẻ ra nhiều thóc, cầu mong ma tổ tiên, thần nông gọi giúp hồn lúa của những bông lúa, những hạt thóc rơi vãi về đoàn tụ cùng mẹ thóc. Sau khi cúng xong, cụm mẹ thóc được đặt vào trong cái cụm thóc đã được xếp sẵn trên gác để sau này làm bánh cho cả nhà ăn. Người Dao quan niệm rằng cụm lúa này là tập hợp tất cả hồn lúa, nếu ăn vào thì khẻo người và có khả năng chống các bệnh tật.
Ở Bali (Inđônêxia), người ta gọi Nữ thần lúa là Ni ni hau Tri li, hoặc Devi Sri. Nghi lễ về Nữ thần lúa được tiến hành trên cánh đồng vào thời gian đập lúa.
Người Malaixia hình dung hồn lúa như một con người bé nhỏ, thanh mảnh hay giận dỗi, dễ bị tổn thương, cần được đối xử một cách dịu dàng, ân cần. Họ gọi cây lúa bằng những cái tên âu yếm trìu mến, đặt biệt trong thời gian vụ gặt đầu tiên, như là “cậu bé chín tháng”, “công chúa mặt trời”, hoặc :”cây lúa pha lê”.
Từ quan niệm về hồn lúa như vậy, người ta có những nghi lễ phức tạp diễn ra trong chu trình trồng lúa. Khi chọn hạt giống, khi nhổ mạ, khi cấy lúa, khi làm cỏ, khi gặt hái, khi chất thóc vào kho, khi thổi cơm mới… người ta khấn nguyện để hồn lúa ở lại với cây lúa, ở lại với dân làng.
Đầu mùa gieo hạt, đầu mùa gặt, người chủ lễ Pawang trân trọng nâng niu một hạt lúa (thóc giống sắp gieo hoặc thóc chín sắp gặt), để làm vừa lòng hồn lúa, cầu mong lúa không bị con người xúc phạm, khỏi bị ma quỷ ám hại.
Những nhánh lúa đầu tiên được gặt bằng chiếc liềm rất nhỏ, chỉ bằng lòng bàn tay và được cắt thật nhẹ nhàng nhằm tránh làm phật lòng hồn lúa. Bảy nhánh lúa tốt nhất sẽ được các Pawang bó lại và xếp vào trong một cái giỏ riêng, đó là “cái nôi” của hồn lúa. Họ cất cái giỏ ấy vào trong thạp đựng thóc giống và gìn giữ cẩn thận cho đến mùa sau. Nghi lễ này thể hiện việc mời hồn lúa về nhà.
Ở Thái Lan, khi lúa ngậm đòng, nông dân ở tỉnh Qytthay tổ chức lễ cầu chúc cho Nữ thần lúa. Họ chuẩn bị các lễ vật bao gồm cam, chuối và một gói lá chuối đựng những khẩu mía tiện. Ngoài ra còn có cả phấn, nước hoa và một cái lược đặt trên một cái giá. Họ đem treo cái rổ cùng với những lễ vật lên một cái cột và rắc phấn cùng nước hoa lên những lá lúa và những cây lúa. Họ làm điệu bộ chải tóc cho Nữ thần lúa. Cam là để bồi dưỡng sức khỏe cho mẹ lúa lúc có thai. Khi mọi việc đã làm xong, họ khấn rằng hiện nay Nữ thần lúa đã mang thai, tức là đã đâm đòng, họ mang những lễ vật và những thứ để trang điểm cho Người chúc Nữ thần lúa vui sướng, khỏe mạnh, sinh sản nhiều và không một nguy hiểm nào làm Nữ thần phải lo buồn.
Trước khi cắt những khóm lúa đầu tiên người ta xin tha thứ tội làm cho mẹ lúa đau. Người Malaixia, người Java, người Bali cắt những khóm lúa đầu tiên bằng một cái liềm nhỏ được giấu kín trong tay người hành lễ. Những khóm lúa đầu tiên đó chính là “em bé lúa”. Ở nhiều dân tộc có những nghi lễ thể hiện sự tôn sùng và chăm sóc “em bé lúa”.
Kết thúc vụ thu hoạch là thời gian “cô dâu lúa”, xuất hiện. Có cả những phong tục và nghi lễ gắn liền với việc rước “cô dâu lúa” về nhà chủ ruộng rồi đưa vào kho. Tại đây diễn ra “lễ thành hôn” của “cô dâu lúa” với người chồng thần linh của mình. Đám cưới ấy bảo đảm cho vụ lúa năm sau có kết quả.
Người Việt Nam thì cho rằng Nữ thần lúa được trời sai xuống trần gian để giúp con người. Nữ thần lúa hóa phép cho cây lúa tự mọc, tự trổ bông, khi chín lại tự đi về nhà người. Con người không phải làm gì mà cũng có cơm gạo để ăn. Một lần, khi lúa kéo về nhà nọ, cô chủ nhà đang bận dọn dẹp đã nóng nẩy cầm chổi đánh và mắng lúa. Nữ thần lúa giận dỗi và quyết định trừng phạt con người bằng cách thu lại hết phép. Từ đó con người muốn co cơm gạo phải lao động hết sức vất vả. Ngoài ra, con người còn phải làm lễ cúng thần linh để xoa dịu sự giận dữ của Nữ thần, để Nữ thần đừng làm cho hạt lúa bị lép.
Tín ngưỡng hồn lúa không chỉ được thực hiện ở các hành động cảm ơn, vỗ về hay tán dương hồn lúa mà còn được thực hành thông qua các biểu hiện ở trang phục sinh hoạt các lễ hội cổ truyền, các động tác múa, lời cầu khẩn, cách trang trí, đồ thờ… Chẳng hạn như ở lễ hội Đền Hùng (Việt Nam) mặc dù nội dung chính của lễ hội là tưởng nhớ đến công ơn dựng nước của vua Hùng, song trong đền thờ, người ta lại thấy có một khối đá đẽo hình vỏ trấu to như chiếc thuyền được đặt rất trang trọng trên án thờ ở đền Trung.
Cớ thế nói tín ngưỡng hồn lúa chính là tín ngưỡng cội nguồn của các tín ngưỡng nói chung và của các lễ hội cổ truyền nói riêng. Đó đồng thời cũng là cội nguồn tạo ra những sắc thái tương đồng cho các lễ hội cổ truyền trong toàn vùng Đông Nam Á.
3.2. Tín ngưỡng thờ nước.
Đối với loài người nói chung, nước là một trong yếu tố rất quan trọng trong đời sống và trong sinh hoạt của con người. Nước cần cho sự sống cơ thể người chẳng kém gì không khí để thở. Với người làm nông nghiệp trông trọt, nhất là trồng lúa, và lại là lúa nước, thì nước lại càng có vai trò quan trọng hơn. Có thể nói, nước là điều kiện đầu tiên, là yếu tố quyết định sự sống của cây cối nói chung và cây lúa nói riêng. Do vậy, mặc dù ở thời kỳ sơ khai, thờ nước đã là một trong những yếu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 66227.DOC