Tuy nhiên giới hạn của CHTMT là giá trị
tiên đoán dương hơi thấp hơn các giá trị khác.
Park(9) nhận thấy giá trị này trong chẩn đoán hẹp
ống mật hạ phân thùy là 71-80%. Chúng tôi cũng
có kết quả tương tự với giá trị tiên đoán dương
CHTMT chẩn đoán hẹp đường mật hạ phân
thùy gan là 40%-88,4% và đặc biệt thấp trong
hẹp đường mật gan phải. Giá trị tiên đoán
dương thấp có thể do các xảo ảnh(6) hoặc do
CHTMT đánh giá quá mức hẹp đường mật vì
ống mật không căng với chất cản quang như
trong chụp đường mật trực tiếp và tạo nên hình
hẹp giả. Như vậy trong nghiên cứu của chúng
tôi, điều này có thể do trên hình chụp đường
mật trực tiếp (chụp trong mổ, chụp qua Kehr),
các nhánh mật ở đường mật gan phải ở vị trí
thấp hơn ở đường mật gan trái nên đường mật
căng ở các nhánh mật gan phải hơn ở gan trái.
Như vậy việc dùng chụp đường mật trực tiếp
để làm tiêu chuẩn vàng đã tạo nên hạn chế trong
việc xác nhận hẹp đường mật của CHTMT. Thật
vậy, sự tương đồng giữa CHTMT và tiêu chuẩn
vàng trong chẩn đoán hẹp đường mật gan phải
(chỉ số kappa 0,375-0,639) cũng thấp hơn ở gan
trái (chỉ số kappa 0,659-0,843). Tương tự, Park(8)
nhận thấy có sự tương đồng trung bình trong
chẩn đoán hẹp đường mật (chỉ số kappa = 0,47)
giữa CHTMT và x quang đường mật.
Ngược lại, thành ống mật ống mật dầy và
hẹp do nhiều đợt viêm đường mật. Những thay
đổi do viêm đường mật xơ hoá thứ phát này làm
cho các ống mật phía trên chỗ hẹp không giãn
đủ để nhìn thấy chỗ hẹp trên CHTMT (âm giả).
Trong khi việc bơm thuốc cản quang trong chụp
đường mật trực tiếp làm căng ống mật nên dễ
nhận thấy chỗ hẹp hơn(6,9). Ngoài ra, có thể bỏ sót
sỏi nhỏ và hẹp nhẹ trên hình MIP, do đó phải
cẩn thận phối hợp với các phim lát cắt mỏng
của CHTMT(14). Chúng tôi có 3 trường hợp âm
giả: 2 trường hợp có tiền sử viêm đường mật kéo
dài (6 năm và 1 năm).
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chẩn đoán hẹp đường mật trong gan do sỏi của chụp cộng hưởng từ mật tụy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng quát 1
CHẨN ĐOÁN HẸP ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN DO SỎI
CỦA CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ MẬT TỤY
Nguyễn Việt Thành*
TÓM TẮT
Mở đầu: hẹp đường mật trong gan là nguyên nhân làm cho sót sỏi và tái phát của sỏi gan. Trước mổ cần phát hiện hẹp
đường mật cũng như định vị chính xác vị trí của hẹp để có kế họach điều trị tối ưu. Chụp cộng hưởng từ mật tụy (CHTMT)
là phương tiện chẩn đoán hình ảnh không xâm hại, có thể chẩn đoán hẹp đường mật trong gan. Mục tiêu của nghiên cứu
này là đánh giá các giá trị của CHTMT trong phát hiện, chẩn đoán vị trí hẹp đường mật trong gan do sỏi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu 82 bệnh nhân sỏi trong gan có thực hiện CHTMT tại bệnh viện
Nhân Dân Gia Định từ tháng 8/2003 đến tháng 4/2006.
Kết quả: nghiên cứu cho thấy CHTMT có giá trị cao trongviệc phát hiện hẹp đường mật trong gan với độ nhạy, đặc
hiệu, chính xác cao lần lượt là 96.0%, 90.6%, 93.9%. CHTMT cũng chẩn đoán đựơc hẹp ở các ống mật hạ phân thùy với độ
nhạỵ, đặc hiệu, chính xác đều > 90%. Mặc dù vậy, giá trị tiên đoán dương của CHTMT thấp hơn các gái trị khác, đặc biệt ở
đường mật gan phải.
Kết luận: CHTMT có thể phát hiện hẹp đường mật do sỏi gan và định vị trí chính xác cũng như cho
thấy hình thái của đường mật bị hẹp giúp cho thầy thuốc có thể lập kế hoạch can thiệp thích hợp nhằm làm
giảm tỷ lệ sót sỏi và tái phát sỏi gan.
ABSTRACT
DIAGNOSIS OF THE INTRAHEPATIC BILE DUCT STRICTURES BY MRCP
Nguyen Viet Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 138 - 142
Background and study aims: intrahepatic bile duct strictures of is the principal cause of retained and recurrent
hepatolithiasis. Magnetic resonance pancreatography (MRCP) is a safe noninvasive imaging technique that can detect the
stricture of intrahepatic bile duct without use of contrast material. This study was designed to evaluate the value of MRCP in
diagnosis of the intrahepatic bile duct strictures in hepatolithiasis.
Patients and Methods: a study of MRCP from August 2003 to April 2006 was conducted in 82 patients with
hepatolithiasis at Nhân Dân Gia Định Hospital.
Results: the sensitivity, specificity, accuracy of MRCP for detecting and locating of intrahepatic biliary strictures were
96.0%, 90.6%, of 93.9%. The diagnostic values of MRCP for detecting of the bile duct strictures in hepatic segments were
higher than 90%. However the positive predictive value of MRCP was lower than the others ones, especially for the blie duct
strictures at the right hepatic lobe.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi gan là bệnh phức tạp của sỏi đường mật
chính mang tính đặc trưng của các nước nhiệt
đới, trong đó có Việt Nam. Điều trị sỏi gan rất
phức tạp, khó lấy hết sỏi cũng như sỏi rất dễ tái
phát. Ở Đông Nam Á cũng như tại Việt Nam, tỷ
lệ sỏi sót trong gan có thể lên đến 25% hay
75,7%(2,10).
Hẹp đường mật trong gan là một trong các
yếu tố làm cho lấy sỏi thất bại(11,15,18) cũng như tái
phát sỏi(14). Mức độ hẹp đường mật trong gan
càng nặng thì điều trị sỏi gan càng khó(15). Lee
báo cáo tỷ lệ sạch sỏi thấp hơn (58% so với 85%)
và tỷ lệ tái phát cao hơn (100% so với 28%) có ý
nghĩa thống kê ở nhóm hẹp nặng so với hẹp nhẹ
và vừa(11). Jan và Cheng báo cáo tỷ lệ sỏi sót hoặc
sỏi tái phát là 20,5% ở nhóm có hẹp đường mật
* Bộ Môn Ngoại BV Nhân Dân Gia Định
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng quát 2
so với 0% ở nhóm không có hẹp(11). Như vậy, hẹp
đường mật và sỏi trong gan là hai vấn đề song
hành, không thể đánh giá và giải quyết riêng lẻ.
Chụp đường mật xuyên gan qua da được
xem là phương pháp xâm hại chẩn đoán chính
xác sỏi gan và hẹp đường mật đi kèm. Gần đây,
một số công trình nghiên cứu cho thấy CHTMT
có khả năng thay thế vai trò của chụp đường
mật trong việc chẩn đoán sỏi và hẹp đường mật
trong gan(9).
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá các giá
trị chẩn đoán của CHTMT trong việc phát hiện,
chẩn đoán vị trí hẹp đường mật trong gan ở
bệnh nhân sỏi gan.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tại khoa Ngoại tiêu hóa bệnh viện Nhân
Dân Gia Định từ tháng 8 năm 2003 đến tháng 4
năm 2006, chúng tôi có 82 trường hợp sỏi gan
được thực hiện CHTMT để chẩn đoán sỏi gan và
hẹp đường mật.
Kỹ thuật
Sử dụng máy cộng hưởng từ Magneton
Harmony 1.0 T của hãng Siemens. CHTMT được
thực hiện với chuỗi xung HASTE với nhiều lát
cắt mỏng (bề dầy 4mm) và lát cắt dầy (bề dầy
80mm) chếch xoay quanh một điểm nằm ở vùng
rốn gan.
Hình ảnh hẹp đường mật trong gan trên
CHTMT là chỗ thắt lại của ống mật trong gan,
ống mật phía trên chỗ hẹp bị giãn theo định
nghĩa của Matsumoto(2) (Kiểu hẹp này gọi là hẹp
tuyệt đối).
Tiêu chuẩn vàng: hẹp đường mật có thể
được xác định bằng các phương pháp như sau:
Bằng nội soi đường mật hoặc thăm dò trong
mổ: nếu có một chỗ thắt hẹp lại nhỏ hơn 5 mm ở
một ống mật giãn to, bất kỳ vị trí nào (đường mật
trên và dưới chỗ hẹp đều lớn hơn 5 mm)(2,7). Như
vậy, các ống mật trong gan không giãn có đường
kính nhỏ hơn 5 mm không được gọi là hẹp.
Hình ảnh thắt hẹp của ống mật trên phim X-
quang trong đường mật(7). Khi đường mật phía
trên giãn to, ở nơi hẹp khẩu kính vẫn còn lớn
hơn ống mật bình thường, hẹp như thế được gọi
là hẹp tương đối.
Để đánh giá khả năng chẩn đoán hình thái
của hẹp đường mật, chúng tôi cũng sử dụng
bảng phân loại hẹp đường mật trong gan của
Matsumoto(7):
Loại I: vị trí hẹp là chỗ ống gan trái chia
thành ống mật hạ phân thùy II, III.
Loại II: hẹp ở ngay gốc ống gan trái.
Loại III: hẹp nằm ở chỗ mà ống mật phân
thùy trước đổ vào ống gan phải.
Loại IVa: hẹp ở phần trên ống gan chung với
giãn ống gan phải, trái và đường mật trong gan
trên chỗ hẹp.
Loại IVb: hẹp ở gốc ống gan trái và phải.
Loại IVc: hẹp ở hội lưu giữa ống gan chung,
ống gan trái và ống gan phải.
Tính giá trị của CHTMT trong việc chẩn
đoán hẹp đường mật trong gan. Tính chỉ số
kappa về sự tương đồng tỷ lệ các loại hẹp đường
mật giữa hình CHTMT và tiêu chuẩn vàng.
KẾT QUẢ
Trong 82 bệnh nhân, chúng tôi có 50 hẹp
đường mật trong gan.
Giá trị của CHTMT trong việc chẩn đoán
hẹp đường mật trong gan:
Bảng 1: Giá trị của CHTMT trong chẩn đoán hẹp
đường mật trong gan
DT AG DG AT NH (%)
ĐH
(%)
CHX
(%)
TĐD
(%)
TĐA
(%)
ĐMTG 48 2 3 29 96,0 90,6 93,9 94,1 93,5
ĐMTG trái 44 2 3 33 95,6 91,6 95,1 93,9 94,2
ĐMTG
phải 6 1 5 70 85,7 93,3 92,6 54,5 98,5
Ống gan
trái 26 2 2 52 92,8 96,2 95,1 92,8 96,2
Ốnggan
phải 2 1 2 77 66,6 97,4 96,3 50,0 98,7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng quát 3
Bảng 2: Giá trị của CHTMT trong chẩn đoán hẹp
ống mật phân thùy
BN DT AG DG AT NH (%)
ĐH
(%)
CHX
(%)
TĐD
(%)
TĐA
(%)
PT bên 82 23 0 3 56 100 94,9 96,3 88,4 100
PT
trước 82 2 0 3 77 100 96,5 96,3 40,0 100
PT sau 82 3 0 1 78 100 98,7 98,7 75,0 100
Do không có trường hợp nào có hẹp đường
mật ở phân thùy giữa nên chúng tôi không tính
được giá trị chẩn đoán của CHTMT ở vị trí này.
Hình thái học của hẹp đường mật
51 hẹp đường mật trong gan và 2 trường
hợp hẹp ở ống gan chung được phát hiện trên
hình CHTMT. Mổ và chụp đường mật trực tiếp
xác nhận có 50 hẹp đường mật trong gan và 2
hẹp ống gan chung. Tỷ lệ các loại hẹp đường
mật có thể phân loại theo Matsumoto như sau:
Bảng 3. Tỷ lệ các loại hẹp đường mật theo phân loại
của Matsumoto
Loại
I
Loại
II
Loại
III
Loại
IVa
Loại
IV b
Loại
IVc
Khác Tổng
cộng
TCV 13 25,0%
21
40,5%
0
0,0%
2
3,8%
2
3,8%
1
1,9%
13
25,0%
52
100%
CHTMT 13 24,5%
20
37,7%
0
0,0%
2
3,8%
2
3,8%
1
1,9%
15
28,3%
53
100%
Sự đồng thuận giữa CHTMT và tiêu chuẩn
vàng trong chẩn đoán các loại hẹp đường mật
theo vị trí là tốt với chỉ số kappa 0,896-0,900. Tuy
nhiên chỉ số này thấp hơn trong chẩn đóan hẹp
đường mật ở gan phải (0,375-0,639).
Các kiểu hẹp đường mật không có trong
phân loại của Matsumoto gồm có:
+ Hẹp ở ống mật phân thùy sau: 2 trường
hợp thấy trên CHTMT đều được xác nhận trên
hình chụp đường mật.
+ Hẹp hai vị trí trở lên: 13 trường hợp thấy
trên CHTMT và 11 trường hợp thấy trên chụp
đường mật, gồm có:
Hẹp hai nơi ở ống gan trái: gốc ống gan trai
và chỗ chia các ống 2-3 hoặc ở ống gan trái và
các ống hạ phân thùy 2-3.
Hẹp ở đường mật gan phải ở ống phân thùy
sau hoặc ở các ống hạ phân thùy 5,6,7,8.
Hẹp ở đường mật hai bên: cả ống gan trái và
ống gan phải hoặc các nhánh phân thùy hai bên.
BÀN LUẬN
Trong 82 sỏi gan, chúng tôi có 50 hẹp đường
mật trong gan. Như vậy trít hẹp đường mật
trong gan chiếm 60,9% sỏi trong gan. Tỷ lệ hẹp
đường mật trong gan thay đổi theo các báo các
từ 21,3% đến 75%(2,17).
Theo y văn, CHTMT phát hiện hẹp ống mật
với độ nhạy từ 85% đến 100%(3,4,5,9,12,13,16). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, CHTMT phát hiện
hẹp đường mật trong gan với độ nhạy, độ đặc
hiệu, độ chính xác, giá trị tiên đoán dương, giá
trị tiên đoán âm lần lượt là: 95,8%, 82,3%, 90,2%,
88,4% và 93,3% (bảng 2). Như vậy CHTMT được
đánh giá là phương tiện tin cậy để chẩn đoán
hẹp đường mật trong gan. So sánh kết quả của
chúng tôi với các kết quả của các tác giả khác:
Bảng 4. Giá trị chẩn đoán hẹp đường mật của
CHTMT qua các nghiên cứu
Tác giả Độ nhạy (%)
Độ đặc
hiệu (%)
Chính xác
(%)
Kalra(6) 85 100
Thomas Rošsch(12) 85 71
Park(10) 93 97 97
Becker(3) 93-100 98
Taylor (16) 95 95
Chúng tôi 95,8 82,3 90,2
Khảo sát giá trị của CHTMT trong chẩn đoán
hẹp các ống mật phân thùy (bảng 3) cho thấy
CHTMT có độ nhạy, đặc hiệu và chính xác đều
cao > 90%. So sánh kết quả của chúng tôi với tác
giả Park qua bảng sau:
Bảng 5: So sánh giá trị của CHTMT trong chẩn đoán
hẹp ống mật phân thùy gan của chúng tôi với Park(10)
Vị trí Nhạy (%) Đặc hiệu (%) Chính xác (%)
Park
Chúng
tôi
Park
Chúng
tôi
Park
Chúng
tôi
Pt 2-3 100 100 90 99,2 91 99,3
Hpt 4 100 100 100
Pt 5-8 100 100 98 97,4 98 95,1
Pt 6-7 100 100 98 96,2 98 96,3
ống
gan 89
66,6-
92,8 96
93,6-
94,4 95
98,6-
93,9
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng quát 4
Kết quả của chúng tôi tương tự của Park(9).
Như vậy CHTMT là phương pháp rất tốt giúp
phát hiện hẹp đường mật trong gan từ ống gan
phải, trái cho đến các ống mật phân thùy và hạ
phân thùy với các giá trị chẩn đoán cao (> 90%).
Tuy nhiên giới hạn của CHTMT là giá trị
tiên đoán dương hơi thấp hơn các giá trị khác.
Park(9) nhận thấy giá trị này trong chẩn đoán hẹp
ống mật hạ phân thùy là 71-80%. Chúng tôi cũng
có kết quả tương tự với giá trị tiên đoán dương
CHTMT chẩn đoán hẹp đường mật hạ phân
thùy gan là 40%-88,4% và đặc biệt thấp trong
hẹp đường mật gan phải. Giá trị tiên đoán
dương thấp có thể do các xảo ảnh(6) hoặc do
CHTMT đánh giá quá mức hẹp đường mật vì
ống mật không căng với chất cản quang như
trong chụp đường mật trực tiếp và tạo nên hình
hẹp giả. Như vậy trong nghiên cứu của chúng
tôi, điều này có thể do trên hình chụp đường
mật trực tiếp (chụp trong mổ, chụp qua Kehr),
các nhánh mật ở đường mật gan phải ở vị trí
thấp hơn ở đường mật gan trái nên đường mật
căng ở các nhánh mật gan phải hơn ở gan trái.
Như vậy việc dùng chụp đường mật trực tiếp
để làm tiêu chuẩn vàng đã tạo nên hạn chế trong
việc xác nhận hẹp đường mật của CHTMT. Thật
vậy, sự tương đồng giữa CHTMT và tiêu chuẩn
vàng trong chẩn đoán hẹp đường mật gan phải
(chỉ số kappa 0,375-0,639) cũng thấp hơn ở gan
trái (chỉ số kappa 0,659-0,843). Tương tự, Park(8)
nhận thấy có sự tương đồng trung bình trong
chẩn đoán hẹp đường mật (chỉ số kappa = 0,47)
giữa CHTMT và x quang đường mật.
Ngược lại, thành ống mật ống mật dầy và
hẹp do nhiều đợt viêm đường mật. Những thay
đổi do viêm đường mật xơ hoá thứ phát này làm
cho các ống mật phía trên chỗ hẹp không giãn
đủ để nhìn thấy chỗ hẹp trên CHTMT (âm giả).
Trong khi việc bơm thuốc cản quang trong chụp
đường mật trực tiếp làm căng ống mật nên dễ
nhận thấy chỗ hẹp hơn(6,9). Ngoài ra, có thể bỏ sót
sỏi nhỏ và hẹp nhẹ trên hình MIP, do đó phải
cẩn thận phối hợp với các phim lát cắt mỏng
của CHTMT(14). Chúng tôi có 3 trường hợp âm
giả: 2 trường hợp có tiền sử viêm đường mật kéo
dài (6 năm và 1 năm).
Một ưu điểm của CHTMT là cho thấy vị trí
và hình thái của hẹp đường mật. Chúng tôi cố
gắng phân tích các kiểu hẹp đường mật dựa theo
phân loại của Matsumoto trên CHTMT và so
sánh với chẩn đoán của các tiêu chuẩn vàng.
Chúng tôi có 37 hẹp đường mật trên CHTMT và
39 hẹp đường mật theo tiêu chuẩn vàng có thể
phân loại Matsumoto (bảng 3).
Tuy nhiên, có 15 trường hợp hẹp đường mật
trên CHTMT và 13 trường hợp hẹp đường mật
dựa theo tiêu chuẩn vàng không thể phân loại theo
Matsumoto. Do phân loại của Matsumoto không
phản ảnh đầy đủ các vị trí hẹp ở đường mật trong
gan. Nên chúng tôi mạnh dạn đưa ra bảng phân
loại hẹp đường mật theo vị trí như sau:
+ Loại I: hẹp khu trú ở đường mật gan trái
Ia: hẹp khu trú ở gốc ống gan trái.
Ib: hẹp ở ống phân thùy giữa
Ic: hẹp ở ống phân thùy bên.
Id: hẹp ở ống mật hạ phân thùy
Ie: hẹp ở hai nơi trở lên ở đường mật gan trái.
+ Loại II: hẹp khu trú ở đường mật gan phải.
IIa: hẹp khu trú ở gốc ống gan phải.
IIb: hẹp khu trú ở ống phân thùy sau.
IIc: hẹp khu trú ở ống phân thùy trước.
IId: hẹp ở ống hạ phân thùy
IIe: hẹp ở hai nơi trở lên ở đường mật gan phải.
+ Loại III: Hẹp ở đường mật gan trái và phải, là kết
hợp giữa loại I (Ia, Ib, Ic) và loại II (IIa, IIb, IIc).
+ IV: Hẹp ở hội lưu ống gan hoặc ở ống gan chung
+ V: Hẹp ở hội lưu ống gan hoặc ở ống gan
chung và đường mật trong gan.
Bảng 6. Tỷ lệ các loại hẹp đường mật theo bảng phân loại Matsumoto cải tiến
I II III IV V TC
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng quát 5
Ia Ib Ic Id Ie IIa IIb IIc IId IIe
CHTMT 19 35,8%
0
0%
13
24,58%
0
0%
6
11,3%
0
0%
2
3,8%
0
0%
0
0%
1
1,9%
7
13,2%
2
3,8
3
5,7%
53
100%
TCV 15 28,9%
0
0%
20
38,5%
0
0%
7
13,5%
0
0%
2
3,8%
0
0%
0
0%
2
3,8%
4
7,7%
2
3,8%
0
0%
52
100%
Hẹp đường mật gan trái chiếm đa số với tỷ lệ
801,7% (42/53): hẹp ở gốc ống gan trái thường gặp
nhất (15/52, 28,8%), kế đến là hẹp ở hạ phân thùy
bên (20/52, 38,4%) và hẹp ở hai nơi (7/52, 13,4%).
Các loại hẹp ít gặp là ở đường mật gan phải
(7,7%; 4/52), ở đường mật hai bên (7,7%; 4/52) và
hẹp ở hội lưu hai ống gan hoặc ống gan chung
(3,8%; 2/52).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
CMCTCHT có thể phát hiện và định vị chính
xác vị trí hẹp đường mật trong gan ngay cả ở
các ống mật hạ phân thùy ở bệnh nhân có sỏi
trong gan,. Từ đó ta có thể vẽ nên bản đồ sỏi
gan với những thương tổn hẹp đường mật
kèm theo đồng thời có thể thấy được hình thái
của thương tổn hẹp đường mật như chụp
đường mật trực tiếp để giúp cho các thầy
thuốc có kế họach can thiệp thích hợp.
Tuy nhiên, giá trị chẩn đóan của CHTMT
trong nghiên cứu bị hạn chế ở đường mật gan
phải, hẹp mức độ ít.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Becker C.D., Grossholz M., Becker M., Mentha G., de
Peyer R., Terrier F. (1997), “Choledocholithiasis and bile
duct stenosis: diagnostic accuracy of MR
cholangiopancreatography”, Radiology, 205, pp. 523-530.
2. Đặng Tâm (2004), Xác định vai trò của phương pháp Nội soi
tán sỏi mật qua da bằng điện-thủy lực, Luận án tiến sĩ y học,
Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 49-121.
3. Fulcher A.S., Turner M.A., Capps G.W. (1999), “MR
cholangiography: technical advances and clinical
applications”, Radiographics, 19, pp. 25-41.
4. Fulcher A. S., Turner M.A. (2002), “MR
cholangiopancreatography”, Radiol. Clin. North. Am., 40(6),
pp. 1363-1367.
5. Kalra M., Sahani D., Ahmad A., Saini S. (2002), “The role
of magnetic resonance cholangiopancreatography in
patients with suspected biliary obstruction”, Current
gastroenterology reports, 4, pp. 160-166.
6. MacEneaney P., Mitchell M.T., Mcdermott R. (2002),
“Update on magnetic resonance
cholangiopancreatography”, Gastroenterol. Clin. N. Am., 31,
pp. 731-746.
7. Matsumoto Y., Fujii H., Yoshioka M., Sekikawa T., Wada T., et
al (1986), “Biliary strictures as a cause of primary intrahepatic
bile duct stones”, World J. Surg, 10, pp. 867-875.
8. Park D.H. (2003), “Usefulness and limitation of magnetic
resonance cholangiopancreatography in patients with
hepatolithiasis”, Korean J. Gastroenterol., 42, pp. 423-430
(Abstract).
9. Park D.H., Kim M.H., Lee S.S., Kim K.P., Han J.M, et al
(2004), “Accuracy of magnetic resonance
cholangiopancreatography for locating hepatolithiasis and
detecting accompanying biliary strictures”, Endoscopy, 36
(11), pp. 987-992.
10. Phạm Văn Phúc, Trần ngọc Thịnh, Trần Quốc Bình (1998),
“Sỏi trong gan, nhận xét qua điều trị 53 trường hợp”,
Ngoại khoa, 16(1), tr. 6-9.
11. Prakash K., Ramesh H., Venugopal A., Lekha V., Varma D., et
al (2004), “Multidiscipliniary approach in the long-term
management of intrahepatic stones: Indian experience”, Indian
journal of gastroenterology, 23, pp. 209-213.
12. Ro”sch T., Meining A., Fr”hmorgen S., Zillinger C.,
Schusdziarra V., et al (2002), “ A prospective comparision
of the diagnostic accuracy of ERCP, MRCP, CT, and EUS
in biliary strictures”, Gastrointest. Endosc., 55 (7), pp. 1-12.
13. Soto J.A., Alvarez O., Lopera J.E., Munera F., Retrepo J.C.,
et al (2000), “Biliary obstruction: findings at MR
cholangiography and cross-sectional MR imaging”,
Radiographics, 20, pp. 353-366.
14. Sugiyama M., Yukata A., Takahara T., Hachiya J. (2001),
“Magnetic resonance cholangiopancreatography for diagnosing
hepatolithiasis”, Hepatogastroenterology, 48, pp. 1097-1101.
15. Takada T.Uchiyama K., Yasuda H., Hasegawa (1996),
“Indications for the choledoscopic removal of intrahepatic
stones based on the biliary anatomy”, AJS, 171, pp. 558-561.
16. Taylor Andrew C.F., Little Andrew F., Hennessy Olivier
F., Banting Simon W, Smith Peter J., Desmond Paul V.
(2002), “Prospective assessment of magnetic resonnance
cholangiopancreatography for noninvasive imaging of the
biliary tree”, Gastrointest. Endosc., 55(1).
17. Vansonnenberg E., Casola G. Cubberley D.A., Halasz
N.A., Cabrera O.A, et al (1986), “Oriental
cholangiohepatitis: Diagnostic imaging and interventional
magement”, AJR, 146, pp. 327-331.
18. Yuan C.Y., Yuan C.C., Yuan T.K. (1990), “A reevaluatiion
of 220 patients after surgical removal of intrahepatic
stones: with special emphasis on intrahepatic biliary
strictures”, J Formosan Med Assoc, 89, pp. 373-377.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng quát 6
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng quát 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chan_doan_hep_duong_mat_trong_gan_do_soi_cua_chup_cong_huong.pdf