Trong kết quả bảng 2, chúng tôi đối chiếu kết quả kỹ
thuật BoBs với kết quả Karyotyping, kỹ thuật BoBs phát
hiện được 30/33 (90,9%) trường hợp, kỹ thuật Karyotyping phát hiện được 18/33 (54,54%) trường hợp. Ở kết quả
này có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ phát hiện bất thường
NST giữa 2 kỹ thuật; trong số thai bất thường NST có 13
trường hợp là hội chứng DiGeorge mà 100% các trường
hợp này kỹ thuật Karyotyping không phát hiện được,
BoBs có kết quả tương đồng với kỹ thuật Karyotype với
độ chính xác 100% ở tất cả các trường hợp trisomy 21,
trisomy 18 và trisomy 13 phù hợp với nghiên cứu của
Choy và cộng sự (2014), khi so sánh kỹ thuật BoBs với
hai phương pháp lập Karyotype và QF- PCR ở 2153 mẫu
chẩn đoán trước sinh cho thấy tất cả trường hợp lệch
bội của NST 13, 18, 21, X và Y đều được phát hiện [24].
Tương tự với nghiên cứu của Garcia-Herrero S và cộng
sự (2014), ứng dụng kỹ thuật BoBs để phát hiện lệch bội
và vi mất đoạn NST [36]. Đây là những hội chứng vi mất
đoạn với đoạn mất có kích thước dưới 5 Mb, trong khi
phương pháp di truyền tế bào chỉ phát hiện được mất
đoạn với kích thước lớn hơn 10Mb [27]. Theo nghiên
cứu của Phan Thị Thu Giang (2017), kỹ thuật BoBs xác
định được 20/25 bất thường NST chiếm 80%, kỹ thuật
Karyotpe, phát hiện 18/25 mẫu bất thường NST chiếm
72%. Kỹ thuật BoBs phát hiện được 7 trường hợp đột biến
vi mất đoạn mà kỹ thuật di truyền tế bào không phát hiện
được. Tuy nhiên, 5 trường hợp bất thường cấu trúc NST
khác và 1 trường hợp đa hình NST được phát hiện bằng
kỹ thuật Karyotyping mà không được phát hiện bằng kỹ
thuật BoBs [13]. Vì vậy, việc phối hợp các phương pháp
di truyền tế bào và kỹ thuật BoBs trong chẩn đoán trước
sinh giúp chẩn đoán nhanh, chính xác và tránh bỏ sót
nhiều trường hợp bất thường, đặc biệt các dị tật bẩm
sinh tim có bất thường NST.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chẩn đoán trước bất thường nhiễm sắc thể ở thai mắc tim bẩm sinh liên quan đến quá trình ngăn thân động mạch - nón tim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9Chẩn đoán trước bất thường nhiễm sắc thể ở thai mắc tim bẩm sinh liên
quan đến quá trình ngăn thân động mạch - nón tim
Bùi Hải Nam1, Trần Danh Cường2, Nguyễn Thị Hiệp Tuyết3
1Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược Thái Nguyên
2Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Hà Nội
3Bộ môn Mô Phôi thai học, Đại học Y Dược Thái Nguyên
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả bất thường nhiễm sắc thể (NST) liên quan đến bất thường quá trình ngăn thân động mạch - nón tim
được chẩn đoán trước sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang 109 thai được chẩn đoán dị tật tim
bẩm sinh (TBS) liên quan đến quá trình ngăn thân động mạch - nón tim trên siêu âm, được chọc hút dịch ối, sử dụng kỹ
thuật BoBs và Karyotyping để phân tích NST thai.
Kết quả: Các loại dị tật TBS liên quan đến quá trình ngăn thân động mạch - nón: Tứ chứng fallot (63/109 - 57,8%), chuyển
chỗ mạch máu lớn (18/109 - 16,5%), hẹp động mạch phổi (10/109 - 9,2%), thất phải hai đường ra (5/109 - 4,6%), thân
chung động mạch (2/109 - 1,8%) và các loại bất thường khác liên quan đến động mạch chủ, thất trái (11/109 - 10,1%).
Tỷ lệ bất thường NST là 33/109 (30,3%), bất thường về số lượng NST là 14/33 trường hợp và bất thường về cấu trúc NST
là 19/33 trường hợp (13 trường hợp hội chứng DiGeorge). Nhóm có bất thường phối hợp cơ quan khác ngoài tim có
nguy cơ NST bất thường cao hơn 7,3 lần so với nhóm chỉ có biểu hiện bất thường tại tim, OR = 7,3 (2,6; 20,5), p = 0,0002.
Kết luận: Các loại dị tật tim bẩm sinh liên quan đến quá trình ngăn thân động mạch là các dị tật nặng, thai bất thường
NST ở nhóm dị tật này chiếm tỷ lệ cao, trong đó hội chứng DiGeorge chiếm phần lớn.
Từ khóa: Bệnh tim bẩm sinh, hội chứng DiGeorge, thân động mạch nón tim, tứ chứng Falllot.
Prenatal diagnosis chromosomal abnormalities of fetal congenital heart
defects related to the process of septum formation in the truncus arteriosus
- bulbus cordis
Bui Hai Nam1, Tran Danh Cuong2, Nguyen Thi Hiep Tuyet3
1Department of Obstetric and Gynecology, Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
2Department of Obstetric and Gynecology, Hanoi Medical University
3Department of Histology - Embryology, Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
Abstract
Objectives: To describe congenital heart defects related to the process of septum formation in the truncus arteriosus
- conus cordis and result of chromosome analysis.
Materials and Methods: cross-sectional description of 109 pregnancies diagnosed with congenital heart defects relat-
ed to the process of septum formation in the truncus arteriosus and conus cordis on ultrasound. Amniocentesis fluid
was analyzed by the BoBs and Karyotyping technique for evaluating fetal chromosomes.
Results: Types of congenital heart defects related to the process of septum formation in the truncus arteriosus and
conus cordis included: Tetralogy of Fallot (63/109 - 57.8%), transposition of the great vessels (18/109 - 16.5%), pulmo-
nary stenosis (10/109 - 9.2%), double outlet right ventricular (5/109 - 4.6%), truncus arteriosus (2/109 - 1.8%) and the
others abnormalities related to the aorta, left ventricle (11/109 - 10.1%). The rate of aneuploidy was 33/109 (30.3%), the
numerical abnormalities were 14/33 cases and structural abnormalities were 19/33 (13 cases of DiGeorge syndrome).
The group with abnormal other organ coordination other than the heart was at risk of abnormal chromosomes 7,3
times higher than the group showing abnormal heart only, OR = 7.3 (2.6; 20.5), p = 0.0002.
Conclusions: The types of congenital heart defects associated with the process of septum formation in the truncus
arteriosus and conus cordis are severe abnormalities, abnormal fetuses in this group of malformations account for a
high proportion, of which DiGeorge syndrome accounts for the majority.
Keywords: Heart Defects, Congenital; DiGeorge Syndrome; Truncus Arteriosus; Chromosome Aberrations; Tetralogy of Fallot
doi:10.46755/vjog.2020.2.1108
Tác giả liên hệ (Corresponding author): Nguyễn Thị Hiệp Tuyết, email: nguyenthihieptuyet@tump.edu.vn
Nhận bài (received): 04/08/2020 - Chấp nhận đăng (accepted): 28/09/2020
Bùi Hải Nam và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):9-14. doi:10.46755/vjog.2020.2.1108
NGHIÊN CỨU SẢN KHOA
10 Bùi Hải Nam và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):9-14. doi:10.46755/vjog.2020.2.1108
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là những bất thường trong
cấu trúc tim và các mạch máu lớn xuất hiện trong khi
mang thai ở tháng thứ 2 - 3 của thai kỳ, có tỷ lệ 4 -
14/1000 trẻ đẻ sống. Quá trình ngăn thân động mạch
và nón tim bắt đầu dịễn ra trong tuần lễ thứ 5 của phôi,
có 2 cặp mào đối diện nhau xuất hiện trong thân động
mạch và nón tim, hai cặp mào này sát nhập từng cặp và
xoắn vào nhau và tạo ra vách ngăn kiểu hình xoắn ốc.
Sau khi sát nhập vách ngăn động mạch chủ-động mạch
phổi ngăn đôi thân động mạch thành động mạch chủ và
động mạch phổi được hình thành. Khi 2 lồi của nón tim
sáp nhập dính vào nhau thì tạo ra vách ngăn chia nón tim
ra làm phần trước-bên là mạch ra của tâm thất phải và
phần sau-trong là mạch ra của tâm thất trái.
Những dị tật TBS liên quan đến sự bất thường trong
quá trình ngăn thân động mạch - nón tim bao gồm: tứ
chứng fallot (2 - 3/10.000 ca sinh), chuyển chỗ mạch
máu lớn (tỷ lệ mắc 3/10.000 ca sinh) [1], hẹp động mạch
phổi, (5 - 9/100.000 ca sinh) [2], thất phải hai đường ra.
Đặc biệt các bệnh tim bẩm sinh này có liên quan đến bất
thường nhiễm sắc thể như hội chứng Digoerge và hội
chứng Down.
Việc chẩn đoán phân loại dị tật tim bẩm sinh, đồng
thời chẩn đoán NST của thai là rất quan trọng trong việc
tư vấn sinh sản cho thai phụ. Với mong muốn tìm hiểu
đặc điểm NST của thai ở những trường hợp dị tật TBS
có liên quan đến quá trình ngăn thân động mạch - nón
tim thời kỳ phôi thai, chúng tôi tiến hành đề tài với mục
tiêu: “Mô tả bất thường nhiễm sắc thể liên quan đến bất
thường quá trình ngăn thân động mạch - nón tim được
chẩn đoán trước sinh”.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
109 thai nhi đơn thai, được chẩn đoán dị tật TBS liên
quan đến quá trình ngăn thân động mạch - nón tim được
phát hiện bằng siêu âm và thai phụ đồng ý lấy bệnh phẩm
bằng hút dịch ối để phân tích NST của thai từ 1/2017 đến
9/2019 tại Trung tâm Chẩn đoán trước sinh - Bệnh viện
Phụ sản Trung ương.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
• Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
• Các bước tiến hành nghiên cứu
- Siêu âm quý I: đa số thai phụ thực hiện tại các đơn
vị ngoài trung tâm Chẩn đoán trước sinh - Bệnh viện phụ
sản Trung Ương, nên không sử dụng kết quả quý I trong
nghiên cứu này.
- Siêu âm quý II: thời điểm chẩn đoán siêu âm phát
hiện các bất thường hình thái bao gồm dị tật TBS: 20
tuần 6 ngày đến 22 tuần 6 ngày. Đa số thai phụ được siêu
âm phát hiện bất thường hình thái tại các đơn vị ngoài
trung tâm, sau đó thai phụ tự đến tái kiểm tra hoặc được
chuyển tuyến đến trung tâm.
Các dị tật TBS liên quan đến ngăn thân động mạch -
nón tim được chẩn đoán bằng siêu âm: tứ chứng fallot,
chuyển chỗ mạch máu lớn, thân chung động mạch, hẹp
động mạch phổi, thất phải hai đường ra, bất thường ở
quai động mạch chủ., bất thường khác tại tim và cơ
quan ngoài tim.
- Đánh giá nhiễm sắc thể thai: chọc hút dịch ối ở tuổi
thai ≥ 16 tuần.
+ Kỹ thuật chọc hút dịch ối: sử dụng kim 25G, chọc
dưới hướng dẫn của siêu âm, tránh đi qua nơi cắm dây
rốn, rau thai. Hút lượng dịch ối: 10 ml
+ Kỹ thuật BoBs: Tách chiết DNA trong dịch ối - Đánh
dấu DNA bằng Biotin - Làm sạch DNA - Gắn DNA lên các
beads - Rửa và gắn các Reporter - Đọc tín hiệu trên hệ
thống Luminex - Phân tích số liệu bằng phần mềm BoB-
soft - Kết quả. Thời gian có kết quả: sau 2 ngày
Hóa chất dùng để tách chiết DNA: bộ kit tách chiết
DNA QIAamp DNA Mini Kit của hãng QIAGEN. Hóa chất
dùng cho phản ứng: bộ kit Prenatal Bobs Kit của hãng
PerkinElmer
+ Kỹ thuật Karyotyping: Nuôi cấy tế bào làm NST đồ
- Thu hoạch sau 9 - 12 ngày nuôi cấy - Nhuộm băng G -
Phân tích Karyotype. Thời gian có kết quả: 10 - 12 ngày
Phân tích NST dựa theo hệ thống danh pháp quốc tế
về di truyền người ISCN 2016 (An International System
for Human Cytogenetic Nomenclature).
- Số liệu được thu thập bằng mẫu bệnh án nghiên
cứu. Xử lý theo thuật toán thống kê y học bằng phần
mềm SPSS 20.0. Các biến định tính được trình bày theo
tỷ lệ phần trăm (%). Mối liên quan giữa kết quả nhiễm sắc
thể với kết quả siêu âm bằng test Chi-Square.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số trường hợp thai có dị tật TBS liên quan đến
quá trình ngăn thân động mạch - nón tim và thai phụ
11
đồng ý chọc hút ối làm NST là 109.
- Tuổi thai siêu âm phát hiện dị tật TBS là: trung bình là 21,2 tuần (12,3 - 30,3 tuần).
- Tuổi thai được chọc ối là: trung bình 23,1 tuần (17 - 30,6 tuần).
Bảng 1. Đặc điểm bất thường tim và NST ở thai dị tật TBS liên quan đến quá trình ngăn thân - nón động mạch
Loại Tổng Số Tỷ lệ NST bình thường NST bất thường
Tứ chứng Fallot 63 57,8% 41(65,1%)
22
(34,9%)
(13) Hội chứng DiGeorge
(3) Trisomy 18
(3) Trisomy 21
(1) Trisomy 13 và chuyển đoạn giữa
2 NST số 13
(1) Hội chứng Turner
(1) 2 dòng tế bào
Chuyển chỗ mạch
máu lớn 18 16,5%
16
(88,9%)
2
(11,1%)
(1)Trisomy 18
(1)Tăng kích thước vùng cuống vệ
tinh trên NST số 15, (46,XY,15pstk+)
Hẹp động mạch
phổi 10 9,2%
9
(90%)
1
(10%) (1) Trisomy 18
Thất phải hai
đường ra 5 4,6%
3
(60%)
2
(40%)
(1) Trisomy 13
(1) Trisomy 18
Thân chung động
mạch 2 1,8%
2
(100%) 0
Các loại bất
thường khác liên
quan đến động
mạch chủ, thất
trái
11 10,1% 5(45,5%
6
(54,5%)
(1) Trisomy 18
(1) Trisomy 21
(1) NST số 9 đảo đoạn quanh tâm
(1) Nhân đoạn NST 17 p13.3
(1) Hội chứng CriDuchat
(1) 46,XY,add(11)
Tổng 109 100% 76(69,7%)
33
(30,3%)
Trong tổng số 109 thai dị tật tim bẩm sinh liên quan đến quá trình ngăn thân động mạch - nón tim, dị tật tứ chứng
Fallot chiếm tỷ lệ lớn 57,8%; và trong số này tỷ lệ thai bất thường NST chiếm 34,9% (22/63). Các loại dị tật khác chiếm
tỷ lệ lần lượt là: chuyển chỗ mạch máu lớn - 16,5%, hẹp động mạch phổi - 9,25%, thất phải hai đường ra - 4,6%, thân
chung động mạch - 1,8%, và các loại khác - 10,1%.
Bảng 2. Đặc điểm NST các trường hợp thai có dị tật TBS liên quan đến quá trình ngăn thân - nón động mạch
Đặc điểm NST bất thường
Kỹ thuật NST
Số lượng Tỷ lệ
BoBs Karyotyping
Bất thường về số lượng 14/33 (42%)
Trisomy 13 + + 2 1,8%
Trisomy 18 + + 7 6,4%
Trisomy 21 + + 4 3,8%
Hội chứng Turner + + 1 0,9%
Bất thường về cấu trúc 19/33 (58%)
Hội chứng DiGeorge + - 13 11,9%
Hội chứng Cri du chat + - 1 0,9%
46,XY,add(11) + + 1 0,9%
46,XX,in(9)(p12;q13) - + 1 0,9%
17p13.3 + - 1 0,9%
47,XY,+9[50]/47,XY,+mar[22] - + 1 0,9%
46,XY,15pstk+ - + 1 0,9%
Tổng 30 18 33 30,3%
NST bình thường 76 69,7%
Tổng 109 100%
Bùi Hải Nam và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):9-14. doi:10.46755/vjog.2020.2.1108
12
bẩm sinh, dị tật này có thể đơn độc hoặc phối hợp với
các dị tật TBS khác [7]. Chúng tôi ghi nhận 10 trường
hợp hẹp động mạch phổi bao gồm cả đợn độc hoặc phối
hợp, tuy nhiên chỉ có 1 trường hợp bất thường NST là tri-
somy 18 (Bảng 1). Các trường hợp dị tật khác liên quan
đến quá trình ngăn thân động mạch - nón tim bao gồm:
động mạch chủ chờm lên vách liên thất, hẹp đường ra
thất trái, hẹp động mạch chủ, teo/hẹp động mạch chủ
Đây là những dị tật độc lập hoặc phối hợp với các dị
tật khác của tim, đồng thời có các bất thường cơ quan
khác ngoài tim, các loại dị tật này ghi nhận đa số thai có
bất thường NST (6/11 trường hợp), mỗi loại có 1 trường
hợp: trisomy 21, trisomy 18, NST số 9 đảo đoạn quanh
tâm, nhân đoạn NST 17 p13.3, hội chứng CriDuchat,
46,XY,add(11). Thất phải hai đường ra có thể kèm theo
các bất thường NST như trisomy 13, 18 và hiếm hơn là
trisomy 21. Một báo cáo cho thấy thất phải hai đường
ra có liên quan đến 3 NST 9 và hội chứng DiGeorge [7].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thu thập được 5 trường
hợp thất phải hai đường ra, trong đó có 1 trường hợp tri-
somy 13 và 1 trisomy 18. Thất phải hai đường ra có thể
kèm theo các dị tật bất thường ngoài tim bao gồm bất
thường hệ thần kinh trung ương, sứt môi hở hàm ếch,
thoát vị hoành, rốn, bất thường thận và chi [7]. Ở kết quả
của chúng tôi, cả hai trường hợp thất phải hai đường ra
đều có bất thường khác ngoài tim: bất sản thể trai hoàn
toàn (ở thai trisomy 18) và giãn bể thận 2 bên ở thai
trisomy 13 (Bảng 1).
Tế bào mào thần kinh tim có nguồn gốc từ mép của
cặp nếp thần kinh ở não sau di cư đi qua các cung họng
3, 4 và 6 đến vùng mạch ra của tim. Tại đây chúng tham
gia tạo ra các lồi nội tâm mạc của cả nón tim và thân
động mạch. Sự di cư và tăng sinh của các tế bào mào
thần kinh này được điều hòa bởi vùng tim thứ phát, thông
qua lộ trình tín hiệu Notch. Do vậy các dị tật của các
mạch ra có thể do tổn thương vùng tim thứ phát hoặc do
tổn thương hoặc sự thiếu hụt các tế bào mào thần kinh,
dẫn đến không tạo ra vách ngăn [8]. Một phần nguyên
nhân của sự thiếu hụt các tế bào mào thần kinh tim là
Bùi Hải Nam và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):9-14. doi:10.46755/vjog.2020.2.1108
Tổng số thai dị tật TBS có số bất thường NST chiếm 30,3%, ở kỹ thuật BoBs phát hiện được 30/33 (90,9%) trường
hợp, kỹ thuật Karyotyping phát hiện được 18/33 (54,54%) trường hợp. Số thai bất thường NST có hội chứng DiGeorge
và trisomy 18 và chiếm số lượng lớn.
Bảng 3. Mối liên quan giữa đặc điểm NST và dị tật TBS phối hợp hoặc không phối hợp với cơ quan khác ngoài tim
Đặc điểm Tổng
NST bất
thường
NST bình
thường
OR
(95% CI)
p
Chỉ bất thường tại tim 88 19 69 7,3 (2.6;
20.5) 0,0002Bất thường tim phối hợp cơ quan khác 21 14 7
Tổng 109 33 76
Trong tổng số 109 trường hợp, có 88 trường hợp chiếm 80,7% chỉ có bất thường tại tim, và 19,3% có bất thường
phối hợp cơ quan khác ngoài tim. Nhóm có bất thường phối hợp cơ quan khác ngoài tim có nguy cơ NST bất thường
cao hơn 7,3 lần so với nhóm chỉ có biểu hiện bất thường tại tim, OR = 7,3 (2,6; 20,5), p = 0,0002.
4. BÀN LUẬN
Tuổi thai siêu âm phát hiện dị tật TBS là: trung bình
là 21,2 tuần (12,3 - 30,3 tuần). Tuổi thai được chọc ối là:
trung bình 23,1 tuần (17 - 30,6 tuần). Kết quả của chúng
tôi tương tự với nghiên cứu của Mademont Soler (2013)
về nghiên cứu bệnh TBS và bất thường NST, tuổi thai
trung bình được chọc ối là 23 tuần 2 ngày (15- 38 tuần)
[3]. Những trường hợp có thai dị tật TBS đến khám tại
Trung tâm chẩn đoán trước sinh muộn là từ tuyến dưới
gửi lên, khi chẩn đoán bất thường NST tại thời điểm tuổi
thai khá lớn nên việc tư vấn di truyền, quản lý thai nghén,
tư vấn đình chỉ thai gặp khó khăn.
Tứ chứng Fallot gồm 4 bất thường: tắc nghẽn đường
ra thất phải, thông liên thất, động mạch chủ chờm lên
vách liên thất và phì đại tâm thất phải, ảnh hưởng đến
2 - 3/10.000 trẻ sống. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tứ
chứng Fallot là dị tật chiếm nhiều nhất trong nhóm dị tật
liên quan đến ngăn thân động mạch - nón tim (63/109,
57,8%), trong đó, số lượng thai bất thường NST chiếm tỷ
lệ cao (22/63, 34,9%) (Bảng 1). Bên cạnh đó, chúng tôi
ghi nhận nhiều trường hợp dị tật chuyển chỗ mạch máu
lớn (18 trường hợp), là dị tật TBS hiếm gặp, loại dị tật này
cũng liên quan đến bất thường NST, phối hợp một số dị
tật khác như thông liên thất, tắc nghẽn đường ra thất trái
[4]. Trong 18 trường hợp này có 2 thai bất thường NST
là trisomy 18 và bất thường cấu trúc NST số 15 (46,XY-
,15pstk+). Ngoài ra có dị tật bất thường nặng nề như:
thân chung động mạch, là một rối loạn tim hiếm gặp với
tỷ lệ mắc khoảng 1%, chủ yếu ở trẻ sơ sinh nam. Loại dị
tật này động mạch chủ và động mạch phổi không được
tách ra trong quá trình phát triển, phối hợp các dị tật tại
tim khác như: thông liên thất, khiếm khuyết van hai lá và
van ba lá [5]. Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 2
trường hợp nhưng đều có NST bình thường (Bảng 1). Tuy
nhiên, trong kết quả nghiên cứu của tác giả McElhinney
và cộng sự (2003) có tỷ lệ lớn bệnh nhân bị hội chứng
DiGeorge chiếm 40% ở bệnh nhân có dị tật thân chung
động mạch [6].
Hẹp động mạch phổi chiếm khoảng 5% các bệnh tim
13
do bất thường NST, một số hội chứng thường gặp như
hội chứng DiGeorge, hội chứng Down [9]. Trong kết quả
chúng tôi ghi nhận 33/109 (30,3%) trường hợp thai có bất
thường NST, trong đó 14 trường hợp bất thường số lượng
NST và 19 trường hợp bất thường về cấu trúc NST. Đặc
biệt trong số bất thường về cấu trúc NST ghi nhận đến
13/109 trường hợp là hội chứng DiGeorge, chiếm 11,9%.
Hội chứng DiGeorge là hội chứng vi mất đoạn ở NST số
22, bao gồm nhiều loại dị tật và bất thường sau sinh phối
hợp, trong đó bệnh TBS chiếm 80 - 100 % các trường hợp
(tứ chứng Fallot, vòm động mạch chủ bị gián đoạn, khu-
yết tật thông liên thất và hẹp động mạch chủ) [10]. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, những tất cả thai hội chứng
DiGeorge đều là có bất thường tim là tứ chứng fallot: 13
trường hợp (Bảng 1). Hiện nay, các hướng dẫn mới đều đề
nghị sàng lọc hội chứng vi mất đoạn này ở thai tứ chứng
Fallot, gián đoạn động mạch chủ, dị tật vách ngăn.[11].
Kết quả của chúng tôi có 7 trường hợp trisomy 18 (Bảng
2), nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ bất thường NST
trisomy 18 ở trẻ/thai bất thường tim bẩm sinh, và ngược
lại. Trong nghiên cứu Kosiv và cộng sự (2017), nghiên
cứu trên của 1020 trẻ sơ sinh có trisomy 18 và 648 trẻ
có trisomy 13, thì tỷ lệ trẻ có bệnh TBS là 91% ở nhóm
trisomy 18 và 86% ở nhóm trisomy 13 [12]. Các loại bất
thường NST khác chúng tôi gặp số lượng ít trong nghiên
cứu này, các kết quả chi tiết đã nêu ở bảng 1.
Khi phân tích mối liên quan giữa đặc điểm NST và
dị tật TBS phối hợp hoặc không phối hợp với cơ quan
khác ngoài tim ở những thai có dị tật tim liên quan đến
quá trình ngăn thân động mạch - nón tim, chúng tôi ghi
nhận có có 88 trường hợp (80,7%) chỉ có bất thường tại
tim (có thể một loại đơn dị tật hoặc cùng nhiều dị tật
tim kết hợp), trong đó có 19/88 bất thường NST; và 21
trường hợp (19,3%) có bất thường phối hợp cơ quan khác
ngoài tim, trong đó có 14/21 thai có bất thường NST.
Như vậy, thai có bất thường phối hợp cơ quan khác ngoài
tim có nguy cơ bất thường NST cao hơn 7,3 lần so với
nhóm chỉ có bất thường tại tim, OR = 7,3 (2,6; 20,5), p
= 0,0002. Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận thai
hội chứng DiGeorge và hội chứng Edwards (trisomy 18)
chiếm số lượng lớn. Đây là các hội chứng dẫn đến bất
thường đa cơ quan, như hội chứng Edwards có tỷ lệ dị
tật TBS là 80 - 100%, ngoài ra có nhiều cơ quan có bất
thường như hệ hô hấp, thị giác, thính giác, hệ cơ xương,
hệ thần kinh [22]. Một nghiên cứu gần đây trong năm
2020 của nhóm tác giả Thái Lan ghi nhận 11,9% thai hội
chứng DiGeorge ở những thai bất thường các mạch lớn,
bao gồm: tứ chứng Fallot, động mạch chủ lệch phải, kèm
theo thiểu sản tuyến ức [58].
Trong kết quả bảng 2, chúng tôi đối chiếu kết quả kỹ
thuật BoBs với kết quả Karyotyping, kỹ thuật BoBs phát
hiện được 30/33 (90,9%) trường hợp, kỹ thuật Karyotyp-
ing phát hiện được 18/33 (54,54%) trường hợp. Ở kết quả
này có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ phát hiện bất thường
NST giữa 2 kỹ thuật; trong số thai bất thường NST có 13
trường hợp là hội chứng DiGeorge mà 100% các trường
hợp này kỹ thuật Karyotyping không phát hiện được,
BoBs có kết quả tương đồng với kỹ thuật Karyotype với
độ chính xác 100% ở tất cả các trường hợp trisomy 21,
trisomy 18 và trisomy 13 phù hợp với nghiên cứu của
Choy và cộng sự (2014), khi so sánh kỹ thuật BoBs với
hai phương pháp lập Karyotype và QF- PCR ở 2153 mẫu
chẩn đoán trước sinh cho thấy tất cả trường hợp lệch
bội của NST 13, 18, 21, X và Y đều được phát hiện [24].
Tương tự với nghiên cứu của Garcia-Herrero S và cộng
sự (2014), ứng dụng kỹ thuật BoBs để phát hiện lệch bội
và vi mất đoạn NST [36]. Đây là những hội chứng vi mất
đoạn với đoạn mất có kích thước dưới 5 Mb, trong khi
phương pháp di truyền tế bào chỉ phát hiện được mất
đoạn với kích thước lớn hơn 10Mb [27]. Theo nghiên
cứu của Phan Thị Thu Giang (2017), kỹ thuật BoBs xác
định được 20/25 bất thường NST chiếm 80%, kỹ thuật
Karyotpe, phát hiện 18/25 mẫu bất thường NST chiếm
72%. Kỹ thuật BoBs phát hiện được 7 trường hợp đột biến
vi mất đoạn mà kỹ thuật di truyền tế bào không phát hiện
được. Tuy nhiên, 5 trường hợp bất thường cấu trúc NST
khác và 1 trường hợp đa hình NST được phát hiện bằng
kỹ thuật Karyotyping mà không được phát hiện bằng kỹ
thuật BoBs [13]. Vì vậy, việc phối hợp các phương pháp
di truyền tế bào và kỹ thuật BoBs trong chẩn đoán trước
sinh giúp chẩn đoán nhanh, chính xác và tránh bỏ sót
nhiều trường hợp bất thường, đặc biệt các dị tật bẩm
sinh tim có bất thường NST.
5. KẾT LUẬN
Trong tổng số 109 thai dị tật TBS liên quan đến quá
trình ngăn thân động mạch - nón tim được chỉ định chọc
hút ối làm NST thì tỷ lệ bất thường NST là 33/109 (30,3%).
Trong đó bất thường về số lượng là 14/33 trường hợp và
bất thường về cấu trúc là 19/33 trường hợp, trong nổi bật
có 13 trường hợp hội chứng DiGeorge.
Có 88 trường hợp (80,7%) chỉ có bất thường tại tim,
và 19,3% có bất thường phối hợp cơ quan khác ngoài
tim. Nhóm bất thường phối hợp cơ quan khác ngoài tim
có nguy cơ bất thường NST cao hơn 7,3 lần so với nhóm
chỉ có biểu hiện bất thường tại tim, OR = 7,3 (2,6; 20,5),
p = 0,0002.
Khuyến nghị những trường hợp chẩn đoán trước
sinh có dị tật TBS tại tim hoăc phối hợp bất thường khác
ngoài tim nên được hội chẩn chỉ định chọc ối đánh giá
NST thai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Van Velzen, C.L., et al., Prenatal detection of transpo-
sition of the great arteries reduces mortality and mor-
bidity. Ultrasound Obstet Gynecol, 2015. 45(3): p. 320-5.
Bùi Hải Nam và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):9-14. doi:10.46755/vjog.2020.2.1108
14
2. Zhao, Y., et al., Prenatal and Postnatal Survival of Fetal
Tetralogy of Fallot: A Meta-analysis of Perinatal Outcomes
and Associated Genetic Disorders. Journal of ultrasound
in medicine : official journal of the American Institute of
Ultrasound in Medicine, 2016. 35(5): p. 905-915.
3. Mademont-Soler, et al. Prenatal diagnosis of chro-
mosomal abnormalities in fetuses with abnormal car-
diac ultrasound findings: evaluation of chromosomal
microarray-based analysis. Ultrasound Obstet Gynecol,
2013. 41(4): p. 375-82.
4. Bravo-Valenzuela, N.J. A.B. Peixoto, and E. Araujo
Júnior, Prenatal diagnosis of congenitally corrected
transposition of the great arteries. Journal of ultraso-
nography, 2019. 19(79): p. 314-317.
5. Nourzad, G. and M. Baghershiroodi. A case report of
truncus arteriosus communis and genetic counseling.
ARYA atherosclerosis, 2013. 9(4): p. 254-259.
6. McElhinney, D., et al. Chromosome 22q11 Deletion in
Patients with Truncus Arteriosus. Pediatric Cardiology,
2003. 24: p. 569-73.
7. Sharland, G. Bệnh học tim thai giản yếu (sổ tay thực
hành)/ Đặng Ngọc Tuyên (Biên dịch). 2018: Nhà xuất bản
Y học.
8. Nguyễn Trí Dũng. Chương 13 - Sự tạo hệ tim mạch in
Phôi thai Y học Langman bản dịch tiếng Việt. 2018, Nhà
xuất bản Y học: Thành phố Hồ Chí Minh. p. 211 - 265.
9. Shoenwwolf, et al., Development of the heart, in
Lasen’s Huaman Embryology. 2015, Elsevier.
10. Chung, I.-M. and G. Rajakumar. Genetics of Congeni-
tal Heart Defects: The NKX2-5 Gene, a Key Player. Genes,
2016. 7(2): p. 6.
11. Goldmuntz, E. 22q11.2 deletion syndrome and con-
genital heart disease. Am J Med Genet C Semin Med
Genet, 2020.
12. Kosiv, K.A., et al. Congenital Heart Surgery on In-Hos-
pital Mortality in Trisomy 13 and 18. Pediatrics, 2017.
140(5).
13. Phan Thị Thu Giang. Ứng dụng kỹ thuật BoBs để phát
hiện một số hội chứng lệch bội và mất đoạn nhỏ nhiễm
sắc thể của thai trong chẩn đoán trước sinh. Luận văn
thạc sỹ y học, 2017, Đại học Y Hà Nội.
Bùi Hải Nam và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):9-14. doi:10.46755/vjog.2020.2.1108
Các file đính kèm theo tài liệu này:
chan_doan_truoc_bat_thuong_nhiem_sac_the_o_thai_mac_tim_bam.pdf