Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ phát
hiện đột biến gen globin của thai là 59,26%, khác
với tỉ lệ di truyền theo lý thuyết là 75%. Không
có trường hợp nào đồng hợp tử. 4/27 trường hợp
chẩn đoán trước sinh (chiếm 14,8%) có tình
trạng dị hợp tử kép 2 đột biến cùng loại hay
khác loại (cả đột biến α và β globin). Nghiên cứu
của Nguyễn Khắc Hân Hoan năm 2011 với cỡ
mẫu lớn (290 trường hợp thai được chẩn đoán
trước sinh) có kết quả: 71,4% thai có mang gen
đột biến, trong đó 21,4% thai có kiểu gen bệnh
nặng gồm HbBart, HbH và β thalassemia thể
nặng. Sự khác biệt về tỉ lệ di truyền có thể do
nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trong thời
gian ngắn nên có cỡ mẫu nhỏ.
Chúng tôi phát hiện có 20 alen gây
thalassemia trong mẫu xét nghiệm dịch ối do 8
loại đột biến gây ra. Đột biến α và β thalassemia
đều chiếm 10 alen cho mỗi loại. Đột biến ‐‐SEA
thường gặp nhất trong các alen α thalassemia
(60%), còn lại là –α3.7 và –α4.2. Trong số các alen
β thalassemia, đột biến thường gặp nhất là HbE
(40%), kế đến là đột biến codon 41/42‐TCTT và
codon 71/72. Sự phân bố tần suất các loại đột
biến của thai cũng tương tự như của cha mẹ.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hân Hoan,
tỉ lệ alen α gấp 2 lần alen β và 2 loại đột biến
thường gặp nhất là ‐‐SEA và HbE tương tự như
trong nghiên cứu của chúng tôi.
Trong 5 trường hợp có tiền căn con trước
bệnh thalassemia, có 4 trường hợp thai lần này
không mang gen đột biến và trường hợp còn lại
thai có đột biến ‐‐SEA dạng dị hợp tử. Mục đích
của đề tài giúp phát hiện tình trạng mang gen
của thai nhi như thế nào trước khi sinh ra. Nếu
thai bị bệnh thể nặng cặp vợ chồng sẽ được tư
vấn chấm dứt thai kỳ. Nếu thai không bị bệnh
hoặc chỉ là người mang gen, cặp vợ chồng yên
tâm dưỡng thai đến ngày sinh.
Đối với trường hợp thai có mang gen dị hợp
tử kép 2 loại đột biến β0/β+, đối tượng đã được tư
vấn di truyền về khả năng thai bị bệnh thể nặng.
Tuy nhiên, trường hợp này không đồng ý chấm
dứt thai kỳ.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chẩn đoán trước sinh bệnh di truyền cho thai ở 27 cặp vợ chồng mang gen Thalassemia tại bệnh viện phụ sản Mê Kông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 126
CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH BỆNH DI TRUYỀN CHO THAI
Ở 27 CẶP VỢ CHỒNG MANG GEN THALASSEMIA
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN MÊ KÔNG
Nguyễn Thị Thanh Hà*, Lê Thị Phương Uyên*
TÓM TẮT
Mở đầu: Thalassemia là bệnh thiếu máu tán huyết di truyền thường gặp và có tỉ lệ khá cao tại Việt Nam.
Việc điều trị khó khăn, chi phí cao và kém hiệu quả khiến Thalassemia trở thành một gánh nặng cho bệnh nhân,
gia đình và toàn xã hội. Vì vậy, sàng lọc người mang gen, tham vấn di truyền và chẩn đoán trước sinh là biện
pháp kiểm soát bệnh và làm giảm tỉ lệ thalasemia có hiệu quả nhất.
Mục tiêu: 1. Phát hiện các trường hợp thai bệnh thể nặng để tư vấn trước sinh. 2. Xác định tỉ lệ các đột
biến gen thường gặp. 3. Mô tả đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm huyết học của người mang gen.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 27 thai với tuổi thai từ 15,5 ‐ 23 tuần của 27 cặp vợ chồng mang
gen thalassemia phát hiện qua chương trình sàng lọc tại Bệnh viện Phụ sản Mê Kông được chọc ối tìm đột biến
gen globin từ 01/08/2012 đến 31/05/2013.
Kết quả: Phát hiện 1 thai có tiên lượng bệnh thể nặng: dị hợp tử kép 2 đột biến β⁺/ β⁰. 16 thai mang gen dị
hợp tử. Đột biến α nhiều hơn đột biến β 1,5 lần ở cặp vợ chồng và như nhau ở thai, SEA và HbE là hai đột biến
thường gặp nhất. Tất cả cặp vợ chồng là người mang gen dị hợp tử và không có biểu hiện lâm sàng. 40,74% thai
phụ và 7,4% chồng thiếu máu trên huyết đồ. 92,6% có MCV < 80 fl và/hoặc MCH < 27 pg.
Kết luận: Chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia là phương pháp phòng ngừa hiệu quả và giúp nâng cao
chất lượng dân số.
Từ khóa: chẩn đoán trước sinh, thalassemia, di truyền, người mang gen
ABSTRACT
PRENATAL DIAGNOSIS OF THALASSEMIA IN 27 PREGNANCIES
WITH THALASSEMIA CARRIER PARENTS AT MEKONG O&G HOSPITAL
Nguyen Thi Thanh Ha, Le Thi Phuong Uyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 126 ‐ 131
Background: Thalassemia is a common inherited haemolytic anaemic condition, with high incidence in
VietNam. The management of the condition is difficult, expensive, with limited efficacy, making Thalassemia a
large burden for the patients, their family and the society in general. As a result, screening for Thalassemia
carriers, genetic consultation and prenatal diagnosis is a disease‐controlling strategy in order to reduce
Thalassemia rates, and has been proven to be the most efficacious approach.
Aim: 1. To detect severe fetal cases for prenatal consultation; 2. To identify rates of common genetic
mutations; 3. To describe clinical characteristics and haematological laboratory values of Thalassemia carriers.
Study subjects and method: 27 pregnancies with gestational ages within 15.5‐23 weeks of 27 couples who
were identified as Thalassemia carriers through the screening program conducted in the MeKong O&G hospital
by prenatal diagnostic amniocentesis to detect globin mutations from 01/08/2012 to 31/05/2013.
* Bộ môn Sản Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Phụ Sản Mê Kông
Tác giả liên lạc: Lê Thị Phương Uyên ĐT: 0945886006 E‐mail: ph_uyen79@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 127
Results: We identify one fetal Thalassemia case with severe prognostic pattern: combined heterogenous
mutations with β⁺/ β⁰. 16 fetal cases are identified with heterogenous mutations. Mutations in the α‐genes
occurred 1.5 times more often than those in the β‐genes in the couples studied, and similar mutation rates
identified within the fetuses. SEA and HbE are the two most common mutations in this study. All couples
are heterogeneous carriers with no clinical manifestations. 40.74% of the pregnant mothers and 7.4% of the
husbands have anaemia identified through full blood count results. 92.6% of all couples have MCV < 80 fl
and/or MCH < 27 pg.
Conclusions: Prenatal diagnosis of Thalassemia is an effective preventive strategy in order to improve
quality of the population.
Key words: Prenatal diagnosis, Thalassemia, Inheritance, Gene carriers.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thalassemia là một nhóm bệnh lý huyết học
di truyền gây ra bởi sự khiếm khuyết trong tổng
hợp chuỗi globin, dẫn đến tán huyết và tạo hồng
cầu không hiệu quả tại tủy xương. Nhiều thể
bệnh thalassemia đã được mô tả, thường gặp
nhất là α và β thalassemia. Bệnh tìm thấy trên
hơn 60 quốc gia, khoảng 7% dân số thế giới
mang gen bệnh và chiếm khoảng 4,4/10.000 trẻ
sinh sống(1,9). Việt Nam có khoảng hơn 5 triệu
người mang gen bệnh, khoảng hơn 20.000 bệnh
nhân cần điều trị và mỗi năm có khoảng 2.000
trẻ sinh ra bị bệnh(2).
Người mang gen thalassemia thường không
có biểu hiện triệu chứng và không cần điều trị.
Tuy nhiên, những người này có 50% khả năng
truyền gen bệnh cho con. Nếu cả cha và mẹ đều
mang gen bệnh thì 25% trường hợp con sinh ra
bị bệnh thalassemia thể nặng. Điều trị bệnh
thalassemia là một việc khó khăn và tốn kém.
Phòng bệnh là chiến lược giải quyết cho vấn đề
thalassemia.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu sinh học và di
truyền phân tử để ứng dụng vào chẩn đoán
bệnh Thalassemia, nhất là chẩn đoán trước sinh
đã được thực hiện tại bệnh viện Từ Dũ, bệnh
viện Nhi Trung ương đã phát hiện và hạn chế
nhiều trường hợp thai bị bệnh thalassemia thể
nặng được sinh ra. Cùng với mục đích trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Chẩn đoán trước
sinh bệnh di truyền cho thai ở những cặp vợ chồng bị
Thalassemia thể dị hợp tử tại Bệnh viện Phụ sản Mê
Kông” nhằm phát hiện các đột biến gen gây bệnh
thalassemia, chẩn đoán trước sinh các trường
hợp thai có nguy cơ bị bệnh thalassemia thể
nặng và tư vấn hướng xử trí.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 08/2012 đến tháng
05/2013, chúng tôi thực hiện nghiên cứu hàng
loạt ca tiến cứu trên 27 cặp vợ chồng mang gen
thalassemia thể dị hợp tử khám thai tại Bệnh
viện Phụ sản Mê Kông.
Thu thập số liệu
Thai phụ được tư vấn làm bộ xét nghiệm
khám thai cơ bản (trong đó có huyết đồ và
Ferritin huyết thanh) ngay trong 3 tháng đầu
hoặc trong lần khám đầu tiên.
Khi kết quả MCV < 80 fl và/hoặc
MCH<27pg và Ferritin huyết thanh ≥ 12 ng/ml,
thai phụ sẽ được tư vấn làm xét nghiệm điện
di Hb cùng với sàng lọc bệnh thalassemia cho
chồng thai phụ.
Nếu cặp vợ chồng đều là người mang gen
thì sẽ được tư vấn về khả năng thai mắc bệnh và
chẩn đoán cho thai bằng cách chọc ối tại Đơn vị
Chẩn đoán tiền sản để thực hiện xét nghiệm tìm
đột biến gen globin cho thai tại phòng xét
nghiệm Nam Khoa Biotek (đột biến gen α phát
hiện bằng xét nghiệm MLPA, đột biến gen β
phát hiện bằng xét nghiệm PCR‐ELISA).
Số liệu thống kê được xử lý bằng phần
mềm SPSS 16.
Đề cương nghiên cứu được Bộ môn Sản và
Hội đồng Y Đức Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh thông qua.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 128
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
Đặc điểm Kết quả Tỉ lệ
Tuổi
Thai phụ 33,4 ± 4,4
Chồng 36,2 ± 3,8
Nơi cư trú
TP. HCM 21/27 cặp 77,78%
Long An 2/27 cặp 7,4%
Lâm Đồng 2/27 cặp 7,4%
Bà Rịa – Vũng Tàu 1/27 cặp 3,7%
Khánh Hòa 1/27 cặp 3,7%
Dân tộc
Kinh 54/54 100%
Trình độ học vấn
Cấp 1 – 2 7,41%
Cấp 3 16,67%
Đại học – Cao đẳng – Trung cấp 75,92%
Nghề nghiệp
Nội trợ 11 20,37%
Buôn bán 12 22,22%
Nhân viên văn phòng 21 38,89%
Y tá-Giáo viên-Kỹ sư-Bác sĩ-
Dược sĩ 8 14,81%
Nghề khác 2 3,71%
Tuổi thai 17,5 ± 1,73 tuần
Nhận xét: Đa số các cặp vợ chồng sống tại
thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các đối tượng
là lao động trí óc, trong đó nhóm nhân viên văn
phòng chiếm đa số.
Trình độ văn hóa của nhóm nghiên cứu chủ
yếu là > 12.
Đa số (72%) tuổi thai nằm trong khoảng từ
16 ‐ 18,5 tuần.
Đặc điểm về tiền căn y khoa, sản khoa
Tiền căn Tần suất Tỉ lệ
Tiền căn y khoa
Biết có bệnh thalassemia trước đây 5/27 18,5%
Biết có bệnh trong lần mang thai này 22/27 (81,5%)
Tiền căn sản khoa
Tiền thai
Con so 13/27 48,15%
Con rạ
Con thứ 2
Con thứ 3
14/27
8/27
6/27
51,85%
29,63%
22,22%
Tiền sử mang thai/ sinh con bệnh
thalassemia 5/27 18,5%
Nhận xét: Nhóm con so và con rạ tương
đương nhau, tỉ lệ con thứ 3 khá cao. 18,5% cặp
vợ chồng từng mang thai hoặc sinh con bị bệnh
thalassemia nên biết bản thân là người mang
gen trước khi mang thai lần này. 64,28% trường
hợp con rạ và tất cả trường hợp con so không
biết bản thân là người mang gen vì không có
biểu hiện lâm sàng.
Đặc điểm huyết đồ và ferritin huyết thanh
Tỉ lệ thiếu máu
‐ Thai phụ: 11/27 (40,74%)
‐ Chồng: 2/27 (7,4%)
Chỉ số MCV < 80 fl và/ hoặc MCH < 27 pg:
50/54 (92,6%).
Nhận xét: Tỉ lệ thiếu máu của thai phụ cao
hơn nhiều so của chồng.
Đa số có chỉ số hồng cầu nhỏ nhược sắc. Tuy
nhiên, vẫn có 7,4% (4 trường hợp) có chỉ số hồng
cầu ở mức bình thường. 4 trường hợp này vẫn
được chọn vào mẫu nghiên cứu vì có tiền căn
sinh con là người mang gen hoặc có biểu hiện
bệnh thalassemia.
Đặc điểm điện di Hb
Điện di Hb Tần số Tỉ lệ
Bình thường
α thalassemia
31/54
31
57,4%
Bất thường
β thalassemia
HbE
α thalassemia + HbE
23/54
16
4
3
42,6%
29,6%
7,4%
5,6%)
Hb A2 ≥ 3,5%
β thalassemia
HbE
15/16
2/4
93,75%
50%
Hb bất thường: HbE 7/7 100%
Nhận xét: Tỉ lệ kết quả điện di Hb bình
thường nhiều hơn, tương ứng với kết quả xét
nghiệm sinh học phân tử đột biến gen α nhiều
hơn đột biến gen β. Có 3 trường hợp α
thalassemia có kết quả điện di bất thường do kết
hợp với HbE dị hợp tử.
Phần lớn kết quả điện di Hb bất thường là β
thalassemia, còn lại là bệnh HbE và α
thalassemia/HbE.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 129
Đa số trường hợp β thalassemia có HbA2
tăng > 3,5%.
Hb bất thường thường gặp nhất là HbE.
Về các đột biến gen globin thường gặp
Đột biến gen α : 31/54 trường hợp.
Đột biến gen β globin: 20/54 trường hợp,
trong đó có 4 trường hợp là đột biến codon 26
(HbE).
Có 3/54 trường hợp mang cả đột biến α và β
globin (SEA/HbE).
Trong các đột biến α, thường gặp nhất là ‐‐
SEA (22/34), kế đến là ‐α3.7 và –α4.2, 1 trường
hợp Hb Constant Spring.
Trong các đột biến β, thường gặp nhất là
codon 41/42 (6/20), kế đến là codon 71/72 và
HbE.
Nhận xét: Đột biến gen α cao hơn đột biến
gen β trong mẫu nghiên cứu 1,5 lần.
Đột biến gen α đa số là đột biến mất đoạn,
tất cả đột biến gen β là đột biến điểm.
Về kết quả xét nghiệm tìm đột biến gen globin của thai
Kết quả Tần số Tỉ lệ%
Không phát hiện đột biến gen 11 40,74%
Phát hiện đột biến gen globin:
α thalassemia:
Đột biến --SEA dạng dị hợp tử
Đột biến -α3.7 dạng dị hợp tử
Đột biến -3.7/-4.2 dạng dị hợp tử
β thalassemia:
Đột biến codon 35 dạng dị hợp tử
Đột biến codon 41/42-TCTT dạng dị hợp tử
Đột biến codon 26 (HbE) dạng dị hợp tử
Dị hợp tử kép: đột biến β thalassemia -28AG và codon 41/42-TCTT
Kết hợp α, β thalassemia và HbE:
Đột biến SEA dạng dị hợp tử + dị hợp tử HbE
Đột biến SEA dạng dị hợp tử + dị hợp tử codon 71/72
Đột biến codon 71/72 dạng dị hợp tử + dị hợp tử HbE
16
8
4
3
1
5
1
1
2
1
3
1
1
1
59,26%
29,63%
14,81%
11,11%
3,7%
18,52%
3,7%
3,7%
7,4%
3,7%
11,11%
3,7%
3,7%
3,7%
Nhận xét
40,74% thai được chẩn đoán không mang
gen đột biến.
Không phát hiện trường hợp thai mang gen
đột biến thể đồng hợp tử.
Trong 59,26% có mang gen đột biến thể dị
hợp tử:
‐ Đột biến gây bệnh α thalassemia gặp
nhiều hơn β thalassemia 1,6 lần.
‐ Đột biến ‐‐SEA là đột biến thường gặp nhất
trong số các đột biến phát hiện được ở thai
(37,5%).
‐ Alen gây α thalassemia thường gặp nhất
là: ‐‐SEA.
‐ Alen gây β thalassemia thường gặp nhất
là: HbE.
Có 5 trường hợp mang gen đột biến dị hợp
tử kép:
‐ 1 trường hợp dị hợp tử kép mất 2 gen α (‐
α3.7/‐α4.2).
‐ 1 trường hợp dị hợp tử kép β0/β+
thalassemia (‐28AG và cd41/42=TCTT).
‐ 2 trường hợp dị hợp tử α và β thalassemia.
‐ 1 trường hợp dị hợp tử β thalassemia/HbE.
Trường hợp dị hợp tử kép 2 đột biến β0/β+ có
tiên lượng thể hiện kiểu hình bệnh thể nặng.
BÀN LUẬN
Chúng tôi chọn thiết kế nghiên cứu mô tả
hàng loạt ca tiến cứu là thiết kế phù hợp để khảo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 130
sát thai kỳ có nguy cơ bị bệnh nặng của từng cặp
vợ chồng mang gen dị hợp tử. Các xét nghiệm
huyết học để sàng lọc người mang gen là các xét
nghiệm phổ biến, diễn giải tương đối đơn giản
phù hợp với nhân viên y tế không thuộc chuyên
ngành huyết học. Các xét nghiệm sinh học phân
tử để chẩn đoán trước sinh đã được áp dụng và
chứng minh có giá trị cao tại bệnh viện Từ Dũ,
bệnh viện Nhi Trung ương
Đối tượng trong mẫu nghiên cứu đa phần
là nhóm lao động trí thức có trình độ văn hóa
cao, có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin. Tuy
nhiên, phần đông không biết trước về bệnh
thalassemia cũng như không biết bản thân và
chồng là người mang gen, có khả năng di
truyền bệnh cho con. Điều này phản ánh đa
phần người dân chưa tiếp cận được chương
trình tuyên truyền phòng ngừa bệnh
thalassemia. Chỉ khi người mang gen được
thăm khám tại các cơ sở được trang bị đầy đủ
thiết bị‐ kỹ thuật có thể tầm soát và chẩn đoán
bệnh hoặc đến khi sinh ra con bệnh thể nặng
thì mới biết về bệnh thalassemia. Tương tự 2
trường hợp trong mẫu nghiên cứu: 1 trường
hợp biết là người mang gen khi mang thai đến
25 tuần bị phù nhau thai, còn 1 trường hợp
phát hiện bệnh cho cha mẹ và con đầu sau khi
con thứ 2 biểu hiện thiếu máu nặng.
Chỉ số hồng cầu nhỏ nhược sắc trong mẫu
nghiên cứu giúp phát hiện được 92,6% người
mang gen. Trong một báo cáo của tác giả
Nguyễn Khắc Hân Hoan năm 2012 về giá trị của
MCH và MCV trong tầm soát trước sinh cho
thấy: tỉ lệ phát hiện của MCH là 95,6% cao hơn
so với MCV (88,9%), kết hợp MCH và/hoặc
MCV cho tỉ lệ phát hiện cao hơn: 96,4%(6). Việc
bỏ sót người mang gen bệnh do không ghi nhận
chỉ số MCV, MCH thấp có thể do đột biến gen
nhẹ gây bệnh thể ẩn hoặc có thể do hiện tượng
MCV, MCH trong khi mang thai hơi tăng hơn so
với lúc chưa mang thai và trong tam cá nguyệt 2
tăng hơn so với các giai đoạn khác của thai kỳ(8).
Tỉ lệ kết quả điện di Hb bình thường nhiều
hơn so với kết quả điện di bất thường và phù
hợp với kết quả xét nghiệm sinh học phân tử
là đột biến gen α globin. Trong sàng lọc bệnh
thalassemia, khi kết quả điện di Hb không có
bất thường thì cũng không loại trừ chẩn đoán
vì các thành phần Hb không thay đổi trong
bệnh α thalassemia.Trong mẫu nghiên cứu có
3 trường hợp α thalassemia có kết quả điện di
bất thường là do α thalassemia kết hợp với
bệnh HbE dị hợp tử.
Trong mẫu nghiên cứu đối tượng là cặp vợ
chồng, chúng tôi phát hiện ra 57 alen gồm 10
loại đột biến gây thalassemia. Các đột biến gen α
gấp 1,5 lần đột biến gen β, khác với trong nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Khắc Hân Hoan ghi
nhận đột biến gen α gấp 2 lần đột biến gen β(6).
Sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi
nhỏ trong khi nghiên cứu tại bệnh viện Từ Dũ
có cỡ mẫu rất lớn (1500 alen). Tuy nhiên, tỉ lệ đột
biến gen thường gặp nhất trong 2 nghiên cứu
phù hợp với nhau: đột biến ‐‐SEA đối với gen α
và đột biến codon 26 (HbE) đối với gen β, khác
với ở miền Bắc Việt Nam, đột biến thường gặp
nhất trong β thalassemia là codon 17
AAGTAG(3).
Về các alen β thalassemia, một nghiên cứu
của Svasti năm 2002 trên quần thể người Việt
Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tìm thấy
95% bệnh β thalassemia là do 8 loại đột biến
gây ra tương tự như nghiên cứu của Nguyễn
Khắc Hân Hoan: 98,2%(6,7). Nghiên cứu của
chúng tôi phát hiện ra 6 loại đột biến gen,
trong đó có 4 loại phù hợp vói 2 tác giả trên và
2 loại đột biến khác. Chúng tôi chỉ phát hiện ra
4 trong số 8 loại đột biến thường gặp đó
nhưng 4 đột biến này cũng chiếm đến 91,3%
các alen β thalassemia. Trong nghiên cứu của
Svasti và cs, HbE gặp trong hơn 60% các
trường hợp dị hợp tử kép cùng với đột biến
gen β globin nhưng không được tính vào các
loại đột biến gen β thalassemia như của chúng
tôi và các tác giả còn lại.
Về các alen α thalassemia, 4 loại đột biến: ‐‐
SEA, ‐α3.7, ‐α4.2 và αCS chiếm 100% trong
nghiên cứu của chúng tôi, đây là các đột biến
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 131
thường gặp tại Việt Nam, phù hợp với tác giả
Nguyễn Khắc Hân Hoan (98,7%) và Ngô Diễm
Ngọc (2012)(4).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ phát
hiện đột biến gen globin của thai là 59,26%, khác
với tỉ lệ di truyền theo lý thuyết là 75%. Không
có trường hợp nào đồng hợp tử. 4/27 trường hợp
chẩn đoán trước sinh (chiếm 14,8%) có tình
trạng dị hợp tử kép 2 đột biến cùng loại hay
khác loại (cả đột biến α và β globin). Nghiên cứu
của Nguyễn Khắc Hân Hoan năm 2011 với cỡ
mẫu lớn (290 trường hợp thai được chẩn đoán
trước sinh) có kết quả: 71,4% thai có mang gen
đột biến, trong đó 21,4% thai có kiểu gen bệnh
nặng gồm HbBart, HbH và β thalassemia thể
nặng. Sự khác biệt về tỉ lệ di truyền có thể do
nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trong thời
gian ngắn nên có cỡ mẫu nhỏ.
Chúng tôi phát hiện có 20 alen gây
thalassemia trong mẫu xét nghiệm dịch ối do 8
loại đột biến gây ra. Đột biến α và β thalassemia
đều chiếm 10 alen cho mỗi loại. Đột biến ‐‐SEA
thường gặp nhất trong các alen α thalassemia
(60%), còn lại là –α3.7 và –α4.2. Trong số các alen
β thalassemia, đột biến thường gặp nhất là HbE
(40%), kế đến là đột biến codon 41/42‐TCTT và
codon 71/72. Sự phân bố tần suất các loại đột
biến của thai cũng tương tự như của cha mẹ.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hân Hoan,
tỉ lệ alen α gấp 2 lần alen β và 2 loại đột biến
thường gặp nhất là ‐‐SEA và HbE tương tự như
trong nghiên cứu của chúng tôi.
Trong 5 trường hợp có tiền căn con trước
bệnh thalassemia, có 4 trường hợp thai lần này
không mang gen đột biến và trường hợp còn lại
thai có đột biến ‐‐SEA dạng dị hợp tử. Mục đích
của đề tài giúp phát hiện tình trạng mang gen
của thai nhi như thế nào trước khi sinh ra. Nếu
thai bị bệnh thể nặng cặp vợ chồng sẽ được tư
vấn chấm dứt thai kỳ. Nếu thai không bị bệnh
hoặc chỉ là người mang gen, cặp vợ chồng yên
tâm dưỡng thai đến ngày sinh.
Đối với trường hợp thai có mang gen dị hợp
tử kép 2 loại đột biến β0/β+, đối tượng đã được tư
vấn di truyền về khả năng thai bị bệnh thể nặng.
Tuy nhiên, trường hợp này không đồng ý chấm
dứt thai kỳ.
KẾT LUẬN
Thalassemia là bệnh lý di truyền và hiện nay
vẫn chưa có cách điều trị bệnh hiệu quả. Do đó,
phòng ngừa trẻ bệnh thalassemia thể nặng được
sinh ra là chiến lược quan trọng toàn cầu nhằm
giảm gánh nặng về bệnh tật và tâm lý cho toàn
xã hội. Bệnh di truyền theo gen lặn nên không
được quan tâm cho đến khi có trẻ bị bệnh nặng
được sinh ra. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này góp một phần nhỏ cùng với 2 đơn vị đứng
đầu lĩnh vực này tại Thành phố Hồ Chí Minh là
Từ Dũ và Hùng Vương thực hiện “Đề án nâng
cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền
vận động phát hiện – can thiệp sớm tật, bệnh ở
thai nhi và sơ sinh, giai đoạn 2011 – 2015 tại
thành phố Hồ Chí Minh”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David J. Weatherall (2010). The Thalassemias: Disorder of
Globin Synthesis. Williams Hematology Eighth Edition,
McGraw‐Hill.
2. Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam (2012). Thalassemia, Hà Nội,
Nhà xuất bản Y học.
3. Lý Thị Thanh Hà và cs (2012). Chẩn đoán di truyền trước sinh
bệnh Beta‐thalassemia tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí
nghiên cứu Y học số 1, Đại học Y Hà Nội.
4. Ngô Diễm Ngọc và cs (2012). Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân
tử trong phát hiện đột biến trên gen α globin của bệnh α
thalassemia. Tạp chí Nhi khoa tập 3, số 3&4, trang 337‐342.
5. Nguyễn Khắc Hân Hoan, Phạm Việt Thanh, Trương Đình
Kiệt, Lâm Thị Mỹ (2011). Chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia
trên 290 trường hợp thai. Tạp chí nghiên cứu Y học số 3.
6. Nguyễn Khắc Hân Hoan (2012). Giá trị MCV và MCH trong
tầm soát trước sinh thalassemia. Hội thảo sàng lọc trước sinh và
sau sinh ngày 15/12/2012.
7. Svasti ML et al (2002). Molecular analysis of β‐thalassemia in
South Vietnam. American Journal of Hematology, 71, 85‐88.
8. Tameika RJ (2008). Are published standards for haematological
indices in pregnancy applicable across populations: an evaluation in
healthy pregnant Jamaican women. BMC Pregnancy and
Childbirth, 8:8.
9. Thalassaemia International Federation (2008). Guidelines for
the clinical management of thalassaemia 2nd revised edition.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chan_doan_truoc_sinh_benh_di_truyen_cho_thai_o_27_cap_vo_cho.pdf