Hướng lan
Có đến 72,7% các trường hợp có khối u lan
vào ổ mắt, 21,2% các trường hợp u đã lan vào
hốc mũi, 15,2% các trường hợp khối u lan vào
xoang sàng và đặc biệt có 1 trường hợp (3,0%),
khối u đã lan vào não.
Việc xác định hướng lan của u là rất quan
trọng trong điều trị, một số trường hợp u lớn lan
vào ổ mắt và hốc mũi, việc chẩn đoán có thể dựa
vào lâm sàng. Tuy nhiên trong các trường hợp u
nhỏ hơn hay cần chẩn đoán phân biệt với u đích
thực hay u chèn ép gây bít tắc ứ đọng trong lòng
xoang thì chụp cắt lớp vi tính là cần thiết. Chụp
cắt lớp vi tính còn giúp ta chẩn đoán phân biệt u
nhầy với một số loại u khác của xoang bướm(3)
và xác định mức độ ăn mòn các vách xương.
Điều trị phẫu thuật
Các phương pháp phẫu thuật
Trong 33 trường hợp bệnh nhân u nhầy
được phẫu thuật có 28 trường hợp (84,8%) được
phẫu thuật nội soi mũi xoang đơn thuần và 5
trường hợp (15,2%) được phẫu thuật theo hai
đường phối hợp. So với các nghiên cứu về u
nhầy trước kia ở trong nước, thì tỷ lệ phẫu thuật
nội soi ngày càng tăng lên. Theo Nguyễn Chí
Hiểu tiến hành năm 2000(3) có tới 90,4% được
phẫu thuật bằng đường ngoài, chỉ có 9,6% qua
đường nội soi. Phẫu thuật nội soi có ưu điểm là
không có sẹo ngoài da, thời gian hậu phẫu ngắn,
các triệu chứng cơ năng giảm nhanh sau mổ hơn
so với đường ngoài. Thêm nữa, nội soi giúp ta
mở một đường dẫn lưu rộng rãi đủ để khối u
không tái phát.
Trong khi tiến hành phẫu thuật nội soi,
chúng tôi dùng kim số 14 để chọc thăm dò
trước, ở vùng phồng căng nhất, mà thường nhất
là ở vùng mặt trước xoang bướm. Nếu có dịch
nhầy đặc, chúng tôi sẽ tiến hành mở rộng ra tạo
thành đường dẫn lưu rộng rãi cho khối u. Kỹ
thuật này cũng đã được một số tác giả đề cập
đến(3,4,7).
Ngoài ra trường hợp u đã lan qua xoang
bướm vào não, thì đường phối hợp là cần thiết.
Nó vừa tạo điều kiện để dẫn lưu u nhầy một
cách rộng rãi, vừa giúp kiểm sóat tốt thành sau
xoang bướm.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chẩn đoán và điều trị u nhầy xoang bướm qua phẫu thuật nội soi mũi - xoang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
37
sexual function and sexual distress. The Journal of Sex Medicine
Jul;5(7):1681-93
6. Kadri N, McHichi Alami KH&McHakra Tahiri S (2002). Sexual
dysfunction in women: Population-based epidemiological
study. Archives of Women Mental Health,5; 59-63
7. McAnulty RD.; Burnette MM (2006). Sexual function and
dysfunction. Sex and Sexuality, volume 2 14-32.
8. Meston CM (2003) Validation of the Female Sexual Function
Index (FSFI) in Women with Female Orgasmic Disorder and
in Women with Hypoactive Sexual Desire Disorder. J Sex
Marital Ther 29:39-46.
9. Moreira ED, Brock G, Glasser DB, Nicolosi A, Laumann EO,
Paik A, Wang T, Gingell C (2005). Help-seeking behavior for
sexual problems: the Global Study of Sexual Attitudes and
Behaviors. Int J Cin Pract; 59:6-16.doi:10.111/j.1742-
1241,2005.00382x(PudMed(Cross Ref))
10. Najman J M, Dunne M, Boyle FM, Cook M D & Purdie D M
(2003). Sexual Dysfunction in the Australian population.
Australian Family Physician 32; 951-54.
11. Nguyễn Thành Như. Rối loạn tình dục nữ. Hội nghị Việt-Pháp
châu Á-Thái Bình Dương lần VIII, tháng 5/2008.
12. Nusbaum MR & Gamble G (2001). The prevalence and
important of sexual concerns among female military
beneficieries. Military Medicine Nov-Dec 166; 208-10.
13. Oksuz E, Malhan S (2005). Prevalence of male sexual
dysfunction and potential risk factors in Turkish men: a web-
based survey. Int J Import Res 17(6):539-45
14. Peeyananjarassri K, Liabsuetrakul T, Soonthornpun K,
Choobun T, Manopsilp P (2008). Sexual functioning in
postmenopausal women not taking hormone therapy in the
Gynecological and Menopause Clinic, Songklanagarind
Hospital measured by Female Sexual Function Index
questionnaire. J Med Assoc Thai May;91(5):625-32
15. Rosen R, Brown C, Heiman J, Leiblum S, Meston C, Shabsigh
R, et al (2000). The Female Sexual Function Index (FSFI): a
multidimensional self-report instrument for the assessment of
female sexual function. J Sex Marital Ther 26:191-208.
16. Sanders SA, Graham CA, Bass JL & Bancroft J (2001). A
prospective study of the effects of oral contraceptives on
sexuality and well-being and their relationship to
discontinuation. Contraception, 64;51-8
17. Singh JC, Tharyan P, Kekre NS, Singh G, Gopalakrishnan G
(2009). Prevalence and risk factors for female sexual
dysfunction in women attending a medical clinic in south
India. J Postgrad Med Apr-Jun;55(2):113-20.
18. Ulusoy E, Cayan S, Akbay E, Bozlu M, Canpolat B, Acar D
(2004). Prevalence of female sexual dysfunction and potential
factors that may impair sexual dysfunction in Turkish
women. Urol Int 72:52-7.
19. West SL, Vinikoor LC, Zolnoun D (2004). A systematic review
of the literature on female sexual dysfunction prevalence and
predictors. Annu Rev Sex Res 15: 40-172
20. Wiegel M, Meston C, Rosen R (2005). The Female Sexual
Function Index (FSFI): Cross-validation and Development of
Clinical Cutoff Scores. J Sex Marital Ther 31:1-20.
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ U NHẦY XOANG BƯỚM
QUA PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI-XOANG
Võ Thanh Quang*
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu triệu chứng lâm sàng và hình ảnh tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính của u
nhầy xoang bướm; Đánh giá kết quả điều trị u nhầy xoang bướm qua phẫu thuật nội soi mũi-xoang (NSMX).
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu lâm sàng mô tả từng ca có can thiệp trên 33 bệnh nhân u nhầy
xoang bướm được mổ NSMX tại BV Tai Mũi Họng TƯ từ 2005-2009.
Kết quả: Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu gồm đau đầu, ảnh hưởng thị lực (63,6), lồi mắt (9,1%) và song
thị (18,8%). Trên CT Scan phát hiện hình ảnh ăn mòn và tiêu xương ở 23 bệnh nhân (97,3%). Phẫu thuật nội
soi xoang bướm đơn thuần hoặc phối hợp được áp dụng cho tất cả bệnh nhân và tỷ lệ khỏi bệnh là 93,2%. Một
bệnh nhân (3,4%) có tái phát sau mổ.
Kết luận: triệu chứng lâm sàng chính của u nhầy xoang bướm là đau đầu, hình ảnh trên CT Scan là khối u
ngấm thuốc đều, ăn mòn và tiêu xương xung quanh. Điều trị bằng phẫu thuật NSMX là chỉ định hợp lý và cho
kết quả tốt ở 97%.
Từ khóa: U nhầy, xoang bướm, phẫu thuật nội soi xoang.
* Khoa Mũi Xoang, bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương
Tác giả liên lạc: BS. Võ Thanh Quang ĐT: 0913555115 Email: vothanhquang@vnn.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011
38
ABSTRACT
MUCOCELES OF THE SPHENOIDAL SINUSES: DIAGNOSIS AND TREATMENT BY ENDOSCOPIC
SINUS SURGERY (ESS)
Vo Thanh Quang * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 1 – 2011: 37 - 42
Objectives: Clinical and CT Scan findings of sphenoid sinus mucocele; Evaluate the results og the treatment by
EES.
Material and methods: Clinical trial with intervention on 33 patients treated at National ENT Hospital in
the period from 2005 to 2009 for sphenoid sinus mucocelle by FESS.
Results: The most frequent symptoms of sphenoidal mucocelle were headache, visual impairment (63,6%),
exophtalmy (9,1%) and diplopia (18,8%). Destruction of sinuses and antero-inferior bony wall of the sinus was
found in 23 patients (79.3%). Endoscopic intranasal surgery was applied to all patients, complete recovery was
observed in 27 (93.2%) patients. Recurrence was noted in one patient (3.4%).
Conclusions: the most important clinical finding of sphenoidal mucocele is headache and CT Scan sign is
an opacification tumor contrast with bony erosion of sinus walls. ESS is an optimal method for treatment with
g«d rÐult in 97%.
Key words: Mucocele, Sphenoidal, Endoscopic Sinus Surgery
ĐẶT VẤN ĐỀ
U nhầy xoang bướm là một bệnh lý lành tính
có nguyên nhân do tắc lỗ thông tự nhiên của
xoang. Bệnh lý này nếu không phát hiện và điều
trị sớm có thể gây ra những biến chứng nặng, do
khối u phát triển làm mòn và tiêu xương của
thành xoang, xâm lấn và chèn ép các cơ quan lân
cận, đặc biệt là não và màng não.
Trong giai đoạn đầu, u nhầy xoang bướm
thường khó chẩn đoán do đặc điểm và cấu trúc
giải phẫu phức tạp của vùng nền sọ, xoang
bướm và do bệnh triển chậm, kín đáo. Mặt khác,
những biểu hiện đầu tiên của u chủ yếu lại là
biểu hiện ở vùng mắt (mờ mắt). Giai đoạn sau
khối u phát triển gây đè đẩy, chèn ép, dẫn đến
các triệu chứng đau đầu, hạn chế vận động nhãn
cầu, biến dạng ổ mắt
Trong những năm gần đây nhờ sự phát triển
của các phương tiện chẩn đoán và điều trị hiện
đại như chụp cộng hưởng từ hạt nhân, cắt lớp vi
tính, nội soi mũi xoang việc chẩn đoán u nhầy
xoang bướm trở nên chính xác hơn và điều trị có
nhiều tiến bộ hơn. Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này với các mục tiêu:
- Nghiên cứu bệnh cảnh lâm sàng và hình
ảnh tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính
của u nhầy xoang bướm.
- Đánh giá kết quả điều trị u nhày xoang
bướm qua phẫu thuật NSMX.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
33 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị u
nhầy xoang bướm tại bệnh viện Tai Mũi Họng
trung ương từ năm 2005 đến 2009. Không phân
biệt tuổi, giới.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả lâm sàng từng ca có can
thiệp.
Chẩn đoán u nhầy xoang bướm dựa vào:
- Các triệu chứng lâm sàng, khám nội soi
hốc mũi.
- Chụp cộng hưởng từ hạt nhân hoặc cắt lớp
vi tính xoang theo 2 bình diện coronal và axial,
lát cắt dày 3 mm.
Các bệnh nhân sau đó được phẫu thuật
NSMX, mở vào xoang bướm bằng một trong hai
phương pháp:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
39
- Đường ngách bướm-sàng, mở rộng lỗ
thông xoang bướm, lấy thành trước xoang và
vách ngăn giữa 2 xoang.
- Đường xuyên xoang sàng trước-sau, mở
qua tế bào Onodi vào mặt trước xoang bướm,
lấy bỏ thành trước xoang.
Khối u trong xoang sau khi bộc lộ sẽ được
xác định bằng chọc kim số 14, hút ra dịch nhầy
đặc sánh, màu trắng đục. Lấy hết chất nhầy
trong xoang, lấy phần trước vỏ u, bộc lộ rộng
lòng xoang bướm, kiểm tra kỹ các thành, đặc
biệt là thành sau-ngoài đề phòng những tổn
thương mạch máu, thần kinh.
Chăm sóc và theo dõi sau mổ như quy trình
của phẫu thuật NSMX thường quy. Khám kiểm
tra theo dõi sau 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.
Thu thập số liệu, thống kê và xử lý theo
chương trình SPSS 9.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tuổi và giới
Lớn nhất là 82 tuổi, nhỏ nhất là 10 tuổi,
trung bình 46,3 tuổi, gồm 18 nam và 15 nữ, tỷ lệ
nam là 54,5% và nữ là 45,5%.
Bảng 1: Phân bố giới
Giới Số bệnh nhân %
Nam 18 54,5
Nữ 15 45,5
Tổng số 33 100
Nơi đến khám ban đầu
Bảng 2: Nơi đến khám ban đầu.
Giới Số bệnh nhân %
Mắt 22 66,67%
Tai Mũi Họng 11 33,34%
Tổng số 33 100
Chỉ có 33,3% bệnh nhân đến khám tại cơ sở
Tai Mũi Họng đầu tiên, còn lại có tới 66,7% đến
khám đầu tiên tại chuyên khoa Mắt.
Triệu chứng mắt
Bảng 3: Các triệu chứng mắt
Triệu chứng Số lượng %
Mờ mắt 21 63,6
Nhìn đôi 6 18,8
Lồi mắt 3 9,1
Triệu chứng Số lượng %
Sụp mi 2 6,1
Hạn chế vận động nhãn cầu 1 3,0
2/3 số bệnh nhân có biểu hiện mờ mắt ở các
mức độ khác nhau (63,6%), 18,8% có nhìn đôi,
sụp mi gặp ở 2 bệnh nhân (6,1%) và hạn chế vận
động nhãn cầu chỉ gặp ở 1 bệnh nhân.
Triệu chứng mũi xoang
36.4 33.3
42.4
9.1
69.7
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Giãn rộng ngách
bướm sàng
Ngạt mũi
Phồng mặt trước
xoang
Ping pong
Đau nhức
Biểu đồ 1: Các triệu chứng mũi xoang
Đau nhức đầu kiểu xoang sau, vùng chẩm,
gáy gặp ở 2/3 trường hợp (69,7%), phồng mặt
trước xoang bướm (42,4%), ngạt mũi gặp ở 1/3
số bệnh nhân (33,3%) và dấu hiệu dãn rộng, đẩy
phồng ngách bướm-sàng gặp ở 36,7%.
Hướng lan
Bảng 4: Hướng lan của khối u
Hướng lan của khối u Số lượng %
Lan vào ổ mắt 24 72,7
Lan vào xoang bướm 8 24,2
Lan vào hốc mũi 7 21,2
Lan vào xoang sàng 5 15,2
Lan vào não 1 3,0
72,7% các trường hợp có khối u lan vào ổ
mắt, 21,2% các trường hợp u đã lan vào hốc
mũi, 15,2% các trường hợp khối u lan vào
xoang sàng và đặc biệt có 1 trường hợp khối u
đã lan vào não.
Điều trị phẫu thuật
Các phương pháp phẫu thuật
Bảng 5: Các đường phẫu thuật
Đường phẫu thuật Số lượng %
Đường nội soi 28 84,84
Đường phẫu thuật 5 15,16
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011
40
Có 28 trường hợp (84,8%) được phẫu
thuật nội soi mũi xoang đơn thuần và 5
trường hợp (15,2%) được phẫu thuật theo hai
đường phối hợp.
Kết quả điều trị phẫu thuật
Trong số 33 trường hợp u nhầy đã phẫu
thuật thì 32 bệnh nhân có tiến triển rất tốt.
Không tái phát trong suốt thời gian theo dõi.
Có 1 trường hợp tái phát sau mổ nội soi,
bệnh nhân quay trở lại với triệu chứng tái phát
rất sớm, sau 4 tháng kể từ khi phẫu thuật.
BÀN LUẬN
Tuổi và giới
Tuổi trung bình là 46,3 tuổi, lớn nhất là 82
tuổi, nhỏ nhất là 10 tuổi. Kết quả này cũng phù
hợp với nghiên cứu của các tác giả như
Perrin(5), Nguyễn Huy Tần(7), trong đó cho
thấy, u nhầy xoang bướm có thể gặp ở hầu hết
các lứa tuổi, thường trội hơn vào tuổi trung
niên. Chúng tôi không gặp trường hợp nào
nhỏ dưới 10 tuổi.
Tỷ lệ nam là 54,5% và nữ là 45,5%, sự khác
biệt về giới là không có ý nghĩa thống kê. Nhận
xét này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Huy Tần(7).
Nơi đến khám ban đầu
Chỉ có 33,3% bệnh nhân đến khám tại cơ sở
Tai Mũi Họng đầu tiên, còn lại 66,7% đến
khám đầu tiên tại chuyên khoa Mắt. Nhận xét
này phù hợp với kết quả nghiên cứu của hầu
hết các tác giả trong và ngoài nước như
Nguyễn Chí Hiểu(3), Har-El và cs(2), Klossek(4)
và Wang TJ(8). Sở dĩ có điều này là do liên quan
giải phẫu chặt chẽ giữa xoang bướm và hốc
mắt cũng như dây thần kinh thị giác. Khi u
trong xoang phát triển to ra thường đè đẩy, ăn
mòn các thành xương và đi qua những chỗ yếu
của thành xoang như thành sau xoang sàng,
thành bên xoang bướm để vào ổ mắt gây lồi
mắt và chèn ép thần kinh thị gây nhìn mờ(2,4).
Đây là lý do chủ yếu khiến bệnh nhân lo lắng
và thường tới chuyên khoa Mắt để khám
trước. Theo Nguyễn Huy Tần(7), một số bệnh
nhân có thể có dấu hiệu đau căng trong đầu
kéo dài nhiều năm, đến khám tại chuyên khoa
thần kinh, được chỉ định chụp cộng hưởng từ
hạt nhân từ đó mới phát hiện có khối u xoang
bướm và chuyển đến chuyên khoa Tai Mũi
Họng.
Triệu chứng mắt
Có tới 63,6% bệnh nhân có biểu hiện mờ
mắt. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên
cứu của Phạm Thắng (82,8%) và chênh lệch
không có ý nghĩa với Nguyễn Huy Tần(7). Nó
cũng phù hợp với lý thuyết cho rằng u nhầy
xoang bướm phát triển rộng ra thường gây ăn
mòn, đè đẩy xương thành trong hoặc trên trong
của xoang bướm gây chèn ép dây thần kinh thị
từ đó ảnh hưởng đến thị lực.
Có 3 trường hợp lồi mắt, điều này được lý
giải là do u phát triển chủ yếu ra phía trước, đè
đẩy thành sau ổ mắt gây lồi mắt.
Ngoài ra các triệu chứng khác như nhìn đôi,
sụp mi, hạn chế vận động nhãn cầu cũng chiếm
những tỷ lệ khác nhau (18,8%, 6,1%, 3,0%). Các
triệu chứng này chứng tỏ u đã lan rộng vào hốc
mắt gây chén ép các cơ và thần kinh của mắt(8).
Tuy nhiên, so với các nghiên cứu trước đây(3,7),
thì tỷ lệ này có giảm. Điều này cho thấy trong
thời gian gần đây bệnh nhân u nhầy xoang
bướm đã được phát hiện và điều trị ở giai đoạn
sớm hơn, khi u chưa lan nhiều vào hốc mắt.
Triệu chứng mũi xoang
Triệu chứng mũi xoang chủ yếu là hiện
tượng đè đẩy làm phồng mặt trước xoang bướm
(42,4%). Tuy nhiên, dấu hiệu này không thấy
được khi khám thông thường mà phải qua nội
soi hốc mũi kỹ càng mới phát hiện được. Trong
giai đoạn đầu sự phồng nhẹ mặt trước xoang
bướm nếu không thăm khám và chú ý kỹ thì
cũng khó phát hiện ra.
Dấu hiệu bóng bàn còn gọi là dấu hiệu ping
pong, là biểu hiện của khối u ăn mòn mặt trước
xoang, phát hiện được khi dùng que thăm đầu
tù thăm dò vào khối u thấy có cảm giác căng và
“bập bồng”như quả bóng bàn hoặc có thể thấy
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
41
một vùng khuyết trên xương. Đây được coi là
dấu hiệu đặc trưng cho u nhầy, tuy vậy, trong
nghiên cứu này dấu hiệu ping pong có tỷ lệ
không cao (9,1%) có lẽ do việc thăm khám phát
hiện còn nhiều khó khăn.
Ngạt mũi (33,3%) là triệu chứng đặc trưng
của bệnh lý mũi xoang. Tuy nhiên, trên các bệnh
nhân u nhầy triệu chứng này thường xuất hiện
muộn sau triệu chứng mắt và lại thường là một
bên, ít gây phiền tóai cho bệnh nhân, nên
thường chỉ phát hiện qua hỏi bệnh, thăm khám,
ít khi bệnh nhân đến khám vì lý do này.
Giãn rộng, đẩy phồng ngách bướm sàng là
một triệu chứng quan trọng, khi có dấu hiệu
này, ta có thể chẩn đoán được là khối u đã lan
đến sát và đẩy dồn khiến vách mũi xoang chỉ
còn là một vách mỏng. Phẫu thuật nội soi trong
trường hợp này là lý tưởng, vì chỉ cần chọc dò u
tại điểm phồng nhất, xác định đúng vị trí rồi mở
rộng lỗ chọc dò là có thể tạo một đường dẫn lưu
cho u nhầy(7). Trong nghiên cứu của chúng tôi,
qua thăm khám lâm sàng kết hợp với nội soi,
triệu chứng này chiếm 36,4% các trường hợp.
Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của
các tác giả sử dụng phương pháp thăm khám
nội soi(5) và cao hơn so với các tác giả sử dụng
phương pháp thăm khám thông thường(3).
Đau nhức là triệu chứng thường gặp của u
nhầy xoang bướm, khi u phát triển to ra gây
chèn ép, đè đẩy nền sọ, làm hẹp đường dẫn lưu
gây ứ tắc dịch tiết, tạo điều kiện cho viêm xoang
phát triển. Trong nghiên cứu của chúng tôi có
69,7% các trường hợp bệnh nhân được hỏi phàn
nàn về triệu chứng này. Nhức đầu thường âm ỉ,
nặng trong đầu, không xác định được cụ thể vị
trí đau nhưng bệnh nhân thường có cảm giác
đau vùng đỉnh kéo dài, thậm chí nhiều năm,
dùng các thuốc giảm đau không đỡ.
Hướng lan
Có đến 72,7% các trường hợp có khối u lan
vào ổ mắt, 21,2% các trường hợp u đã lan vào
hốc mũi, 15,2% các trường hợp khối u lan vào
xoang sàng và đặc biệt có 1 trường hợp (3,0%),
khối u đã lan vào não.
Việc xác định hướng lan của u là rất quan
trọng trong điều trị, một số trường hợp u lớn lan
vào ổ mắt và hốc mũi, việc chẩn đoán có thể dựa
vào lâm sàng. Tuy nhiên trong các trường hợp u
nhỏ hơn hay cần chẩn đoán phân biệt với u đích
thực hay u chèn ép gây bít tắc ứ đọng trong lòng
xoang thì chụp cắt lớp vi tính là cần thiết. Chụp
cắt lớp vi tính còn giúp ta chẩn đoán phân biệt u
nhầy với một số loại u khác của xoang bướm(3)
và xác định mức độ ăn mòn các vách xương.
Điều trị phẫu thuật
Các phương pháp phẫu thuật
Trong 33 trường hợp bệnh nhân u nhầy
được phẫu thuật có 28 trường hợp (84,8%) được
phẫu thuật nội soi mũi xoang đơn thuần và 5
trường hợp (15,2%) được phẫu thuật theo hai
đường phối hợp. So với các nghiên cứu về u
nhầy trước kia ở trong nước, thì tỷ lệ phẫu thuật
nội soi ngày càng tăng lên. Theo Nguyễn Chí
Hiểu tiến hành năm 2000(3) có tới 90,4% được
phẫu thuật bằng đường ngoài, chỉ có 9,6% qua
đường nội soi. Phẫu thuật nội soi có ưu điểm là
không có sẹo ngoài da, thời gian hậu phẫu ngắn,
các triệu chứng cơ năng giảm nhanh sau mổ hơn
so với đường ngoài. Thêm nữa, nội soi giúp ta
mở một đường dẫn lưu rộng rãi đủ để khối u
không tái phát.
Trong khi tiến hành phẫu thuật nội soi,
chúng tôi dùng kim số 14 để chọc thăm dò
trước, ở vùng phồng căng nhất, mà thường nhất
là ở vùng mặt trước xoang bướm. Nếu có dịch
nhầy đặc, chúng tôi sẽ tiến hành mở rộng ra tạo
thành đường dẫn lưu rộng rãi cho khối u. Kỹ
thuật này cũng đã được một số tác giả đề cập
đến(3,4,7).
Ngoài ra trường hợp u đã lan qua xoang
bướm vào não, thì đường phối hợp là cần thiết.
Nó vừa tạo điều kiện để dẫn lưu u nhầy một
cách rộng rãi, vừa giúp kiểm sóat tốt thành sau
xoang bướm.
Kết quả điều trị
Trong số 33 trường hợp u nhầy đã phẫu
thuật thì 32 bệnh nhân có tiến triển rất tốt, xoang
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011
42
bướm được dẫn lưu rộng rãi, hốc mổ khi khám
lại sau thời gian 3 tháng, 6 tháng và 1 năm đều
rất rộng, niêm mạc trở lại gần như bình thường
với các mạch máu tân tạo rõ rệt, không hình
thành khối u tái phát.
Có 1 trường hợp tái phát sau mổ nội soi,
bệnh nhân quay lại với triệu chứng tái phát sau
4 tháng kể từ khi phẫu thuật. Đây là một bệnh
nhân ở xa, không đến theo dõi và làm thuốc sau
phẫu thuật, khi khám lại thì u phát triển đã to,
hốc mũi xơ dính hoàn toàn, khiến cho việc phẫu
thuật lại rất khó khăn.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 33 trường hợp bệnh nhân u
nhầy xoang bướm được điều trị tại Bệnh viện
Tai Mũi Họng trung ương từ năm 2005 đến năm
2009 thấy có những đặc điểm nổi bật như sau:
Về lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh
- U nhầy thường được phát hiện ở lứa tuổi
trung niên.
- Không có sự khác biệt về giới.
- Bệnh nhân thường đến khám tại chuyên
khoa mắt trước, triệu chứng lâm sàng về mắt biểu
hiện nhiều và rõ ràng hơn triệu chứng mũi-
xoang.
- Triệu chứng lâm sàng chủ yếu bao gồm
đau đầu, ảnh hưởng thị lực (63,6), lồi mắt (9,1%)
và song thị (18,8%). Vị trí và hướng lan phát
hiện qua khám nội soi, cắt lớp vi tính hoặc cộng
hưởng từ hạt nhân có giá trị quyết định trong
điều trị.
Về phương pháp điều trị
- Phẫu thuật nội soi là chỉ định lý tưởng khi
u còn khu trú hoặc mới lan ra hốc mũi, xoang
sàngvà cho kết quả tốt ở 97% các trường hợp.
- Đường phối hợp được chỉ định khi khối u
lan rộng xâm lấn vào nội sọ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bourdiniere J., Leclech G., Varenne A., et al (1986). “Apport de
l’imagerie par resonnance magenetique en pathologie cranio-
faciale‘’. Ann. Oto-Laryngol, Paris, (vol. 103) p. 547-553.
2. Har-El, Gady M.D (2001). ‘’Endoscopic management of 108 sinus
mucoceles’’, laryngoscope, (Vol.111.),No.12, p.2131 - 2134.
3. Nguyễn Chí Hiểu (2000). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và
điều trị các u nhầy xoang mặt tại viện Tai-Mũi-Họng”. Luận văn
tốt nghiệp Bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
4. Klossek J.M., Serrano E., Dessi P., Fontanel J.P (2004).
“Chirurgie mucocele”, Chirurgie endonasale sous guidage
endoscopique, Mason, Paris, p.123-125.
5. Perrin C., Bodelet B (1973). “Mucoceles: Etude critique essai
d’interpretation pathogenique deductions therapeutiques”. Cahiers
d’ORL, tom. 8, No. 4, p. 329 - 353.
6. Raji.A., Detsouli M (1995). “Les mucoceles sinusiennes”, annales
d’oto - laryngologie et de chirurgie cervico - faciale, (Vol.112),
p.73 - 77.
7. Nguyễn Huy Tần (2005). “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị
u nhày trán sàng”. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú bệnh
viện, Đại học Y Hà Nội, tr.1-2, tr. 38-53.
8. Wang T.J., Liao S.L., Jou J.R., and Lin L.L (2005). “Clinical
manifestations and management of orbital mucoceles: the role of
ophthalmologists”. Jpn. J Ophthalmol., (Vol. 49), No. 3, p. 239-
245.
9. Yardeni Eli (1995). “Les mucoceles sinusiennes : Place de la
chirgurgie endoscopique”, la these pour le doctorat d’etat en
medecine, Toulouse III facultes de medecine, p. 1-86.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chan_doan_va_dieu_tri_u_nhay_xoang_buom_qua_phau_thuat_noi_s.pdf