Chấn thương ở học sinh tại thị trấn Vĩnh Bình huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang

Các hộ gia ñình cần quản lí tốt các thú nuôi trong nhà (chó). Bên cạnh ñó, các cơ quan chức năng cần phải quản lý việc nuôi thú vật trong gia ñình tốt hơn ñể tránh ảnh hưởng ñến sức khỏe của các em học sinh cũng như người dân. Phụ huynh học sinh cần phải quan tâm thiết kế, bày trí các vật dụng và dọn dẹp nhà (ñặc biệt là sân nhà) như tránh lót gạch quá trơn bóng và thường xuyên quét dọn không ñể ñóng rong rêu tại sân nhà ñể ñảm bảo cho trẻ vui chơi, sinh hoạt thật an toàn. Phần lớn các trường hợp chấn thương xảy ra chủ yếu ở học sinh cấp 1. Vì vậy, nhà trường và gia ñình phải ñặc biệt quan tâm ñến ñối tượng này, cần giáo dục cho trẻ về phòng ngừa các nguyên nhân gây chấn thương như chó cắn, té ngã, tai nạn giao thông cũng như giám sát trẻ tốt hơn. Cần có một nghiên cứu lớn hơn nhằm ñánh giá cụ thể, rõ ràng hơn tình hình chấn thương cũng như các yếu tố liên quan ñến chấn thương ở học sinh

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chấn thương ở học sinh tại thị trấn Vĩnh Bình huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 167 CHẤN THƯƠNG Ở HỌC SINH TẠI THỊ TRẤN VĨNH BÌNH HUYỆN GÒ CÔNG TÂY TỈNH TIỀN GIANG Dương Tiểu Phụng*1 TÓM TẮT Đặt vấn ñề: Chấn thương ở trẻ hiện ñang là một vấn ñề y tế công cộng toàn cầu và là nguyên nhân chính dẫn ñến tử vong, nhập viện và tàn tật ở trẻ, ñặc biệt ñối với ñối tượng học sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình hình chấn thương ở học sinh tại Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang từ tháng 05 năm 2008 ñến tháng 05 năm 2009. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, lấy thông tin về chấn thương ở học sinh từ tháng 5-2008 ñến tháng 5- 2009 tại Vĩnh Bình huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ học sinh bị chó cắn là 44%, 38% học sinh bị té ngã, 13% học sinh bị tai nạn giao thông. Có 76% học sinh bị chấn thương tay chân. Tỷ lệ học sinh bị chấn thương tại ñầu mặt cổ là 21%. Phần lớn học sinh bị trầy xước (42%). Các trường hợp chấn thương ở học sinh chủ yếu xảy ra tại nhà (38%), trên ñường phố (33%) và trường học (12%). Đa số học sinh bị chấn thương khi ñang vui chơi (55%). Hầu hết các chấn thương là nhẹ (88%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi, trình ñộ học vấn của học sinh, ñịa ñiểm xảy ra chấn thương với các loại chấn thương. Kết luận: Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp cho ngành y tế phối hợp với ngành giáo dục trong việc xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe cũng như các chương trình phòng ngừa chấn thương học ñường ngày càng hiệu quả hơn. Từ khóa: Chấn thương ở học sinh, chấn thương ở trường học. ABSTRACT SCHOOL INJURIES IN VINH BINH TOWN, GO CONG TAY DISTRICT, TIEN GIANG PROVINCE Duong Tieu Phung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 167 - 172 Background: Nowadays, child injuries are a global public health problem and are major cause that resulted in deaths, hospitalization and disability in children, particularly in students. Objectives: Survey injuries of students in Vinh Binh town, Go Cong Tay district, Tien Giang province from May 2008 to May 2009. Method: Retrospective study. Collecting information about injuries of students in Vinh Binh town, Go Cong Tay district, Tien Giang province from may 2008 to may 2009. Results: The percentage of students who were bitten by dog are 44%, 38% of students fell, 13% of students had road traffic accidents. There are 76% of students got wounds in arm and legs. The proportion of students who got hurt in the head, the face and the neck were 21%. The major of students had abrasions (42%). Injuries occurred most frequently at home (38%), on the street (33%) and inside the school (12%). Most students got hurt during recreation activities (55%). Most injuries were relatively mild (88%). There are significant differences in the proportion of students getting injuries between age groups, learning capacity of student and the places of injuries. Conclusion: The results will basis to help either the schools or the health organizations to give health education programmers as well as school injury prevention programmers more and more effective. Keywords: student injuries, school injuries. *Viện Vệ sinh - Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ liên lạc: CN Dương Tiểu Phụng -ĐT: 08.38559503 - Email:duongtieuphung@ihph.org.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 168 ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em là một lực lượng ñang trong giai ñoạn phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lý. Đó là giai ñoạn hình thành các kỹ năng cần thiết cho suốt cuộc ñời. Vì vậy, trẻ cần có một môi trường sống an toàn và lành mạnh nhằm ñảm bảo cho sự phát triển ñầy ñủ về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh ñó, trẻ có quyền ñược chăm sóc, quyền ñược bảo vệ an toàn, ñặc biệt là quyền ñược bảo vệ khỏi những chấn thương và bạo hành. Thật vậy, chấn thương ở trẻ hiện ñang là một vấn ñề y tế công cộng toàn cầu và là nguyên nhân chính dẫn ñến tử vong, nhập viện và tàn tật ở trẻ. Ngoài ra, nó còn gây ra những ảnh hưởng rất lớn về kinh tế cho gia ñình và xã hội. Vào năm 2005, WHO và UNICEF ñã kêu gọi sự nỗ lực toàn cầu ñể phòng ngừa chấn thương ở trẻ. Theo WHO ước tính có khoảng 950.000 trẻ <18 tuổi bị tử vong do chấn thương trong năm 2004, mỗi ngày có khoảng 2000 trẻ bị tử vong do chấn thương có thể phòng ngừa ñược. Những chấn thương ở trẻ chủ yếu là do tai nạn giao thông, ñuối nước, bỏng, té ngã và ngộ ñộc. Gánh nặng về chấn thương ở trẻ chủ yếu là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (hơn 95%)(8). Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ chấn thương ở trẻ cao. Theo ñiều tra về chấn thương tại Châu Á, Việt Nam có khoảng 80/100.000 trẻ 0-17 tuổi bị các chấn thương dẫn ñến tử vong, chủ yếu là ở vùng nông thôn. Trong ñó ñuối nước, tai nạn giao thông, ngộ ñộc là những nguyên nhân chủ yếu dẫn ñến tử vong và té ngã là nguyên nhân hàng ñầu dẫn ñến tàn tật vĩnh viễn(6). Ở trẻ em, chấn thương là nguyên nhân hàng ñầu dẫn ñến tử vong chiếm ñến hơn 70% tổng số các trường hợp tử vong. Ở trẻ, số tử vong do chấn thương cao hơn 5 lần số tử vong do bệnh truyền nhiễm và hơn 4 lần số bị tử vong do bệnh không truyền nhiễm(5). Chấn thương còn là một trong những nguyên nhân hàng ñầu dẫn ñến tử vong và tàn tật ở học sinh. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn còn ít sự quan tâm cũng như các nghiên cứu về những chấn thương ảnh hưởng ñến học sinh. Vì vậy, việc nghiên cứu về vấn ñề này là rất cần thiết và quan trọng. Tại Tiền Giang, tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng ñầu dẫn ñến nhập viện và tử vong ở trẻ vị thành niên trong năm 2007(1). Trong ñó, tình hình chấn thương ở trẻ em tại huyện Gò Công Tây vẫn còn xảy ra khá thường xuyên. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về vấn ñề này trên ñối tượng học sinh tại vùng. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này ñể tìm hiểu về chấn thương ở học sinh tại Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây. Đây cũng là vùng có các ñiều kiện ñặc trưng cho huyện như nhiều sông, kênh rạch, nằm trên ñường quốc lộ ñi Thành phố Hồ Chí Minh và các huyện lân cận. Vậy tình hình chấn thương và các yếu tố nào liên quan ñến chấn thương ở học sinh tại vùng? Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn tổng thể về tình hình và các yếu tố liên quan ñến chấn thương ở học sinh. Từ ñó cung cấp những thông tin cần thiết trong việc xây dựng chương trình chương trình giáo dục cũng như chương trình phòng ngừa chấn thương ở trẻ em tuổi học ñường ngày càng hiệu quả hơn, làm giảm gánh nặng chi phí cho các hoạt ñộng cấp cứu, phục hồi chức năng cho các trường hợp chấn thương tại vùng. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trong giai ñoạn tới. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát tình hình chấn thương ở học sinh tại Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang từ tháng 05 năm 2008 ñến tháng 05 năm 2009. Mục tiêu cụ thể Xác ñịnh tỷ lệ các loại chấn thương ở học sinh tại Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang từ tháng 05 năm 2008 ñến tháng 05 năm 2009. Xác ñịnh tỷ lệ tử vong do chấn thương ở học sinh tại Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang từ tháng 05 năm 2008 ñến tháng 05 năm 2009. Mô tả ñặc ñiểm chấn thương: vị trí bị chấn thương, hình thái tổn thương, tác nhân gây chấn thương, thời gian, ñịa ñiểm, hoàn cảnh xảy ra chấn thương, sử dụng rượu/bia, sơ cấp cứu ban ñầu, mức ñộ nghiêm trọng của chấn thương. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 169 Xác ñịnh mối liên quan giữa chấn thương và tử vong do chấn thương ở học sinh với các yếu tố: tuổi, giới, trình ñộ học vấn của học sinh, trình ñộ học vấn của cha, trình ñộ học vấn của mẹ, sử dụng rượu/bia, ñội mũ bảo hiểm, khả năng biết bơi, phương tiện ñến trường, thời gian, ñịa ñiểm xảy ra chấn thương, sơ cấp cứu ban ñầu. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Hồi cứu Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu Lấy thông tin về chấn thương ở học sinh từ tháng 5-2008 ñến tháng 5-2009 tại thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông học tại các trường huyện Gò Công Tây. Dân số chọn mẫu Học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông học tại các trường tại thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang bị chấn thương từ tháng 05-2008 ñến tháng 05-2009. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu toàn bộ, tất cả học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông của thị trấn Vĩnh Bình. Dựa vào danh sách học sinh nghỉ học của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tại Vĩnh Bình, chọn tất cả học sinh nghỉ học do chấn thương từ 05/2008 ñến 05/2009. Trong nghiên cứu này, thông tin thu thập là những trường hợp chấn thương có mức ñộ ñủ nghiêm trọng cần ñến can thiệp về y tế hoặc phải nghỉ học ít nhất là 1 ngày. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc ñiểm mẫu nghiên cứu Học sinh ở ñộ tuổi 5-9 tuổi bị chấn thương chiếm tỷ lệ cao nhất (46%), cao hơn tỷ lệ học sinh ở ñộ tuổi 15-18 và ñộ tuổi 10-14 (32% và 22%). Kết quả này cũng tượng tự với ñiều tra về tình hình chấn thương của UNICEF phối hợp với Bộ Y tế (2). Tỷ lệ học sinh nam bị chấn thương cao hơn khoảng 2 lần so với nữ sinh (62% so với 38%). WHO cũng cho thấy nam có nguy cơ gấp 2 lần so với nữ, cả về gánh nặng bệnh tật và tử vong do những chấn thương(8). Một số nghiên cứu tiến hành tại trường học cũng cho thấy tỷ suất chấn thương ở nam cao hơn ở nữ(7). Nguyên nhân có thể do nam sinh thường năng ñộng, nghịch ngợm hơn nữ sinh. Trình ñộ học vấn của cha học sinh chủ yếu là cấp 2 (53%), tỷ lệ trình ñộ học vấn của cha học sinh ≥cấp 3 là 31%. Tỷ lệ trình ñộ học vấn là cấp 2 của mẹ học sinh là 45%, tỷ lệ trình ñộ học vấn ≤cấp 1 là 31%. Vì ñây là vùng nông thôn nên phần lớn trình ñộ học vấn của người dân không cao, chủ yếu là cấp 2. Tỷ lệ các loại chấn thương và tử vong do chấn thương ở học sinh Bảng 1. Tỷ lệ các loại chấn thương ở học sinh (n=85) Chấn thương Tần số Tỷ lệ (%) Động vật cắn/tấn công (chó cắn) 37 44 Té ngã 32 38 TNGT 11 13 Đánh nhau 1 1 Bỏng 1 1 Đuối nước 0 0 Ngộ ñộc 0 0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 170 Chấn thương Tần số Tỷ lệ (%) Khác (Đạp ñinh) 3 3 Tổng 85 100 Bảng 1 cho thấy tỷ lệ học sinh bị chó cắn và té ngã là cao nhất (44% và 38%). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả ñiều tra của UNICEF và Bộ Y tế: ñộng, súc vật cắn/tấn công và té ngã là một trong những nguyên nhân hàng ñầu gây chấn thương cho trẻ(2). Tương tự một số kết quả từ cuộc ñiều tra cắt ngang chấn thương quốc gia tại Việt Nam cũng cho thấy tại vùng ñồng bằng sông Cửu Long tỷ suất chấn thương do súc vật cắn ñứng hàng thứ hai (1.464/100.000)(3). Bên cạnh ñó, một nghiên cứu ñược thực hiện tại thành phố Maanshan, phía ñông Trung Quốc cũng chỉ ra rằng hầu hết những chấn thương ở học sinh là té ngã (38%)(4). Trong nghiên cứu, không có trường hợp nào học sinh bị tử vong do chấn thương. Điều này có thể do những trẻ bị tử vong do chấn thương trong thời gian ñiều tra là những ñối tượng không ñi học nên không ghi nhận ñược những ñối tượng này. Đặc ñiểm chấn thương Có 76% học sinh bị chấn thương tay chân. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu về chấn thương ở học sinh tại các trường trung học cơ sở tại Ninh Bình(7). Trong nghiên cứu này phần lớn vị trí chấn thương ở học sinh là tay chân vì ña số các em học sinh bị chấn thương là do chó cắn (44%). Phần lớn các chấn thương ở học sinh là trầy xước (42%) và vết thương hở (27%). Tỷ lệ học sinh bị gãy xương là 21% có thể do ña số các em bị té ngã (38%), vị trí gãy xương chủ yếu là tay/chân. Tác nhân gây chấn thương chủ yếu cho học sinh là ñộng vật (chó) (42%). Trong số các tác nhân gây chấn thương cho học sinh, có 18% là do xe, chủ yếu là môtô (72%). Do ñó phụ huynh học sinh và nhà trường cần phải quan tâm, giáo dục về an toàn giao thông cho các em học sinh ñể tránh những trường hợp ñáng tiếc có thể xảy ra trong tình hình giao thông phức tạp như hiện nay. Tỷ lệ học sinh bị chấn thương gây ra do các dụng cụ trong trường học là 4%, trong ñó 67% là các dụng cụ thể thao. Bảng 2. Địa ñiểm xảy ra chấn thương (n=85) Địa ñiểm Tần số Tỷ lệ (%) Nhà 32 38 Sân nhà 21 62 Phòng khách 9 26 Nhà bếp 3 9 Khác (Phòng ngủ) 1 3 Trên ñường phố 28 33 Trường học 10 12 Sân chơi 7 64 Phòng/sân thể dục thể thao 3 27 Phòng học 1 9 Khác (nhà hàng xóm, sân vận ñộng,..) 15 17 Tổng 85 100 Bảng 2 cho thấy phần lớn các trường hợp chấn thương ở học sinh xảy ra tại nhà (38%). Điều tra về tình hình chấn thương của UNICEF và Bộ Y tế cũng cho thấy nơi xảy ra chấn thương chủ yếu là ở nhà (52%)(2). Vì phần lớn thời gian của các em là tại nhà nên các hoạt ñộng sinh hoạt, vui chơi của các em chủ yếu diễn ra tại ñây nên ña số các chấn thương nếu có phần lớn xảy ra tại nhà. Trong ñó có 62% trường hợp xảy ra tại sân nhà và 26% trường hợp xảy ra tại phòng khách. Đây là những ñịa ñiểm mà chủ yếu các em sinh hoạt và vui chơi tại ñó. Vì thế các bậc phụ huynh cần phải ñặc biệt quan tâm thiết kế những nơi này thật an toàn cho trẻ vui chơi, sinh hoạt như tránh lót gạch quá trơn bóng và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 171 thường xuyên quét dọn không ñể ñóng rong rêu tại sân nhà,... Tỷ lệ học sinh bị chấn thương xảy ra tại trường học là 12%, chủ yếu tại sân chơi (64%) do ñây là nơi các em tham gia các hoạt ñộng vui chơi, giải trí, chạy nhảy. Bên cạnh ñó, phòng/sân thể dục thể thao cũng là một trong những ñịa ñiểm thường xảy ra các trường hợp chấn thương (27%). Tỷ lệ học sinh bị chấn thương cao nhất khi ñang vui chơi (55%), ñang tham gia giao thông (27%) và ñang làm việc nhà (11%). Kết quả này tương tự với kết quả của cuộc ñiều tra của UNICEF và Bộ Y tế vào năm 2003(2). Kết quả cho thấy có 53% học sinh bị chấn thương không ñược sơ cứu ban ñầu trước khi chuyển ñến cơ sở y tế. Trong số những học sinh ñược sơ cứu, có 56% học sinh ñược sơ cứu bởi người nhà vì phần lớn chấn thương xảy ra tại nhà (38%). Bên cạnh ñó số học sinh ñược người dân hay tự bản thân sơ cứu cũng khá cao (33%). Điều này cho thấy tự các em có thể sơ cứu cho mình. Vì thế việc giáo dục các em về cách sơ cấp cứu là rất cần thiết ñể các em có thể tự sơ cứu cho bản thân một cách ñúng ñắn và hiệu quả. Đa số các trường hợp học sinh bị chấn thương ñều không nghiêm trọng, không có trường hợp nào bị chấn thương nặng hay tử vong trong thời gian ñiều tra. Chủ yếu các trường hợp chấn thương là nhẹ (88%) và trung bình (12%). Vì phần lớn các chấn thương là do bị chó cắn (44%) nên chỉ bị xây xát hay chảy máu nhẹ và một số ít các trường hợp bị gãy xương do té ngã nhưng ñều ñã hồi phục hoàn toàn và không ñể lại di chứng gì. Mối liên quan giữa chấn thương với các ñặc ñiểm của mẫu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các loại chấn thương theo tuổi của học sinh. Tỷ lệ học sinh bị tai nạn giao thông cao nhất ở nhóm tuổi 15-19 (55%), kế ñến là nhóm tuổi 5-9 (45%). Tỷ lệ học sinh ở nhóm tuổi 5-9 bị té ngã cao hơn tỷ lệ học sinh ở nhóm tuổi 15-19 (47% so với 37%). Tỷ lệ học sinh ở nhóm tuổi 5-9 bị chó cắn (51%) cao hơn tỷ lệ học sinh ở nhóm tuổi 10-14 (30%) và 15-19 tuổi (19%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,024. Nghiên cứu cho thấy ñối với các học sinh lứa tuổi nhỏ thì dễ bị chấn thương do té ngã (47%), còn lứa tuổi lớn hơn thì dễ bị chấn thương do tai nạn giao thông (55%). WHO cũng chỉ ra rằng các loại chấn thương ở trẻ thường phụ thuộc vào tuổi; những trẻ lớn hơn và lứa tuổi vị thành niên có nguy cơ bị chấn thương giao thông ñường bộ nhiều hơn so với trẻ nhỏ tuổi (8). Nguyên nhân có thể do các em vị thành niên ñã có thể tự ñi ñến trường mà không cần bố mẹ ñưa ñón. Do ñó các em có nguy cơ dễ bị tai nạn giao thông hơn so với lứa tuổi nhỏ hơn. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các loại chấn thương theo trình ñộ học vấn của học sinh. Tỷ lệ học sinh có trình ñộ học vấn cấp 1 và cấp 3 bị tai nạn giao thông (45% và 45%) cao hơn tỷ lệ học sinh có trình ñộ học vấn cấp 2 bị tai nạn giao thông (10%). Tỷ lệ học sinh có trình ñộ học vấn cấp 1 bị té ngã (59%) cao hơn tỷ lệ học sinh có trình ñộ học vấn cấp 3 (38%) và cấp 2 bị té ngã (3%). Tỷ lệ học sinh có trình ñộ học vấn cấp 1 bị chó cắn (57%) cao hơn tỷ lệ học sinh có trình ñộ học vấn cấp 2 (30%) và cấp 3 bị chó cắn (13%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,001. Đa số những học sinh bị các chấn thương như té ngã, chó cắn ñều là những học sinh cấp 1. Đây là lứa tuổi năng ñộng, mê chơi, chạy nhảy do ñó các em dễ bị té ngã hơn. Tỷ lệ học sinh bị TNGT trên ñường phố (90%) cao hơn tỷ lệ học sinh bị TNGT tại nhà (10%) và trường học (0%). Tỷ lệ học sinh bị té ngã tại nhà (41%) cao hơn tỷ lệ học sinh bị té ngã tại trường học (28%) và trên ñường phố (19%). Tỷ lệ học sinh bị chó cắn tại nhà (41%) cao hơn tỷ lệ học sinh bị chó cắn trên ñường (30%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,0001. Phần lớn thời gian các em ñều ở nhà (do chủ yếu các em chỉ ñi học 1 buổi) nên thời gian vui chơi, sinh hoạt của các em tại nhà nhiều hơn những nơi khác. Vì thế ña số các trường hợp chấn thương chủ yếu xảy ra tại nhà. KẾT LUẬN Tỷ lệ học sinh bị chấn thương do chó cắn là 44%, 38% học sinh bị chấn thương do té ngã và 13% học sinh bị chấn thương do tai nạn giao thông. Không có học sinh nào bị tử vong do chấn thương. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 172 Tỷ lệ học sinh bị chấn thương tay/chân là 76%, ñầu mặt cổ là 21%. Tỷ lệ học sinh bị trầy xước là 42% và 27% học sinh bị vết thương hở Tỷ lệ học sinh bị ñộng vật/súc vật cắn/tấn công là 42%. Tỷ lệ học sinh bị xe gây chấn thương là 18% và 8% do dụng cụ gia ñình. Tỷ lệ học sinh bị chấn thương tại nhà là 38%, 33% học sinh bị chấn thương xảy ra trên ñường phố, 12% học sinh bị chấn thương xảy ra tại trường học. Tỷ lệ học sinh bị các chấn thương khi ñang vui chơi là 55%, 27% học sinh bị các chấn thương khi ñang tham gia giao thông. Tỷ lệ học sinh ñược sơ cấp cứu ban ñầu trước khi chuyển ñến cơ sở y tế là 45%. Trong ñó 56% là do người nhà sơ cứu, 33% do người dân hay bản thân tự sơ cứu. Tỷ lệ học sinh chấn thương nhẹ là 88%, 12% học sinh bị chấn thương trung bình. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các loại chấn thương ở học sinh với tuổi học sinh, trình ñộ học vấn của học sinh và ñịa ñiểm xảy ra chấn thương. KIẾN NGHỊ Các hộ gia ñình cần quản lí tốt các thú nuôi trong nhà (chó). Bên cạnh ñó, các cơ quan chức năng cần phải quản lý việc nuôi thú vật trong gia ñình tốt hơn ñể tránh ảnh hưởng ñến sức khỏe của các em học sinh cũng như người dân. Phụ huynh học sinh cần phải quan tâm thiết kế, bày trí các vật dụng và dọn dẹp nhà (ñặc biệt là sân nhà) như tránh lót gạch quá trơn bóng và thường xuyên quét dọn không ñể ñóng rong rêu tại sân nhà ñể ñảm bảo cho trẻ vui chơi, sinh hoạt thật an toàn. Phần lớn các trường hợp chấn thương xảy ra chủ yếu ở học sinh cấp 1. Vì vậy, nhà trường và gia ñình phải ñặc biệt quan tâm ñến ñối tượng này, cần giáo dục cho trẻ về phòng ngừa các nguyên nhân gây chấn thương như chó cắn, té ngã, tai nạn giao thông cũng như giám sát trẻ tốt hơn. Cần có một nghiên cứu lớn hơn nhằm ñánh giá cụ thể, rõ ràng hơn tình hình chấn thương cũng như các yếu tố liên quan ñến chấn thương ở học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bệnh viện nhi (2007), nghiên cứu thực trạng tai nạn thương tích ở trẻ VTN tại bệnh viện ña khoa Tiền Giang, 20/4/2009. 2. Bộ y tế (2003), tình hình chấn thương và các yếu tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 18 tuổi tại 6 tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp, 20/04/2009. 3. Lê Vũ Anh, Lê Cự Linh, Phạm Việt Cường (2004), một số kết quả sơ bộ từ cuộc ñiều tra chấn thương quốc gia ñầu tiên tại Việt Nam, tạp chí y tế công cộng,Tr: 18-25. 4. Pubmed(07/04/2009),. 5. Trường Đại Học Y tế Công cộng (2001), báo cáo ñiều tra liên trường về thực trạng chấn thương ở Việt Nam, 04/02/2009. 6. UNICEF (12/01/2009), Child mortality and injury in Asia: survey results and evidence,.www.unicef- irc.org/publications/pdf/iwp_2007_06.pdf 7. Viện Y học Lao ñộng và Vệ sinh Môi trường, nhận xét về tai nạn chấn thương trong học sinh trung học cơ sở của một số trường ở Ninh Bình, 12/01/2009. 8. WHO (12/01/2009),World report on child injury prevention, ,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfg_chan_thuong_o_hoc_sinh_tai_thi_tran_vinh_binh_huyen_go_con.pdf
Tài liệu liên quan