Chất kết dính manhêzi phốtphát đã được tổng
hợp trong nghiên cứu này từ nguyên liệu bột bazơ
MgO, muối có tính axít KDP, nước và phụ gia làm
chậm phản ứng muối borax 2,5%. Kéo dài thời gian
phối trộn và khuấy đồng nhất các thành phần nguyên
liệu đảm bảo cho quá trình phản ứng tạo sản phẩm
kết tinh cao K-struvite (ngậm 6 phân tử nước) và dính
kết đóng rắn. Sản phẩm compôzít có thể được chế
tạo từ sử dụng các pha phân tán dạng sợi, bột hay
hạt cốt liệu kết hợp với nền chất kết dính MPB. Theo
tiêu chí tính chất cơ lý cao và khả năng thi công tạo
hình, ba loại sản phẩm đã được trình bày gồm MPBGF 0,75% (dùng sợi thủy tinh), MPB-FA 20% (dùng
tro bay loại C), MPB-CS 150% (dùng cát sông). Tro
bay giúp cải thiện tính chịu nén, sợi thủy tinh giúp cải
thiện tính chịu kéo và cát giúp cải thiện tính lưu động
vữa để tạo hình khối lớn. Đối với ứng xử cách nhiệt
cháy với nhiệt độ lên đến 12000C, mô phỏng từ lò
điện trở trong phòng thí nghiệm, các mẫu tấm panel
150 x 150 x 30 (mm) cho thấy khả năng cách nhiệt và
ổn định theo thời gian đáng lưu ý
10 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất kết dính manhêzi phốtphát ứng dụng làm vật liệu cho các giải pháp chống cháy bị động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2014 30
CHẤT KẾT DÍNH MANHÊZI PHỐTPHÁT ỨNG DỤNG LÀM VẬT LIỆU CHO
CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG CHÁY BỊ ĐỘNG
KS. NGUYỄN PHƯỚC VINH, KS. NGUYỄN HOÀNG,
KS. NGUYỄN THANH NHÂN, TS. NGUYỄN KHÁNH SƠN
Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh (HCMUT)
Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung đánh giá ứng
dụng chất kết dính manhêzi phốtphát (MPB) làm vật
liệu ngăn cháy, chống cháy bị động trong các hệ
thống cửa ngăn cháy (fire door), bảo vệ (fireshield) kết
cấu chịu lực bê-tông, thép, ống gen kỹ thuật. Thành
phần cấu tạo gồm khoáng kết tinh ngậm nước kiểu K-
struvite, biểu hiện tính chịu lực, bền và nhiệt ẩn phản
ứng cao. Thành phần pha phân tán gồm các chất độn
tro bay, cát, sợi thủy tinh bổ sung để tổng hợp sản
phẩm compôzít. Kết quả biểu hiện truyền nhiệt với
mẫu panel 150x150x30mm theo thời gian cho thấy
tính bền-ổn định nhiệt cũng như khả năng cách nhiệt
nhiệt độ cao qua bề dày 30mm đáp ứng tiêu chí vật
liệu chống cháy TCVN 9311-1-2012. Mục tiêu ứng
dụng giải pháp chống cháy bị động cho các công trình
xây dựng, giao thông có thể được dự kiến.
Từ khoá: Chất kết dính manhêzi phốtphát, chống
cháy bị động, nhiệt ẩn chuyển pha, truyền nhiệt, ISO
834.
1. Giới thiệu và cơ chế phản ứng dính kết
Thống kê trên thế giới và ở nước ta đều cho thấy
các vụ cháy lớn xảy ra trong các công trình nhà cao
tầng, trung tâm thương mại, công nghiệp hay các
hầm ngầm giao thông, để xe để lại những hậu quả
khủng khiếp. Kiểm soát, khống chế hiệu quả đám
cháy cũng như duy trì công trình bền vững khi cháy là
những yêu cầu chính trong thiết kế giải pháp phòng
cháy chữa cháy [1]. Các loại vật liệu biển hiện nhiệt
ẩn chuyển pha lớn như thạch cao, silicát canxium
đang được dùng phổ biến cấu tạo các bộ phận cửa
ngăn cháy (fire door), lớp bảo vệ cách nhiệt cháy
(fireshield) cho kết cấu chịu lực bê-tông, thép hay bọc
bảo vệ cách nhiệt cháy ống gen kỹ thuật thông gió,
thoát khói, cáp điện. Nhược điểm của chúng là tính ổn
định nhiệt không cao, cũng như có thể bị phá hủy ở
nhiệt độ trên 12000C. Vật liệu manhêzi nói chung, vốn
được sử dụng trong các ứng dụng chịu lửa lò công
nghiệp nhiệt độ rất cao, có thể xem xét ứng dụng
trong xây dựng nếu đáp ứng các tiêu chí kinh tế kỹ
thuật.
Chất kết dính hay xi-măng manhêzi phốtphát
(MPB) được xếp vào nhóm vật liệu kiểu ceramic với
các dạng liên kết hoá học. Tính dính kết của MPB
được hình thành nhờ trải qua quá trình phản ứng kết
tủa muối trong dung dịch nước dùng nhào trộn. Quá
trình này có nét tương đồng với giai đoạn đóng rắn ở
nhiệt độ thường tạo sản phẩm của vữa xi-măng
Póoclăng (XMP), nhưng hình thành cấu trúc tinh thể
thì lại tương tự như những vật liệu ceramic [2]. Từ
trước đến nay, những ứng dụng thực tế của loại vật
liệu kết dính này vẫn còn bị hạn chế trong lĩnh vực vật
liệu xây dựng, nguyên nhân là do giá thành nguyên
liệu sản xuất cao và cả những đặc thù điều kiện đóng
rắn của chất kết dính [3]. Theo lý thuyết, MPB định
hình trong dung dịch phản ứng axít-bazơ giữa MgO
và muối axít phốtphoric (mônô hiđrô phốtphát HPO42-,
đihiđrô phốtphát H2PO4-). Các đề xuất của nhiều tác
giả trong [4] cho thấy cách đánh giá khác nhau về cơ
chế phản ứng đóng rắn MPB. Theo công bố gần đây
của Soudeé & Péra [5], tác giả đề nghị chia phản ứng
theo 2 giai đoạn khác nhau. Đầu tiên sẽ diễn ra quá
trình hoà tan phân ly ion H+ trong dung môi nước của
muối axít phốtphoric (pH<7) và một phần bazơ MgO
bền ngoài vỏ hạt. Tiếp theo đó là quá trình phản ứng
trong dung dịch giữa các ion tạo sản phẩm kết tinh
nước ở trên bề mặt hạt MgO và quá trình hòa tan
phản ứng tiếp tục phát triển cho đến hết.
Quá trình phân ly ion muối gốc axít hiđrô phốtphát
(như (NH4)2HPO4 ; NH4H2PO4 hay K2HPO4; KH2PO4)
trong dung môi nước cho đến khi đạt điểm bão hoà,
theo các phương trình (1), (2), (3) với các ion PO43-,
H2PO4-, HPO42- là sản phẩm:
H2PO4- → PO43- + 2H+ (1)
H2PO4- → HPO42- + H+ (2)
HPO42- → PO43- + H+ (3)
Thành phần bazơ ôxít MgO khó tan hơn và từ từ
phân ly ion trong dung dịch theo các phương trình (4),
(5), (6) và (7):
MgO + H2O → MgOH+ + OH- (4)
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2014 31
MgOH+ + 2H2O → Mg(OH)2 + H3O+ (5)
Mg(OH)2 → Mg2+ + 2OH- (6)
Mg2+ + 6H2O → Mg(H2O)62+ (7)
Đánh giá quá trình phản ứng kết hợp giữa ion sau
đó, Abdelrazig và cộng sự, [6] đã chỉ ra trên kết quả
chụp phổ XRD các píc nổi bật là sản phẩm tinh thể
kết tinh nước gồm 6 phân tử như struvite
(MgNH4PO4.6H2O) hay K-struvite (MgKPO4.6H2O) tùy
theo gốc muối sử dụng. Nhìn chung đây không hẳn là
sản phẩm kết tinh duy nhất mà là sản phẩm bền nhất
trong số hệ các sản phẩm phức schertelite, dittmarite,
newberyite, phosphorroesslerite, hayesite,... kém bền.
Phản ứng kết hợp diễn ra theo mô hình như trên hình
1. Các tinh thể sản phẩm đầu tiên xuất hiện trên bề
bao ngoài các hạt MgO và tiếp tục phát triển theo
hướng từ ngoài vào trong lõi hạt. Do đó, khi hiện
tượng đóng rắn bắt đầu diễn ra hỗn hợp mất tính linh
động, các liên kết, vi cấu trúc hình thành đồng thời
lớp bao sản phẩm vỏ cứng cũng làm hạn chế quá
trình tan, phân ly ion OH- của thành phần manhêzi
chưa phản ứng ở trong lõi [7].
Hình 1. Mô hình phản ứng kết hợp trong dung dịch giữa các ion Mg(H2O)62+, K+, PO43-
Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ tập
trung vào khảo sát sản phẩm chất kết dính MPB và
các pha phân tán trong khai thác tính cách nhiệt
chống cháy công trình xây dựng. Các biểu hiện ứng
xử trong điều kiện nhiệt độ cao của đám cháy có thể
thử nghiệm mô phỏng trường hợp tiếp xúc gradient
nhiệt lớn từ lò nung. Các bàn luận trên kết quả thử
nghiệm này sẽ được trình bày cùng với các đề xuất
để ứng dụng sản phẩm compôzít chế tạo.
2. Nguyên liệu sử dụng và thực nghiệm
Việc lựa chọn thành phần các chất độn khác
nhau, một mặt thử nghiệm nhiệt lý nhiệt độ cao, mặt
khác góp phần quan trọng làm giảm giá thành sản
phẩm khi ứng dụng.
2.1 Nguyên liệu
Bột manhêzi loại công nghiệp dùng phổ biến trong
ngành sản xuất gốm sứ, vật liệu chịu lửa được chúng
tôi sử dụng như thành phần bazơ trong các thí
nghiệm sau đây. Sản phẩm MgO công nghiệp này thu
được khi nung quá muối cácbônát manhê. Kết quả
phân tích XRF (XEPOS-SPECTRO) cho ước lượng
thành phần ôxít manhê chủ yếu chiếm 85,7% theo
khối lượng. Một số pha khoáng chính manhêzi, bruxít,
đôlômít được phát hiện trên phổ chụp XRD (AXS D8
Advance, cực CuK). Thành phần bruxít, đôlômít tồn
tại như sản phẩm phản ứng với môi trường bảo quản
hay các tạp chất không loại bỏ hết khi sản xuất quy
mô công nghiệp. Với hàm lượng MgO chủ yếu, cũng
như độ mịn cao (dưới sàng 90m) của bột manhêzi
dự đoán khả năng hoạt tính phản ứng tốt. Theo lý
thuyết, mức độ hoạt tính hoá học của phản ứng bazơ
MgO với axít phụ thuộc đồng thời vào kích thước hạt
và các khuyết tật trên bề mặt, do hệ quả của các gia
công nghiền sàng [7].
Một loại muối axít phốtphoric là kali đihiđrô
phốtphát KH2PO4 98% (KDP) được chúng tôi sử dụng
như thành phần nguyên liệu axít. Trong muối KDP có
chứa các nguyên tố K, P vi lượng cho đất, cây trồng
nên thường gọi chung là phân đạm. Độ hoà tan của
muối phốtphát rõ ràng cao hơn nhiều so với bột
manhêzi, phụ thuộc vào nhiệt độ và dung môi sử
dụng. Thêm vào đó, theo Soudée & Pera [5] quá trình
tan, phân ly ra ion H+ của muối axít phốtphoric sẽ giúp
kéo theo quá trình tan trong dung dịch của MgO đảm
bảo đưa môi trường trở lại trung tính, điều này khá
phổ biến trong trường hợp phản ứng axít bazơ.
Theo nghiên cứu của Hall và cộng sự [8], vai trò
của phụ gia làm chậm lên quá trình phản ứng axit-
bazơ là tạo trên bề mặt hạt nguyên liệu bazơ MgO
một lớp màng ngăn nước ngăn chặn quá trình phân ly
ion OH-. Để duy trì khả năng thi công, đổ khuôn chất
kết dính MPB, rất cần thiết kiểm soát phản ứng đóng
rắn nhanh và tính toả nhiệt lớn ban đầu. Muối borax
hay natri borat Na2B4O7·10H2O, đã được sử dụng như
phụ gia làm chậm, là loại hoá chất dùng trong phòng
thí nghiệm với độ tinh khiết 99,9%. Theo kết quả quan
sát cấu trúc sản phẩm của Abdelrazig và cộng sự [6],
K+ + Mg(H2O)62+ + PO43- MgKPO4.6H2O (K-struvite)
2MgOH+ + K+ + 2HPO42- 2MgKPO4.H2O (dittmarite)
Mg(OH)2 + HPO42- + H2O MgHPO4.3H2O (newberyite)
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2014 32
sử dụng hàm lượng borax dùng gây ảnh hưởng đến
quá trình kết tinh tinh thể, tạo các pha vô định hình,
kích thước nhỏ. Theo kết quả khảo sát, lượng phụ gia
2,5% sử dụng cho phép nhào trộn dễ dàng cũng như
kiểm soát tốt phản ứng.
Ngoài ra, như đề cập trên đây các pha phân tán
gồm sợi thủy tinh, tro bay và cát xây dựng được
nghiên cứu sử dụng chế tạo sản phẩm compôzít với
chất kết dính MPB. Sự kết hợp thêm các chất độn đã
được ghi nhận vai trò gia tăng tính ổn định nhiệt, hạn
chế co nứt có thể xảy ra khi vật liệu chịu tốc độ tăng
nhiệt lớn [9]. Tro bay loại C (FA) với thành phần 26%
CaO, 43% SiO2 có nguồn gốc nhiệt điện Cà Mau,
dùng làm phụ gia khoáng cho sản xuất xi-măng. Cát
xây dựng (CS) sông Đồng Nai, môđun độ lớn 2,3 đáp
ứng theo tiêu chuẩn Việt Nam cốt liệu mịn sản xuất
bê-tông. Sợi thủy tinh (GF) loại E–Glass dạng rời là
sản phẩm thương mại sử dụng trong sản xuất
compôzít nền nhựa. Hàm lượng dùng khảo sát sơ bộ
dựa theo các tiêu chí là cường độ chịu lực và khả
năng tạo hình đổ khuôn. Ở đây chỉ giới hạn các khảo
sát với từng loại cốt liệu một làm pha phân tán với
chất kết dính nền.
2.2 Cấp phối và quy trình chế tạo
Cần lưu ý rằng tỉ lệ phản ứng lý thuyết giữa hai
thành phần KDP/MgO là 1/1 theo mol hay 3,3/1 theo
khối lượng. Đây cũng là tỉ lệ các chất phản ứng phù
hợp để khảo sát chế tạo chất kết dính nền MPB. Phản
ứng diễn ra với tốc độ rất nhanh, tỏa nhiệt rất mạnh
và dung dịch hồ kết tủa đóng rắn ngay sau đó. Sơ đồ
quy trình phối trộn các bước khô–ướt trải qua 2 giai
đoạn như sau: muối KDP và bột MgO được phối trộn
khô cùng nhau và nghiền sơ bộ trong cối nghiền hành
tinh nhằm đồng nhất hóa, tiếp theo đó được đổ từ từ
vào trong nước đã hoà tan sẵn borax 2,5% kết hợp
khuấy liên tục. Nước đóng vai trò dung môi hòa tan,
tạo tính công tác cho hỗn hợp vữa đồng thời là thành
phần nguyên liệu phản ứng đóng rắn. Ở đây, tỉ lệ
nước/chất rắn được hiệu chỉnh lân cận với tỉ lệ lý
thuyết phản ứng 5/1 theo mol hay 0,56 theo khối
lượng. Các thành phần chất độn được thêm vào ở
cuối giai đoạn nhào trộn để phân tán trong hồ.
Bảng 1. Thành phần phối liệu chế tạo vữa MPB và hệ compôzít
Chất rắn (CR) Pha phân tán (theo % CR)
Kí hiệu mẫu
MgO KDP
Nước/
CR
Borax
(theo %
CR) Sợi thủy tinh Tro bay Cát
MPB (đối chứng) 3,3 1 0,56 2,5 - - -
MPB-GF 3,3 1 0,56 2,5 0,5-0,75-1 - -
MPB-FA 3,3 1 0,56 2,5 - 20-30-40 -
MPB-CS 3,3 1 0,56 2,5 - - 100-150-200
Chúng tôi liệt kê 4 loại cấp phối các thành phần
nguyên liệu trong bảng 1, bao gồm MPB; MPB-FA (bổ
sung thành phần tro bay); MPB-CS (bổ sung thành
phần cát) và MPB-GF (bổ sung thành phần sợi thủy
tinh). Lưu ý thời gian phối trộn để thu được hỗn hợp
có tính đồng nhất là rất khác nhau giữa các loại chất
độn, cũng như giữa các tỉ lệ chất độn. Cát biểu hiện
tính phân tán cao sau khoảng 5 phút nhào trộn, tro
bay thì có tính hút nước và chỉ phân tán sau khoảng
10 phút nhào trộn. Đối với sợi thủy tinh, việc phân tán
vào nền kết dính rất khó khăn với sợi dài, với sợi cắt
ngắn 20 mm thời gian nhào trộn khoảng 8 phút. Hàm
lượng chất độn càng cao thì càng khó phân tán và
phải kiểm soát cẩn thận tránh bị đóng cục. Hai loại
mẫu được chế tạo gồm dạng thanh 40x40x160 (mm)
tương tự như với trường hợp vữa XMP (TCVN 6016-
1995) để đo cường độ chịu lực uốn/nén cho tất cả
cấp phối, và dạng tấm panel vuông, dày 30 mm đối
với các mẫu có tính chịu lực cao để đo tính cách
nhiệt. Sau khi đổ khuôn tạo thanh hoặc tấm panen,
quan sát thấy hiện tượng tỏa nhiệt và đóng rắn sau
đó. Thời gian kể từ khi mẫu đóng rắn hoàn toàn đến
khi tháo khuôn là khoảng 60 phút. Tiếp theo, các mẫu
được lưu, phơi khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng và
giám sát cân khối lượng hàng ngày để kiểm chứng.
2.2. Thí nghiệm truyền nhiệt qua bề dày tấm panel
Vật liệu ứng dụng cách nhiệt chống cháy bị động
cho công trình cần thiết phải thoả mãn các tiêu chí cơ
bản gồm tính không cháy, tính cách nhiệt, tính toàn
vẹn và tính chịu lực trong một số trường hợp. Vật liệu
nguồn gốc khoáng vô cơ như chất kết dính MPB và
chất độn đáp ứng một cách tự nhiên tính không bắt
lửa cũng như không tham gia quá trình cháy. Ứng xử
biểu hiện khả năng cách nhiệt cháy (đến 12000C) cần
thiết phải kiểm chứng qua các thí nghiệm kiểm định
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2014 33
được thực hiện trong các trung tâm kiểm định ở quy
mô kích thước và điều kiện gần thực tế được chuẩn
hóa [10]. Để nghiên cứu, chúng tôi phát triển hệ thống
thiết bị cho phép thử nghiệm truyền nhiệt một phương
nhằm đánh giá tính cách nhiệt cháy, dùng nguồn nhiệt
mô phỏng tỏa ra từ lò nung điện trở trong phòng. Bộ
phận cửa để đóng kín lò khi gia nhiệt chính là tấm
panel thử nghiệm (hình 2). Kích thước tấm panel vật
liệu được cố định là 150x150x30 (mm), trong đó chiều
dày 30mm chính là quãng đường nhiệt truyền qua từ
trong lò ra ngoài không khí. Tỉ lệ mẫu chế tạo chiều
dày/cạnh ngang = 1/5, có thể xem đảm bảo bề dày
nhỏ hơn nhiều so với cạnh ngang, nên cho phép bỏ
qua những chênh lệch nhiệt độ trên cùng mặt phẳng
ngang và chỉ tập trung chênh lệch nhiệt độ theo chiều
dày, tức truyền nhiệt 1 phương (1D). Tổng cộng có 7
cặp nhiệt điện (loại K và S) được bố trí trong thí
nghiệm, nối với hệ thống ghi nhận tín hiệu tần suất 1
giây 1 lần. Hai cặp nhiệt điện S1S2 được đặt trong
lồng lò và ngay vị trí cửa lò tiếp xúc với mặt trong mẫu
tấm panel để ghi nhận nhiệt độ lò nung và nhiệt độ
mặt trong tiếp xúc nhiệt lò (mặt nóng). Năm cặp nhiệt
điện K1K5 được đặt ngay trên mặt ngoài mẫu tấm
panel để ghi nhận nhiệt độ trung bình mặt tiếp xúc với
không khí (mặt lạnh). Bộ điều khiển lò thiết lập
chương trình nâng nhiệt độ dựa theo giá trị điểm
(nhiệt độ vs. thời gian) của đường quan hệ nhiệt độ
thời gian tiêu chuẩn (ISO 834, phương trình
T(t)=T0+345.log(8t+1) với t tính bằng phút [11]). Theo
nguyên lý bố trí này thì tấm panel vật liệu thử nghiệm
sẽ làm chậm quá trình truyền nhiệt cháy ISO 834 từ
trong lò ra ngoài qua bề dày 30mm.
Hình 2. Hệ thống lò điện trở gia nhiệt, cấu tạo cửa lò bằng tấm panel (trái); hệ thống cặp nhiệt điện
bố trí trên mặt trong và ngoài mẫu (phải)
3. Kết quả và bàn luận
Một đặc điểm chung của chất kết dính manhêzi
phốtphát là tính đóng rắn nhanh, sản phẩm đóng rắn
đặc chắc, nặng và có cường độ cao. Ở đây các kết
quả thực nghiệm trình bày chủ yếu tập trung vào sự
kết hợp của chất kết dính với pha phân tán, vai trò
ảnh hưởng cũng như đối chiếu với nền MPB đối
chứng.
3.1. Kết quả khảo sát đặc trưng cơ lý
3.1.1 Phát triển vi cấu trúc
Tất cả các mẫu vữa MPB và mẫu compôzít đều
biểu hiện đóng rắn phát triển cường độ khi bảo
dưỡng. Quan sát mặt gãy sản phẩm bằng mắt
thường (hình 3) cho thấy dạng đặc chắc như đá tự
nhiên. Cốt liệu phân tán tốt trên nền kết dính, đồng
thời xuất hiện các bọt khí.
Hình 3. Ảnh chụp mặt gãy mẫu 40x40x160 (mm) chất kết dính MPB và compôzít
Quan sát cho thấy trên hình 4a các tinh thể K-
struvite dạng tấm thô trên các ảnh chụp kính hiển vi điện
tử quét (SEM) mẫu MPB. Điều này chứng tỏ quá trình
phản ứng kết tinh tinh thể sản phẩm tốt. Cũng còn tồn
Cốt liệu cát
Mẫu MPB-CS 100%
Sợi thủy tinh
Mẫu MPB-GF 0,75%
Bọt khí
Tro bay vón cục
Mẫu MPB-FA 20%
40
40
Mẫu MPB
Lò nung công suất 4kW
Cửa lò nung Cặp nhiệt
Mẫu panel 150x150x30mm
Tín hiệu
Mặt ngoài
(lạnh)
Mặt trong
(nóng)
Cặp
nhiệt
K1-K5
Cặp
nhiệt
S2
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2014 34
tại các chất không phản ứng (hạt sáng màu MgO) trên
bề mặt tấm sản phẩm chính. Vùng phóng đại (x1300) bề
mặt của tinh thể rất đều đặn, đặc chắc. Sử dụng phụ gia
làm chậm muối borax giúp phản ứng trong dung dịch có
kiểm soát, kết quả thu được phần lớn các tinh thể sản
phẩm ở trạng thái kết tinh, đồng nghĩa cường độ chịu
lực cao. Trên ảnh SEM của các mẫu compôzít (hình
4c,d) dễ dàng nhận thấy hình ảnh tương tự của các tinh
thể sản phẩm xen lẫn các dấu vết của tro bay, cốt liệu
cát và cả bọt khí bị cuốn vào trong khi nhào trộn. Với
mẫu có sợi thủy tinh thì vùng chụp quá bé nên không
quan sát thấy sợi (hình 4b). Nhưng, có các vết nứt khá
lớn, kéo dài trên ảnh chụp có thể lý giải nguyên nhân khi
uốn nén phá vỡ mẫu với sự hiện diện của cốt sợi làm
cho mẫu có tính dai, thời gian chịu lực kéo dài và các
phá hoại (do áp lực) lan truyền rộng khắp.
Hình 4. Ảnh chụp kính hiển vi điện tử quét (SEM) của các mẫu chất kết dính MPB và mẫu compôzít
3.1.2 Cường độ chịu nén, uốn
Đối với mẫu vữa MPB, kết quả cường độ chịu uốn
và chịu nén trung bình (bảng 2) chỉ có chênh lệch nhỏ
giữa thời điểm 1 và 3 ngày tuổi. Mẫu chuẩn chất kết
dính biểu hiện khả năng chịu lực khá cao so với vữa
xi-măng thông thường, RTBnén=24,63 MPa và
RTBuốn=1,02 MPa, đồng thời lôgíc với tính đặc chắc
khi quan sát ảnh chụp (hình 3, 4). Sử dụng phụ gia
muối borax cho phép duy trì trạng thái hồ đảm bảo
quá trình phản ứng diễn ra trước khi toàn khối vữa bị
đóng rắn, các vị trí nguyên liệu chưa phản ứng ít quan
sát thấy. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chỉ các
tinh thể sản phẩm phát triển trong thành phần kết
dính.
Bảng 2. Cường độ chịu nén, uốn trung bình ở 1, 3 ngày tuổi trên mẫu thanh 40x40x160 (mm)
RTBChịu uốn (MPa) RTBChịu nén (MPa) Kí hiệu mẫu
1 ngày 3 ngày 1 ngày 3 ngày
MPB (đối chứng) 0,95 1,02 22,26 24,63
0,5% 1,0 1,09 19,91 20,39
0,75% 1,11 1,14 22,11 23,94 MPB-GF
1% 0,89 1,17 20,99 23,83
20% 0,92 1,04 26,24 27,31
30% 0,70 0,72 16,89 18,97 MPB-FA
40% 0,48 0,66 14,02 16,57
100% 0,51 0,61 19,20 19,21
150% 0,64 0,55 18,78 18,75 MPB-CS
200% 0,40 0,42 15,27 18,70
Trong khi đó, với mẫu compôzít, có sự khác biệt
nhất định cường độ chịu lực ở 1 và 3 ngày tuổi cũng
như ở các cấp phối chất độn (bảng 2). Khi sử dụng
cát thay thế nguyên liệu tạo chất kết dính thì đồng
thời cả kết quả cường độ chịu nén và chịu uốn đều
giảm so với mẫu đối chứng. Mẫu MPB-FA cho kết
quả cường độ chịu nén, uốn tốt nhất, tương ứng là
27,31 MPa và 1,04 MPa nếu đảm bảo phối trộn đồng
nhất phần tro bay thay thế cho nguyên liệu tạo chất
kết dính. Các hạt mịn tro bay phân tán cho phép thu
(a) MPB: x100 và x1300
Lỗ rỗng Vết nứt
(b) MPB-GF: x100 và x1300
(c) MPB-FA: x100 và x1300
Tro bay
Tro bay
K-Struvite
K-Struvite
Lỗ rỗng
(d) MPB-CS: x500 và x1000
Cát
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2014 35
được vi cấu trúc sản phẩm với độ đặc chắc cao hơn,
nhưng cũng khó nhào trộn, đổ khuôn do vón cục (hình
3). Đối với mẫu cát khả năng nhào trộn tốt nhờ các
hạt cát đóng vai trò như những viên bi giúp chà xát
đánh tan các cục bột nguyên liệu. Nhưng kích thước
hạt lớn thì liên kết với tinh thể dạng tấm K-struvite
không tốt dẫn đến giảm cường độ. Sợi thủy tinh
thường có tính hòa tan trong môi trường kiềm của
vữa xi-măng, nhưng trong môi trường trung tính của
chất kết dính axit-bazơ như MPB thì khác [12]. Kết
quả cường độ chịu uốn của mẫu MPB-GF được cải
thiện khi dùng sợi thủy tinh là minh chứng. Nhưng,
cũng tương tự như hai loại chất độn dạng hạt, việc
phân tán sợi thủy tinh vào nền kết dính cũng gặp khó
khăn, mẫu rất dễ bị đóng cục nếu không đánh tơi
mạnh bằng cánh khuấy.
3.2. Kết quả khảo sát ứng xử ở nhiệt độ cao
3.2.1 Hệ số dẫn nhiệt
Kết quả đo hệ số dẫn nhiệt trên các mẫu tấm
panel đặt trong điều kiện nhiệt độ phòng ổn định
250C. Thiết bị đo Quick Thermal Conductivity Meter
(QTM-500) ứng dụng nguyên lý đo nhanh trạng thái
không ổn định với phương pháp Hot-wire. Giá trị trung
bình (bảng 3) lấy từ 5 lần đo ở 5 vị trí khác nhau trên
mặt 150x150 (mm) của tấm mẫu panel. Trong khi 2
trường hợp sử dụng tro bay và sợi thủy tinh không
cho thấy thay đổi đáng kể giá trị hệ số dẫn nhiệt sơ
với mẫu đối chứng thì mẫu cát 100% lại cho thấy hiện
tượng tăng đột ngột giá trị hệ số dẫn nhiệt hơn 2 lần
mẫu đối chứng. Mẫu chứa cát cách nhiệt kém hơn và
cần thiết những lưu ý để xem quá trình truyền nhiệt
qua mẫu này.
Bảng 3. Giá trị đo hệ số dẫn nhiệt các tấm panel MPB và compôzít
Kí hiệu mẫu MPB MPB-GF MPB-FA MPB-CS
(W/m.K) ở 250C 0,8778 0,9943 0,8758 2,1339
3.2.2 Quá trình truyền nhiệt nhiệt độ cao (12000C)
Biểu đồ biến thiên nhiệt độ theo thời gian đối với
mẫu panel đối chứng MPB (hình 5) chỉ rõ có sự khác
biệt nhất định ở biến thiên nhiệt độ lòng lò (■) với
đường biểu diễn nhiệt độ lý thuyết ISO 834 (●). Khác
biệt lớn nhất chủ yếu tập trung vào giai đoạn ban đầu
khi gia nhiệt lò với quán tính do không gian cũng như
đặc điểm nâng nhiệt của điện trở dây, nhưng từ
khoảng 2 giờ trở đi thì chênh lệch là không nhiều và
nhiệt độ lò duy trì 12000C tương đương với nhiệt độ lý
thuyết. So sánh nhiệt độ trong lòng lò với nhiệt độ của
mặt trong của tấm panel MPB (mặt nóng) cũng có sự
chênh lệch giữa hai đường biến thiên nhiệt độ tại mọi
thời điểm trong suốt quá trình thí nghiệm. Nguyên
nhân của hiện tượng này chủ yếu do sự không đồng
nhất trong toàn bộ không gian, cũng như tổn thất
nhiệt tại các vị trí biên. Sau 2 giờ nâng nhiệt thì nhiệt
độ tại hai vị trí này lần lượt ghi nhận bởi cặp nhiệt
điện loại S là 1200 và 10200C. Đường biểu diễn biến
thiên nhiệt độ trung bình theo thời gian ở trên mặt
ngoài của tấm panel MPB (mặt nguội) có xuất hiện
một thềm đẳng nhiệt (từ thời điểm 0 giờ 30 phút đến 2
giờ 50 phút), trên đó nhiệt độ dao động tăng lên rất ít.
Giá trị nhiệt độ ghi nhận bởi 5 cặp nhiệt điện loại K bố
trí tại đây cũng rất thống nhất. Sau 6 giờ thử nghiệm
truyền nhiệt, khi nhiệt độ ở mặt nóng (S2) là 10200C
thì nhiệt độ trung bình trên mặt nguội (cách ly bởi
30mm bề dày mẫu) là khoảng 1200C. Kết quả này rõ
ràng đã chứng tỏ vật liệu MPB biểu hiện khả năng
cách nhiệt, làm chậm quá trình truyền nhiệt ra. So với
yêu cầu tính cách nhiệt của các bộ phận ngăn cháy
cho các dạng cấu kiện chịu lực, giá trị nhiệt độ gia
tăng trung bình mọi điểm đo trên mặt không tiếp xúc
với lửa không được vượt quá giới hạn cho phép,
thường là 1400C và không có điểm nào >1800C, thì
kết quả này hứa hẹn ứng dụng được. Lớp bảo vệ tính
chịu lửa cho cấu kiện chịu lực bê - tông hay bọc bảo
vệ cách nhiệt cho các bộ phận công trình đảm bảo
công trình vận hành an toàn về mặt kỹ thuật trong
khoảng thời gian dài quá trình cháy xảy ra, cũng như
tiết kiệm sửa chữa nhanh chóng đưa vào vận hành lại
sau cháy.
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2014 36
Hình 5. Kết quả sau hơn 6 giờ thí nghiệm truyền nhiệt lò 12000C qua mẫu tấm panel MPB 150x150x30 (mm)
Hình 6. Kết quả sau hơn 6 giờ thí nghiệm truyền nhiệt lò 12000C
qua mẫu tấm panel MPB-GF 0,75% (sợi thủy tinh) 150x150x30 (mm)
Từ hình 6 đến hình 8 lần lượt là kết quả biến thiên
nhiệt độ theo thời gian đối với mẫu panel MPB-FA (20%
tro bay), MPB-CS (100% cát), MPB-FA (0,75% sợi thủy
tinh), tiến hành thí nghiệm tương tự trong vòng 6 giờ như
mẫu đối chứng trên đây. Trong ba trường hợp, biểu đồ
kết quả trên hình 6 (mẫu có sợi thủy tinh) và hình 7 (mẫu
có tro bay) cho thấy tính tương đồng. Nhiệt độ trung bình
đo tại mặt nguội dao động lần lượt trong khoảng 123-
1340C đối với mẫu có tro bay và trong khoảng 111-1410C
đối với mẫu có sợi thủy tinh. Đồng thời thềm đẳng nhiệt
kéo dài khoảng gần 120 phút cho cả hai trường hợp, từ
thời điểm 0 giờ 30 phút đến 2 giờ 30 phút.
Hình 7. Kết quả sau hơn 6 giờ thí nghiệm truyền nhiệt lò 12000C
qua mẫu tấm panel MPB-FA 20% (tro bay) 150x150x30 (mm)
Tấm MPB-FA: trước (trái) và
sau (phải) thử nghiệm ở
12000C
Nhiệt độ (0C)
Mặt lạnh
Mặt nóng
2 giờ
hours
Đường ISO 834
Nhò lò nung
tgian(giờ)
Tấm MPB-GF: trước (trái) và
sau (phải) thử nghiệm ở
12000C
Nhiệt độ (0C)
Mặt lạnh
Mặt nóng
2 giờ
Đường ISO 834
Nhiệt lò nung
tgian (giờ)
Tấm MPB: trước (trái) và sau
(phải) thử nghiệm ở 12000C
Nhiệt độ (0C)
Mặt lạnh
Mặt nóng
2 giờ
Đường ISO 834
Nhiệt lò nung
tgian (giờ)
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2014 37
Đối với mẫu có cát, nhiệt độ trung bình đo tại mặt
nguội biến động lớn hơn trong khoảng 131-1880C,
đồng thời thềm đẳng nhiệt chỉ kéo dài khoảng 70 phút
từ thời điểm 0 giờ 20 phút đến 1 giờ 30 phút. Như vậy
điều đó chứng tỏ khả năng cách nhiệt cháy của mẫu có
cát là kém hơn so với hai trường hợp tro bay và sợi
thủy tinh, đồng thời cũng kém hơn so với mẫu đối
chứng chỉ có chất kết dính MPB. Tính cách nhiệt kém
của mẫu có cát thể hiện hoàn toàn lôgíc với kết quả hệ
số dẫn nhiệt vượt trội trên bảng 3. Cùng bề dày 30 mm
tấm panel, nếu xem xét khả năng ứng xử cách nhiệt
của các mẫu ứng với các thời điểm 2 giờ và 4 giờ thí
nghiệm thì mẫu MPB-GF cách nhiệt nhiệt độ cao tốt
nhất, theo sau lần lượt bởi mẫu MPB (đối chứng),
MPB-FA và MPB-CS. Nếu xét về thời gian kéo dài
thềm đẳng nhiệt, vốn đóng vai trò quyết định trong việc
làm chậm sự tăng lên của nhiệt độ trên mặt nguội mẫu
panel, thì mẫu đối chứng MPB là dài nhất khoảng 140
phút. Chúng tôi sẽ quay trở lại vấn đề này khi phân tích
thành phần sau khi trải qua thí nghiệm truyền nhiệt.
Hình 8. Kết quả sau hơn 6 giờ thí nghiệm truyền nhiệt lò 12000C qua mẫu tấm panel MPB-CS 100% (cát) 150x150x30 (mm)
3.2.3 Tính biến dạng và ổn định nhiệt
Đồng thời trên hình 5 đến hình 8 cũng chỉ rõ ảnh
chụp tiêu biểu các mẫu tấm panel trước và sau thí
nghiệm truyền nhiệt trong vòng 6 giờ. Cũng lưu ý với
số lượng thí nghiệm cho từng trường hợp là 3 tấm.
Có thể thấy trên các ảnh chụp hư hại, vết nứt xuất
hiện trên các mặt trong, mặt ngoài và cả trên bề dày
các mẫu so với trước khi thử nghiệm. Nhưng nếu xét
về trạng thái thì tất cả các tấm panel đều chưa bị phá
hủy hoàn toàn sau 6 giờ tiếp xúc nhiệt độ cao trong
đó cực đại lên đến 12000C. Điều đó chứng tỏ tính ổn
định hình dạng trong điều kiện thử nghiệm với
gradient nhiệt lớn là tương đối tốt. Sự xuất hiện và
phát triển mở rộng đồng thời kéo dài của các vết nứt
là biểu hiện đầu tiên của mất ổn định nhiệt hay biến
dạng nhiệt lớn gây nội ứng suất phá hoại. Bổ sung
thành phần chất độn khác nhau đã có tác dụng điều
chỉnh quá trình này, cụ thể mẫu có sợi thủy tinh và cát
cho thấy số lượng, độ mở rộng và quy mô nói chung
của các vết nứt là ít hơn so với mẫu đối chứng và có
tro bay. Điều này đúng cho cả mặt nóng lẫn mặt nguội
mẫu panel, sợi thủy tinh và cát giúp đảm bảo tính
toàn vẹn của mẫu trong điều kiện cháy. Mẫu có tro
bay biểu hiện tính đặc chắc lớn, cường độ chịu lực
cao, song có hạn chế là bị nứt vỡ phá hoại và mất ổn
định nhiệt hơn.
Tấm MPB-CS: trước (trái) và
sau (phải) thử nghiệm ở
12000C
Nhiệt độ (0C)
Mặt lạnh
Mặt nóng
2 giờ
Đường ISO 834
Nhiệt lò nung
tgian (giờ)
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2014 38
Hình 9. Ảnh chụp SEM của mẫu MPB tại vị trí mặt nóng (a) và mặt nguội (b), sau khi thí nghiệm truyền nhiệt nhiệt lò
Kết quả tiến hành phân tích ảnh chụp vi cấu trúc
vật liệu lấy từ hai vị trí lân cận với mặt nóng và mặt
nguội. Dưới tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao liên tục
trong vòng 6 giờ, vật liệu chất kết dính MPB sẽ bị
chuyển trạng thái và phá hủy. Hình 9a cho thấy điều
này, có thể nhận thấy dạng vi cấu trúc vô định hình,
kích thước nhỏ, gãy gọn [13] của chính các pha thành
phần dehydrát KMgPO4. Các lỗ rỗng kích thước lớn
cũng xuất hiện nhiều giữa các nứt gãy. Trong khi đó,
trên hình 9b cho thấy một số khác biệt tại vị trí mặt
nguội so với mặt nóng. Trên ảnh chụp vẫn có các lỗ
rỗng và bề mặt bị làm phẳng, kích thước hạt bé. Tuy
nhiên, độ đặc chắc cao hơn hẳn và tương quan hơn
so với ảnh chụp vi cấu trúc sản phẩm MPB trên hình
4a (x100). Điều đó có nghĩa rằng vật liệu MPB ở mặt
nguội đã diễn ra phản ứng đề hidrát hóa một phần.
Phân tích thành phần khoáng làm sáng tỏ điều này
với các đỉnh của khoáng K-struvite còn hiện diện. Như
vậy có thể nói cùng với quá trình truyền nhiệt 1
phương qua 30mm bề dày tấm panel là sự dịch
chuyển của mặt giới hạn chuyển pha (front of phase
transition) từ mặt nóng đến mặt nguội. Phản ứng thu
nhiệt (đề hidrát hóa và hóa hơi nước) của quá trình
này làm nên thềm đẳng nhiệt kéo dài như đề cập trên
đây. Giá trị nhiệt ẩn hay nhiệt hấp thụ trên một đơn vị
khối lượng MPB được ước lượng trên kết quả phân
tích nhiệt vi sai khoảng 910 J/g [14]. Đồng thời sự
chuyển pha thành phần khoáng cũng là nguyên nhân
của biến dạng nhiệt và mất ổn định, cần thiết chất độn
như sợi thủy tinh để tăng tính ổn định thể tích. Việc
mẫu tấm panel MPB chưa bị sụp đổ hoàn toàn sau 6
giờ thí nghiệm cũng có thể giải thích từ quá trình phản
ứng chưa hoàn toàn kết thúc.
4. Kết luận
Chất kết dính manhêzi phốtphát đã được tổng
hợp trong nghiên cứu này từ nguyên liệu bột bazơ
MgO, muối có tính axít KDP, nước và phụ gia làm
chậm phản ứng muối borax 2,5%. Kéo dài thời gian
phối trộn và khuấy đồng nhất các thành phần nguyên
liệu đảm bảo cho quá trình phản ứng tạo sản phẩm
kết tinh cao K-struvite (ngậm 6 phân tử nước) và dính
kết đóng rắn. Sản phẩm compôzít có thể được chế
tạo từ sử dụng các pha phân tán dạng sợi, bột hay
hạt cốt liệu kết hợp với nền chất kết dính MPB. Theo
tiêu chí tính chất cơ lý cao và khả năng thi công tạo
hình, ba loại sản phẩm đã được trình bày gồm MPB-
GF 0,75% (dùng sợi thủy tinh), MPB-FA 20% (dùng
tro bay loại C), MPB-CS 150% (dùng cát sông). Tro
bay giúp cải thiện tính chịu nén, sợi thủy tinh giúp cải
thiện tính chịu kéo và cát giúp cải thiện tính lưu động
vữa để tạo hình khối lớn. Đối với ứng xử cách nhiệt
cháy với nhiệt độ lên đến 12000C, mô phỏng từ lò
điện trở trong phòng thí nghiệm, các mẫu tấm panel
150 x 150 x 30 (mm) cho thấy khả năng cách nhiệt và
ổn định theo thời gian đáng lưu ý. Cụ thể nhiệt độ đo
được ở mặt ngoài cách ly qua 30mm bề dày mặt
trong tiếp xúc nhiệt độ cao chỉ xấp xỉ 100-1200C sau 4
giờ với mẫu MPB, MPB-GF, MPB-FA và xấp xỉ 1500C
với mẫu MPB-CS. Lưu ý so với tiêu chuẩn yêu cầu
tính cách nhiệt (nhiệt độ gia tăng trung bình mọi điểm
nhỏ hơn 1400C và không có điểm nào >1800C), thì
(b) MPB : x100 và x500
KMgPO4
Lỗ rỗng
Lỗ rỗng
KMgPO4
Fly ash
(a) MPB : x100 và x500
KMgPO4
Lỗ rỗng
KMgPO4
Lỗ rỗng
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2014 39
30mm bề dày vật liệu đó có thể đáp ứng làm lớp bảo
vệ tính chịu lửa cho cấu kiện chịu lực bê-tông làm
việc an toàn. Thềm đẳng nhiệt kéo dài từ 70-140 phút
tùy theo loại pha phân tán đóng vai trò quyết định làm
chậm quá trình tăng nhiệt độ trung bình trên mặt
ngoài của 30 mm bề dày. Tính ổn định nhiệt được
kiểm chứng qua thí nghiệm truyền nhiệt liên tục trong
6 giờ, các mẫu tấm panel bị nứt nhưng không bị phá
hủy, đặc biệt trong trường hợp có dùng sợi thủy tinh
gia cường. Với khả năng cách nhiệt đảm bảo làm việc
ở nhiệt độ 12000C thử nghiệm như trên, hoàn toàn có
khả năng mở rộng quy mô thử nghiệm trên các kích
thước, bề dày khác nhau, trên các môi trường làm
việc ẩm cũng như so sánh đối chứng với các loại vật
liệu sản phẩm thương mại thạch cao, silicát canxium
nhằm ứng dụng thực tế trong các bộ phận chống
cháy bị động công trình.
Lời cảm ơn: Các tác giả cảm ơn tài trợ kinh phí
nghiên cứu (Đề tài NCKH, năm 2012) từ Nippon
Sheet Glass Foundation for Material Science and
Engineering (Nhật Bản).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 LONG PHAN, “Best pratice guidelines for strutural fire
resistance design of concrete and steel buildings”, Hội
thảo tiêu chuẩn VN-HK trong thương mại và thiết kế
PCCC cho nhà và công trình, Hà Nội, 9/9/2009.
2 WAGH ARUN S., “Chemically bonded phosphate
ceramics: Twenty-First Century Materials with Diverse
Applications”; ELSEVIER 2004 ISBN: 0-08-044505-5.
3 LI Z., DING Z., ZHANG Y., “Development of sustainable
cementitious materials”, Proceedings of the
International Workshop on Sustainable Development
and Concrete Technology Ed. Kejin Wang, Beijing,
China May 20–21, 2004, pp55-76.
4 ABDELRAZIG B.E.I., SHARP J.H., SIDDY P.A., EL-
JAZAIRI B. “Chemical reactions in magnesia-phosphate
cement”. Proceedings of the British Ceramic Society
35, pp.141-154 (1984).
5 SOUDÉE E., PÉRA J., “Mechanism of setting reaction
in magnesia-phosphate cements”, Cement and
Concrete Research 30, pp.315–321(2000).
6 ABDELRAZIG B.E.I., SHARP J.H. and EI-JAZAIRI
B.,”The chemical composition of mortars made from
magnesia – phosphate cement”, Cement and Concrete
Research 18 (3), pp.415-425 (1988).
7 SOUDÉE E., PÉRA J., “Influence of magnesia surface
on the setting time of magnesia – phosphate cement”,
Cement and Concrete Research, Vol. 32, N01, pp. 153-
157(5) (2002).
8 HALL D.A., STEVENS R. and EL-JAZAIRI B., "The
effect of retarders on the microstructure and
mechanical properties of magnesia phosphate cement
(MPC) mortar", Cement and Concrete Research, Vol.
31, pp.455-465 (2001).
9 FEJEAN J., LANOS C., MELINGE Y., BAUX
C.,“Behavior of fire proofing materials containing
gypsum, modifications induced by incorporation of inert
fillers”. Trans IchemE, vol. 81, Part A- Chemical
Engineering Research and Design, pp.1230-1236,
(2003).
10 TCVN 9311-1 : 2012 “Thử nghiệm chịu lửa - Các bộ
phận công trình xây dựng - Phần 1 - Yêu cầu chung”.
11 ISO 834-INTERNATIONAL STANDARD, “Fire-
resistance tests — Elements of building construction”,
Ed. 1999.
12 PERA J., AMBROISE J., “Fiber-reinforced Magnesia
Phosphate Cement Composite for Rapid Repair”,
Cement and Concrete Composites, vol.20, Iss.1,
pp.31–39 (1998).
13 ABDELRAZIG B.E.I., SHARP J.H., “Phase changes on
heating ammonium magnesium phosphate hydrates”.
Thermochimica Acta 129(2),pp.197-215 (1988).
14 KHANH-SON NGUYEN, PHUOC-VINH NGUYEN,
HOANG NGUYEN, THANH-NHAN NGUYEN, THAI-
HOA NGUYEN, “Use of phosphate magnesium material
in fire protection of concrete”, Proceeding of The 5th
ACF Conference, 24-26 October 2012, Pattaya,
Thailand, pp.1-6.
Ngày nhận bài sửa: 2/9/2014.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyenphuocvinh_3_2014_8303.pdf