Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trào ngược dạ dày - Thực quản sau khi điều trị ức chế bơm Proton

Đặc điểm lâm sàng Bệnh gặp ở nam 49,3%, ở nữ 50,7%, tuổi trung bình 44,5 ± 15, tuổi thấp nhất là 20, cao nhất là 87. Có 47,8% các trường hợp liên quan đến ít nhất một trong số các yếu tố nguy cơ như: uống rượu, hút thuốc lá trước điều trị và 31,9% sau điều trị. BMI gặp thừa cân 31,9% và béo phì gặp 0%. Hình ảnh thực quản qua nội soi Tổn thương thực quản phát hiện trên nội soi là 69/69 bệnh nhân chiếm 100%, độ A gặp 58 bệnh nhân (84,1%), không gặp tổn thương nặng độ D. Đánh giá lâm sàng và CLCS của bệnh TNDDTQ sau 8 tuần điều trị bằng PPIs: Đánh giá qua lâm sàng Điểm trung bình các triệu chứng tăng rõ rệt: nóng rát sau xương ức (2,5 ± 0,5; 0,9 ± 0,4), ợ chua (2,1 ± 0,7; 0,2 ± 0,4). Điểm trung bình chung của TNDDTQ 10,8 ± 1,4; 6,9 ± 0,9. Tỉ lệ bệnh nhân TNDDTQ giảm 69 (100%), 14 (20,3%). Sự cải thiện có ý nghĩa thống kê P < 0,05. Sức khỏe tổng quát của bệnh nhân sau điều trị bằng PPIs 8 tuần cải thiện có ý nghĩa thống kê P < 0,05. Trong đó cải thiện nhiều nhất là lĩnh vực đau (53,1điểm), lĩnh vực hoạt động cải thiện ít nhất (20,2 điểm). Nhìn chung CLCS của bệnh nhân cải thiện sau điều trị PPIs. Khía cạnh sức khỏe tinh thần (60,6) có điểm số cao hơn khía cạnh sức khỏe thể chất (52,7) trước và sau điều trị sức khỏe thể chất cải thiện đáng kể (87,2). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05) về CLCS giữa nam và nữ. Tuổi càng cao thì CLCS ngày càng xấu ở tất cả các lĩnh vực. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về CLCS và nghề nghiệp, tình trạng kinh tế (P>0,05).

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trào ngược dạ dày - Thực quản sau khi điều trị ức chế bơm Proton, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng 121 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN SAU KHI ĐIỀU TRỊ ỨC CHẾ BƠM PROTON Nguyễn Thị Phương*, Nguyễn Đăng Quốc Chấn** TÓM TẮT Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng được nghiên cứu là 69 BN tuổi từ 18 trở lên, có triệu chứng TNDDTQ được chỉ định.Với phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 44,5 ± 15,3.Tổn thương thực quản trên nội soi gặp nhiều nhất là độ A. Có đến 95,7% các đối tượng có triệu chứng TNDDTQ trước 6 tháng. Nguy cơ chung sau điều trị giảm từ 47,8% xuống còn 31,9%. Sau khi tham gia điều trị, các biểu hiện của trào ngược dạ dày giảm hẳn, xuống 5 lần. Trước điều trị lĩnh vực có điểm cao nhất là hoạt động thể chất 73,3, lĩnh vực đau có điểm thấp nhất 35,4. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị tăng cao. Kết luận: Tổn thương thực quản phát hiện trên nội soi là 69/69 bệnh nhân chiếm 100%, độ A gặp 58 bệnh nhân (84,1%), không gặp tổn thương nặng độ D.Sức khỏe tổng quát của bệnh nhân sau điều trị bằng PPIs 8 tuần cải thiện. Tuổi càng cao thì chất lượng cuộc sống ngày càng xấu ở tất cả các lĩnh vực. Từ khóa: Hội chứng trào ngược Dạ dày-thực quản, Bơm proton ABSTRACT QUALITY OF LIFE OF PATIENTS WITH REFLUX GASTROESOPHAGEAL REFLUX DISEASE AFTER TREATMENT OF PROTON PUMP INHIBITORS Nguyen Thi Phuong, Nguyen Dang Quoc Chan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 121-125 Background: Gastroesophageal reflux disease (GERD) increasingly tends to increase, the clinical symptoms of the disease manifest diverse and in many different organs. Very little research is about quality of life in general and in GERD patients after treatment separately. For these reasons then we have conducted a study "Assessing the quality of life in gastroesophageal reflux disease management after proton pump inhibitor treatment". Objective: To assess the quality of life of patients gastroesophageal reflux after proton pump inhibitor treatment in Nguyen Tri Phuong hospital from May 8/2012 to June 6/2013. Material and Methods: Subjects studied 69 patients aged 18 or older, are only symptoms of GERD, research method is descriptive cross. Results: The mean age of patients was 44.5 ± 15.3. Esophageal damage on endoscopy most commonly encountered in temperature A. Up to 95.7 % of subjects had symptoms before 6 months GERD. General risk after treatment decreased from 47.8 % to 31.9 %. After taking treatment, the expression of gastroesophageal reflux reduced, down 5 times. Before treatment field is the highest point in physical activity 73.3, oil field has the lowest score of 35.4. Quality of life after treatment of patients increases. Conclusion: Injury to the esophagus on endoscopy findings that 69/69 patients accounted for 100 % of A * Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch **Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Đăng Quốc Chấn ĐT: 0903052555 Email: ndqchan@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Tai Mũi Họng 122 having 58 patients (84.1 %), not having seriously injured D. Suc the overall health of the patient after 8-week treatment with PPIs improved. Age at higher quality of life deteriorated in all fields. Keywords: Gastroesophageal Reflux Disease (GERD), Proton Pump ĐẶT VẤN ĐẾ Trào ngược dạ dày thực quản (TNDDTQ) là bệnh mạn tính, hay tái phát và tác động kéo dài đến cuộc sống bệnh nhân (BN), bệnh khá phổ biến trong dân số (2,3,4). Vấn đề này đang được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới và được coi là có liên quan đến ung thư biểu mô thực quản. Đây là một trạng thái bệnh lý đã được biết từ hơn 3 thập kỷ nay, bệnh gặp nhiều ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ và một số nước Đông Nam Á(1,5). Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước khi điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton theo bảng câu hỏi SF-36 . Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton theo bảng câu hỏi SF-36 . ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng được nghiên cứu là 69 BN tuổi từ 18 trở lên, có triệu chứng TNDDTQ được chỉ định.Với phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc tính nghiên cứu Đặc điểm dân số – xã hội Phân bố thông tin theo tuồi (n=69) Nhóm tuổi 21 – 39 chiếm tỉ lệ cao nhất trong các lớp tuổi, nhóm tuổi càng cao có số lượng đối tượng càng ít. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 44,5 ± 15,3. Đặc điểm theo giới của đối tượng nghiên cứu Phân bố giới tính. Nữ có 35 bệnh nhân chiếm 50,7%. Tỉ lệ nam, nữ trong nghiên cứu tương đương nhau 49,3% và 50,9%. Đặc điểm cân nặng của đối tượng nghiên cứu Phân bố cân nặng. Thừa cân 31,9%. BMI trung bình 23,5 ± 2,9. Không có bệnh nhân béo phì. Đặc điểm học vấn và nghề nghiệp Phân bố tình trạng học vấn, nghề nghiệp và kinh tế (n=69). Trình độ học vấn lớp từ cấp 3 trở đi chiếm hơn 60% mẫu nghiên cứu. Tỉ lệ đi làm chiếm gần 70% mẫu nghiên cứu. Kinh tế gia đình đủ sống chiếm 89,9% trong mẫu nghiên cứu. Đặc điểm tổn thương thực quản qua nội soi Phân bố tổn thương thực quản. Tổn thương thực quản trên nội soi gặp nhiều nhất là độ A (84,4%). Không có độ D. Đặc điểm dùng thuốc và thời gian có triệu chứng Phân bố đặc điểm dùng thuốc và thời gian có triệu chứng (n=69). Có đến 95,7% các đối tượng có triệu chứng TNDDTQ trước 6 tháng. Thuốc điều trị được dùng nhiều nhất là Omeprazole 20mg chiếm 59,4%. Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa loại thuốc dùng và sự cải thiện CLCS (P>0,05). Đặc điểm thói quen trước và sau điều trị Thói quen nguy cơ trước và sau điều trị của các đối tượng (n=69). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng 123 Trước khi tham gia điều trị, có 44,9% đối tượng hút thuốc lá và 46,4% uống rượu, nguy cơ chung là 47,8%. Sau khi tham gia điều trị, chỉ còn 27,5% đối tượng hút thuốc lá và 18,8% uống rượu. Nguy cơ chung sau điều trị giảm từ 47,8% xuống còn 31,9%. Đặc điểm triệu chưng lâm sàng TNDDTQ trước và sau điều trị Bảng 1. Điểm TB các biểu hiện TNDDTQ trước và sau điều trị (n=69) Biểu hiện trào ngược Trước điều trị Sau điều trị Có bị nóng rát giữa ngực sau xương ức 2,5 ± 0,5 0,9 ± 0,4 Có bị ợ chua hay thức ăn từ dạ dày lên miệng hay cổ họng 2,1 ± 0,7 0,2 ± 0,4 Có bị đau ở giữa vùng bụng trên 2,6 ± 0,5 0,5 ± 0,5 Có buồn nôn hoặc nôn ói 1,6 ± 0,9 2,9 ± 0,3 Có bị khó ngủ về đêm do nóng rát sau xương ức hoặc do ợ 0,8 ± 0,5 2,4 ± 0,5 Có phải uống thêm các thuốc khác ngoài thuốc bác sĩ đã cho (như Phosphalugel, Maalox) để trị chứng nóng rát 1,0 ± 0,5 0 Điểm trung bình các biểu hiện trào ngược* 10,8 ± 1,4 6,9 ± 0,9 Bệnh nhân Gerd 69 (100%) 14 (20,3%) Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm trung bình của các bệnh nhân Gerd trước và sau điều trị (p<0,001). Điểm trung bình 6 biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày của các đối tượng trước khi điều trị là 10,8 ± 1,4 với 100% các đối tượng tham gia nghiên cứu đều là bệnh nhân TNDDTQ. Sau khi tham gia điều trị, các biểu hiện của trào ngược dạ dày giảm hẳn, từ điểm 10,8 còn 6,9, cũng như số lượng bệnh nhân TNDDTQ chỉ còn 14 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 20,3%, giảm xuống 5 lần. Chất lượng cuộc sống bệnh nhân TNDDTQ trước khi điều trị ức chế bơm proton Điểm trung bình các lĩnh vực CLCS trước điều trị (n=69). Trước điều trị lĩnh vực có điểm cao nhất là hoạt động thể chất 73,3, lĩnh vực đau có điểm thấp nhất 35,4. Độ lệch chuẩn cao nhất là lĩnh vực hạn chế tinh thần SD=22,3. Chất lượng cuộc sống bệnh nhân TNDDTQ sau khi điều trị ức chế bơm proton Bảng 2. Điểm trung bình các lĩnh vực CLCS sau điều trị (n=69) Chất lượng cuộc sống TB Sd Min Max Khoảng tứ vị 25 50 75 Hoạt động thể chất (PF) 93,5 6,1 70 100 90 95 95 Hạn chế về thể chất (RP) 92,5 14,2 25 100 87,5 100 100 Đau (BP) 88,5 10,2 55 100 77,5 90 100 Sức khỏe tổng quát (GH) 74,5 10,9 43,8 100 68,8 75 75 Sinh khí (VT) 84,1 6,3 63,9 100 80,6 83,3 88,9 Chức năng xã hội (SF) 89,1 10,7 62,5 100 87,5 87,5 100 Hạn chế tinh thần (RE) 94,4 11,9 50 100 100 100 100 Trạng thái tinh thần (MH) 84,5 6,5 65 100 80 85 90 Nhận xét: Lĩnh vực thể chất có điểm số trung bình 93,5, lĩnh vực đau 88,5. Hạn chế về tinh thần có điểm số cao nhất 94,4. Đánh giá sự cải thiện CLCS bệnh nhân TNDDTQ sau điều trị ức chế bơm proton Chất lượng cuộc sống sau khi điều trị: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước và sau khi điều trị (p<0,001). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Tai Mũi Họng 124 Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị tăng cao, đặc biệt cảm nhận cơn đau của bệnh nhân giảm đến 53,1 điểm; chức năng xã hội tăng lên 37,7 điểm và những hạn chế về thể chất đã giảm 35,1 điểm. Mối liên quan giữa CLCS sau điều trị và các đặc điểm chung Mối liên quan giữa CLCS và giới tính Bảng 3. Mối liên quan giữa CLCS và giới tính (N=69) Các chỉ số Giới tính TB ± Sd P Hoạt động thể chất PF Nam 92,8 ± 4,4 0,365 Nữ 94,1 ± 7,4 Hạn chế về thể chất RP Nam 89,7 ± 17,2 0,114 Nữ 95,2 ± 10,1 Đau BP Nam 87,0 ± 11,0 0,234 Nữ 89,9 ± 9,3 Sức khỏe tổng quát GH Nam 74,1 ± 11,4 0,730 Nữ 75 ± 10,6 Sinh khí VT Nam 83,6 ± 7,1 0,538 Nữ 84,5 ± 5,4 Chức năng xã hội SF Nam 88,6 ± 11,2 0,689 Nữ 89,6 ± 10,3 Hạn chế tinh thần RE Nam 93,6 ± 12,5 0,579 Nữ 95,2 ± 11,5 Trạng thái tinh thần MH Nam 84,4 ± 5,9 0,935 Nữ 84,6 ± 7,2 Nhận xét: Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân TNDDTQ sau khi điều trị. Mối liên quan giữa CLCS và nhóm tuổi Mối liên quan giữa CLCS và nhóm tuổi Một số lĩnh vực đo lường chất lượng cuộc sống có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với nhóm tuổi. Cụ thể: khả năng hoạt động thể chất (p=0,005<0,05), những hạn chế về thể chất (p=0,049<0,05), triệu chứng đau và ảnh hưởng của cơn đau (p=0,0004<0,05), sự ảnh hưởng của sức khỏe đến hoạt động xã hội (p=0,030<0,05) và các triệu chứng về tinh thần ảnh hưởng đến thời gian làm việc hay sinh hoạt hàng ngày (p=0,008<0,05). Trong các lĩnh vực này, nhóm tuổi dưới 20 tuổi luôn có chất lượng cuộc sống tốt hơn nhóm tuổi trên 60 tuổi. Mối liên quan giữa CLCS và kinh tế Mối liên quan giữa CLCS và kinh tế gia đình bệnh nhân (N=69). Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng kinh tế gia đình bệnh nhân với chất lượng cuộc sống sau điều trị. Mối liên quan giữa CLCS và yếu tố nguy cơ Bảng 4.Mối liên quan giữa CLCS và yếu tố nguy cơ (n=69) Các chỉ số Nguy cơ TB ± Sd p Hoạt động thể chất PF Có 95 ± 3,4 0,078 Không 92,8 ± 6,9 Hạn chế về thể chất RP Có 95,7 ± 9,3 0,122 Không 91,0 ± 15,8 Đau BP Có 89,2 ± 8,5 0,689 Không 88,1 ± 11,0 Sức khỏe tổng quát GH Có 73,1 ± 11,1 0,119 Không 77,6 ± 10,3 Sinh khí VT Có 85,9 ± 5,6 0,106 Không 83,2 ± 6,5 Chức năng xã hội SF Có 91,5 ± 8,1 0,215 Không 88,0 ± 11,6 Hạn chế tinh thần RE Có 97,7 ± 7,4 0,058 Không 92,9 ± 13,3 Trạng thái tinh thần MH Có 86,8 ± 5,5 0,042 Không 83,4 ± 6,8 Nhận xét: Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố nguy cơ và trạng thái tinh thần các bệnh nhân sau điều trị (p= 0,042 < 0,05). Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các lĩnh vực khác trong thang đo chất lượng cuộc sống với yếu tố nguy. KẾT LUẬN Nghiên cứu 69 bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng của bệnh TNDDTQ tại Khoa khám bệnh, bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh thực quản qua nội soi ở bệnh nhân có bệnh TNDDTQ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng 125 Đặc điểm lâm sàng Bệnh gặp ở nam 49,3%, ở nữ 50,7%, tuổi trung bình 44,5 ± 15, tuổi thấp nhất là 20, cao nhất là 87. Có 47,8% các trường hợp liên quan đến ít nhất một trong số các yếu tố nguy cơ như: uống rượu, hút thuốc lá trước điều trị và 31,9% sau điều trị. BMI gặp thừa cân 31,9% và béo phì gặp 0%. Hình ảnh thực quản qua nội soi Tổn thương thực quản phát hiện trên nội soi là 69/69 bệnh nhân chiếm 100%, độ A gặp 58 bệnh nhân (84,1%), không gặp tổn thương nặng độ D. Đánh giá lâm sàng và CLCS của bệnh TNDDTQ sau 8 tuần điều trị bằng PPIs: Đánh giá qua lâm sàng Điểm trung bình các triệu chứng tăng rõ rệt: nóng rát sau xương ức (2,5 ± 0,5; 0,9 ± 0,4), ợ chua (2,1 ± 0,7; 0,2 ± 0,4). Điểm trung bình chung của TNDDTQ 10,8 ± 1,4; 6,9 ± 0,9. Tỉ lệ bệnh nhân TNDDTQ giảm 69 (100%), 14 (20,3%). Sự cải thiện có ý nghĩa thống kê P < 0,05. Sức khỏe tổng quát của bệnh nhân sau điều trị bằng PPIs 8 tuần cải thiện có ý nghĩa thống kê P < 0,05. Trong đó cải thiện nhiều nhất là lĩnh vực đau (53,1điểm), lĩnh vực hoạt động cải thiện ít nhất (20,2 điểm). Nhìn chung CLCS của bệnh nhân cải thiện sau điều trị PPIs. Khía cạnh sức khỏe tinh thần (60,6) có điểm số cao hơn khía cạnh sức khỏe thể chất (52,7) trước và sau điều trị sức khỏe thể chất cải thiện đáng kể (87,2). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05) về CLCS giữa nam và nữ. Tuổi càng cao thì CLCS ngày càng xấu ở tất cả các lĩnh vực. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về CLCS và nghề nghiệp, tình trạng kinh tế (P>0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bajaj J., Bajaj S., Dua K., and et al (2006). “Influence of slee stages on esophagoupper esophageal sphincter contractile reflux and secondary esophageal peristalsis”. Gastroenterol;130:17-25. 2. Đoàn Thị Hoài (2006), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi-mô bệnh học và đo pH thực quản liên tục 24h trong hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản”. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 3. Nguyễn Thu Hường (2009), “Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng Omeprazole”. Luận văn Thạc sỹ y học, Trường đại học y khoa Hà Nội. 4. Trần Ngọc Bảo (2003),“ Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản” tạp chí Y học, Tp.HCM, tập 7, phụ bản số 1, tr. 1-6. 5. Chiba T, Kudara N, Abiko Y, et al (2011). “Effects of proton pump inhibitors in patients with laryngopharyngeal reflux disease”. Hepato – Gastroenterology 58, pp.1580 – 1582. Ngày nhận bài báo: 24/11/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/2013 Ngày bài báo được đăng: 10/01/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_luong_cuoc_song_cua_benh_nhan_trao_nguoc_da_day_thuc_qu.pdf
Tài liệu liên quan