Thứ ba, phát triển các dịch vụ kèm theo:
C n tạo ra nhiều sản phẩm mới riêng biệt để thu
hút du khách hơn, cũng tạo nên được dấu ấn đặc
biệt trong lòng du khách với những sản phẩm đặc
trưng của khu du lịch hồ Ba Bể. Chính quyền địa
phương nên mời các nhà khoa học phối hợp
nghiên cứu rồi hướng dẫn người dân bản địa hiểu
sâu hơn về bản sắc riêng của văn hóa tộc người,
vẻ đẹp tài nguyên du lịch tự nhiên để từ đó xây
dựng thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, không
trùng lặp. Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ
phụ trợ như hàng lưu niệm, biểu diễn văn nghệ,
các dịch vụ trải nghiệm c n phát huy vai trò của
chính quyền địa phương bên cạnh sự hỗ trợ của
của các ban, ngành, tổ chức khác.
Thứ tư, đẩy mạnh các hình thức quảng bá
để du khách dễ dàng tiếp cận các thông tin về
dịch vụ homestay ở khu du lịch hồ Ba Bể: Thực
tế hiện nay, việc quảng bá dịch vụ homestay tại
đây vẫn chưa được chú trọng. Vì vậy, để quảng
bá, chính quyền địa phương nên hướng dẫn và
khuyến kh ch các cơ sở kinh doanh dịch vụ
homestay đẩy mạnh các hình thức quảng bá, đặc
biệt nên chủ động ký hợp đồng quảng cáo trên
các báo Du lịch, tạp chí Du lịch Việt Nam
Ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn cũng c n chủ động
giới thiệu về du lịch hồ Ba Bể và đặc biệt là dịch
vụ homestay tới các báo đài trong và ngoài nước
làm phim tư liệu giới thiệu về thắng cảnh và đời
sống con người trên hồ, miễn ph ăn ở đi lại, tạo
điều kiện thuận lợi tối đa và có thù lao cho họ.
Ngoài ra, quảng bá qua internet đang là giải pháp
hiện đại và hiệu quả nhất. Ban quản lý khu du
lịch hồ Ba Bể có thể tạo ra một trang website
riêng về các cơ sở cung cấp dịch vụ homestay tại
khu du lịch hồ Ba Bể và thể liên kết với các
website của du lịch Việt Nam và là trang web
ch nh để du khách tìm kiếm và cập nhật thông
tin, để có thể liên hệ với các cơ sở cung cấp dịch
vụ homestay tại khu du lịch hồ Ba Bể.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng dịch vụ homestay tại khu du lịch hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT- - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019)
32
CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ HOMESTAY
TẠI KHU DU LỊCH HỒ BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN
Ngô Thị Hƣơng Giang1, Nguyễn Quốc Ánh2
Tóm tắt
Dịch vụ homestay là một loại hình dịch vụ phát triển khá nhiều trong những năm gần đây. Loại hình lưu
trú này đã góp phần không nhỏ cải thiện và nâng cao đời sống của cư dân bản địa ở nhiều địa phương
trong đó có khu du lịch Hồ Ba Bể. Tuy nhiên để phát triển lâu dài, dịch vụ homestay cần phải cải thiện
và nâng cao chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh với các dịch vụ lưu trú khác như khách sạn, nhà
nghỉ,.. Nghiên cứu này tập trung đánh giá chất lượng dịch vụ homestay qua 5 tiêu chí của mô hình
SERVQUAL về chất lượng dịch vụ của Parasuraman: Độ tin cậy, độ cảm thông, độ đáp ứng, độ bảo
đảm và phương tiện hữu hình. Trên cơ sở khảo sát 400 du khách đến tham quan và lưu trú lại khu du lịch
Hồ Ba Bể về chất lượng dịch vụ homestay, nghiên cứu đã đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ
homestay ở khu du lịch này, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó, bài
báo đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ homestay trong thời gian tới.
Từ khóa: Chất lượng dịch vụ, homestay, chất lượng dịch vụ homestay, homestay tại hồ Ba Bể, hồ Ba Bể.
QUALITY OF HOMESTAY’ S SERVICE AT BA BE TOURISM AREA
BAC KAN PROVINCE
Abstract
Homestay is a type of service that has developed quite a lot in recent years. This type of accommodation
has contributed significantly to improve and raise the level of life standard among the local people
including Ba Be Lake tourism area. However, for further development, homestay service needs to
improve and increase it‟s quality in order to compete with other accommodation services, such as:
hotels, motels, etc. This study focuses on assessing the quality of homestay services through 5 criterias
of SERVQUAL in the model of Parasuraman's service quality: Reliability, empathy, response to
customer‟s demand, assurance and tangible facilities. Based on the survey of 400 tourists, who already
visitted and stayed at Ba Be tourism resort, about the quality of homestay services, the study evaluated
the real situation of homestay service quality in this area, and showed the limitations and the reasons
for them. Based on that, the article proposed some solutions to improve the quality of homestay services
in the future.
Key words: Service quality, homestay, homestay service quality, homestay at Ba Be Lake, Ba Be
Lake....
JEL classification: H31; H42
1. Đặt vấn đề
Hồ Ba Bể nằm ở trung tâm Vườn quốc gia
Ba Bể, với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và những
nét riêng rất khác biệt, tháng 3/1995, Hội nghị
quốc tế về hồ nước ngọt tổ chức tại Mỹ đã xếp
hồ Ba Bể là 1 trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên đẹp
nhất thế giới c n được bảo vệ. Đến năm 2012, hồ
Ba Bể đã được công nhận là Di tích danh thắng
Quốc gia đặc biệt. Mặc dù có nguồn tài nguyên
du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa, du lịch lịch sử -
tâm linh; du lịch nghiên cứu - khám phá; có
nguồn tài nguyên đất và tài nguyên rừng rất
phong phú và đa dạng. Những năm g n đây đã
thu hút được nhiều lượt du khách đến tham quan,
trong đó có khoảng 5% là du khách người nước
ngoài, lượng khách tương đối ổn định giữa các
tháng trong năm và tăng d n đều qua các năm
[4]. Tuy nhiên, du lịch hồ Ba Bể còn rất nghèo
dịch vụ, có dịch vụ lưu trú và ăn uống nhưng
chất lượng thấp; các dịch vụ vui chơi, giải trí và
trải nghiệm rất ít; kết cấu hạ t ng chưa theo kịp
với nhu c u phát triển kinh tế du lịch, chưa đảm
bảo cho thị trường dịch vụ du lịch được hình
thành và phát triển thuận tiện. Do thiếu rất nhiều
loại hình dịch vụ nên thời gian lưu giữ khách du
lịch rất ngắn, nhiều khách không ở lại qua đêm.
Homestay là loại hình dịch vụ lưu trú xuất
hiện tại Việt Nam đã khá lâu, tuy nhiên những
năm g n đây tại khu du lịch Hồ Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn, loại hình này mới phát triển và mới chỉ
mang tính tự phát nhưng đã góp ph n không nhỏ
trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện đời
sống của một số hộ cư dân bản địa. Để nâng cao
khả năng cạnh tranh và thu hút các du khách đến
với homestay trong thời gian qua, nhiều chủ
homestay đã nỗ lực để nâng cao chất lượng dịch
Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019)
33
vụ như: Phát triển các dịch vụ mới, tham gia các
khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao chất lượng
phục vụ, đ u tư sửa chữa, Tuy nhiên để nâng
cao chất lượng dịch vụ homestay ở khu du lịch
hơn nữa và với ―thời đại của khách hàng‖ thì rất
c n đánh giá chất lượng dịch vụ homestay từ góc
độ của du khách, từ đó giúp các chủ homestay
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa
chất lượng dịch vụ homestay. Từ thực tiễn này,
nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thực
trạng chất lượng dịch homestay ở khu du lịch Hồ
Ba Bể.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đối với trong nước cũng đã có các công
trình đề cập đến vấn đề chất lượng dịch vụ
homestay như: Nguyễn Quốc Nghi (2013) [3], đã
tiến hành nghiên cứu về thực trạng tham gia tổ
chức dịch vụ Homestay của cộng đồng ở khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời nhận định
những nguyên nhân, hạn chế ảnh hưởng đến sự
phát triển của loại hình dịch vụ Homestay tại các
cù lao, tác giả đã đề xuất các giải pháp phát triển
loại hình dịch vụ Homestay tại các cù lao như:
Tạo liên kết chặt chẽ ―3 nhà‖ giữa nhà dân, nhà
nước và nhà doanh nghiệp du lịch; Nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cộng đồng
cung ứng dịch vụ du lịch; Sáng tạo các sản phẩm
dịch vụ mới lạ, đặc thù; Xây dựng chiến lược
quảng bá hình ảnh dịch vụ Homestay mang tính
chuyên nghiệp. Ngoài ra còn có công trình
nghiên cứu khá tiêu biểu khác của tác giả Bùi
Thị Lê (2013) [2], đã tiến hành nghiên cứu các
điều kiện phát triển loại hình dịch vụ Homestay
tại huyện đảo Lý Sơn, từ đó đưa ra các giải pháp
như: Các cấp chính quyền, các nhà đ u tư c n có
những kế hoạch, chính sách phát triển ngắn hạn
cũng như dài hạn trong việc đ u tư, nâng cấp cơ
sở vật chất, có sở hạ t ng và dịch vụ du lịch phục
vụ cho dịch vụ homestay. Bên cạnh đó, cũng c n
có những kế hoạch nâng cao trình độ chuyên
môn của cộng đồng địa phương vì đây là thành
ph n trực tiếp phục vụ cho nhu c u của khách
dịch vụ homestay. Lý Sơn cũng nên có các ch nh
sách trong quá trình quảng bá, xúc tiến hình ảnh
trên các phương tiện thông tin đại chúng để dịch
vụ Homestay ngày càng thu hút khách du lịch
đến với đảo Lý Sơn.
Đối với các công trình nghiên cứu ngoài
nước có: Norlida Hanim Mohd Salleh (2014)
[10], trong bài viết ―Chương trình homestay ở
Malaysia: Động lực cho sự tham gia và tác động
sự phát triển‖ đã xác định các đặc điểm và yếu tố
ảnh hưởng đến sự tham gia và nhận thức của các
nhà khai thác homestay về tác động của phát
triển homestay đối với cộng đồng địa phương ở
Johor. Các công cụ nghiên cứu được sử dụng là
bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp tại 8 khu vực
homestay lớn. Nghiên cứu này cho thấy ph n lớn
các nhà khai thác tại Johor tham gia chương trình
homestay là các nhà khai thác toàn thời gian. Sự
tham gia của họ được thúc đẩy bởi các yếu tố
khác nhau như mong muốn trở thành nhà điều
hành, khuyến khích từ cộng đồng, gia đình và
hiệp hội cũng như khuyến khích của chính phủ.
Tác giả Emma Achten (2014) [8], trong nghiên
cứu ―Chương trình homestay là công cụ tiềm
năng để phát triển du lịch bền vững? Nghiên cứu
trường hợp của Kiangan, Philippines‖ đã tiến
hành nghiên cứu định t nh để có được sự hiểu
biết hơn và sâu sắc hơn về dự án homestay ở
Kiangan. Phân tích cho thấy kết quả là có sự liên
quan và tác động của sáng kiến này đối với cộng
đồng địa phương. Cả tích cực và tiêu cực trên các
khía cạnh như: kinh tế, môi trường và xã hội. Sử
dụng homestay được xem như một công cụ để
phát triển du lịch bền vững. Mukunda Kumar
Chhetri (2015) [9], trong nghiên cứu “Nghiên
cứu về homestay ở làng Dalla và tính bền vững‖
đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng các hoạt động
homestay ở làng Dalla đã tác động đến cộng
đồng địa phương. Tác động lớn nhất đến môi
trường và về sự giàu có của các gia đình.
3. Một số khái niệm cơ bản và phƣơng
pháp nghiên cứu
Dịch vụ Homestay: Theo Nghị định số 92
của Chính phủ [1] quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch, đã
đưa ra khái niệm: ―Nhà ở có phòng cho khách du
lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người
sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian
cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện
nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có
dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ
nhà‖. Theo cách tiếp cận về khái niệm ở trên có
thể thấy dịch vụ homestay là dịch vụ lưu trú và
sinh hoạt chung.
Chất lượng dịch vụ: Trên cơ sở tiếp cận của
Parasuraman và các cộng sự (1988) [6] về khái
niệm chất lượng dịch vụ: "Chất lượng dịch vụ là
khoảng cách giữa mong đợi của khách hàng và
nhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ‖.
Tiếp cận theo Parasuraman và các cộng sự
(2009) [5], nghiên cứu tiến hành ―đo lường chất
lượng dịch vụ thông qua việc so sánh sự kỳ vọng của
khách hàng trước một dịch vụ và cảm nhận của
khách hàng về dịch vụ thực sự được chuyển giao‖ .
Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT- - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019)
34
Hình 1: Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ
Nguồn: Parasuraman và các cộng sự (2009) [5]
Nguồn số liệu: Để đánh giá chất lượng dịch
vụ homestay ở khu du lịch hồ Ba Bể, nhóm tác
giả sử dụng nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp. Các
số liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra.
Đối tượng điều tra là các du khách sử dụng dịch
vụ homestay ở khu du lịch hồ Ba Bể. Nhóm cứu
tiến hành khảo sát các du khách thông qua gửi
phiếu khảo sát tại các cơ sở homestay từ 01/
9/2019 – 30/10/2019. Để xác định cỡ mẫu điều
tra du khách, nhóm nghiên cứu sử dụng công
thức của Slovin (1984; trích dẫn bởi Võ Thị
Thanh Lộc, 2010).
n =N/(1+N*e
2
)
Trong đó: N: Số quan sát tổng thể, e: Sai số
cho phép. Nghiên cứu sử dụng mức chắc chắn
95%, biên sai số 5%. Năm 2018, tổng số lượt
khách đến Hồ Ba Bể là: 71.000 (Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch Bắc Kạn, 2018), ước lượng tỷ lệ
với độ tin cậy 95%, mức sai số 5%. Áp dụng
công thức trên ta có số mẫu c n lấy là: 397. Như
vậy, cỡ mẫu cho nghiên cứu là 400 du khách.
Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ
homestay ở khu du lịch hồ Ba Bể: Nhóm nghiên
cứu sử dụng theo mô hình SERVQUAL về chất
lượng dịch vụ của Parasuraman [7]. Các tiêu chí
đánh giá chất lượng dịch vụ homestay nghiên
cứu này sử dụng bao gồm:
- Độ tin cậy: Là chỉ tiêu liên quan đến uy tín
của dịch vụ, dịch vụ luôn sẵn sàng, phục vụ đúng
thời gian đặt phòng, sự cung cấp phải giống như
trong quảng cáo, lời giới thiệu, sự hứa hẹn của
homestay.
- Sự đáp ứng: Hệ thống đặt phòng dễ tiếp
cận, phục vụ du khách một cách nhanh chóng,
hăng hái không để khách hàng chờ lâu. Trong
trường hợp dịch vụ bị sai hỏng phải phục hồi
nhanh chóng để không làm mất đi cảm giác tích
cực của khách về dịch vụ.
- Sự đảm bảo: Du khách cảm thấy an toàn khi
sử dụng các trang thiết bị của homestay, du khách
luôn được đảm bảo an ninh, an toàn cho người và
tài sản cá nhân, nhân viên phục vụ của homestay có
đủ kiến thức và hiểu biết để giải quyết được các
vấn đề phát sinh và nhân viên homestay luôn niềm
nở, lịch sự và tôn trọng du khách.
- Sự cảm thông: Sự cảm thông thể hiện qua
việc quan tâm, chăm sóc đến từng cá nhân, khách
hàng, bao gồm khả năng tiếp cận và nỗ lực tìm hiểu
khách hàng, có thái độ tích cực khi nhận được phản
hồi và cung cấp thực đơn tốt cho sức khỏe.
- Phương tiện hữu hình: Là vẻ ngoài của cơ
sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở homestay và
đội ngũ nhân viên trong cách đi lại và ứng xử,
được thể hiện thông qua: Cơ sở homestay có vị
trí tọa lạc thuận tiện, môi trường thích hợp cho
thư giãn, phòng ngủ sạch sẽ, có dấu ấn văn hóa
địa phương trong thiết kế homestay,
Để đánh giá chất lượng dịch vụ homestay,
nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ cho
các câu hỏi của các tiêu ch . Điểm trung bình của
mỗi tiêu chí sẽ được dùng để đánh giá chất lượng
dịch vụ homestay của đối tượng được khảo sát.
Khi tiến hành phân tích thống kê mô tả, nhóm
nghiên cứu sử dụng tiêu ch đánh giá trung bình
Mean với thang đo Likert 5 điểm. Ý nghĩa của
từng giá trị trung bình của thang đo: Giá trị trung
bình từ 1,00 - 1,80 có ý nghĩa chất lượng DV
homestay rất kém; Từ 1,81 - 2,60 có ý nghĩa chất
lượng DV homestay không tốt; Từ 2,61 - 3,40 có
ý nghĩa chất lượng DV homestay trung bình; Từ
3,41 - 4,20 có ý nghĩa chất lượng dịch vụ
homestay tốt; Từ 4,21 - 5,00 có ý nghĩa chất
lượng dịch vụ homestay tuyệt vời.
Phương pháp phân tích: Nghiên cứu sử
dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Khái quát về khu du lịch hồ Ba Bể tỉnh Bắc
Kạn
Hồ Ba Bể nằm ở phía tây bắc huyện Ba Bể,
cách thành phố Bắc Kạn khoảng 70km. Năm
1995, Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt
thế giới, tổ chức tại Mỹ, công nhận là một trong
20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới c n được
Các tiêu chí đánh giá chất
lƣợng dịch vụ:
Độ tin cậy
Sự đáp ứng
Sự đảm bảo
Sự cảm thông
Phương tiện hữu hình
Truyền miệng
Nhu cầu
cá nhân
Kinh nghiệm
quá khứ
Kỳ vọng về
dịch vụ
Cảm nhận về
dịch vụ
Chất lƣợng dịch vụ đƣợc
cảm nhận
Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019)
35
bảo vệ. Năm 2004, vườn Quốc gia Ba Bể được
công nhận là vườn di sản ASIAN. Năm 2011
được công nhận là khu RAMSAR (Khu
RAMSAR là vùng đất ngập nước có đủ điều kiện
đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn của một vùng
đất ngập nước có t m quan trọng quốc tế được
quy định trong Công ước Ramsar. Công ước
Ramsar là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử
dụng một cách hợp lý và th ch đáng các vùng đất
ngập nước có t m quan trọng quốc tế, đặc biệt
như là nơi cư trú của các loài chim nước, được
ký năm 1971 tại thành phố Ramsar) thứ 1938 của
thế giới và là khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam.
Ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký
"Quyết định số 1419/QĐ-TTg" xếp hạng Danh
lam thắng cảnh Hồ Ba Bể là Di tích quốc gia đặc
biệt. Giá trị lớn nhất của Hồ Ba Bể là cảnh quan
địa chất độc đáo, giá trị nổi bật về địa chất địa
mạo và giá trị to lớn về đa dạng sinh học. Đây là
hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam. Với
cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, bản sắc văn hoá
độc đáo, hồ Ba Bể là khu du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài
nước [4].
4.2. Tình hình về du khách tham quan Hồ Ba Bể
Qua bảng 1 cho thấy số lượng khách du lịch
tham quan du lịch Hồ Ba Bể đã có sự chuyển
biến tích cực qua các năm, cụ thể như sau: Tổng
lượt khách năm 2017 tăng so với năm 2016 là
25,9%, năm 2018 tăng so với năm 2017 là
15,85%. Khách nội địa năm 2017 tăng so với
năm 2016 là 15,55%, năm 2018 tăng 16,85%.
Khách quốc tế năm 2017 so với năm 2016 tăng
rất cao là 60,09% tuy nhiên đến năm 2018 so với
2017 tăng là 12,4%.
Bảng 1: Số lượng khách tham quan du lịch hồ Ba Bể năm 2016-2018
ĐVT: lượt khách
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
So sánh (%)
Năm 2017/2016 Năm 2018/2017
Số lượt khách
Trong đó:
48.680 61.287 71.000 125,9 115,85
-Khách nội địa 40.066 47.497 55.500 118,55 116,85
-Khách quốc tế 8.614 13.790 15.500 160,09 112,4
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn [4] và tổng hợp của nhóm nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh du lịch tại khu vực
Ba Bể ngày càng thu hút được sự quan tâm của
khách du lịch là do địa bàn du lịch được mở
rộng, cơ sở hạ t ng và cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du lịch được đ u tư xây dựng, các di tích
lịch sử được khôi phục, trùng tu, tôn tạo, nâng
cấp tạo nên những chuyển biến rõ rệt về số lượng
khách du lịch đến Ba Bể. Trong đó phải kể đến
số nhà sàn được người dân kinh doanh
Homerstay tại bản Pác Ngòi, Bó Lù và Cốc Tộc
được tu sửa đẹp về hình thức và tiện nghi phù
hợp với nhu c u của khách du lịch, đặc biệt là
khách du lịch nước ngoài.
4.3. Tình hình số lượng và doanh thu của các
homestay
Số lượng cơ sở lưu trú gia tăng hàng năm,
đặc biệt là cơ sở lưu trú homestay tăng cả về số
lượng và tỉ lệ trong tổng số cơ sở lưu trú. Theo
hình 2 cho thấy: Năm 2016 số lượng homestay là
35 cơ sở chiếm 72,92% trên tổng số cơ sở lưu trú,
năm 2017 là 42 cơ sở chiếm 76,4% trên tổng số
cơ sở lưu trú và đến năm 2018 là 49 cơ sở, chiếm
79,03% trên tổng số cơ sở lưu trú. Các homestay
hiện nay 100% xếp hạng ―Tiêu chuẩn‖.
Đơn vị t nh: Cơ sở
Hình 2: Thống kê các cơ sở lưu trú tại khu du lịch hồ Ba Bể
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn [4] và tổng hợp của nhóm nghiên cứu
Số lượng của các cơ sở homestay tăng chủ
yếu ở Thôn Pác Ngòi, Xã Nam Mẫu, Huyện Ba
Bể, nguyên nhân: Vì bản Pác Ngòi có vị tr đẹp,
nằm sát hồ Ba Bể với lối kiến trúc nhà sàn độc
7 7 8
1 1 1
5 5
4
35
42
49
0
20
40
60
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Khách sạn
Resort
Nhà nghỉ du lịch
Homestay
Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT- - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019)
36
đáo của người Tày. H u hết các hộ gia đình tại
đây sử dụng chính ngôi nhà sàn của mình để làm
du lịch cùng với nhiều dịch vụ thu hút khách du
lịch. Đồng thời, Sở Thể thao, Văn hóa và Du lịch
Bắc Kạn đã có những ch nh sách hỗ trợ cũng như
tạo điều kiện cho các hộ dân khi chọn dịch vụ
homestay để kinh doanh. Do truyền thông phát
triển nên công tác quảng bá về du lịch Hồ Ba Bể
đã có hiệu quả, vì vậy từ cuối năm 2017, số lượt
khách tới Hồ Ba Bể ngày càng tăng đặc biệt là
lượng du khách nước ngoài theo kiểu du lịch
phượt bằng xe máy. Tháng 3 năm 2017, UBND
tỉnh thông báo chủ trương về hỗ trợ lãi suất ngân
hàng cho người dân vay vốn mở rộng kinh doanh
dịch vụ du lịch, trong đó nhấn mạnh ưu tiên
những dự án mới thu hút được nhiều lao động
địa phương, khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên
và nhân văn để giữ chân du khách lâu hơn.
Qua bảng bảng 2 cho thấy: Doanh thu hoạt
động lưu trú của các homestay ở Hồ Ba Bể tăng
qua các năm. Cụ thể: Năm 2017 tăng so với năm
2016 là 45,3%. Nguyên nhân năm 2017 tăng cao
so với năm 2016 là do lượt khách lưu trú tăng
25,9% và số ngày lưu trú tăng 15,4%; Năm 2018
tăng so với năm 2017 là 76,6%. Nguyên nhân
năm 2018 tăng so với 2017 là do lượt khách lưu
trú tăng 15,85%, số ngày lưu trú tăng 6,7% và
đơn giá tăng 42,9%.
Bảng 2: Doanh thu hoạt động lưu trú của các homestay tại khu du lịch hồ Ba Bể
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
So sánh (%)
2017/2016 2018/2017
1.Số lượt khách du
lịch (lượt)
48.680 61.287 71.000 125,9 115,85
2. Số ngày lưu trú BQ
(ngày/người)
1,3 1,5 1,6 115,4 106,7
3.Đơn giá lưu trú theo
quy định
(đồng/ngày/người)
70.000 70.000 100.000 100 142,9
4.Doanh thu (triệu
đồng)
4.429,88 6.435,135 11.360 145,3 176,6
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm nghiên cứu
4.4. Kết quả điều tra du khách về chất lượng
dịch vụ homesta ở khu du lịch hồ Ba Bể
Phân tích mẫu nghiên cứu: Phân theo giới
tính: mẫu nghiên cứu gồm 55,8% nam và 44,2%
nữ. Tỷ lệ này cho thấy, mức độ dại diện của hai
giới trong mẫu g n như nhau; Phân theo tuổi:
ph n lớn mẫu nghiên cứu có độ tuổi dưới 22
chiếm 24,5%, từ 22-44 chiếm 48%, và từ 45 tuổi
trở lên chiếm 27,5%; Phân theo trình độ văn
hóa: mẫu nghiên cứu có trình độ đại học chiếm
đa số (52,1%), cao đẳng (14,2%), trung học phổ
thông (13,2%), trung học cơ sở (9,5%) và các
trình độ khác 11,0%.
Phân t ch độ tin cậy của dữ liệu: Hệ số
Cronbach's Alpha của dữ liệu đều lớn hơn 0,8 và
cao hơn mức cho phép là 0,6. Hệ số tương quan
biến tổng Corrected Item-Total Correlation của
các biến quan sát đều > 0,3, từ đó cho thấy các
khái niệm nghiên cứu được xây dựng từ các biến
quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng
trong phân tích tiếp theo.
Bảng 3: Kết quả điều tra các du khách về đánh giá chất lượng dịch vụ homestay
STT Tiêu chí
Cảm nhận (PS) Kỳ vọng (ES) Điểm
SERVQUAL
Mean
(PS – ES)
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
1 Độ tin cậy 3,58 0,64 3,68 0,52 -0,1
2 Sự đáp ứng 3,34 0,71 3,47 0,69 -0,13
3 Sự đảm bảo 3,61 0,68 3,46 0,52 0,15
4 Sự cảm thông 3,36 0,87 3,48 0,75 -0,12
5
Phương tiện hữu
hình
3,82 0,85 3,65 0,74 0,17
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ kết quả điều tra của nhóm tác giả
Qua bảng 3 cho thấy:
Tiêu chí sự hữu hình và sự đảm bảo được
các du khách cảm nhận là tốt nhất với giá trị
đánh giá trung bình là 3,82 và 3,61 điểm và cao
hơn so với kỳ vọng l n lượt là 0,17 và 0,15 điểm.
Như vậy 2 tiêu ch này đã được các du khách
đánh giá chất lượng dịch vụ ở mức tốt. Tiêu chí
phương tiện hữu hình được các du khách đánh
Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019)
37
giá cao nhất vì các homestay được sử dụng ngay
chính ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc của
người Tày nơi đây do đó đã đem lại những nét
văn hóa của độc đáo, bên cạnh đó h u hết các
homestay ở xung quanh hồ Ba Bể nên đã được
hưởng lợi bởi vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên mà
hồ Ba Bể đem lại, đa số các homestay đều có vị
trí tọa lạc g n hồ thuận tiện cho việc quan sát và
tham quan, có bến đỗ tàu thuyền chở khách dễ
dàng di chuyển đến các địa điểm tham quan hoặc
đưa đơn khách. Tiêu ch sự đảm bảo được du
khách đánh giá cao thứ 2 vì khi đến với khu du
lịch hồ Ba Bể, du khách đều cảm thấy khá an tâm
về an ninh trật tự, hiện tượng mất an ninh trật tự
rất hiếm khi xảy ra. Các chủ cơ sở và nhân viên
homestay là cư dân bản địa vẫn giữa được những
nét chân chất, thật thà, luôn quý khách, niềm nở,
lịch sự và tôn trọng du khách. Do đó, các cơ sở
cung cấp dịch vụ homestay đã tạo ra cảm giác
được quan tâm, được coi trọng của du khách.
Tuy nhiên, khi đánh giá 2 tiêu ch này vẫn có du
khách phản hồi nhân viên phục vụ của homestay
chưa có đủ kiến thức và hiểu biết để giải quyết
được các vấn đề phát sinh, cơ cở vật chất của
một số homestay đã bắt đ u xuống cấp, nhiều
homestay nhân viên chưa có đồng phục, ăn mặc
chưa thực sự gọn gàng khi phục vụ du khách.
Tiêu chí sự đáp ứng và sự cảm thông được
các du khách cảm nhận là kém nhất với mức đánh
giá l n lượt là 3,36 và 3,34 điểm và chỉ đạt đánh
giá chất lượng dịch vụ ở mức độ trung bình.
Nguyên nhân dẫn đến là do hệ thống đặt phòng du
khách đánh giá chưa thực sự dễ tiếp cận đặc biệt
là việc đặt phòng qua website của homestay hay
được cung cấp số điện thoại để liên lạc đặt phòng,
số lượng nhân viên ít chủ yếu là các thành viên
trong gia đình hoặc thuê thêm theo thời vụ, chưa
được đào tạo cơ bản nên chưa trả lời kịp thời các
câu hỏi của du khách, chưa phản ứng nhanh để
giải quyết vấn đề của du khách, dịch vụ dọn dẹp
buồng phòng hàng ngày chưa nhanh chóng. Các
dịch vụ khác của homestay chưa đa dạng, phong
phú. Đa số khách du lịch đến với Ba Bể hiện tại
mới chỉ dừng lại ở hoạt động thăm thú, ngắm
cảnh, các homestay thiếu khu sinh hoạt chung, các
loại hình vui chơi giải tr cho khách, điều này là
một trong những nguyên nhân không giữ được
khách ở lại lâu. Bên cạnh đó, h u hết các
homestay chưa có các chương trình thể hiện sự
quan tâm đến du khách (khuyến mãi, tin nhắn
chúc mừng, tặng quà...), nhân viên homestay cũng
chưa tìm hiểu rõ nhu c u đặc biệt và quan tâm đến
các nhu c u cá nhân của du khách. Theo phản hồi
của du khách, nhiều homestay chưa có nhân viên
đến trao đổi và tìm hiểu về tình hình, nhu c u
khách hàng, cảm nhận về dịch vụ của homestay.
Đa số các nhân viên của homestay là làm theo yêu
c u của du khách.
Đối với tiêu ch độ tin cậy mặc dù không
phải là tiêu chí bị đánh giá thấp nhất, nhưng đây
là tiêu chí mà du khách kỳ vọng cao nhất. Tuy
nhiên, tiêu chí này bị du khách đánh giá thấp hơn
kỳ vọng là 0,1 điểm. Nguyên nhân là do dịch vụ
cung cấp chưa thực sự giống như trong quảng
cáo, lời giới thiệu, website của homestay và chưa
phục vụ đúng thời gian du khách đã đặt. Các du
khách cũng đánh giá các dịch vụ nhận được được
tương xứng với chi phí du khách phải trả do các
dịch vụ trong homestay còn khá nghèo nàn,
nhiều homestay chưa có các dịch vụ giặt là, tham
gia đi chợ, nấu ăn,
Đánh giá chung: Qua kết quả khảo sát các du
khách cho thấy, có 3/5 tiêu ch được du khách đánh
giá theo cảm nhận là đạt chất lượng dịch vụ tốt, có
2/5 tiêu chí bị đánh giá chất lượng dịch vụ mới đạt
ở mức trung bình. Tuy nhiên có 3/5 tiêu chí có
đánh giá chất lượng cảm nhận thấp hơn so với chất
lượng kỳ vọng và ngay cả ở các tiêu ch được đánh
giá chất lượng cao nhất vẫn có những yếu tố bị
đánh giá chất lượng cảm nhận thấp hơn so với kỳ
vọng. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên:
- Nhân viên của các homestay là người
trong gia đình, mỗi khi cao điểm của mùa du lịch
các chủ homestay thuê nhân viên ngắn hạn để
phục vụ do đó kỹ năng đón tiếp, phục vụ khách
du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp, không có
kiến thức nghiệp vụ. Người dân phục vụ du
khách chủ yếu xuất phát từ trách nhiệm và tình
cảm với khách chứ chưa theo các quy tắc phục
vụ theo đúng nghiệp vụ du lịch
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhiều
homestay đã bắt đ u xuống cấp hoặc cũ nhưng
do khả năng tài ch nh hạn hẹp nên không thể đáp
ứng tốt nhất yêu c u du khách. Điều này sẽ tạo ra
cảm giác không thoải mái với các du khách khi
lưu trú tại homestay.
- Dịch vụ homestay tại khu du lịch hồ Ba Bể
mới chỉ tập trung vào dịch vụ cung cấp chỗ ở và
ăn uống cho du khách. Các sản phẩm dịch vụ du
lịch homestay chưa nổi bật, còn khá nghèo nàn,
đơn điệu, không có sản phẩm cụ thể.
- Các hoạt động xúc tiến như quảng cáo,
khuyến mãi, PR,..chỉ có một số t cơ sở kinh
doanh dịch vụ homestay chú ý trong thời gian
g n đây, còn rất nhiều homestay chưa chú trọng
đến hoạt động này do đó việc tiếp cận các thông
tin về dịch vụ homestay ở khu du lịch hồ Ba Bể
còn chưa dễ dàng cho du khách.
Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT- - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019)
38
5. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng
dịch vụ homestay tại khu du lịch hồ Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn
Để thu hút du khách hơn trong thời gian tới
thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ
homestay, các cơ sở kinh doanh dịch vụ
homestay ở khu du lịch hồ Ba Bể c n phải tập
trung vào một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn
nhân lực và nhận thức của người dân địa
phương: Với xu hướng như hiện nay thì nhu c u
sử dụng dịch vụ homestay ở khu du lịch hồ Ba
Bể sẽ còn tăng trong thời gian tới. Do đó nguồn
nhân lực của dịch vụ này được dự báo trong thời
gian tới sẽ thiếu một số lượng không nhỏ, bên
cạnh đó nguồn nhân lực hiện nay còn bị đánh giá
là còn thiếu và yếu, thiếu về số lượng, yếu về
trình độ và kỹ năng nghiệp vụ. Do đó c n quan
tâm hơn đến công tác đào tạo để đáp ứng tốt hơn
nữa cả về chất và lượng. Cụ thể như sau: Ch nh
quyền địa phương nên mở các lớp đào tạo nghề
cho các hộ dân trực tiếp tham gia phục vụ khách.
Hình thức chủ yếu là đào tạo các khóa ngắn hạn,
phối hợp chặt chẽ với các trường trung cấp
nghiệp vụ và các trung tâm dạy nghề để tổ chức
các khóa học cho những người tham gia trực tiếp
vào đón và phục vụ khách, mỗi hộ có thể cử
người đi học và mỗi hộ làm dịch vụ homestay
c n có một người quản lý hoạt động cung cấp
dịch vụ của hộ gia đình mình; Các cán bộ xã
hoặc cán bộ Ban quản lý khu du lịch hồ Ba Bể
c n thường xuyên theo dõi và hướng dẫn, tổ
chức cách kinh doanh, cách hoạt động nghề du
lịch cho mỗi hộ dân một cách thường xuyên;
Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng c n tập
trung chủ yếu vào các hoạt động nâng cao nhận
thức về các vấn đề về giá trị của tài nguyên và
môi trường, hiểu biết xã hội, những kiến thức có
liên quan đến pháp luật, mục đ ch của dịch vụ
homestay, du lịch bền vững hỗ trợ nâng cao
nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ về buồng phòng,
bếp và hướng dẫn viên du lịch, không chỉ có tác
dụng khuyến khích sự tham gia của cộng đồng
địa phương và hoạt động du lịch đem lại lợi ích
kinh tế mà còn đáp ứng nhu c u của khách muốn
được tiếp xúc nhiều hơn với người dân và đời
sống bản địa, nâng cao chất lượng dịch vụ
homestay và bảo tồn được giá trị cũng như vẻ
đẹp nguyên thủy về tài nguyên du lịch tại hồ Ba
Bể. Ngoài tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng
nghiệp vụ cho người dân, xã cũng nên khuyến
khích các hộ dân học tập lẫn nhau, những hộ mới
nên tham khảo kinh nghiệm của các hộ chuyên
phục vụ khách, hoặc phục vụ khách lâu năm, có
thể tổ chức các buổi gặp mặt trao đổi kinh
nghiệm giữa các hộ. Đây sẽ là hình thức đào tạo
nhanh nhất và có hiệu quả nhất đối với đội ngũ
phục vụ dịch vụ homestay vì mang tính cộng
đồng cao.
Thứ hai, tăng cường đầu tư hơn nữa cho cơ
sở vật chất và các trang thiết bị của các cơ sở
cung cấp dịch vụ homestay: Công tác đ u tư xây
dựng cơ sở vật chất và các trang thiết bị c n
được các chủ cơ sở homestay đặc biệt quan tâm
vì nhiều homestay hiện nay cơ sở vật chất bắt
đ u cũ, xuống cấp; các trang thiết bị còn khá
nghèo nàn. Tuy nhiên hiện nay tình hình vốn đ u
tư của nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ homestay
rất hạn chế do đó các cơ sở này nên tranh thủ tận
dụng các nguồn vốn hỗ trợ từ chính quyền địa
phương, của các dự án như dự án ―Phát triển đu
lịch bền vững Tiểu vùng sông Mekong mở rộng‖
với vốn vay của Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB) nhằm mục đ ch hỗ trợ phát triển ngành du
lịch bền vững tại 5 tỉnh của Việt Nam bao gồm
Bắc Kạn, Cao Bằng, Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế;
Thứ ba, phát triển các dịch vụ kèm theo:
C n tạo ra nhiều sản phẩm mới riêng biệt để thu
hút du khách hơn, cũng tạo nên được dấu ấn đặc
biệt trong lòng du khách với những sản phẩm đặc
trưng của khu du lịch hồ Ba Bể. Chính quyền địa
phương nên mời các nhà khoa học phối hợp
nghiên cứu rồi hướng dẫn người dân bản địa hiểu
sâu hơn về bản sắc riêng của văn hóa tộc người,
vẻ đẹp tài nguyên du lịch tự nhiên để từ đó xây
dựng thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, không
trùng lặp. Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ
phụ trợ như hàng lưu niệm, biểu diễn văn nghệ,
các dịch vụ trải nghiệm c n phát huy vai trò của
chính quyền địa phương bên cạnh sự hỗ trợ của
của các ban, ngành, tổ chức khác.
Thứ tư, đẩy mạnh các hình thức quảng bá
để du khách dễ dàng tiếp cận các thông tin về
dịch vụ homestay ở khu du lịch hồ Ba Bể: Thực
tế hiện nay, việc quảng bá dịch vụ homestay tại
đây vẫn chưa được chú trọng. Vì vậy, để quảng
bá, chính quyền địa phương nên hướng dẫn và
khuyến kh ch các cơ sở kinh doanh dịch vụ
homestay đẩy mạnh các hình thức quảng bá, đặc
biệt nên chủ động ký hợp đồng quảng cáo trên
các báo Du lịch, tạp chí Du lịch Việt Nam
Ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn cũng c n chủ động
giới thiệu về du lịch hồ Ba Bể và đặc biệt là dịch
vụ homestay tới các báo đài trong và ngoài nước
làm phim tư liệu giới thiệu về thắng cảnh và đời
sống con người trên hồ, miễn ph ăn ở đi lại, tạo
điều kiện thuận lợi tối đa và có thù lao cho họ.
Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019)
39
Ngoài ra, quảng bá qua internet đang là giải pháp
hiện đại và hiệu quả nhất. Ban quản lý khu du
lịch hồ Ba Bể có thể tạo ra một trang website
riêng về các cơ sở cung cấp dịch vụ homestay tại
khu du lịch hồ Ba Bể và thể liên kết với các
website của du lịch Việt Nam và là trang web
ch nh để du khách tìm kiếm và cập nhật thông
tin, để có thể liên hệ với các cơ sở cung cấp dịch
vụ homestay tại khu du lịch hồ Ba Bể.
6. Kết luận
Chất lượng dịch vụ homestay ở khu du lịch
hồ Ba Bể trong thời gian qua đã được cải thiện
đáng kể, tuy nhiên theo đánh giá của các du
khách thì chất lượng dịch vụ homestay theo cảm
nhận vẫn còn chưa đáp ứng bằng với kỳ vọng
của du khách. Để nâng cao hơn nữa chất lượng
dịch vụ homestay c n phải thực hiện nhiều giải
pháp từ nâng cao chất lượng nhân lực, tăng
cường cơ sở đ u tư vật chất và c n quan tâm tới
việc phát triển các dịch vụ kèm theo cũng như
đẩy mạnh hình thức quảng bá để du khách dễ
dàng tiếp cận các thông tin về dịch vụ homestay
ở khu du lịch hồ Ba Bể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. A.Parasuraman, Valarie A. Zeithaml, Leonard L. Berry. (2009). A Conceptual Model of Service
Quality and Its Implications for Future Research, The Journal of Marketing, Vol. 49, No. 4 (Autumn,
1985), pp. 41 - 50.
[2]. A.Parasuraman et al. (1988). SERVQUAL: A multiple-item scale for measuring consumer
perceptions of service quality. Journal of Retailing, Vol. 64 No. 1, pp. 12 - 40
[3]. Emma Achten. (2014). Homestay programme as potential tool for sustainable tourism development?
Case study of Kiangan, Philippines. Universiteitsbibliotheek Gent.
[4]. Chính phủ. (2007). Nghị định số 92/2007/NĐ-CP, ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.
[5]. Bùi Thị Lê (2013). Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình dịch vụ Homestay tại huyện đảo Lý Sơn -
tỉnh Quảng Ngãi. Khóa luận tốt nghiệp. Hải Phòng: Đại học Dân lập Hải Phòng.
[6]. Mukunda Kumar Chhetri. (2015). A Study on Dallagaon Homestay and Its Sustainability.
Nepalgunj Office Banking Development and Research Unit.
[7]. Norlida Hanim Mohd Salleh. (2014). The homestay program in Malaysia: Motivation for
participation and development impact. Tourism, Vol.62/No.4/2014/407-421, UDC: 338.483.12(595).
[8]. Nguyễn Quốc Nghi. (2013). Giải pháp phát triển dịch vụ Homestay tại các cù lao ở khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường ĐH Cần Thơ, Ph n D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và
Pháp luật: 27 (2013): 11-16.
[9]. Parasuraman, A., L. L. Berry, & V. A. Zeithaml. (1991). Refinement and Reassessment of the
SERVQUAL Scale, Journal of Retailing, 67 (4): 420 - 450.
[10]. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn. (2017). Báo cáo khảo sát, đánh giá tiềm năng phát
triển các loại hình dịch vụ mới vào phục vụ phát triển du lịch tại khu vực Ba Bể.
Thông tin tác giả:
1. Ngô Thị Hƣơng Giang
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD
- Địa chỉ email: ngogiangqtkd@yahoo.com
2. Nguyễn Quốc Anh
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Ngày nhận bài: 02/12/2019
Ngày nhận bản sửa: 25/12/2019
Ngày duyệt đăng: 31/12/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chat_luong_dich_vu_homestay_tai_khu_du_lich_ho_ba_be_tinh_ba.pdf