ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, thị trường bán lẻ ở Việt Nam đang ngày càng thay đổi nhanh chóng và biểu lộ là một thị trường tiềm năng. Trong báo cáo chỉ số phát triển toàn cầu năm 2006, A.T Kearney đã xếp hạng Việt Nam thứ 3 về mức độ hấp dẫn đầu tư bán lẻ trong 30 thị trường đang phát triển, và tăng trưởng khoảng 35% – 40% mỗi năm. Thị trường bán lẻ và dịch vụ ở Việt Nam mỗi năm đạt doanh số khoảng 20 tỉ USD và có đến 85% người dân thành thị ở khu vực phía Nam cho biết thích mua sắm tại siêu thị (Thanh Niên, 2004).
Xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, vào đầu năm 2009 các chuỗi bán lẻ trong nước bắt đầu chịu áp lực của những nhà bán lẻ hàng đầu thế giới đang chuẩn bị xâm nhập vào thị trường Việt Nam như Tesco, Walmart, Carrefous, Lotte làm cho thị trường này ngày càng trở nên sôi động. Hơn bao giờ hết, việc cải thiện chất lượng dịch vụ bán lẻ để có thể cạnh tranh với các chuỗi cửa hàng bán lẻ nước ngoài đang và sẽ hoạt động tại thị trường trong nước là một điều vô cùng cần thiết. Mặc dù chất lượng dịch vụ bán lẻ đóng vai trò rất quan trọng đối với các nhà bán lẻ, nhưng cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về chất lượng dịch vụ bán lẻ tại Việt Nam. Bán lẻ là một ngành rất đặc thù vì nó hỗn hợp của sản phẩm và dịch vụ, do vậy để có thể làm hài lòng khách hàng, ngoài yếu tố sản phẩm có chất lượng cao, các yếu tố chất lượng: như cung cách phục vụ, cách trưng bày, độ tin cậy cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ bán lẻ và đánh giá chung của khách hàng. Với chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, người dân đi siêu thị ngày càng nhiều hơn, họ càng có nhiều đòi hỏi khắt khe về chất lượng của sản phẩm dịch vụ. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tuy có nhiều cơ hội do nhu cầu tăng cao nhưng bên cạnh đó cũng đứng trước nguy cơ canh tranh gay gắt. Với sự quan tâm đúng mức về chất lượng dịch vụ bán lẻ, các siêu thị Việt Nam sẽ có thể tạo được lợi thế cạnh tranh trên sân nhà, và khẩu hiệu: “Người Việt Nam dùng nhà bán lẻ Việt Nam” sẽ trở thành hiện thực đối với các nhà bán lẻ trong nước, trước làn sóng các nhà bán lẻ nước ngoài vào thị trường Việt Nam.
Dựa trên mô hình nghiêu cứu 5 thành phần cơ bản của chất lượng dịch vụ siêu thị là: (1) phương tiện hữu hình, (2) độ tin cậy, (3) nhân viên phục vụ, (4) giải quyết khiếu nại, (5) chính sách của cửa hàng của Dabholka & ctg (1996) , các tác giả Việt Nam đã thực hiện nghiên cứu định tính để điều chỉnh, bổ sung các thành phần của chất lượng dịch vụ siêu thị tại Việt Nam, bao gồm 5 thành phần, đó là: (1) tính đa dạng của hàng hóa, (2) khả năng phục vụ của nhân viên, (3) cách thức trưng bày trong siêu thị, (4) mặt bằng siêu thị, và (5) an toàn trong siêu thị. Đây là một mô hình được nhiều nhà nghiên cứu cho là khá toàn diện và đầy đủ để đo lường và đánh giá về chất lượng dịch vụ của siêu thị bán lẻ hiện nay.
Hiện nay, tại Việt Nam nói chung cũng như thành phố Huế nói riêng đang có nhiều hệ thống siêu thị của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cạnh trạnh rất khốc liệt, để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại phải tìm mọi biện pháp tăng cường chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp mình. Siêu thị Thuận Thành – Huế của hợp tác xã thương mại dịch vụ Thuận Thành là một siêu thị nhỏ nhưng có khá nhiều chi nhánh, doanh thu hàng năm khá cao, tuy nhiên hiện nay trước sự lớn mạnh của hệ thống siêu thị Coop – mart, Big C làm cho Thuận Thành đối mặt với không ít khó khăn, thử thách. Để đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ, Thuận Thành cần phải biết điều chỉnh và đưa ra những chiến lược mới, đặc biệt là về chất lượng dịch vụ, bởi đây là nhân tố quyết định cho sự thành công của một doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Với những lý do đó, nhóm đã chọn đề tài: “Đánh giá chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành” dựa theo mô hình 5 yếu tố đã đề cập ở trên để phân tích, đánh giá từ đó đưa ra giải pháp giúp siêu thị hoàn thiện chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin vững chắc và lòng trung thành nơi khách hàng.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các nhân tố cấu thành nên chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành.
Xác định chiều hướng, mức độ tác động của các nhân tố trong chất lượng dịch vụ đến sự thỏa mãn của khách hàng.
Đánh giá sự thõa mãn của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành.
Đánh giá mức độ trung thành của khách hàng đối với siêu thị Thuận Thành.
Xác định mối quan hệ giữa sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng đối với siêu thị Thuận Thành.
Đề xuất các giải pháp giúp siêu thị hoàn thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh với đối thủ, giữ chân được khách hàng truyền thống đồng thời thu hút khách hàng tiềm năng.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu 3
1.4.1. Nghiên cứu định tính 3
1.4.2. Nghiên cứu định lượng 4
1.4.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi 4
1.4.2.2. Diễn đạt và mã hóa thang đo 4
1.4.2.3. Xác định kích thước mẫu và phương pháp thu thập số liệu 5
1.4.2.4. Phân tích nhân tố 5
1.4.2.5. Đánh giá thang đo 6
1.4.2.6. Điều chỉnh mô hình lý thuyết. 7
1.4.2.7. Kiểm định các yếu tố của mô hình 7
PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8
1.1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 8
1.1.1. Cơ sở lý thuyết 8
1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ 8
1.1.1.2. Khái niêm chất lượng dịch vụ 9
Chất lượng dịch vụ siêu thị 11
1.1.1.4. Sự thỏa mãn 12
1.1.1.5. Lòng trung thành đối với siêu thị 13
1.1.2.Mô hình nghiên cứu 13
1.2. Tổng quan về siêu thị Thuận Thành 14
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI SIÊU THỊ THUẬN THÀNH 17
2.1. Mô tả mẫu 17
2.1.1 Độ tuổi 18
2.1.2. Giới tính 18
2.1.3. Số lần đi siêu thị 19
2.1.4. Mức thu nhập 20
2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các nhân tố của chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành 21
2.2.1. Các bước tiến hành và kết quả phân tích 21
2.2.2. Đặt tên và giải thích nhân tố 25
2.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo 26
2.3.1. Thang đo chất lượng dịch vụ 26
2.3.2. Thang đo sự thỏa mãn 29
2.3.3. Thang đo lòng trung thành 29
2.4. Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu 30
2.5. Kiểm định các yếu tố của mô hình 31
2.6. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 34
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 41
3.1. Định hướng 41
3.2. Giải pháp 43
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
3.1. KẾT LUẬN 45
3.2. KIẾN NGHỊ 45
65 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chất lượng dịch vụ tại siêu thi Thuân Thành Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òn lại là 97 khách hàng được phân bổ đều cho 2 nhóm này, với tỉ lệ là 25.52% và 25%.
2.1.4. Mức thu nhập
Như đã biết, mức sống của con người mỗi vùng miền, tỉnh thành là khác nhau. Thực tế cũng cho thấy, mức sống của người dân trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế nhìn chung chưa cao. Do đó, thu nhập của người dân còn những điều bất cập. Nhận thấy điều này nên khi thực hiện đề tài nghiên cứu, thống kê thu nhập của khách hàng, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 4 tiêu chí như sau:
+ Phụ thuộc vào gia đình
+ Thu nhập dưới 2 triệu
+ Từ 2 - 4 triệu
+ Trên 4 triệụ.
Bảng 2. 4: Thống kê mức thu nhập của khách hàng
Mức thu nhập
Số lượng (người)
Tỉ lệ %
% tích lũy
Phụ thuộc vào gia đình
51
26.8%
26.6%
Thu nhập dưới 2 triệu
32
16.8%
43.2%
Từ 2 – 4 triệu
67
34.9%
78.1%
Trên 4 triệu
42
22.1%
100.0%
Tổng
192
100.0%
(Nguồn: Câu 11 phiếu điều tra)
Số liệu thống kê đã cho thấy hầu hết các mẫu được chọn điều tra đều có thu nhập giao động từ 2- 4 triệu với 67 trên 192 mẫu điều tra (chiếm tỉ lệ 34.9%), tiếp theo là nhóm khách hàng có chưa có thu nhập, chủ yếu phụ thuộc vào gia đình, nhóm này phần lớn là học sinh và sinh viên với 51 mẫu (chiếm 26.8%), khách hàng có thu nhập cao trên 4 triệu chiếm 22.1 % với 42 người và số còn lại là khách hàng có thu nhập dưới 2 triệu chiếm 16.8%.
2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các nhân tố của chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành
2.2.1. Các bước tiến hành và kết quả phân tích
Phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0.5 trở lên (Othman & Owen, 2000), kiểm định Bartlett’s có giá trị sig < 0.05, các biến có hệ số truyền tải (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Điểm dừng Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích (Cumulative % Extraction Sums of Squared Loadings) lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988).
Phương pháp trích “Principal Axis Factoring” với phép quay “Varimax” được sử dụng trong phân tích nhân tố thang đo các thành phần độc lập.
Quá trình phân tích nhân tố để loại các biến trong nghiên cứu này được thực hiện qua các bước như sau:
+ Bước 1: 23 biến của chất lượng dịch vụ được đưa vào phân tích nhân tố theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 đã có 8 nhân tố được tạo ra. Tổng phương sai trích = 65.524% cho biết 8 nhân tố này giải thích được 65.524% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0.742 (>0.5), kiểm định bartlett’s có giá trị sig = 0.000 < 0.05 do đó đã đạt yêu cầu của phân tích nhân tố. Tuy nhiên hai biến trang phục đẹp, thanh toán nhanh bị loại ra khỏi mô hình do có hệ số truyền tải quá thấp (<0.4) (tham khảo phụ lục 1 bảng 1.1.1, bảng 1.1.2 và bảng 1.1.3).
+ Bước 2: Sau khi loại bỏ hai biến “trang phục đẹp” và “thanh toán nhanh”, 21 biến còn lại được tiếp tục đưa vào phân tích một lần nữa vẫn theo tiêu chí như trên. Kết quả có 7 nhân tố được rút ra. Tổng phương sai trích = 63.704% cho biết 7 nhân tố này giải thích được 63.704% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0.746 (>0.5), kiểm định Bartlett’s có giá trị sig = 0.000 < 0.05 nên đạt yêu cầu. Trong bước 2 này có 3 biến bị loại ra khỏi mô hình đó là “giá cả phù hợp”, “giải đáp thắc mắc thỏa đáng” và “ánh sáng đảm bảo” do có hệ số tải < 0.5.( tham khảo phụ lục 1 bảng 1.2.1, bảng 1.2.2 và bảng 1.2.3).
+ Bước 3: Sau khi tiếp tục loại bỏ ba biến ra khỏi mô hình 18 biến còn lại được tiếp tục đưa vào phân tích một lần nữa vẫn theo tiêu chí như trên. Kết quả là vẫn giữ nguyên 7 nhân tố như đã được rút ra ở bước 2. Kết thúc bước 3 tất các các biến đều có hệ số truyền tải > 0.5 do đó mô hình Chất lượng dịch vụ siêu thị Thuân Thành bao gồm 18 biến. Tổng phương sai trích = 68.292% cho biết 7 nhân tố này giải thích được 68.292% biến thiên của dữ liệu (phụ lục 1 bảng 1.3.1). Hệ số KMO = 0.730 (>0.5), kiểm định Bartlett’s có giá trị sig = 0.000 < 0.05 nên đạt yêu cầu.
Bảng 2.5. Kiểm định KMO và Bartlett’s
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy
.730
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square
930.197
Df
153
Sig.
.000
Tên biến
Nhân tố
1
2
3
4
5
6
7
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
.653
Lối thoát hiểm
.793
Không phải lo về mất cắp
.727
Tìm kiếm hàng hóa dễ dàng
.839
Dễ lấy được hàng trên kệ
.731
Bố trí gian hàng hợp lý
.639
Nhiều chương trình khuyến mãi
.561
Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
.845
Chất lượng đảm bảo
.733
Luôn cập nhật những hàng hóa mới
.600
Khối lượng đáp ứng nhu cầu
.866
Chủng loại phong phú
.683
Phục vụ nhiệt tình
.882
Thái độ lịch sự
.861
Siêu thị có không gian rộng rãi
.743
Nhà vệ sinh
.823
Siêu thị có bãi giữ xe thuận tiện
.794
Bảng chỉ dẫn hàng hóa được viết rõ ràng
-.572
Bảng 2.6. Ma trận nhân tố xoay
2.2.2. Đặt tên và giải thích nhân tố
Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến quan sát có hệ số truyền tải (factor loading) lớn nằm trong cùng một nhân tố. Như vậy nhân tố này có thể giải thích bằng các biến có hệ số lớn nằm trong nó.
+ Nhân tố 1 gồm tập hợp các biến: Siêu thị có trang bị hệ thống phòng cháy, chữa cháy tốt; Siêu thị có lối thoát hiểm đảm bảo cho khách hàng khi sự cố xảy ra; khách hàng không phải lo lắng về hiện tượng mất cắp tài sản khi đi siêu thị; đặt tên nhân tố này là AN TOÀN.
+ Nhân tố 2 tập hợp các biến: tìm kiếm hàng hóa dẽ dàng; dễ lấy được hàng trên kệ; bố trí các gian hàng hợp lý; đặt tên nhân tố này là TRƯNG BÀY HÀNG HÓA
+ Nhân tố 3 tập hợp các biến: Nhiều chương trình khuyến mãi; Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; Chất lượng đảm bảo; đặt tên nhân tố này là CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA.
+ Nhân tố 4 tập hợp các biến: Luôn cập nhật những hàng hóa mới; Khối lượng hàng hóa luôn đáp ứng nhu cầu; Hàng hóa phong phú ; đặt tên nhân tố này là HÀNG HÓA.
+ Nhân tố 5 tập hợp các biến: Phục vụ nhiệt tình; Thái độ lịch sự; đặt tên nhân tố này là NHÂN VIÊN.
+ Nhân tố 6 tập hợp các biến: Siêu thị có không gian rộng rãi; vị trí nhà vệ sinh hợp lý; đặt tên nhân tố này là MẶT BẰNG.
+ Nhân tố 7 tập hợp các biến: Siêu thị có bãi giữ xe thuận tiện; Bảng chỉ dẫn hàng hóa được viết rõ ràng; đặt tên nhân tố này là BÃI XE & CHỈ DẪN.
Kết quả phân tích nhân tố đã đưa ra mô hình Chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuân Thành là tổ hợp của các thang đo “Trưng bày hàng hóa”, “ An toàn siêu thị”, “Hàng hóa”, “Nhân viên”, “chất lượng hàng hóa”, “Mặt bằng”, “giữ xe và chỉ dẫn”.
2.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo
2.3.1. Thang đo chất lượng dịch vụ
Như đã trình bày ở trên, trong quá trình phân tích nhân tố có một số biến đã bị loại ra khỏi mô hình do có hệ số tải quá thấp ( 0.3 và hệ số cronbach’Alpha > 0.6. Những biến nào không đáp ứng được hai điều kiện trên tức là không đủ độ tin cậy thì sẽ không thể đưa vào hồi quy tiếp theo và sẽ bị loại ra khỏi mô hình.
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha các nhân tố của thang đo chất lượng dịch vụ được trình bày ở bảng với một số điểm lưu ý như sau:
i. Nhân tố An toàn có Cronbach’s Alpha là 0.685 và các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số tương quan biến tổng vừa phải (>0.408). Vì vậy các biến đo lường nhân tố này đều được sử dụng trong hồi quy tiếp theo.
ii. Nhân tố Trưng bày hàng hóa có Cronbach’s Alpha khá lớn (0.704), các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số tương quan biến tổng lớn (>0.516). Vì vậy các biến đo lường nhân tố này đều được sử dụng trong hồi quy tiếp theo.
iii. Nhân tố Chất lượng hàng hóa có Cronbach alpha lớn (0.660), các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số tương quan biến tổng đáp ứng đủ yêu cầu(>0.328). Vì vậy các biến đo lường nhân tố này đều được sử dụng trong hồi quy tiếp theo.
iv. Nhân tố Sự phong phú của hàng hóa có Cronbach’s Alpha đáp ứng đủ yêu cầu (0.620), các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số tương quan biến tổng đủ lớn(>0.424). Vì vậy các biến đo lường nhân tố này đều được sử dụng trong hồi quy tiếp theo.
v. Nhân tố Nhân viên có Cronbach alpha là 0.787, các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số tương quan biến tổng rất lớn là 0.649>0.3.Vì vậy các biến đo lường nhân tố này đều được sử dụng trong hồi quy tiếp theo.
vi. Nhân tố Mặt bằng có cronbach’s Alpha là 0.550 và các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số tương quan biến tổng đáp ứng đủ điều kiện (> 0.391). Vì vậy các biến đo lường nhân tố này đều được sử dụng trong hồi quy tiếp theo.
vii. Nhân tố thứ 7- Giữ xe và chỉ dẫn có hệ số Cronbach’s Alpha quá thấp (-0.146 < 0.5) và hệ số tương tương quan biến tổng bằng -0.68 < 0.3 nên bị loại ra khỏi mô hình, không thể tiến hành hồi quy tiếp theo do không đủ điều kiện.
Bảng 2.7 : Hệ số Cronbach’s Alpha các nhân tố trong chất lượng dịch vụ
tại siêu thị Thuận Thành
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
An toàn trong siêu thị
Lối thoát hiểm đảm bảo
6.95
2.259
.634
.410
Không phải lo lắng về mất cắp tài sản
6.89
2.580
.408
.714
Hệ thống phòng cháy, chữa cháy tốt
6.97
2.696
.471
.626
Cronbach’s Alpha = 0.685
Trưng bày
Tìm kiếm hàng hóa dễ dàng
6.94
2.321
.522
.615
Dễ lấy được hàng trên kệ
6.76
2.636
.530
.606
Bố trí gian hàng hợp lý
7.12
2.514
.516
.620
Cronbach’s Alpha = 0.704
Chất lượng hàng hóa
Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
7.25
2.702
.328
.757
Chất lượng đảm bảo
6.74
2.317
.569
.432
Nhiều chương trình khuyến mãi
6.63
2.391
.539
.475
Cronbach’s Alpha = 0.660
Hàng hóa
Luôn cập nhật những hàng hóa mới
6.66
2.656
.354
.627
Khối lượng đáp ứng nhu cầu
6.53
2.502
.501
.425
Chủng loại phong phú
6.58
2.380
.440
.505
Cronbach’s Alpha = 0.620
Nhân viên
Phục vụ nhiệt tình
3.47
.732
.649
.a
Thái độ lịch sự
3.53
.753
.649
.a
Cronbach’s Alpha = 0.787
Mặt bằng
Vị trí nhà vệ sinh hợp lý
2.85
.994
.391
.a
Không gian rộng rãi
2.75
.607
.391
.a
Cronbach’s Alpha = 0.550
Giữ xe và chỉ dẫn
Siêu thị có bãi giữ xe thuận tiện
3.21
1.014
-.068
.a
Bảng chỉ dẫn hàng hóa được viết rõ ràng
3.57
.979
-.068
.a
Cronbach’s Alpha = - 0.146
2.3.2. Thang đo sự thỏa mãn
Thang đo “sự thỏa mãn” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.858 > 0.6 và có hệ số tương quan biến tổng lớn (0.6) nên đạt yêu cầu về độ tin cậy và được đưa vào hồi quy tiếp theo.
2.3.3. Thang đo lòng trung thành
Thang đo “lòng trung thành” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.724 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng khá lớn (0.567) nên đạt yêu cầu về độ tin cậy và được đưa vào phân tích tiêp theo.
Bảng 2.8: Hệ số Cronbach’s Alpha các yếu tố đo lường mức độ trung thành
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Tiếp tục mua trong tương lai
3.61
0.721
0.567
0.700
Sẵn sàng giới thiệu với người khác
3.79
0.682
0.567
0.689
Cronbach’s Alpha = 0.724
2.4. Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu
Theo phân tích EFA và kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha một biến quan sát của năm thành phần chất lượng dịch vụ siêu thị bị loại bỏ cũng như các nhân tố cũng bị thay đổi so với mô hình nghiên cứu ban đầu chẳng hạn như thay vì năm nhân tố như mô hình ban đầu thì kết quả phân tích EFA được bảy nhân tố, hay như thành phần hàng hóa bị tách thành hai nhân tố là sự phong phú của hàng hóa và chất lượng hàng hóa... Do đó cần phải hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu cho phù hợp để đảm bảo việc kiểm định những giả thuyết nghiên cứu tiếp theo.
Hình 3: Mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh
TRƯNG BÀY
HÀNG HÓA
AN TOÀN
NHÂN VIÊN
CHẤT LƯỢNG
HÀNG HÓA
SỰ PHONG PHÚ
CỦA HÀNG HÓA
MẶT BẰNG
SỰ THỎA MÃN
LÒNG TRUNG THÀNH
2.5. Kiểm định các yếu tố của mô hình
Sau khi qua giai đoạn phân tích nhân tố, có 6 nhân tố được đưa vào kiểm định mô hình. Giá trị của từng nhân tố là giá trị trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó.
Phân tích tương quan (Pearson) được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy. Kết quả của phân tích hồi quy sẽ được sử dụng để kiểm định giả thuyết H1.
Phân tích hồi quy tuyến tính
Theo giả thuyết của nghiên cứu là có mối quan hệ giữa khái niệm các thành phần của chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng. Vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này là có mối quan hệ tuyến tính cùng chiều giữa các thành phần chất lượng dịch vụ với sự thỏa mãn của khách hàng? Mức độ quan hệ như thế nào? Như vậy mô hình tuyến tính bội được sử dụng để phân tích và giải thích vấn đề.
Ta tiến hành phân tích hồi quy để xác định cụ thể trọng số của từng yếu tố tác động đến mức độ thỏa mãn của khách hàng. Phân tích hồi quy sẽ được thực hiện giữa 6 biến độc lập bao gồm: An toàn (F1), Trưng bày hàng hóa (F2), chất lượng hàng hóa (F3), hàng hóa(F4), nhân viên (F5) và mặt bằng (F6) với một biến phụ thuộc sự thỏa mãn của khách hàng (SATIS). Giá trị của các yếu tố được dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát đã được kiểm định. Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp hồi quy tổng thể các biến (phương pháp enter) với phần mềm SPSS 16.0.
Với giả thiết ban đầu cho mô hình lý thuyết, ta có phương trình hồi quy tuyến tính
như sau :
SATIS = β0 + β1 * F1 + β2 * F2 + β3 * F3 + β4* F4 + β5*F5 + β6*F6 + ε
Các biến được đưa vào cùng một lúc để chọn lọc dựa trên tiêu chí chọn những biến có mức ý nghĩa < 0.05. Kết quả phân tích hồi quy như sau:
Kết quả hồi quy lần thứ nhất được R2 hiệu chỉnh = 0.266 (phụ lục 2 bảng 2.1). Tuy nhiên với kết quả trên ta nhận thấy biến “An toàn”, “Chất lượng hàng hóa”và “Nhân viên” không có ý nghĩa thống kê (do mức ý nghĩa>0.05) cho nên biến này được loại khỏi mô hình (tham khảo phụ lục 2 bảng 2.2).
Kết quả hồi quy lần thứ hai ( sau khi đã loại đi biến F1) có R2 hiệu chỉnh = 0.263 (phụ lục 2 bảng 2.3), tuy nhiên hai biến F3 (Chất lượng hàng hóa) và F5 (Nhân viên) vẫn có mức ý nghĩa > 0.05( phụ lục 2 bảng 2.4), do đó đó hồi quy tiếp tục được thực hiện lần thứ ba.. Trong lần hồi quy này, biến F3 (Chất lượng hàng hóa) sẽ bị loại ra khỏi mô hình. Kết quả như sau:
Bảng 2.9: Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter sau khi loại biến F3
Mô hình
R
R2
R2 hiệu chỉnh
Sai số chuẩn của ước lượng
1
.530a
.281
.265
.637
Dự báo: (Hằng số), F6, F5, F2, F4
b. biến phụ thuộc: mức độ thỏa mãn
Bảng 2.10: kết quả hồi quy từng phần sau khi loại biến F3
Mô hình
Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số chuẩn hóa
t
Mức ý nghĩa
Thống kê đa cộng tuyến
B
Độ lệch chuẩn
Beta
Hệ số Tolerance
Nhân tử phóng đại phương sai VIF
1
(Constant)
.966
.313
3.084
.002
F2
.207
.067
.205
3.096
.002
.879
1.138
F4
.231
.070
.226
3.321
.001
.832
1.202
F5
.127
.063
.134
2.033
.044
.887
1.127
F6
.235
.065
.234
3.580
.000
.898
1.114
a. biến phụ thuộc: mức độ thỏa mãn
Mô hình hồi quy còn lại 4 biến đạt mức ý nghĩa 0.05 (có mức ý nghĩa <0.05) đó là các biến Trưng bày hàng hóa, hàng hóa, nhân viên và mặt bằng. Với hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0.265 có nghĩa là có khoảng 26.5% phương sai của sự thỏa mãn được giải thích bởi 4 biến độc lập: trưng bày hàng hóa, hàng hóa, nhân viên và mặt gằng. Trong các biến trên không có hiện tượng đa cộng tuyến (do tất cả các giá trị VIF của các biến đều nhỏ hơn 2).
Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa mức độ thỏa mãn trong công việc với các yếu tố trưng bày, hàng hóa, nhân viên và mặt bằng được thể hiện qua đẳng thức sau :
Sự thỏa mãn = 0.966 + 0.207 * trưng bày hàng hóa + 0.231* hàng hóa + 0.127* nhân viên + 0.235* mặt bằng
Kết quả hồi quy cho thấy chỉ có 4 trong 6 yếu tố của mô hình có ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với các yếu tố của chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành, đó là các yếu tố: trưng bày hàng hóa, hàng hóa, nhân viên và mặt bằng. Trong đó thành phần có ý nghĩa quan trọng nhất đối với mức độ thỏa mãn của khách hàng đó là yếu tố mặt bằng (có hệ số lớn nhất), kế đến là hàng hóa, trưng bày và cuối cùng là nhân viên.
2.6. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
2.6.1. Sự thỏa mãn
2.6.1.1. Giá trị trung bình về mức độ thỏa mãn
Bảng 2.11: Giá trị trung bình về mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại siêu thi Thuận Thành
Số quan
sát
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Giá trị
Trung bình
Độ lệch
chuẩn
Mức độ thỏa mãn
Không trả lời
192
0
1
5
3.56
0.743
(Nguồn: Câu 7 phiếu điêu tra)
Dựa vào bảng trên ta thấy giá trị trung bình về mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành bằng 3.56, với độ lệch chuẩn là 0,743, tương ứng với 3.56 là mức độ thỏa màn trên mức trung bình. Có thể nói khách hàng đánh giá khá cao về chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành. Theo kết quả thống kê tần số về mức độ hài lòng ( phụ lục 3 bảng 3.4) có đến 103 khách hàng ( 53,6%) đánh giá là thỏa mãn với chất lượng dịch vụ tại siêu thị, tiếp theo đó là mức độ trung lập với 62 khách hàng lựa chọn (32.3%), chỉ có 10 khách hàng lựa chọn mức độ rất thỏa mãn, tương ứng với 5.2%. Có thể thấy có đến 175 khách hàng, chiếm 91.1% trong tổng số 192 khách hàng tham gia trả lời phỏng vấn đánh giá trên mức bình thường về chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành. Điều đó cho thấy chất lượng dịch vụ tại siêu thị là khá tốt, thỏa mãn được đa số khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những khách hàng thỏa mãn thì vẫn có những khách hàng không thỏa mãn với chất lượng dịch vụ tại siêu thị. Thể hiện đó là có 16 khách hàng (8.3%) không thỏa mãn với siêu thị, thậm chí có khách hàng còn đánh giá là rất không thỏa mãn. Tuy nhiên con số đó rất nhỏ, chí có 1 khách hàng (chiếm 0.5%) đánh giá như vậy trong tổng số 192 khách hàng trả lời phỏng vấn. Siêu thị cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị để nâng cao mức độ thỏa mãn của khách hàng.
2.6.1.2. Kiểm định giá trị trung bình về mức độ thỏa mãn
Với giá trị trung bình về mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với siêu thị Thuận Thành bằng 3.56 tương ứng với trên mức độ bình thường, nhóm tiến hành kiểm định One Sample T – test với giá trị kiểm định là 4 tương ứng với mức độ thỏa mãn, giả thuyết kiểm định như sau:
H0: Mức độ hài lòng chung của khách hàng với siêu thị Thuận Thành = 4
H1: Mức độ hài lòng chung của khách hàng với siêu thị Thuận Thành ≠ 4.
Bảng 2.12 : Kết quả kiểm định One Sample T – test về mức độ thỏa mãn của khách hàng
One-Sample Test (Test Value = 4 )
Tổng số
phần tử mẫu
Trung bình
Sig. (2-tailed)
mức độ thỏa mãn
192
3.56
.000
Sau khi tiến hành kiểm định, ta thấy hệ số sig = 0.00 < 0.05 , đủ cơ sỏ để bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Nghĩa là với độ tin cậy 99% có thê kết luận rằng giá trị trung bình về mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành = 4, tương ứng với mức độ thỏa mãn.
2.6.1.3. Đánh giá mức độ thỏa mãn theo độ tuổi
Mức độ hài lòng là một yếu tố phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác. Cụ thể ngoài các yếu tố quan trọng như chất lượng hàng hóa, nhân viên phục vụ, trưng bày hàng hóa, cách bố trí mặt bằng siêu thị, độ an toàn… thì đối với khách hàng việc hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của siêu thị còn có thể tùy thuộc vào độ tuổi, thu nhập, thời gian sử dụng…
Như vậy độ tuổi có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ siêu thị Thuận Thành ? Những người thuộc các nhóm tuổi khác nhau có mức độ hài lòng giống nhau không ? Kết quả cuối cùng mà khách hàng đánh giá là gì ? Nhìn chung họ hài lòng hay không hài lòng đối với chất lượng dịch vụ tại siêu thị ? Để làm rõ điều này chúng ta sử dụng kiểm định về sự bằng nhau giữa các trung bình tổng thể (ANOVA). Phương pháp này được sử dụng để so sánh giá trị trung bình của các khách hàng thuộc các nhóm tuổi khác nhau về mức độ hài lòng chung. Trước khi tiến hành kiểm định này, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra các điều kiện đảm bảo cho kiểm định, đó là các nhóm so sánh độc lập, được chọn một cách ngẫu nhiên, cỡ mẫu đủ lớn xấp xỉ phân phối chuẩn, và phương sai các nhóm so sánh là đồng nhất. Đối với sự hài lòng này chúng ta sẽ tiến hành kiểm định cặp giả thuyết:
H0: Không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ siêu thị Thuận Thành theo độ tuổi.
H1: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng chung của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ siêu thị Thuận Thành theo độ tuổi.
Kiểm định ANOVA về mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ siêu thị Thuận Thành theo độ tuổi (với độ tin cậy 95%).
Bảng 2.13: Kiểm định sự khác nhau về mức độ thỏa mãn giữa
các nhóm tuổi
Mức độ thỏa mãn
Sum of Squares (Tổng bình phương các độ lệch)
df
Mean Square (Phương sai)
F
Sig. (Mức ý nghĩa)
Between Groups (Giữa các nhóm)
5.353
3
1.784
3.347
.020
Within Groups (Nội bộ các nhóm)
100.225
188
.533
Total
105.578
191
(Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS)
Bảng kết quả cho ta thấy với mức ý nghĩa sig = 0,020 < 0,05, bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy, có thể khẳng định rằng có sự khác biệt về mức độ hài lòng chung đối với chất lượng dịch vụ siêu thị theo độ tuổi. Hay nói cách khác, các nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau sẽ có mức độ hài lòng khác nhau. Có thể những khách hàng ở độ tuổi trung niên sẽ đánh giá về chất lượng dịch vụ khác với nhóm khách hàng ở độ tuổi nhỏ hơn…Điều đó cho ta kết luận được rằng, độ tuổi cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng chung của khách hàng.
2.6.1.4. Đánh giá mức độ thỏa mãn theo thu nhập.
Có nghiên cứu cho rằng, thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ nói chung cũng như chất lượng dịch vụ siêu thị nói riêng. Và để biết được điều đó có đúng trong trường hợp này hay không ? Nếu có thì nó ảnh hưởng như thế nào ? Những nhóm khách hàng có thu nhập cao có mức độ hài lòng có giống với những nhóm khách hàng có thu nhập thấp không ? Chúng ta sẽ sử dụng kiểm định ANOVA về mức độ hài lòng theo thu nhập. Cặp giả thuyết được phát biểu như sau:
H0: Không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành theo thu nhập.
H1: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành theo thu nhập.
Bảng 2.14: Kiểm định sự khác nhau về mức độ thỏa mãn giữa
các nhóm giới tính
Mức độ thỏa mãn
Sum of Squares (Tổng bình phương các độ lệch)
df
Mean Square (Phương sai)
F
Sig. (Mức ý nghĩa)
Between Groups
(Giữa các nhóm)
1.846
3
.615
1.115
.344
Within Groups (Nội bộ các nhóm)
103.732
188
.552
Total (Tổng)
105.578
191
(Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS)
Với độ tin cậy 95%, ta có mức ý nghĩa sig = 0,344 > 0,05, chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0. Vì vậy, có thể khẳng định rằng không có sự khác biệt về mức độ hài lòng chung của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành theo thu nhập. Điều này đồng nghĩa các khách hàng có mức thu nhập khác nhau có đánh giá như nhau về chất lượng dịch vụ tại siêu thị, hay nói cách khác mức độ hài lòng của các nhóm khách hàng có mức thu nhập khác nhau gần như đồng nhất. Nếu thật sự siêu thị Thuận Thành tạo được niềm tin cậy nơi khách hàng thì dù người có thu nhập cao hay thấp đều chỉ quan tâm đến chất lượng dịch vụ đó chứ không phụ thuộc vào yếu tố thu nhập.
2.6.2. Lòng trung thành
Bảng 2.15: Giá trị trung bình về lòng trung thành của khách hàng
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
tiep tuc mua trong tuong lai
192
2
5
3.79
.826
san sang gioi thieu voi nguoi khac
192
1
5
3.61
.849
Valid N (listwise)
192
Dựa vào bảng trên ta thấy, giá trị trung bình của biến tiếp tục mua trong tương lai là 3.79 cho thấy có nhiều khách hàng tiếp tục mua hàng tại siêu thị, chứng tỏ siêu thị đã giữ được khách hàng của mình. Tuy nhiên, biến sẵn sàng giới thiệu với người khác lại ở mức trung bình 3.61, thấp hơn biến tiếp tục mua cho thấy khách hàng vẫn còn ngần ngại trong việc giới thiệu việc mua sắm tại siêu thị với người khác, điều này siêu thị cần tìm ra nguyên nhân để tiếp tục giữ được khách hàng và nâng cao lòng trung thành của khách hàng với siêu thị hơn.
2.6.3. Phân tích mối tương quan giữa sự thỏa mãn và lòng trung thành
Ý định sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ trong tương lai, không có ý định chuyển sang mua ở siêu thị khác và sự sẵn lòng giới thiệu cho những người khác là những biểu hiện của lòng trung thành. Và lòng trung thành đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của một doanh nghiệp. Lòng trung thành của người tiêu dùng đối với một thương hiệu nói chung hay một thương hiệu dịch vụ như siêu thị nói riêng, cho biết xu hướng tiêu dùng của khách hàng trong tương lai và hành vi lặp lại. Nếu khách hàng đánh giá cao các yếu tố của chất lượng dịch vụ của siêu thị, nghĩa là mức độ hài lòng càng cao, thì mối quan hệ giữa khách hàng và siêu thị càng trở nên thân thiết hơn. Như vậy người tiêu dùng sẽ có thể cảm thấy thích thú với siêu thị hơn các siêu thị khác, họ sẽ mua nhiều hơn và cảm thấy tin tưởng siêu thị hiện tại, không muốn chuyển sang mua ở một siêu thị khác. Bên cạnh đó, họ sẽ tích cực nói tốt về siêu thị cho những khách hàng tiềm năng, điều này giúp tăng cường uy tín của siêu thị trong mắt khách hàng, lợi nhuận tăng cao. Do đó, sự hài lòng là một yếu tố quan trọng để giải thích cho ý định có tiếp tục mua trong tương lai và khả năng giới thiệu cho người khác hay không, hay nói cách khác đó là lòng trung thành của khách hàng. Sự hài lòng càng nhiều, lòng trung thành sẽ càng cao đến mức khách hàng không muốn mua ở đâu khác ngoài siêu thị mình. Những người hài lòng sẽ có xu hướng sử dụng dịch vụ nhiều hơn và thường xuyên hơn so với những người không được thỏa mãn.
Để phân tích mối quan hệ này, chúng ta sử dụng ma trận tương quan với hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu. Hệ số được xem xét nếu giá trị p nhỏ hơn hoặc bằng 0.05. Đầu tiên để phân tích được mối quan hệ này, chúng ta sẽ lấy giá trị Mean của 2 biến định lượng là ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai và sự sẵn sàng giới thiệu cho người khác làm giá trị biểu hiện của lòng trung thành (F7), dùng lệnh Record để mã hóa lại biến F7, sau đó kiểm tra mức độ phân phối chuẩn của 2 biến sự hài lòng và lòng trung thành này, dựa vào các chỉ số: Mean, median, std. Deviation, minimum, maximum, skewness, kurtosis, ta đi đến kết luận cả hai đều có phân phối xấp xỉ chuẩn, vì vậy kết luận dựa vào hệ số tương quan Pearson.(phụ lục 3 bảng 3.6)
Bảng 2.16: Kết quả kiểm định mối tương quan
Mức độ thỏa mãn
F7 (Lòng trung thành)
Mức độ thỏa mãn
Pearson Correlation
1
.583**
Sig. (2-tailed)
.000
N
192
192
F7 (Lòng trung thành)
Pearson Correlation
.583**
1
Sig. (2-tailed)
.000
N
192
192
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Kết quả, với p < 0.01, hệ số tương quan r = 0.583** có thể kết luận rằng có mối tương quan ý nghĩa giữa 2 biến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng với độ tin cậy 99% . Hay nói cách khác, khi khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ của siêu thị, lòng thỏa mãn càng cao, họ sẽ càng có ý định tiếp tục mua ở siêu thị trong tương lai mà không muốn chuyển sang siêu thị khác, hơn nữa, họ sẽ là những người quảng cáo tốt nhất về siêu thị cho những người khác, giúp doanh nghiệp thu hút càng nhiều khách hàng tiềm năng, góp phần nâng cao uy tín cho siêu thị, đảm bảo sự thành công cho doanh nghiệp.
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Định hướng
Căn cứ vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp – những thuận lợi và khó khăn, siêu thị Thuận Thành cần có những định hướng căn bản làm nguồn gốc cho việc đưa ra giải pháp một cách hiệu quả.
Đối với một trung tâm bán lẻ như siêu thị Thuận Thành thì việc quan tâm hơn nữa đến chất lượng dịch vụ trong giai đoạn hiện nay là bắt buộc. Mặc dù ra đời lâu và gắn bó với người tiêu dùng tại Huế nhưng thực tế, sự xuất hiện của Big C đã lấy đi một lượng khách đáng kể từ Thuận Thành. Trong thời gian sắp tới, Thuận Thành cần có những đổi mới cụ thể về chính sách nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của khách hàng.
Kết quả nghiên cứu từ đề tài cho thấy tầm quan trọng của ba nhân tố lớn đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành đó là việc trưng bày hàng hoá, thái độ của nhân viên, mặt bằng và nhóm các yếu tố liên quan đến hàng hoá. Trong đó, nhân tố trưng bày hàng hoá có nói đến việc tìm kiếm hàng hoá dễ dàng, lấy được hàng hoá trên kệ dễ dàng và các gian hàng được bố trí hợp lí; nhân tố thái độ của nhận viên liên quan tới phong cách phục vụ nhiệt tình, lịch sự; khối lượng hàng hoá luôn đáp ứng nhu cầu khách hàng với chủng loại phong phú và gía cả phù hơp. Tất cả những yếu tố trên đều ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại siêu thị. Do đó, Thuận Thành cần phải duy trì và tăng cường mức độ đầu tư vào những yếu tố đó mới có thể nâng cao sự thoả mãn của khách hàng.
Qua việc phân tích nhân tố khám phá để loại bỏ dần các yếu tố mà mức độ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành, hai nhân tố đã bị loại với khá nhiều biến quan trọng đó là tính an toàn khi đi siêu thị ( lối thoát hiểm, hệ thống phòng cháy chữa cháy tốt, ít bị mất cắp) và yếu tố giữ xe cũng như vị trí nhà vệ sinh. Điều đó chứng tỏ mức độ quan tâm của khách hàng ở Huế nói chung đến chất lượng dịch vụ bán lẻ không cao. Nhiệm vụ của các nhà quản lí tại siêu thị là phải tác động, giúp khách hàng hiểu hơn về các yếu tố liên quan đến chất lượng dịch vụ là những mặt mạnh của siêu thị, kích thích nhu cầu mua sắm và thu hút lượng lớn người tiêu dùng đến với siêu thị.
Với mô hình lý thuyết này, sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc vào một số yếu tố chất lượng dịch vụ. Đồng thời,sự hài lòng đó lại có mối tương quan chặt chẽ đến lòng trung thành của khách hàng. Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc giữ chân khách hàng trung thành là vô cùng quan trọng. Muốn làm được như vậy, nhũng nhà quản lí tại siêu thị Thuận Thành cần đi từ việc thoả mãn khách hàng ở mức độ cao nhất bởi vì hiện nay khách hàng chỉ hài lòng trên mức trung bình đối với chất lượng dịch vụ tại siêu thị mà thôi. Siêu thị cần quan tâm không chỉ những yếu tố có tầm ảnh hưởng mạnh mà nên xúc tiến những yếu tố còn lại để hoàn thiện hệ thống chất lượng dịch vụ của mình và có những hoạt động PR hiệu quả hơn nữa.
Cũng theo kết quả nghiên cứu, nhóm nhận thấy sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ có sự khác nhau rõ rệt giữa các nhóm khách hàng thuộc các nhóm tuổi khác nhau. Nhũng người lớn tuổi trung niên thì họ thường hài lòng hơn với Thuận Thành vì đã gắn bó lâu đời với nó. Tuy nhiên, giới trẻ thì hay thay đổi để tìm kiếm nơi nào có thể thoả mãn tốt nhất nhu cầu của mình. Vì vậy, Thuận Thành cũng nên quan tâm đến việc giảm thiểu sự khác nhau đó nhằm thoả mãn hầu hết khách hàng đến với siêu thị. Họ sẽ cảm thấy tin tưởng, thích thú hơn khi đi Thuận Thành với môi trường mua sắm thoả mái nhất.
3.2. Giải pháp
Thông qua định hướng như trên, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:
Về việc trưng bày hàng hoá
Liên quan trực tiếp đến những thuận tiện trong việc lựa chọn hàng hoá của khách hàng. Siêu thị cần duy trì cách bố trí các gian hàng và sắp xếp hàng hoá như hiện tại. Đồng thời, siêu thị nên đưa thêm những bảng chỉ dẫn cụ thể cho từng loại hàng hoá khác nhau để khách hàng dễ dàng hơn nữa trong việc tìm kiếm hàng hoá.
Về thái độ nhân viên
Thái độ nhân viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ của một doanh nghiệp. Thuận Thành được xem là siêu thị có nhân viên phục vụ làm khách hàng tương đối hài lòng và cần phải phát huy ưu thế này bằng một số việc: tích cực tác động đến lòng trung thành của nhân viên thông qua việc tổ chức các hội nghị nhân viên hàng tháng, có sự tham gia của lãnh đạo trao đổi ý kiến một cách cởi mở và giải quyết những vấn đề bất cập theo hướng có lợi cho cả hai bên nói riêng cũng như siêu thị nói chung; áp dụng những chính sách đãi ngộ hợp lý để thúc đẩy nhân viên làm việc; xây dựng đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo, hết lòng vì khách hàng, được lòng khách đến, vui lòng khách đi. Có như vậy siêu thị mới có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Về khối lượng, chủng loại và giá cả hàng hoá
Khối lượng hàng hoá
Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp để đảm bảo khối lượng hàng hoá luôn sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu mọi lúc của khách hàng. Doanh nghiệp nên chủ động sắp xếp những cuộc gặp gỡ với đối tác, bàn bạc về vấn đề lượng đặt hàng và giá cả để đảm bảo hai bên luôn thực hiện hợp đồng đúng hạn.
Chủng loại hàng hoá
Thuận Thành cần nắm bắt thông tin thị trường về những sản phẩm mới có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lí để liên hệ nhà sản xuất, đàm phán và đặt hàng cho siêu thị để siêu thị luôn có những mặt hàng mới làm phong phú danh mục hàng hoá đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.
Giá cả hàng hoá
Mức giá hiện tại của Thuận Thành khá hợp lí với mức sống của người dân ở đây nên được tin dùng và ưa chuộng. Nhà quản lí siêu thị nên bố trí một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp từ 3 đến 5 người đảm nhiệm việc khảo sát mức giá của các siêu thị khác đối với từng mặt hàng cụ thể và điều chỉnh giá xủa mình phù hợp, không quá chênh lệch so với đối thủ theo hướng bất lợi( cao hơn quá nhiều )
Về mặt bằng siêu thị
Trong quá trình nghiên cứu định tính, yếu tố này cũng là một vướng mắc của nhiều khách hàng. Trong 3 tháng tới, siêu thị phải đầu tư một khoản chi phí nhất định làm mái che từ khu vự nhà xe sang siêu thị để khách hàng tiện đi lại khi trời mưa. Ngoài ra, siêu thị phải khuýên khích, động viên nhân viên tạp vụ quan tâm hơn nữa đến việc dọn dẹp phòng vệ sinh và trả một mức lương tương xứng với công việc vất vả này bên cạnh việc treo bảng nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung của mọi người nơi công cộng.
Về tính an toàn khi đi siêu thị
Trong cuộc sống hiện đại, nhu cầu được đảm bảo an toàn của khách hàng ngày càng cao. Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều tình trạng mất cắp tại siêu thị. Do vậy, Thuận Thành phải kêu gọi đội ngũ bảo vệ tăng cường thắt chặt công tác quản lí siêu thị để đảm bảo an toàn nhất cho khách hàng. Đồng thời, siêu thị phải đặt thêm những biển cảnh báo chốn trộm ở càng nhiều vị trí càng tốt để khách hàng có ý thức tự cảnh giác trước tiên. Duy trì hệ thống phòng cháy chữa cháy và lối thoát hiểm là việc không thể thiếu nhằm đề phòng rủi ro có thể xảy ra bất cứ khi nào.
Tăng cường những hoạt động xúc tiến một cách hiệu quả
Tiếp tục thực hiện các chương trình khuýên mãi định kì và phiếu ghi điểm có quà tặng cho khách hàng mua sắm tại siêu thị. Thông báo cho khách hàng biết những chương trình này một cách rõ ràng thông qua các tờ rơi quảng cáo hoặc đoạn quảng cáo ngắn trrên truyền hình địa phương.
Việc thực hiện những giải pháp trên cần được tiến hành đúng lúc và có nguyên tắc để đảm bảo doanh nghiệp có thể tăng cường chất lượng dịch vụ siêu thị, thoả mãn khách hàng tốt nhất.
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại siêu thị là một đề tài đã không còn xa lạ với các tác giả. Tuy nhiên, việc áp dụng tại Huế vẫn còn rất cần thiết. Trong suốt thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả đã có thể đánh giá tổng quát về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành. Đồng thời, nhóm cũng vận dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá để xác định những biến thuộc về chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của khách hàng về siêu thị. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng giúp nhóm đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị.
Nhìn chung, chất lượng dịch vụ hiện tại của siêu thị tương đối làm khách hàng hài lòng nhưng mức độ đó không cao. Vì vậy, trong thời gian tới, doanh nghiệp cần cố gắng hơn nữa để thu hút khách hàng, giữ chân khách hàng trung thành, làm nền tảng vững chắc cho siêu thị trong quá trình cạnh tranh. Đặc biệt, Thuận Thành cần chú ý duy trì những yếu tố đã làm khách hàng cảm thấy hài lòng nhất là trưng bày hàng hoá, thái độ nhân viên , khối lượng, chủng loại và giá cả hàng hoá và tăng cường các biện pháp khẳng định vị trí trong lòng khách hàng thông qua các yếu tố như mặt bằng siêu thị, tính an toàn khi đi siêu thị. Có như vậy, siêu thị mới nâng cao mức độ thoả mãn của khách hàng được.
3.2. KIẾN NGHỊ
Đối với các tổ chức chính trị - xã hội:
Tạo điều kiện cho Thuận Thành tiếp tục tham gia các hội chợ truyền thống nhằm quảng bá và khẳng định hình ảnh của mình với khách hàng nội địa cũng như khách hàng ngoại tỉnh.
Có những ưu đãi để Thuận Thành mở rộng phạm vi ảnh hưởng của một siêu thị gốc Huế sang các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị.
Giúp đỡ và tạo điều kiện cho quản lí và nhân viên siêu thị này tham gia các cuộc hổi thảo về chất lượng dịch vụ bán lẻ tại Việt Nam.
Đối với siêu thị:
Phát huy tinh thần trách nhiệm của tất cả mọi người làm việc trong siêu thị, tăng cường những mặt mạnh và hạn chế những điểm yếu trong khâu chất lượng dịch vụ.
Duy trì nguồn kinh phí dự kiến cho các hoạt động thường niên và các chính sách liên quan đến hàng hoá, giá cả,…
Nhà quản lí ra quyết định chi một khoản vốn đầu tư nhất định cho việc khen thưởng, phúc lợi cho nhân viên, kí kết hợp đồng mới với các nhà cung cấp, chi tiền để nhân viên thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của mình như: tìm hiểu mức giá của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn, nghiên cứu nắm bắt thông tin thị trường,…
PHỤ LỤC 1
1.1. Kết quả phân tích EFA lần 1
Bảng 1.1.1: Kiểm định KMO và Bartlett’s
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy
.742
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square
1.270E3
df
253
Sig.
.000
Bảng 1.1.2. Tổng các biến giải thích
Component
Initial Eigenvalues
Rotation Sums of Squared Loadings
Total
% of Variance
Cumulative %
Total
% of Variance
Cumulative %
1
5.241
22.788
22.788
2.303
10.012
10.012
2
2.057
8.945
31.733
2.255
9.804
19.815
3
1.555
6.759
38.492
2.000
8.697
28.513
4
1.433
6.231
44.723
1.991
8.655
37.167
5
1.291
5.615
50.338
1.877
8.162
45.329
6
1.259
5.473
55.811
1.801
7.830
53.159
7
1.224
5.321
61.132
1.447
6.290
59.449
8
1.010
4.392
65.524
1.397
6.075
65.524
9
.931
4.048
69.572
10
.861
3.744
73.316
11
.799
3.472
76.788
12
.686
2.983
79.771
13
.640
2.783
82.554
14
.580
2.523
85.077
15
.540
2.346
87.423
16
.497
2.159
89.582
17
.449
1.954
91.536
18
.432
1.879
93.415
19
.392
1.704
95.119
20
.342
1.488
96.607
21
.297
1.290
97.897
22
.259
1.126
99.024
23
.225
.976
100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Bảng 1.1.3. Ma trận nhân tố xoay
Component
1
2
3
4
5
6
7
8
luon cap nhat nhanh chong mat hang moi
.520
khoi luong hang dap ung nhu cau
.829
chung loai phong phu
.722
gia ca phu hop
.516
nhieu chuong trinh khuyen mai
.538
nguon goc xuat xu ro rang
.823
chat luong dam bao
.718
trang phuc dep
phuc vu nhiet tinh
.802
thai do lich su
.799
thanh toan nhanh
giai dap thac mac thoa dang
.537
anh sang dam bao
.592
bang chi dan ro rang
-.551
tim kiem hang hoa de dang
.821
de dang lap duoc hang tren ke
.717
bo tri gian hang hop li
.579
khong gian rong rai
.732
bai giu xe thuan tien
.731
vi tri nha ve sinh hop ly
.759
he thong phong chay, chua chay tot
.578
loi thoat hiem dam bao
.692
khong phai lo lang ve mat cap tai san
.812
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 9 iterations.
1.2. Kết quả EFA lần 2
Bảng 1.2.1. Kiểm định KMO và Bartlett’s
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy
.746
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square
1.143E3
df
210
Sig.
.000
Bảng 1.2.2. Tổng các biến giải thích
Component
Initial Eigenvalues
Rotation Sums of Squared Loadings
Total
% of Variance
Cumulative %
Total
% of Variance
Cumulative %
1
5.040
24.001
24.001
2.158
10.275
10.275
2
2.017
9.603
33.604
2.105
10.025
20.300
3
1.439
6.851
40.455
1.963
9.350
29.649
4
1.303
6.204
46.659
1.942
9.248
38.898
5
1.282
6.107
52.765
1.917
9.130
48.028
6
1.206
5.745
58.510
1.904
9.065
57.093
7
1.091
5.193
63.704
1.388
6.610
63.704
8
.942
4.484
68.188
9
.862
4.102
72.290
10
.832
3.963
76.254
11
.754
3.588
79.842
12
.635
3.023
82.864
13
.543
2.585
85.449
14
.507
2.412
87.862
15
.497
2.368
90.230
16
.446
2.122
92.352
17
.406
1.936
94.287
18
.360
1.716
96.003
19
.333
1.587
97.591
20
.280
1.333
98.924
21
.226
1.076
100.000
Bảng 1.2.3.Ma trận nhân tố xoay
Component
1
2
3
4
5
6
7
luon cap nhat nhanh chong mat hang moi
.555
khoi luong hang dap ung nhu cau
.852
chung loai phong phu
.695
gia ca phu hop
nhieu chuong trinh khuyen mai
.613
nguon goc xuat xu ro rang
.813
chat luong dam bao
.709
phuc vu nhiet tinh
.858
thai do lich su
.830
giai dap thac mac thoa dang
anh sang dam bao
bang chi dan ro rang
-.542
tim kiem hang hoa de dang
.824
de dang lap duoc hang tren ke
.721
bo tri gian hang hop li
.579
khong gian rong rai
.722
bai giu xe thuan tien
.744
vi tri nha ve sinh hop ly
.798
he thong phong chay, chua chay tot
.625
loi thoat hiem dam bao
.777
khong phai lo lang ve mat cap tai san
.741
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 7 iterations.
1.3. Kết quả phân tích EFA lần 3
Bảng 1.3.1. tổng các biến giải thích
Component
Initial Eigenvalues
Rotation Sums of Squared Loadings
Total
% of Variance
Cumulative %
Total
% of Variance
Cumulative %
1
4.529
25.163
25.163
2.087
11.592
11.592
2
1.764
9.799
34.962
2.053
11.407
22.999
3
1.387
7.706
42.668
1.869
10.383
33.382
4
1.264
7.020
49.688
1.769
9.826
43.208
5
1.214
6.746
56.434
1.735
9.638
52.846
6
1.113
6.184
62.618
1.617
8.983
61.829
7
1.021
5.674
68.292
1.163
6.464
68.292
8
.891
4.947
73.240
9
.789
4.383
77.623
10
.673
3.740
81.362
11
.570
3.168
84.530
12
.555
3.082
87.612
13
.502
2.789
90.401
14
.447
2.484
92.885
15
.403
2.240
95.125
16
.340
1.890
97.015
17
.284
1.579
98.594
18
.253
1.406
100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
PHỤ LỤC 2
Bảng 2.1: Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter.
Mô hình
R
R2
R2 hiệu chỉnh
Sai số chuẩn của ước lượng
1
.538
.289
.266
.637
Dự báo: (Hằng số), F6,F5,F2, F4, F1, F3
Biến phụ thuộc: mức dộ thỏa mãn
Bảng 2.2: kết quả hồi quy từng phần
Mô hình
Hệ số chưa
chuẩn hóa
Hệ số chuẩn hóa
t
Mức ý nghĩa
B
Độ lệch chuẩn
Beta
1
(Constant)
.796
.334
2.387
.018
F1
.091
.071
.090
1.288
.199
F2
.168
.072
.166
2.331
.021
F3
.044
.074
.043
.592
.554
F4
.220
.071
.215
3.110
.002
F5
.108
.064
.114
1.676
.095
F6
.214
.067
.214
3.193
.002
a. Biến phụ thuộc: Mức độ thỏa mãn
Bảng 2.3: Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter sau khi loại biến F1
Mô hình
R
R2
R2 hiệu chỉnh
Sai số chuẩn của ước lượng
1
.532a
.283
.263
.638
a. Dự báo: (Hằng số), F6,F5,F2, F4, F3
b. Biến phụ thuộc: mức dộ thỏa mãn
Bảng 2.4: Kết quả hồi quy từng phần sau khi loại biến F1
Mô hình
Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số chuẩn hóa
t
Mức ý nghĩa
Thống kê đa cộng tuyến
B
Độ lệch chuẩn
Beta
Hệ số Tolerance
Nhân tử phóng đại phương sai
VIF
1
(Constant)
.912
.322
2.834
.005
F2
.194
.069
.192
2.799
.006
.821
1.218
F3
.054
.074
.053
.737
.462
.748
1.338
F4
.221
.071
.216
3.116
.002
.802
1.248
F5
.117
.064
.123
1.822
.070
.846
1.182
F6
.228
.066
.228
3.444
.001
.881
1.135
a. Biến phụ thuộc: mức dộ thỏa mãn
PHỤ LỤC 3
Bảng 3.1. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
luon cap nhat nhanh chong mat hang moi
192
1
5
3.23
.981
khoi luong hang dap ung nhu cau
192
1
5
3.35
.904
chung loai phong phu
192
1
5
3.30
1.004
gia ca phu hop
192
1
5
3.86
.783
nhieu chuong trinh khuyen mai
192
1
5
3.06
.990
nguon goc xuat xu ro rang
192
1
5
3.57
.918
chat luong dam bao
192
1
5
3.68
.914
trang phuc dep
192
1
5
3.65
.880
phuc vu nhiet tinh
192
1
5
3.53
.868
thai do lich su
192
1
5
3.47
.856
thanh toan nhanh
192
2
5
3.70
.820
giai dap thac mac thoa dang
192
1
5
3.19
.925
anh sang dam bao
192
1
5
3.55
.931
bang chi dan ro rang
192
1
5
3.21
1.007
tim kiem hang hoa de dang
192
1
5
3.47
.992
de dang lap duoc hang tren ke
192
1
5
3.65
.867
bo tri gian hang hop li
192
1
5
3.29
.924
khong gian rong rai
192
1
5
2.85
.997
bai giu xe thuan tien
192
1
5
3.57
.989
vi tri nha ve sinh hop ly
192
1
5
2.75
.779
he thong phong chay, chua chay tot
192
1
5
3.43
.895
loi thoat hiem dam bao
192
1
5
3.46
.926
khong phai lo lang ve mat cap tai san
192
1
5
3.52
.997
Valid N (listwise)
192
Bảng 3.2 : thống kê mô tả về hành vi tiếp tục mua trong tương lai
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
khong mua
12
6.2
6.2
6.2
trung lap
54
28.1
28.1
34.4
mua
89
46.4
46.4
80.7
chac chan mua
37
19.3
19.3
100.0
Total
192
100.0
100.0
Bảng 3.3 : thống kê mô tả về hành vi sẵn sàng giới thiệu cho người khác
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
rat khong dong y
3
1.6
1.6
1.6
khong dong y
18
9.4
9.4
10.9
trung lap
49
25.5
25.5
36.5
dong y
103
53.6
53.6
90.1
rat dong y
19
9.9
9.9
100.0
Total
192
100.0
100.0
Bảng 3.4. thống kê mô tả về mức độ thỏa mãn
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
rat khong thoa man
1
.5
.5
.5
khong thoa man
16
8.3
8.3
8.9
trung lap
62
32.3
32.3
41.1
thoa man
103
53.6
53.6
94.8
rat thoa man
10
5.2
5.2
100.0
Total
192
100.0
100.0
Bảng 3.5 : Giá trị trung bình của mức độ thỏa mãn và lòng trung thành
Mean
Std. Deviation
N
Mức độ thỏa mãn
3.55
.743
192
F7 (Lòng trung thành)
3.8802
.78014
192
Bảng 3.6 : Kiểm tra phân phối chuẩn
muc do thỏa mãn
F7
N
Valid
192
192
Missing
0
0
Mean
3.55
3.8802
Median
4.00
4.0000
Std. Deviation
.743
.78014
Skewness
-.587
-.523
Std. Error of Skewness
.175
.175
Kurtosis
.279
.139
Std. Error of Kurtosis
.349
.349
Minimum
1
2.00
Maximum
5
5.00
PHỤ LỤC 4
PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin chào anh (chị), chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ khoa Quản Trị kinh Doanh, trường đại học Kinh tế, đại học Huế. Hiện tại, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về đề tài: “Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành, Huế”. Rất mong quý Anh/Chị dành chút thời gian giúp chung tôi hoàn thành phiếu điều tra này.Những ý kiến đóng góp của anh(chị) sẽ là những thông tin vô cùng quan trọng cho để chúng tôi hoàn thành đề tài này. Chúng tôi cam kết những thông tin này chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu và đảm bảo sẽ giữ bí mật cho anh(chị) khi tham gia trả lời câu hỏi.
Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I: Đánh giá về chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành.
Anh(chị) hãy đánh giá các tiêu chí sau về chất lượng dịch vụ tại siêu thị Thuận Thành theo các mức độ:
1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập
4. Đồng ý 5. Rất đồng ý.
Câu 1 : Đánh giá về hàng hóa
1
2
3
4
5
1.1. Siêu thị luôn cập nhật nhanh chóng những mặt hàng mới
£
£
£
£
£
1.2. Khối lượng hàng hóa luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng
£
£
£
£
£
1.3. Chủng loại hàng hóa phong phú
£
£
£
£
£
1.4. Giá cả phù hợp
£
£
£
£
£
1.5. Siêu thị thường xuyên có chương trình khuyến mãi hấp dẫn
£
£
£
£
£
1.6. Hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ rang
£
£
£
£
£
1.7. Chất lượng hàng hóa được đảm bảo
£
£
£
£
£
Câu 2: Đánh giá về nhân viên phục vụ
1
2
3
4
5
2.1. Nhân viên có trang phục phù hợp
£
£
£
£
£
2.2. Thái độ phục vụ của nhân viên nhiệt tình
£
£
£
£
£
2.3. Thái độ phục vụ của nhân viên lịch sự
£
£
£
£
£
2.4. Thanh toán tiền nhanh chóng
£
£
£
£
£
2.5. Giải đáp thắc mắc của khách hàng một cách thỏa đáng
£
£
£
£
£
Câu 3: Đánh giá về cách trưng bày hành hóa tại siêu thị
1
2
3
4
5
3.1. Siêu thị có hệ thống ánh sáng đảm bảo
£
£
£
£
£
3.2. Bảng chỉ dẫn hàng hóa được viết rõ rang
£
£
£
£
£
3.3. Anh(chị) dễ dàng tìm kiếm được hàng hóa
£
£
£
£
£
3.4. Anh(chị) dễ dàng lấy được hàng hóa trên kệ hàng
£
£
£
£
£
3.5. Cách bố trí gian hàng hợp lý
£
£
£
£
£
Câu 4: Đánh giá về mặt bằng siêu thị
1
2
3
4
5
4.1. Siêu thị có không gian rộng rãi
£
£
£
£
£
4.2. Siêu thị có bãi giữ xe thuận tiện
£
£
£
£
£
4.3. Vị trí nhà vệ sinh hợp lý
£
£
£
£
£
Câu 5: Đánh giá về sự an toàn
1
2
3
4
5
5.1. Siêu thị có trang bị hệ thống phòng cháy, chữa cháy tốt
£
£
£
£
£
5.2. Siêu thị có lối thoát hiểm đảm bảo cho khách hàng khi sự cố xảy ra
£
£
£
£
£
5.3. Anh(chị) không phải lo lắng về hiện tượng mất cắp tài sản khi đi siêu thị
£
£
£
£
£
Câu 6: Đánh giá về lòng trung thành của khách hàng
a. Trong tương lai Anh/Chị có tiếp tục mua hàng tại siêu thị Thuận Thành nữa không?
£ Chắc chắn không mua £ Không mua £ Trung lập
£ Mua £ Chắc chắn mua
b. Anh chị luôn luôn sẵn sàng giới thiệu về siêu thị với người khác.
£ Rất không đồng ý £ Không đồng ý £ Trung lập
£ Đồng ý £ Rất đồng ý
c. Anh/chị cảm thấy yêu thích khi đi siêu thị Thuân Thành, Huế.
£ Rất không đồng ý £ Không đồng ý £ Trung lập
£ Đồng ý £ Rất đồng ý
Câu 7: Mức độ thỏa mãn của anh(chị) về chất lượng dịch vụ của siêu thị như thế nào?
£ Rất không thỏa mãn £ Không thỏa mãn £ Trung lập
£ Thỏa mãn £ Rất thỏa mãn
PHẦN II: Thông tin cá nhân
Câu 8: Xin vui lòng cho biết Anh/Chị thuộc nhóm tuổi nào dưới đây ?
£ Dưới 18 £ Từ 18 - 25 tuổi £ Từ 25 tuổi – 35 tuổi £ Trên 35 tuổi
Câu 9: Xin Anh/Chị vui lòng cho biết giới tính
£ Nam £ Nữ
Câu 10: Anh (chị) đi siêu thị bao nhiêu lần/tuần? ......................................lần/tuần.
Câu 11: Thu nhập của anh(chị) là bao nhiêu/tháng?
£ Phụ thuộc vào gia đình £ Dưới 2 triệu/tháng
£ Từ 2- 4 triệu/tháng £ trên 4 triệu/tháng
Xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baihoanchinh_6474.doc