Data on the water quality at coastal area of Phu Quoc island achieved in May 2010 (dry season)
and August 2010 (rainy season) showed that DO concentrations were relatively abundant (>5mg/l), values of BOD5
(<1.96mg/l), COD (<12.5mg/l) and TSS (<42mg/l) were moderate. Concentrations of ammonia (from 0 to
29µgN/l), phosphate (from 4.9 to 17.1µgP/l) and silicate comparatively varied widely, nitrite were always not
found. Heavy metal concentrations (Zn <14µg/l, Cu and Pb <4.0µg/l) were fairly low while Fe (from 83 to
282µg/l) and hydrocarbon concentration were comparatively high. In generally, there were no differences in
values of basic parameters (DO, pH, TSS), nutrients, heavy metals (Zn, Cu and Pb) and hydrocarbon between
two seasons while Fe and BOD values were higher in August 2010. According to criteria for aquatic life
protection and coral reef conservation, water quality was relatively good although temperature, nitrate, Fe and
oil and grease (both seasons) and phosphate (rainy season) were slightly higher than correspondent critical
values. From 2006 to now, water quality at coastal area of Phu Quoc island did not change significantly.
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng môi trường nước biển ven bờ đảo Phú Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
289
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 3; 2013: 289-297
ISSN: 1859-3097
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN
VEN BỜ ĐẢO PHÚ QUỐC
Lê Thị Vinh
Viện Hải dương học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Số 1 Cầu Đá, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam
E-mail: levinh62@gmail.com
Ngày nhận bài: 8-1-2013
TÓM TẮT: Kết quả nghiên cứu chất lượng môi trường nước biển ven bờ đảo Phú Quốc vào tháng 5 năm
2010 (mùa khô) và tháng 8 năm 2010 (mùa mưa) cho thấy nồng độ DO tương đối cao (>5mg/l), giá trị BOD5
(<1,96mg/l), COD (<12,5mg/l) và vật lơ lửng (<42mg/l) không lớn. Nồng độ các muối dinh dưỡng amoni (từ 0
đến 29,0µgN/l), phosphat (từ 4,9 đến 17,1µgP/l) và silicat (từ 371 đến 1086µgSi/l) biến đổi trong phạm vi rộng
trong khi nitrate (từ 29 đến 34µgN/l) biến động trong phạm vi hẹp, nitrit hầu như không hiện diện. Nồng độ
các kim loại nặng (Zn <14µg/l, Cu và Pb <4,0µg/l) tương đối thấp, Fe (từ 83 đến 282µg/l) và nồng độ dầu -
mỡ (>270µg/l) khá cao. Nhìn chung, không có sự khác biệt lớn về giá trị của các thông số cơ bản (DO, pH, vật
lơ lửng), muối dinh dưỡng, dầu - mỡ và kim loại nặng (Zn, Cu và Pb) giữa 2 đợt khảo sát trong khi Fe và
BOD5 cao hơn vào tháng 8 năm 2010. Căn cứ theo tiêu chuẩn bảo tồn thủy sinh và rạn san hô, chất lượng môi
trường nước vào cả 2 đợt khảo sát khá tốt mặc dù nhiệt độ, nitrate, Fe và dầu - mỡ (cả 2 mùa), phosphate (mùa
mưa) đã cao hơn các giá trị giới hạn một ít. Theo thời gian, chất lượng môi trường nước biển Phú Quốc không có
sự thay đổi lớn từ năm 2006 đến nay.
Từ khóa: Chất lượng nước, Thủy vực ven bờ, Đảo Phú Quốc.
MỞ ĐẦU
Nổi tiếng như một ngư trường lớn với các
nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú và đa
dạng sinh học cao, bao gồm các hệ sinh thái đặc
trưng như rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập
mặn phân bố dọc theo vùng ven bờ từ Bắc xuống
Nam [4]. Bên cạnh đó, huyện đảo Phú Quốc còn là
khu du lịch, đặc biệt là khu du lịch sinh thái thu hút
được sự chú ý của nhiều du khách trong và ngoài
nước với nhiều bãi tắm đẹp, phong cảnh thiên nhiên
hùng vĩ. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
phát triển đô thị trên toàn đảo sẽ có thể làm biến đổi
các thành phần và chất lượng môi trường đất, nước,
không khí, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
cũng như tác động đến sức khỏe cộng đồng. Đảo
Phú Quốc hiện đang đối phó với nhiều vấn đề về
môi trường như: vấn đề ô nhiễm môi trường biển, ô
nhiễm môi trường do quá trình phát triển công
nghiệp, đô thị, đặc biệt là do hoạt động nuôi trồng
và chế biến thủy hải sản, vấn đề quản lý và xử lý
chất thải . Vì vậy, việc tìm hiểu chất lượng môi
trường vùng biển ven bờ đảo Phú Quốc cũng như
những ảnh hưởng từ những tác nhân từ đất liền đến
nó là việc làm rất cần thiết nhằm cung cấp những tư
liệu khoa học, phục vụ cho việc quản lý và phát
triển kinh tế bền vững.
Một số nghiên cứu về chất lượng nước tại khu vực
biển Phú Quốc đã được công bố trong thời gian trước
đây [5]. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm chất lượng môi
trường nước biển có thể sẽ thay đổi dưới tác động
của hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực đảo và
cần được cập nhật. Vì vậy, bài báo dưới đây sẽ trình
bày về chất lượng môi trường nước biển ven bờ đảo
Phú Quốc. Các dẫn liệu trong bài báo này là một phần
Lê Thị Vinh
290
của kết quả nghiên cứu đề tài hợp đồng “Xây dựng
chương trình quan trắc tài nguyên và môi trường
Khu Bảo tồn biển Phú Quốc - Kiên Giang giai đoạn
2010-2015 và định hướng đến năm 2020”.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hai đợt khảo sát chất lượng môi trường nước
vào mùa khô (tháng 5) và mùa mưa (tháng 8) đã
được tiến hành xung quanh khu bảo tồn biển Phú
Quốc vào năm 2010. Trong đợt khảo sát mùa khô,
các mẫu nước được thu tại 25 trạm mặt rộng. Trong
đợt khảo sát mùa mưa, các mẫu nước chỉ được thu
tại 19 trạm. Vị trí các trạm thu mẫu được trình bày
trong hình 1.
Hình 1. Vị trí các trạm khảo sát xung quanh khu
bảo tồn Phú Quốc, năm 2010
(Ghi chú: mùa mưa, các trạm 3, 4,13, 14, 17 và 20
không được khảo sát)
Độ sâu của các trạm khảo sát dao động từ 1m
đến 23m. Các mẫu nước được thu tại tầng mặt và đáy
đối với các trạm có độ sâu >3m. Đối với các trạm có
độ sâu <3m, mẫu nước chỉ được thu tại tầng mặt.
Các thông số được khảo sát gồm có nhiệt độ,
độ mặn, pH, vật lơ lửng (TSS), DO, COD, BOD5,
các muối dinh dưỡng (NO2-N, NO3-N, NH3,4-N,
PO4-P, SiO3-Si), kim loại nặng (Zn, Cu, Pb, Fe) và
dầu - mỡ. Dầu - mỡ chỉ được phân tích ở các mẫu
tầng mặt.
Các mẫu nước được thu, bảo quản và phân tích
theo các phương pháp tiêu chuẩn hiện hành [1].
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Hiện trạng chất lượng môi trường
Mùa khô
Giá trị thống kê của các thông số cơ bản được
trình bày trong bảng 1 và trình bày trong hình 2. Qua
đó thấy là nước biển có nhiệt độ và độ mặn hơi thấp,
pH luôn cao hơn 8,0. Nồng độ oxi hòa tan khá
phong phú (luôn luôn > 5,0mg/l). Các giá trị BOD5,
COD và TSS không cao.
Về các muối dinh dưỡng: nitrit luôn không xuất
hiện, ammonia chỉ hiện diện tại một số trạm (thường
là các trạm khu vực phía Nam đảo) với nồng độ
không cao.
Liên quan đến các kim loại nặng và dầu - mỡ
thấy là các kim loại Zn, Cu và Pb tồn tại trong nước
biển khu bảo tồn Phú Quốc có nồng độ khá thấp. Fe
và dầu - mỡ có nồng độ ở mức trung bình.
Nhìn chung, giá trị (nồng độ) của các thông số
khảo sát tại 3 mặt cắt (trạm 3,4, 5; 9, 10, 11 và 12,
13, 14) không có sự khác biệt giữa các trạm gần và
xa bờ trừ silicate có xu hướng giảm nhẹ khi đi từ bờ
ra khơi. Bên cạnh đó, các dẫn liệu cũng cho thấy
không có sự khác biệt về giá trị các thông số khảo
sát giữa 3 khu vực trừ nồng độ silicate thấp hơn
trong khu vực phía Đông.
Mùa mưa
Các số liệu trong bảng 1 và hình 2 cũng cho
thấy nhiệt độ và độ mặn hơi thấp, oxy hòa tan cao
nhưng giá trị BOD5 hơi lớn.
Trong đợt khảo sát này có sự hiện diện của
muối dinh dưỡng nitrite nhưng với nồng độ rất thấp,
ammonia cũng có mặt với nồng độ khá thấp ở hầu
hết các trạm và phosphate, silicate có nồng độ ở
mức trung bình.
Các kim loại nặng Zn, Cu và Pb ở mức thấp;
nồng độ Fe hầu hết >100µg/l. Nồng độ dầu - mỡ
vẫn ở mức trung bình.
Kết quả khảo sát mùa mưa tương tự đợt khảo
sát mùa khô, không có sự khác biệt về giá trị (nồng
độ) của các thông số khảo sát giữa các trạm trên các
mặt cắt trừ nồng độ của silicate giảm nhẹ từ trạm 9
Chất lượng môi trường nước biển
291
tới 11. Về sự phân bố không gian, chỉ có nồng độ Fe
trong khu vực phía Tây đảo thấp hơn so với khu vực
phía Đông và Nam Phú Quốc. Như vậy, có thể thấy
là môi trường nước tại khu bảo tồn biển Phú Quốc
tương đối đồng nhất giữa các khu vực vào cả 2 mùa.
Về sự phân bố thẳng đứng của các thông số
trong cột nước, các dẫn liệu trong bảng 1 và hình 2
đã cho thấy trong số các thông số khảo sát chỉ có
silicate tập trung nhiều hơn tại tầng mặt, các thông
số còn lại không có sự khác biệt nhiều.
So sánh kết quả giữa 2 đợt khảo sát có thể thấy
là vào đợt khảo sát tháng 8/2010 giá trị của các
thông số nhiệt độ, độ mặn, pH, vật lơ lửng và độ
trong suốt thấp hơn. Tuy nhiên, vào tháng 8 năm
2010, nồng độ oxi hòa tan (trừ trạm 1 và 9, tầng mặt)
phong phú hơn, giá trị BOD5, phosphate và nhất là Fe
cũng có xu thế cao hơn so với đợt khảo sát tháng 5
năm 2010. Không có sự khác biệt lớn về giá trị COD,
nồng độ nitrate, nitrite và các kim loại Zn, Cu Pb.
Nồng độ ammonia và dầu - mỡ không có sự khác biệt
rõ ràng. Nguyên nhân của sự khác biệt giữa 2 đợt khảo
sát là do vào mùa mưa, nước biển ven bờ chịu ảnh
hưởng của dòng nước ngọt lục địa vào lớn hơn,
lượng nước này đã mang theo một lượng lớn vật
chất được rửa trôi từ đất liền trong đó có cả các chất
thải từ các hoạt động kinh tế - xã hội của con người
(chất hữu cơ, N, P, ) cũng như vật chất tự nhiên
(Si, Fe ...).
Bảng 1. Giá trị thống kê của các thông số khảo sát trong khu vực biển ven bờ Phú Quốc
a. Các thông số cơ bản
Thời
gian
Tầng
nước
Giá
trị
Nhiệt độ Độ mặn pH DO BOD5 COD TSS
(oC) (‰) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l)
5/2010
Mặt
TB 31,9 32,5 8,17 6,06 0,66 11,1 30,6
CT 30,0 31,5 8,01 5,32 0,16 8,5 22,0
CĐ 33,5 33,2 8,33 6,80 1,55 12,5 42,0
n 25 25 25 25 25 25 17
Đáy
TB 31,6 32,5 8,19 5,92 0,69 10,8 28,9
CT 30,5 31,3 8,13 5,44 0,21 8,5 20,3
CĐ 32,2 33,6 8,29 6,29 1,33 12,5 37,3
n 22 22 22 22 22 22 14
8/2010
Mặt
TB 30,1 30,9 8,10 6,55 1,22 10,0 17,7
CT 29,5 28,4 7,86 6,18 0,56 8,4 6,5
CĐ 31,5 31,9 8,23 6,96 1,96 12,4 33,2
n 19 19 19 19 19 19 19
Đáy
TB 29,8 31,4 8,21 6,52 1,23 10,2 11,2
CT 29,4 29,6 8,13 6,00 0,81 8,4 5,8
CĐ 29,9 32,1 8,26 6,87 1,72 11,9 22,1
n 16 16 16 16 16 16 16
b. Muối dinh dưỡng
Thời gian Tầng nước Giá trị
NH3,4-N NO2-N NO3-N PO4-P SiO3-Si
(µg/l) (µg/l) (µg/l) (µg/l) (µg/l)
5/2010
Mặt
TB 7,1 0,0 31 7,5 843
CT 0,0 0,0 29 5,5 405
CĐ 25,0 0,0 34 11,0 1056
n 25 25 25 25 25
Đáy
TB 6,8 0,0 30 7,8 694
CT 0,0 0,0 29 5,5 371
CĐ 26,0 0,0 32 12,6 973
n 22 22 22 22 22
8/2010
Mặt
TB 9,9 0,2 31 9,4 847
CT 0,0 0,0 29 4,9 519
CĐ 29,0 2,0 34 17,1 1086
n 19 19 19 19 19
Đáy
TB 6,6 0,1 30,3 8,8 615
CT 0,0 0,0 30,0 6,5 372
CĐ 15 1 32 13,3 865
n 16 16 16 16 16
Lê Thị Vinh
292
c. Kim loại nặng và dầu - mỡ
Thời gian Tầng nước Giá trị Zn Cu Pb Fe Dầu (µg/l) (µg/l) (µg/l) (µg/l) (µg/l)
5/2010
Mặt
TB 8,9 1,8 1,5 141 460
CT 6,7 0,4 0,6 103 268
CĐ 12,6 3,2 2,5 282 645
n 25 25 25 25 25
Đáy
TB 8,5 1,6 1,3 132 -
CT 6,9 0,4 0,5 83 -
CĐ 13,3 3,1 2,6 204 -
n 22 22 22 22 -
8/2010
Mặt
TB 8,4 1,6 1,8 205 475
CT 5,6 0,9 0,8 83 355
CĐ 10,9 2,4 3,0 373 638
n 19 19 19 19 19
Đáy
TB 8,5 1,5 1,5 193 -
CT 7,2 0,8 0,5 96 -
CĐ 10,5 2,5 2,1 278 -
n 16 16 16 16 -
Nhiệt độ (oC)
28
30
32
34
M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M M Đ M Đ M M M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ
1 2 5 6 7 8 9 10 11 12 15 16 18 19 21 22 23 24 25
5/2010 8/2010
Độ muối (%o)
24
26
28
30
32
34
M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M M Đ M Đ M M M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ
1 2 5 6 7 8 9 10 11 12 15 16 18 19 21 22 23 24 25
5/2010 8/2010
pH
7.6
7.8
8.0
8.2
8.4
M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M M Đ M Đ M M M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ
1 2 5 6 7 8 9 10 11 12 15 16 18 19 21 22 23 24 25
5/2010 8/2010
Chất lượng môi trường nước biển
293
DO (mg/l)
4
5
6
7
M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M M Đ M Đ M M M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ
1 2 5 6 7 8 9 10 11 12 15 16 18 19 21 22 23 24 25
5/2010 8/2010
BOD (mg/l)
0
1
2
M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M M Đ M Đ M M M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ
1 2 5 6 7 8 9 10 11 12 15 16 18 19 21 22 23 24 25
5/2010 8/2010
Vật lơ lửng (mg/l)
0
10
20
30
40
50
M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M M Đ M Đ M M M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ
1 2 5 6 7 8 9 10 11 12 15 16 18 19 21 22 23 24 25
5/2010 8/2010
Ammonia - N (mg/l)
0
6
12
18
24
30
M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M M Đ M Đ M M M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ
1 2 5 6 7 8 9 10 11 12 15 16 18 19 21 22 23 24 25
5/2010 8/2010
Phosphat - P (mg/l)
0
5
10
15
20
M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M M Đ M Đ M M M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ
1 2 5 6 7 8 9 10 11 12 15 16 18 19 21 22 23 24 25
5/2010 8/2010
Lê Thị Vinh
294
SiO3-Si (mg/l)
0
300
600
900
1200
1500
M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M M Đ M Đ M M M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ
1 2 5 6 7 8 9 10 11 12 15 16 18 19 21 22 23 24 25
5/2010 8/2010
Zn (mg/l)
0
5
10
15
20
M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M M Đ M Đ M M M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ
1 2 5 6 7 8 9 10 11 12 15 16 18 19 21 22 23 24 25
5/2010 8/2010
Fe (mg/l)
0
100
200
300
400
M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M M Đ M Đ M M M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ M Đ
1 2 5 6 7 8 9 10 11 12 15 16 18 19 21 22 23 24 25
5/2010 8/2010
Dầu mỡ (mg/l)
0
200
400
600
800
1 2 5 6 7 8 9 10 11 12 15 16 18 19 21 22 23 24 25
5/2010 8/2010
Chú thích: Phía Tây đảo: trạm 1-6; Phía Đông đảo: Trạm 7-15; Phía Nam đảo: trạm 16-25
Hình 2. Sự biến động của các thông số theo thời gian tại các trạm khảo sát
Đánh giá chất lượng môi trường
Do vùng biển Phú Quốc nổi tiếng là ngư trường
lớn với nhiều rạn san hô nên chất lượng môi trường
được đánh giá dựa vào quy chuẩn Việt Nam (QCVN
10:2008/BTNMT) và Tiêu chuẩn ASEAN đối với
nước biển ven bờ với mục đích bảo tồn các hệ sinh thái
biển. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn Thái Lan đối với mục
đích bảo tồn rạn san hô cũng được tham khảo. Từ kết
quả nghiên cứu cho thấy: chất lượng môi trường nước
khu vực ven bờ đảo Phú Quốc còn khá tốt. Các thông
số cao hơn giá trị giới hạn trong quy chuẩn Việt Nam
Chất lượng môi trường nước biển
295
là nhiệt độ, Fe và dầu mỡ vào cả 2 mùa, trong tiêu
chuẩn ASEAN là phosphate vào mùa mưa, trong tiêu
chuẩn Thái Lan là nitrate vào cả 2 mùa. Tuy nhiên
mức độ cao hơn các giá trị giới hạn là không lớn.
Nếu so với các vùng biển khác như là khu bảo tồn
biển vịnh Nha Trang, rạn san hô ven bờ tỉnh Phú Yên
[6] có thể thấy là giá trị của các thông số này không
cao hơn và cho đến nay chưa ghi nhận được vấn đề
môi trường nào xảy ra do sự vượt quá các giá trị giới
hạn của các thông số này. Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt
độ nước biển vào thời gian có hiện tượng El Nino là
một vấn đề cần được quan tâm.
Ngoài ra, cũng cần lưu đến các tác động tiềm tàng
đối với môi trường nước chung quanh đảo Phú Quốc
do các hoạt động của cảng An Thới, chất thải từ các
khu dân cư ven biển như là Dương Đông, Hàm
Ninh, Gành Dầu ... Hiện nay, vực nước sát liền kề
các hoạt động này đã có dấu hiệu ô nhiễm (bảng 2)
với nồng độ oxi hòa tan thấp (<5 mg/l), giá trị BOD5
cao và nồng độ các muối dinh dưỡng rất cao, nhất là
muối ammoni và phosphate.
Bảng 2. Chất lượng nước tại một số khu vực sát bờ (5/2010)
Khu vực
DO BOD5 NH3,4-N NO3-N PO4-P SiO3-Si
(mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l)
Cảng An Thới 4,34 4,25 240 60 216,5 711
Gành Dầu - - 41 59 33,6 752
Xu thế biến đổi chất lượng môi trường
So sánh với các số liệu môi trường vào thời
gian tháng 5 năm 2006 [5]. Một cách tương đối,
có thể thấy là từ năm 2006 đến 2010 sự biến đổi
chất lượng môi trường xung quanh đảo Phú Quốc
là không lớn, mặc dù có sự gia tăng nhẹ của nhiệt
độ, độ muối, vật lơ lửng, oxi hòa tan, silicate và
dầu - mỡ và sự giảm không đáng kể của giá trị
pH, BOD5, COD, muối dinh dưỡng chứa nitơ
(dạng ammonia, nitrite, nitrate) và phosphate vào
tháng 5 năm 2010 (bảng 3).
Bảng 3. Diễn biến chất lượng môi trường khu vực biển Phú Quốc
a. Các thông số cơ bản
Khu
vực
Thời
gian
Giá
trị
pH Nhiệt độ Độ muối TSS DO BOD5 COD
1-14 (oC) (‰) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l)
Tây
đảo
Phú
Quốc
5-2006
TB 8,20 30,7 29,8 26,9 5,70 1,25 17,8
CT 8,16 29,9 29,0 24,8 5,58 1,15 15,0
CĐ 8,23 31,6 31,0 29,2 5,86 1,36 22,0
n 6 6 6 6 6 6 6
5-2010
TB 8,15 31,7 32,4 30,8 6,07 0,90 11,0
CT 8,01 30,5 31,8 26,6 5,44 0,27 8,5
CĐ 8,24 32,6 33,1 36,8 6,63 1,55 12,5
n 12 12 12 8 12 12 12
Nam
đảo
Phú
Quốc
5-2006
TB 8,19 31,9 30,1 25,5 5,40 1,26 16,2
CT 8,01 28,4 29,0 19,8 5,00 0,86 10,5
CĐ 8,24 34,6 31,0 38,8 6,12 1,92 26,0
n 28 28 28 28 28 28 28
5-2010
TB 8,16 31,5 32,9 28,1 5,89 0,73 11,0
CT 8,11 30 32,6 20,3 5,32 0,16 9,0
CĐ 8,2 32,5 33,6 37,3 6,59 1,45 12,5
n 20 20 20 16 20 20 20
Lê Thị Vinh
296
b. Các muối dinh dưỡng và dầu mỡ
Khu
vực
Thời
gian
Giá trị NO2-N NO3-N NH3,4-N PO4-P SiO3-Si Dầu
(µg/l) (µg/l) (µg/l) (µg/l) (µg/l) (µg/l)
Tây
đảo
Phú
Quốc
5-2006
TB 3,0 43 6,3 10,0 599 446
CT 2,0 38 0,0 7,2 557 403
CĐ 3,6 46 38,0 12,8 629 467
n 6 6 6 6 6 3
5-2010
TB 0 31 6,4 7,6 907 510
CT 0 29 0 6,2 768 363
CĐ 0 32 20 10 1045 604
n 12 12 12 12 12 6
Nam
đảo
Phú
Quốc
5-2006
TB 2,5 40 14,0 10,8 591 490
CT 1,5 29 0,0 3,0 395 308
CĐ 4,5 49 48,0 27,2 860 633
n 28 28 28 28 28 14
5-2010
TB 0 31 10,0 8,1 843 497
CT 0 29 0 5,5 467 355
CĐ 0 34 25 12,6 1056 638
n 20 20 20 20 20 8
NHẬN XÉT
Kết quả của 2 đợt khảo sát đã chỉ cho thấy vực
nước xung quanh đảo Phú Quốc tương đối đồng nhất
về cả không gian và thời gian. Tuy nhiên, nếu xem xét
một cách chi tiết có thể thấy là silicate tập trung nhiều
hơn tại các trạm gần bờ và tầng mặt. Nhìn chung, chất
lượng vực nước xung quanh đảo Phú Quốc khá tốt cho
mục đích bảo tồn rạn san hô và bảo tồn đời sống
thủy sinh với mức dinh dưỡng không cao (ammonia
và nitrite không có mặt, nồng độ nitrate và
phosphate tương đối thấp). Tuy nhiên, đã có hiện
tượng ô nhiễm Fe, dầu - mỡ (và nitrate) nhưng ở mức
độ nhẹ.
Kể từ năm 2006 đến nay, chất lượng môi trường
nước biển Phú Quốc không có sự thay đổi lớn. Có
thể nhận xét là: các hoạt động kinh tế-xã hội hiện
nay tại đảo chưa ảnh gây hưởng nhiều đến chất
lượng nước khu vực khảo sát. Tuy nhiên, ô nhiễm
cục bộ đã được ghi nhận tại một số khu vực như là
cảng An Thới, Gành Dầu ... Vì vậy, để duy trì và
phát triển bền vững môi trường khu bảo tồn biển
Phú Quốc, việc quản lý môi trường cần được quan
tâm một cách đúng mức.
Lời cảm ơn: Tác giả chân thành cảm ơn PGS. TS.
Võ Sĩ Tuấn, chủ nhiệm đề tài “Xây dựng chương
trình quan trắc tài nguyên và môi trường Khu Bảo
tồn biển Phú Quốc - Kiên Giang giai đoạn 2010-
2015 và định hướng đến năm 2020” và tập thể cán
bộ khoa học phòng Thủy Hóa, Viện Hải dương học
đã cho phép sử dụng các số liệu để hoàn thành bài
báo này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. APHA, 2005. Standard Methods for Analysis of
Water and Waste Water. 21st Edition.
2. Australian Government, 2008. Asean Marine
Water Quality Management Guidelines and
Monitoring Manual. p. 16 and 37.
3. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường, 2008. QCVN 10:
2008/BTNMT, trang 757 - 759 (2008).
4. Nguyễn Văn Long, Hoàng Xuân Bền, Phan Kim
Hoàng, Nguyễn An Khang, Nguyễn Xuân Hòa,
Hứa Thái Tuyến, 2007. Đa dạng sinh học và
nguồn lợi sinh vật rạn san hô vùng biển Phú
Quốc. Tuyển tập báo cáo hội nghị quốc gia
“Biển đông, 2007”, 12-14/9/2007, Nha Trang.
291-306.
5. Lê Thị Vinh, 2008. Chất lượng môi trường vùng
biển Kiên Giang - Phú Quốc. Tạp chí khoa học
và Công nghệ biển, 2 (T.8): 19-28.
6. Lê Thị Vinh, Nguyễn Hồng Thu, 2010. Chất lượng
môi trường nước tại các rạn san hô vùng biển
ven bờ tỉnh Phú Yên. Hội nghị Khoa học và
Công nghệ biển toàn quốc lần thứ V. Tr. 151-
158.
Chất lượng môi trường nước biển
297
WATER ENVIRONMENTAL QUALITY AT THE COASTAL
AREA OF PHU QUOC ISLAND
Le Thi Vinh
Institute of Oceanography-VAST
ABSTRACT: Data on the water quality at coastal area of Phu Quoc island achieved in May 2010 (dry season)
and August 2010 (rainy season) showed that DO concentrations were relatively abundant (>5mg/l), values of BOD5
(<1.96mg/l), COD (<12.5mg/l) and TSS (<42mg/l) were moderate. Concentrations of ammonia (from 0 to
29µgN/l), phosphate (from 4.9 to 17.1µgP/l) and silicate comparatively varied widely, nitrite were always not
found. Heavy metal concentrations (Zn <14µg/l, Cu and Pb <4.0µg/l) were fairly low while Fe (from 83 to
282µg/l) and hydrocarbon concentration were comparatively high. In generally, there were no differences in
values of basic parameters (DO, pH, TSS), nutrients, heavy metals (Zn, Cu and Pb) and hydrocarbon between
two seasons while Fe and BOD values were higher in August 2010. According to criteria for aquatic life
protection and coral reef conservation, water quality was relatively good although temperature, nitrate, Fe and
oil and grease (both seasons) and phosphate (rainy season) were slightly higher than correspondent critical
values. From 2006 to now, water quality at coastal area of Phu Quoc island did not change significantly.
Key words: Water quality, Coastal waters, Phu Quoc island.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3536_11961_1_pb_1189_2079598.pdf