Chất lượng nước khu bảo tồn biển Hòn Mun - Vịnh Nha Trang, Khánh Hoà

The research on status of water quality in Hon Mun marine protected area (MPA) was conducted in two years. Our research result showed that some of the basic environmental parameters were not much different between monitoring points on research area and months of the year. However, since the development of socio-economic activities, research areas were polluted and water quality was getting worse, special monitoring points are aquacultures, services and tourists. Some of parameters had been over permit limit on some of months and monitoring points as Demand Oxygen (DO), total suspended solids (TSS), Phosphate (PO43-). Bottom organic matters ratio on aquculture areas was higher than other areas. Regional phytoplankton of Hon Mun MPA was specific traits of Viet Nam coastal. The phytoplankton composition of Hon Mun MPA was very rich. That contains 174 species (The Bacillariophyta phylum was 145 species, the Pyrrophyta phylum was 24 species and the Cyanobacteriophyta phylum was 5 species). They were small exchange following research times, monitoring points and not split clear follow the seasons. Total bacteria quantity increases highly in the second research year where there were aquaculture cages and in the months of rain season (October and November). Quantity of Vibrio bacteria also increased highly in the area having aquaculture cages but it was reduced in the second research year. For better Hon Mun MPA management, we must enlarge some of monitoring points on coastal areas, wharfs, control points and add parameters for water quality evaluation as phenol, lubricating oil, coliform, etc and we must regular the monitoring.

pdf8 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng nước khu bảo tồn biển Hòn Mun - Vịnh Nha Trang, Khánh Hoà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Taïp chí Khoa hoïc – Coâng ngheä Thuûy saûn soá 03 Tröôøng Ñaïi hoïcï Nha Trang 3 CHẤT LƯỢNG NƯỚC KHU BẢO TỒN BIỂN HÒN MUN - VỊNH NHA TRANG, KHÁNH HOÀ TS. Nguyễn Đình Mão TS. Hoàng Thị Bích Mai; KS. Trần Văn Phước Th.S Châu Văn Thanh; KS. Nguyễn Đình Trung Khoa Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước Khu Bảo tồn biển Hòn Mun đã được thực hiện 2 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số thông số môi trường cơ bản không có sự khác biệt giữa các trạm quan trắc theo vùng nghiên cứu và các tháng trong năm. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế xã hội phát triển làm cho một số vùng nghiên cứu bị ô nhiễm và chất lượng nước xấu đi. Đặc biệt, các trạm quan trắc ở vùng nuôi trồng thủy sản, dịch vụ và du lịch. Một số thông số đã vượt quá giới hạn cho phép ở một số tháng và trạm quan trắc như DO, TSS, PO43-. Tỷ lệ chất hữu cơ đáy (%OM) ở các vùng nuôi trồng thủy sản lớn hơn các vùng nghiên cứu khác. Thành phần loài thực vật phù du Khu Bảo tồn biển Hòn Mun rất phong phú, gồm 174 loài (ngành tảo Sillic 145 loài (83.34%), ngành tảo Giáp 24 loài (13.79%) và ngành tảo Lam 5 loài (2.87%)). Sự biến động về thành phần loài rất nhỏ theo thời gian, trạm nghiên cứu và giữa các mùa sự khác biệt không rõ. Để quản lý Khu Bảo tồn biển Hòn Mun tốt hơn, chúng ta phải mở rộng một số trạm quan trắc ở vùng ven bờ, bến cảng, một số điểm nền và quan trắc thêm một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường nước khác như: Phenol, váng dầu mỡ, coliform và công tác quan trắc và cảnh báo môi trường biển cần được tiến hành thường xuyên. I. MỞ ĐẦU Hòn Mun là khu vực sinh thái quan trọng nằm trong vịnh Nha Trang (một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới), là khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam được xây dựng, là nhóm đảo có tiềm năng du lịch rất lớn của vịnh đã và đang thu hút nhiều du khách ở trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, Vịnh Nha Trang đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của các khu đô thị, các hoạt động dịch vụ - du lịch, giao thông vận tải, nuôi trồng thủy sản (nuôi lồng bè), khai thác và chế biến hải sản, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của nước lục địa từ các sông Cửa Bé, sông Cái chảy ra,làm suy giảm môi trường. Vì vậy quan trắc chất lượng môi trường nước trong khu vực này là rất cần thiết và đã được nhóm cán bộ nghiên cứu Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Thủy sản (nay là Trường Đại học Nha Trang) hợp tác với Ban Quản lý Dự án Khu Bảo Tồn biển Hòn Mun thực hiện trong hai năm (từ tháng 6/2003 đến tháng 6/2005). Trong bài báo này chúng tôi mong muốn thông báo về hiện trạng chất lượng nước khu bảo tồn biển Hòn Mun trong thời gian trên. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC 1. Phạm vi và tần suất quan trắc Để đánh giá chất lượng nước khu bảo tồn biển Hòn Mun, nhóm nghiên cứu đã xác định 20 điểm thu mẫu quanh các đảo và cửa sông (theo mặt cắt ngang) (Hình 1). Chu kỳ thu mẫu: 1 lần/tháng (mức triều thấp nhất). VAÁN ÑEÀ NGHIEÂN CÖÙU Taïp chí Khoa hoïc – Coâng ngheä Thuûy saûn soá 03 Tröôøng Ñaïi hoïcï Nha Trang 4 Hình 1: Sơ đồ hệ thống điểm quan trắc định bằng phương pháp Winkler ; pH được xác định bằng pH meter ; TSS: phương pháp lọc và sấy (Boyd, 1995); BOD5: được xác định bằng phương pháp hô hấp; NO2 -, NO3-, NH4+, P2O5, PO43-: được xác định bằng máy quang phổ hấp thụ (DR/2010 Spectrophotometer, USA). + Mu thc vt phù du (TVPD): Định tính và định lượng thực vật phù du bằng kính hiển vi và buồng đếm Sedgewick Raefer 1 ml. + Mu cht đáy: OM (%): phương pháp đốt ((Dry - ash) - Boyd, 1995). 4. Phương pháp tính toán Các kết quả quan trắc, phân tích môi trường được tập hợp, xử lý bằng phương pháp thống kê trên phần mềm Excel. Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường căn cứ vào giá trị giới hạn cho phép (GHCP) – áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5943:1995 – Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ - đối với nuôi trồng thủy sản và tiêu chuẩn nước biển do các nước ASEAN đề nghị (*)). 4. Phương pháp tính toán Các kết quả quan trắc, phân tích môi trường được tập hợp, xử lý bằng phương pháp thống kê trên phần mềm Excel. Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường căn cứ vào giá trị giới hạn cho phép (GHCP) – áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5943:1995 – Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ - đối với nuôi trồng thủy sản và tiêu chuẩn nước biển do các nước ASEAN đề nghị (*)). III. KẾT QUẢ QUAN TRẮC 1. Các yếu tố thủy lý - thủy hóa Các điểm số 1,5 và 6 gần cửa sông Cái và sông Cửa Bé ; các điểm số 3, 4, 5, 6, 11, 12, 14, 15, 16, 17 và 18 ở các vùng có tập trung nuôi trồng thủy sản (chủ yếu nuôi lồng bè) ; các điểm số 7, 9 và 19 chịu ảnh hưởng mạnh do các hoạt động du lịch (dịch vụ và bãi tắm) ; các điểm còn lại nằm rải rác quanh các đảo. 2. Phương pháp thu mẫu Chương trình quan trắc đã sử dụng canô và các dụng cụ thông dụng để tiến hành thu mẫu ở các điểm nghiên cứu. 3. Phương pháp phân tích các thông số quan trắc + Mu nưc : Nhiệt độ và độ muối đo bằng máy Water Qality Checker (WQC – 22A) ; độ kiềm được xác định bằng phương pháp trung hòa (HC10,1N) ; độ trong được đo bằng đĩa Secchi ; Oxy hòa tan được xác Taïp chí Khoa hoïc – Coâng ngheä Thuûy saûn soá 03 Tröôøng Ñaïi hoïcï Nha Trang 5 Bng 1: Giá trị trung bình của một số thông số môi trường Trung bình theo thời gian (tháng) Trung bình giữa các điểm quan trắc Giá trị Yếu tố Dao động Trung bình TCVN 5943: 1995 Dao động Trung bình Nhiệt độ (oC) 27,34 – 30,34 27,26 ± 1,62 ≤ 30 27,03– 27,63 27,31 ± 0,14 S%o (%o) 29,68 – 34,32 31,81 ± 0,95 28,54 – 32,73 31,82 ± 0,40 pH 7,91 – 8,22 8,13 ± 0,05 6,5– 8,5 8,07 – 8,17 8,13 ± 0,02 Độ trong (m) 2,25 – 8,38 5,68 ± 1,39 2,26 – 9,40 5,63 ± 1,41 Độ kiềm 107,64–179,22 128,64 + 9,27 113,71–208,51 128,98 ±8,02 DO (mg/l) 4,63 – 6,74 5,81 ± 0,37 ≥ 5 5,60 – 6,00 5,80 ± 0,08 BOD5 (mg/l) 0,20 – 2,48 0,76 ± 0,37 ≤ 10 0,55 – 2,14 0,78 ± 0,16 TSS (mg/l) 13,58 – 100,21 45,65 ± 19,15 ≤ 50 41,20 – 52,47 46,15 ± 2,75 Các thông số cơ bản của môi trường nước khu bảo tồn biển Hòn Mun biến động theo thời gian và điểm quan trắc và nằm trong giới hạn cho phép (GHCP) đối với nước biển ven bờ cho các mục đích sử dụng. Sự chênh lệch độ muối ở các điểm ven đảo không lớn. Độ trong thấp và biến động mạnh ở các điểm số 1 (dao động 0,30 – 7,40 m, trung bình 2,72 ± 1,19 m), điểm số 5 (dao động 1,10 – 4,30m, trung bình 2,26 ± 0,71 m) bị ảnh hưởng mạnh của nước lục địa chảy ra và điểm số 16 (dao động 2,10 – 6,50 m, trung bình 3,37 ± 0,83 m), điểm số 18 (dao động 2,50 – 6,23 m, trung bình 4,38± 0,74 m) chịu ảnh hưởng mạnh của hoạt động nuôi trồng thủy sản, nước ít được trao đổi với nước bên ngoài. Và độ trong thấp nhất ở tháng 11 (mùa mưa). pH giữa các điểm chênh lệch không đáng kể và pH nằm trong giới hạn cho phép. Hàm lượng Ôxy hòa tan phân bố tương đối đồng đều theo mặt phẳng ngang và nằm trong GHCP (tuy nhiên DO < 5,0mg/l ở tháng 4 năm 2004, trung bình 4,63 ± 0,41mg/l). Bng 2: So sánh với kết quả nghiên cứu khác Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu khác Hàm lượng DO trung bình (mg/l) (theo thời gian: 5,81 ± 0,37; giữa các điểm quan trắc: 5,80 ± 0,08) Hàm lượng DO trung bình (mg/l) (mùa khô: 7,82; mùa mưa: 4,82) [7]. Hàm lượng BOD5 trung bình (mg/l): (theo thời gian: 0,76 ± 0,37; giữa các điểm quan trắc: 0,78 ± 0,16). Ba điểm có hoạt đông nuôi trồng thủy sản mạnh (11: 0,85±0,35; 15: 0,84±0,45; 16: 0,91±0,48). Hàm lượng BOD5 trung bình (mg/l) (mùa khô: 1,05; mùa mưa: 0,56) [7]. + Hàm lượng TSS trung bình (mg/l) theo thời gian (tháng) vượt GHCP ở một số tháng: 8, 9, 10, 11, 12/2003 lần lượt là 60,79 ± 8,70; 51,00 ± 14,78; 52,87 ± 11,36; 100,21 ± 18,25; 64,94 ± 17,39 và tháng 1,2,3/2004 lần lượt là 93,11 ± 20,64; 92,91 ± 17,88; 73,04 ± 10,80. + Ba điểm có hàm lượng TSS trung bình (mg/l) vượt GHCP: 4 (50,17 ± 19,11); 5 (52,47 ± 21,51) và 7 (50,42 – 23,50). Taïp chí Khoa hoïc – Coâng ngheä Thuûy saûn soá 03 Tröôøng Ñaïi hoïcï Nha Trang 6 BOD5 cao do hàm lượng chất hữu cơ được bổ sung từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Hàm lượng TSS cao trong mùa mưa và thời gian có hoạt động nuôi trồng thủy sản mạnh. 2. Các mu i dinh dư ng hòa tan Bảng 3: Hàm lượng muối dinh dưỡng khu Bảo tồn biển Hòn Mun (đơn vị: mg/l) Trung bình theo thời gian (tháng) Trung bình giữa các điểm quan trắc Gía trị Yếu tố Dao động Trung bình TCVN 5943:1995, khác * Dao động Trung bình NO2- 0,003–0,024 0,009±0,004 0,008–0,013 0,009±0,001 NO3- 0,017–3,375 1,414 ± 0,681 ≤ 0,1* 1,275–1,746 1,417±0,092 NH4+ 0,021–0,363 0,117 ± 0,052 ≤ 0,5 0,092–0,203 0,120±0,016 P2O5 0,004–0,683 0,138 ± 0,108 0,082-0,233 0,139±0,029 PO43- 0,006-0,912 0,153±0,144 ≤ 0,015 * 0,089-0,266 0,154±0,037 Bảng 4: So sánh với một số kết quả nghiên cứu khác Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu khác + Hàm lượng NO2- trung bình (mg/l): (theo thời gian: 0,009 ± 0,004; giữa các điểm: 0,009 ± 0,001). + Các điểm ở vùng cửa sông và vùng chịu ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản có hàm lượng NO2- (mg/l) khá cao, như điểm số 1 (0,012 ± 0,01), điểm số 3 (0,013 ± 0,01), điểm số 5 (0,012 ± 0,01) và điểm số 6 (0,011 ± 0,01). + Các tháng có hàm lượng NO2- (mg/l) cao như tháng 9, 10, 12 năm 2004 và tháng 5 năm 2005 tương ứng 0,021 ± 0,005; 0,012 ± 0,003l; 0,024 ± 0,007 và 0,020 ±0,002. Hàm lượng NO2- trung bình (mg/l) (mùa khô: 0,0012; mùa mưa: 0,0086) [7]. Hàm lượng NO2- trung bình (mg/l) (mùa khô: 0,0029; mùa mưa: 0,0104) [4]. Hàm lượng NO3- trung bình rất cao (mg/l): (theo thời gian: 1,414 ± 0,681; giữa các điểm: 1,417 ± 0,092). Và cao hơn GHCP trên 14 lần (Tiêu chuẩn nước biển do các nước ASEAN đề nghị (*)). Hàm lượng NO3- trung bình (mgl): (mùa khô: 0,200; mùa mưa: 0,224) [7]. Hàm lượng NO3- trung bình (mg/l): (mùa khô: 0,160 và mùa mưa: 0,126 ) [4 ]. Hàm lượng NH4+ khá thấp, tuy nhiên tại các điểm chịu ảnh hưởng cửa sông và hoạt động nuôi trồng thủy sản thường có hàm lượng này cao hơn các điểm khác và đều nhỏ hơn GHCP. Hàm lượng Phosphate trung bình (mg/l) theo thời gian (0,153 ± 0,144) và các điểm quan trắc (0,154 ± 0,037 mg/l) rất cao đều vượt GHCP trên 10 lần (Tiêu chuẩn nước biển do các nước ASEAN đề nghị (*)). Hàm lượng PO43- trung bình (mg/l): (mùa khô: 0,0031; mùa mưa: 0,0024 ) [7]. Hàm lượng PO43- trung bình (mg/l): (mùa khô: 0,0067; mùa mưa: 0,00488) [4]. Taïp chí Khoa hoïc – Coâng ngheä Thuûy saûn soá 03 Tröôøng Ñaïi hoïcï Nha Trang 7 Hàm lượng các muối dinh dưỡng thường đạt giá trị cao ở các điểm ở vùng cửa sông và các điểm có hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển cũng như vào các tháng mùa mưa, do nguồn nước lục địa đổ ra biển thông qua các cửa sông lớn. Đây là yếu tố thuận lợi cho sinh vật phù du sinh trưởng và phát triển mạnh trong thủy vực. Đồng thời cũng cảnh báo rằng các hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường nước biển ở đây. 3. Chất hữu cơ đáy Bng 5: Tỷ lệ chất hữu cơ trong đáy (%) Theo thời gian (tháng) Giữa các điểm quan trắc Dao động Trung bình Dao động Trung bình Tỷ lệ chất hữu cơ trong đáy (%) 1,71 – 3,29 2,12 ± 0,25 0,80 – 2,68 2,89 ± 0,40 Tháng có tỷ lệ cao nhất (10/2003): (dao động: 0,69 – 6,53 %; trung bình: 3,29 ± 1,18 %). OM cao ở các điểm có hoạt động nuôi trồng thủy sản (Điểm số (dao động; trung bình)): 3 (1,96 – 4,49; 2,68 ± 0,51); 6 (1,81 – 3,43; 2,53 ± 0,33); 12 (1,74 – 4,70; 2,64 ± 0,46); 14 (1,26 – 3,78; 2,64 ± 0,47) và 15 (1,38 – 6,53; 2,67 ± 0,57) do sự sa lắng các sản phẩm từ hoạt động nuôi trồng thủy sản so với các điểm khác. 4. Thực vật phù du a. Thành phần loài và biến động số lượng loài thực vật phù du khu bảo tồn biển Hòn Mun + Cu trúc thành ph n loài Qua kết quả phân tích mẫu, chúng tôi đã xác định được thành phần loài thực vật phù du khu bảo tồn biển Hòn Mun có 174 loài tảo thuộc 3 ngành tảo, trong đó: + Ngành tảo Sillic Bacillariophyta chiếm ưu thế với 145 loài chiếm 83,34%. + Ngành tảo Giáp Pyrrophyta với 24 loài chiếm 13,79 %. + Ngành tảo Lam Cyanobacteriophyta với 5 loài chiếm 2,87%. Một số loài tảo biển khơi nhiệt đới như Chaetoceros messanensis, Chaetoceros atlanticus var skeleton, Chaetoceros coartatus, Rhizosolenia robusta ,nhiều loài tảo mang tính chất sinh thái nhiệt đới gần bờ như Chaetoceros lorenzianus, Chaetoceros didymus var protuberans, Chaetoceros pseudocurvisetus, Rhizosolenia imbricata, Rhizosolenia alata, Bacteriastrum comosum, Bacteriastrum hyalinumvà các loài tảo lam có nguồn gốc từ nước ngọt như Lyngbya sp., Oscillatoria sp, Phormidium sp cho thấy khu hệ thực vật phù du khu bảo tồn biển Hòn Mun mang đặc trưng của khu hệ thực vật phù du vùng biển ven bờ Việt Nam. Một số loài tảo có khả năng độc hại như Lyngbya sp., Trichdesmium erythraeum, Trichodesmium thiebautii, Goniaulax sp xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm nhưng với tần số rất thấp. + Bi n đ ng s lưng loài thc vt phù du - Biến động số lượng loài thực vật phù du theo thời gian nghiên cứu: Số lượng loài thực vật phù du khu bảo tồn biển Hòn Mun có sự biến động theo thời gian nghiên cứu, đạt cao nhất là vào tháng 2 với 106 loài, thấp nhất vào tháng 5 với 63 loài. Tuy nhiên, Taïp chí Khoa hoïc – Coâng ngheä Thuûy saûn soá 03 Tröôøng Ñaïi hoïcï Nha Trang 8 sự sai khác về thành phần loài theo mùa là không rõ rệt. - Biến động số lượng loài theo các điểm quan trắc: Thành phần loài thực vật phù du khu bảo tồn biển Hòn Mun khá phong phú và ít có sự chênh lệch giữa các điểm, dao động từ 20 đến 27 loài. b. Sinh vật lượng và biến động sinh vật lượng thực vật phù du khu bảo tồn biển Hòn Mun + Sinh vt lưng Bng 6: Sinh vật lượng thực vật phù du khu bảo tồn biển Hòn Mun. Bacillariophyta (B), Pyrrophyta (P), Cyanobacteriophyta (C). Mật độ (x 106cá thể/m3) Tháng 6 7 8 9 Ngành B P C B P C B P C B P C Mật độ 3,13 0,10 0,37 25,07 7,19 0,08 5,23 0,15 0,07 7,18 0,07 0,09 Tổng 3,60 32,34 5,45 7,34 Tháng 10 11 12 1 Ngành B P C B P C B P C B P C Mật độ 25,06 0,05 0,04 12,07 0,05 0,06 4,86 0,03 0,02 5,53 0,09 0,05 Tổng 25,15 12,18 4,91 5,67 Tháng 2 3 4 5 Ngành B P C B P C B P C B P C Mật độ 9,59 0,07 0,06 2,41 0,08 2,03 5,76 0,11 0,71 5,82 0,12 0,51 Tổng 9,72 4,52 6,58 6,45 Trung bình 10,33 Qua bảng 6 cho thấy, mật độ thực vật phù du khu bảo tồn biển Hòn Mun dao động trong khoảng 3,60 – 32,34 x106cá thể/m3, trung bình đạt 10,33 x 106 cá thể/m3. Khi so sánh với kết quả nghiên cứu về thực vật phù du tại vịnh Nha Trang do Nguyễn Tác An và nhóm nghiên cứu [1], thì mật độ thực vật phù du khu bảo tồn biển Hòn Mun thấp hơn rất nhiều (10,33 x106cá thể/m3 so với 20,74 x106cá thể/m3), đặc điểm này giúp cho độ trong của khu vực nghiên cứu luôn ở mức cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rạn san hô khu bảo tồn. + Biến động sinh vật lượng TVPD khu bảo tồn biển Hòn Mun - Theo thi gian nghiên cu Mật độ thực vật phù du khu vực nghiên cứu dao động rất lớn theo thời gian và hình thành nên 2 đỉnh cao trong năm: đỉnh cao cuối mùa khô với mật độ cực đại vào tháng 7 (32,33 x106cá thể/m3), đỉnh cao đầu mùa mưa với mật độ 25,15 x106cá thể/m3 vào tháng 10. Tuy nhiên, đỉnh cao cực đại tháng 7 được tạo nên bởi sự gia tăng đột ngột mật độ của chi tảo Chaetoceros (thuộc ngành tảo Sillic) và chi tảo độc Goniaulax (thuộc ngành Taïp chí Khoa hoïc – Coâng ngheä Thuûy saûn soá 03 Tröôøng Ñaïi hoïcï Nha Trang 9 tảo giáp) tại của sông Cửa Bé do ảnh hưởng của các hoạt động nuôi trồng thủy sản. - Bi n đ ng sinh vt lưng theo các đim quan trc Theo các điểm quan trắc thì mật độ tế bào phân bố thấp nhất ở điểm số 16 với 3,34 x106cá thể/m3, điểm số 5 có mật độ cao nhất với 51,29 x106cá thể/m3, các điểm còn lại dao động từ 6,61 – 16,56 x106cá thể/m3. Hai chi tảo Chaetoceros và Goniaulax đã tạo nên mật độ cực đại đột ngột tại điểm số 5 vào tháng 7 năm 2004, mật độ lên đến 768,40 x106cá thể/m3 (trong đó Chaetoceros là 512,60 x106cá thể/m3). Goniaulax là chi tảo độc, sản xuất độc tố gây PSP (Jacob Larsen, 1989). Vì vậy mật độ Goniaulax tại điểm số 5 là 246,80 x 106 cá thể/m3 vào mùa khô là điều cần phải quan tâm và tiếp tục theo dõi. Khu hệ thực vật phù du tại điểm số 5 đã chịu ảnh hưởng rất lớn của các hoạt động nuôi trồng dọc theo sông Cửa Bé. IV. KẾT LUẬN 1. Các thông số môi trường như nhiệt độ, pH, DO, NO2-, P2O5, không có sự khác biệt lớn giữa các điểm quan trắc và các tháng trong năm. Tuy nhiên do sự phát triển mạnh của các hoạt động kinh tế - xã hội, nên khu vực nghiên cứu đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển, đặc biệt là các điểm có hoạt động nuôi trồng thủy sản, dịch vụ - du lịch,một số thông số vượt GHCP ở một số tháng. 2. Các điểm chịu ảnh hưởng của các vùng cửa sông và hoạt động nuôi trồng thủy sản như DO (tháng 4/2004: 4,63 ± 0,41mg/l), BOD5 ở các điểm số 11, 15, 16 đều nhỏ hơn 5,0 mg/l, TSS vượt GHCP ở các điểm số 4, 5, 7; NO3- vượt GHCP trên 14 lần. PO43- vượt GHCP trên 10 lần. Tỷ lệ OM khá lớn ở các điểm số 3, 6, 12, 14, 15; PO43- khá lớn ở các điểm số 3, 11, 12, 15. 3. Khu hệ thực vật phù du khu bảo tồn biển Hòn Mun mang đặc trưng của khu hệ thực vật phù du vùng biển ven bờ Việt Nam. Thành phần loài khá phong phú với 174 loài thuộc 3 ngành tảo trong đó tảo Sillic 145 loài, Giáp 24 loài, Lam 5 loài. Chúng ít biến động theo thời gian nghiên cứu và không phân hóa rõ rệt theo mùa. Sinh vật lượng dao động trong khoảng 3,60 – 32,34 x106cá thể/m3, trung bình đạt 10,33 x106cá thể/m3. Sinh vật lượng biến động mạnh theo thời gian và điểm quan trắc. Sinh vật lượng mùa mưa cao hơn mùa khô, hình thành nên 2 đỉnh cao vào tháng 7 và tháng 10. Điểm số 5 có sinh vật lượng cực đại với mật độ khá cao của chi tảo độc Goniaulax (246,80 x 106 cá thể/m3). V. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN Khu Bảo tồn biển Hòn Mun (vịnh Nha Trang) cần mở rộng thêm các điểm quan trắc môi trường nước ở vùng ven bờ (vì hoạt động du lịch phát triển mạnh), bến cảng (cảng du lịch và cảng hàng hóa); một số điểm nền và quan trắc thêm một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường nước khác như: Phenol, váng dầu mỡ, kim lo¹i, coliform,công tác quan trắc và cảnh báo môi trường biển cần được tiến hành thường xuyên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tác An và các tác giả, 2003. Năng suất sinh học sơ cấp và đặc trưng sinh lý – sinh thái thực vật phù du ở vịnh Nha Trang, Khánh Hòa. Tuyển tập nghiên cứu Biển VIII, trang 73 – 84. Taïp chí Khoa hoïc – Coâng ngheä Thuûy saûn soá 03 Tröôøng Ñaïi hoïcï Nha Trang 10 2. Lã Văn Bài, 2003. Hiện trạng môi trường biển ven bờ Nam Việt Nam (1996 – 2002) - Tuyển tập Nghiên cứu biển, tập XIII. NXB KHKT. 3. Bộ KHCN & MT, 1995. TCVN 5943:1995 – Gía trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ. 4. Dương Trọng Kiểm, Nguyễn Hồng Thu, 1999. Biến động hàm lượng của các yếu tố dinh dưỡng và kim loại nặng trong nước tại trạm giám sát môi trường vịnh Nha Trang. Tuyển tập Nghiên cứu biển, Tập IX. NXB KH và KT. 5. Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Thị Mai Anh, Đoàn Như Hải, Hồ Văn Thệ, 2002. Biến đổi theo mùa của thực vật phù du trong thủy vực nước nông cửa sông Cửa Bé, Vịnh Nha Trang, Miền Trung Việt Nam. Tuyển tập nghiên cứu Biển XII, trang 129 – 148. 6. Nguyễn Dương Thạo, 2001. Sinh vật phù du vùng biển miền Nam Việt Nam tháng 5 – 6 năm 1997. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Nghề cá biển, tập II. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Phạm văn Thơm, Mai Văn Thắng, 2001. Một số vần đề môi trường của Thành phố Nha Trang. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị khoa học Biển Đông 2000. NXB Nông nghiệp, TP.HCM 8. Claude E. Boyd, 1995. Bottom soils, sediment and pond aquaculture. 9. Jacob Larsen, 1989. Guide to Toxic and PotentiallyToxic Marine Algae. 10. J. Larsen and N. L. Nguyen (editors), 2004. Potentially toxic microalgae of Vietnamese waters. Nhatrang Institute of Oceanography, Vietnam and IOC Science & Communication Centre on Harmful Algae, Denmark. ABSTRACT WATER QUALITY IN HON MUN MARINE PROTECTED AREA - NHA TRANG BAY, KHANH HOA PROVINCE The research on status of water quality in Hon Mun marine protected area (MPA) was conducted in two years. Our research result showed that some of the basic environmental parameters were not much different between monitoring points on research area and months of the year. However, since the development of socio-economic activities, research areas were polluted and water quality was getting worse, special monitoring points are aquacultures, services and tourists. Some of parameters had been over permit limit on some of months and monitoring points as Demand Oxygen (DO), total suspended solids (TSS), Phosphate (PO43-). Bottom organic matters ratio on aquculture areas was higher than other areas. Regional phytoplankton of Hon Mun MPA was specific traits of Viet Nam coastal. The phytoplankton composition of Hon Mun MPA was very rich. That contains 174 species (The Bacillariophyta phylum was 145 species, the Pyrrophyta phylum was 24 species and the Cyanobacteriophyta phylum was 5 species). They were small exchange following research times, monitoring points and not split clear follow the seasons. Total bacteria quantity increases highly in the second research year where there were aquaculture cages and in the months of rain season (October and November). Quantity of Vibrio bacteria also increased highly in the area having aquaculture cages but it was reduced in the second research year. For better Hon Mun MPA management, we must enlarge some of monitoring points on coastal areas, wharfs, control points and add parameters for water quality evaluation as phenol, lubricating oil, coliform, etc and we must regular the monitoring.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_3_2007_01_nguyen_dinh_mao_925_2094571.pdf
Tài liệu liên quan