Chất lượng nước vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2015-2019

KẾT LUẬN Vào giai đoạn tháng 6 đến 10 hàng năm, các tuyến kênh ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và các tuyến kênh như kênh 9000, kênh Xáng thuộc tỉnh Bạc Liêu đã bị ngọt hóa, độ mặn giảm thấp xấp xỉ 5‰. Các kênh cấp khác thuộc tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau độ mặn vẫn duy trì ở mức cao (10‰), phù hợp cho nuôi tôm nước lợ. pH trong các kênh cấp đa số phù hợp cho nuôi tôm nước lợ theo QCVN 02-19:2014/BNNPTNT và nằm trong giới hạn cho phép bảo vệ đời sống thủy sinh theo QCVN 38:2011/BTNMT (6,5-8,5). Các thông số chất lượng nước và vi sinh trong các kênh cấp được quan trắc tại Bạc Liêu và Cà Mau kém hơn so với Bến Tre và Trà Vinh. Các thông số chỉ thị ô nhiễm dinh dưỡng và hữu cơ như TAN, NO2--N, PO43--P, và các thông số vi sinh như Vibrio tổng số tại Cà Mau và Bạc Liêu thường xuyên cao hơn giới hạn cho phép. Hầu hết hàm lượng cao của chất chỉ thị ô nhiễm cao tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng nước vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2015-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG NUÔI TÔM NƯỚC LỢ TRỌNG ĐIỂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2015-2019 Nguyễn Thanh Trúc1, Lê Hồng Phước1, Thới Ngọc Bảo1, Đặng Ngọc Thùy1, Trần Minh Thiện1, Đặng Thị Ngọc Hân1, Lâm Quốc Huy2 TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá diễn biến chất lượng nước vùng nuôi tôm nước lợ ở Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2015-2019. Mẫu được thu ở 20 vị trí thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh và Bến Tre trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019 với các thông số nhiệt độ, pH, độ mặn, độ kiềm, DO (Dissolved Oxygen), TAN, NO2 --N, PO 4 3--P, TSS (Total suspended solids), Vibrio tổng số. Các thông số được quan trắc với tần suất 02 lần/tháng. Kết quả cho thấy đối với nhiệt độ dao động từ 24-35oC, trung bình 29,9 ± 1,7oC, pH = 6,6 - 9,0 trung bình 7,6 ± 0,4, DO từ 1-7 mg/L, trung bình 3,9 ± 1,2 và TSS trung bình 209 ± 406 mg/L. Các thông số chỉ thị ô nhiễm dao động như sau: TAN 0,3 ± 0,5 mg/L, nitrit 0,062 ± 0,066 mg/L, phosphat 0,082 ± 0,158 mg/L. Các thông số chỉ thị ô nhiễm dinh dưỡng và hữu cơ như TAN, NO2 --N, PO 4 3--P và Vibrio tổng số thường xuyên cao hơn giới hạn cho phép tại Cà Mau và Bạc Liêu. Hầu hết các chất chỉ thị ô nhiễm cao tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Từ khoá: quan trắc, chất lượng nước, tôm, ĐBSCL. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian qua, nghề nuôi thuỷ sản nói chung và tôm nuôi nước lợ nói riêng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ này nghề nuôi tôm nước lợ đang đứng trước những thách thức, mối nguy về ô nhiễm môi trường, con giống, mầm bệnh, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Từ năm 2015, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Thuỷ sản (TCTS) “Dự án quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2015-2020” đã được triển khai nhằm hạn chế dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần thiết thực đảm bảo an ninh lương thực và thực phẩm, tăng kim ngạch xuất khẩu. Dự án quan trắc này đã trở thành công cụ hữu hiệu để quản lý môi trường và dịch bệnh của vùng nuôi, góp phần to lớn cho sự thành công của nghề nuôi, giúp cho cơ quan quản lý đưa ra những chỉ đạo sản xuất và quản lý nuôi trồng thủy sản hiệu quả. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng nước vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2015-2019. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Lựa chọn điểm quan trắc Các điểm quan trắc vùng nuôi tôm nước lợ tập trung được lựa chọn dựa trên tiêu chí: (1) Phục vụ vùng nuôi tôm nước lợ tập trung thuộc tỉnh các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre và Trà Vinh, (2) Vùng nuôi đại diện cho địa phương về diện tích và sản lượng, (3) Điểm quan trắc thuộc các sông hoặc kênh rạch cấp trực tiếp vào vùng nuôi, có tính ổn định và đại diện cho toàn vùng. 1 Viện Nghiện cứu Nuôi trồng Thủy sản II * Email: ksthanhtruc2002@yahoo.com 2 Khoa Nông nghiệp, Trường đại học Bạc Liêu 24 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Hình 1: Vị trí các điểm thu mẫu. Bảng 1. Các điểm quan trắc vùng nuôi cá tra tập trung. Tỉnh Mã trạm Điểm quan trắc Tọa độ Bến Tre BT-1 Bến Thủ N 10o06’15”, E 106040’40” BT-2 Cống Bể N 10o09’10”, E 106046’10” BT-3 Cầu Ván N 9o53’25”, E 106036’04” BT-4 Rạch Rừng Giá N 9o54’52”, E 106032’55” Trà Vinh TV-1 Mỹ Long Nam N 9o43’48”, E 106°31’17” TV-2 Cửa Vĩnh Kim N 9o38’03”, E 106°29’29” TV-3 Sông Long Toàn N 9°38’03”, E 106°29’29” Bạc Liêu BL-1 Kênh 30/4 N 9°12’09”, E 105°44’33” BL-2 Kênh Xáng N 9°17’53”, E 105°44’30” BL-3 Cái Cùng N 9°08’31”, E 105°34’54” BL-4 Kênh Chùa Phật N 9°10’51”, E 105°40’10” BL-5 Kênh Gò Cát N 9°06’13”, E 105°29’46” BL-6 Kênh Hộ Phòng N 9°02’01”, E 105°25’15” BL-7 Kênh 9000 N 9°31’06”, E 105°25’32” Cà Mau CM-1 Ngã 3 Vàm Đầm N 8°51’31”, E 105°14’33” CM-2 Sông Đầm Dơi N 8°59’27”, E 105°11’53” CM-3 Sông Cái Đôi N 8°54’29”, E 104°51’53” CM-4 Ngã 3 Vàm Đình N 8°54’54”, E 104°56’25” CM-5 Hòa Mỹ - Cống Đá N 8°59’15”, E 105°00’53” CM-6 Lương Thế Trân N 9°08’16”, E 105°07’32” 2.2. Thời gian quan trắc Từ năm 2015 chương trình quan trắc chất lượng nước vùng nuôi tôm trọng điểm ở ĐBSCL được Tổng cục Thuỷ sản phê duyệt hàng năm nhằm phục vụ cho công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất theo hướng bền vững. Tuy nhiên thời gian quan trắc của các năm không thống nhất và liên tục do phụ thuộc nguồn kinh phí được cấp. 25TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Từ tháng 4/2015 đến tháng 11/2015 Từ tháng 7/2016 đến tháng 11/2016 Từ tháng 1/2017 đến tháng 11/2017 Từ tháng 1/2018 đến tháng 11/2018 Từ tháng 1/2019 đến tháng 11/2019 2.3. Thông số và tần suất quan trắc Các thông số quan trắc: Nhiệt độ, pH, độ mặn, DO (Dissolved Oxygen), TAN (NH 4 +-N), NO2 --N, PO 4 3--P, TSS (Total suspended solids), Vibrio tổng số. Tần suất quan trắc là 2 tuần/lần. 2.4. Phương pháp thu mẫu 2.4.1. Thời điểm thu mẫu Nhằm đánh giá chất lượng các nguồn nước cấp cho khu vực nuôi tôm nước lợ, mẫu được thu bằng bathomet ở tầng mặt cách mặt nước 0,5 mét, vào thời điểm nước lớn (2/3 nước lớn đến đỉnh triều) trong vòng 3 ngày quanh kỳ triều cường của mỗi đợt quan trắc. 2.4.2. Phương pháp thu mẫu, bảo quản mẫu - TCVN 6663-1:2011 – Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu; - TCVN 6663-3:2016 – Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 3: Bảo quản và xử lý mẫu nước; - TCVN 6663-6:2018 - Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu nước sông và suối. 2.5. Phương pháp phân tích Bảng 2. Danh mục các phương pháp phân tích. STT Chỉ tiêu Phương pháp 1 Nhiệt độ SMEWW 2550 B 2 pH TCVN 6492:2011 3 Độ mặn Khúc xạ kế 4 DO TCVN 7325:2016 5 Độ kiềm TCVN 6636 – 1: 2000 6 TAN SMEWW 4500- NH3 F 7 NO2 --N SMEWW 4500- NO2 B 8 PO 4 3--P SMEWW 4500- P E 9 Vibrio tổng số SMEWW 9260 H Ghi chú: SMEWW: Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam 2.6. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 xử lý số liệu theo phương pháp thống kê mô tả để tính các giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và vẽ đồ thị. III. KẾT QUẢ 3.1. Nhiệt độ Diễn biến nhiệt độ trung bình trong năm 2019 của các điểm quan trắc trung bình là 29,98 ± 1,670C, dao động từ 26-350C. Trong đó nhiệt độ trung bình ghi nhận tại Bạc Liêu là 30,9 ± 1,60C, Cà Mau là 29,1 ± 1,30C, Bến Tre là 30,5 ± 1,60C và Trà Vinh là 30,4 ± 1,30C. Trong giai đoạn 5 năm (2015-2019) ghi nhận nhiệt độ bình quân năm 2019 cao hơn các năm trước (Hình 2). Nhiệt độ trung bình trong các kênh cấp thuộc các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre và Trà Vinh năm 2019 cao hơn năm 2018 và trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,7-1,10C. Theo thông báo tóm tắt khí hậu năm 2019 của Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, nhiệt độ trung bình năm năm 2019 tính từ số liệu quan trắc ở 143 trạm đạt giá trị 250C, cao hơn TBNN khoảng 1,60C. Với giá trị này, 26 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II trong 10 năm gần đây (2010-2019), năm 2019 được xếp là năm nóng nhất, tiếp đến là các năm 2015 (chuẩn sai là 1,30C), năm 2016 và 2010 (chuẩn sai là 10C). Hình 2. Diễn biến nhiệt độ nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ năm 2015-2019. 3.2. Độ mặn Khu vực nuôi tôm nước lợ thuộc tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng triều của biển Đông, biển Tây và nằm xa sông Hậu nên độ mặn nước ở đây hầu hết thích hợp cho nuôi tôm nước lợ. Độ mặn trong năm 2019 dao động từ 3-33‰ và trung bình 16,4 ± 9,7‰. Độ mặn trong các kênh cấp giảm từ mùa khô sang mùa mưa và hầu hết giảm thấp hơn 10‰ trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 11. Tỉnh Bến Tre và Trà Vinh thuộc khu vực phía Bắc sông Hậu, có vị trí địa lý dọc theo biển Đông và cuối nguồn sông MeKong. Vì vậy hệ thống kênh rạch ở đây chịu ảnh hưởng rất lớn bởi lượng nước từ hệ thống sông Tiền và sông Hậu. Độ mặn trong năm 2019 có xu hướng giảm dần từ những đợt quan trắc từ tháng 5 đến cuối tháng 10. Giá trị độ mặn trung bình các điểm quan trắc thuộc tỉnh Trà Vinh năm 2019 ghi nhận được là 6,7 ± 1,3‰, cao nhất là 20‰ trong thuỷ vực sông Long Toàn trong tháng 2; đối với tỉnh Bến Tre ghi nhận độ mặn trung bình là 9,2 ± 1,1‰, cao nhất là 24‰ tại cống Bể trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 4. Diễn biến độ mặn trong 5 năm qua cho thấy độ mặn đạt giá trị cao nhất trong giai đoạn tháng 4 và tháng 5 hàng năm. Trong đó các thuỷ vực thuộc hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu có giá trị độ mặn cao nhất vào tháng 5 hàng năm, Bến Tre và Trà Vinh đạt giá trị độ mặn cao nhất vào tháng 4 hàng năm. Giá trị độ mặn bình quân từng tháng của năm không có chênh lệch lớn giữa các năm, tuy nhiên ghi nhận giá trị độ mặn năm 2015 và năm 2016 cao hơn so với các năm còn lại (Hình 3). 4 STT Chỉ tiêu Phương pháp 8 PO43--P SMEWW 4500- P E 9 Vibrio tổng số SMEWW 9260 H Ghi chú: SMEWW: Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam 2.6. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 xử lý số liệu theo phương pháp thống kê mô tả để tính các giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và vẽ đồ thị. III. KẾT QUẢ 3.1. Nhiệt độ Diễn biến nhiệt độ trung bình trong năm 2019 của các điểm quan trắc trung bình là 29,98 ± 1,670C, dao động từ 26-350C. Trong đó nhiệt độ trung bình ghi nhận tại Bạc Liêu là 30,9 ± 1,60C, Cà Mau là 29,1 ± 1,30C, Bến Tre là 30,5 ± 1,60C và Trà Vinh là 30,4 ± 1,30C. Trong giai đoạn 5 năm (2015-2019) ghi nhận nhiệt độ bình quân năm 2019 cao hơn các năm trước (Hình 2). Nhiệt độ trung bình trong các kênh cấp thuộc các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre và Trà Vinh năm 2019 cao hơn năm 2018 và trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,7-1,10C. Theo thông báo tóm tắt khí hậu năm 2019 của Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, nhiệt độ trung bình năm năm 2019 tính từ số liệu quan trắc ở 143 trạm đạt giá trị 250C, cao hơn TBNN khoảng 1,60C. Với giá trị này, trong 10 năm gần đây (2010-2019), năm 2019 được xếp là năm nóng nhất, tiếp đến là các năm 2015 (chuẩn sai là 1,30C), năm 2016 và 2010 (chuẩn sai là 10C). Hình 2. Diễn biến nhiệt độ nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ năm 2015-2019. 3.2. Độ mặn Khu vực nuôi tôm nước lợ thuộc tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng triều của biển Đông, biển Tây và ằm xa sông Hậu nên độ mặn nước ở đây hầu hết thích hợp cho nuôi tôm ước lợ. Độ mặ trong năm 2019 dao động từ 3-33‰ và trung bình 16,4 ± 9,7‰. Độ mặn trong các kênh cấp 25 27 29 31 33 35 37 Th á ng 1 Th á ng 2 Th á ng 3 Th á ng 4 Th á ng 5 Th á ng 6 Th á ng 7 Th á ng 8 Th á ng 9 Th á ng 1 0 Th á ng 1 1 Th á ng 1 Th á ng 2 Th á ng 3 Th á ng 4 Th á ng 5 Th á ng 6 Th á ng 7 Th á ng 8 Th á ng 9 Th á ng 1 0 Th á ng 1 1 Th á ng 1 Th á ng 2 Th á ng 3 Th á ng 4 Th á ng 5 Th á ng 6 Th á ng 7 Th á ng 8 Th á ng 9 Th á ng 1 0 Th á ng 1 1 Th á ng 1 Th á ng 2 Th á ng 3 Th á ng 4 Th á ng 5 Th á ng 6 Th á ng 7 Th á ng 8 Th á ng 9 Th á ng 1 0 Th á ng 1 1 Bạc Liêu Cà Mau Bến Tre Trà Vinh oC Nhiệt độ 2015 2016 2017 2018 2019 TB 5 giảm từ mùa khô sang mùa mưa và hầu hết giảm thấp hơn 10‰ trong giai đoạn từ tháng 7 đến thá g 11. Tỉnh Bến Tre và Trà Vinh thuộc khu vực phía Bắc sông Hậu, có vị trí địa lý dọc theo biển Đông và cuối nguồn sông MeKong. Vì vậy hệ thống kênh rạch ở đây chịu ảnh hưởng rất lớn bởi lượng nước từ hệ thống sông Tiền và sông Hậu. Độ mặn trong năm 2019 có xu hướng giảm dần từ những đợt quan trắc từ tháng 5 đến cuối tháng 10. Giá trị độ mặn trung bình các điểm quan trắc thuộc tỉnh Trà Vinh năm 2019 ghi nhận được là 6,7 ± 1,3‰, cao nhất là 20‰ trong thuỷ vực sông Long Toàn trong tháng 2; đối với tỉnh Bến Tre ghi nhận độ mặn trung bình là 9,2 ± 1,1‰, cao nhất là 24‰ tại cống Bể trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 4. Diễn biến độ mặn trong 5 năm qua cho thấy độ mặn đạt giá trị cao nhất trong giai đoạn tháng 4 và tháng 5 hàng năm. Trong đó các thuỷ vực thuộc hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu có giá trị độ mặn cao nhất vào tháng 5 hàng năm, Bến Tre và Trà Vinh đạt giá trị độ mặn cao nhất vào tháng 4 hàng năm. Giá trị độ mặn bình quân từng tháng của năm không có chênh lệch lớn giữa các năm, tuy nhiên ghi nhận giá trị độ mặn năm 2015 và năm 2016 cao hơn so với các năm còn lại (Hình 3). Hình 3. Diễn biến độ mặn nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ 2015-2019. 3.3. pH Các điểm quan trắc thuộc tỉnh Bến Tre có giá trị pH dao động từ 7-8,2 và trung bình 7,5 ± 0,3; Trà Vinh dao động từ 7,3-8,5 và trung bình 7,8 ± 0,4. Đối với Cà Mau và Bạc Liêu giá trị pH dao động lần lượt là 7,6 ± 0,3 và 7,7 ± 0,3. Ghi nhận pH trong các tháng đầu năm (tháng 1 đến tháng 5) có xu hướng cao hơn so với các tháng cuối năm. Bên cạnh đó ghi nhận giá trị pH trong các kênh cấp thuộc Bạc Liêu và Cà Mau từ tháng 6 đến tháng 9 có xu hướng giảm nhanh hơn so với các kênh cấp thuộc Bến Tre và Trà Vinh (Hình 4). Hình 3. Diễn biến độ mặn nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ 2015-2019. 27TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II 3.3. pH Các điểm quan trắc thuộc tỉnh Bến Tre có giá trị pH dao động từ 7-8,2 và trung bình 7,5 ± 0,3; Trà Vinh dao động từ 7,3-8,5 và trung bình 7,8 ± 0,4. Đối với Cà Mau và Bạc Liêu giá trị pH dao động lần lượt là 7,6 ± 0,3 và 7,7 ± 0,3. Ghi nhận pH trong các tháng đầu năm (tháng 1 đến tháng 5) có xu hướng cao hơn so với các tháng cuối năm. Bên cạnh đó ghi nhận giá trị pH trong các kênh cấp thuộc Bạc Liêu và Cà Mau từ tháng 6 đến tháng 9 có xu hướng giảm nhanh hơn so với các kênh cấp thuộc Bến Tre và Trà Vinh (Hình 4). Hình 4. Diễn biến pH nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ 2015-2019. 3.4. Độ kiềm Các điểm quan trắc thuộc tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu có độ kiềm dao động lần lượt là 122 ± 19 mg CaCO3/L và 103 ± 25 mg CaCO3/L, trong đó Kênh 9000 do chịu ảnh hưởng của lượng nước sông Hậu đổ về nên độ kiềm ở lưu vực này thấp hơn những lưu vực còn lại. Đối với Bến Tre và Trà Vinh, độ kiềm dao động ở mức thấp hơn và có giá trị trung bình lần lượt là 83 ± 22 mg CaCO3/L và 76 ± 18 mg CaCO3/L. Diễn biến độ kiềm trong năm 2019 ghi nhận giảm trong mùa mưa và đạt giá trị thấp nhất giai đoạn tháng 9 và tháng 10 (Hình 5). Hình 5. Diễn biến độ kiềm nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ 2015-2019. 3.5. Oxy hoà tan (DO) Trong năm 2019 ghi nhận hàm lượng DO tương đương trung bình cùng kỳ các năm. Các thuỷ vực quan trắc thuộc Cà Mau ghi nhận hàm lượng oxy hoà tan giảm vào mùa mưa và đạt giá trị thấp nhất trong giai đoạn từ tháng 7-10. Ngược lại, các thuỷ vực quan trắc thuộc Bến Tre và Trà Vinh hàm lượng oxy hoà tan có xu hướng cao trong giai đoạn này (Hình 6). 6 Hình 4. Diễn biến pH nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ 2015-2019. 3.4. Độ kiềm Các điểm quan trắc thuộc tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu có độ kiềm dao động lần lượt là 122 ± 19 mg CaCO3/L và 103 ± 25 mg CaCO3/L, trong đó Kênh 9000 do chịu ảnh hưởng của lượng nước sông Hậu đổ về nên độ kiềm ở lưu vực này thấp hơn những lưu vực còn lại. Đối với Bến Tre và Trà Vinh, độ kiềm dao động ở mức thấp hơn và có giá trị trung bình lần lượt là 83 ± 22 mg CaCO3/L và 76 ± 18 mg CaCO3/L. Diễn biến độ kiềm trong năm 2019 ghi nhận giảm trong mùa mưa và đạt giá trị thấp nhất giai đoạn tháng 9 và tháng 10 (Hình 5). Hình 5. Diễn biến độ kiềm nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ 2015-2019. 3.5. Oxy hoà tan (DO) Trong năm 2019 ghi nhận hàm lượng DO tương đương trung bình cùng kỳ các năm. Các thuỷ vực quan trắc thuộc Cà Mau ghi nhận hàm lượng oxy hoà tan giảm vào mùa mưa và đạt giá trị thấp nhất trong giai đoạn từ tháng 7-10. Ngược lại, các thuỷ vực quan trắc thuộc Bến Tre và Trà Vinh hàm lượng oxy hoà tan có xu hướng cao trong giai đoạn này (Hình 6). 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Th á ng 1 Th á ng 3 Th á ng 5 Th á ng 7 Th á ng 9 Th á ng 1 1 Th á ng 2 Th á ng 4 Th á ng 6 Th á ng 8 Th á ng 1 0 Th á ng 1 Th á ng 3 Th á ng 5 Th á ng 7 Th á ng 9 Th á ng 1 1 Th á ng 2 Th á ng 4 Th á ng 6 Th á ng 8 Th á ng 1 0 Bạc Liêu Cà Mau Bến Tre Trà Vinh m g/ L Độ kiềm 2015 2016 2017 2018 2019 TB 28 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II 7 Hình 6. Diễn biến DO nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ 2015-2019. Bên cạnh đó ghi nhận hàm lượng oxy hoà tan trong các kênh cấp thuộc Bến Tre, Cà Mau không có chênh lệch đáng kể và ít dao động trong suốt thời gian quan trắc. Ngược lại các lưu vực thuộc Bạc Liêu, Trà Vinh biến động mạnh giữa các năm. Năm 2018 lũ trên sông Mekong được cho là lớn so với các năm, lưu lượng dòng chảy lớn, tốc độ dòng chảy lớn có thể là nguyên nhân làm cho DO cao trong các tháng mùa mưa ở Bến Tre và Trà Vinh. Vùng Bạc Liêu và Cà Mau mưa nhiều rửa trôi các mùn bã hữu cơ đồng thời phóng thích các ion gây chua từ đất phèn đã sử dụng oxy để oxy hoá. Ngoài ra, hiện tượng sạt lỡ bờ cũng có thể là nguyên nhân làm giảm DO nguồn nước trong kênh. 3.6. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) Nằm ở khu vực hạ lưu của sông Mekong nên ĐBSCL hàng năm nhận được tải lượng phù sa từ thượng nguồn đổ về rất lớn, do đó hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng cao hơn 100 mg/L. TSS trung bình các điểm quan trắc là 204 ± 424 mg/L, trong đó tỉnh Bến Tre là 104 ± 116 mg/L, Trà Vinh là 121 ± 130 mg/L, Cà Mau là 103 ± 80 mg/L, Bạc Liêu là 384 ± 667 mg/L. Tương tự các năm trước, TSS tăng cao trong giai đoạn tháng 9 đến 10 là mùa lũ tại các điểm quan trắc thuộc Cà Mau, Bến Tre (Hình 7). 0 1 2 3 4 5 6 Th á ng 1 Th á ng 2 Th á ng 3 Th á ng 4 Th á ng 5 Th á ng 6 Th á ng 7 Th á ng 8 Th á ng 9 Th á ng 1 0 Th á ng 1 1 Th á ng 1 Th á ng 2 Th á ng 3 Th á ng 4 Th á ng 5 Th á ng 6 Th á ng 7 Th á ng 8 Th á ng 9 Th á ng 1 0 Th á ng 1 1 Th á ng 1 Th á ng 2 Th á ng 3 Th á ng 4 Th á ng 5 Th á ng 6 Th á ng 7 Th á ng 8 Th á ng 9 Th á ng 1 0 Th á ng 1 1 Th á ng 1 Th á ng 2 Th á ng 3 Th á ng 4 Th á ng 5 Th á ng 6 Th á ng 7 Th á ng 8 Th á ng 9 Th á ng 1 0 Th á ng 1 1 Bạc Liêu Cà Mau Bến Tre Trà Vinh m g/ L DO 2015 2016 2017 2018 2019 TB 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Th á ng 1 Th á ng 3 Th á ng 5 Th á ng 7 Th á ng 9 Th á ng 1 1 Th á ng 2 Th á ng 4 Th á ng 6 Th á ng 8 Th á ng 1 0 Th á ng 1 Th á ng 3 Th á ng 5 Th á ng 7 Th á ng 9 Th á ng 1 1 Th á ng 2 Th á ng 4 Th á ng 6 Th á ng 8 Th á ng 1 0 Bạc Liêu Cà Mau Bến Tre Trà Vinh m g/ L TSS 2015 2016 2017 2018 2019 TB Hình 6. Diễn biến DO nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ 2015-2019. Bên cạnh đó ghi nhận hàm lượng oxy hoà tan trong các kênh cấp thuộc Bến Tre, Cà Mau không có chênh lệch đáng kể và ít dao động trong suốt thời gian quan trắc. Ngược lại các lưu vực thuộc Bạc Liêu, Trà Vinh biến động mạnh giữa các năm. Năm 2018 lũ trên sông Mekong được cho là lớn so với các năm, lưu lượng dòng chảy lớn, tốc độ dòng chảy lớn có thể là nguyên nhân làm cho DO cao trong các tháng mùa mưa ở Bến Tre và Trà Vinh. Vùng Bạc Liêu và Cà Mau mưa nhiều rửa trôi các mùn bã hữu cơ đồng thời phóng thích các ion gây chua từ đất phèn đã sử dụng oxy để oxy hoá. Ngoài ra, hiện tượng sạt lỡ bờ cũng có thể là nguyên nhân làm giảm DO nguồn nước trong kênh. 3.6. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) Nằm ở khu vực hạ lưu của sông Mekong nên ĐBSCL hàng năm nhận được tải lượng phù sa từ thượng nguồn đổ về rất lớn, do đó hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng cao hơn 100 g/L. TSS trung bình các điểm quan trắc là 204 ± 424 mg/L, trong đó tỉnh Bến Tre là 104 ± 116 mg/L, Trà Vinh là 121 ± 130 mg/L, Cà Mau là 103 ± 80 mg/L, Bạc Liêu là 384 ± 667 mg/L. Tương tự các năm trước, TSS tăng cao trong giai đoạn tháng 9 đến 10 là mùa lũ tại các điểm quan trắc thuộc Cà Mau, Bến Tre (Hình 7). 7 Hình 6. Diễn biến DO nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ 2015-2019. Bên cạnh đó ghi nhận hàm lượng oxy hoà tan trong các kênh cấp thuộc Bến Tre, Cà Mau không có chênh lệch đáng kể và ít dao động trong suốt thời gian quan trắc. Ngược lại các lưu vực thuộc Bạc Liêu, Trà Vinh biến động mạnh giữa các năm. Năm 2018 lũ trên sông Mekong được cho là lớn so với các năm, lưu lượng dòng chảy lớn, tốc độ dòng chảy lớn có thể là nguyên nhân làm cho DO cao trong các tháng mùa mưa ở Bến Tre và Trà Vinh. Vùng Bạc Liêu và Cà Mau mưa nhiều rử trôi các mùn bã hữu cơ đồng thời phóng thích các ion gây ch a từ đất phèn đã sử dụng oxy để oxy hoá. Ngoài ra, hiện tượng sạt lỡ bờ cũng có thể là nguyê nhân làm giảm DO nguồn nước trong kênh. 3.6. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) Nằm ở khu vực hạ lưu của sông Mekong nên ĐBSCL hàng năm nhận được tải lượng phù sa từ thượng nguồn đổ về rất lớn, do đó hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng cao hơn 100 mg/L. TSS trung bình các điể qua trắc là 204 ± 424 mg/L, trong đó tỉnh Bến Tre là 104 ± 116 mg/L, Trà Vinh là 121 ± 130 mg/L, Cà Mau là 103 ± 80 mg/L, Bạc Liêu là 384 ± 667 mg/L. Tương tự các năm trước, TSS tăng cao trong giai đoạn tháng 9 đến 10 là mùa lũ tại các điểm quan trắc thuộc Cà Mau, Bến Tre (Hình 7). 0 1 2 3 4 5 6 Th á ng 1 Th á ng 2 Th á ng 3 Th á ng 4 Th á ng 5 Th á ng 6 Th á ng 7 Th á ng 8 Th á ng 9 Th á ng 1 0 Th á ng 1 1 Th á ng 1 Th á ng 2 Th á ng 3 Th á ng 4 Th á ng 5 Th á ng 6 Th á ng 7 Th á ng 8 Th á ng 9 Th á ng 1 0 Th á ng 1 1 Th á ng 1 Th á ng 2 Th á ng 3 Th á ng 4 Th á ng 5 Th á ng 6 Th á ng 7 Th á ng 8 Th á ng 9 Th á ng 1 0 Th á ng 1 1 Th á ng 1 Th á ng 2 Th á ng 3 Th á ng 4 Th á ng 5 Th á ng 6 Th á ng 7 Th á ng 8 Th á ng 9 Th á ng 1 0 Th á ng 1 1 Bạc Liêu Cà Mau Bến Tre Trà Vinh m g/ L DO 2015 2016 2017 2018 2019 TB 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Th á ng 1 Th á ng 3 Th á ng 5 Th á ng 7 Th á ng 9 Th á ng 1 1 Th á ng 2 Th á ng 4 Th á ng 6 Th á ng 8 Th á ng 1 0 Th á ng 1 Th á ng 3 Th á ng 5 Th á ng 7 Th á ng 9 Th á ng 1 1 Th á ng 2 Th á ng 4 Th á ng 6 Th á ng 8 Th á ng 1 0 Bạc Liêu Cà Mau Bến Tre Trà Vinh m g/ L TSS 2015 2016 2017 2018 2019 TB Hình 7. Diễn biến TSS (mg/L) nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ 2015-2019. 29TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II 3.7. TAN Diễn biến hàm lượng TAN nguồn nước cấp từ năm 2015 đến năm 2019 cho thấy hàm lượng TAN có xu hướng tăng theo thời gian. Trong đó hàm lượng TAN trung bình nhiều năm (2015- 2019) các kênh cấp thuộc Cà Mau là 0,573 ± 0,533 mg/L, cao hơn so với các tỉnh còn lại (Bến Tre: 0,125 ± 0,229 mg/L, Trà Vinh: 0,110 ± 0,206 mg/L và Bạc Liêu: 0,407± 0,522 mg/L). Đối với các lưu vực thuộc Bạc Liêu cần lưu ý lưu vực kênh 30/04, Kênh 9000, kênh Xáng và các lưu vực thuộc Cà Mau giá trị TAN cao nhất tập trung trong giai đoạn từ tháng 5-9 hàng năm (Hình 8). Đối với Bến Tre và Trà Vinh hàm lượng chất này có xu hướng cao từ tháng 01 đến tháng 04 hàng năm. 8 Hình 7. Diễn biến TSS (mg/L) nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ 2015-2019. 3.7. TAN Diễn biến hàm lượng TAN nguồn nước cấp từ năm 2015 đến năm 2019 cho thấy hàm lượng TAN có xu hướng tăng theo thời gian. Trong đó hàm lượng TAN trung bình nhiều năm (2015- 2019) các kênh cấp thuộc Cà Mau là 0,573 ± 0,533 mg/L, cao hơn so với các tỉnh còn lại (Bến Tre: 0,125 ± 0,229 mg/L, Trà Vinh: 0,110 ± 0,206 mg/L và Bạc Liêu: 0,407± 0,522 mg/L). Đối với các lưu vực thuộc Bạc Liêu cần lưu ý lưu vực kênh 30/04, Kênh 9000, kênh Xáng và các lưu vực thuộc Cà Mau giá trị TAN cao nhất tập trung trong giai đoạn từ tháng 5-9 hàng năm (Hình 8). Đối với Bến Tre và Trà Vinh hàm lượng chất này có xu hướng cao từ tháng 01 đến thán 04 hàng năm. Hình 8. Diễn biến TAN nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ 2015-2019. 3.8. Nitrite (NO2--N) Hàm lượng NO2--N trong các kênh cấp quan trắc tại Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh thay đổi không đáng kể qua các năm, giá trị trung bình từng tháng trong năm 2019 tương đương cùng kỳ trung bình nhiều năm (Hình 9). Hàm lượng NO2--N trong năm 2019 dao động từ 0,002-0,667 mg/L, trung bình là 0,065 ± 0,073 mg/L, trong đó các kênh cấp thuộc Bạc Liêu là 0,053 ± 0,063 mg/L, Cà Mau là 0,076 ± 0,072 mg/L, Trà Vinh là 0,066 ± 0,062 mg/L, Bến Tre 0,071 ± 0,094 mg/L. 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 Th á ng 1 Th á ng 3 Th á ng 5 Th á ng 7 Th á ng 9 Th á ng 1 1 Th á ng 2 Th á ng 4 Th á ng 6 Th á ng 8 Th á ng 1 0 Th á ng 1 Th á ng 3 Th á ng 5 Th á ng 7 Th á ng 9 Th á ng 1 1 Th á ng 2 Th á ng 4 Th á ng 6 Th á ng 8 Th á ng 1 0 Bạc Liêu Cà Mau Bến Tre Trà Vinh m g/ L TAN 2015 2016 2017 2018 2019 TB Hình 8. Diễn biến TAN nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ 2015-2019. 3.8. Nitrite (NO2 --N) Hàm lượng NO2 --N trong các kênh cấp quan trắc tại Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh th y đổi khô đáng kể qua các năm, giá trị tru bình từng tháng trong năm 2019 tương đương cùng kỳ trung bình nhiều năm (Hình 9). Hàm lượng NO2 --N trong năm 2019 dao động từ 0,002-0,667 mg/L, trung bình là 0,065 ± 0,073 mg/L, trong đó các kênh cấp t uộc Bạc Liêu là 0,053 ± 0,063 mg/L, Cà Mau là 0,076 ± 0,072 mg/L, Trà Vinh là 0,066 ± 0,062 mg/L, Bến Tre 0,071 ± 0,094 mg/L. 9 Hình 9. Diễn biến Nitrite nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ 2015-2019. 3.9. Phosphate (PO43--P) Hàm lượng PO43--P trung bình tại Bạc Liêu là 0,057 ± 0,053 mg/L; trung bình tại Cà Mau là 0,134 ± 0,104 mg/L; Bến Tre là 0,043 ± 0,066 mg/L và trung bình tại Trà Vinh là 0,047 ±0,095 mg/L. So với QCVN 08-MT:2015/BTNMT tỷ lệ mẫu có hàm lượng phosphate cao hơn giới hạn cho phép ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh và Bến Tre lần lượt là 40%, 11%, 4% và 3% trên tổng số mẫu quan trắc của tỉnh. Ngoài ra còn ghi nhận hàm lượng phosphate trong các thuỷ vực thuộc Bạc Liêu và Cà Mau trong mùa khô cao hơn trong mùa mưa. Hàm lượng phosphate trong các thuỷ vực được quan trắc thuộc Bạc Liêu, Bến Tre và Trà Vinh không có chênh lệch đáng kể giữa các năm và tương đương với trung bình cùng kỳ các năm. Diễn biến hàm lượng phosphate trong năm năm còn ghi nhận hàm lượng phosphate có xu hướng tăng cao vào các tháng mùa mưa. Cần lưu ý các thuỷ vực thuộc Cà Mau hàm lượng phosphate cao hơn các vùng còn lại, ghi nhận có sự gia tăng hàm lượng chất này từ năm 2015 đến năm 2018, tuy nhiên đến năm 2019 hàm lượng phosphate đã giảm (Hình 10). Hình 10. Diễn biến Phosphate nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ 2015-2019. 3.10. Vibrio tổng số Hình 9. Diễn biến Nitrite nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ 2015-2019. 30 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II 3.9. Phosphate (PO4 3--P) Hàm lượng PO 4 3--P trung bình tại Bạc Liêu là 0,057 ± 0,053 mg/L; trung bình tại Cà Mau là 0,134 ± 0,104 mg/L; Bến Tre là 0,043 ± 0,066 mg/L và trung bình tại Trà Vinh là 0,047 ±0,095 mg/L. So với QCVN 08-MT:2015/BTNMT tỷ lệ mẫu có hàm lượng phosphate cao hơn giới hạn cho phép ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh và Bến Tre lần lượt là 40%, 11%, 4% và 3% trên tổng số mẫu quan trắc của tỉnh. Ngoài ra còn ghi nhận hàm lượng phosphate trong các thuỷ vực thuộc Bạc Liêu và Cà Mau trong mùa khô cao hơn trong mùa mưa. Hàm lượng phosphate trong các thuỷ vực được quan trắc thuộc Bạc Liêu, Bến Tre và Trà Vinh không có chênh lệch đáng kể giữa các năm và tương đương với trung bình cùng kỳ các năm. Diễn biến hàm lượng phosphate trong năm năm còn ghi nhận hàm lượng phosphate có xu hướng tăng cao vào các tháng mùa mưa. Cần lưu ý các thuỷ vực thuộc Cà Mau hàm lượng phosphate cao hơn các vùng còn lại, ghi nhận có sự gia tăng hàm lượng chất này từ năm 2015 đến năm 2018, tuy nhiên đến năm 2019 hàm lượng phosphate đã giảm (Hình 10). Hình 10. Diễn biến Phosphate nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ 2015-2019. 3.10. Vibrio tổng số Hình 11. Diễn biến Vibrio tổng nguồn nước cấp khu vực nuôi tôm nước lợ 2015-2019. 31TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Số liệu ghi nhận được trong năm năm cho thấy mật độ Vibrio tổng trong các thủy vực thuộc Bạc Liêu cao hơn và dao động mạnh hơn các thuỷ vực thuộc Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau. Mật độ Vibrio trung bình năm năm tại Bạc Liêu là 3,5x103 ± 3,5x104 CFU/mL, Bến Tre là 1,5x103 ± 3,5x103 CFU/mL, Cà Mau là 1,1x103 ± 2,3x103 CFU/mL và Trà Vinh là 1,2x103 ± 6,4 x103 CFU/mL. IV. THẢO LUẬN Nhìn chung nhiệt độ trong hầu hết các thuỷ vực được quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 02-19:2014/BNNPTNT cho cơ sở nuôi tôm nước lợ và QCVN 08-MT: 2015/BTNMT cho mục đích bảo vệ đời sống thuỷ sinh. Một số thuỷ vực thuộc Cà Mau có nhiệt độ cao hơn 320C trong các lượt quan trắc từ tháng 4 đến tháng 5, do đây là thời điểm cao độ của mùa nắng nên nhiệt độ nước mặt trên các kênh cấp cao hơn các thời điểm khác. Nhiệt độ là một trong những thông số quan trọng sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và tốc độ ăn của tôm, tác động trực tiếp đến tốc độ tiêu thụ oxy của quần thể sinh vật, ảnh hưởng đến khả năng hòa tan của oxy và ảnh hưởng đến mức độ nhiễm độc amoniac. Nhiệt độ nước trên 320C trong thời gian dài có thể làm tôm căng thẳng và giảm tăng trưởng (Andrew, 2007). Theo Chanratchakool (1995) khi nhiệt độ lớn hơn 330C hay thấp hơn 250C thì khả năng bắt mồi của tôm giảm 30-50%, tôm sẽ giảm hoạt động tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công. Mặt khác, theo Mace (2008) giới hạn nhiệt độ cho sự sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng dao động từ 14,5-350C. Từ đó cho thấy nhiệt độ trong các thuỷ vực quan trắc vẫn thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi nước lợ, không có ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng và phát triển của tôm. Tuy nhiên trong mùa nắng nóng nên duy trì mực nước trong ao nuôi thích hợp để tránh ảnh hưởng đến tôm nuôi. Đối với tôm nuôi nước lợ nhu cầu độ mặn thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của tôm. Theo Wanninayake và ctv., (2001) độ mặn tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm là 15- 25‰. Chanratchakool và ctv., (2003) nuôi tôm có độ mặn cao hơn 30‰, tôm dễ nhiễm mầm bệnh đặc biệt là bệnh đốm trắng và đầu vàng, ở độ mặn thấp thì bệnh ít xảy ra nhưng độ mặn không nhỏ hơn 7‰. Nếu độ mặn thấp hơn tôm dễ bị còi, mềm vỏ, tỷ lệ sống thấp. Kết quả quan trắc cho thấy các điểm quan trắc kênh Xáng, Kênh 9000 (Bạc Liêu), Cầu Ván, Rạch Rừng Giá, Cửa Vĩnh Kim có độ mặn không thích hợp cho nuôi tôm nước lợ trong giai đoạn mùa mưa. ĐBSCL với đặc thù là vùng đất phèn tiềm tàng, khi mưa xuống các ion gây chua phóng thích từ đất phèn là nguyên nhân làm giảm pH nguồn nước trong kênh vào mùa mưa, bên cạnh đó các thuỷ vực có độ mặn giảm vào giai đoạn mùa mưa cũng là nguyên nhân làm độ kiềm giảm nhanh. Theo Chanratchakool (1995) thì pH rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tôm nuôi, pH thích hợp cho tôm nuôi từ 7,5 đến 8,35 và khoảng dao động trong ngày không vượt quá 0,5 đơn vị pH. Ngoài ra pH còn có khả năng ảnh hưởng đến tính độc của các khí như là H2S, NH3 trong môi trường nước. Kết quả quan trắc từ năm 2015-2019 ghi nhận giá trị pH trong các thuỷ vực được quan trắc phù hợp cho nuôi tôm nước lợ theo QCVN 02-19:2014/BNNPTNT (6,5-8,5). Theo Swingle (1969) oxy hoà tan lý tưởng cho các ao nuôi tôm là trên 5 mg/L và theo Whetstone và ctv., (2002) không được vượt quá 15 mg/L. Khi hàm lượng oxy hoà tan lớn hơn 5 mg/L thì chất lượng nước cho nuôi thuỷ sản được đánh giá là tốt, từ 2-5 mg/L được đánh giá ở mức trung bình và thấp hơn 2 mg/L được đánh giá là xấu. Vậy hầu hết các điểm quan trắc đều có hàm lượng oxy hoà tan ở mức trung bình. Theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT đối với mục đích bảo tồn động thực vật thủy sinh thì hàm lượng TSS nhỏ hơn 20 mg/L. Tuy nhiên 32 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II kết quả ghi nhận hầu hết các thuỷ vực được quan trắc đều cao hơn 20 mg/L. Hàm lượng TSS trong các kênh cấp quan trắc tại Bạc Liêu khá cao, đặc biệt trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 1 hàng năm. Hiện tượng xói lở bờ trên các kênh dẫn nước có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng TSS tăng cao. Nguyên nhân gây ra sạt lở bờ biển là do tác động của dòng chảy, là những biến động của dòng hải lưu, biến động của hàm lượng phù sa sông MeKong khi đổ ra biển Đông, biến động của dòng chảy ven bờ biển Bạc Liêu; do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu; tác động của thủy triều dâng cao bất thường; tác động của sóng, gió... Thời gian này vào mùa gió chướng, gió thổi mạnh, sóng to, nước biển dâng... khiến tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng hơn. Hàm lượng TSS ở kênh cấp thuộc Cà Mau, Bến Tre và Trà Vinh chênh lệch không đáng kể giữa các năm và tương đương cùng kỳ nhiều năm. Nếu hàm lượng TSS quá lớn sẽ gây cản trở sự quang hợp của thực vật phù du, cản trở sự hô hấp của động vật thủy sản. Vì vậy cần có ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi để lắng tụ phù sa. TAN được tạo ra bởi các quá trình tái khoáng của vi sinh vật trong lớp trầm tích và do sự bài tiết của tôm (Burford và Williams, 2001; Burford và Longmore, 2001). TAN được sử dụng nhanh chóng bởi các thực vật phù du và sự luân chuyển N trong các ao nuôi tôm là khoảng 1 đến 2 ngày (Burford và Glibert, 1999). Theo Chanratchkool và ctv., (2003) hàm lượng TAN thích hợp cho ao nuôi tôm là 0,2-2 mg/L và hàm lượng khí NH3 phải nhỏ hơn 0,1 mg/L. Vậy hầu hết các điểm quan trắc đều có hàm lượng TAN năm trong khoảng thích hợp cho ao nuôi tôm. Tuy nhiên cần lưu ý các thuỷ vực quan trắc hàm lượng TAN có xu hướng cao trong các tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Theo Whetstone và ctv., (2002) nồng độ nitrite trong các ao nuôi tôm nhỏ hơn 0,23 mg/L được xem là an toàn. Boyd (1998) cho rằng độc tính của nitrite đối với tôm cá phụ thuộc vào hàm lượng Cl-, độc tính của nitrite giảm khi độ mặn tăng. Như vậy, mặc dù giá trị nitrite trong các kênh cấp vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 08-MT: 2015/BTNMT nhưng chưa gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ tôm nuôi. Cần lưu ý các thuỷ vực thuộc Bến Tre và Trà Vinh từ tháng 8-10 hàng năm giá trị độ mặn giảm nhanh và một số thuỷ vực giảm thấp hơn 5‰, hàm lượng NO2 --N cao trong giai đoạn này có khả năng gây bất lợi cho động vật thuỷ sản. Bhatnagar và Devi (2013) đề nghị hàm lượng phosphate từ 0,05-0,07 mg/L là tối ưu và hiệu quả; 1,0 mg/L tốt cho thực vật phù du và tôm nuôi. Như vậy giá trị phosphate trong các kênh cấp chưa vượt mức khuyến cáo. Tuy nhiên, cần lưu ý các thuỷ vực thuộc Bạc Liêu, Trà Vinh hàm lượng phosphat có xu hướng tăng trong giai đoạn từ tháng 7-9. Ganesh và ctv., (2010) cho thấy mật độ Vibrio trong nước nuôi thủy sản nên ở mức < 103 CFU/mL. Mật độ vi khuẩn Vibrio tổng trong các thuỷ vực thuộc Bạc Liêu khá cao tập trung chủ yếu vào tháng 8 hàng năm, ở Bến Tre tập trung chủ yếu vào tháng 6 hàng năm và Trà Vinh tập trung vào tháng 7 hàng năm. Vi khuẩn Vibrio trong nguồn nước có nhiều khả năng gây bệnh cho tôm nuôi, số lượng Vibrio vượt 103CFU/mL cũng phản ánh nguy cơ dịch bệnh do vi khuẩn cao của vùng nuôi tôm. V. KẾT LUẬN Vào giai đoạn tháng 6 đến 10 hàng năm, các tuyến kênh ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và các tuyến kênh như kênh 9000, kênh Xáng thuộc tỉnh Bạc Liêu đã bị ngọt hóa, độ mặn giảm thấp xấp xỉ 5‰. Các kênh cấp khác thuộc tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau độ mặn vẫn duy trì ở mức cao (10‰), phù hợp cho nuôi tôm nước lợ. pH trong các kênh cấp đa số phù hợp cho nuôi tôm nước lợ theo QCVN 02-19:2014/BNNPTNT và nằm trong giới hạn cho phép bảo vệ đời sống thủy sinh theo QCVN 38:2011/BTNMT (6,5-8,5). 33TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Các thông số chất lượng nước và vi sinh trong các kênh cấp được quan trắc tại Bạc Liêu và Cà Mau kém hơn so với Bến Tre và Trà Vinh. Các thông số chỉ thị ô nhiễm dinh dưỡng và hữu cơ như TAN, NO2 --N, PO 4 3--P, và các thông số vi sinh như Vibrio tổng số tại Cà Mau và Bạc Liêu thường xuyên cao hơn giới hạn cho phép. Hầu hết hàm lượng cao của chất chỉ thị ô nhiễm cao tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Chanratchakool, P., J.F., Turnbull, S.J., Funge-Smith, I.H., Macrae and C., Limsuwan, 2003. Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. Tái bản lần thứ 4. Nguời dịch: Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương, Ðặng Thị Hoàng Oanh, Trần Ngọc Hải. Danida-Bộ Thủy sản 2003. 153 p. Lê Hồng Phước, 2019. Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường vùng nuôi trồng thuỷ sản tại một số tỉnh trọng điểm khu vực ĐBSCL năm 2019. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II. Bộ Tài Nguyên Môi trường, 2015. QCVN 02 - 19: 2014/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Bộ Tài Nguyên Môi trường, 2015. QCVN 08-MT: 2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Trường Đại học Cần Thơ. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản. Nhà xuất Nông nghiệp. Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, 2020. Thông báo tóm tắt khí hậu năm 2019. Hà Nội. TTKHNAM_2019.pdf Tài liệu tiếng Anh Andrew, L., 2007. JIFSAN Good Aquacultural Practices Program. Growout Pond and Water Quality Management. University of Maryland Burford, M.A., Glibert, P.M., 1999. Short-term nitrogen uptake and regeneration in early and late growth phase shrimp ponds. Aquaculture Research 30, 215–227. Burford, M.A., Longmore, A.R., 2001. High ammonium production from sediments in hypereutrophic shrimp ponds. Marine Ecology. Progress Series 224, 187–195. Burford, M.A., Williams, K.C., 2001. The fate of nitrogenous waste from shrimp feeding. Aquaculture 198, 79–93. Bhatnagar, A., Devi, P., 2013. Water quality guidelines for the management of pond fish culture. International Journal of Environmental Sciences Volume 3 No.6. Boyd, C.E., and Tucker, C.S., 1998. Pond aquaculture water quality management. Kluwer Academic Publishing, Boston, MA, USA. 700 pp. Chanratchakool, P., 1995. White patch disease of black tiger shirmp (Penaeus monodon). AAHRI Newsletter.4,3. Chen, J.C., and Chin T.S., 1988. Acute toxicity of nitrite to tiger prawn, Penaeus monodon larvae. Aquaculture, 69: 253-262. Ganesh E.A., Das S., Chandrasekar K., Arun G., Balamurugan S., 2010. Monitoring of total Heterotrophic bacteria and Vibrio spp. in an Aquaculture Pond. Curr. Res. J. Biol. Sci., 2: 48- 52. Mace C.E., 2008. Evaluation of ground water from the Lajas valley for low salinity culture of the Pacific white shrimp Litopenaeus vannamei. PhD thesis, University of Puerto Rico Swingle. H. S., 1969. Methods of analysis for waters, organic matter and pond bottom soils used in fisheries research. Auburn University. Auburn, Alabana, 119p Rodger, B.B., Andrew, D.E., Eugene, W.R., 2017. Standard methods for the examination of water and wastewater (23rd Edition). American Public Health Association, Washington, D. C. Wanninayate, W.M., T.B., Ratnayate, R.M.T.K., and Edirisinghe., 2001. Experiment culture of tiger shrimp (Penaeus monodon) in low salinity environment in Sri Lanka. Asian Fisheris Forum, Kaohsing (Taiwan). Whetstone, J.M., G.D., Treece, C.L.B., and Stokes, A.D., 2002. Opporrunities and constrains in marine shrimp farming. Southern Regional Aquaculture Center (SRAC) publication No. 2600, USDA. 34 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II WATER QUALITY OF THE MAIN BRACKISH WATER SHRIMP FARMING AREAS IN THE MEKONG DELTA FROM 2015 TO 2019 Nguyen Thanh Truc1, Le Hong Phuoc1, Thoi Ngoc Bao1, Dang Ngoc Thuy1, Tran Minh Thien1, Dang Thi Ngoc Han1, Lam Quoc Huy2 ABSTRACT This study was conducted to evaluate the water quality of the main brackish water shrimp culture in Mekong Delta provinces in the period of 2015 to 2019. Water samples were collected from 20 sites that located in Ca Mau, Bac Lieu, Tra Vinh, and Ben Tre provinces. The water quality parameters were monitored including temperature, pH, salinity, DO (Dissolved Oxygen), TAN, NO2 --N, PO 4 3--P, TSS (Total suspended solids), and total Vibrio counted. Samples were collected with the frequency of twice a month. The results showed that the water temperatures ranged from 24-350C (average 29.9 ± 1.70C), pH = 6.6-6.9 (average 7.6 ± 0.4), DO = 1-7 mg/L (average 3.9 ± 1.2) and TSS value of 209 ± 406 mg/L. Other pollution indicator parameters showed that mean values of TAN was 0.3 ± 0.5 mg/L, NO2 --N was 0.062 ± 0.066 mg/L, PO 4 3--P = 0.082 ± 0.158 mg/L. Indicators of organic and nutrient pollution such as TAN, NO2 --N, PO 4 3--P and total Vibrio count in Ca Mau and Bac Lieu provinces often exceeded the Vietnam national standard of surface water (QCVN 08-MT:2015/BTNMT). High concentrations of these parameters concentrate from June to September annually. Keywords: Monitoring, water quality, shrimp, Mekong Delta. Người phản biện: TS. Nguyễn Phúc Cẩm Tú Ngày nhận bài: 03/8/2020 Ngày thông qua phản biện: 18/8/2020 Ngày duyệt đăng: 25/8/2020 Người phản biện: TS. Huỳnh Trường Giang Ngày nhận bài: 03/8/2020 Ngày thông qua phản biện: 20/8/2020 Ngày duyệt đăng: 25/8/2020 1 Research Institute for Aquaculture No.2. * Email: ksthanhtruc2002@yahoo.com 2 College of Agriculture, Bac Lieu University

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_luong_nuoc_vung_nuoi_tom_nuoc_lo_trong_diem_o_dong_bang.pdf
Tài liệu liên quan