Chất lượng rượu truyền thống, tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn sử dụng rượu bia ở nam giới tại thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương năm 2013

KIẾNNGHỊ Đối với nhà quản lý và các cấp chính quyền có liên quan Công tác truyền thông Nội dung truyền thông cho cộng đồng cần tập trung nhiều hơn vào các nội dung như: mức độ uống rượu bia như thế nào là có lợi, cách lựa chọn rượu bia, hàm lượng rượu bia được phép khi tham gia giao thông; Đối tượng truyền thông cần tập trung vào nhóm người có góa vợ, ly thân, ly dị, hút thuốc lá nhiều và các gia đình đông người sống chung Công tác thanh, kiểm tra Tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh rượu bia. Không cho phép các cửa hàng bán các loại rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa công bố chất lượng và không có nhãn mác. Công tác giám sát nguy cơ ô nhiễm: Định kỳ tổ chức giám sát ô nhiễm các độc tố Aldehyde, Furfurol, Methanol. Xây dựng chương trình chuyên sâu về phòng chống lạm dụng rượu bia trong cộng đồng như: can thiệp bằng giáo dục, can thiệp tư vấn theo dõi tình trạng sức khỏe và chuẩn đoán và điều trị nghiện rượu. Đối với cơ sở kinh doanh rượu Cửa hành kinh doanh rượu chỉ được phép bán những sản phẩm rượu bia đã được chứng nhận công bố chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ và nhãn mác đầy đủ;

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng rượu truyền thống, tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn sử dụng rượu bia ở nam giới tại thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  669 CHẤT LƯỢNG RƯỢU TRUYỀN THỐNG, TỈ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN  ĐẾN RỐI LOẠN SỬ DỤNG RƯỢU BIA Ở NAM GIỚI TẠI THỊ TRẤN  THÁI HÒA,  HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2013  Trần Minh Hoàng*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Việc sử dụng rượu bia là một thói quen mang đậm nét văn hoá tại nhiều quốc gia trên thế giới,  trong đó có Việt Nam. Tình trạng ngộ độc, thói quen sử dụng và tử vong do sử dụng rượu ở nam giới tại thị trấn  Thái Hòa đang là vấn đề được quan tâm của các cấp chính quyền.  Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ mẫu rượu truyền thống đạt chất lượng, tỉ lệ và các yếu tố liên quan  đến rối loạn sử dụng rượu bia (lạm dụng rượu bia) ở nam giới trong độ tuổi lao động.  Phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên tất cả 49 cửa hàng kinh doanh rượu và 360  nam giới trong độ tuổi lao động (được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống). Chúng tôi sử dụng bộ câu  hỏi AUDIT để phỏng vấn trực tiếp xác định mức độ sử dụng rượu bia và sử dụng phương pháp xét nghiệm theo  QCVN 6‐3:2010/BYT để đánh giá chất lượng rượu. Nghiên cứu sử dụng phép kiểm chi bình phương để xác định  mối liên quan giữa các biến số.  Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% mẫu rượu không đạt chỉ tiêu Aldehyde, Furfurol và 16,3%  mẫu rượu không đạt chỉ tiêu Methanol. Trong 315 đối tượng nghiên cứu có uống rượu bia trong năm qua, tỉ lệ  rối  loạn sử dụng rượu bia  là 24,4% (uống rượu nguy cơ 12,7%, uống rượu mức có hại 6%, nghiện rượu  là  5,7%), tỉ lệ nam giới có kiến thức về rượu bia là thấp. Kết quả phân tích đa biến cho thấy: Có mối liên quan giữa:  kiến  thức  đúng  về  tác  dụng  có  lợi  của  rượu  bia  [PR=0,3, KTC95%  (0,1‐0,7);  p=0,009];  hút  thuốc  lá  ngày  [PR=3,5;  KTC  95%  (1,8‐6,8);  p<0,001];  số  người  sống  chung  trong  gia  đình  [PR=3;  KTC95%  (1,5‐5,7);  p=0,001] và tình trạng hôn nhân [PR=0,37; KTC95% (0,2‐0,6); p<0,001] với rối loạn sử dụng rượu bia  Kết luận: Nâng cao kiến thức về sử dụng rượu bia, trong đó cần tập trung vào nhóm người góa vợ, ly thân,  ly dị, hút  thuốc  lá và  các gia  đình  đông người  sống  chung. Định  kỳ giám  sát  ô nhiễm Aldehyde, Furfurol,  Methanol trong rượu.   Từ khóa: rối loạn sử dụng rượu bia, rượu truyền thống  ABSTRACT  THE QUALITY OF TRADITIONAL ALCOHOL, PROPORTION AND FACTORS RELATED TO  ALCOHOL USE DISORDERS IN MALES AT THAI HOA TOWN, TAN UYEN DISTRICT, BINH  DUONG PROVINCE 2013  Tran Minh Hoang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 669 - 677  Background: The use of alcohol is a habit of culture in many countries around the world, including  Vietnam. Alcohol Poisoning, the habit of using alcohol and Death related to alcohol use in men at Thai Hoa town  are a matter of concern.  Objective: To determine the proportion of qualified traditional wine, the proportion and factors associated  with alcohol use disorders (alcohol abuse) in males in the working age.  Method: The descriptive cross‐sectional study was performed at 49 liquor stores and among 360 men at the  * Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương  Tác giả liên lạc: Ths. Trần Minh Hoàng  ĐT: 0976729759   Email: mhoang019@gmail.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 670 working age (to be selected by systematic random method). We used the AUDIT questionnaire and interviewd  directly in order to determine the level of alcohol use and testing methods based on QCVN 6‐3:2010 / MOH to  evaluate wine quality. We also used chi‐squared test to measure the relationship between variables.  Result:  The  study  results  showed  that  100%  of  wine  samples  didn’t  achieve  with  aldehyde,  furfurol  indicators and 16.3% of samples did not meet the standars of methanol indicator. . Of the total 315 men drinking  in  the past year,  the proportion  of  alcohol use disorder was 24,4 %  (12.7 %  at‐risk drinker, 6% drinking  at  harmful levels, 5.7 % Alcohol dependence). The percentage of male participants with right knowledge on alcohol  was low. According to the multi‐variate analysis, there was an association between alcohol use disorders  and  right  knowledge  about  the  positive  effects  of  alcohol  [ PR  =  0.3,  95% CI  (0.1  ‐  0.7),  p  =  0.009]; daily  smoking [PR = 3.5, 95% CI (1.8 ‐ 6.8), p < 0.001 ]; the number of people living in the family [PR = 3.95%  CI (1.5 ‐ 5.7), p = 0.001]; marital status [PR = 0.37, 95% CI (0.2‐0.6), p < 0.001].  Conclusion: Raising knowledge of alcohol use, andstrengthening communication focusing on groups who  are  widowed,  separated,  divorced,  smokers  and  families  of  many  people  living  together.  Monitoring  the  contamination of aldehyde, furfurol, Methanol in wine should be conducted periodically. They should mornitor  periodically.   Keywords: alcohol use disorders, traditional alcohol  ĐẶT VẤN ĐỀ  Việc  sử dụng  rượu  bia  (SDRB)  là một  thói  quen mang đậm nét văn hoá tại nhiều quốc gia  trên  thế  giới,  trong  đó  có  Việt  Nam(8).  SDRB  đúng  cách,  đúng  liều  lượng  sẽ mang  lại  trạng  thái khỏe cả về thể chất và tinh thần cho người  sử  dụng.  Tuy  nhiên,  rượu  bia  lại  là  chất  kích  thích, gây nghiện, do vậy người sử dụng rất dễ  bị  lệ  thuộc  và  gây  nhiều  bệnh  cho  người  sử  dụng. Bên  cạnh  thói quen và mức  độ  sử dụng  rượu bia  thì  chất  lượng  rượu bia  cũng  đang  là  một  vấn  đề  quan  tâm  của  cộng  đồng.  Rượu  không đảm bảo chất  lượng đã gây ra nhiều vụ  ngộ độc. Tính từ năm 2000‐2008 đã xảy ra 28 vụ  ngộ  độc  rượu  với  tỉ  lệ  chết/mắc  là  21,4%  (34  người chết/159 người mắc).   Thái Hòa là một thị trấn trung tâm giữa các  khu  công  nghiệp,  nằm  phía  tây  của  thị  trấn  Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương,  phía bắc giáp ranh với thành phố Biên Hòa, tỉnh  Đồng Nai, phía tây giáp ranh với các khu công  nghiệp của thị xã Dĩ An và quận Thủ Đức, thành  phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp ranh với các  khu công nghiệp của thị xã Thuận An. Trong 6  tháng  đầu  năm  2012  tại  thị  trấn  Thái Hòa  và  vùng  lân cận  đã xả  ra 2 vụ ngộ độ  rượu với 6  người tử vong, nguyên nhân là do sử dụng rượu  quá mức và trong rượu có hàm lượng Methanol  vượt quá quy  định. Cũng  chưa  có một nghiên  cứu nào liên quan đến rượu bia trên địa bàn thị  trấn Thái Hòa và toàn tỉnh Bình Dương. Do đó,  với ý định đánh giá cả về chất lượng rượu bia và  mức độ SDRB ở đối tượng nguy cơ cao chúng tôi  thực hiện đề tài “Chất lượng rượu truyền thống  và tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn sử  dụng rượu bia ở nam giới tại thị trấn Thái Hòa,  huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương năm 2013” để  có biện pháp can thiệp không để tử vong do ngộ  độc rượu trong thời gian tới.  Mục tiêu  Xác định tỷ lệ mẫu rượu truyền thống tại các  cơ sở kinh doanh rượu đạt các chỉ tiêu Methanol,  Ethanol, Aldehyde theo QCVN 6‐3:2010/BYT.  ‐ Xác  định  tỷ  lệ nam giới  trong  độ  tuổi  lao  động có kiến  thức về  tác dụng có  lợi của rượu,  tác dụng có hại của  rượu bia, kiến  thức về  lựa  chọn  rượu bia, kiến  thức về nồng độ cồn được  phép khi tham gia giao thông.  ‐ Xác  định  tỷ  lệ nam giới  trong  độ  tuổi  lao  động  có  thái  độ  ủng  hộ  các  quan  điểm  về  sử  dụng rượu bia trong cộng đồng.  ‐  Ở  nam  giới  trong  độ  tuổi  lao  động,  xác  định: Tỷ  lệ  sử dụng bia  trong năm qua,  tháng  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  671 qua,  tuần  qua;  Tần  suất  và  số  lượng  sử  dụng  rượu bia trong năm qua; Tỷ lệ rối loạn sử dụng  rượu bia và các mức độ rối  loạn sử dụng rượu  bia theo AUDIT của WHO.  ‐ Ở nam giới trong độ tuổi lao động: xác định  mối  liên  quan  giữa  (1)  kiến  thức  về  sử  dụng  rượu bia (Kiến thức về tác dụng có lợi, kiến thức  về tác dụng có hại, kiến thức lựa chọn rượu bia,  kiến thức về hàm lượng rượu bia được phép khi  tham gia giao thông), (2) thái độ đối với việc sử  dụng rượu bia và (3) một số yếu tố cá nhân với  RLSDRB.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng, địa điểm và thời gian  Nghiên  cứu  được  tiến  hành  tại  cơ  sở  kinh  doanh rượu và nam giới trong độ tuổi lao động  tại thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình  Dương từ tháng 10/2012 đến tháng 3/2013  Thiết kế và công cụ nghiên cứu  Thiết kế nghiên cứu  Mô tả‐cắt ngang.   Công cụ nghiên cứu  Phiếu phỏng vấn cấu trúc với dành cho đối  tượng  là nam giới 15‐60  tuổi  trong  cộng  đồng,  gồm có nhưng nội dung sau: Thông tin nền (10  câu),  thông  tin  về  sử  dụng  rượu  bia  (10  câu),  AUDIT: The Alcohol Use Disorder Identification  Test (10 câu), kiến thức (14 câu), thái độ (6 câu).  Biên bản lấy mẫu rượu và tem niêm phong mẫu,  và  dụng  cụ  lấy mẫu  rượu  bia  theo  Thông  tư  14/2011/TT‐BYT ngày 01/4/2011.   Cỡ mẫu  ‐ Mẫu cho mục tiêu đánh giá chất lượng rượu  bia  Tại thị trấn Thái Hòa có 3 đại lý có bán rượu,  9 nhà hàng quán ăn và 37 tạp hóa có bán rượu.  Tại mỗi cơ sở kinh doanh  rượu bia chọn  tất cả  các sản phẩm rượu, bia truyền thống (tự nấu).  Mẫu cho mục tiêu xác định tỷ lệ sử dụng rượu  bia  Cỡ mẫu được tính theo công thức:  2d qpzn )α/( 212   n: Cỡ mẫu; z: Hệ số tin cậy. Với độ tin cậy 95% thì giá trị  của z = 1,96  Theo kết quả nghiên cứu về thực trạng SDRB  ở Việt Nam của Bộ Y tế năm 2006(2), tỷ lệ SDRB ở  nam giới là 64%  p = 0,64; d = 0,05; q =1‐p =0,36.  Cỡ mẫu được tính theo công thức là 355 người là  cỡ mẫu lớn nhất làm tròn 360 người.  Phương pháp lấy mẫu  Chọn tất cả các sản phẩm rượu truyền thống  tại  các  cơ  sở  kinh doanh  rượu; Chọn  360  nam  giới  trong  độ  tuổi  lao  động  đang  sống  và  làm  việc  tại  thị  trấn  Thái Hòa  bằng  phương  pháp  ngẫu nhiên hệ thống.  Phân tích số liệu  Số  liệu  được  nhập  liệu  bằng  phần  mềm  EpiData 3.1 và phân  tích bằng phần mềm Stata  12.0. Sử dụng các phương pháp thống kê: Tỷ lệ  phần  trăm  (%), bảng phân phối  tần số được sử  dụng để mô tả đơn biến. Sử dụng kiểm định χ2  xác định sự khác biệt 2 tỷ lệ. Sử dụng phân tích  sống  còn Kaplan  – Meier  để  tính  tuổi  bắt  đầu  uống rượu bia. Phân tích phân tầng để tìm yếu  tố  tương  tác  và  gây  nhiễu,  dùng mô  hình  hồi  quy Poisson để xác định mối liên quan giữa các  yếu tố nguy cơ với RLSDRB hiệu chỉnh cho các  biến số nhiễu hoặc  tương  tác(1). Ước  lượng mối  liên  quan  bằng  số  đo  kết  hợp  tỉ  số  tỉ  lệ mắc  (PR)(4).  KẾT QUẢ ‐ BÀN LUẬN  Đặc điểm của cơ sở kinh doanh rượu (n=49)  Đa số các cơ sở kinh doanh rượu là tạp hóa  (75,5%),  số  cơ  sở  có  giấy  chứng  nhận  đủ  điều  kiện  an  toàn  thực  phẩm,  kinh  doanh  rượu  có  công bố  chất  lượng, kinh doanh  rượu  có nhãn  mác là thấp (dưới 21%) và có dưới 50% cơ sở có  sản lượng bán ra 90 lít tháng.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 672 Kết  quả  xét  nghiệm  rượu  truyền  thống  (n=49)   Một  trăm  phần  trăm  (100%) mẫu  rượu  có  hàm  lượng Aldehyde không đạt theo QCVN 6‐ 3:2010/BYT, mẫu có hàm lượng nhỏ nhất là 43,6  (mg/l Etanol 1000C),  có dưới 50% mẫu  rượu  có  hàm  lượng  Aldehyde  bằng  129  (mg/l  Etanol  1000C),  điều  này  cho  thấy  đa  số mẫu  rượu  có  hàm lượng Aldehyde là cao.  Tượng tự kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy  100% mẫu  rượu  có hàm  lượng Furfurol không  đạt  theo  QCVN  6‐3:2010/BYT.  Hàm  lượng  Furfurol  thấp  nhất  trong  mẫu  rượu  là  0,07  (mg/l),  trong khi đó Furfurol không được phép  có trong rượu. Chỉ tiêu Methanol có tỉ lệ không  đạt  thấp  hơn  (16,3%), mẫu  có  hàm  lượng  lớn  nhất  là  0,3  (mg/l  Etanol  1000C).  Có  dưới  50%  mẫu  rượu  có  hàm  lượng  Methanol  0,07(mg/l  Etanol  1000C). Hàm  lượng  Ethanol  trung  bình  trong mẫu rượu là 27,1±3 (%). Điều này cho thấy  đa  số  các mẫu  rượu  có  hàm  lượng  Ethanol  là  thấp. Với những kết quả nêu trên cho thấy rượu  truyền thống (nấu thủ công) đang được bán tại  các cửa hàng kinh doanh rượu  trên địa bàn  thị  trấn  Thái Hòa  là  không  an  toàn  cho  người  sử  dụng,  các  chất  gây  ô  nhiễm  là  Furfurol,  Aldehyde và Methanol.   Đặc  điểm  của nam giới  trong  độ  tuổi  lao  động (n=360)  Các đối tượng được lựa chọn phân bố tương  đối đều nhau ở các nhóm tuổi (15‐24; 25‐34; 35‐ 44;  45‐60),  trong  khoảng  từ  20‐30%  cho  mỗi  nhóm  tuổi. Phần  lớn các đối  tượng nghiên cứu  đã  có  vợ  (55,8%),  chưa  lập  gia  đình  (29,7%),  góa/ly thân/ly dị (14,5%). Trình độ học vấn có tỉ  lệ  cao  là nhóm  từ  cấp  2  đến  cấp  3  (61,7%),  có  nghề nghiệp  lao  động  chân  tay  (82,2%),  có  thu  nhập trên 1,1 triệu đồng/tháng (88,1%). Nam giới  có  số  người  sống  chung  trong  gia  đình  từ  4  người chiếm tỉ lệ 42,5% và có hút thuốc lá hàng  ngày là cao (45%). Có 14,7% nam giới đang mắc  các bệnh (gan, tiêu hóa, tim mạch, huyết áp, thần  kinh) theo kết luận của bác sĩ.  Kiến thức về sử dụng rượu bia (n=360)  Biểu đồ 1: Kiến thức về tác dụng có lợi của rượu bia (n=360)  Kết quả nghiên cứu cho thấy phần  lớn nam  giới đã biết uống rượu bia điều độ sẽ mang  lại  lợi ích, các lợi ích được nhắc đến nhiều so với các  lợi ích khác là: hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ tim  mạch,  giúp  tinh  thần  phấn  chấn  tỉnh  táo,  tuy  nhiên nhìn chung thì tỉ lệ này là thấp (<50%) và  đặc  biệt  có một  số  đối  tượng  có  những  quan  điểm chưa đúng về tác dụng của rượu bia như:  giúp  tăng cường mối quan hệ xã hội 20,3%, để  thể hiện tình cảm 18,1% và để thể hiện bản lĩnh  13,3%.  Điều  này  có  thể  là  do  ảnh  hưởng  của  phong  tục  tập quán uống  rượu bia  trong  cộng  đồng, ở Việt Nam rượu được sử dụng trong mọi  lễ hội, đám tiệc Cũng từ những buổi tiệc này  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  673 mà người dân  có  cơ hội  để giao  lưu với nhau  chính  vì  vậy mà  họ  cho  rằng  rượu  bia  để  thể  hiện  tình cảm và  tăng cường mối quan hệ. Bên  cạnh đó, trong cộng đồng cũng hình thành nhiều  thói quen uống rượu khác nhau: có người uống  rượu vì buồn, có người uống vì thói quen và đôi  khi dùng rượu bia  làm công cụ để so sánh bản  lĩnh. Trong nghiên cứu này, xác  định người có  kiến thức đúng về tác dụng có  lợi của rượu bia  khi họ biết rằng uống rượu bia điều độ sẽ mang  lại lợi ích và biết được liều lượng uống mang lại  lợi ích, với 360 đối tượng nghiên cứu đã tìm thấy  có 43,9% đối tượng có kiến thức đúng, tỉ lệ này là  thấp. Tương đồng với kết quả nghiên cứu này,  nghiên cứu của Vũ Thị Mai Anh cũng  trên đối  tượng là nam giới từ 15‐60 tuổi cũng cho kết quả  tương tự (41,2%)(9).   Biểu đồ 2: Kiến thức về tác dụng có hại của rượu bia (n=360)  Trong nghiên cứu này xác định có kiến thức  đúng về  tác dụng  có hại  của  rượu bia khi  đối  tượng  nghiên  cứu  biết  uống  rượu  bia  không  điều độ sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe và gây  các bệnh về gan,  đường  tiêu hóa,  tim mạch và  biết được các tác hại như mất tập trung làm việc  kém hiệu quả, dễ dẫn đến tai nạn giao thông và  gây mất đoàn kết gia đình bạn bè. Kết quả cho  thấy chỉ có 28,6% đối tượng nghiên cứu có kiến  thức đúng về tác hại của rượu bia, điều này cho  thấy người dân chưa có kiến thức đầy đủ về tác  hại của việc sử dụng rượu bia. Mặc dù đối tượng  nghiên cứu biết được các tác hại cho sức khỏe là  tương đối cao như: bệnh đường  tiêu hóa, bệnh  về gan, tim mạch, huyết áp (khoảng 60%) nhưng  tỉ lệ biết được cả 3 tác hại này là thấp hoặc không  biết được các tác hại khác có thể có của rượu bia  như: mất  tập  trung  làm việc kém hiệu quả, dễ  gây tai nạn giao thông, dễ gây mất đoàn kết gia  đình  bạn  bè.  Tương  đồng  với  kết  quả  nghiên  cứu  này,  kết  quả  nghiên  cứu  của Vũ  Thị Mai  Anh như đã nêu ở trên cũng cho kết quả tương  tự, đa phần đối tượng nghiên cứu cho rằng uống  rượu bia  là có ảnh hưởng cho sức khỏe (72,4%)  và  tác  hại  cho  cộng  đồng  ít  được  quan  tâm  (<30%). Trong  thực  tế  thì người dân  thường  ít  quan  tâm  đến  tác  hại  của  rượu  bia  cho  cộng  đồng và cho xã hội, họ chỉ nghĩ rằng uống rượu  bia là ảnh hưởng trực tiếp đến người uống, như  vậy  cần  phải  có  những  chương  trình  tuyên  truyền giáo dục phù hợp để người dân có kiến  đầy đủ về các tác hại của rượu bia qua đó giảm tỉ  lệ sử dụng rượu bia có hại trong cộng đồng.  Trong 360 nam giới, chỉ có 13,6% đối tượng  nghiên cứu có kiến thức đúng về lựa chọn rượu  bia, đối tượng nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến  nguồn gốc xuất xứ,  ít quan  tâm đến sản phẩm  rượu có còn hạn sử dụng hoặc đã được công bố  chất  lượng hay chưa. Trong  thực  tế, người  tiêu  dùng  không  thể  lấy  sản  phẩm  kiểm  nghiệm  đánh giá chất lượng rồi mới quyết định mua sản  phẩm  đó  hay  không,  phương  pháp  nhanh  và  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 674 đơn giản  là người  tiêu dùng  tìm hiểu qua giấy  công bố chất  lượng, qua hồ sơ chứng minh cho  sản phẩm đó đã được kiểm soát chất lượng hoặc  các số công bố ghi trên nhãn hàng hóa đã đăng  ký với cơ quan chức năng. Vấn đề đặt ra là rất ít  người  dân  biết  vấn  đề  trên  và  đôi  khi  e  ngại  không dám hỏi, do  đó mà nguy  cơ  chọn mua  phải những sản phẩm rượu bia không đảm bảo  an  toàn  là  cao. Bên  cạnh  đó,  nghiên  cứu  cũng  cho  thấy chỉ có 23,1% đối  tượng nghiên cứu có  kiến  thức đúng về nồng độ cồn được phép khi  tham gia giao thông. Việc nắm bắt các quy định  về  rượu bia khi  tham gia giao  thông  cũng góp  phần  hạn  chế  sử  dụng  rượu  bia  trong  cộng  đồng,  do  đó  kết  quả  nghiên  cứu  gợi  ý  cần  có  chương trình nâng cao kiến thức này trong cộng  đồng.   Thái độ đối với các quan điểm về sử dụng  rượu bia (n=360)  Hầu hết nam giới có thái độ đồng ý với các  quan điểm ủng hộ sử dụng rượu bia trong cộng  đồng. Trong đó, có gần 50% các đối tượng ủng  hộ các quan điểm “Rượu bia là một phần không  thể  thiếu  trong mọi  đám  tiệc,  lễ  hội”,  “Uống  rượu,  bia  để  tăng  cường  các mối  quan  hệ  xã  hội”,  “Uống  rượu,  bia  giúp  cho  vui  vẻ  hưng  phấn làm việc”. Điều này cũng phù hợp với thực  tế vì  ở Việt Nam việc sử dụng  là  rất phổ biến,  rượu đã đi vào đời sống văn hóa, tâm linh, kinh  tế, xã hội của mỗi cộng đồng và mỗi vùng miền.  Việc dùng rượu bia đã  trở  thành  thói quen đối  với  nhiều  gia  đình.  Bởi  lẽ  đó,  trong  tập  quán,  rượu được xem  là  lễ nên không  thể  thiếu được  trong các dịp hội hè, đình đám, lễ lộc. Rượu như  một biểu trưng văn hoá, thứ mà con người dùng  để giao  thiếp,  thể hiện các mối quan hệ xã hội,  thể hiện cá nhân mình, do đó mà mọi người dân  đều biết đến và ủng hộ những quan điểm này.  Vấn đề đặt ra  là những quan điểm này ủng hộ  cho việc uống rượu bia và gây hại cho cá nhân  và  cộng  đồng, do  đó việc giúp  cho người dân  hiểu đúng những quan điểm này là cần thiết.   Thực trạng sử dụng rượu bia (n=360)  Biểu đồ 3: Tình hình sử dụng rượu bia và tuổi bắt đầu sử dụng rượu bia (n=360)  Kết quả trên cho thấy hành vi uống rượu bia  là phổ biến và kết quả này cũng tương đồng với  các  nghiên  cứu  trước  đây.  Trong  số  360  đối  tượng nghiên cứu, có 20 đối  tượng nghiên cứu  không nhớ thời điểm uống rượu bia. Những đối  tượng còn  lại  (340 đối  tượng) sẽ được khai báo  dưới dạng biến sống còn để  tính  thời điểm bắt  đầu uống rượu bia. Kết quả phân tích sống còn  Kaplan – Meier cho thấy có gần 50% đối tượng  bắt đầu uống rượu bia khi chưa được 19 tuổi. So  với  trên  thế  giới  thì  độ  tuổi  này  là  trễ  hơn  (Mỹ:13,1; châu Âu: 13,6), so với nghiên cứu trước  đây tại Việt Nam thì độ tuổi này trẻ hơn, nghiên  cứu của Bộ Y tế là 26 tuổi(2, 3).  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  675 Biểu đồ 4: Rối loạn sử dụng rượu bia và biện pháp can thiệp (n=315)  Công  cụ  AUDIT  bao  gồm  10  câu  hỏi,  số  điểm tối đa có thể đạt được là 40 điểm. Các câu  hỏi 1‐8 có thể ghi 0‐4 điểm, câu hỏi 9 và 10 có thể  ghi 0, 2, hoặc 4 điểm. Phiên bản  tiếng Anh của  AUDIT đã được dịch ra tiếng Việt và dịch ngược  lại tiếng Anh để giữ cho phiên bản dịch phù hợp  với bản gốc và thích nghi với văn hóa Việt Nam.  Điểm số AUDIT được xác định dựa trên những  đối tượng uống rượu bia trong 1 năm qua. Trong  tổng  số  315  nam  giới  có  uống  rượu  bia  trong  năm qua, dựa vào điểm AUDIT xác định được:  77 (24,4%) đối tượng RLSDRB hay còn gọi là lạm  dụng rượu bia (điểm AUDIT ≥8), trong đó uống  rượu mức nguy cơ, 12,7% (điểm AUDIT từ 8‐15);  uống rượu mức có hại, 6% (điểm AUDIT từ 16‐ 19) và nghiện rượu là 5,7% (điểm AUDIT từ 20‐ 40). Kết quả nghiên cứu này là tương đương với  kết  quả  nghiên  cứu  của  Kim  Bảo  Giang  tại  huyện  Thanh  Oai,  Hà  Nội,  năm  2011(6).  Tuy  nhiên,  so  với  kết  quả  của một  số  nghiên  cứu  trước những năm 2003 (7) kết quả nghiên cứu này  là cao hơn. Sự khác biệt này có thể do 2 lý do. Lý  do thứ nhất, những nghiên cứu trước được tiến  hành cách đây từ 4‐10 năm, có thể vào thời điểm  đó, mức độ sử dụng và sự sẵn có của rượu bia  chưa nhiều bằng bây giờ. Lý do thứ 2 có  thể  là  do  sự khác biệt nhau về  địa  điểm nghiên  cứu,  nghiên cứu chúng tôi tiến hành trên địa bàn thị  trấn  Thái  Hòa  là  nơi  đang  phát  triển  công  nghiệp, nghiên cứu tại phường Trung Trực, Hà  Nội và Hải Phòng là đô thị phát triển chủ yếu là  dịch vụ, có thể sự khác biệt 2 đặc điểm giữa công  nghiệp và dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến thói quên  sử dụng rượu của người dân.  Có 12,7% đối tượng nằm trong vùng nguy cơ  II  (điểm AUDIT  từ  8‐15),  tức  là  cần  can  thiệp  bằng  giáo  dục;  6%  năm  trong  vùng  III  (điểm  AUDIT  từ  16‐19)  cần  được  tư vấn  theo dõi và  5,7%  (điểm AUDIT  từ  20‐40)  nằm  trong  phân  vùng IV cần được chẩn đoán và điều trị nghiện  rượu. Với kết quả trên cho thấy các vấn đề rượu  bia  trong  cộng  đồng  thị  trấn Thái Hòa  đang  ở  mức có nguy cơ cao. Để làm giảm tỉ lệ sử dụng  rượu bia có hại cho cộng đồng cần phải phối hợp  biện pháp tuyên truyền thông với các biện pháp  chuyên sâu hơn như: tổ chức nói chuyện chuyên  đề  về  rượu,  tư  vấn  và  theo dõi  tình  trạng  sức  khỏe,  chẩn  đoán  sơ  bộ  nghiện  rượu  tại  cộng  đồng và đưa ra giả pháp điều trị cho nhóm đối  tượng có nguy cơ cao.   Tần suất và số lượng sử dụng  Trong 360 đối  tượng nghiên cứu có 315 đối  tượng uống rượu bia trong năm qua. Tần suất sử  dụng  từ 4  lần/tuần  trở  lên  chiếm  tỉ  lệ 6,7%,  có  137 đối  tượng sử dụng rượu bia với  tần suất  ít  (sử dụng rượu bia dưới 1 tháng/lần hoặc ít hơn)  chiếm  tỉ  lệ  43,5%.  Số  lượng  đơn  vị  rượu uống  trung bình cho 1 lần uống chiếm tỉ lệ nhiều nhất  là 3 hoặc 4 đơn vị rượu chuẩn (36,5%), đặc biệt tỉ  lệ  uống  từ  6  đơn  vị  rượu  chuẩn  trở  lên  (Quá  chén)  chiếm  tỉ  lệ  35,2%.  Trong  315  đối  tượng  nam  giới  có  ít hơn  50%  đối  tượng nghiên  cứu  uống đến 8 đơn vị rượu chuẩn trở lên/tuần. Nếu  tính  trong 1 ngày  trong  tuần qua  thì  có  ít hơn  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 676 50%  đối  tượng nghiên  cứu uống  đến  6  đơn vị  rượu chuẩn trở lên/trong ngày.  Rối loạn sử dụng rượu bia theo thái độ  Với những quan điểm về sử dụng rượu bia ở  Biểu đồ 5, kết quả phân  tích đơn biến cho thấy  thái  độ  có  mối  liên  quan  mạnh  với  RLSDRB  (p<0,05). Tuy nhiên, thái độ là cái khó can thiệp,  chỉ có thể hy vọng cải thiện được thái thông qua  việc cung cấp kiến thức. Do đó, để cải thiện tình  trạng sử sụng rượu bia thì mấu chốt vẫn là công  tác  truyền  thông giáo dục  sức khỏe  cho nhóm  đối tượng này.  Rối  loạn  sử dụng  rượu bia  và  các  yếu  tố  liên quan   Bảng 1. Rối loạn sử dụng rượu bia và các yếu tố liên  quan   Các đặc tính PR (KTC95%) p Kiến thức đúng về tác dụng có lợi 0,3 (0,1-0,7) 0,009 Kiến thức về nồng độ cồn khi tham gia giao thông 0,27 (0,07-1,04) 0,057 Kiến thức đúng về lựa chọn rượu bia 3 (0,8-10,6) 0,08 Góa vợ/ Ly thân/ly dị 1 Chưa lập gia đình 0,8 (0,7-1,1) 0,37 Có vợ 0,37 (0,2-0,6) <0,001 Hút thuốc lá hàng ngày 3,5 (1,8-6,8) <0,001 Số người sống chung trên 4 người 3 (1,5-5,7) 0,001 Có bệnh theo kết luận của bác sĩ 0,4 (0,1-1,01) 0,054 Kết  quả  phân  tích  phân  tầng  cho  thấy  các  biến  số  gây  nhiễu  là:  Trình  độ  học  vấn,  tình  trạng  hôn  nhân,  số  người  sống  chung  và  hút  thuốc lá. Do đó, các biến số được đưa vào phân  tích  đa  biến  bao  gồm:  (1)  Biến  số  độc  lập  bao  gồm 4 biến số: Kiến thức đúng về tác dụng có lợi  của rượu bia, kiến thức đúng về tác hại của rượu  bia, kiến  thức đúng về  lựa chọn  rượu bia, kiến  thức đúng về nồng độ cồn được phép khi tham  gia giao  thông,  (2) Biến  số kiểm  soát bao gồm:  Trình độ học vấn  (có  tính khuynh hướng),  tình  trạng hôn nhân, số người sống chung, hút thuốc  lá và trình trạng bệnh. Kết quả phân tích đa biến,  chúng tôi xác định được mô hình tốt nhất (Bảng  1), có kết quả như sau:   Nam giới có kiến thức đúng về tác dụng có  lợi có tỉ lệ rối loạn sử dụng rượu bia bằng 0,3 lần  so với người có kiến sai về  tác dụng có  lợi của  rượu bia bia [PR=0,3, KTC95% (0,1‐0,7); p=0,009];  Điều này có thể là do, người có kiến thức đúng  sẽ biết được mức độ uống rượu bao nhiêu là có  lợi và bao nhiêu là có hại nên họ kiểm soát việc  uống rượu của mình tốt hơn.   Nam giới hút thuốc  lá ngày có tỉ  lệ rối  loạn  sử dụng rượu bia gấp 3,5 lần so với người không  hút  hoặc  hoặc  thỉnh  thoảng mới  hút  [PR=3,5;  KTC 95%  (1,8‐6,8); p<0,001]. Điều này có  thể  lý  giải trong vũ trường, quán bar, quán nhậu người  ta  thường hút  thuốc  lá và uống rượu bia nhiều  hơn  những  nơi  khác.  Một  nghiên  cứu  thử  nghiệm  trên người  tình nguyện của  trường đại  học Y Duke, Mỹ vào năm 2004(5) cũng cho  thấy  có mối liên quan này.  Nam giới có số người sống chung trong gia  đình từ 4 người trở lên có tỉ lệ rối loạn sử dụng  rượu bia gấp 3 lần so với nhóm có số người sống  cùng  từ  1‐4  người  [PR=3;  KTC95%  (1,5‐5,7);  p=0,001]; nam giới có vợ có tỉ lệ rối loạn sử dụng  rượu bia bằng 0,38 lần so với nam giới góa vợ/ly  thân/ ly dị [PR=0,37; KTC95% (0,2‐0,6); p<0,001];  Điều này có thể là do các lý do sau: lý do thứ 1 là  gia đình có  từ 4 người  sống chung  trở  lên  (gia  đình đông con hoặc những gia đình có nhiều thế  hệ cùng chung sống)  thường dễ phát sinh mâu  thuẫn hơn gia đình  ít người nên nam giới sống  trong những gia đình này có  thể  tìm đến  rượu  bia nhiều hơn, lý do thứ 2 có thể là do nam giới  sống trong gia đình đông người thường có nhiều  thời gian dành cho việc uống rượu bia hơn vì đã  có nhiều người cùng chia nhau lo công việc nhà,  lý do thứ 3 có thể là những gia đình đông người  thường dễ tụ tập uống rượu bia hơn những gia  đình ít người.  Chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức  đúng về lựa chọn rượu bia, kiến thức về nồng độ  cồn  được  phép  khi  tham  gia  giao  thông,  tình  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  677 trạng  bệnh  với  rối  loạn  sử  dụng  rượu  bia  (p>0,05).  KẾT LUẬN  Các mẫu  rượu  truyền  thống  (100%)  tại  thời  điểm nghiên cứu  là không  đạt chất  lượng  theo  quy định, các chỉ tiêu vượt quá hàm lượng tối đa  cho phép là: Adehyde, Furfurol và Methanol.   Phần  lớn  nam  giới  trong  độ  tuổi  lao  động  chưa có kiến  thức đúng và đầy đủ về tác dụng  có lợi của rượu bia, kiến thức về tác hại của rượu  bia, kiến thức về lựa chọn rượu bia, kiến thức về  nồng độ cồn được phép khi tham gia giao thông.  Tỉ  lệ  rối  loạn  sử  dụng  rượu  bia  là  24,4%.  Trong đó, uống rượu có nguy cơ là 12,7% ; Uống  rượu ở mức có hại là 6%; Nghiện rượu là 5,7%.    Có mối liên quan giữa kiến thức đúng về tác  dụng có lợi của rượu bia, hút thuốc lá, số người  sống chung và tình trạng hôn nhân với rối loạn  sử dụng rượu bia.  KIẾN NGHỊ  Đối  với  nhà  quản  lý  và  các  cấp  chính  quyền có liên quan  Công tác truyền thông  Nội dung  truyền  thông  cho  cộng  đồng  cần  tập trung nhiều hơn vào các nội dung như: mức  độ uống rượu bia như thế nào là có lợi, cách lựa  chọn rượu bia, hàm  lượng rượu bia được phép  khi tham gia giao thông;  Đối  tượng  truyền  thông  cần  tập  trung  vào  nhóm người có góa vợ, ly thân, ly dị, hút thuốc  lá nhiều và các gia đình đông người sống chung  Công tác thanh, kiểm tra  Tăng  cường  thanh, kiểm  tra  các  cơ  sở kinh  doanh rượu bia. Không cho phép các cửa hàng  bán các  loại rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ,  chưa công bố chất lượng và không có nhãn mác.  Công tác giám sát nguy cơ ô nhiễm: Định kỳ  tổ chức giám sát ô nhiễm các độc  tố Aldehyde,  Furfurol, Methanol.  Xây  dựng  chương  trình  chuyên  sâu  về  phòng  chống  lạm  dụng  rượu  bia  trong  cộng  đồng như: can thiệp bằng giáo dục, can thiệp tư  vấn theo dõi tình trạng sức khỏe và chuẩn đoán  và điều trị nghiện rượu.  Đối với cơ sở kinh doanh rượu  Cửa hành kinh doanh  rượu  chỉ  được phép  bán những  sản phẩm  rượu bia  đã  được  chứng  nhận công bố chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ  và nhãn mác đầy đủ;  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Barros  AJ,  Hirakata  VN  (2003)  Alternatives  for  logistic  regression in cross‐sectional studies: an empirical comparison  of modelsthat directly  estimate  the prevalence  ratio  ʺ. BMC  Medical Research Methodology, 3 (21) 123‐133.  2. Bộ Y  tế  (2006) Báo cáo đánh giá tình hình lạm dụng rượu bia tại  Việt Nam. Viện chính sách và chiến lược. Hà Nội. Tr.6‐8.  3. Bộ Y tế, Tổng cục thống kê, UNICEF, WHO (2006) Báo cáo điều  tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam. Nhà xuất  bản thống kê. Hà Nội. Tr 66‐70.  4. Đỗ Văn Dũng  (2009)  Phương pháp nghiên  cứu  sức  khỏe  cộng  đồng. Đại học Y dược Tp.HCM. Hồ Chí Minh. tr.73‐298.  5. Duke  University  Medical  Center  (2004)  Alcohol  Boosts  Smokingʹs Effects. Health Insurance Newsletter. 6 (345) 1.  6. Kim Bảo Giang, Hoàng Văn Minh (2011) Tình hình sử dụng  và  lạm dụng rượu/bia của người dân huyện Thanh Oai. Hà  Nội và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y học thực hành. 764(5)  50‐54.  7. Nguyễn  Văn  Việt  (2002)  Báo  cáo  kỷ  yếu Hội  thảo  chính  sách  phòng chống lạm dụng rượu bia. Ủy ban các vấn đề xã hội. Hà  Nội. Tr.1‐10.  8. Vũ Thị Mai Anh (2007) Thực trạng sử dụng rượu bia và một số  yếu tố liên quan đến lạm dụng rượu bia của nam giới trong độ tuổi  lao động  tại xã Việt Đoàn. huyện Tiên Du.  tình Bắc Ninh. Luận  văn tốt nghiệp thạc sỹ Y tế công cộng. Đại học Y tế công cộng  Hà Nội. Tr.33‐63.  Ngày nhận bài báo:       23/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   13/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_luong_ruou_truyen_thong_ti_le_va_cac_yeu_to_lien_quan_d.pdf
Tài liệu liên quan