Chất lượng sáng chế được bảo hộ từ góc nhìn thương mại hóa và một số khuyến nghị

Ba là, cần thiết lập cơ chế kiểm soát chất lượng SC được bảo hộ. Xét từ góc độ thương mại hóa, chất lượng SC được bảo hộ trước hết phụ thuộc vào chất lượng của quá trình tra cứu và thẩm định nội dung đối với SC được nêu trong đơn đăng ký, nhất là chất lượng của thông tin về tình trạng kỹ thuật đã biết của SC và năng lực của thẩm định viên SC. Một trong những yêu cầu cốt lõi của quá trình xác lập độc quyền SC nhằm bảo đảm chất lượng SC được bảo hộ là phạm vi bảo hộ SC phải được xác định một cách rõ ràng, thỏa đáng và minh bạch. Vì vậy, ngoài việc cần tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng của hệ thống thông tin SC, công khai hóa toàn bộ diễn biến/lịch sử xác lập quyền và tình trạng kỹ thuật được sử dụng trong quá trình xác lập quyền, cần khẩn trương thiết lập và vận hành cơ chế kiểm soát chất lượng SC trong toàn bộ quá trình xác lập quyền, bao gồm những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp, cũng như cơ chế kiểm tra và đảm bảo chất lượng SC được bảo hộ một cách hệ thống. Quản lý chất lượng SC toàn diện sẽ không chỉ nâng cao chất lượng của các SC riêng lẻ mà còn cải thiện khả năng đạt mục tiêu của hệ thống SHTT

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng sáng chế được bảo hộ từ góc nhìn thương mại hóa và một số khuyến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4Khoa học - Công nghệ và đổi mới sáng tạo Số 3 năm 2020 Mở đầu SC được bảo hộ không chỉ là sản phẩm đầu ra của quá trình xác lập độc quyền SC, mà còn đóng góp vào nguồn lực tri thức công nghệ và thông tin kỹ thuật, cho phép xác định tình trạng kỹ thuật, xu hướng phát triển công nghệ, ranh giới độc quyền, từ đó thúc đẩy cạnh tranh, cải tiến công nghệ, hoạt động đổi mới sáng tạo và phục vụ đắc lực cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu SC được bảo hộ có chất lượng thấp sẽ có nhiều rủi ro bất định không chỉ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn gây lãng phí nguồn lực xã hội, hạn chế sự khích lệ đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ, làm gia tăng tác động tiêu cực của độc quyền SC và thất bại của thị trường, gia tăng tổn thất phúc lợi xã hội. Vì vậy, việc cải thiện chất lượng SC được bảo hộ trở thành một đòi hỏi nội tại mang tính cấp thiết trên bình diện quốc tế và quốc gia, nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực nội sinh, phát triển kinh tế bền vững. Chất lượng SC được bảo hộ là một khái niệm khá rộng, có thể được đo lường theo nhiều chỉ tiêu khác nhau tùy thuộc vào góc nhìn/quan điểm của một chủ thể/ giới nào đó. Trên thế giới, đã có khá nhiều nghiên cứu về cách thức đánh giá chất lượng SC được bảo hộ với các cách tiếp cận khác nhau, nhưng không có những chỉ tiêu mang tính quốc tế hay toàn cầu về chất lượng SC được bảo hộ [1]. Nội hàm chất lượng SC được bảo hộ của mỗi nước khác nhau tùy thuộc vào cách thức và hiệu quả vận hành thể chế bảo hộ SC, chẳng hạn mức độ cụ thể của bản mô tả SC, thời gian thẩm định đơn đăng ký bảo hộ SC, sự cân bằng lợi ích giữa chủ thể nắm giữ độc quyền SC và xã hội, lợi ích kinh tế do SC mang lại... [2]. Mặc dù vậy nhiều học giả cho rằng, chất lượng SC được bảo hộ được phản ánh trong thực tế thương mại hóa độc quyền nhờ tính hữu ích của SC, và theo cách tiếp cận này, chất lượng SC được bảo hộ được đo lường bằng một số chỉ tiêu như phạm vi áp dụng, mức độ thâm dụng, tuổi đời thực tế của SC... Ngoài ra, như đã nêu trên, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng SC được bảo hộ có tính chính xác tương đối, vì còn phụ thuộc vào đòi hỏi đa dạng về chất lượng của các chủ thể khác nhau trong hệ thống SHTT. đặc điểm và cách thức đánh giá chất lượng sC được bảo hộ Trước hết, do chất lượng SC được bảo hộ được đo bằng sự thỏa mãn nhu cầu, nên một SC được bảo hộ nếu không đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng sẽ không được thị trường chấp nhận cho dù trình độ công nghệ của SC được bảo hộ ở mức độ rất cao và/hoặc giá trị đầu tư để tạo ra SC đó rất lớn thì chất lượng của nó vẫn không được coi là ở mức độ cao tương xứng. Nói cách khác, chất lượng SC được bảo hộ không chỉ phụ thuộc vào mức độ đầu tư trí tuệ, vật chất để tạo ra nó, mà còn phụ thuộc vào mức độ chấp nhận của thị trường. Hai là, khác với chất lượng sản phẩm thông thường, chất lượng SC được bảo hộ có ảnh hưởng một cách hệ thống tới quyền Chất lượng sáng chế được bảo hộ từ góc nhìn thương mại hóa và một số khuyến nghị TS Nguyễn Hữu Cẩn Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ Trong một vài thập kỷ gần đây, việc nâng cao chất lượng của hệ thống sở hữu trí tuệ (SHTT) được coi là một trong những mục tiêu đặc biệt quan trọng trong chiến lược về SHTT của nhiều quốc gia, khu vực, trong đó có Việt Nam. Một trong những thước đo cơ bản cho chất lượng của hệ thống nêu trên là chất lượng sáng chế (SC) được bảo hộ. Bài viết khái quát một số cơ sở lý luận về chất lượng SC được bảo hộ, cách thức đánh giá và áp dụng trong trường hợp ngành công nghiệp dược phẩm ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng SC được bảo hộ trong thời gian tới. diễn đàn khoa học và công nghệ 5Diễn đàn khoa học và công nghệ Số 3 năm 2020 của người khác cũng như lợi ích xã hội. Một SC được bảo hộ nếu có chất lượng không tốt, chẳng hạn có phạm vi bảo hộ rộng quá mức, sẽ kìm hãm hoạt động đổi mới sáng tạo, cản trở cạnh tranh lành mạnh, làm gia tăng tổn thất phúc lợi xã hội Ba là, xét về khía cạnh pháp lý, chất lượng SC được bảo hộ là một thuộc tính của độc quyền SC, vì để được bảo hộ, SC phải đáp ứng một số điều kiện bảo hộ theo quy định, thậm chí trở thành chuẩn mực mang tính thế giới, như tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Tuy nhiên, những điều kiện này mới chỉ là điều kiện cần đối với chất lượng SC được bảo hộ; việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ như trên không nhất thiết dẫn tới khả năng mang lại lợi ích kinh tế của SC được bảo hộ. Bốn là, chất lượng SC được bảo hộ có thể được kiểm soát và trở thành đối tượng của hoạt động quản lý. Cũng như chất lượng sản phẩm thông thường, chất lượng SC được bảo hộ không phải là một kết quả ngẫu nhiên mà chịu tác động của nhiều yếu tố thuộc về bản thân hoạt động sáng tạo và quá trình đánh giá hiệu lực độc quyền. Muốn SC được bảo hộ đạt được chất lượng mong muốn, cần phải kiểm soát và quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này, trong đó đặc biệt quan trọng là xác định được mục tiêu chất lượng. Nhà SC, cơ quan xác lập quyền, cơ quan thực thi quyền là những chủ thể chính trong việc kiểm soát và quản lý chất lượng SC được bảo hộ. Từ góc nhìn thương mại hóa độc quyền SC, có thể nói chủ thể quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng SC được bảo hộ là người nắm giữ độc quyền SC, bao gồm chủ sở hữu SC và người có quyền sử dụng SC. Chủ thể này không chỉ là người đầu tư cho quá trình tạo ra, phát triển SC bằng nguồn lực vật chất, tài chính, thông tin... của mình mà còn là người trực tiếp thương mại hóa nhằm tối đa hóa khả năng sinh lợi của SC, từ đó thu hồi được khoản chi phí đầu tư cho quá trình tạo ra, phát triển SC và tiếp tục tái đầu tư cho quá trình này. Đối với chủ thể nắm giữ độc quyền SC, chất lượng của SC có thể được phản ánh thông qua khả năng sinh lợi của nó, được thể hiện bởi các chỉ tiêu khác nhau như: phạm vi áp dụng của SC; mức độ sử dụng SC trong ngành công nghiệp; tuổi đời thực tế của SC; thời gian xác lập độc quyền [1, 3, 4]. Phạm vi áp dụng của SC được bảo hộ cho biết vai trò và khả năng ứng dụng của SC trong các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau. Phạm vi áp dụng của SC được bảo hộ được phản ánh bởi số lượng chỉ số phân loại SC quốc tế (IPC) được ghi nhận trong văn bằng bảo hộ SC [4]. Mỗi chỉ số phân loại IPC (chi tiết tới lớp) đại diện cho một lĩnh vực kỹ thuật cụ thể mà SC có khả năng được áp dụng. Vì vậy, SC được bảo hộ phù hợp với càng nhiều chỉ số phân loại quốc tế thì càng có vai trò trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Mức độ sử dụng SC trong ngành công nghiệp (hay mức độ thâm dụng SC) là một tiêu chí phản ánh chất lượng SC được bảo hộ dưới góc độ cầu của ngành công nghiệp đối với SC. Mức độ sử dụng SC của mỗi ngành công nghiệp trong một giai đoạn nhất định được đo lường bằng tỷ số giữa tổng số SC được bảo hộ và tổng số lao động việc làm trung bình trong ngành công nghiệp tương ứng với lĩnh vực kỹ thuật của SC trong giai đoạn đó [5, 6]. Một ngành công nghiệp được coi là sử dụng nhiều SC nếu có hệ số mức độ sử dụng SC cao hơn hệ số trung bình trong tổng thể tất cả các ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân; trong đó SC có hệ số mức độ sử dụng trong ngành công nghiệp càng cao (so với mức trung bình) thì càng thể hiện chất lượng của nó đối với lĩnh vực kỹ thuật tương ứng trong thực tiễn. Tuổi đời thực tế của SC cho biết số năm duy trì hiệu lực độc quyền trên thực tế của mỗi SC, tiềm năng thương mại hóa của SC đối với thị trường cũng như giá trị của nó đối với chủ thể nắm giữ độc quyền [4, 7]. Thông thường, chỉ có những SC có chất lượng tốt, có khả năng sinh lợi trong tương lai mới xứng đáng được duy trì hiệu lực. Vì vậy, số năm duy trì hiệu lực độc quyền SC kể từ khi SC được cấp bằng độc quyền là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng SC trong một lĩnh vực kỹ thuật cụ thể [1, 4]. Thời gian xác lập độc quyền SC cũng là một chỉ tiêu gián tiếp phản ánh chất lượng SC được bảo hộ. Thời gian xác lập độc quyền SC được tính từ thời điểm nộp đơn đến thời điểm văn bằng bảo hộ SC được cấp. Những SC có thời gian xác lập độc quyền ngắn dường như cho biết ý nghĩa của nó đối với thị trường, nhất là kỳ vọng sớm đưa SC vào áp dụng trong ngành công nghiệp và với thời gian áp dụng được kéo dài hơn tính từ ngày nộp đơn (hoặc ngày ưu tiên) của đơn đăng ký SC. Chất lượng sC được bảo hộ ở việt nam từ góc nhìn ngành công nghiệp dược phẩm Ngành công nghiệp dược phẩm ở Việt Nam được coi là có mức độ thâm dụng SC nhiều nhất so với các ngành công nghiệp 6Diễn đàn Khoa học và Công nghệ Số 3 năm 2020 chế biến - chế tạo khác trong nền kinh tế quốc dân [8]. Để thu thập mẫu khảo sát về SC của người Việt Nam thuộc lĩnh vực dược phẩm (gồm cả thực phẩm chức năng và các hóa chất dùng trong y tế), chúng tôi tiến hành tra cứu cơ sở dữ liệu IPPlatform do Viện Khoa học SHTT quản lý, tập trung vào các SC thuộc lớp A61 (lĩnh vực y tế và thú y) và A23 (lĩnh vực thực phẩm). Trong các lớp này, chỉ có những SC có chỉ số phân loại IPC chi tiết tới phân lớp liên quan tới dược phẩm/ thuốc, hóa chất dùng trong y tế nhằm mục đích chữa bệnh, thực phẩm chức năng mới được lựa chọn đưa vào mẫu khảo sát (gồm các phân lớp A61K, A61J, A61P và A23L). Về thời gian, chúng tôi chọn các SC được cấp bằng độc quyền của người Việt Nam trong giai đoạn 10 năm gần đây, cụ thể là từ ngày 1/1/2009 đến 31/12/2018 làm mẫu nghiên cứu. Kết quả thu được mẫu khảo sát gồm có 49 SC (bảng 1). Để đánh giá chất lượng SC được bảo hộ của mẫu khảo sát qua chỉ tiêu phạm vi áp dụng của SC, chúng tôi tiến hành thống kê số lượng chỉ số phân loại IPC (chi tiết tới phân nhóm) được ghi nhận trên mỗi bản ghi của SC tương ứng (bảng 2). Kết quả bảng 2 cho thấy, trong giai đoạn 2009-2018, phạm vi áp dụng của SC được bảo hộ của người Việt Nam thuộc lĩnh vực dược phẩm là khá hẹp, trung bình chỉ có khả năng áp dụng trong 2 lĩnh vực kỹ thuật khác nhau, trong đó có khoảng 40% SC được bảo hộ chỉ có khả năng áp dụng trong một lĩnh vực kỹ thuật duy nhất. Số lượng SC được bảo hộ có khả năng áp dụng trong 5 lĩnh vực kỹ thuật khác nhau khá thấp (chiếm chưa đến 10%). Điều đó cũng cho thấy tiềm năng kinh tế của các SC nêu trên là khá thấp nếu xét về khía cạnh thương mại hóa. Để đánh giá chất lượng SC được bảo hộ qua chỉ tiêu mức độ sử dụng SC trong các ngành công nghiệp, chúng tôi đã tiến hành phân loại SC theo các ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, thống kê số lượng đơn đăng ký SC và xác định số lượng lao động được sử dụng trong mỗi ngành công nghiệp [8]. Kết quả định lượng cho biết, trong giai đoạn 2009-2013, hệ số mức độ sử dụng SC được bảo hộ của người Việt Nam trung bình là 0,06; có 29 ngành công nghiệp sử dụng nhiều SC được bảo hộ của người Việt Nam (có hệ số mức độ sử dụng cao hơn trung bình). Kết quả thống kê tại bảng 3 cho thấy, mặc dù lĩnh vực dược phẩm có số lượng đơn đăng ký SC nhiều nhất tại Việt Nam [9], nhưng không phải là lĩnh vực sử dụng nhiều SC về dược phẩm được bảo hộ của người Việt Nam nhất; thay vào đó là ngành công nghiệp sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệp (mã ngành: 2821). Ngược lại, ngành công nghiệp dược phẩm chủ yếu sử dụng SC Bảng 1. Mẫu khảo sát SC được bảo hộ của người Việt Nam thuộc lĩnh vực dược phẩm (2008-2019). Bảng 2. Phạm vi áp dụng của SC được bảo hộ của người Việt Nam thuộc lĩnh vực dược phẩm (2009-2018). Bảng 3. Top 5 ngành công nghiệp sử dụng nhiều SC được bảo hộ của người Việt Nam (2009-2013). Nguồn: tổng hợp của tác giả. Nguồn: phân tích của tác giả. Nguồn: tác giả (2016). Phân loại IPC Số quan sát bằng độc quyền SC Số quan sát bằng độc quyền giải pháp hữu ích Tổng số quan sát của mẫu A61K 14 25 39 A61J 0 0 0 A61P 0 5 5 A23L 2 3 5 Tổng số 16 33 49 Số lượng IPC Dạng SC Thấp nhất Cao nhất Trung bình Bằng độc quyền SC 1 (43,75%) 5 (6,25%) 2 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích 1 (39,40%) 5 (9,09%) 2,2 Mã ngành công nghiệp (VSIC 2007) Tên ngành công nghiệp (VSIC 2007) Hệ số mức độ sử dụng SC C Công nghiệp chế biến, chế tạo 2821 Sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệp 7,475 2822 Sản xuất máy công cụ và máy tạo hình kim loại 3,610 325 Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng 3,289 265 Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển; sản xuất đồng hồ 2,282 21 Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu 1,605 7Diễn đàn khoa học và công nghệ Số 3 năm 2020 của người nước ngoài (với hệ số mức độ sử dụng là 70,992, cao hơn gấp 44,2 lần). Điều đó không chỉ cho thấy chất lượng SC được bảo hộ của người Việt Nam trong lĩnh vực này còn khá hạn chế so với nước ngoài mà còn phản ánh sự lệ thuộc của ngành công nghiệp dược phẩm trong nước vào công nghệ của nước ngoài. Để phân tích tuổi đời thực tế của SC, chúng tôi tiến hành lọc những SC có ngày tới hạn (ngày chủ sở hữu SC cần nộp lệ phí duy trì hiệu lực cho năm tiếp theo) trước tháng 6/2019 (với giả định có SC sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2018 và lệ phí duy trì hiệu lực cần phải được nộp muộn nhất là vào ngày 30/6/2019 theo quy định*). Tuổi đời của SC được tính theo số tháng, kể từ tháng có ngày nộp đơn đến tháng có ngày tới hạn, bằng công cụ Excel 2007 với hàm datedif(start_month; end_month; “m”). Kết quả được thể hiện ở bảng 4. Có thể thấy rằng trong giai đoạn 2009-2018, với mẫu đã khảo sát, có khoảng 47% SC được bảo hộ của người Việt Nam có tuổi đời thực tế tương đối ngắn (trung bình đối với SC được cấp bằng độc quyền SC chỉ khoảng 5 năm so với thời hạn bảo hộ 20 năm tính từ ngày nộp đơn; đối với SC được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ khoảng 5,5 năm so với thời hạn bảo hộ 10 năm tính từ ngày nộp đơn). Như vậy, có thể nhận xét rằng dường như khả năng áp dụng hay tiềm năng kinh tế của những SC nêu trên là khá thấp, nhất là đối với các SC được cấp bằng độc quyền SC vốn được coi là có chất lượng cao hơn những SC được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Xét về khía cạnh thương mại hóa, những SC nêu trên không mang lại lợi ích kinh tế hay có ý nghĩa đối với ngành công nghiệp, có chất lượng không cao nên không được chủ sở hữu tiếp tục duy trì hiệu lực. Thời gian xác lập độc quyền SC cũng là một chỉ tiêu phản ánh gián tiếp chất lượng SC được bảo hộ. Để đánh giá chỉ tiêu này, với mẫu khảo sát nêu trên, chúng tôi phân tích thời gian xác lập độc quyền SC của người Việt Nam trong lĩnh vực dược phẩm trong giai đoạn 2009-2018 bằng cách xác định khoảng thời gian (tính theo tháng) tính từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ SC (gồm có đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền SC và đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích) đến ngày cấp văn bằng bảo hộ, với sự trợ giúp của công cụ Excel 2007. Kết quả được thể hiện ở bảng 5. Kết quả bảng 5 cho thấy, trong giai đoạn 2009-2018, thời gian xác lập độc quyền SC trung bình tương đối ngắn, cụ thể là đối với SC được cấp bằng độc quyền SC là khoảng 31 tháng, SC được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích là khoảng 37 tháng (so với ít nhất 37 tháng kể từ ngày nộp đơn đến ngày cấp văn bằng bảo hộ theo quy định). Mặc dù so với một số cơ quan SHTT lớn, thời hạn nêu trên còn khá dài nhưng trong điều kiện còn khó khăn về hạ tầng và nhân lực, chất lượng SC được bảo hộ trong lĩnh vực dược phẩm là khá cao nếu xét về tiêu chí thời gian xác lập độc quyền. Một số khuyến nghị Qua những phân tích nêu trên có thể nhận xét rằng, nhìn chung chất lượng SC được bảo hộ của người Việt Nam còn khá hạn chế nếu xét từ góc độ thương mại hóa thông qua các chỉ tiêu như phạm vi áp dụng, mức độ sử dụng trong ngành công nghiệp, tuổi đời thực tế. Có thể thấy sự thích ứng giữa quá trình tạo ra SC và đòi hỏi của thị trường, ngành công nghiệp hiện đang là vấn đề cần khắc phục, nhất là trong bối cảnh Chiến lược SHTT đến năm 2030 chú trọng nhiều tới việc nâng cao chất lượng của hệ thống SHTT, đặc biệt là chất lượng của tài sản trí tuệ, trong đó có SC được bảo Bảng 4. Tuổi đời thực tế của SC được bảo hộ của người Việt Nam thuộc lĩnh vực dược phẩm (2009-2018). Bảng 5. Thời gian xác lập độc quyền SC được bảo hộ của người Việt Nam thuộc lĩnh vực dược phẩm (2009-2018). Nguồn: phân tích của tác giả. Nguồn: phân tích của tác giả. Tuổi đời Dạng SC Thấp nhất (tháng) Cao nhất (tháng) Trung bình (tháng) Bằng độc quyền SC 32 92 62,17 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích 28 120 68,23 Thời gian Dạng SC Thấp nhất (tháng) Cao nhất (tháng) Trung bình (tháng) Bằng độc quyền SC 13 57 30,75 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích 5 78 36,79 *Những SC có ngày tới hạn sau tháng 6/2019 sẽ được loại khỏi mẫu. Đồng thời, những SC được cấp bằng độc quyền từ tháng 6/2018 (sẽ có hiệu lực ít nhất đến 6/2019) cũng sẽ được loại khỏi mẫu vì không xác định được chủ sở hữu SC sẽ tiếp tục duy trì hiệu lực bằng độc quyền SC cho bao nhiêu năm tiếp theo và tuổi đời của SC tính từ ngày nộp đơn đăng ký SC. 8Diễn đàn Khoa học và Công nghệ Số 3 năm 2020 hộ. Từ thực tiễn được phân tích, chúng tôi cho rằng để nâng cao hơn nữa chất lượng SC được bảo hộ, cần thực hiện một số giải pháp như sau: Trước hết, cần thúc đẩy động lực và nâng cao chất lượng hoạt động SC, đặc biệt chú trọng tới lợi ích xã hội của SC trong hoạt động này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lợi ích xã hội của SC là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ động lực sáng tạo của nhà SC. Nếu việc giải quyết vấn đề kỹ thuật bằng SC gắn với lợi ích thiết thực mà SC mang lại cho đối tượng thụ hưởng trong xã hội thì nhà SC sẽ nỗ lực tìm kiếm giải pháp kỹ thuật không chỉ mới mà còn hữu ích cho cộng đồng. Vì thế, ngoài việc coi trọng giáo dục năng lực sáng tạo, cần có chính sách cải tiến trong giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đối với các ngành kỹ thuật và khoa học tự nhiên, nhằm hình thành nhân cách luôn biết quan tâm tới lợi ích cộng đồng khi cần giải quyết những vấn đề kỹ thuật. Hoạt động thực hành trong chương trình đào tạo cần chú trọng và dành dung lượng thích đáng cho sự trải nghiệm xã hội để qua đó tìm tòi, phát hiện những vấn đề kỹ thuật đang tồn tại và lấy việc tìm ra giải pháp kỹ thuật cho những vấn đề đó một cách thực sự hữu ích, mang lại lợi ích cho cộng đồng là một mục tiêu quan trọng của thực hành. Hai là, cần tăng cường sự liên kết giữa hoạt động SC và đòi hỏi của thị trường. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mức độ sử dụng các SC của người Việt Nam trong các ngành công nghiệp còn khá thấp, trong đó đặc biệt là hoạt động SC còn chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với thực tiễn hoạt động của các ngành công nghiệp, việc tạo dựng và phát triển giải pháp kỹ thuật chưa hoàn toàn trực tiếp nhằm phục vụ lợi ích kinh tế từ việc thương mại hóa SC. Điều đó làm hạn chế khả năng SC được phổ biến, sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thông qua hoạt động thương mại hóa, chuyển giao công nghệ. Vì vậy, để góp phần khắc phục sự thiếu hụt tính tương tác giữa nhà SC và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và hoạt động SC, cần có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp áp dụng SC và đầu tư cho hoạt động SC (nhiều nước trên thế giới đang áp dụng công cụ ưu đãi thuế để thực hiện cơ chế này), cũng như điều chỉnh luồng đầu tư cho hoạt động SC theo hướng doanh nghiệp đặt hàng các viện nghiên cứu, trường đại học để tạo ra SC đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ba là, cần thiết lập cơ chế kiểm soát chất lượng SC được bảo hộ. Xét từ góc độ thương mại hóa, chất lượng SC được bảo hộ trước hết phụ thuộc vào chất lượng của quá trình tra cứu và thẩm định nội dung đối với SC được nêu trong đơn đăng ký, nhất là chất lượng của thông tin về tình trạng kỹ thuật đã biết của SC và năng lực của thẩm định viên SC. Một trong những yêu cầu cốt lõi của quá trình xác lập độc quyền SC nhằm bảo đảm chất lượng SC được bảo hộ là phạm vi bảo hộ SC phải được xác định một cách rõ ràng, thỏa đáng và minh bạch. Vì vậy, ngoài việc cần tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng của hệ thống thông tin SC, công khai hóa toàn bộ diễn biến/lịch sử xác lập quyền và tình trạng kỹ thuật được sử dụng trong quá trình xác lập quyền, cần khẩn trương thiết lập và vận hành cơ chế kiểm soát chất lượng SC trong toàn bộ quá trình xác lập quyền, bao gồm những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp, cũng như cơ chế kiểm tra và đảm bảo chất lượng SC được bảo hộ một cách hệ thống. Quản lý chất lượng SC toàn diện sẽ không chỉ nâng cao chất lượng của các SC riêng lẻ mà còn cải thiện khả năng đạt mục tiêu của hệ thống SHTT ? tài LiỆu thaM Khảo [1] C. Pentheroudakis (2015), Technical and practical aspects related to patent quality in the context of standard essential patents, WIPO. [2] WIPO (2012), Standing Committee on the Law of Patents, SCP/18/INF2, www.wipo.int/edocs/ mdocs/scp/en/scp_19/scp_19_ref_ scp_18_inf_2.pdf. [3] C.J. Guerrini (2014), “Defining patent quality”, 82 Fordham L. Rev. 3091, 82(6), 52p. [4] OECD (2013), Measuring patent quality: indicators of technological and economic value, OECD Publishing. [5] USPTO (2012), Intellectual property and the U.S. Economy: industries in focus, economics and statistic administration, United States Patent and Trademark Office. [6] EPO & OHIM (2013), Intellectual property rights intensive industries: contribution to economic performance and employment in the European Union, European Patent Office and Office for Harmonization in the Internal Market. [7] A. Vidya, B. Talia (2013), Patent quality and a two-tiered patent system, Montclair State University. [8] Nguyễn Hữu Cẩn (2016), “Sử dụng sáng chế trong các ngành công nghiệp trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 10, tr.6-9. [9] Cục Sở hữu trí tuệ (2015), Báo cáo thường niên hoạt động sở hữu trí tuệ 2014, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_luong_sang_che_duoc_bao_ho_tu_goc_nhin_thuong_mai_hoa_v.pdf
Tài liệu liên quan