iv) BLTTHS năm 2003 quy định
trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát không chấp nhận yêu cầu của bị can,
những người tham gia tố tụng khác thì
phải nêu rõ lý do và thông báo cho họ
biết (khoản 2 Điều 158). Ở đây, cơ quan
có trách nhiệm thông báo chỉ gồm Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát và không rõ
việc thông báo bằng hình thức nào. So với
BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 bổ
sung trách nhiệm của Tòa án trong việc
thông báo cho bị can, bị cáo, bị hại, người
tham gia tố tụng khác về việc không chấp
nhận đề nghị của họ và việc thông báo
phải bằng văn bản (khoản 4 Điều 214).
Tuy nhiên, việc BLTTHS năm 2015
chỉ đặt ra trách nhiệm thông báo của Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án là
chưa đầy đủ, vì khoản 1 Điều 214 BLTTHS
năm 2015 quy định trách nhiệm xem xét
đề nghị trưng cầu giám định của bị can,
bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác
cho cả cơ quan tiến hành tố tụng và cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế định giám định trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23Số 01 - 2018 Khoa học Kiểm sát
1. Trưng cầu giám định
Điều 205 BLTTHS năm 2015 về trưng
cầu giám định có một số điểm sửa đổi, bổ
sung so với Điều 155 BLTTHS năm 2003
như sau:
(i) Ngoài việc quy định thẩm quyền
quyết định trưng cầu giám định của cơ
quan tiến hành tố tụng như BLTTHS năm
2003 (khoản 1 Điều 155), BLTTHS năm 2015
còn bổ sung thêm cho cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra thẩm quyền này (khoản 1 Điều 205).
(ii) BLTTHS năm 2003 (khoản 2 Điều
155) quy định nội dung của quyết định
trưng cầu giám định còn đơn giản, chưa
đầy đủ. Nay, BLTTHS năm 2015 (khoản 2
Điều 205) đã quy định tương đối đầy đủ các
nội dung của quyết định trưng cầu giám
định, gồm: tên cơ quan trưng cầu giám
định; họ tên người có thẩm quyền trưng
cầu giám định (điểm a); tên tổ chức, họ tên
* Viện Kiểm sát nhân dân huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên – Huế
1 Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính Trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020 nêu rõ: “Hoàn thiện chế định giám định tư
pháp Quy định chặt chẽ, rõ ràng về trình tự, thủ
tục, thời hạn trưng cầu giám định và thực hiện giám
định bảo đảm đúng đắn, khách quan để làm căn cứ
giải quyết vụ việc.
CHẾ ĐỊNH GIÁM ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015
NGUYỄN CAO CƯỜNG *
Trước khi Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 được ban hành,
chế định giám định trong tố tụng hình sự Việt Nam còn sơ sài, nhiều tồn
tại và vướng mắc, ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm. Nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện chế định giám định tư pháp thể
hiện trong Nghị quyết của Đảng(1), khắc phục tồn tại, vướng mắc qua thực
tiễn thi hành BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã có nhiều sửa đổi,
bổ sung về chế định giám định. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi phân
tích những điểm sửa đổi, bổ sung cơ bản của BLTTHS năm 2015 so với Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003 về chế định giám định.
Từ khóa: Giám định, trưng cầu giám định, yêu cầu giám định, cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Prior to the promulgation of the Criminal Procedure Code (CPC) in 2015,
the institutions on expert examination in the Vietnamese criminal proceedings
still remained plenty of sketchy contents, together with many problems and
obstacles, which directly affects the mission of crime prevention and combat.
So as to meet the requirement of improving the judicial assessment claimed
on the Party’s Resolutions and to overcome existing difficulties in the practical
application of the CPC in 2003, the institutions on expert examination in the
CPC in 2015 have already been significantly supplemented and amended.
In a nutshell, the author would prefer to analyze the key supplements and
amendments in the 2015 CPC compared to the one in 2003.
Keywords: Expert examination, requisition for expert examination,
Petition for expert examination, competent procedural authority.
CHẾ ĐỊNH GIÁM ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015
24 Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2018
người được trưng cầu giám định (điểm b);
tên và đặc điểm của đối tượng cần giám
định (điểm c); tên tài liệu có liên quan hoặc
mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có) (điểm
d); nội dung yêu cầu giám định (điểm đ);
ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và
thời hạn trả kết luận giám định (điểm e).
(iii) Khoản 3 Điều 205 BLTTHS năm
2015 được bổ sung quy định: “Trong thời
hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu
giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải
giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định,
hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ
chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết
định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có
thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm
sát điều tra.” Sự bổ sung này bảo đảm việc
tiến hành giám định được thực hiện nhanh
chóng và cũng để Viện kiểm sát thực hiện
tốt hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong việc trưng cầu giám định.
2. Các trường hợp bắt buộc phải trưng
cầu giám định
Trước đây, các trường hợp bắt buộc
phải trưng cầu giám định được quy định
tại khoản 3 Điều 155 BLTTHS năm 2003.
Ngày nay, BLTTHS năm 2015 bổ sung 01
điều luật mới (Điều 206) quy định về vấn
đề này. Theo đó, ngoài việc kế thừa các
trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám
định của BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm
2015 còn bổ sung thêm một số trường hợp
bắt buộc phải trưng cầu giám định, đó là:
khi cần xác định tình trạng tâm thần của
người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
người bị bắt, người bị tạm giữ khi có sự
nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự
của họ(1); xác định vũ khí quân dụng, vật
1 Thuật ngữ “người bị buộc tội” tại khoản 1 Điều 206
BLTTHS năm 2015 không những gồm bị can, bị cáo mà
còn cả người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị
liệu nỗ, chất cháy, vàng, bạc, kim khí quý,
đá quý, đồ cổ; xác định mức độ ô nhiễm
môi trường. Việc mở rộng các trường hợp
bắt buộc phải trưng cầu giám định là cần
thiết, bảo đảm đấu tranh phòng, chống tội
phạm có hiệu quả trong điều kiện phát
triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường,
khoa học – kỹ thuật...
3. Yêu cầu giám định
Điều 207 BLTTHS năm 2015 về yêu
cầu giám định là quy định hoàn toàn mới
so với BLTTHS năm 2003, có nội dung:
“1. Đương sự hoặc người đại diện của họ
có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn
đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của
họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan
đến việc xác định trách nhiệm hình sự của
người bị buộc tội.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận
được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố
tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu
giám định. Trường hợp không chấp nhận đề
nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám
định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết
thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông
báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người
đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu
giám định.
2. Người yêu cầu giám định có các quyền
và nghĩa vụ theo quy định của Luật giám định
tư pháp.”
(i) Một điểm mới quan trọng của
BLTTHS năm 2015 là quy định quyền của
đương sự hoặc người đại diện của họ tự
mình yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện
giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có
bắt, người bị tạm giữ.
NGUYỄN CAO CƯỜNG
25Số 01 - 2018 Khoa học Kiểm sát
thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu
giám định mà không được chấp nhận
(khoản 1 Điều 207). Quy định quyền này
là nhằm bảo đảm cho đương sự hoặc
người đại diện của họ có điều kiện thu
thập chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình, phù hợp với quy
định của Luật giám định tư pháp.
BLTTHS năm 2015 quy định quyền
yêu cầu giám định của đương sự hoặc
người đại diện của họ nhưng chưa có quy
định về nội dung văn bản yêu cầu giám
định và thủ tục yêu cầu giám định nên
vấn đề này được thực hiện theo quy định
của Luật giám định tư pháp năm 2012.
(ii) Khoản 2 Điều 207 BLTTHS năm
2015 quy định: “Người yêu cầu giám định có
các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật
giám định tư pháp.”.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2
Luật giám định tư pháp năm 2012 thì
“Người yêu cầu giám định là người có
quyền tự mình yêu cầu giám định sau
khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng trưng cầu giám
định mà không được chấp nhận. Người
có quyền tự mình yêu cầu giám định bao
gồm... nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong vụ án hình sự hoặc người đại diện
hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu
cầu giám định liên quan đến việc xác định
trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.”.
BLTTHS năm 2015 không quy định
cụ thể quyền và nghĩa vụ của người yêu
cầu giám định mà dẫn chiếu đến Luật
giám định tư pháp. Theo quy định của
Điều 22 Luật giám định tư pháp năm 2012
thì người yêu cầu giám định có các quyền
và nghĩa vụ sau: “1. Người yêu cầu giám
định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07
ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám
định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc
kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng
cầu giám định, người yêu cầu giám định có
quyền tự mình yêu cầu giám định. 2. Người
yêu cầu giám định có quyền: a) Yêu cầu cá
nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp
trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa
thuận và theo nội dung đã yêu cầu; b) Yêu cầu
cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư
pháp giải thích kết luận giám định; c) Đề nghị
Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã
thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải
thích, trình bày về kết luận giám định; d) Yêu
cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám
định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều
29 của Luật này. 3. Người yêu cầu giám định
tư pháp có nghĩa vụ: a) Cung cấp thông tin,
tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định
theo yêu cầu của người giám định tư pháp và
chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông
tin, tài liệu do mình cung cấp; b) Nộp tạm ứng
chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám
định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám
định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định
khi nhận kết luận giám định. 4. Người yêu cầu
giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu
cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định
đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.”
(iii) Qua nghiên cứu quy định mới
của BLTTHS năm 2015 về yêu cầu giám
định, chúng tôi thấy rằng quy định này có
hạn chế như sau: BLTTHS năm 2015 thiếu
CHẾ ĐỊNH GIÁM ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015
26 Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2018
vắng quy định về trách nhiệm xem xét,
quyết định trưng cầu giám định của cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra. Trong khi quy định
đương sự hoặc người đại diện của họ có
quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng(1) trưng cầu giám định,
thì BLTTHS năm 2015 lại chỉ đặt ra trách
nhiệm xem xét, ra quyết định trưng cầu
giám định cho cơ quan tiến hành tố tụng
là chưa đầy đủ, vì thiếu quy định về trách
nhiệm xem xét, quyết định trưng cầu giám
định của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra (khoản 1
Điều 207).
Ngoài ra, có sự không thống nhất
trong quy định của BLTTHS năm 2015
(khoản 1 Điều 207) và Luật giám định
tư pháp năm 2012 (khoản 1 Điều 22).
Thứ nhất, Điều 207 BLTTHS năm 2015
quy định đương sự hoặc người đại diện
của họ có quyền “đề nghị” còn Điều 22
Luật giám định tư pháp lại quy định cho
họ quyền “yêu cầu”. Thứ hai, Điều 207
BLTTHS năm 2015 hạn chế quyền đề nghị
trưng cầu giám định của đương sự hoặc
người đại diện của họ trong trường hợp
việc giám định liên quan đến việc xác
định trách nhiệm hình sự của người bị
buộc tội. Trong khi đó, Điều 22 Luật giám
định tư pháp lại chỉ hạn chế quyền này
của đương sự hoặc người đại diện của
họ trong trường hợp việc giám định liên
quan đến việc xác định trách nhiệm hình
sự của bị can, bị cáo, mà không hạn chế
với người bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ.
1 Theo điểm a khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015 thì Cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm cơ quan tiến
hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra.
Nhằm bảo đảm tính thống nhất của
pháp luật, trong thời gian tới khi tiến
hành sửa đổi Luật giám định tư pháp,
theo chúng tôi cần sửa đổi quy định liên
quan của Luật giám định tư pháp theo
hướng phù hợp với nội dung tại Điều 207
BLTTHS năm 2015.
4. Thời hạn giám định
Trước đây, BLTTHS năm 2003 (khoản
2 Điều 156) mới chỉ quy định: “Trong
trường hợp việc giám định không thể tiến hành
theo thời hạn mà cơ quan trưng cầu giám định
yêu cầu thì cơ quan giám định hoặc người giám
định phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu
rõ lý do cho cơ quan đã trưng cầu giám định
biết” mà chưa có quy định rõ về thời hạn
giám định. Thực tiễn cho thấy, do chưa có
quy định về thời hạn giám định, trong khi
thời hạn điều tra, truy tố, xét xử được quy
định cụ thể theo từng loại tội phạm dẫn
đến nhiều trường hợp Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát vi phạm thời hạn tố tụng và
việc giải quyết vụ án bị kéo dài do phải
chờ kết luận giám định(2). Khắc phục hạn
chế của BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm
2015 đã bổ sung 01 điều luật mới (Điều
208) quy định cụ thể, rõ ràng, hợp lý thời
hạn giám định đối với từng nhóm các
vấn đề cần trưng cầu giám định, thời hạn
giám định đối với các trường hợp khác,
thời hạn giám định bổ sung hoặc giám
định lại. Cụ thể:
(i) Thời hạn giám định đối với trường
hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:
- Không quá 03 tháng đối với trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều 206 của BLTTHS
2 Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Đương, Nguyễn Thị Thủy (2013),
Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của việc đổi mới
thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.222
NGUYỄN CAO CƯỜNG
27Số 01 - 2018 Khoa học Kiểm sát
năm 2015. Đó là trường hợp: Xác định tình
trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có
sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình
sự của họ; tình trạng tâm thần của người
làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ
về khả năng nhận thức, khả năng khai báo
đúng đắn về những tình tiết của vụ án.
- Không quá 01 tháng đối với trường hợp
quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của
BLTTHS năm 2015. Đó là trường hợp: Xác
định nguyên nhân chết người (khoản 3)
và xác định mức độ ô nhiễm môi trường
(khoản 6).
- Không quá 09 ngày đối với trường hợp
quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206
BLTTHS năm 2015. Đó là trường hợp: Xác
định tuổi của bị can, bị cáo, bị hại (khoản
2); Tính chất thương tích, mức độ tổn hại
sức khoẻ hoặc khả năng lao động (khoản
4); Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật
liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng
xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá
quý, đồ cổ (khoản 5).
(ii) Thời hạn giám định đối với các
trường hợp khác thực hiện theo quyết
định trưng cầu giám định. Theo quy định
này thì BLTTHS năm 2015 giao việc quyết
định thời hạn giám định đối với các trường
hợp khác(1) (Chẳng hạn như khi cần xác
định công cụ gây ra dấu vết, người ký văn
bản, con dấu thật hay giả...) cho cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong
quyết định trưng cầu giám định, cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nêu
rõ thời hạn giám định và cá nhân, tổ chức
được trưng cầu giám định có trách nhiệm
tiến hành giám định trong thời hạn đó.
1 Các trường hợp khác ở đây là các trường hợp ngoài
quy định tại Điều 206 BLTTHS năm 2015.
(iii) Trường hợp việc giám định
không thể tiến hành trong thời hạn quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 208
BLTTHS năm 2015 thì tổ chức, cá nhân
tiến hành giám định phải kịp thời thông
báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ
quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
(iv) Thời hạn giám định quy định tại
Điều 208 BLTTHS năm 2015 cũng áp dụng
đối với trường hợp giám định bổ sung,
giám định lại.
5. Tiến hành giám định
Cả BLTTHS năm 2015 và BLTTHS
năm 2003 đều có quy định về tiến hành
giám định. Cụ thể: Điều 156 BLTTHS
năm 2003 quy định “1. Việc giám định có
thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại
nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có
quyết định trưng cầu giám định. Điều tra
viên, Kiểm sát viên có quyền tham dự giám
định, nhưng phải báo trước cho người giám
định biết. 2. Trong trường hợp việc giám
định không thể tiến hành theo thời hạn mà cơ
quan trưng cầu giám định yêu cầu thì cơ quan
giám định hoặc người giám định phải thông
báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do cho
cơ quan đã trưng cầu giám định biết”. Nay,
Điều 209 BLTTHS năm 2015 quy định: “1.
Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan
giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ
án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu
cầu giám định. Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể
tham dự giám định nhưng phải báo trước cho
người giám định biết. 2. Việc giám định do cá
nhân hoặc do tập thể thực hiện.”
So sánh với Điều 156 BLTTHS năm
2003, thì Điều 209 BLTTHS năm 2015 có
một số điểm mới sau:
CHẾ ĐỊNH GIÁM ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015
28 Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2018
(i) Nếu quy định về tiến hành giám
định của Điều 156 BLTTHS năm 2003
chỉ áp dụng cho trường hợp cơ quan
tiến hành tố tụng trưng cầu giám định,
thì Điều 209 BLTTHS năm 2015 về tiến
hành giám định còn áp dụng cho cả
trường hợp cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra trưng cầu giám định và trường hợp
đương sự hoặc người đại diện của họ
yêu cầu giám định.
(ii) Điều 209 BLTTHS năm 2015 đã
mở rộng chủ thể có quyền tham dự giám
định, chẳng những Điều tra viên, Kiểm sát
viên mà Thẩm phán, người yêu cầu giám
định cũng có thể tham dự giám định.
(iii) BLTTHS năm 2015 không còn giữ
quy định của khoản 2 Điều 156 BLTTHS
năm 2003 trong Điều 209 nữa mà đã
chuyển quy định này sang Điều 208 (Thời
hạn giám định) để đảm bảo sự phù hợp
giữa tên gọi và nội dung của điều luật. Giờ
đây, khoản 2 Điều 209 là quy định mới với
nội dung: “Việc giám định do cá nhân hoặc
do tập thể thực hiện”.
Về giám định cá nhân, giám định
tập thể được quy định tại Điều 28 Luật
giám định tư pháp năm 2012, theo đó:
“1. Giám định cá nhân là việc giám định
do 01 người thực hiện. Giám định tập thể
là việc giám định do 02 người trở lên thực
hiện. 2. Trong trường hợp giám định cá
nhân thì người giám định thực hiện việc
giám định, ký vào bản kết luận giám định
và chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận
giám định đó. 3. Trong trường hợp giám
định tập thể về một lĩnh vực chuyên môn
thì những người giám định cùng thực hiện
việc giám định, ký vào bản kết luận giám
định chung và cùng chịu trách nhiệm về
kết luận giám định đó; nếu có ý kiến khác
thì giám định viên ghi ý kiến của mình vào
bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm
về ý kiến đó. Trường hợp giám định tập
thể thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác
nhau thì mỗi người giám định thực hiện
phần việc giám định thuộc lĩnh vực chuyên
môn của mình và chịu trách nhiệm cá nhân
về phần kết luận giám định đó.”
6. Giám định bổ sung và giám định lại
Trước đây, BLTTHS năm 2003 quy
định giám định bổ sung hoặc giám định
lại trong cùng một điều luật (Điều 159).
Nhưng nay, BLTTHS năm 2015 quy định
giám định bổ sung và giám định lại trong
02 điều luật, đó là Điều 210 (Giám định
bổ sung) và Điều 211 (Giám định lại). Về
nội dung, thì BLTTHS năm 2015 cũng đã
có những sửa đổi, bổ sung so với BLTTHS
năm 2003 như sau:
(i) Về giám định bổ sung:
Việc giám định bổ sung được quy
định tại khoản 1, 3 Điều 159 BLTTHS
năm 2003 như sau: “1. Việc giám định bổ
sung được tiến hành trong trường hợp nội
dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy
đủ hoặc khi phát sinh những vấn đề mới
liên quan đến những tình tiết của vụ án đã
được kết luận trước đó... 3. Việc giám định
bổ sung hoặc giám định lại được tiến hành
theo thủ tục chung quy định tại các điều
155, 156, 157 và 158 của Bộ luật này”. Vấn
đề đặt ra ở đây là, việc giám định bổ
sung do tổ chức, cá nhân đã giám định
hay phải là tổ chức, cá nhân khác thực
hiện. Chỉ với quy định của BLTTHS
năm 2003, chúng ta chưa có câu trả lời.
Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự,
cơ quan tiến hành tố tụng đã trưng cầu
NGUYỄN CAO CƯỜNG
29Số 01 - 2018 Khoa học Kiểm sát
tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc
tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc
giám định bổ sung. Nay, ngoài việc kế
thừa các trường hợp được tiến hành
giám định bổ sung của BLTTHS 2003,
BLTTHS năm 2015 (khoản 2 Điều 210)
bổ sung quy định mới với nội dung:
“Việc giám định bổ sung có thể do tổ chức,
cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân
khác thực hiện”. Sự bổ sung này là để
khắc phục hạn chế của BLTTHS năm
2003 như đã phân tích trên.
(ii) Về giám định lại
Việc giám định lại được quy định tại
khoản 2, 3 Điều 159 BLTTHS năm 2003
như sau: “2. Việc giám định lại được tiến
hành khi có nghi ngờ về kết quả giám định
hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám
định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc
giám định lại phải do người giám định khác
tiến hành. 3. Việc giám định bổ sung hoặc
giám định lại được tiến hành theo thủ tục
chung quy định tại các điều 155, 156, 157 và
158 của Bộ luật này”. Vấn đề đặt ra ở đây
là, nếu có sự mâu thuẫn giữa kết luận
giám định lần đầu và kết luận giám định
lại về cùng một nội dung giám định thì
phải giải quyết thế nào? Kết luận giám
định lại có được dùng làm chứng cứ để
giải quyết vụ án hay không? Chỉ với quy
định này, BLTTHS năm 2003 chưa có câu
trả lời.
Khắc phục hạn chế trên, BLTTHS năm
2015 đã bổ sung quy định mới với nội
dung: “Trường hợp có sự khác nhau giữa kết
luận giám định lần đầu và kết luận giám định
lại về cùng một nội dung giám định thì việc
giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu
giám định quyết định. Việc giám định lại lần
thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện
theo quy định của Luật giám định tư pháp”
(khoản 3 Điều 211).
Về Hội đồng giám định, Luật giám
định tư pháp năm 2012 tại khoản 1 Điều
30 quy định: “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ quản lý về lĩnh vực cần giám
định quyết định thành lập Hội đồng để thực
hiện giám định lại lần thứ hai. Hội đồng
giám định gồm có ít nhất 03 thành viên là
những người có chuyên môn cao và có uy
tín trong lĩnh vực cần giám định. Hội đồng
giám định hoạt động theo cơ chế giám định
tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của
Luật này.”
7. Giám định trong trường hợp đặc biệt
Điều 212 về giám định lại trong
trường hợp đặc biệt là quy định mới được
bổ sung vào BLTTHS năm 2015 với nội
dung: “Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám
định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng
giám định. Việc giám định lại trong trường
hợp đặc biệt phải do Hội đồng mới thực hiện,
những người đã tham gia giám định trước
đó không được giám định lại. Kết luận giám
định lại trong trường hợp này được sử dụng
để giải quyết vụ án.”
Ở đây, kết luận của Hội đồng giám
định được nói đến chính là kết luận giám
định lại lần thứ hai. Khi đã có kết luận
giám định lại lần thứ hai của Hội đồng
giám định thì không được trưng cầu, thực
hiện giám định lại nữa, trừ trường hợp đặc
biệt do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao quyết định. Việc giám định lại trong
trường hợp đặc biệt phải do Hội đồng mới
CHẾ ĐỊNH GIÁM ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015
30 Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2018
thực hiện, những người đã tham gia giám
định trước đó không được giám định lại.
Kết luận giám định lại trong trường hợp
này được sử dụng để giải quyết vụ án.
8. Quyền của bị can, bị cáo, bị hại,
người tham gia tố tụng khác đối với kết
luận giám định
Điều 158 BLTTHS năm 2003 quy
định: “1. Sau khi đã tiến hành giám định,
nếu bị can, những người tham gia tố tụng
khác yêu cầu thì cơ quan đã trưng cầu giám
định phải thông báo cho họ về nội dung kết
luận giám định. Bị can, những người tham
gia tố tụng khác được trình bày những ý kiến
của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám
định bổ sung hoặc giám định lại. Những việc
này được ghi vào biên bản. 2. Trong trường
hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không
chấp nhận yêu cầu của bị can, những người
tham gia tố tụng khác thì phải nêu rõ lý do và
thông báo cho họ biết.”
Nay, Điều 214 BLTTHS năm 2015 quy
định: “1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày
nhận được đề nghị trưng cầu giám định của
bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng
khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám
định. 2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày
nhận được kết luận giám định thì cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo
kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại,
người tham gia tố tụng khác có liên quan. 3.
Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng
khác có quyền trình bày ý kiến của mình về
kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung
hoặc giám định lại. Trường hợp họ trình bày
trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án phải lập biên bản. 4. Trường hợp Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không
chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại,
người tham gia tố tụng khác thì phải thông
báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu
rõ lý do.”
So với BLTTHS năm 2003 (Điều 158),
thì BLTTHS năm 2015 (Điều 214) đã có
một số sửa đổi, bổ sung như sau:
(i) BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định
về thời hạn, trách nhiệm xem xét, ra quyết
định trưng cầu giám định của cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng khi nhận được
đề nghị trưng cầu giám định của bị can, bị
cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác((1))
(khoản 1 Điều 214). Sự bổ sung này là cần
thiết, nhưng việc BLTTHS năm 2015 đưa quy
định này vào Điều 214 là không hợp lý, bởi
lẽ điều luật này chỉ quy định về “Quyền của
bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng
khác đối với kết luận giám định”.
Ngoài ra, dường như có sự khác nhau
giữa khoản 1 Điều 214 và khoản 1 Điều 207
của BLTTHS năm 2015 trong quy định về
việc xem xét đề nghị trưng cầu giám định
của đương sự hoặc người đại diện của họ.
Trong khi khoản 1 Điều 214 BLTTHS năm
2015 đặt ra trách nhiệm xem xét đề nghị
trưng cầu giám định cho cả cơ quan tiến
hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra,
thì khoản 1 Điều 207 BLTTHS năm 2015
lại chỉ quy định trách nhiệm này cho cơ
quan tiến hành tố tụng.
(ii) BLTTHS năm 2003 quy định nếu
bị can, những người tham gia tố tụng khác
yêu cầu thì cơ quan đã trưng cầu giám
định mới phải thông báo cho họ về nội
dung kết luận giám định, nếu họ không có
1 Những người tham gia tố tụng cụ thể được quy định
tại Điều 55 BLTTHS năm 2015
NGUYỄN CAO CƯỜNG
31Số 01 - 2018 Khoa học Kiểm sát
yêu cầu thì trách nhiệm thông báo không
được đặt ra (khoản 1 Điều 158). Ở đây,
bất kỳ người tham gia tố tụng nào cũng
có quyền yêu cầu và cơ quan đã trưng cầu
phải thông báo nội dung kết luận giám
định cho họ. Khác với BLTTHS năm 2003,
BLTTHS năm 2015 theo hướng cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải
thông báo đúng thời hạn kết luận giám
định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham
gia tố tụng khác có liên quan (người tham
gia tố tụng không liên quan đến kết luận
giám định thì không phải thông báo), kể
cả khi họ không có yêu cầu (khoản 2 Điều
214). Quy định của BLTTHS năm 2015 là
thuyết phục, bảo đảm cho bị can, bị cáo,
bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên
quan thực hiện tốt quyền bào chữa, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
(iii) BLTTHS năm 2003 quy định bị
can, những người tham gia tố tụng khác
được trình bày những ý kiến của mình về
kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ
sung hoặc giám định lại. Những việc này
được ghi vào biên bản (khoản 1 Điều 158).
Quy định này chỉ hợp lý khi bị can, người
tham gia tố tụng khác trình bày trực tiếp
với cơ quan tiến hành tố tụng mà không
hợp lý trong trường hợp bị can, người
tham gia tố tụng trình bày ý kiến của
mình bằng văn bản và gửi văn bản này
cho cơ quan tiến hành tố tụng. Chính vì
vậy, BLTTHS năm 2015 tại khoản 3 Điều
214 đã sửa đổi, bổ sung như sau: “Bị can,
bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có
quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận
giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc
giám định lại. Trường hợp họ trình bày trực
tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa
án phải lập biên bản.”. Ở đây, BLTTHS năm
2015 quy định Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát, Tòa án chỉ phải lập biên bản khi
bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố
tụng khác trình bày ý kiến trực tiếp.
(iv) BLTTHS năm 2003 quy định
trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát không chấp nhận yêu cầu của bị can,
những người tham gia tố tụng khác thì
phải nêu rõ lý do và thông báo cho họ
biết (khoản 2 Điều 158). Ở đây, cơ quan
có trách nhiệm thông báo chỉ gồm Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát và không rõ
việc thông báo bằng hình thức nào. So với
BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 bổ
sung trách nhiệm của Tòa án trong việc
thông báo cho bị can, bị cáo, bị hại, người
tham gia tố tụng khác về việc không chấp
nhận đề nghị của họ và việc thông báo
phải bằng văn bản (khoản 4 Điều 214).
Tuy nhiên, việc BLTTHS năm 2015
chỉ đặt ra trách nhiệm thông báo của Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án là
chưa đầy đủ, vì khoản 1 Điều 214 BLTTHS
năm 2015 quy định trách nhiệm xem xét
đề nghị trưng cầu giám định của bị can,
bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác
cho cả cơ quan tiến hành tố tụng và cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra.
Tóm lại, BLTTHS năm 2015 đã có
nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng liên
quan đến chế định giám định, đáp ứng
yêu cầu hoàn thiện chế định giám định tư
pháp được thể hiện trong Nghị quyết của
Đảng, khắc phục những tồn tại, vướng
mắc qua thực tiễn thi hành BLTTHS năm
2003, góp phần hiệu quả vào công cuộc
đấu tranh phòng, chống tội phạm trong
thời gian tới./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- che_dinh_giam_dinh_trong_bo_luat_to_tung_hinh_su_nam_2015.pdf