Thứ ba, chứng chỉ hành nghề
Cần rà soát lại những ngành, nghề kinh
doanh theo quy định của pháp luật cần có
chứng chỉ hành nghề của giám đốc và cá
nhân khác, loại bỏ những quy định không
có lợi cho người thành lập doanh nghiệp
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người
thành lập doanh nghiệp thực hiện hoạt
động đăng kí doanh nghiệp.
Cần xây dựng quy chế pháp lí kiểm
tra, giám sát chứng chỉ hành nghề của giám
đốc và cá nhân khác sau khi doanh nghiệp
được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh bởi vì trên thực tế, tại thời điểm
thành lập doanh nghiệp, người lao động
trong doanh nghiệp có đủ chứng chỉ hành
nghề theo quy định của pháp luật nhưng
sau đó họ xin nghỉ việc, doanh nghiệp buộc
phải tuyển dụng người lao động mới. Nếu
không có sự quy định chặt chẽ của pháp
luật, sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản
lí nhà nước rất dễ xảy ra hiện tượng người
lao động mới trong doanh nghiệp không
đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ hành nghề
theo quy định của pháp luật nhưng vẫn
ngang nhiên hành nghề.
Tóm lại, trước khi thực hiện thủ tục
đăng kí doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, người thành lập doanh
nghiệp cần chuẩn bị các điều kiện cơ bản
theo quy định của pháp luật như: Tư cách
pháp lí của chủ thể thành lập và quản lí
doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; tài
sản; hồ sơ đăng kí doanh nghiệp.v.v. Sau
khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí ki
doanh, người thành lập doanh nghiệp cần
thực hiện các thủ tục sau đăng kí doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật.
Chế định pháp luật thành lập doanh
nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo hành lang pháp lí điều chỉnh hoạt động
của các chủ thể khi tham gia vào quá trình
thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện
nay một số quy định pháp luật về thành lập
doanh nghiệp đã bộc lộ những hạn chế nhất
định gây khó khăn cho các chủ thể khi áp
dụng chế định pháp luật thành lập doanh
nghiệp vào thực tiễn. Để hoàn thiện chế
định pháp luật về thành lập doanh nghiệp,
Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung, một số quy
định về tên doanh nghiệp; chứng chỉ hành
nghề; vốn pháp định.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế định pháp luật thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam và những kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 19 - Thaùng 2/2014
90
CHẾ ĐỊNH HÁ LUẬT THÀNH LẬ DOANH NGHIỆ
Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
NGUYỄN THỊ DIỄM ANH(*)
TÓM TẮT
Chế định thành lập doanh nghiệp là một trong những chế định pháp lý quan trọng
trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và Luật Doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh
những ưu điểm đã đạt được trong việc tạo hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động thành
lập doanh nghiệp, chế định này đã sớm bộc lộ những hạn chế nhất định. Bài viết của tác
giả tập trung phân tích một số nội dung pháp lý cơ bản về thành lập doanh nghiệp, trên cơ
sở đó chỉ ra những bất cập và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định pháp lý về
thành lập doanh nghiệp.
Từ khóa: Chế định pháp luật thành lập doanh nghiệp; kiến nghị hoàn thiện chế định
pháp luật thành lập doanh nghiệp; thành lập doanh nghiệp.
ABSTRACT
The legal institution for the establishment of enterprises is one of the important legal
institutions in the Vietnamese law system in general and the enterprise law in particular.
Besides the advantages obtained in the creation of the legal framework which adjusts the
operation of the enterprise establishment, this institution soon reveals its limitations. This
article focuses on analyzing some of the basic legal contents of the establishment of
enterprises, points out the gaps and makes some recommendations to improve the legal
system for the establishment of enterprises.
Keywords: Legal institutions for the establishment of enterprise; recommendations of
improving legal institutions for establishing enterprises; establishing enterprises.
Chế định pháp luật thành lập doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay được quy
định chủ yếu trong Luật Doanh nghiệp
năm 2005 đã được sửa đổi bổ sung năm
2009 (trong bài viết này gọi tắt là Luật
Doanh nghiệp 2005); Nghị định số
102/2010/NĐ-CP; Nghị định số
43/2010/NĐ-CP; Nghị định số
05/2013/NĐ-CP Và một số văn bản quy
phạm pháp luật khác. Ngoài việc tạo
khung pháp lí cơ bản, nền tảng để điều
chỉnh hoạt động kinh doanh của Doanh
nghiệp, những quy định cụ thể và tương
đối phù hợp trong chế định pháp luật
thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam còn
góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp trong nước thành lập, phát
huy nội lực, khai thác tiềm năng sẵn có và
bước đầu tạo môi trường pháp lí thuận lợi để
thu hút đầu tư nước ngoài. Bài viết này sẽ
phân tích khái quát chế định pháp luật thành
lập doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật Việt Nam hiện hành và chỉ ra một số bất
cập, hạn chế của nó, trên cơ sở đó đưa ra
những kiến nghị hoàn thiện.
1. CHẾ Đ NH PHÁP LUẬT THÀNH LẬP
DOANH NGHI P THEO QUY Đ NH CỦA
PHÁP LUẬT VI T NAM HI N HÀNH
Chế định pháp luật thành lập doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành gồm hai nội dung chủ yếu:
Những điều kiện cơ bản để thành lập doanh
nghiệp và đăng kí doanh nghiệp.
(*)
ThS, Trường Đại học Công đoàn.
91
1.1. Những đi u kiện c ản để thành lập
doanh nghiệp
Trước khi thực hiện thủ tục đăng kí
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật,
người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị
các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, tư cách pháp lí của chủ thể
thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lí
doanh nghiệp
Chủ thể thành lập, góp vốn, mua cổ
phần và quản lí doanh nghiệp được quy
định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005
và từ điều 12 đến điều 15 Nghị định
102/2010/NĐ-CP. Theo quy định tại khoản
1 điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005, Tổ
chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân
nước ngoài có quyền thành lập và quản lí
doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định
của Luật này, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này . Khoản 2 điều 13 Luật
Doanh nghiệp 2005 quy định những cá
nhân, tổ chức không có quyền thành lập và
quản lí doanh nghiệp tại Việt Nam.
Thứ hai, ngành nghề kinh doanh
Căn cứ các quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành, có thể chia ngành
nghề kinh doanh thành những nhóm chủ
yếu như sau: Ngành nghề, lĩnh vực bị cấm
kinh doanh; Ngành nghề kinh doanh có
điều kiện và ngành nghề kinh doanh thuộc
những lĩnh vực và địa bàn được khuyến
khích, ưu đãi đầu tư.
Nhóm thứ nhất, ngành nghề bị cấm
kinh doanh. Những ngành nghề thuộc
nhóm này được quy định tại khoản 3 điều 7
Luật Doanh nghiệp 2005; Điều 7 Nghị định
số 102/2010/NĐ-CP; Điều 7 Nghị định số
43/2010/NĐ-CP và Điều 30 Luật Đầu tư
2005. Xét một cách tổng quát, đó là những
ngành nghề thuộc các lĩnh vực đầu tư mà
hoạt động của Doanh nghiệp có thể gây
phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn
hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc
Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm
hủy hoại tài nguyên, phá hoại môi trường.
Nhóm thứ hai, ngành nghề kinh doanh
có điều kiện. Đây là những ngành nghề
kinh doanh mà theo quy định của pháp
luật, doanh nghiệp phải đáp ứng được một
số yêu cầu nhất định mới được phép kinh
doanh. Điều kiện về kinh doanh gồm hai
nội dung, đó là: Ngành nghề kinh doanh
có điều kiện và điều kiện kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện được
hiểu là những ngành nghề kinh doanh
thuộc các lĩnh vực đầu tư mà theo yêu cầu
quản lí, điều tiết nền kinh tế, nhà nước
quy định doanh nghiệp cần phải đáp ứng
những điều kiện nhất định mới có thể đảm
bảo kinh doanh có hiệu quả. Ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh
doanh được quy định tại Điều 8 Nghị định
số 102/2010/NĐ-CP và Điều 29 Luật Đầu
tư 2005.
Nhóm thứ ba, ngành nghề kinh doanh
thuộc những lĩnh vực và địa bàn được
khuyến khích, ưu đãi đầu tư được quy định
tại Điều 27 và Điều 28 Luật Đầu tư năm
2005.
Thứ ba, tài sản kinh doanh
Chủ thể thành lập doanh nghiệp bắt
buộc phải đăng kí tài sản đầu tư vào hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi
được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh
nghiệp, số tài sản này được ghi thành vốn
điều lệ hoặc vốn đầu tư đối với doanh
nghiệp tư nhân. Tài sản đưa vào góp vốn
kinh doanh phải thỏa mãn hai điều kiện sau
đây:
Thứ nhất, tài sản đầu tư vào doanh
nghiệp phải là những tài sản được pháp
luật công nhận. Điều 163 Bộ luật Dân sự
2005 quy định: tài sản bao gồm vật, tiền,
giấy tờ có giá và các quyền tài sản . Tài
sản đầu tư vào doanh nghiệp còn được quy
định tại khoản 4 điều 4 Luật Doanh nghiệp
2005 và khoản 1 điều 2 Nghị định số
108/2006/NĐ-CP.
92
Thứ hai, tài sản góp vốn phải thuộc
quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền sử
dụng hợp pháp của chủ thể góp vốn thành
lập doanh nghiệp. Đối với những ngành
nghề kinh doanh quy định vốn pháp định
thì tài sản góp vốn phải bằng hoặc lớn hơn
vốn pháp định.
Thứ tư, tên, địa chỉ trụ sở chính của
doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp là tên gọi chính thức
của doanh nghiệp, tên doanh nghiệp được
quy định từ Điều 31 đến Điều 34 Luật
Doanh nghiệp 2005 và Điều 13 đến Điều
16 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng
kí doanh nghiệp.
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa
điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp,
phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. Trụ sở
chính của doanh nghiệp được quy định tại
Điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Thứ năm, hồ sơ đăng kí kinh doanh
hợp lệ
Hồ sơ đăng kí kinh doanh của doanh
nghiệp được quy định từ Điều 16 đến Điều
20 Luật Doanh nghiệp 2005 và từ Điều 19
đến Điều 23 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
Người thành lập doanh nghiệp phải chuẩn
bị hồ sơ đăng kí kinh doanh theo quy định
của pháp luật.
Bên cạnh những điều kiện trên, đối với
những loại hình doanh nghiệp pháp luật có
quy định số lượng thành viên tối thiểu thì
doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều
kiện đó. Doanh nghiệp phải xác định và
đăng kí người đại diện theo pháp luật trong
quan hệ với các cơ quan nhà nước và quan
hệ với doanh nghiệp, khách hàng. Ngoài
những điều kiện trên, người thành lập
doanh nghiệp phải chuẩn bị lệ phí đăng kí
kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1.2. Đ ng kí doanh nghiệp
1.2.1. Thủ tục đăng kí
Căn cứ Điều 15 Luật Doanh nghiệp
năm 2005 và Điều 27 Nghị định số
43/2010/NĐ-CP, có thể phân thành hai
hình thức đăng kí doanh nghiệp đó là:
Đăng kí doanh nghiệp trực tiếp (Chủ thể
thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng kí
doanh nghiệp tại cơ quan đăng kí kinh
doanh cấp tỉnh thành nơi doanh nghiệp dự
định đặt trụ sở chính) và đăng kí doanh
nghiệp qua mạng điện tử (Chủ thể thành
lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng kí doanh
nghiệp qua cổng thông tin đăng kí doanh
nghiệp quốc gia)
Thủ tục đăng kí doanh nghiệp trực tiếp
được quy định tại Điều 15 Luật Doanh
nghiệp 2005. Thủ tục đăng kí kinh doanh
qua mạng điện tử được quy định tại Điều
27 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
1.2.2. Những thủ tục sau đăng kí doanh
nghiệp
Sau khi được cấp giấy chứng nhận
đăng kí, doanh nghiệp phải thực hiện các
thủ tục sau đây: Công bố sự ra đời theo quy
đinh tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2005;
Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở
chính với cơ quan đăng kí kinh doanh theo
quy định tại khoản 2 điều 35 Luật Doanh
nghiệp 2005.
2. M T S BẤT CẬP VỀ CHẾ Đ NH
THÀNH LẬP DOANH NGHI P Ở
VI T NAM HI N NAY
Th nhất, t n doanh nghiệp
Nghị định số 43/2010/NĐ-CP quy
định: Các doanh nghiệp đã đăng kí tên
doanh nghiệp ph hợp với quy định tại
Nghị định số 88/2006/NĐ-CP nhưng không
ph hợp với quy định tại khoản 1 Điều 14
Nghị định này không bắt buộc phải đăng kí
đổi tên. Khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên
tr ng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng
với nhau để đăng kí đổi tên doanh nghiệp
hoặc bổ sung tên địa danh để làm yếu tố
phân biệt tên doanh nghiệp . Như vậy,
hiện tượng các doanh nghiệp trùng tên vẫn
đang còn tồn tại trên thực tế. Thực trạng
này gây khó khăn cho công tác quản lí nhà
nước đối với doanh nghiệp, dễ gây nhầm
lẫn cho người tiêu dùng và đối tác của các
doanh nghiệp.
93
Th hai, vốn pháp định
Theo quy định tại khoản 7 điều 4 Luật
Doanh nghiệp 2005, vốn pháp định được
hiểu là mức vốn tối thiểu phải có theo quy
định của pháp luật để thành lập doanh
nghiệp . Các quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành về vốn pháp định còn có
một số bất cập sau đây.
Thứ nhất, ngành nghề kinh doanh có
quy định vốn pháp định còn được quy định
rải rác ở nhiều Nghị định khác nhau, gây
khó khăn cho người thành lập doanh
nghiệp trong việc tra cứu, cập nhập thông
tin về mức vốn pháp định. Bên cạnh đó,
một số ngành nghề kinh doanh có quy định
vốn pháp định cần được điều chỉnh mức
vốn pháp định cho phù hợp với nhu cầu
của thực tiễn. Ví dụ, tại khoản 1 điều 3
Nghị định số 153/2007/NĐ-CP quy định:
“Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất
động sản phải có vốn pháp định là 6 (sáu)
tỷ đồng . Theo tác giả, mức vốn này là quá
thấp so với yêu cầu của thực tiễn.
Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền xác
nhận vốn pháp định còn được quy định khá
chung chung trong Luật Doanh nghiệp,
Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh
nghiệp, Nghị định hướng dẫn đăng kí
doanh nghiệp. Thực trạng này, gây khó
khăn và lúng túng cho người thành lập
doanh nghiệp và cơ quan đăng kí kinh
doanh khi áp dụng pháp luật để giải quyết
việc đăng kí kinh doanh.
Th a, ch ng chỉ hành ngh của cá
nh n hoặc một số cá nh n theo quy định
đối với doanh nghiệp kinh doanh các
ngành ngh mà theo quy định của pháp
luật c n phải có ch ng chỉ hành ngh
Chứng chỉ hành nghề được hiểu là văn
bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp
được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân
có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm
nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.
Luật Doanh nghiệp 2005 quy định, hồ
sơ đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp
phải có chứng chỉ hành nghề của Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối
với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề
mà theo quy định của pháp luật phải có
chứng chỉ hành nghề. Khoản 4 điều 19
Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định hồ sơ
đăng kí doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
tư nhân phải có: “Bản sao hợp lệ chứng chỉ
hành nghề của một hoặc một số cá nhân
theo quy định đối với doanh nghiệp tư
nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo
quy định của pháp luật phải có chứng chỉ
hành nghề . Khoản 5 điều 20 Nghị định số
43/2010/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng kí
doanh nghiệp đối với Công ty cổ phần,
Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành
viên trở lên, công ty hợp danh phải có:
Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của
các thành viên hợp danh đối với công ty
hợp danh, của một hoặc một số cá nhân
đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần nếu công ty kinh doanh ngành,
nghề mà theo quy định của pháp luật phải
có chứng chỉ hành nghề . Khoản 7 điều
21 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP quy định
hồ sơ đăng kí doanh nghiệp đối với Công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải
có: Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề
của một hoặc một số cá nhân theo quy định
đối với công ty kinh doanh các ngành,
nghề mà theo quy định của pháp luật phải
có chứng chỉ hành nghề
Các quy định của pháp luật Việt Nam
về chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc
một số cá nhân theo quy định đối với
doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề
mà theo quy định của pháp luật cần phải có
chứng chỉ hành nghề còn có những hạn chế
sau đây:
Thứ nhất, những ngành nghề kinh
doanh có quy định chứng chỉ hành nghề
của một hoặc một số cá nhân còn được quy
định rải rác ở nhiều văn bản quy phạm
pháp luật khác nhau. Ví dụ: Điều 16 Nghị
định 17/2010/NĐ-CP quy định người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải
94
có chứng chỉ hành nghề khi doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ đấu giá tài sản; Điều 14
Nghị định 79/2006/NĐ-CP quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Dược
năm 2006 quy định cá nhân giữ chức vụ
quản lí trong doanh nghiệp phải có chứng
chỉ hành nghề; Khoản 3 điều 87 Luật Xây
dựng năm 2003 quy định cá nhân làm việc
tại doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành
nghề khi doanh nghiệp kinh doanh những
ngành nghề thiết kế xây dựng công
trình..v.v. Điều này gây khó khăn cho
người thành lập doanh nghiệp trong việc
tra cứu văn bản để cập nhập thông tin.
Thứ hai, hiện nay việc thay đổi nội
dung đăng kí kinh doanh; đăng kí bổ sung,
thay đổi ngành nghề kinh doanh đã được
quy định khá chi tiết tại Điều 26 Luật
Doanh nghiệp 2005 và từ Điều 34 đến Điều
46 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP. Tuy
nhiên các quy định về việc đăng kí bổ
sung, thay đổi cá nhân, nhóm cá nhân cần
có chứng chỉ hành nghề khi doanh nghiệp
kinh doanh những ngành nghề mà theo quy
định của pháp luật cần phải có chứng chỉ
hành nghề lại chưa được quy định cụ thể ở
các văn bản nêu trên.
3. NHỮNG KIẾN NGH HOÀN THI N
Thứ nhất, tên doanh nghiệp
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các
cơ quan quản lí nhà nước, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người
tiêu dùng..v.v. pháp luật cần quy định chi
tiết hơn những quy định pháp luật hiện
hành về các trường hợp tên doanh nghiệp
bị trùng; các hành vi nghiêm cấm đối với
các doanh nghiêp lợi dụng trùng tên gây
khó khăn cho hoạt động quản lí nhà nước,
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người tiêu dùng; các chế tài pháp lí cụ
thể đối với những doanh nghiệp bị trùng
tên khi thực hiện những hành vi nghiêm
cấm.
Thứ hai, vốn pháp định
Hiện nay đã có một số văn bản quy
định cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn
pháp định như: Tổ chức kiểm toán độc lập
có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định vốn
pháp định đối với doanh nghiệp đang hoạt
động có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh
doanh bất động sản (mục 1.2 phần I Thông
tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21 tháng 5
năm 2008; Ngân hàng thương mại được
phép hoạt động tại Việt Nam, tổ chức có
chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả
định giá tài sản được đưa vào góp vốn có
thẩm quyền xác nhận vốn pháp định đối
với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề
dịch vụ bảo vệ (khoản 2 điều 9 Nghị định
số 52/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm
2008). Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát,
cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp
định còn được quy định khá chung chung
trong Luật Doanh nghiệp, Nghị định hướng
dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Nghị định
hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp. Nhằm
tiết kiệm thời gian, công sức cho người
thành lập doanh nghiệp, pháp luật cần có
quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền
xác nhận vốn pháp định trong một văn bản
pháp lí cụ thể. Bên cạnh đó, pháp luật cũng
cần có sự điều chỉnh về mức vốn pháp định
đối với một số ngành nghề kinh doanh cho
phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, trước
mắt đó là ngành nghề kinh doanh bất động
sản.
Thứ ba, chứng chỉ hành nghề
Cần rà soát lại những ngành, nghề kinh
doanh theo quy định của pháp luật cần có
chứng chỉ hành nghề của giám đốc và cá
nhân khác, loại bỏ những quy định không
có lợi cho người thành lập doanh nghiệp
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người
thành lập doanh nghiệp thực hiện hoạt
động đăng kí doanh nghiệp.
Cần xây dựng quy chế pháp lí kiểm
tra, giám sát chứng chỉ hành nghề của giám
đốc và cá nhân khác sau khi doanh nghiệp
được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh bởi vì trên thực tế, tại thời điểm
thành lập doanh nghiệp, người lao động
trong doanh nghiệp có đủ chứng chỉ hành
95
nghề theo quy định của pháp luật nhưng
sau đó họ xin nghỉ việc, doanh nghiệp buộc
phải tuyển dụng người lao động mới. Nếu
không có sự quy định chặt chẽ của pháp
luật, sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản
lí nhà nước rất dễ xảy ra hiện tượng người
lao động mới trong doanh nghiệp không
đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ hành nghề
theo quy định của pháp luật nhưng vẫn
ngang nhiên hành nghề.
Tóm lại, trước khi thực hiện thủ tục
đăng kí doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, người thành lập doanh
nghiệp cần chuẩn bị các điều kiện cơ bản
theo quy định của pháp luật như: Tư cách
pháp lí của chủ thể thành lập và quản lí
doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; tài
sản; hồ sơ đăng kí doanh nghiệp..v.v. Sau
khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí ki
doanh, người thành lập doanh nghiệp cần
thực hiện các thủ tục sau đăng kí doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật.
Chế định pháp luật thành lập doanh
nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo hành lang pháp lí điều chỉnh hoạt động
của các chủ thể khi tham gia vào quá trình
thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện
nay một số quy định pháp luật về thành lập
doanh nghiệp đã bộc lộ những hạn chế nhất
định gây khó khăn cho các chủ thể khi áp
dụng chế định pháp luật thành lập doanh
nghiệp vào thực tiễn. Để hoàn thiện chế
định pháp luật về thành lập doanh nghiệp,
Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung, một số quy
định về tên doanh nghiệp; chứng chỉ hành
nghề; vốn pháp định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Châu (2010), Tìm hiểu Luật Kinh tế, Nxb Lao động, Hà Nội.
2. Minh Ngọc, Ngọc Hà (2010) Luật Kinh tế, Nxb Lao động, Hà Nội.
3. Nguyễn Viết Tý (cb) (2008), Giáo trình Luật Thương mại, tập 1, Trường Đại học Luật
Hà Nội, Nxb CAND, Hà Nội.
4. Luật Doanh nghiệp 2005 (đã sửa đổi bổ sung năm 2009).
5. Nghị định số 102/2010/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật
Doanh nghiệp
6. Nghị định số 43/20010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về Đăng kí doanh nghiệp.
7. Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số
điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/20010/NĐ-CP ngày
15/4/2010 về Đăng kí doanh nghiệp.
8. Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Kinh doanh bất động sản.
9. Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/ 4/2008 về quản lí kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
10. Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21/5/2008 hướng dẫn thực hiện một số nội dung
của Nghị định 153/2007/NĐ-CP.
* Nhận bài ngày: 23/10/2013. Biên tập xong: 20/2/2014. Duyệt đăng: 24/2/2014.
96
HỘP THƯ ẠN ĐỌC
Kính gửi uý bạn đọc,
Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được rất nhiều bài viết của các nhà khoa học
trong cả nước. Ban Biên tập Tạp chí Đại học Sài G n chân thành cảm ơn sự cộng tác của
Quý vị.
Trong số Tạp chí này, chúng tôi xin giới thiệu đến uý bạn đọc và các nhà khoa học
những bài nghiên cứu thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Khoa học
Giáo dục.
Ban Biên tập Tạp chí Đại học Sài Gòn c ng xin trân trọng thông báo đã nhận được
bài viết của các tác giả có tên sau đây gửi tới Toà soạn: PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn, TS. B i
Văn Thắng, TS. Trần uang Nam, TS. Phạm Ngọc Hiền, TS. Lê Văn Tấn, TS. Đặng Kim
Tại, TS. Phạm Lê Thông, TS. Nguyễn Văn Thắng, ThS. Nguyễn Ngọc Phú, ThS. Nguyễn
Văn Thương, ThS. Hà Thị Thuỳ Dương, ThS. Nguyễn inh Hiệp, ThS.NCS. Ngô Xuân
Bình, ThS. Trần Cao Nguyên, ThS. Nguyễn Anh H ng, ThS.NCS. Lê Chi Lan, ThS. Ngô Thị
Kim Liên, ThS. Hoàng Thị Kiều Oanh, ThS. Lê Dình Nghi, ThS. Trần Thị Ngọc uỳnh,
ThS. Lê Khoa Huân, ThS. Lê Nguyễn Bình inh, ThS. ai Trương Huy, ThS. V Thị Thu,
ThS. Nguyễn Vĩnh Khương, ThS. ai ỹ Hạnh, ThS Nguyễn Tiến Công, NCS. Nguyễn Huy
Khuyến, ThS. Nguyễn Thị Oanh, ThS. Phan Tất Hiển, ThS. Lê Thái Sơn c ng nhiều bài
viết của các tác giả khác. Chúng tôi xin được chọn đăng ở các số Tạp chí tiếp theo.
Với những bài viết đã chọn đăng trong số Tạp chí này, chắc chắn vẫn c n những
thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của uý bạn đọc để có thể ngày
một nâng cao chất lượng Tạp chí Đại học Sài G n.
ột lần nữa, Ban biên tập Tạp chí Đại học Sài Gòn chân thành cảm ơn uý bạn đọc,
các nhà khoa học trong cả nước và mong muốn được đón nhận sự tín nhiệm lâu dài của
uý vị trong tương lai.
Trân trọng kính chào.
BAN BIÊN TẬP
TẠP CHÍ ĐẠI HỌC SÀI GÒN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- che_dinh_phap_luat_thanh_lap_doanh_nghiep_o_viet_nam_va_nhun.pdf