Chế định quyền con người qua các bản hiến pháp Việt Nam

Kết luận Là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia. Chế định về quyền con người là một chế định giữ vai trò quan trọng trong các Hiến pháp. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định về quyền con người ngày càng được hoàn thiện và mở rộng đặc biệt là qua các bản Hiến pháp từ Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 đến Hiến pháp 2013. Việc hiến định quyền con người trong Hiến pháp 2013 là sự kế thừa và phát triển các bản Hiến pháp trước đó, đồng thời chuyển hóa sâu sắc nhiều nội dung, tinh thần các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt nam là thành viên. Chế định này sẽ tạo nền tảng pháp lý cao nhất để xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm quyền con người trong xã hội Việt Nam, đáp ứng mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế định quyền con người qua các bản hiến pháp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
112 Journal of Transportation Science and Technology, Vol 34, Nov 2019 CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM HUMAN RIGHTS IN VIETNAMESE CONSTITUTIONS Ngô Thuỳ Dung Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM dung.ngo@ut.edu.vn Tóm tắt: Quyền con người là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với toàn nhân loại. Trong thời đại ngày nay, quyền con người không thể tách khỏi hòa bình, dân chủ và phát triển. Đây là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn coi việc đảm bảo quyền con người là mục tiêu phát triển. Để làm được điều đó hệ thống pháp luật Việt Nam đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện để thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia ký kết, đặc biệt là trong Hiến pháp – văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Kể từ Hiến pháp đầu tiên 1946 cho đến Hiến pháp 2013 hiện hành tinh thần đề cao quyền con người luôn được thể hiện. Đây là những nấc thang về việc ghi nhận và phát triển các quyền cũng như cơ chế bảo vệ quyền con người ở Việt Nam. Từ khóa: Nhân quyền, quyền con người, chế định quyền con người, Hiến định, Hiến pháp Việt Nam. Chỉ số phân loại: 3.5 Abstract: Human rights are very important for the humanity. In this day and age, human rights cannot be separated from peace, democracy and development. These are the natural, inherent and objective rights of man which recognized and protected in national and international law. In Vietnam, the Party and the Goverment always consider ensuring human rights as a development goal. In order to do that, the Vietnamese legal system has constantly built and perfected to implement the international commitments on human rights that Vietnam has signed, especially in the Constitution - the highest legal. From the first 1946 Constitution to the 2013 Constitution, the human rights have always been expressed. These are steps in recognizing and developing human rights and mechanisms for protecting human rights in Viet Nam. Key words: Human rights, human rights institution; Consitutional; VietNamese Constitution. Classification number: 3.5 1. Giới thiệu Hơn 70 năm qua, trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền công dân và quyền con người là mục tiêu nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Sau đó được xác định cụ thể hơn “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân” [1]. Việt Nam đã gia nhập hầu hết các công ước quốc tế về nhân quyền; đồng thời pháp điển hóa các quyền con người trong hệ thống pháp luật quốc gia. Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng, là nhân tố bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội và chủ quyền của quốc gia, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ. Theo dòng lịch sử lập hiến, kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có năm bản Hiến pháp đó là: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001) và Hiến pháp năm 2013. Những văn kiện này đã từng bước xây dựng chế định quyền con người một cách khoa học, đầy đủ và ngày càng hoàn thiện hơn, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực thi quyền con người trong thực tế. TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 34-11/2019 113 2. Khái niệm quyền con người Quyền con người là một phạm trù đa diện nên có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Theo một tài liệu của Liên Hợp Quốc, có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố [16]. Liên Hợp Quốc chính thức công nhận khái niệm quyền con người vào năm 1948 với sự ra đời của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người. Trong đó, quyền con người được hiểu là: “Những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người” [11]. Ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người” có một thuật ngữ khác cũng được sử dụng đó là “nhân quyền”. Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “nhân quyền” chính là “quyền con người”[12]. Như vậy, về mặt Ngôn ngữ học, quyền con người và nhân quyền là hai từ đồng nghĩa do đó có thể sử dụng cả hai thuật ngữ này trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn. Các học giả Việt Nam tiếp cận khái niệm quyền con người ở nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ Luật học: "Quyền con người là các khả năng của con người được đảm bảo bằng pháp luật (luật quốc gia và luật quốc tế) về sử dụng và chi phối các phúc lợi xã hội, các giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần, sử dụng quyền tự do trong xã hội trong phạm vi luật định và quyền quyết định các hoạt động của mình và của người khác trên cơ sở pháp luật"[13]. Dưới góc độ giảng dạy, nghiên cứu: "Nhân quyền (hay quyền con người) là những năng lực và nhu cầu vốn có và chỉ có ở con người, với tư cách là thành viên cộng đồng nhân loại, được thể chế hóa bằng pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế"[10]. Các khái niệm quyền con người được nêu ra mặc dù không hoàn toàn giống nhau, nhưng thường được hiểu là: “Những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế” [8]. Như vậy, khái niệm quyền con người có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội, ở mọi giai đoạn lịch sử, mọi quốc gia và dân tộc. Theo tác giả khái niệm quyền con người có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau: “Quyền con người là các quyền bẩm sinh, cơ bản của con người được nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện và không thể chuyển giao”. 3. Sự phát triển của chế định quyền con người qua các bản Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992 Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà được thông qua gày 9/11/1946 (sau đây gọi là Hiến pháp 1946). Hiến pháp 1946 có 7 Chương và 70 Điều. Trong đó chế định quyền con người không được quy định một cách độc lập mà đồng nhất quyền con người và quyền công dân. Nội dung về quyền con người được đề cập chủ yếu tại Chương II - “Nghĩa vụ và quyền lợi của công dân”. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, quyền bình đẳng được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước: “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình” [Điều 7, 2]. Lần đầu tiên, Hiến pháp quy định phụ nữ được ngang quyền với nam giới về mọi phương diện [Điều 9, 2]. Và cũng lần đầu tiên, Nhân dân được bảo đảm các quyền tự do dân chủ: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”[Điều 10, 2]. Ngoài ra, Hiến pháp 1946 còn đề cập đến các quyền con người như: Quyền không bị tra tấn, đánh đập, ngược đãi [Điều 68, 2]; quyền được trú ngụ trên đất Việt Nam với những người ngoại quốc tranh đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn tránh [Điều 16, 2] Việc ghi nhận các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó trong Hiến pháp 1946 đặt nền móng cho chế định quyền con người trong các bản Hiến pháp tiếp theo của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đứng đầu cơ quan soạn thảo 114 Journal of Transportation Science and Technology, Vol 34, Nov 2019 Hiến pháp 1946 đã nói: “Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân”[9]. Trên cơ sở kế thừa bản Hiến pháp 1946, các nội dung liên quan đến quyền con người tiếp tục được quy định Chương III - Hiến pháp năm 1959 (sau đây gọi là Hiến pháp 1959) với tên gọi “Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Các quyền con người cơ bản vẫn được ghi nhận gồm: quyền bình đẳng “Công dân nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đều bình đẳng trước pháp luật”; quyền tự do cư trú và đi lại; quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình” [3]. Hiến pháp 1959 có bổ sung nhiều quy định mới về quyền con người: Quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi, quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật.v.v Như vậy, quyền con người tiếp tục được mở rộng hơn trong Hiến pháp Việt Nam 1959. Ngày 18/12/1980, Hiến pháp mới được thông qua sau đây gọi là Hiến pháp 1980. Quyền con người được đề cập tại Chương V - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Qua ba bản Hiến pháp khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân” vẫn chưa có ranh giới phân định rạch ròi. So với các bản Hiến pháp trước đó, Hiến pháp 1980 đã tiếp thu có chọn lọc, kế thừa và ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ và cụ thể hơn về quyền con người. Điều 63 - Hiến pháp 1980 đã bổ sung bốn điểm mới về quyền bình đẳng: Một là Nhà nước và xã hội có nghĩa vụ chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ để phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội; hai là Nhà nước cần hoạch định chính sách lao động phù hợp với điều kiện của phụ nữ; ba là xã viên hợp tác xã cũng được hưởng phụ cấp sinh đẻ; bốn là Nhà nước và xã hội phải chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, các nhà ăn công cộng và những cơ sở phúc lợi khác. Hiến pháp 1980 cũng có thêm các quy định: quyền được bảo hiểm xã hội; quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền có nhà ở Và đặc biệt, lần đầu tiên Hiến pháp năm 1980 dành một điều riêng quy định quyền của trẻ em - Điều 65: “Nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, mở rộng dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em, làm cho sinh hoạt, học tập và trưởng thành của trẻ em được bảo đảm” [4]. Hiến pháp 1992 được thông qua ngày 15/4/1992. Với sự ra đời của Hiến pháp 1992, thuật ngữ "quyền con người" được thừa nhận, tức là không còn đồng nhất quyền con người với quyền công dân nhưng bản Hiến pháp này cũng chưa phân biệt được quyền con người và quyền công dân trong các quy định cụ thể. Hiến pháp 1992 chỉ giữ lại 4 điều không sửa chữa, 26 điều phải sửa đổi, bổ sung và thêm 4 điều mới với sự sắp xếp hợp lý hơn về quyền con người. Ví dụ, Điều 63 quy định quyền bình đẳng nam, nữ và bổ sung: “Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”. Việc bổ sung này là cần thiết nhằm phòng ngừa và chống lại những hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, đánh đập, hành hạ, mua bán phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Hiến pháp 1992 đưa ra những quy định mới về quyền con người: Quyền tự do kinh doanh; quyền bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự; quyền được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, v.v Tuy có nhiều tiến bộ so với các bản Hiến pháp trước đó nhưng Hiến pháp 1992 vẫn còn có hạn chế nhất là trong cách trình bày, diễn đạt các quy định. Điều 50, Hiến pháp 1992 quy định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” [5]. Từ đó, người đọc sẽ có thể hiểu rằng ở Việt Nam, chỉ công dân Việt Nam mới có quyền con người, còn những đối tượng khác như người nước ngoài, người không quốc tịch thì không có quyền con người. Quy định như vậy là không phù hợp với luật pháp quốc tế về nhân quyền bởi lẽ luật pháp quốc tế và các quốc gia khác đều thừa nhận quyền con người là quyền tự TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 34-11/2019 115 nhiên, bất kì ai sinh ra cũng có mà không bị phân biệt về giới tính, dân tộc, địa vị hay các đặc điểm pháp lý 4. Quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 Qua hơn 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nhưng tình hình trong nước, khu vực và quốc tế ngày càng có nhiều biến đổi phức tạp do vậy ngày 28/11/2013 bản Hiến pháp mới được thông qua sau đây gọi là Hiến pháp 2013. Với Hiến pháp 2013, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta “quyền con người” đã trở thành tên gọi chính thức của một chương thay vì được quy định chung chung tại chương “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” như các bản Hiến pháp trước đó. Sự bổ sung cụm từ “quyền con người” tại Chương II là điểm nhấn quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Đây không chỉ là sự bổ sung một cụm từ mang tính chất kỹ thuật lập hiến mà còn phản ánh tư duy phát triển, phù hợp với xu hướng của dân tộc, thời đại và nhân loại. Đồng thời xóa bỏ sự mập mờ giữa hai khái niệm về quyền con người và quyền công dân trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc thay đổi tên chương từ “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” trong Hiến pháp 2013 còn thể hiện sự nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết. Về bố cục, việc sắp xếp quyền con người thành từng nhóm như trong Hiến pháp 2013 là phù hợp với việc sắp xếp các nhóm quyền của luật nhân quyền quốc tế đó là quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Hiến pháp 2013 đã dành 36 điều ở Chương II trên tổng số 120 điều quy định về quyền con người và quyền công dân, trong đó có khoảng 15 điều quy định trực tiếp về quyền con người. Nguyên tắc cơ bản đảm bảo quyền con người được quy định tại Điều 14: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [6]. Khoản 2, điều này cũng quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” [6]. Việc quy định về nguyên tắc hạn chế quyền là cần thiết để bảo đảm quyền con người được thực hiện một cách minh bạch, phòng ngừa sự cắt xén hay hạn chế các quyền này một cách tùy tiện từ phía các cơ quan nhà nước [ 14]. Không chỉ dừng lại ở việc củng cố các quyền con người đã được quy định Hiến pháp 2013 còn bổ sung bốn quyền con người hoàn toàn mới là: Quyền sống (Điều 19), quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40), quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41), quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43). Đây là các quyền vô cùng thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi người. Các quyền này đều nằm trong hai nhóm quyền cơ bản được ghi nhận trong các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Trong các quyền con người mới được hiến định lần này, có thể nói việc hiến định quyền sống tại Điều 19: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” [6] là minh chứng quan trọng cho những cam kết của Việt Nam trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền sống của tất cả mọi người, trong đó có cả các nhóm người dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật[15]. Bên cạnh quyền sống thì con người cần có những điều kiện về văn hoá, tinh thần để phát triển toàn diện. Do vậy, việc bổ sung quy định về quyền tiếp cận, nghiên cứu, thụ hưởng các giá trị vật chất, tinh thần và những thành quả của khoa học - công nghệ, văn học, nghệ thuật, các giá trị văn hóa là vô cùng thiết yếu. Điều 40, 41 - Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó”; 116 Journal of Transportation Science and Technology, Vol 34, Nov 2019 “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” [6]. Hiện nay, tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng. Do vậy, Điều 43 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” [6]. Ngoài ra, Hiến pháp 2013 có sự thay đổi cơ bản về cách trình bày trong cách quy phạm về quyền con người. Ví dụ: Điều 72 Hiến pháp 1992 quy định: “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [5]. Được trình bày lại theo khoản 1, Điều 31 Hiến pháp 2013 như sau: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự Luật định và có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật” [6]. Với cách diễn đạt tại Hiến pháp 1992 thì chỉ cần một điều kiện là có bản án của tòa án đã có hiệu lực thì một người bị coi là có tội và phải chịu hình phạt. Còn theo Hiến pháp 2013, một người bị kết tội phải có 2 điều kiện: Một là phải tuân theo một trình tự luật định và hai là có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án. Giá trị cốt lõi của quy định này chính là nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật Hình sự. Hiến pháp 2013 cũng thay đổi cách diễn đạt, những từ ngữ mang nặng tư tưởng ban phát quyền con người được thay thế bằng những từ ngữ mang tính chất pháp lý phù hợp với bản chất của quyền con người và pháp luật quốc tế. Những cụm từ “nhà nước bảo đảm”, “nhà nước tạo điều kiện”, “nhà nước khuyến khích”, được thay bằng “mọi người có quyền”, “công dân có quyền”Như vậy, Nhà nước không trao quyền con người, mà chỉ thừa nhận quyền con người, không chỉ công dân Việt Nam mà mọi chủ thể đều có quyền con người. Hiến pháp 2013 cũng lược bỏ một loạt các cụm từ “theo quy định của pháp luật”, “theo quy định của luật” điều này cho thấy khả năng áp dụng trực tiếp các quy phạm Hiến pháp, đồng thời ghi nhận sự ràng buộc trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người đã được xác định trong luật pháp quốc tế. Bảng 1. So sánh tổng quan về chế định quyền con người qua các bản Hiến pháp Việt Nam. Hiến pháp TIÊU CHÍ Chương và tên chương Hiến pháp 1946 Chương II - Nghĩa vụ và quyền lợi công dân Hiến pháp 1959 Chương III - Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân Hiến pháp 1980 Chương V - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Hiến pháp 1992 Chương V - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Hiến pháp 2013 Chương II- Quyền con người Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Hiến pháp TIÊU CHÍ Các điều luật tham khảo Hiến pháp 1946 Điều 6, 7,8,9,10,11 Hiến pháp 1959 Điều 22, 24, 25, 26, 27, 29,30,31,34 Hiến pháp 1980 Điều 55, 58, 59, 61, 62, 63, 65, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73 Hiến pháp 1992 Điều 50, 52, 57, 58, 60, 61, 63, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74 Hiến pháp 2013 Điều 14, 16, 19, 20, 21, 22, 24, 30, 31, 32, 33, 34; 35; 37, 38, 40, 41, 43 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 34-11/2019 117 Hiến pháp TIÊU CHÍ Thuật ngữ Hiến pháp 1946 Quyền con người đồng nhất với quyền công dân Hiến pháp 1959 Quyền con người đồng nhất với quyền công dân Hiến pháp 1980 Quyền con người đồng nhất với quyền công dân Hiến pháp 1992 Quyền con người không đồng nhất với quyền công dân Hiến pháp 2013 Tách biệt quyền con người và quyền công dân Hiến pháp TIÊU CHÍ Các quyền con người cơ bản Hiến pháp 1946 Quyền bình đẳng; quyền bình đẳng của phụ nữ; quyền tự do ngôn luận; quyền tự do xuất bản; quyền tự do tổ chức và hội họp; quyền tự do tín ngưỡng; quyền tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài. Hiến pháp 1959 Quyền bình đẳng, Quyền bình đẳng của phụ nữ; quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình; quyền tự do tín ngưỡng, quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền khiếu nại và tố cáo; quyền không bị xâm phạm, thư tín; quyền tự do cư trú và đi lại; quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi; quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật, và tiến hành các hoạt động văn hoá Hiến pháp 1980 Quyền bình đẳng; quyền có việc làm; quyền nghỉ ngơi; quyền được bảo vệ sức khoẻ; quyền có nhà ở; Quyền bình đẳng nam nữ; quyền trẻ em; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình; quyền tự do tín ngưỡng; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; quyền tự do đi lại và cư trú; quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khá; quyền khiếu nại và tố cáo Hiến pháp 1992 Quyền bình đẳng; quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu ; quyền nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động văn hoá; quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ; quyền bình đẳng nam nữ; quyền tự do đi lại và cư trú , ra nước ngoài; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền được thông tin; quyền hội họp, lập hội, biểu tình; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, quyền khiếu nại, tố cáo. Hiến pháp 2013 Quyền bình đẳng; Quyền sống; Quyền bất khả xâm phạm về thân thể; Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; quyền trẻ em; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bình đẳng nam nữ; quyền lao động; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền sở hữu; quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó, quyền thụ hưởng và tiếp cận các giá trị văn hoá; quyền được sống trong môi trường trong lành (Ghi chú: Các quyền mới bổ sung so với các bản Hiến pháp trước đó) 5. Kết luận Là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia. Chế định về quyền con người là một chế định giữ vai trò quan trọng trong các Hiến pháp. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định về quyền con người ngày càng được hoàn thiện và mở rộng đặc biệt là qua các bản Hiến pháp từ Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 đến Hiến pháp 2013. Việc hiến định quyền con người trong Hiến pháp 2013 là sự kế thừa và phát triển các bản Hiến pháp trước đó, 118 Journal of Transportation Science and Technology, Vol 34, Nov 2019 đồng thời chuyển hóa sâu sắc nhiều nội dung, tinh thần các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt nam là thành viên. Chế định này sẽ tạo nền tảng pháp lý cao nhất để xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm quyền con người trong xã hội Việt Nam, đáp ứng mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”  [1] Tài liệu tham khảo Error! Not a valid link.Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, Tr76; [2] Quốc hội, Hiến pháp Việt Nam 1946, được Quốc hội khoá 1 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thông qua ngày 9/11/1946; [3] Quốc hội, Hiến pháp Việt Nam 1959, được Quốc hội Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thông qua ngày 31 tháng 12 năm 1959; [4] Quốc hội, Hiến pháp Việt Nam 1980, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1980; [5] Quốc hội, Hiến pháp Việt Nam 1992, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nan khoá VIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992; [6] Quốc hội, Hiến pháp Việt Nam 2013, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013; [7] Khoa Luật Đại Học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2009; [8] Khoa luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Sách chuyên khảo: Hỏi đáp về quyền con người, NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2011, tr 23. [9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.440. [10] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tập bài giảng lý luận về quyền con người, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.10. [11] Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 trong Giới thiệu các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người, 2011; [12] Viện Ngôn ngữ học: "Đại Từ điển Tiếng Việt", NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội,1999, tr.1239; [13] Nguyễn Bá Diến, Về quyền con người - Tập chuyên khảo "quyền con người, quyền công dân", Tập 1, Trung tâm nghiên cứu quyền con người - Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1993, tr.34; [14] Nguyễn Thanh Tuấn, Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013, Tạp chí cộng sản, ngày 30/9/2014; dung-nha-nuoc-phap- quyen/2014/29481/Quyen-con-nguoi-quyen- cong-dan-trong-Hien-phap-nam-2013.aspx. [15] Lê Trang Hùng - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013- Trang công an nhân dân online, ngày 23/3/2015. quyen-va-nghia-vu-co-ban-cua-cong-dan- trong-Hien-phap-nam-2013-345216/ [16] United Nations (1994), Human Rights: Question and Answers, New york and Geneva, page 4. Ngày nhận bài: 1/10/2019 Ngày chuyển phản biện: 4/10/2019 Ngày hoàn thành sửa bài: 29/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 1/11/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfche_dinh_quyen_con_nguoi_qua_cac_ban_hien_phap_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan