Để hiện thực hóa chủ trương này cần
có một hệ thống các giải pháp đồng bộ,
nhưng hoàn thiện chế độ bầu cử ĐBQH vẫn
là giải pháp cơ bản nhất và có tính bền vững,
lâu dài. Cụ thể, chúng ta nên tập trung hoàn
thiện một số vấn đề sau:
- Thứ nhất, về phân chia đơn vị bầu
cử và phân bổ số lượng đại biểu được bầu ở
mỗi đơn vị bầu cử. Sự gắn bó giữa ĐBQH
với cử tri phụ thuộc rất lớn vào quy mô đơn
vị bầu cử, số lượng ĐBQH được bầu ở đơn
vị bầu cử. Do vậy, ở nước ta, trước mắt khi
chưa thể tổ chức đơn vị bầu cử một đại biểu
thì chỉ nên quy định mỗi đơn vị bầu cử bầu
không quá 2 đại biểu. Không tổ chức nhiều
đơn vị bầu cử được bầu 3 đại biểu như hiện
nay. Số lượng đại biểu được bầu càng ít
thì sự gắn bó, liên hệ với cử tri càng mật
thiết, trách nhiệm của đại biểu trước cử tri
càng cao, phân định được trách nhiệm cá
nhân của mỗi đại biểu với trách nhiệm của
“tập thể” các đại biểu trong đơn vị bầu cử.
Hướng lâu dài là cần nghiên cứu chia nhỏ
các đơn vị bầu cử dựa trên nguyên tắc bình
đẳng về số dân và tổ chức các đơn vị bầu cử
một đại diện.
- Thứ hai, bên cạnh việc hạn chế số
lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu
cử, cần tăng tính cạnh tranh trong bầu cử
thông qua việc tăng số người ứng cử đồng
thời với việc nâng cao chất lượng ứng cử
viên, tổ chức vận động bầu cử rộng rãi, thực
chất và hướng đến việc tranh cử. Thông
qua đó, cử tri có điều kiện để đối thoại, tìm
hiểu về năng lực, trình độ của người ứng cử,
nắm bắt đầy đủ thông tin về các ứng cử viên
và có nhiều cơ hội lựa chọn khi bỏ phiếu
bầu cử. Có như vậy mới bảo đảm thực chất
quyền bầu cử của cử tri, khuyến khích được
cử tri tham gia các cuộc bầu cử một cách có
trách nhiệm. ĐBQH mới thấy hết được trách
nhiệm của mình trước sự tín nhiệm của cử
tri, nhận thức một cách rõ ràng về tầm quan
trọng của mối liên hệ với cử tri đối với việc
tiếp tục được tái cử trong những nhiệm kỳ
tiếp theo.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế độ bầu cử và việc xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm giữa Đại biểu Quốc hội với cử tri, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Nền tảng chính trị - pháp lý của mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội
với cử tri là chế độ bầu cử. Trong xã hội dân chủ, bầu cử trở thành
“công cụ” hữu hiệu nhất để buộc các đại biểu dân cử phải coi trọng lợi
ích của cử tri, liên hệ chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri, nhất là cử
tri ở đơn vị bầu cử. Bài viết phân tích tác động của chế độ bầu cử đối
với việc xây dựng mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri và đề
xuất các kiến nghị hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội, góp
phần thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng “cơ chế để ĐBQH
gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri”1.
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr. 52.
Phan Văn Ngọc*
Abstract:
The political-legal foundation of the relationship between National
Assembly and voters is the election mechanism. In a democratic
society, elections are the most effective "tool" to force the recident
elected representatives to respect the interests of voters, to have closed
and responsible contacts with the voters, especially the voters in the
election locality. This article provides the analysis of the impacts of the
election mechanism on the relations between the National Assembly
Deputies and the voters and provides recommendations to improve
the National Assembly Election, contributing to the implementation
of the policy of the Party on the development of "a mechanism for the
National Assembly Deputies to have closed relation and be responsible
to the voters".
Article Infomation:
Keywords: election mechanism,
National Assembly Deputies,
voters, representatives, People's
sovereignty, relationship between
National Assembly Deputies and
voters
Article History:
Received: 24 Jul. 2017
Edited: 07 Aug. 2017
Appproved: 11 Aug. 2017
* ThS, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Khoa học lập pháp, Viện Nghiên cứu Lập pháp.
CHEÁ ÑOÄ BAÀU CÖÛ VAØ VIEÄC XAÂY DÖÏNG MOÁI QUAN HEÄ GAÉN BOÙ CHAËT CHEÕ
VAØ COÙ TRAÙCH NHIEÄM GIÖÕA ÑAÏI BIEÅU QUOÁC HOÄI VÔÙI CÖÛ TRI
Thông tin bài viết:
Từ khóa: chế độ bầu cử, đại biểu
Quốc hội, cử tri, đại diện, chủ quyền
nhân dân, mối liên hệ giữa đại biểu
với cử tri.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 24/07/2017
Biên tập: 07/08/2017
Duyệt bài: 11/08/2017
1. Vai trò, tác động của chế độ bầu cử đối
với việc xây dựng mối quan hệ giữa đại
biểu Quốc hội với cử tri
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là người
đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân
dân, thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
12 Số 16(344) T8/2017
nhà nước trong Quốc hội. Có nhiều yếu tố
tác động đến mối quan hệ giữa ĐBQH với
cử tri, nhưng chế độ bầu cử là yếu tố giữ vai
trò quan trọng nhất. Điều này được thể hiện
ở một số khía cạnh sau:
- Thứ nhất, là người đại diện cho ý chí
và nguyện vọng của Nhân dân, do Nhân dân
bầu ra, ĐBQH cần gắn bó chặt chẽ với cử
tri, nắm bắt và phản ánh một cách đầy đủ
hơn ý chí, nguyện vọng của cử tri, nhất là cử
tri ở đơn vị bầu cử.
- Thứ hai, tiêu chí đại diện quyết định
đến vai trò đại diện của đại biểu, qua đó
ảnh hưởng đến khả năng duy trì mối quan
hệ giữa đại biểu với các nhóm cử tri. Một
ĐBQH đại diện cho nhiều cơ cấu, thành
phần sẽ làm phân tán khả năng đại diện của
chính đại biểu. Thực tế, do điều kiện có hạn
nên đại biểu không thể gắn bó chặt chẽ đồng
thời với nhiều nhóm cử tri để phản ánh một
cách toàn diện ý chí, nguyện vọng của cử tri,
không thể cùng lúc quan tâm sâu sát đến tất
cả các vấn đề có liên quan đến lợi ích của cử
tri thuộc các cơ cấu, thành phần xã hội mà
họ đại diện. Kinh nghiệm bầu cử ở các nước
có nền dân chủ đại diện lâu đời cho thấy, tiêu
chí đại diện theo đơn vị bầu cử vẫn là tiêu
chí căn bản nhất. Các cơ cấu khác được hình
thành một cách tự nhiên dựa trên kết quả bỏ
phiếu của cử tri. Vấn đề cơ cấu, thành phần
đại biểu chỉ được đặt ra đối với nhóm cử tri
yếu thế, đặc thù như phụ nữ, cộng đồng dân
tộc thiểu số.
- Thứ ba, cách thức phân chia đơn vị
bầu cử và số đại biểu được bầu. Đơn vị bầu
cử có phạm vi càng nhỏ, với số lượng cử tri
hợp lý thì sự gắn bó giữa ĐBQH với cử tri
càng chặt chẽ, trách nhiệm. Chế độ bầu cử
đơn danh - một đại diện (mỗi đơn vị bầu cử
bầu một đại biểu) thì ĐBQH gắn bó chặt chẽ
với cử tri hơn so với ở các chế độ bầu cử liên
danh - đa đại diện (mỗi đơn vị bầu cử bầu
nhiều đại biểu). Chế độ trách nhiệm cá nhân
của đại biểu trước cử tri được xác lập rõ ràng.
Mức độ chặt chẽ và trách nhiệm trong mối
quan hệ giữa đại biểu với cử tri tỷ lệ nghịch
với số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn
vị bầu cử. Đơn vị bầu cử được bầu số lượng
càng ít đại biểu thì mối quan hệ giữa đại biểu
với cử tri càng chặt chẽ, gắn bó.
- Thứ tư, phương pháp xác định kết
quả bầu cử theo đa số tạo ra sự gắn kết chặt
chẽ và trách nhiệm giữa ĐBQH với cử tri
hơn so với phương pháp hỗn hợp hay tỷ lệ.
Thể hiện rõ nét nhất là phương pháp đa số
tương đối, người có tỷ lệ phiếu cao nhất
thắng cử. Đại biểu do cử tri trực tiếp bầu ra
bao giờ cũng gắn bó với cử tri hơn so với
đại biểu được chỉ định hoặc lựa chọn dựa
trên sự sắp xếp ưu tiên của các đảng chính
trị căn cứ vào tỷ lệ số phiếu nhận được của
mỗi đảng và của mỗi ứng cử viên.
- Thứ năm, tính cạnh tranh là đặc trưng
của chế độ bầu cử dân chủ. Cạnh tranh được
thể hiện ở trong suốt các quá trình bầu cử từ
giới thiệu ứng cử viên, vận động tranh cử và
bỏ phiếu. Chế độ bầu cử có tính cạnh tranh
cao, có nhiều ứng cử viên tiềm năng tham
gia tranh cử một cách bình đẳng là cơ sở tạo
lập và duy trì mối quan hệ gắn bó giữa đại
biểu với cử tri sau khi đắc cử. Ngược lại, các
chế độ bầu cử có ít tính cạnh tranh, bầu cử
mang tính hình thức, cử tri không có nhiều
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
13Số 16(344) T8/2017
cơ hội lựa chọn người đại diện cho mình thì
mối liên hệ giữa đại biểu với cử tri thường
lỏng lẻo.
Chế độ bầu cử chỉ có thể đóng vai trò
nền tảng để xác lập mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ và có trách nhiệm giữa đại biểu với cử
tri nếu tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, tiêu
chí bầu cử tiến bộ. Bầu cử phải thực sự là
công cụ để nhân dân ủy quyền và kiểm soát
quyền lực. Cử tri có quyền đánh giá, bày tỏ
sự tín nhiệm đối với người đại diện và quyết
định việc trúng cử, tại nhiệm và tái cử của họ
thông qua phiếu bầu. Gắn bó chặt chẽ và có
trách nhiệm với cử tri trở thành nhu cầu tự
thân của mỗi đại biểu để thực hiện tốt chức
năng đại diện trong khi tại nhiệm và bảo đảm
khả năng tái cử trong nhiệm kỳ kế tiếp. "Viễn
cảnh đánh mất quyền lực trong cuộc bầu cử
tiếp theo được lịch sử chứng minh tỏ ra hiệu
quả trong việc ràng buộc các nhân vật được
bầu coi trọng lợi ích của cử tri"2.
Cùng với quá trình đổi mới tổ chức
và hoạt động của Quốc hội nước ta, trong
những nhiệm kỳ vừa qua, việc xây dựng mối
quan hệ giữa ĐBQH với cử tri đã được chú
trọng, quan tâm. Các quy định pháp luật có
liên quan, nhất là các nghị quyết của Ủy ban
thường vụ Quốc hội (UBTVQH) quy định
về tiếp xúc cử tri, tiếp công dân đã được sửa
đổi, bổ sung, tạo hành lang pháp lý cho việc
thực hiện mối liên hệ giữa ĐBQH với cử tri.
Trên thực tế, hoạt động tiếp xúc cử tri định
kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội được duy
trì thường xuyên hơn; công tác tiếp công dân
2 IDEA, Bản dịch tiếng Việt, Những hướng dẫn thiết thực về xây dựng Hiến pháp, Nxb. Hồng Đức, 2012, tr. 73.
ngày càng đi vào nền nếp. Một số hình thức
mới về tiếp xúc cử tri bước đầu được vận
dụng. Kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị
của cử tri, đơn thư của công dân đạt được
những kết quả đáng ghi nhận. Nhận thức và
ý thức trách nhiệm của ĐBQH trước cử tri
được nâng lên.
Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn đặt
ra từ quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động
của Quốc hội, phát huy dân chủ thì mối quan
hệ giữa ĐBQH với cử tri còn nhiều tồn tại,
hạn chế. Hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công
dân của ĐBQH chủ yếu gắn với hoạt động
chung của Đoàn ĐBQH và cơ quan Quốc
hội mà ĐBQH là thành viên. Đại biểu đang
thực hiện các hoạt động này với tính chất là
một nhiệm vụ do pháp luật quy định. Vai trò
và trách nhiệm cá nhân đại biểu chưa được
xác lập rõ ràng. Giữ mối liên hệ chặt chẽ
với cử tri chưa trở thành nhu cầu tự thân,
động lực, trách nhiệm chính trị của cá nhân
ĐBQH.
Hạn chế nêu trên do nhiều nguyên
nhân như phương thức hoạt động, điều kiện
thực tế, chất lượng và tính chuyên nghiệp
của đại biểu, cơ chế kiểm soát và trách
nhiệm giải trình của ĐBQH trước cử tri...
Trong đó, có nguyên nhân bắt nguồn từ chế
độ bầu cử ĐBQH hiện hành, cụ thể là:
- Việc lập dự kiến danh sách ứng cử
ĐBQH hiện nay còn nặng về vấn đề cơ cấu,
thành phần đại biểu. Mặc dù chủ trương là
không vì cơ cấu mà xem nhẹ chất lượng
đại biểu nhưng trên thực tế, các cuộc bầu
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
14 Số 16(344) T8/2017
cử đều nhấn mạnh đến vấn đề cơ cấu, thành
phần đại biểu. Điều này dẫn đến tình trạng
chú trọng vai trò đại diện theo cơ cấu trong
quá trình giới thiệu người ứng cử. Nhưng
sau bầu cử, mối liên hệ và trách nhiệm của
đại biểu đối với các nhóm cử tri theo cơ cấu
không được xác lập một cách rõ ràng. Đặc
biệt là do phải bảo đảm cơ cấu nên đã ảnh
hưởng chất lượng đại biểu. "Nhiều đại biểu
phải gánh rất nhiều cơ cấu, vì vậy có khi cả
tỉnh cũng chỉ tìm được một, hai người đáp
ứng được các đòi hỏi về cơ cấu. Như vậy thì
chất lượng đại biểu bắt buộc phải bỏ qua"3.
- Số đại biểu được bầu ở các đơn vị
bầu cử mặc dù đã giảm xuống so với trước
đây nhưng vẫn nhiều so với thực tế. Cuộc
bầu cử Khóa XI có 188 đơn vị bầu 498 đại
biểu4; Khóa XII có 182 đơn vị bầu 500 đại
biểu5; Khóa XIII có 183 đơn vị bầu 500 đại
biểu 6; và khóa XIV có 184 đơn vị bầu 500
đại biểu7. Tỷ lệ trung bình có khoảng 2,64 -
2,74 đại biểu/ đơn vị bầu cử, đa số các đơn
vị bầu cử được bầu 3 đại biểu. Việc phân
bổ nhiều đại biểu được bầu ở một đơn vị
bầu cử dẫn đến tình trạng không phân định
được trách nhiệm của từng cá nhân đại biểu
với trách nhiệm chung, trách nhiệm tập thể
của các đại biểu trong cùng một đơn vị bầu
cử đối với cử tri. Đây là nguyên nhân dẫn
3 Võ Văn Kiệt (2007), "Vì một Quốc hội thực sự đại diện cho dân", Kỷ yếu Hội thảo Quốc hội Việt Nam – 60 năm hình
thành và phát triển, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr. 548.
4 Hội đồng bầu cử (2002), Báo cáo số 284 BC/HĐBC ngày 13/7/2002 về tổng kết cuộc bầu cử ĐBQH khóa XI.
5 Hội đồng bầu cử (2007), Báo cáo số 474/HĐBC ngày 02/7/2007 về tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII.
6 Hội đồng bầu cử (2011), Báo cáo số 453/BC-HĐBC ngày 18/7/2011 về tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa
XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
7 Hội đồng bầu cử Quốc gia (2016), Nghị quyết số 53/NQ-HĐBCQG, ngày 03/3/2016, về số đơn vị bầu cử, danh sách
các đơn vị bầu cử và số lượng ĐBQH được bầu ở mỗi đơn vi bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
8 Hội đồng bầu cử Quốc gia (2016), Nghị quyết số 270/NQ-HĐBCQG, ngày 26/4/2016, công bố danh sách chính thức
những người ứng cử ĐBQH khóa XIV theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước.
đến sự "lỏng lẻo" trong mối quan hệ giữa đại
biểu với cử tri.
- Số dư người ứng cử ở mỗi đơn vị bầu
cử còn ít, chất lượng người ứng cử không
đồng đều dẫn đến tính cạnh tranh trong bầu
cử không cao. Trong cuộc bầu cử ĐBQH
khóa XIV vừa qua, có tới 122/184 đơn vị
bầu cử có 5 ứng cử viên để bầu 3 đại biểu8.
Ngoài ra, ở một số đơn vị bầu cử, sự chênh
lệch khá lớn về chất lượng giữa các ứng cử
viên chưa được khắc phục triệt để nên việc
lựa chọn của cử tri trở nên hình thức. Vai trò
của cử tri chưa được đề cao, quyền bầu cử
của công dân chưa được bảo đảm một cách
thực chất.
- Công tác hiệp thương bầu cử chủ yếu
vẫn là chú trọng đến việc bảo đảm thực hiện
đúng số lượng, cơ cấu, thành phần ĐBQH
đã được dự kiến. Cử tri chưa có điều kiện
để tham gia một cách rộng rãi vào quá trình
hiệp thương, giới thiệu và bày tỏ thái độ,
chính kiến đối với người ứng cử. Vận động
bầu cử của các ứng cử viên chỉ tập trung vào
việc trình bày chương trình hành động, chưa
có cơ chế để tổ chức tranh luận, đối thoại
giữa các ứng cử viên với nhau và với cử tri.
- Quyền bãi nhiệm đại biểu của cử tri
là quyền hiến định, được quy định lần đầu
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
15Số 16(344) T8/2017
trong Hiến pháp năm 1959 và được kế thừa
trong các bản Hiến pháp sau này. Theo đó,
cử tri có quyền bãi nhiệm ĐBQH nếu tỏ ra
không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân
dân. Tuy nhiên, quy trình, thủ tục cử tri bãi
nhiệm đại biểu được quy định khá sơ sài,
thiếu cụ thể nên trên thực tế, cho đến nay, chỉ
có 01 lần cử tri được thực hiện quyền này9.
2. Hoàn thiện chế độ bầu cử để tăng cường
mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và trách
nhiệm của đại biểu Quốc hội với cử tri
Một trong những định hướng của Đảng
về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của
Quốc hội được nêu ra tại Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI là “có cơ chế để ĐBQH gắn
bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri”.
Chủ trương này được khẳng định lại tại Hội
nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương
và nhấn mạnh hơn việc gắn trách nhiệm của
đại biểu với cử tri, trước hết là cử tri tại nơi
bầu cử 10.
Để hiện thực hóa chủ trương này cần
có một hệ thống các giải pháp đồng bộ,
nhưng hoàn thiện chế độ bầu cử ĐBQH vẫn
là giải pháp cơ bản nhất và có tính bền vững,
lâu dài. Cụ thể, chúng ta nên tập trung hoàn
thiện một số vấn đề sau:
- Thứ nhất, về phân chia đơn vị bầu
cử và phân bổ số lượng đại biểu được bầu ở
mỗi đơn vị bầu cử. Sự gắn bó giữa ĐBQH
với cử tri phụ thuộc rất lớn vào quy mô đơn
vị bầu cử, số lượng ĐBQH được bầu ở đơn
9 Năm 1979, cử tri ở đơn vị bầu cử số 4 của tỉnh Thanh Hóa đã bỏ phiếu bãi miễn tư cách ĐBQH đối với ông Hoàng Văn
Hoan. Đây là lần đầu tiên và duy nhất cho đến nay cử tri trực tiếp bỏ phiếu bãi miễn đại biểu.
10 Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2003 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề
tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
vị bầu cử. Do vậy, ở nước ta, trước mắt khi
chưa thể tổ chức đơn vị bầu cử một đại biểu
thì chỉ nên quy định mỗi đơn vị bầu cử bầu
không quá 2 đại biểu. Không tổ chức nhiều
đơn vị bầu cử được bầu 3 đại biểu như hiện
nay. Số lượng đại biểu được bầu càng ít
thì sự gắn bó, liên hệ với cử tri càng mật
thiết, trách nhiệm của đại biểu trước cử tri
càng cao, phân định được trách nhiệm cá
nhân của mỗi đại biểu với trách nhiệm của
“tập thể” các đại biểu trong đơn vị bầu cử.
Hướng lâu dài là cần nghiên cứu chia nhỏ
các đơn vị bầu cử dựa trên nguyên tắc bình
đẳng về số dân và tổ chức các đơn vị bầu cử
một đại diện.
- Thứ hai, bên cạnh việc hạn chế số
lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu
cử, cần tăng tính cạnh tranh trong bầu cử
thông qua việc tăng số người ứng cử đồng
thời với việc nâng cao chất lượng ứng cử
viên, tổ chức vận động bầu cử rộng rãi, thực
chất và hướng đến việc tranh cử. Thông
qua đó, cử tri có điều kiện để đối thoại, tìm
hiểu về năng lực, trình độ của người ứng cử,
nắm bắt đầy đủ thông tin về các ứng cử viên
và có nhiều cơ hội lựa chọn khi bỏ phiếu
bầu cử. Có như vậy mới bảo đảm thực chất
quyền bầu cử của cử tri, khuyến khích được
cử tri tham gia các cuộc bầu cử một cách có
trách nhiệm. ĐBQH mới thấy hết được trách
nhiệm của mình trước sự tín nhiệm của cử
tri, nhận thức một cách rõ ràng về tầm quan
trọng của mối liên hệ với cử tri đối với việc
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
16 Số 16(344) T8/2017
tiếp tục được tái cử trong những nhiệm kỳ
tiếp theo.
- Thứ ba, khuyến khích cử tri tham gia
quá trình bầu cử, bảo đảm thực chất quyền
bầu cử của công dân. Để làm được điều này,
trước hết phải khắc phục những hạn chế
trong quá trình dự kiến, phân bổ cơ cấu,
thành phần ĐBQH. Giải pháp chung là giảm
số lượng các cơ cấu, thành phần đại biểu;
chuyển các cơ cấu có tính bắt buộc sang cơ
cấu mang tính mở, có tính định hướng và
khuyến khích thực hiện. Thu hút sự tham gia
của cử tri vào tất cả các bước của quá trình
chuẩn bị bầu cử, nhất là hội nghị lấy ý kiến
nhận xét của cử tri nơi cư trú, nơi công tác
để giới thiệu đại biểu và tham gia vào quá
trình vận động bầu cử. Chương trình hành
động, vận động bầu cử của các ứng cử viên
được đăng tải công khai và phổ biến rộng
rãi để cử tri nghiên cứu, tìm hiểu trước khi
bầu cử, đồng thời là cơ sở để cử tri và các
cơ quan có thẩm quyền đánh giá về mức độ
hoàn thành trách nhiệm của đại biểu, kết quả
thực hiện lời hứa trước cử tri khi ứng cử.
- Thứ tư, trong việc phân bổ, giới thiệu
đại biểu ứng cử cần lưu ý phân bổ các ứng cử
viên ở trung ương tái cử tại các tỉnh, thành
phố mà họ đang là ĐBQH. Đối với đại biểu
đang công tác tại địa phương, nên giới thiệu,
phân bổ về ứng cử ở đơn vị bầu cử đã được
bầu trước đây. Thực tế các cuộc bầu cử vừa
qua cho thấy, mặc dù có đặt ra tiêu chí phân
bổ, giới thiệu tái cử tại địa phương đang là
ĐBQH nhưng rất nhiều ứng cử viên tái cử
đã chủ động đăng ký để được giới thiệu về
ứng cử ở địa phương khác. Điều này, một
mặt làm gián đoạn mối quan hệ giữa ĐBQH
với cử tri, mặt khác không tạo ra được cơ
sở, điều kiện thuận lợi cho cử tri đánh giá về
ứng cử viên khi bỏ phiếu bầu cử, ràng buộc
trách nhiệm của đại biểu trước cử tri, nhất là
đối với đại biểu tái cử.
- Thứ năm, quy định cụ thể quy trình,
thủ tục cử tri bãi nhiệm ĐBQH khi họ không
còn xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri.
Bãi nhiệm đại biểu là một trong các hình
thức dân chủ trực tiếp cơ bản nhất. Do vậy,
quy định cụ thể vấn đề này là một bước hiện
thực hóa quyền hiến định của cử tri, qua đó
tăng cường trách nhiệm của ĐBQH trước
cử tri. Tuy nhiên, việc bãi nhiệm là một thủ
tục phức tạp, trải qua nhiều bước, mất nhiều
thời gian, công sức, kinh phí. Hơn nữa, việc
tổ chức để cử tri bãi nhiệm đại biểu đương
nhiên sẽ phát sinh hệ lụy là phải tổ chức bầu
cử bổ sung ĐBQH. Chính vì vậy, tổ chức để
cử tri bãi nhiệm ĐBQH chỉ nên thực hiện
trong bối cảnh thực sự cần thiết và trong
điều kiện các đơn vị bầu cử đã được đổi mới
theo hướng chia nhỏ với số lượng dân cư và
địa giới phù hợp.
Hoàn thiện chế độ bầu cử ĐBQH để
hướng đến một chế độ bầu cử dân chủ, trong
đó quyền bầu cử của công dân được bảo
đảm một cách thực chất, cử tri có điều kiện
để quyết định đến kết quả bầu cử, khả năng
trúng cử của ứng cử viên cũng như cơ hội tái
cử của ĐBQH trong các nhiệm kỳ tiếp theo.
Đó là giải pháp quan trọng và căn cơ nhất để
việc xác lập và duy trì mối liên hệ chặt chẽ,
có trách nhiệm với cử tri, nhất là cử tri nơi
ứng cử trở thành động lực, là nhu cầu tự thân
của mỗi cá nhân ĐBQH
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17Số 16(344) T8/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- che_do_bau_cu_va_viec_xay_dung_moi_quan_he_gan_bo_chat_che_v.pdf