Chế độ canh giữ, bảo vệ trong luật Hồng Đức và những bài học kinh nghiệm lập pháp

Bốn là, thể hiện hình thức điều chỉnh hợp lý những đối tượng liên quan đến bí mật quốc gia. Đối với những vấn đề “nhạy cảm” hoặc vấn đề liên quan đến bí mật nhà nước, cần có hình thức xây dựng luật cho phù hợp. Đặc tính cơ bản của pháp luật là mang tính quyền lực nhà nước và công khai đối với mọi chủ thể trong xã hội. Theo suy nghĩ của chúng tôi, những nội dung, vấn đề nào quan trọng, thực sự là bí mật nhà nước thì không nên đưa vào luật, còn những hoạt động liên quan đến nội dung, vấn đề đó cần thiết phải được điều chỉnh bằng luật thì nên tính toán khéo léo lồng ghép vào các văn bản luật để công bố công khai, vừa bảo đảm cho tính hợp pháp cho các hoạt động thi hành công vụ của cán bộ, công chức, vừa bảo vệ được một cách có hiệu quả bí mật nhà nước, tránh được nguy cơ lộ, lọt bí mật nhà nước. Năm là, cần quy định hình phạt đối với người có hành vi trực tiếp phạm tội và quy định trách nhiệm của người có liên quan với mức xử lý nhẹ hơn. Việc quy định hình phạt đối với người có hành vi trực tiếp phạm tội, sau đó quy định trách nhiệm của người có liên quan với mức xử lý nhẹ hơn, thể hiện tính toàn diện và triệt để trong đấu tranh chống tội phạm, có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn cao và đề cao vai trò trách nhiệm của những người quản lý.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế độ canh giữ, bảo vệ trong luật Hồng Đức và những bài học kinh nghiệm lập pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 6(191) 32011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1. Vài nét về lịch sử ra đời Luật Hồng Đức triều Lê Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, bộ luật thành văn đầu tiên của người Việt được biết đến là bộ Hình thư ban hành năm Minh Đạo thứ nhất (1042) dưới triều vua Lý Thái Tông. Đến thời nhà Trần, Trần Thái Tông ban hành bộ Quốc triều hình luật, Trần Dụ Tông ban hành Hoàng triều đại điển và Hình luật thư1. Triều nhà Lê cũng ban hành nhiều luật (bộ luật) quan trọng như: Quốc triều hình luật, Luật thư, Quốc triều luật lệnh, Quốc triều thư khế thể thức, Lê triều quan chế, Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức thiện chính thư, Sĩ hoạn châm quy, Quốc triều chiếu lệnh thiện chính, Quốc triều điều luật, Cảnh Hưng điều luật2 trong đó, bộ Quốc triều hình luật (hay Lê triều hình luật, Luật Hồng Đức) là bộ luật có quy mô lớn và quan trọng nhất. Về sau, khi soạn thảo bộ Hoàng Việt luật lệ, nhà Nguyễn cũng tham khảo bộ luật này. Tên “Luật Hồng Đức” được nhắc đến trong Lời tựa của vua Gia Long mở đầu cho Hoàng Việt luật lệ của nhà Nguyễn3. Có nhiều ý kiến khác nhau về lịch sử ra đời của Luật Hồng Đức. Có quan điểm cho rằng Luật này được ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tông, bởi tên của luật gắn với niên hiệu thứ hai của vị vua này4. Tuy nhiên, quan điểm chung của giới khoa học Việt Nam hiện (*) Thượng tá, TS. Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội - Bộ Công an. (**) GV Khoa Luật, Học viện An ninh nhân dân - Bộ Công an. (1) Phan Huy Chú (2008), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb. Giáo dục, tr.171. (2) Viện Sử học Việt Nam (2003), Lời nói đầu trong cuốn Quốc triều hình luật, Nxb. TP.Hồ Chí Minh, tr.10; Về các văn bản luật được ban hành vào thời Lê nêu trên, có thể nghiên cứu cuốn Một số văn bản pháp luật Việt Nam thế kỷ XV-thế kỷ XVIII, Nxb. KHXH, 1994 và cuốn Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam từ thế kỷ XV đến XVIII, tập II, NXB KHXH, 2009. (3) Xem Nguyễn Văn Thành và các tác giả khác (1995), Hoàng Việt luật lệ (Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Văn Tài dịch), Nxb. Văn hoá thông tin, tr.2. (4) Vua Lê Thánh Tông có hai niên hiệu là Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497). Trong các văn bản pháp luật của các triều đại phong kiến Việt Nam, Bộ luật Hồng Đức là một bộ luật điển hình, hoàn thiện nhất. Qua việc nghiên cứu chế độ canh giữ, bảo vệ (chương Vệ cấm) trong Bộ luật Hồng Đức, nhất là phân tích các quy định cụ thể, bài viết góp phần làm sáng tỏ “tinh thần pháp luật” của luật Việt cổ, cái hay, cái đặc sắc trong cách làm luật của cha ông ta, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc giải quyết các vấn đề pháp luật hôm nay. TRẦN VăN LUYỆN * NGUYễN ANH TUẤN ** CHẾ ĐỘ CANH GIỮ, BẢO VỆ TRONG LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM LẬP PHÁP Số 6(191) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 153 2011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT nay cho rằng “Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) là kết quả của quá trình lập pháp liên tục của các triều vua hậu Lê, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của Thái Tổ và đóng góp lớn lao của Thánh Tông - những vị vua anh minh vào bậc nhất của chế độ phong kiến Việt Nam”5. Theo các tài liệu chính sử, sau cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1418- 1428), Lê Lợi lên ngôi vua (Lê Thái Tổ), lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt quan chế, xây dựng bộ máy quan lại, ban hành pháp luật cai trị đất nước. Lê Thái Tổ cho rằng: “Từ xưa đến nay, trị nước phải có pháp luật, người mà không có pháp để trị thì loạn. Cho nên, bắt chước đời xưa đặt ra pháp luật để dạy các quan, dưới đến nhân dân cho biết thế nào là thiện, ác, điều thiện thì làm, điều ác thì lánh, chớ có phạm pháp”6. Từ Lê Thái Tổ đến Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, các triều vua đã dày công xây dựng hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam ngày càng phong phú và hoàn thiện, thể hiện trong hàng loạt các luật (bộ luật) được ban hành và thi hành. Luật Hồng Đức, ngoài phần quy định về “Đồ giải năm hạng để tang”, “Biểu đồ để tang chín bậc họ nội”, “Đồ hình cụ”, “Mục lục”, được chia thành sáu quyển với 722 điều luật điều chỉnh một phạm vi các quan hệ xã hội tương đối rộng, từ Vệ cấm (chế độ canh giữ, bảo vệ), Quân chính (tội phạm trong quân đội) cho đến Hộ hôn (quan hệ hôn nhân, gia đình), Điền sản (ruông đất), Đạo tặc (trộm cướp), Đấu tụng (đánh nhau, kiện cáo) cho đến Bội vong (bắt tội phạm chạy trốn) và Đoán ngục (xử án) Như vậy, Luật Hồng Đức có phạm vi đối tượng điều chỉnh rộng, phương pháp điều chỉnh mang đậm truyền thống pháp luật phương Đông - điều chỉnh các quan hệ xã hội thông qua việc quy định tội phạm và xác định hình phạt cho các tội phạm đó. Trong Luật Hồng Đức, Vệ cấm chương (chế độ canh giữ, bảo vệ) được xếp ở Quyển 1, ngay sau chương các quy định chung của luật (chương Danh lệ) và trước 11 chương khác. Thứ tự sắp đặt các chương trong một đạo luật ít nhiều phản ánh tầm quan trọng của các chương đó theo quan niệm của nhà làm luật. Sự quan tâm của nhà làm luật đối với vấn đề được điều chỉnh trong chương này còn thể hiện ở số lượng điều luật của chương (47 điều). 2. Khái quát nội dung các quy định về canh giữ, bảo vệ trong Chương Vệ cấm của Luật Hồng Đức Chương Vệ cấm với 47 điều luật, từ Điều 50 đến Điều 96 không phải là một chương có nhiều điều luật nhất nếu so với các chương khác của Luật Hồng Đức. Tên gọi của chương - Vệ cấm, được dịch là “canh giữ bảo vệ”7; “Canh giữ ngăn cấm, bảo vệ”8. Nghiên cứu nội dung của chương này, cần phải phân biệt “canh giữ, bảo vệ” với “bảo vệ”, bởi thực chất đây là hai hoạt động khác nhau, hướng đến những đối tượng hoàn toàn khác nhau. Nói cách khác, khái niệm “bảo vệ” trong Chương Vệ cấm cần được hiểu theo nghĩa rộng, đối tượng được bảo vệ vừa là cung điện, thành quách, cửa ải, lăng mộ hoàng tộc, vừa bao gồm cả con người. Con người - đối tượng của sự bảo vệ, không chỉ là nhà vua mà còn là những người xung quanh vua (như cung nữ, thái giám, nội thị) và cả sứ thần Việt đi sứ nước ngoài. Tuỳ thuộc vào đối tượng được bảo vệ, Luật Hồng Đức đưa ra những cách thức (phương pháp) bảo vệ khác nhau. Để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy quyền của nhà vua, Luật quy định tất cả những hành vi nào xâm phạm đến khách thể này đều là tội phạm. Đối với những đối tượng khác như cung nữ, thái giám, nội thị, sứ thần Việt đi sứ nước ngoài, Luật bảo vệ theo cách ngược lại, Luật quy định ngăn cấm họ thực hiện những hành vi trái phép. Cách bảo vệ này, theo cách diễn đạt hiện nay, là “bảo vệ nội bộ”, “bảo vệ sự thuần khiết, trong sạch” (5) Lê Thị Sơn (chủ biên) (2004), Quốc triều hình luật - Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, Nxb. KHXH, tr.55. (6) Cao Huy Giu (dịch), Đại Việt sử ký toàn thư, của Ngô Sĩ Liên, tập II, tr.88. Nxb. Văn hoá Thông tin, năm 2004. (7) Xem Quốc triều hình luật, Nguyễn Ngọc Nhuận và Nguyễn Tá Nhí dịch, Nxb. TP Hồ Chí Minh, 2003. (8) Xem Lê triều hình luật, Nguyễn Q. Thắng dịch, Nxb. Văn hoá thông tin, 1997. 16 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 6(191) 32011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT của những người xung quanh nhà vua. Điều đáng nói ở đây là, nhà làm luật xưa đã khéo léo lồng cả hai phương pháp bảo vệ, lồng quy chế bảo vệ các đối tượng khác nhau vào trong cùng một chương, Chương Vệ cấm, để tập trung điều chỉnh. Chương Vệ cấm không chỉ hàm chứa các quy định về vấn đề canh giữ, bảo vệ mà còn các quy định khác có liên quan. Có thể tạm phân loại các điều luật trong Chương này thành ba nhóm: - Nhóm thứ nhất, quy định về chế độ canh giữ, bảo vệ các khu vực, công trình quan trọng (như kinh thành, hoàng thành, cung cấm, quan ải). - Nhóm thứ hai, các quy định liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ tính mạng và sự an toàn của nhà vua trong và ngoài cung điện (chế độ bảo vệ yếu nhân trực tiếp). - Nhóm thứ ba, quy định về chế độ sinh hoạt của những người xung quanh nhà vua và của sứ thần Việt đi sứ nước ngoài (chế độ bảo vệ gián tiếp những người có quan hệ tới sự an toàn, uy tín của nhà vua cũng như thể diện và lợi ích quốc gia). Do sự liên quan giữa các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi ba nhóm quy định nói trên với các quan hệ xã hội khác, nên đối với vấn đề bảo vệ sự an toàn của nhà vua, bảo vệ quan ải cũng như chế độ sinh hoạt của sứ thần Việt đi sứ nước ngoài còn được quy định trong các chương khác (Chương Vi chế, Quân chính, Tạp luật) của Luật Hồng Đức. Đối tượng được nhà làm luật đặc biệt quan tâm bảo vệ là khu vực Kinh thành (Điều 67 - 69; Điều 78; Điều 93), Hoàng thành Thăng Long và Cung điện của nhà vua (Điều 51 - 56; Điều 59 - 64; Điều 66; Điều 70; Điều 80 - 82; Điều 84; Điều 90; Điều 92; Điều 94; Điều 96), khu Thái miếu và mộ các vua trước (Điều 50; Điều 85 - 87) và quan ải, đặc biệt là quan ải nơi biên giới (Điều 71 - 73; Điều 77; Điều 88). Nhìn vào số lượng cũng như tỷ lệ các điều luật trong nhóm này so với hai nhóm còn lại, có thể thấy chế độ canh giữ, bảo vệ các khu vực, công trình quan trọng là nội dung chính của Chương Vệ cấm, bởi bảo vệ các khu vực, công trình quan trọng, nhất là Hoàng thành và Cung điện của nhà vua cũng chính là bảo vệ sự an toàn cho vua cùng toàn thể hoàng tộc. Nội dung chế độ canh giữ, bảo vệ Hoàng thành, Cung điện nhà vua được quy định cụ thể như sau: - Mọi người chỉ được ra, vào Hoàng thành, Cung điện của nhà vua khi được phép ra, vào những nơi đó và phải có tên trong sổ quản lý. “Những người đã bị xoá tên trong sổ, phải ra khỏi cung điện, mà lưu lại không ra (bị) xử tội tự tiện vào cung” (Điều 60); chỉ được phép ra vào cung điện nhà vua vào ban ngày, “người có chức phận được ra vào cửa cung điện, đều không được ra vào ban đêm, mà nếu ra vào trong ban đêm thì xử tội đồ. Người không được phép ra vào mà tự tiện ra vào thì phải xử tử”9 (Điều 63). Việc mở cửa hoàng thành, cấm cung đón vua và đông cung thái tử vào buổi đêm hoặc có việc quân khẩn cấp phi báo phải theo đúng quy định, “nếu xa giá còn ở xa, mới trông thấy nghi trượng đã vội mở cửa thì phải tội biếm, bãi, đồ. Có việc quân khẩn cấp phi báo không đệ tâu lên thì xử nhẹ hơn tội tự tiện mở cửa một bậc” (Điều 94). - Cấm tự tiện ra vào hoàng thành, cung điện; cấm bắn cung nỏ, bắn đạn và ném gạch đá vào trong cung, “người nào đem cung nỏ bắn vào trong cung điện thì bị tội đồ làm chủng điền binh; bắn đạn và ném gạch đá thì tội giảm hai bậc” (Điều 64); cấm trèo lên cao nhìn vào cung điện nhà vua, “nếu người không phận sự gì mà trèo lên cao trông ngang vào trong cung điện nhà vua thì xử tội đồ” (Điều 59); - Cấm mở cửa hàng buôn bán, cấm chăn thả (9) Về hệ thống hình phạt phong kiến, theo Điều 1 Luật Hồng Đức, Nhà nước phong kiến Việt Nam đương thời quy định chế độ ngũ hình: xuy (đánh bằng roi làm từ cây song mây, róc bỏ mấu mắt), trượng (đánh bằng gậy làm bằng cây song mây không róc bỏ mấu mắt có kích thước lớn hơn roi), đồ (lao động khổ sai); lưu (lưu đầy ở những nơi xa, bắt lao động khổ sai) và tử (giết chết). Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị thích chữ vào mặt, bãi quan, biếm tước, phạt tiền Các hình phạt ngoài ngũ hình, có thể được xem như những “hình phạt bổ sung” để hỗ trợ cho chế độ ngũ hình. Số 6(191) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 173 2011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT súc vật trong hoàng thành, người vi phạm sẽ bị phạt 80 trượng (Điều 81); cấm làm đàn chay hay cư trú ở các chùa trong cấm nội, “làm đàn chay và cư trú ở các chùa chiền trong cấm nội thì phải biếm một tư” (Điều 90). - Những người có trách nhiệm canh giữ, bảo vệ hoàng thành, cung điện phải thực hiện đúng chức trách được giao. “Những quân canh gác cửa hoàng thành và cấm điện mà không cẩn thận, để quan tuần tra bắt được đem trình thì bị xử tội biếm hay đồ. Quan đương trực chủ ty được giảm tội hai bậc” (Điều 96); “Những quan phụng sắc ban đêm khoá các cửa hoàng thành, cung điện và trong nội cấm khi đóng cửa rồi phải dâng lại chìa khoá; nếu không dâng hay để chậm, xử tội biếm và trượng. Nếu không phụng sắc mà tự tiện mở cửa thì bị xử lưu đi châu xa, tội nặng phải xử tử” (Điều 62). Đối với khu vực Thái miếu (nơi thờ các vua trước) và khu mộ các vua trước, Chương Vệ cấm của Luật Hồng Đức quy định: cấm tự tiện ra vào, “người nào không có chức phận gì mà tự tiện vào xung quanh thái miếu và vào cửa sơn lăng triệu vực thì phải tội đồ làm khao đinh” (Điều 50); cấm chặt tre, cây gỗ, đào đất, hái củi, cắt cỏ ở khu vực này, “trong lăng mộ vua mà người nào đánh cháy thì phải tội lưu đi châu gần, cháy lan ra cây cối thì xử nặng hơn một bậc, và phải bồi thường sự thiệt hại” (Điều 87). Những người có chức trách để cho người khác thực hiện một trong những hành vi trên đều bị phạt. Điểm chú ý là, thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê có cấu trúc ba lớp: lớp ngoài gọi là thành Đại La, lớp thứ hai gọi là Hoàng thành, lớp thứ ba là Cấm thành. Cấm thành có các cung điện là nơi vua sinh hoạt và làm việc; “Hoàng thành có cấu trúc đặc biệt, ngoài Cấm thành, Đông cung, Thái miếu, còn bao bọc cả một khu dân cư cung cấp dịch vụ cho nhà vua và khu luyện tập võ nghệ gọi là khu Giảng Võ”10. Chế độ pháp lý khu vực Kinh thành ngoài phạm vi Hoàng thành được điều chỉnh bởi các Điều 67 - 69, Điều 78, 93 của Luật Hồng Đức. Theo các điều luật này, người dân trong thành không được đánh trống hò la, đi lại vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp; có việc phải đi vào ban đêm thì phải mang theo đèn đuốc, không mang đèn đuốc “nếu quan lục phẩm trở lên phải phạt tiền 5 quan, quan thất phẩm trở xuống phải tội xuy đánh 50 roi, người dân phải đánh 60 trượng” (Điều 68). Việc canh giữ, tuần phòng phải theo đúng quy định, nếu vi phạm thì “quan chủ ty thường trực bị phạt tiền 5 quan, người lính thường trực bị đánh 80 trượng” (Điều 67). Đối với khu vực quan ải, cấm mọi hành vi chặt tre, đốn gỗ (Điều 88); cấm vượt qua quan ải đi sang nước ngoài; cấm bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước ngoài (Điều 74); cấm bán các đồ binh khí, các đồ da trâu, gân, sừng thú làm binh khí cho người nước ngoài; cấm bán mắm muối cùng các thứ hàng cấm cho người nước ngoài (Điều 72, 76); cấm lấy vợ, chồng là người nước ngoài, “nếu kết vợ chồng với người nước ngoài thì phải lưu châu xa, đôi vợ chồng ấy phải ly dị và bắt trở về nước” (Điều 71). Việc phòng bị ở nơi quan ải phải nghiêm ngặt, “các tướng sĩ phòng giữ nơi quan ải, nếu phòng bị không cẩn thận, dò la không đích thực để quân giặc đến bất ngờ đánh úp thì đều phải chém” (Điều 243)11. 3. Một số nhận xét về cách thức điều chỉnh pháp luật qua nghiên cứu các quy định về canh giữ, bảo vệ trong Luật Hồng Đức Một là, cha ông ta đã có ý thức rất rõ ràng về phạm vi, mức độ của sự điều chỉnh cũng như kỹ thuật xử lý nhiệm vụ điều chỉnh trong quy định của pháp luật. Điều chỉnh pháp luật là lý thuyết pháp luật hiện đại có nguồn gốc từ các nước phương Tây. Các sách báo, tài liệu pháp lý chuyên khảo hiện nay bàn nhiều về (10) Phạm Hân (2003), Tìm lại dấu vết thành Thăng Long, Nxb. Văn hoá Thông tin, tr.68. (11) Điều luật này không nằm trong Chương Vệ cấm mà được quy định ở Chương Quân chính, quyển II Luật Hồng Đức vì liên quan đến quân đội. 18 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 6(191) 32011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT đối tượng điều chỉnh, phương pháp và cơ chế điều chỉnh pháp luật. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ XV ở nước ta, chưa thể có khái niệm về sự điều chỉnh pháp luật, song trong tư duy pháp luật của những người soạn thảo Luật Hồng Đức, vấn đề mức độ và kỹ thuật xử lý nhiệm vụ của sự điều chỉnh luật được giải quyết khá thành công. Trước yêu cầu bảo vệ trật tự xã hội đương thời, nhà lập pháp có vô số những nhiệm vụ phải giải quyết, từ việc xử lý những vụ tranh chấp, xâm phạm tính mạng, tài sản trong dân, phát triển sản xuất, duy trì sức chiến đấu của quân đội đến việc bảo vệ quyền lợi của tầng lớp quan lại thống trị, đặc biệt là quyền lợi của giới địa chủ - quý tộc mà đứng đầu là nhà vua. Trong số những nhiệm vụ này, vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà vua tất yếu phải được đưa lên hàng đầu. Cần phải bảo vệ sự an toàn tuyệt đối cũng như quyền uy của vị quân chủ trước các thần dân. Vấn đề ưu tiên điều chỉnh đã được xác định, song mức độ của sự điều chỉnh như thế nào và thể hiện sự điều chỉnh đó về phương diện ngôn ngữ pháp lý cụ thể sẽ ra sao đã được nhà làm luật tập trung xử lý trong Chương Vệ cấm, chương thứ hai, ngay sau chương Danh lệ quy định các vấn đề chung của Luật. Trong Chương Vệ cấm, để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhà vua, nhà làm luật đã khéo léo tách nhiệm vụ thành ba phần, phần thứ nhất xây dựng nên chế độ canh giữ, bảo vệ Kinh thành, Hoàng thành, Cấm thành để bảo vệ nhà vua cả nơi ở và nơi làm việc; phần khác xây dựng nên các quy định bảo vệ nhà vua bên ngoài khu vực “cư trú” thông qua việc quy định những hành vi dám xâm phạm hoặc có khả năng xâm phạm đến xa giá là tội phạm. Phần nhiệm vụ còn lại, nhà làm luật xây dựng chế độ sinh hoạt của những người gần gũi, xung quanh nhà vua như cung nữ, thái giám, thị vệ để ràng buộc họ và thông qua sự ràng buộc đó, bảo vệ một cách gián tiếp cho nhà vua. Ba phần này tương ứng với ba nhóm quy phạm pháp luật trong Chương Vệ cấm đã được trình bày ở phần trên. Tiếp nữa, trong phần các quy định về chế độ canh giữ, bảo vệ Kinh thành, Hoàng thành, Cấm thành, nhà làm luật tập trung nhiều nhất các quy định vào bảo vệ Hoàng thành. Đây cũng là một cách xử lý rất khéo léo trong nghệ thuật điều chỉnh pháp luật bởi tập trung bảo vệ Hoàng thành là bảo vệ có hiệu quả nhất đối với sự an toàn của nhà vua và hoàng tộc - và lớn hơn là xã tắc. Nếu đẩy ranh giới của sự bảo vệ qua bức tường của Hoàng thành vào Cấm thành hoặc ra ngoài Kinh thành thì hiệu quả của sự bảo vệ sẽ bị hạn chế hơn nhiều. Hai là, cha ông ta đã có sự tính toán hết sức chu đáo về mô hình điều chỉnh luật đối với các vấn đề cần xử lý bằng pháp luật và điều này có thể được thấy rõ qua các quy định trong Chương Vệ cấm của Luật Hồng Đức. Trong xây dựng pháp luật, trước hết phải có chính sách. Chính sách là nội dung, là “linh hồn” của pháp luật. Chính sách là “ý chí của giai cấp thống trị Số 6(191) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 193 2011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT được đề lên thành luật” (K.Marx). Tuy nhiên, sau khi đã có chính sách rồi, vấn đề thiết kế mô hình điều chỉnh luật cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi thiết kế tốt sẽ cho ra đời những quy định pháp luật tốt và ngược lại. Trong Chương Vệ cấm của Luật Hồng Đức, để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn và quyền lợi về mọi mặt của nhà vua, nhà làm luật trước hết đã liệt kê toàn bộ những hành vi có khả năng, trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể gây thiệt hại cho vua, sau đó sắp xếp, bố trí, lồng ghép các hành vi đó vào trong những tình huống điều chỉnh luật khác nhau. Tương ứng với mỗi tình huống đó, lại tính toán đến trách nhiệm của tất cả các bên chủ thể và những người có liên quan, vừa trừng phạt người có hành vi vi phạm đồng thời trừng phạt cả những người có trách nhiệm liên quan như quan chức, quân lính làm nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ vua và hoàng thành, cấm thành. Trong quy định về trừng trị, lại phân ra thành các mức độ, thang bậc của sự trừng trị; tính toán đến yêu cầu phân hoá các đối tượng bị trừng trị bằng cách lấy hình phạt của người chính phạm (người có hành vi vi phạm chính) làm căn cứ để quy định mức hình phạt của những người liên quan. Cách quy định tội phạm và hình phạt trong Chương Vệ cấm nói riêng, trong toàn bộ Luật Hồng Đức nói chung đó thể hiện Luật mang tính chi tiết, cụ thể, toàn diện song không rườm rà, dễ hiểu, dễ áp dụng và không bỏ lọt tội phạm. Ba là, cha ông ta đã đạt đến trình độ nghệ thuật trong việc điều chỉnh những vấn đề liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật hệ trọng nhất của quốc gia. Xử lý vấn đề bí mật quốc gia trong điều chỉnh pháp luật là một “bài toán” khó đối với nhà làm luật. Một mặt, bí mật quốc gia là những thông tin quan trọng của đất nước mà chỉ có một số rất ít những người có trách nhiệm được phép biết, khai thác và sử dụng vì nhiệm vụ và lợi ích chung. Mặt khác, việc giải quyết những tình huống liên quan đến bí mật quốc gia lại không thể tuỳ tiện mà phải trong khuôn khổ luật pháp. Vấn đề quan trọng là, đưa những hoạt động có liên quan đến bí mật quốc gia, các thông tin bí mật bí mật quốc gia vào luật như thế nào để vừa tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động hợp pháp, trừng trị người vi phạm trên cơ sở pháp luật, vừa không làm lộ, lọt bí mật quốc gia, không làm ảnh hưởng, gây hại đến sự ổn định, phát triển chung của đất nước. Thực tế là, những người xây dựng Luật Hồng Đức đã giải một cách xuất sắc bài toán về bí mật quốc gia. Đọc Chương Vệ cấm của Luật Hồng Đức, chúng ta có thể thấy quy định của luật rất rõ ràng, cụ thể, song qua sự rõ ràng, cụ thể đó, không thể tìm kiếm, khai thác được thông tin gì về bí mật của Hoàng cung, về cách bố trí lực lượng, tuần tra, kiểm soát hay về các hoạt động cụ thể khác của thị vệ đại nội. Phía sau sự rõ ràng về mặt pháp lý vẫn là một màn sương dày đặc của những bí mật cung đình. Đây thực sự là một nghệ thuật trong cách làm luật của người xưa. 4. Những bài học rút ra qua việc nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp Luật Hồng Đức Một là, tính toàn diện, hệ thống và logic của văn bản luật. Đối với công tác xây dựng pháp luật, trước khi soạn thảo các dự thảo luật, cần phải làm rõ và chứng minh được nhu cầu điều chỉnh pháp luật. Nhu cầu điều chỉnh luật là những đòi hỏi mang tính khách quan, là những yêu cầu bức thiết của cuộc sống cần phải ban hành một văn bản pháp luật nhất định. Trên cơ sở làm rõ nhu cầu điều chỉnh luật, cần xác định các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ điều chỉnh luật cụ thể. Các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ điều chỉnh luật cụ thể phải được xác định một cách toàn diện để không bỏ sót đối tượng điều chỉnh cũng như để đảm bảo tính logic, hệ thống, tính thống nhất chung của hệ thống văn bản pháp luật. Hai là, quy định tỷ mỉ, chi tiết hành vi phạm tội và hình thức xử lý để dễ dàng áp dụng trong thực tiễn. Nhà làm luật cần tính toán mô hình điều chỉnh hợp lý trên cơ sở xử lý các nhiệm vụ điều chỉnh luật cụ thể đã xác định khi soạn thảo văn bản. Mô hình điều chỉnh là mô hình mang tính chất tổng thể về hành vi pháp lý dự kiến của các bên chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật mà Nhà nước mong muốn thể hiện 20 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 6(191) 32011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT trong văn bản luật. Mô hình điều chỉnh còn là mô hình động thái của Nhà nước, về cách thức và mức độ can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ xã hội, là đối tượng điều chỉnh của văn bản luật đang được soạn thảo. Mô hình điều chỉnh là sự cụ thể hoá chính sách ở giai đoạn tiền văn bản luật, là cách thức xử lý nhiệm vụ điều chỉnh luật trước khi soạn thảo văn bản luật. Việc hình dung mô hình điều chỉnh luật đòi hỏi phải chuẩn xác, vừa mang tính bao quát để luật không rườm rà, vừa mang tính cụ thể để không biến văn bản luật thành “luật khung”, “luật ống”, để khi luật ban hành là có thể đi ngay vào cuộc sống, không cần chờ văn bản hướng dẫn. Ba là, chú ý đến kỹ thuật lập pháp, văn phong, cách diễn đạt của văn bản luật. Ngôn ngữ luật vừa phải chính xác, đảm bảo tính khoa học, vừa phải trong sáng, rõ ràng, đại chúng, dễ hiểu để thực hiện đối với mọi người dân. Tránh dùng những thuật ngữ quá trừu tượng, từ có nhiều nghĩa trong luật, dẫn đến việc phải ban hành một văn bản luật khác giải thích cho văn bản luật đã ban hành. Các quy phạm định nghĩa trong văn bản luật cần chính xác về nội dung chuyên môn, rõ ràng về ý nghĩa ngôn ngữ học, phù hợp với các quy tắc ngữ pháp tiếng Việt. Việc tiếp nhận pháp luật nước ngoài cũng như quốc tế cần chuyển ngữ phù hợp với cách diễn đạt, cách tư duy, suy nghĩ của người Việt Nam, tránh tình trạng “dịch luật” trong các văn bản luật. Bốn là, thể hiện hình thức điều chỉnh hợp lý những đối tượng liên quan đến bí mật quốc gia. Đối với những vấn đề “nhạy cảm” hoặc vấn đề liên quan đến bí mật nhà nước, cần có hình thức xây dựng luật cho phù hợp. Đặc tính cơ bản của pháp luật là mang tính quyền lực nhà nước và công khai đối với mọi chủ thể trong xã hội. Theo suy nghĩ của chúng tôi, những nội dung, vấn đề nào quan trọng, thực sự là bí mật nhà nước thì không nên đưa vào luật, còn những hoạt động liên quan đến nội dung, vấn đề đó cần thiết phải được điều chỉnh bằng luật thì nên tính toán khéo léo lồng ghép vào các văn bản luật để công bố công khai, vừa bảo đảm cho tính hợp pháp cho các hoạt động thi hành công vụ của cán bộ, công chức, vừa bảo vệ được một cách có hiệu quả bí mật nhà nước, tránh được nguy cơ lộ, lọt bí mật nhà nước. Năm là, cần quy định hình phạt đối với người có hành vi trực tiếp phạm tội và quy định trách nhiệm của người có liên quan với mức xử lý nhẹ hơn. Việc quy định hình phạt đối với người có hành vi trực tiếp phạm tội, sau đó quy định trách nhiệm của người có liên quan với mức xử lý nhẹ hơn, thể hiện tính toàn diện và triệt để trong đấu tranh chống tội phạm, có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn cao và đề cao vai trò trách nhiệm của những người quản lý. là khâu tuyển dụng, mà cốt lõi là ở vấn đề cố gắng giữ lấy người làm được việc và khuyến khích họ nghiên cứu, phổ biến kiến thức và thực hành công việc. Còn việc tìm kiếm đội ngũ cộng tác viên cốt yếu ở chỗ đừng lấy thân quen, cùng quan điểm sống mà mời hợp tác. Trước tiên cần có danh sách những chuyên gia có khả năng thực, không kể đến thân hữu, địa vị, bằng cấp xếp theo lĩnh vực chuyên môn. Bất cứ dự luật nào hay dự kiến chính sách nào đều phải được các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn tương ứng cho ý kiến. Tất nhiên, các chuyên gia cần phải được cọ xát với nhau trước khi đưa ra ý kiến chính thức. Trước khi hoàn tất các công việc trên, các ủy ban nên chủ động trong phạm vi quyền hạn của mình tiến hành các khía cạnh của hoạt động điều trần nhằm một số mục tiêu cụ thể. ĐIỀU TRẦN ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI... (Tiêp theo trang 10)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfche_do_canh_giu_bao_ve_trong_luat_hong_duc_va_nhung_bai_hoc.pdf
Tài liệu liên quan