Tác động kích thước hạt từ và lượng kháng thể
gắn lên hạt
Kích thước hạt và lượng kháng thể sẽ
quyết định khả năng tóm bắt vi khuẩn. Trong
một số nghiên cứu, hạt từ có đường kính nhỏ
bắt vi khuẩn tốt hơn do tốc độ lắng chậm khi
ủ, thời gian tóm bắt vi khuẩn mục tiêu nhanh
và ít gắn kết với các thành phần không đặc
hiệu. Một số nghiên cứu khác cho thấy sử
dụng hạt từ lớn tốt hơn do bề mặt lớn nên dễ
dàng tiếp xúc với bề mặt tế bào vi khuẩn8,9.
Mật độ kháng thể liên kết lên hạt cũng tác
động đến hiệu suất bắt giữ vi khuẩn. Nếu
lượng kháng thể trên hạt thấp, khả năng tóm
bắt vi khuẩn ở lượng thấp giảm. Nếu lượng
kháng thể trên hạt cao, hiệu suất bắt có thể
giảm do hiệu ứng cản không gian giữa các
phân tử kháng thể làm chúng khó tương tác
với vi khuẩn.
Trên hai loại hạt từ có đường kính 1 μm và
2,8 μm có các mật độ kháng thể liên kết khác
nhau, chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng tóm
bắt vi khuẩn S. enteritidis tại dãy pha loãng từ
102‐105. Do Salmonella có thể liên kết không đặc
hiệu với hạt từ gắn kháng thể nên để xác định
khả năng liên kết vào hạt từ của vi khuẩn là do
liên kết đặc hiệu với kháng thể hay do liên kết
không đặc hiệu với phức hợp hạt từ‐kháng thể,
thực hiện gắn kháng thể tả lên hạt từ và tiến
hành thí nghiệm song song. Kết quả cho thấy hạt
từ gắn kháng thể tả không tương tác không đặc
hiệu với Salmonella. Đường kính hạt và mật độ
kháng thể liên kết trên hạt tác động đến hiệu quả
bắt giữ vi khuẩn đích (bảng 1). Khi sử dụng
cùng một thể tích hạt từ để tóm bắt vi khuẩn, hạt
từ 2,8 m chỉ bắt được vi khuẩn ở độ pha loãng
104 trong khi hạt từ 1 m vẫn tóm bắt được vi
khuẩn ở độ pha loãng 102. Xét về mật độ kháng
thể liên kết trên hạt từ 1 m, kết quả cho thấy
không có sự khác biệt về khả năng bắt giữ vi
khuẩn đích giữa 2 nồng độ 200 và 325 μg/ml hạt.
Do đó, chúng tôi chọn hạt từ 1‐200 (hạt từ 1 μm
phủ 200 μg kháng thể kháng Salmonella) cho các
bước thử nghiệm tiếp theo.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế tạo hạt từ gắn kháng thể kháng Salmonella SPP, dùng để tăng khả năng phát hiện vi khuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 250
CHẾ TẠO HẠT TỪ GẮN KHÁNG THỂ KHÁNG SALMONELLA SPP.,
DÙNG ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN VI KHUẨN
Dương Ngọc Diễm*, Đỗ Thị Kim Yến*, Nguyễn Thị Nguyệt Thu*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Salmonella spp. là tác nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm. Phân tách miễn dịch từ (IMS)
sử dụng các vi hạt từ tính, có bề mặt gắn kháng thể đặc hiệu với Salmonella để tóm bắt và cô đặc vi khuẩn trực
tiếp trên các nền mẫu phức tạp, giúp giảm thiểu khả năng cho kết quả âm tính giả.
Mục tiêu nghiên cứu: Chế tạo phức hợp hạt từ gắn kháng thể kháng Salmonella và tối ưu phương pháp
IMS trong việc bắt giữ và cô đặc vi khuẩn.
Phương pháp nghiên cứu: Tinh chế kháng thể kháng Salmonella từ kháng huyết thanh thương mại bằng
phương pháp sắc kí ái lực miễn dịch. Kháng thể sau tinh chế được cộng hợp đồng trị lên hạt từ. Khảo sát các điều
kiện tối ưu của phương pháp IMS trong tóm bắt và phát hiện Salmonella.
Kết quả nghiên cứu: Phương pháp IMS sử dụng 2 μl (9,8x109 hạt/ml) phức hợp hạt từ 1 μm gắn 200 μg
kháng thể kháng Salmonella ủ với vi khuẩn trong 10 phút cho khả năng phát hiện 103 tế bào Salmonella/ml.
Kết luận: Kháng thể kháng Salmonella được tinh chế từ kháng huyết thanh thương mại và được gắn lên hạt
từ đường kính 1 μm. Phức hợp hạt từ ‐ kháng thể có khả năng bắt được tất cả các nhóm vi khuẩn Salmonella gây
ngộ độc thực phẩm (B, D, E, C1, C2‐C3) và nhóm A (chỉ được phân lập từ mẫu bệnh phẩm). Phương pháp IMS sử
dụng phức hợp hạt từ‐kháng thể tự chế tạo để tóm bắt và cô đặc hiệu quả Salmonella trực tiếp từ từ dung dịch
đệm pha loãng.
Từ khóa: Salmonella, phân tách miễn dịch từ, phương pháp cộng hợp
ABSTRACT
PREPARE THE COMPLEX OF IMMUNOMAGNETIC BEAD WITH COVALENTLY LINKED ANTI‐
SALMONELLA ANTIBODIES USED TO ENHANCE THE ABILITY TO ISOLATE SALMONELLA SPP.
Duong Ngoc Diem, Do Thi Kim Yen, Nguyen Thi Nguyet Thu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 250 ‐ 256
Background: Salmonella is one of the most common causes of food poisoning in humans. Immunomagnetic
separation (IMS) using small super‐paramagnetic particles coated with antibodies against Salmonella for the
isolation of this pathogen directly from complex samples. It helps to reduce false negative results.
Objectives: Prepare the complex of immunomagnetic bead with covalently linked anti‐Salmonella antibodies
and optimize the IMS procedure for trapping and isolating Salmonella.
Method: Purified antibodies from the commercial Salmonella O Antiserum by immuno‐affinity
chromatography on Hitrap‐protein A column. The antibodies were conjugated onto magnetic beads by 1‐ethyl‐3‐
(3‐dimethylaminopropyl)carbodiimide hydrochloride (EDC). Evaluation the activity of antibodies conjugated
beads by agglutination reaction on glass slide. Determine the optimal conditions of IMS method. Build‐in the
culture method for the isolation of Salmonella in food samples using the magnetic bead- antibodies
complex.
Results: Magnetisable beads in 1 μm diameter were coated with 200 μg anti‐Salmonella antibodies. The
sensitive of system in PBS is 103 Salmonella per ml. IMS method is set with the following parameters: 2 μl
* Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Dương Ngọc Diễm ĐT: 0909966780 Email: ngocdiem99s@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 251
complex was incubated with bacteria in 10 minutes and the complex after catching bacteria were washed 3 times
with PBS – 0,1% Tween 20.
Conclusion: Purified anti‐Salmonella from commercial antiserum and prepared magnetic bead-antibodies
complex. This complex can arrest Salmonella groups: A, B, C1, C2‐C3, D and E. IMS technique using fabricated
complex to capture and concentrate Salmonella directly from diluted buffer solution.
Keywords: Salmonella, immunomagnetic separation, coating procedure
ĐẶT VẤN ĐỀ
Salmonella spp. là một trong các tác nhân
hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm. Năm 2012, tại
Mỹ có 423 vụ ngộ độc thực phẩm thì ngộ độc do
Salmonella đứng hàng thứ hai và chiếm 25% 4. Ở
Việt Nam, mỗi năm có khoảng 120‐250 vụ ngộ
độc thực phẩm do nhiễm khuẩn trong đó số vụ
ngộ độc do Salmonella chiếm đến 70%15. Theo
thống kê, S. enteritidis và S. typhimurium là hai
kiểu huyết thanh phổ biến nhất được phân lập
từ mẫu thực phẩm cũng như từ bệnh nhân trên
toàn thế giới4,5.
Các thực phẩm thường nhiễm Salmonella là
thịt, cá, trứng, sữa, thủy sản, rau quả, nước
chấm, nước khoáng, Trong những năm gần
đây, tỷ lệ bùng phát ngộ độc thực phẩm gây ra
bởi trái cây tươi và rau quả đã tăng lên và trở
thành mối quan tâm lớn ở nhiều nước(12).
Do Salmonella có khả năng gây hại nghiêm
trọng đến sức khỏe con người và động vật nên
nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam
đã qui định không cho phép sự hiện diện của
Salmonella thực phẩm(3,11).
Phương pháp phát hiện Salmonella hiện nay
thường cho kết quả từ 5‐7 ngày và trên một số
nền mẫu phức tạp có thể cho kết quả âm tính
giả. Vì thế, một phương pháp xác định
Salmonella cho kết quả nhanh hơn, với độ nhạy
bằng hay cao hơn phương pháp nuôi cấy thông
thường là cần thiết.
Phân tách miễn dịch từ được sử dụng thành
công và rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sinh học
khác nhau như sinh học phân tử, miễn dịch học
và vi sinh học13. Để tách vi khuẩn mong muốn có
trong mẫu, các vi hạt có từ tính được gắn kháng
thể đặc hiệu với vi khuẩn đích. Vi hạt sau khi
liên kết đặc hiệu với vi khuẩn đích dễ dàng được
tách khỏi các thành phần khác trong mẫu nhờ
vào thanh nam châm đặt bên ngoài ống nghiệm.
Vi khuẩn liên kết trên hạt từ vẫn giữ được khả
năng tăng sinh trên các loại môi trường. Kỹ
thuật IMS được thực hiện trong khoảng 30 phút,
có thể thay thế hay làm tăng hiệu quả của các
bước tăng sinh chọn lọc (thông thường cần 18‐48
giờ)10.
Hiện nay, tại Việt Nam, đã có nghiên cứu
đầu tiên ứng dụng phức hợp hạt từ‐kháng thể
kháng E.coli O157 dạng thương mại để phân lập
vi khuẩn E.coli O157:H7 10. Tuy nhiên, vấn đề về
chế tạo phức hợp hạt từ gắn kháng thể kháng vi
sinh vật mục tiêu vẫn chưa có công bố trong bất
kì công trình nghiên cứu nào.
Mục tiêu nghiên cứu
‐ Chế tạo phức hợp hạt từ gắn kháng thể
kháng Salmonella.
‐ Tối ưu và đánh giá phương pháp IMS trong
việc bắt giữ và cô đặc Salmonella.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
‐ Chủng vi khuẩn: Salmonella Paratyphi A
ATCC 9150, Salmonella Typhimurium ATCC
14028, Salmonella Choleraesuis ATCC 12011,
Salmonella Newport, Salmonella Enteritidis ATCC
13076, Salmonella Anatum, Salmonella
Senftenberg.
‐ Hạt từ mang nhóm carboxylic acid:
Carboxylic acid MyOne với kích thước hạt là 1
μm và Carboxylic acid M‐270 với kích thước hạt
là 2,8 μm (Invitrogen).
‐ Huyết thanh thỏ đa giá kháng Salmonella
nhóm O: Salmonella O Antiserum Poly A,
Salmonella O Antiserum Poly B (BD Difco).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 252
Phương pháp nghiên cứu
Xác định khả năng phản ứng của kháng
huyết thanh thương mại với các chủng vi khuẩn
S. paratyphi A, S. typhimurium, S. cholerasuis, S.
newport, S. enteritidis, S. anatum và S. Senftenberg
Mỗi loại vi khuẩn sau 24 giờ nuôi cấy trên
TSA ở 37ºC trộn với 10 μl kháng huyết thanh.
Quan sát ngưng kết sau 1 phút. Chứng âm là
mẫu vi khuẩn trong NaCl 0,9%.
Tinh chế kháng thể từ kháng huyết thanh
thương mại bằng sắc ký ái lực qua cột
Hitrap‐Protein A
Cho 1 ml dung dịch kháng huyết thanh qua
cột Hitrap‐Protein A. Rửa cột sắc ký bằng dung
dịch đệm Tris‐HCl 10 mM, pH=7,5. Đẩy kháng
thể bám trên cột bằng dung dịch glycine 0,1 M,
pH=2,5 và trung hòa bằng Tris 1 M, pH=8. Thu
phần kháng thể qua cột và bảo quản ở 4ºC cho
đến khi sử dụng.
Định lượng protein bằng phương pháp
Bradford
Dung dịch IgG chuẩn: pha trong đệm PBS
(dải nồng độ đi từ 0‐32 g/ml). Dung dịch IgG
chuẩn và IgG mẫu được ủ với dung dịch
Bradford trong 5 phút tại nhiệt độ phòng. Đo
hấp phụ quang của các dung dịch tại bước sóng
595 nm.
Dựng đường chuẩn dựa trên lượng IgG
chuẩn và độ hấp thụ của nó. Dựa trên đường
chuẩn xác định nồng độ của dung dịch IgG
chưa biết.
Dùng phần mềm KC4 để tính hàm lượng
kháng thể có trong mẫu.
Cộng hợp đồng trị kháng thể sau tinh chế vào
hạt từ (theo hướng dẫn của nhà sản xuất)
1 ml hạt từ được rửa với 1 ml đệm MES 15
mM, pH=6. Huyền phù hạt từ trong 100 l đệm
MES 15 mM, pH=6 và hoạt hóa bằng 100 l EDC
trong 30 phút ở nhiệt độ phòng và lắc tròn. Loại
bỏ nước nổi bằng DynaMag‐2 và thu hạt từ.
Thêm kháng thể O‐polyA, O‐polyB vào. Ủ
lắc dung dịch trên qua đêm ở nhiệt độ phòng.
Loại bỏ nước nổi và thu hạt từ. Rửa hạt từ bằng
1 ml đệm PBS‐0,1% Tween 20. Huyền phù lại hạt
từ trong PBS‐0,1% Tween 20‐0,1% BSA (9,8x109
hạt/ml). Bảo quản phức hạt từ‐kháng thể ở 4ºC.
Khảo sát các điều kiện tác động đến khả năng
tương tác của hạt từ gắn kháng thể với vi
khuẩn S. Enteritidis
Chuẩn bị mẫu vi khuẩn
Vi khuẩn S. enteritidis được nuôi cấy trong
nước đệm pepton từ 18‐24 giờ ở 37ºC cho đến
khi OD600 đạt khoảng 0,8 ứng với 1‐2x108
cfu/ml(16. Dung dịch trên được pha loãng bậc 10
trong đệm muối phosphate thành dãy: 107‐106‐
105‐104‐103‐102‐101‐100 cfu/ml. Mật độ vi khuẩn
được xác định bằng cách cấy trải các dung dịch
lên đĩa thạch TSA, ủ ở 37ºC từ 18‐24 giờ và đếm
số khuẩn lạc tạo thành.
Tác động của kích thước hạt từ và lượng kháng
thể gắn lên hạt
Các dạng hạt từ được ủ với các nồng độ
kháng thể khác nhau. Hạt có đường kính 1 μm:
cộng hợp ở hai nồng độ kháng thể là 200, 400
μg/ml hạt. Hạt có đường kính 2,8 μm: cộng hợp
ở 3 nồng độ kháng thể là 200, 400, 600 μg/ml hạt.
Sau khi ủ 10 phút với vi khuẩn ở dãy pha loãng
từ 102‐105, rửa 3 lần, cấy trải lên thạch XLD, ủ
37°C trong 18‐24 giờ và đếm số khuẩn lạc.
Tác động của thể tích phức hợp hạt từ‐kháng thể
Phức hợp hạt từ‐kháng thể với thể tích 1, 2, 5
và 10 μl được cho vào bắt vi khuẩn ở dãy pha
loãng từ 102‐105. Sau IMS, cấy trải 0,1 ml lên
thạch XLD.
Tác động của thời gian ủ phức hợp hạt từ‐kháng thể
với vi khuẩn đích
Phức hợp hạt từ‐kháng thể được cho vào bắt
vi khuẩn ở dãy pha loãng từ 102‐104 với thời gian
ủ 5, 10, 20 và 40 phút. Sau IMS, cấy trải 0,1 ml lên
thạch XLD.
Khả năng bắt các loại vi khuẩn Salmonella của hạt từ
gắn kháng thể
Hút 1 ml dung dịch vi khuẩn đã pha loãng
(102‐106) vào từng ống eppendorf. Thêm 2 μl hạt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 253
từ và hỗn hợp được ủ lắc ở nhiệt độ phòng trong
10 phút. Loại bỏ nước nổi dùng nam châm
DynaMag‐2. Rửa phức hợp hạt từ bằng đệm
PBS‐0,1% Tween 20. Huyền phù phức hợp hạt
từ‐vi khuẩn trong 100 l NaCl 0,9%. Cấy trải
toàn bộ phức hợp lên thạch XLD và đếm số
khuẩn lạc.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Xác định khả năng bắt Salmonella của
kháng huyết thanh thương mại
Hiện nay có hơn 2600 kiểu huyết thanh
Salmonella, trên 59% thuộc về S. enterica subsp. I
(S. enterica subsp. enterica). Trong S. enterica
subsp. I, các kiểu huyết thanh kháng nguyên O
thông dụng nhất là A, B, C1, C2‐C3, D và E (E1‐E4).
99% bệnh do Salmonella trên người và các động
vật máu nóng gây ra từ các kiểu huyết thanh
này. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10 kiểu huyết thanh
thường gây ra ngộ độc: S. typhimurium, S. derby
và S. heidelberg (nhóm B), S. enteriditis (nhóm D),
S. anatum và S. senftenberg (nhóm E), S. virchow,
S. montevideo và S. infantis (nhóm C1), S. hadar và
S. newport (nhóm C2‐C3)25, trong đó S.
typhimurium và S. enteriditis được xem là mầm
bệnh truyền qua thực phẩm quan trọng nhất.
Kháng huyết thanh thương mại O‐poly A và
O‐poly B có đặc tính ngưng kết với các nhóm
Salmonella như sau:
‐ Salmonella O Antiserum Poly A dùng
ngưng kết với Salmonella nhóm A, B, D, E, L.
‐ Salmonella O Antiserum Poly B dùng ngưng
kết với Salmonella nhóm C1, C2, F, G, H.
Kiểm tra khả năng phản ứng của kháng
huyết thanh thương mại với các chủng vi khuẩn
S. paratyphi A (nhóm A), S. typhimurium (nhóm
B), S. enteritidis (nhóm D1), S. anatum (nhóm E1),
S. senftenberg (nhóm E4), và S. cholerasuis (nhóm
C1), S. newport (nhóm C2‐C3), chúng tôi nhận thấy
kháng huyết thanh có khả năng ngưng kết với
các chủng trên (hình 1). Do đó, để có thể phát
hiện được tất cả các kiểu huyết thanh gây ngộ
độc thực phẩm, chúng tôi đã dùng cả hai loại
kháng thể trên phủ lên hạt từ.
Hình 1: Kiểm tra kháng huyết thanh thương mại
Khả năng cộng hợp kháng thể lên hạt từ
Mật độ liên kết của kháng thể vào hạt từ là
yếu tố quyết định hiệu quả liên kết của hạt từ
với vi khuẩn sau này. Theo hướng dẫn từ nhà
sản xuất, nồng độ kháng thể gắn lên hạt tối đa là
400 μg/ml đối với hạt có đường kính 1 μm và
600 μg/ml đối với hạt có đường kính 2,8 μm. Do
đó, chúng tôi tiến hành gắn kháng thể ở các
nồng độ khác nhau nhưng không vượt quá nồng
độ khuyến cáo của nhà sản xuất.
‐ Hạt có đường kính 1 μm: cộng hợp kháng
thể ở 2 nồng độ 200, 400 μg/ml hạt.
‐ Hạt có đường kính 2,8 μm: cộng hợp kháng
thể ở 3 nồng độ 200, 400, 600 μg/ml hạt.
‐ Xác định hiệu suất của quá trình cộng hợp
bằng phương pháp Bradford.
Kết quả cho thấy tất cả kháng thể đều cộng
hợp hết lên hạt từ trừ nồng độ 400 μg kháng
thể/ml hạt từ 1 μm hiệu suất cộng hợp chỉ đạt
81,3%. Do đó, lượng kháng thể gắn trên hạt
tương ứng là 325 μg/ml.
Chúng tôi thực hiện phản ứng ngưng kết
giữa phức hợp hạt từ‐kháng thể với các chủng
Salmonella trên lam kính để xác định khả năng
tương tác giữa kháng thể với Salmonella sau cộng
hợp.
Hình 2: Kiểm tra hoạt tính phức hợp hạt từ‐kháng
thể sau cộng hợp
Kết quả cho thấy, phức hợp hạt từ‐kháng thể
vẫn có khả năng ngưng kết với tất cả các nhóm
Salmonella: A, B, C1, C2‐C3, D và E (biểu hiện qua
các hạt từ kết tụ lại tại tâm của dung dịch). Hạt
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 254
từ không gắn kháng thể được xem là mẫu đối
chứng (phân bố đều trong dung dịch).
Khảo sát các điều kiện tác động đến khả
năng tương tác của hạt từ gắn kháng thể
với vi khuẩn S. enteritidis
Để khảo sát các điều kiện tối ưu cho phương
pháp IMS, chúng tôi dùng chủng S. Enteritidis vì
đây là kiểu huyết thanh thường gặp nhất trong
các vụ ngộ độc thực phẩm.
Tác động kích thước hạt từ và lượng kháng thể
gắn lên hạt
Kích thước hạt và lượng kháng thể sẽ
quyết định khả năng tóm bắt vi khuẩn. Trong
một số nghiên cứu, hạt từ có đường kính nhỏ
bắt vi khuẩn tốt hơn do tốc độ lắng chậm khi
ủ, thời gian tóm bắt vi khuẩn mục tiêu nhanh
và ít gắn kết với các thành phần không đặc
hiệu. Một số nghiên cứu khác cho thấy sử
dụng hạt từ lớn tốt hơn do bề mặt lớn nên dễ
dàng tiếp xúc với bề mặt tế bào vi khuẩn8,9.
Mật độ kháng thể liên kết lên hạt cũng tác
động đến hiệu suất bắt giữ vi khuẩn. Nếu
lượng kháng thể trên hạt thấp, khả năng tóm
bắt vi khuẩn ở lượng thấp giảm. Nếu lượng
kháng thể trên hạt cao, hiệu suất bắt có thể
giảm do hiệu ứng cản không gian giữa các
phân tử kháng thể làm chúng khó tương tác
với vi khuẩn.
Trên hai loại hạt từ có đường kính 1 μm và
2,8 μm có các mật độ kháng thể liên kết khác
nhau, chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng tóm
bắt vi khuẩn S. enteritidis tại dãy pha loãng từ
102‐105. Do Salmonella có thể liên kết không đặc
hiệu với hạt từ gắn kháng thể nên để xác định
khả năng liên kết vào hạt từ của vi khuẩn là do
liên kết đặc hiệu với kháng thể hay do liên kết
không đặc hiệu với phức hợp hạt từ‐kháng thể,
thực hiện gắn kháng thể tả lên hạt từ và tiến
hành thí nghiệm song song. Kết quả cho thấy hạt
từ gắn kháng thể tả không tương tác không đặc
hiệu với Salmonella. Đường kính hạt và mật độ
kháng thể liên kết trên hạt tác động đến hiệu quả
bắt giữ vi khuẩn đích (bảng 1). Khi sử dụng
cùng một thể tích hạt từ để tóm bắt vi khuẩn, hạt
từ 2,8 m chỉ bắt được vi khuẩn ở độ pha loãng
104 trong khi hạt từ 1 m vẫn tóm bắt được vi
khuẩn ở độ pha loãng 102. Xét về mật độ kháng
thể liên kết trên hạt từ 1 m, kết quả cho thấy
không có sự khác biệt về khả năng bắt giữ vi
khuẩn đích giữa 2 nồng độ 200 và 325 μg/ml hạt.
Do đó, chúng tôi chọn hạt từ 1‐200 (hạt từ 1 μm
phủ 200 μg kháng thể kháng Salmonella) cho các
bước thử nghiệm tiếp theo.
Bảng 1: Ảnh hưởng của kích thước hạt từ và lượng
kháng thể gắn lên hạt
Vi
khuẩn/ml
2,8 m 1 m 1 m-
IgGtả
600
µg/ml
400
µg/ml
200
µg/ml
325
µg/ml
200
µg/ml
325
µg/ml
9,2x105 23 28 24 >250 >250 0
9,2x104 19 0 6 >250 >250 0
9,2x103 0 0 0 151 193 0
9,2x102 0 0 0 41 27 0
Tác động của thể tích phức hợp hạt từ‐
kháng thể
Lượng hạt từ sử dụng cần phải tối ưu vì đây
là vật liệu có giá thành tương đối cao nhưng vẫn
đảm bảo khả năng bắt giữ được vi khuẩn. Phức
hợp hạt từ‐kháng thể với các thể tích khác nhau
(1, 2, 5 và 10 μl) được cho vào bắt vi khuẩn ở dãy
pha loãng từ 102‐105. Mỗi nồng độ lặp lại 3 lần.
Thực hiện IMS. Kết quả cho thấy thể tích từ càng
nhiều khả năng bắt vi khuẩn càng tốt, nhưng với
thể tích 2 μl hạt từ vẫn có khả năng tóm bắt vi
khuẩn tại độ hòa loãng tương tự như các thể tích
cao hơn (bảng 2) nên chúng tôi chọn thể tích 2 μl
từ cho các thí nghiệm tiếp theo.
Bảng 2: Ảnh hưởng của thể tích phức hợp hạt từ‐
kháng thể đến khả năng bắt S.E
Thể tích hạt
từ sử dụng
(µl)
Khuẩn lạc sau IMS và cấy trải trên XLD
2,4x102 2,4x103 2,4x104 2,4x105
1 1 19 71 234
2 24 197 > 250 > 250
5 49 220 > 250 > 250
10 55 > 250 > 250 > 250
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 255
Tác động của thời gian ủ phức hợp hạt từ‐
kháng thể với vi khuẩn đích
Thời gian ủ lắc giúp phức hợp hạt từ có khả
năng tiếp xúc với vi khuẩn đích trong dung dịch.
Tuy nhiên, thời gian ủ quá nhanh khả năng tiếp
xúc giữa hạt từ và vi khuẩn kém. Thời gian ủ
càng lâu khả năng tóm bắt vi khuẩn càng tốt
nhưng đồng thời xuất hiện các tương tác không
đặc hiệu 4. Để thực hiện IMS nhanh, giảm gắn
không đặc hiệu nhưng vẫn tóm bắt vi khuẩn
đích, chúng tôi tiến hành cho phức hợp hạt từ
bắt vi khuẩn ở dãy pha loãng từ 102‐104 với thời
gian thay đổi từ 5, 10, 20, 40 phút. Mỗi nồng độ
lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy, với thời gian ủ là
10 phút, hạt từ vẫn có khả năng tóm bắt vi
khuẩn (bảng 3). Thời gian phản ứng càng dài
cũng không tăng hiệu suất bắt giữ vi khuẩn.
Bảng 3: Ảnh hưởng của thời gian ủ thể đến khả năng
bắt S.E
Thời gian ủ
(phút)
Khuẩn lạc sau IMS và cấy trải trên XLD
5,6x102 5,6x103 5,6x104
5 0 15 82
10 24 197 > 250
20 30 185 > 250
40 29 201 > 250
Khả năng bắt các nhóm vi khuẩn
Salmonella của hạt từ gắn kháng thể
Xác định khả năng tóm bắt các nhóm vi
khuẩn Salmonella ở dãy pha loãng từ 102‐106 của
phức hợp hạt từ‐kháng thể. Mỗi nồng độ lặp lại
3 lần. Thực hiện IMS. Kết quả cho thấy phức hợp
hạt từ‐kháng thể có khả năng tóm bắt Salmonella
thuộc các nhóm B, D1, E1, E4 ở nồng độ 102 cfu/ml
và Salmonella thuộc nhóm A, C ở nồng độ 103
cfu/ml.
Bảng 4: Khả năng tóm bắt từng nhóm Salmonella của phức hợp hạt từ‐kháng thể
Nồng độ Khuẩn lạc sau IMS và cấy trải trên XLD
S. typhimurium
(1,15x108)
S. enteritidis
(3,2x107)
S. newport
(1,7x107)
S. paratyhi A
(1,4x107)
S. anatum
(3,4x107)
S. senftenberg
(2,4x107)
106 >250 >250 >250 >250 >250 >250
105 >250 >250 127 >250 >250 >250
104 >250 >250 17 110 >250 >250
103 186 206 1 7 >250 223
102 28 38 0 0 91 43
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã chế tạo được phức hợp hạt từ
gắn kháng thể đặc hiệu kháng Salmonella và đã
tối ưu hóa phương pháp IMS để tóm bắt và cô
đặc Salmonella trực tiếp từ dung dịch đệm pha
loãng. Phương pháp này có khả năng phát hiện
Salmonella thuộc các nhóm B, D1, E1, E4 ở nồng độ
102 cfu/ml và Salmonella thuộc nhóm A, C ở nồng
độ 103 cfu/ml.
ĐỀ NGHỊ
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng kết hợp
phương pháp IMS và phương pháp nuôi cấy
truyền thống để xác định Salmonella trên các nền
mẫu thực phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arbault P., Buecher V., Poumerol S., Sorin M.‐L (2000). Study
of an ELISA method for the detection of E. coli O157 in food.
In: Bielecki S., Tramper J., Polak J. (eds). Food Biotechnology,
pp. 359‐368. Elsevier Science B.V.
2. BioRad, Salmonella serotyping.
3. Bộ Y tế (2008). Qui định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và
hóa học trong thực phẩm. Nhà xuất bản Hà Nội.
4. Centers for Disease Control and Prevention (2012),
Surveillance for Foodborne Disease Outbreaks United States:
Annual Report, 1‐14.
5. Centre for Health Protection in Hong Kong (2011). Review of
non‐typhoidal Salmonella food poisoning in Hong Kong.
Scientific Committee on Enteric Infections and Foodborne
Diseases, 1‐19.
6. Chen S., Wang F., Beaulieu J.C., Stein R.E., Ge B. (2011). Rapid
detection of viable Salmonellae in produce by coupling
propidium monoazide with loop‐mediated isothermal
amplification. Applied and environmental microbiology,
77(12):4008‐4016.
7. Cudjoe K. S., Krona R., Olsen E. (1994). IMS: a new selective
enrichment technique for detection of Salmonella in foods.
International journal of food microbiology, 23:159‐165.
8. Kingsley K. Amoako, Michael J. Shields, Noriko Goji, Chantal
Paquet, Matthew C. Thomas, TimothyW. Janzen, Cesar I. Bin
Kingombe, Arnold J. Kell, Kristen R. Hahn (2012). Rapid
Detection and Identification of Yersinia pestis from Food Using
Immunomagnetic Separation and Pyrosequencing. Journal of
Pathogens, 1‐6.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 256
9. Manteca A., Mujika M., Arana S. (2011). GMR sensors:
magnetoresistive behaviour optimization for biological
detection by means of superparamagnetic nanoparticles.
Biosensors & bioelectronics, 26:3705‐3709.
10. Nguyễn Trọng Hải (2011). Xác định tỉ lệ nhiễm và khả năng
kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli O157:H7 trên trâu bò
khỏe mạnh ở 1 số tỉnh Nam Trung Bộ. Khoa học Kỹ thuật thú
y, XVIII: 31‐37.
11. Official Journal of the European Union (2005). Commission
Regulation No 2073/2005 on microbiological criteria for
foodstuffs.
12. Pui C.F., Wong W.C., Chai L.C., Tunung R., Jeyaletchumi P.,
Noor Hidayah M.S., Ubong A., Farinazleen M.G., Cheah Y.K.,
Son R. (2011). Salmonella: A foodborne pathogen, International
Food Research Journal, 18:465‐473.
13. Safarik I., Safaríková M., Forsythe S.J. (1995). The application
of magnetic separations in applied microbiology. Journal of
Applied Bacteriology, 78:575‐585.
14. Skjerve E., Rorvik L.M., Olsvik O. (1990). Detection of Listeria
monocytogenes in foods by immunomagnetic separation.
Applied and environmental microbiology, 56:3478‐3481.
15.
Ngày nhận bài báo: 05/9/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/9/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- che_tao_hat_tu_gan_khang_the_khang_salmonella_spp_dung_de_ta.pdf