Trong công trình này, chúng tôi đã điều chế được vi sợi xenlulozơ axetat (DS ~1,8)
bằng phản ứng của MFC (đường kính khoảng 4-6 µm) với anhydrit axetic có mặt iot làm
xúc tác. Cấu trúc hóa học của sản phẩm đã được chứng minh bằng phổ hồng ngoại và phổ
cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C. Kết quả khảo sát một số tính chất cơ lí của vật liệu
compozit chế tạo được cho thấy nhựa epoxy/sợi thủy tinh và nhựa epoxy/mat sợi thủy tinhsợi lùng có bổ sung 0,4% MFC và 0,4% vi sợi xenlulozơ axetat có độ bền kéo, độ bền uốn,
độ bền va đập cao hơn so với vật liệu compozit không có bổ sung MFC và vi sợi xenlulozơ
axetat. Đặc biệt, sự có mặt của MFC và vi sợi xenlulozơ axetat đã làm tăng mạnh độ bền
mỏi của vật liệu (tăng từ 3,2 đến 3,8 lần so với compozit không có MFC và vi sợi
xenlulozơ axetat).
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu polyme compozit trên nền nhựa epoxy gia cường bằng vi sợi xenlulozơ axetat - Lê Đức Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
TẠP CHÍ KHOA HỌC
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN:
1859-3100
KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
Tập 14, Số 6 (2017): 43-50
NATURAL SCIENCES AND TECHNOLOGY
Vol. 14, No. 6 (2017): 43-50
Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:
43
CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU POLYME COMPOZIT
TRÊN NỀN NHỰA EPOXY GIA CƯỜNG BẰNG VI SỢI XENLULOZƠ AXETAT
Lê Đức Giang1*, Cao Xuân Cường1, Tạ Thị Phương Hòa2
1Khoa Hóa học - Trường Đại học Vinh
2Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Polyme - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Ngày Tòa soạn nhận được bài: 16-3-2017; ngày phản biện đánh giá: 03-4-2017; ngày chấp nhận đăng: 19-6-2017
TÓM TẮT
Vật liệu compozit trên nền nhựa epoxy gia cường bằng sợi thủy tinh (30% theo khối lượng
của nhựa epoxy), sợi thủy tinh lai tạo sợi lùng (30% theo khối lượng nhựa epoxy) có bổ sung MFC
và vi sợi xenlulozơ axetat đã được chế tạo và khảo sát một số tính chất cơ lí. Vật liệu compozit gia
cường bằng 30% sợi thủy tinh và 0,4% MFC (so với khối lượng nhựa epoxy) có độ bền kéo và độ
bền uốn cao nhất, lần lượt là 240,32 MPa và 244,34 MPa. Trong khi đó, độ bền va đập có giá trị
cao nhất là 48,8 kJ/m2 ở vật liệu gia cường bằng 30% sợi thủy tinh lai tạo sợi lùng và 0,4% vi sợi
xenlulozơ axetat. Đặc biệt, độ bền mỏi vật liệu compozit gia cường bằng 30% sợi thủy tinh lai tạo
sợi lùng và 0,4% vi sợi xenlulozơ axetat đã tăng 380%, từ 2321 chu kì lên 87847 chu kì so với vật
liệu compozit không có MFC và vi sợi xenlulozơ axetat.
Từ khóa: nhựa epoxy, polyme compozit, vi sợi xenlulozơ (MFC), vi sợi xenlulozơ axetat,
sợi lùng.
ABSTRACT
Preparing polymer composite based
on epoxy resin reinforced by microfibrillated cellulose acetate
Epoxy resin composites reinforced by glass fiber and by hybrid glass fiber/lung fiber with
microfiberillated cellulose (MFC) and microfibrillated cellulose acetate were prepared and
investigated. Tensile strength and flexural strength of materials reached the highest value at
polymer composite reinforced by 30%wt. glass fiber and 0.4%w MFC (240.32 MPa and 244.34
MPa), while the highest impact strength reached 48.8 kJ/m2 at composite containing 30%w glass
fiber/lung fiber and 0.4%w microfibrillated cellulose acetate. Especially, the fatigue strength of
composite significantly increased by 380% from 23121 cycle to 87847 cycle due to 0.4 wt.%
microfibrillated cellulose acetate inclusion into the resin in comparison with the composites
without MFC and microfibrillated cellulose acetate.
Keywords: epoxy resin, polymer composite, microfibrillated cellulose (MFC),
microfibrillated cellulose acetate, lung fiber.
1. Mở đầu
Vật liệu polyme compozit là loại vật liệu được tạo thành từ hai loại cấu tử chính là
nhựa nền polyme và sợi gia cường. Các loại sợi gia cường truyền thống thường dùng cho
* Email: leducgiang@gmail.com
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 6 (2017): 43-50
44
vật liệu polyme compozit là sợi cacbon, sợi thủy tinh... Tuy nhiên, các loại sợi hóa học này
được tổng hợp từ nguồn nguyên liệu không tái tạo, không có khả năng phân hủy nên quá
trình sử dụng vật liệu polyme compozit gia cường bằng sợi hóa học thường gây ô nhiễm
môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của xã hội. Do
đó, vật liệu polyme compozit gia cường bằng sợi thực vật đã và đang được đặc biệt quan
tâm bởi một số ưu điểm nổi trội của sợi thực vật so với các sợi hóa học như có khả năng
phân hủy sinh học, rẻ tiền, nhẹ và có khả năng tái tạo [1], [2], [3]. Đặc biệt, vi sợi
xenlulozơ có kích thước nhỏ, diện tích bề mặt lớn, độ bền và độ cứng cao nên đã được sử
dụng gia cường cho nhiều polyme nền như polyeste không no, polylactic acid (PLA), nhựa
epoxy [4], [5], [6]... Tuy nhiên, do xenlulozơ có nhiều nhóm hydroxyl phân cực nên khả
năng tương hợp với các polyme nền còn thấp làm cho một số tính chất cơ lí của vật liệu
chưa cao [7], [8]. Nhằm cải thiện khả năng tương hợp với polyme nền, trong công trình
này chúng tôi đã tiến hành axetyl hóa vi sợi xenlulozơ và sử dụng để gia cường cho vật
liệu polyme compozit trên nền nhựa epoxy, đồng thời khảo sát một số tính chất cơ lí của
vật liệu chế tạo được.
2. Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm
2.1. Nguyên liệu và hóa chất
Sợi lùng ở dạng mat, tỉ trọng khoảng 190 g/m2, kích thước sợi trung bình từ 150-200
µm, được chế tạo bằng phương pháp cào tách sợi đã qua xử lí kiềm, tại Trung tâm Nghiên
cứu Vật liệu polyme, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Sợi thủy tinh loại mat tỉ trọng 360 g/m2(Trung Quốc).
Vi sợi xenlulozơ (có đường kính khoảng 4-6 μm) được chế tạo từ phoi phế thải của
cây Lùng ở Nghệ An theo quy trình đã công bố [9].
Nhựa epoxy trên cơ sở diglycidyl ete bisphenol-A (DGEBA) có khối lượng mol
trung bình số Mn 610 (g) và polyetylen polyamin (PEPA) xuất xứ Trung Quốc.
Anhydrit axetic, dimetyl sunfoxit (DMSO) được cung cấp bởi hãng Merk (Đức).
2.2. Chế tạo vi sợi xenlulozơ axetat và vật liệu polyme compozit
2.2.1. Chế tạo vi sợi xenlulozơ axetat
Cho 20 g vi sợi xenlulozơ và 0,4 g iot cho vào bình cầu 3 cổ dung tích 250 ml chứa
100 ml (CH3CO)2O có lắp ống sinh hàn hồi lưu và nhiệt kế, phản ứng thực hiện ở 80 oC,
hỗn hợp được khuấy bằng máy khuấy từ gia nhiệt trong thời gian 5 giờ. Sau phản ứng, sản
phẩm được kết tủa trong dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ thường, rửa sản phẩm đến
trung tính sau đó được sấy khô trong tủ sấy chân không ở 80 oC.
2.2.2. Chế tạo vật liệu polyme compozit
Để khảo sát ảnh hưởng của phương pháp gia công và các thành phần chế tạo đến các
tính chất cơ lí của vật liệu polyme compozit chúng tôi tiến hành 4 nhóm mẫu sau:
Nhóm A: Nhựa epoxy gia cường bằng 15% sợi lùng (so với khối lượng nhựa epoxy)
không có MFC (mẫu A0) và nhựa epoxy có MFC với hàm lượng MFC so với khối lượng
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Lê Đức Giang và tgk
45
nhựa epoxy là 0,2% (mẫu A1), 0,4% (mẫu A2), 0,6% (mẫu A3) và 0,8% (mẫu A4) được trộn
với chất khâu mạch PEPA theo tỉ lệ khối lượng PEPA/nhựa epoxy là 10%. Quá trình đóng
rắn được tiến hành ở nhiệt độ thường trong 48 giờ. Sau khi tháo khuôn, vật liệu được sấy
trong tủ sấy chân không ở 70oC trong 4 giờ, sau đó được xác định tính chất cơ lí.
Nhóm B: Các mẫu compozit gia cường bằng 30% mat thủy tinh (so với khối lượng
nhựa epoxy) với hàm lượng MFC so với khối lượng nhựa epoxy lần lượt là 0% (mẫu B0),
0,2% (mẫu B1), 0,4% (mẫu B2), 0,6% (mẫu B3) và 0,8% (mẫu B4) theo khối lượng so với
nhựa nền epoxy, tỉ lệ khối lượng chất khâu mạch PEPA/nhựa epoxy là 10%. Quá trình
đóng rắn và sấy mẫu được thực hiện trong điều kiện tương tự ở nhóm mẫu A.
Nhóm C: Các mẫu compozit gia cường bằng 30% mat thủy tinh lai tạo sợi lùng (tỉ
lệ khối lượng mat thủy tinh/sợi lùng =1) so với với khối lượng nhựa epoxy, tỉ lệ khối lượng
chất khâu mạch PEPA/nhựa epoxy là 10%, hàm lượng MFC trong các mẫu lần lượt là 0%
(mẫu C0), 0,2% (mẫu C1), 0,4% (mẫu C2), 0,6% (mẫu C3) và 0,8% (mẫu C4). Quá trình
đóng rắn và sấy mẫu được thực hiện trong điều kiện tương tự ở nhóm mẫu A.
Nhóm D: Các mẫu compozit gia cường bằng 30% mat thủy tinh lai tạo sợi lùng (tỉ
lệ khối lượng mat thủy tinh/sợi lùng =1) so với với khối lượng nhựa epoxy, tỉ lệ khối lượng
chất khâu mạch PEPA/nhựa epoxy là 10%, hàm lượng vi sợi xenlulozơ axetat trong các
mẫu lần lượt là 0% (mẫu C0), 0,2% (mẫu C1), 0,4% (mẫu C2), 0,6% (mẫu C3) và 0,8%
(mẫu C4). Quá trình đóng rắn và sấy mẫu được thực hiện trong điều kiện tương tự ở nhóm
mẫu A.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Cấu trúc hóa học của vi sợi xenlulozơ được khảo sát bằng phổ hồng ngoại được đo
trên máy SHIMADZU (Nhật Bản) bằng phương pháp ép viên KBr tại Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội; phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H ghi trên máy ADVANCE 125 MHz và phổ
cộng hưởng từ hạt nhân 13C đo trên máy ADVANCE 500 MHz của hãng Bruker (Đức),
dung môi DMSO tại Viện Hóa học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Độ thế (Degree of subtitution, DS) của xenlulozơ axetat được xác định bằng phương
pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H theo công thức sau [10]:
1,87 1,94 2,14
3,39 3,66 3,82 4,00 4,54 5,06
1 (A A A )
3
1 (A A A A A A )
6
DS
Trong đó, A1,87, A1,94 và A2,14 là diện tích các pic của proton trong 3 nhóm acetyl;
A3,39, A3,36, A3,82, A4,00, A4,54 và A5,06 là diện tích các pic của proton trong mắt xích của
xenlulozơ.
Độ bền kéo được xác định theo tiêu chuẩn ISO 527-1993, độ bền uốn được xác định
theo tiêu chuẩn ISO 178-1993 (E) được đo trên máy INSTRON 5582 - 100KN (Mĩ), tốc độ
kéo 2mm/phút, nhiệt độ 25 oC, độ ẩm 70-75%.
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 6 (2017): 43-50
46
Độ bền va đập IZOD được xác định theo tiêu chuẩn ISO 180 & ASTM D256, trên
máy Tinius Olsen của Mĩ, nhiệt độ 25 oC.
Độ bền mỏi của vật liệu được đo trên máy MPS 810 (Material Test System 810) của
Mĩ, theo tiêu chuẩn ASTM D3479-96 (2007), lực chịu mỏi bằng 70% lực kéo đứt của mẫu,
tần số dao động của lực f = 2Hz tương đương với 120 rpm, biên độ dao động của lực bằng
2 lần lực chịu mỏi.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Khảo sát cấu trúc hóa học của vi sợi xenlulozơ axetat
Từ phổ hồng ngoại của vi sợi xenlulozơ (Hình 3.1a) và vi sợi xenlulozơ axetat với
DS=1,8 (Hình 3.1b) ta thấy có tất cả các đỉnh hấp thụ quan trọng nhất đặc trưng cho
xenlulozơ ban đầu: 3300-3500, 2901, 1647, 1454, 1060, 607 (cm-1). Trong đó, đỉnh hấp thụ
ở 2961 cm-1 đặc trưng cho dao động biến dạng của các liên kết C-H và 1454 cm-1 là dao
động hóa trị của liên kết C-H, còn đỉnh hấp thụ ở 1060 cm-1 là của các nhóm chức ete C-O-
C và dải hấp thụ 3300-3500 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của các nhóm hydroxyl
(OH). Điều đó cho thấy trong phân tử xenlulozơ axetat đang còn các nhóm OH chưa bị
axetyl hóa. Tuy nhiên, vùng hấp thụ đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết O-H trong
các nhóm hydroxyl (OH) không rộng như trong phổ hồng ngoại của xenlulozơ (vùng 3200-
3600 cm-1) mà đã bị thu hẹp lại (3300-3500 cm-1) chứng tỏ các nhóm hydroxyl (OH) trong
phân tử xenlulozơ đã phản ứng với anhydrit axetic tạo thành các dẫn xuất axetat, phá vỡ
các liên kết hydro. Đặc biệt, sự xuất hiện của một đỉnh hấp thụ mới với cường độ mạnh ở
1732 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết đôi C=O và đỉnh hấp thụ ở 1257cm-1
đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết đơn C-O trong nhóm este, đỉnh hấp thụ ở 1373
cm-1 đặc trưng cho dao động biến dạng của nhóm metyl (CH3COO).
(a) (b)
Hình 1. Phổ hồng ngoại của vi sợi xenlulozơ (3.1a) và vi sợi xenlulozơ axetat (3.1b)
Trong phổ 1H-MNR của vi sợi xenlulozơ axetat (Hình 3.2) có các tín hiệu của proton
của nguyên tử H trong phân tử xenlulozơ: H1 (3,39 ppm), H2 (4,54 ppm), H3 (5,06 ppm),
H4 (3,66 ppm), H5 (3,82 ppm) và H6 (4,00 ppm). Ngoài ra, còn có tín hiệu proton trong
nhóm acetyl (CH3CO) ở các nguyên tử C2 (1,94 ppm), C3 (1,87 ppm) và C6 (2,14 ppm).
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Lê Đức Giang và tgk
47
Hình 2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C của vi sợi xenlulozơ axetat
Trong phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C có các tín hiệu đặc trưng cho 6 nguyên tử
cacbon của xenlulozơ: C1 (99,2 ppm), C2 (71,3 ppm), C3 (72,1 ppm), C4 (75,9 ppm), C5
(71,3 ppm) và C6 (62,1 ppm). Ngoài ra, còn có các tín hiệu đặc trưng cho nguyên tử
cacbon cacbonyl trong nhóm acetyl thế nhóm OH ở nguyên tử C2 (169,0 ppm), C3 (169,3
ppm) và C6 (170,2 ppm).
O
H2C
OH
OHHO
O1
2
3
4 5
6
+
O
H2C
OCOCH3
OCOCH3H3COCO
O1
23
4 5
6
Cellulose triacetate
CH3COOH+ 33(CH3CO)2O
I2
DMSO, 60oC
Các dữ liệu phổ hồng ngoại và phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C ở trên cho
thấy các nhóm OH ở nguyên tử cacbon số 2, 3 và 6 đã phản ứng với anhydrit axetic tạo
thành xenlulozơ axetat.
3.2. Khảo sát tính chất cơ lí của polyme compozit
3.2.1. Ảnh hưởng của MFC và vi sợi xenlulozơ axetat đến độ bền kéo đứt
So sánh độ bền kéo đứt của các mẫu thuộc 4 nhóm trên (Bảng 1) cho thấy, các mẫu
thuộc nhóm B (gia cường bằng sợi thủy tinh) có độ bền kéo đứt cao hơn các nhóm mẫu
còn lại, các mẫu thuộc nhóm A (gia cường bằng sợi lùng) có độ bền kéo đứt thấp hơn
nhiều các nhóm mẫu khác, các mẫu thuộc nhóm D có độ bền kéo đứt thấp hơn không nhiều
so với các mẫu thuộc nhóm B và cao hơn các mẫu thuộc nhóm C (có cùng tỉ lệ khối lượng
mat thủy tinh/sợi lùng). Mặt khác, độ bền kéo đứt của các mẫu nhóm D giảm ít nhất khi
hàm lượng vi sợi xenlulozơ axetat tăng từ 0,4% đến 0,8%. Điều đó là do vi sợi xenlulozơ
axetat có khả năng tương tác bề mặt với polyme nền tốt hơn MFC.
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 6 (2017): 43-50
48
Bảng 1. Độ bền kéo đứt (MPa) của vật liệu polyme compozit
Hàm lượng MFC Nhóm A Nhóm B Nhóm C Nhóm D
0% A0 130,54 B0 205,62 C0 180,80 D0 180,80
0,2% A1 135,60 B1 215,40 C1 188,60 D1 200,32
0,4% A2 124,45 B2 240,32 C2 214,44 D2 235,56
0,6% A3 114,54 B3 234,56 C3 200,25 D3 230,52
0,8% A4 101,86 B4 225,35 C4 184,82 D4 210,34
Kết quả ở Bảng 1 cũng cho thấy độ bền kéo đứt đạt giá trị lớn nhất là 135,60 MPa (ở
nhóm A) khi hàm lượng MFC là 0,2%, 240,32 MPa (ở nhóm B) và 214,44 MPa (ở nhóm
C) khi hàm lượng MFC đều là 0,4%. Tương tự, khi hàm lượng vi sợi xenlulozơ axetat là
0,4% (ở nhóm D) thì độ bền kéo đứt đạt giá trị cao nhất là 235,56 MPa. Tuy nhiên, độ bền
kéo đứt giảm dần khi hàm lượng MFC tăng từ 0,2% đến 0,8% (ở nhóm A) và từ 0,4% đến
0,8% (ở nhóm B và C). Như vậy, sự có mặt của MFC đã làm tăng không đáng kể độ bền
kéo đứt của vật liệu ở cả 3 nhóm mẫu A, B và C (tăng 4,29% khi hàm lượng MFC là 0,2%
ở nhóm A, 13,83% ở nhóm B và 16,87% ở nhóm C khi hàm lượng MFC là 0,4%), trong
khi đó sự có mặt của vi sợi xenlulozơ axetat cải thiện đáng kế độ bền kéo đứt của vật liệu ở
nhóm mẫu D (tăng 29,98% khi hàm lượng vi sợi xenlulozơ là 0,4%).
3.2.2. Ảnh hưởng của MFC và vi sợi xenlulozơ axetat đến độ bền uốn
So sánh độ bền uốn của các mẫu ở 4 nhóm trên (Bảng 2) ta thấy, các mẫu nhóm B có độ
bền uốn nhất, các mẫu nhóm D có độ bền uốn cao hơn các mẫu nhóm C, còn các mẫu nhóm A
có độ bền uốn thấp nhất. Như vậy, vật liệu gia cường bằng sợi thủy tinh (nhóm B) có độ bền
uốn cao hơn nhiều so với vật liệu gia cường bằng sợi lùng (nhóm A) nhưng cao hơn không
đáng kể so với vật liệu gia cường bằng sợi thủy tinh lai tạo sợi lùng (nhóm C và nhóm D).
Bảng 2. Độ bền uốn (MPa) của vật liệu polyme compozit
Hàm lượng MFC Nhóm A Nhóm B Nhóm C Nhóm D
0% A0 130,80 B0 226,60 C0 189,40 D0 189,40
0,2% A1 152,20 B1 235,62 C1 198,70 D1 210,68
0,4% A2 140,64 B2 244,34 C2 204,52 D2 228,54
0,6% A3 121,20 B3 197,57 C3 154,71 D3 232,70
0,8% A4 115,16 B4 176,90 C4 141,32 D4 204,36
Kết quả ở Bảng 2 cũng cho thấy, độ bền uốn của các mẫu trong nhóm A đạt giá trị
lớn nhất khi hàm lượng MFC là 0,2% rồi giảm dần khi hàm lượng MFC tăng từ 0,2 đến
0,8%. Tuy nhiên, trong nhóm B và C độ bền uốn tăng nhẹ khi hàm lượng MFC từ 0,2%
đến 0,4%, sau đó độ bền uốn giảm dần và có giá trị thấp hơn mẫu không chứa MFC khi
hàm lượng MFC tăng từ 0,6% đến 0,8%, còn trong nhóm D thì độ bền uốn tăng dần khi
hàm lượng vi sợi xenlulozơ axetat tăng từ 0,2% đến 0,6%. Như vậy, khi hàm lượng MFC
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Lê Đức Giang và tgk
49
là 0,2% thì độ bền uốn đạt giá trị lớn nhất là 152,20 MPa ở nhóm A; trong khi đó ở nhóm
B và C độ bền uốn đạt giá trị lớn nhất lần lượt là 244,34 MPa và 204,52 MPa khi hàm
lượng MFC đều là 0,4%; còn độ bền uốn cao nhất là 232,70 MPa ở nhóm D khi hàm lượng
vi sợi xenlulozơ axetat là 0,6%.
3.2.3. Ảnh hưởng của MFC và vi sợi xenlulozơ axetat đến độ bền va đập
Bảng 3. Độ bền va đập (kJ/m2) của vật liệu polyme compozit
Hàm lượng MFC Nhóm A Nhóm B Nhóm C Nhóm D
0% A0 20,80 B0 30,28 C0 31,82 D0 31,82
0,2% A1 25,35 B1 35,84 C1 38,28 D1 40,42
0,4% A2 28,74 B2 42,56 C2 46,48 D2 48,80
0,6% A3 26,40 B3 40,24 C3 42,56 D3 44,52
0,8% A4 23,20 B4 36,30 C4 38,20 D4 42,40
Kết quả Bảng 3 cho thấy MFC đã làm độ bền va đập của vật liệu tăng đáng kể ở tất
cả nhóm mẫu khi hàm lượng MFC tăng từ 0,2% đến 0,8%. Cụ thể, độ bền va đập tăng
trong khoảng 11,53% đến 38,17% ở các mẫu nhóm A; 19,88% đến 40,55% ở các mẫu
nhóm B, 20,05% đến 46,07% ở các mẫu nhóm C và 33,24% đến 53,36% ở các mẫu nhóm
D. Độ bền va đập tăng là do khi tác dụng một lực đột ngột, MFC và vi sợi xenlulozơ axetat
đã cản trở sự phát triển của các vết nứt làm chậm sự phá hủy của vật liệu. Tuy nhiên, khi
hàm lượng MFC tăng từ 0,6% lên 0,8% thì độ bền va đập của các mẫu giảm nhẹ ở tất cả
các nhóm nhưng vẫn cao hơn so với mẫu không có MFC.
Khi so sánh kết quả ở bốn nhóm mẫu ta thấy, độ bền va đập ở các mẫu nhóm B cao
hơn nhóm A không nhiều, các mẫu thuộc nhóm C đều có độ bền va đập cao hơn các mẫu
của nhóm B có cùng hàm lượng MFC, các mẫu nhóm D cao hơn các mẫu thuộc nhóm C.
Như vậy, sử dụng mat thủy tinh lai tạo sợi lùng kết hợp với MFC và vi sợi xenlulozơ axetat
đã làm tăng độ bền va đập của vật liệu gia cường bằng sợi thủy tinh.
3.2.4. Ảnh hưởng của MFC và vi sợi xenlulozơ axetat đến độ bền mỏi
Từ kết quả khảo sát độ bền kéo đứt, độ bền uốn và độ bền va đập ở trên, chúng tôi
tiến hành khảo sát ảnh hưởng của MFC và vi sợi xenlulozơ axetat có hàm lượng 0,4% so
với khối lượng nhựa epoxy (mẫu B2, mẫu C2 và mẫu D2) đến độ bền mỏi so với mẫu
compozit không có MFC (mẫu B0 và mẫu C0) và vi sợi xenlulozơ axetat (mẫu D0). Kết quả
cho thấy, MFC đã cải thiện đáng kể độ bền mỏi của vật liệu. Ở lực kéo tương đương 70%
độ bền kéo của vật liệu, độ bền mỏi tăng mạnh từ 22.115 chu kì ở mẫu B0 lên 77.417 chu
kì ở mẫu B2 (tăng 3,5 lần), từ 21.248 chu kì ở mẫu C0 lên 67.996 chu kì ở mẫu C2 (tăng 3,2
lần) và từ 23.121 chu kì ở mẫu D0 lên 87.847 chu kì ở mẫu D2 (tăng 3,8 lần). Sự tăng mạnh
độ bền mỏi của vật liệu được giải thích là do sự có mặt của MFC và vi sợi xenlulozơ axetat
với kích thước rất nhỏ như là chất độn tăng cường có tác dụng hạn chế các vết nứt trong
vật liệu khi chịu tác dụng của một lực lớn từ bên ngoài.
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 6 (2017): 43-50
50
4. Kết luận
Trong công trình này, chúng tôi đã điều chế được vi sợi xenlulozơ axetat (DS ~1,8)
bằng phản ứng của MFC (đường kính khoảng 4-6 µm) với anhydrit axetic có mặt iot làm
xúc tác. Cấu trúc hóa học của sản phẩm đã được chứng minh bằng phổ hồng ngoại và phổ
cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C. Kết quả khảo sát một số tính chất cơ lí của vật liệu
compozit chế tạo được cho thấy nhựa epoxy/sợi thủy tinh và nhựa epoxy/mat sợi thủy tinh-
sợi lùng có bổ sung 0,4% MFC và 0,4% vi sợi xenlulozơ axetat có độ bền kéo, độ bền uốn,
độ bền va đập cao hơn so với vật liệu compozit không có bổ sung MFC và vi sợi xenlulozơ
axetat. Đặc biệt, sự có mặt của MFC và vi sợi xenlulozơ axetat đã làm tăng mạnh độ bền
mỏi của vật liệu (tăng từ 3,2 đến 3,8 lần so với compozit không có MFC và vi sợi
xenlulozơ axetat).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Anna J. S., My A. S, Azizi S., Berglund L. A., "Biomimetic polysaccharide nanocompozits of
high cellulose content and high toughness", Biomacromolecules, Vol. 8(8), pp.2556-2563, 2007.
[2] Tạ Thị Phương Hòa, Trần Vĩnh Diệu, Đoàn Thị Yến Oanh, Mạc Văn Phúc, "Chế tạo vật liệu
compozit sinh học trên cơ sở nhựa polyeste không no gia cường bằng sợi nứa xử lí bằng
plasma lạnh", Tạp chí Hóa học, Tập 47(2), tr. 220-229, 2009.
[3] Phan Thị Minh Ngọc, Trần Vĩnh Diệu, Đoàn Thị Yến Oanh, Nguyễn Hoài Thu, "Nghiên cứu
chế tạo compozit sinh học trên cơ sở nhựa polyeste không no gia cường bằng mat nứa lai tạo
với mat thủy tinh", Tạp chí Hóa học, tập 47(1), tr.75-80, 2009.
[4] Norifumi Takagaki, Kazuya Okubo, Toru Fujii, "Improvement of fatigue strength and impact
properties of plain-woven CFRP modified with microfibrillated cellulose", Proceedings of
the 6th Asia-Australasian conference on compozit materials (ACCM/6), Kumamouto, 23-26
September, pp.499-501, 2008.
[5] Mohamed J. Gabr, Mostafa Abd Elrahman, Kazuya Okubo, Toru Fujii, "Effect of
microfibrillated cellulose on mechanical properties of plain-woven CFRP reinforced epoxy",
Compozit Structures, Vol. 92, pp.1999-2006, 2010.
[6] Saba1 N., Mohammad F., Pervaiz M., Jawaid M., Alothman O. Y., Sain M., "Mechanical,
morphological and structural properties of cellulose nanofibers reinforced epoxy compozits",
Biological Macromolecules, Vol 97, pp.190-200, 2017.
[7] Atul P. Johari, S.K. Kurmvanshi, S. Mohanty, S.K. Nayak, "Influence of surface modified
cellulose microfibrils on the improved mechanical properties of poly (lactic acid)",
International Journal of Biological Macromolecules,Vol. 84, pp.329-339, 2014.
[8] Jue L., Per A., Lawrence T. D., "Surface modification of microfibrillated cellulose for epoxy
composite applications", Polymer, Vol.49(5), pp.1285-1296, 2008.
[9] Cao Xuan Cuong, Ta Thi Phuong Hoa, Le Duc Giang, Nguyen Van Dai, "Preparation and
chracterization of microfibrillated cellulose from Lung foil wastes in Nghe An", Journal of
Chemstry,Vol. 51(2A,B), pp.151-156, 2013.
[10] Archana M. D., Abdul A. A., Manash P. H., “Synthesis and characterization of cellulose acetate
from rice husk:Eco-friendly condition”, Carbohydrate Polymers, Vol.112, pp.342–349, 2014.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 05_2_7983_2089323.pdf