Bằng phương pháp thủy nhiệt đơn giản chúng
tôi đã chế tạo thành công tổ hợp vật liệu nano
rGO/WO3. Trên cơ sở vật liệu tổng hợp được, chúng
tôi đã sử dụng công nghệ nhỏ phủ để chế tạo các
cảm biến khí. Kết quả đo nhạy khí NH3 cho thấy cảm
biến có độ đáp ứng cao. Nghiên cứu này cho thấy
rằng tổ hợp vật liệu rGO/WO3 có tiềm năng lớn trong
các ứng dụng về cảm biến khí.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển
khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong
đề tài mã số 103.02-2017.15 và đề tài nghiên cứu khoa
học của Trường Đại học Hoa Lư (Đ Q Đạt)
4 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế tạo và tính chất nhạy khí NH3 của tổ hợp nano rGO/WO3 - Đỗ Quang Đạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 068-071
68
Chế tạo và tính chất nhạy khí NH3 của tổ hợp nano rGO/WO3
Synthesis and NH3 gas sensing characteristics of rGO/WO3 nanocomposite
Đỗ Quang Đạt1,2, Nguyễn Đức Hòa1*,Chu Thị Quý1,
Lâm Văn Năng2, Chử Mạnh Hưng1, Nguyễn Văn Hiếu1
1 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội – Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
2Trường Đại học Hoa Lư - Ninh Nhất, Tp. Ninh Bình, Ninh Bình
Đến Tòa soạn: 13-02-2017; chấp nhận đăng: 25-01-2018
Tóm tắt
Chế tạo vật liệu nano mới nhằm ứng dụng trong phát triển cảm biến khí phục vụ quan trắc môi trường đang
thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học. Trong bài báo này, vật liệu tổ hợp nano reduced graphene
oxide/tungsten trioxide (rGO/WO3) đã được tổng hợp thành công bằng phương pháp thủy nhiệt tại nhiệt độ
120oC. Hình thái của vật liệu rGO/WO3 khảo sát bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) cho thấy đường kính
trung bình của dây nano WO3 khoảng 10 nm, chiều dài trung bình khoảng 300 nm. Phổ UV-Vis của vật liệu
cũng đã được nghiên cứu cho thấy vật liệu có độ rộng vùng cấm vào khoảng 2.9 eV. Tính chất nhạy khí của
vật liệu được khảo sát với khí NH3 tại các nồng độ và các nhiệt độ khác nhau cho thấy cảm biến có thể đo
khí NH3 ở nồng độ thấp tới 25 ppm.
Từ khóa: rGO/WO3 nanocomposite; Chế tạo; Cảm biến khí
Abstract
Synthesis of advanced functional nanomaterials for gas sensor application has been the topic of interested
in recent years. Herein, the rGO/WO3 nanocomposite was synthesized by facile and scalable hydrothermal
method at temperature of 120oC for gas sensor applications. Materials were characterized by some
advanced techniques such as scanning electron microscopy (SEM), and UV-vis spectroscopy. Results
reveal that the rGO/WO3 nanocomposite was obtained in which WO3 nanowires of an average diameter of
less than 10 nm with a length up to 300 nm. UV-vis measurement reveals the semiconductor property of
WO3 with a wide band gap of about 2.9 eV. Gas sensing measurements demonstrate that the rGO/WO3
nanocomposite can monitor low level concentration of highly toxic NH3 gas down to 25 ppm.
Keywords: rGO/WO3 Nanocomposite; Synthesis; Gas sensors
1. Giới Thiệu*
Ngày nay, ô nhiễm không khí đã trở thành vấn
đề cấp bách của toàn thế giới, việc phát hiện kịp thời
các loại khí độc đặc biệt là ở nồng độ thấp (cỡ ppm)
là cơ sở quan trọng cho việc kiểm soát ô nhiễm, cảnh
báo an toàn. Khí ammoniac (NH3) là một khí khử
điển hình, nó là một khí độc, không màu và có mùi
đặc biệt được thải ra từ các hoạt động nông nghiệp và
công nghiệp. Phát hiện khí NH3 ở nồng độ thấp có vai
trò quan trọng trong công nghệ thực phẩm, chẩn đoán
y tế, bảo vệ và cảnh báo môi trường, các quy trình
công nghiệp [1].
Cho đến nay, các oxit kim loại cảm biến bán dẫn
(MOS) đã được sử dụng rộng rãi trong các cảm biến
khí. Các nghiên cứu về vật liệu tổ hợp nano
rGO/WO3 đã và đang được các nhà nghiên cứu quan
tâm. Việc chế tạo vật liệu tổ hợp nano rGO/WO3 để
dùng cho điôt phát quang và phát hiện khí NO2 được
nhóm của Xiaoqiang An (Trung Quốc) công bố năm
* Địa chỉ liên hệ: Tel.: (+84) 2438680787
Email: ndhoa@itims.edu.vn
2012 [2]. Nhóm của Xiangfeng Chu (tại trường Đại
học công nghệ Anhui-Trung Quốc) đã nghiên cứu chế
tạo vật liệu nano Graphene/WO3 bằng phương pháp
thủy nhiệt để khảo sát tính nhạy khí [3]. Seon-Jin
Choi (Hàn Quốc) đã nghiên cứu vật liệu nano
Graphene/WO3 hemitubes nhằm chế tạo cảm biến khí
đo thở để chuẩn đoán bệnh [4].
Kể từ khi phát hiện ra graphene, ứng dụng
graphene trong lĩnh vực cảm biến (cảm biến khí và
cảm biến sinh học) đã và đang được các nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu [5,6]. Tuy nhiên một trong
những nhược điểm của graphene trong ứng dụng cảm
biến khí đó là độ đáp ứng khí chưa cao và thời gian
hồi phục còn dài. Chính vì vậy các nghiên cứu gần
đây đều tập trung cải thiện tính nhạy khí của loại vật
liệu này bằng các phương pháp như pha tạp, biến tính
hoặc sử dụng vật liệu tổ hợp v.v.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chế tạo vật liệu
tổ hợp nano rGO/WO3 bằng phương pháp thủy nhiệt
đơn giản. Cảm biến dựa trên vật liệu rGO/WO3 cũng
đã được chế tạo và khảo sát. Các kết quả chỉ ra rằng,
cảm biến dựa trên tổ hợp nano rGO/WO3 có độ nhạy
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 068-071
69
cao, thời gian đáp ứng và hồi phục ngắn hơn so với
rGO.
2. Thực nghiệm
2.1. Chế tạo vật liệu rGO
Vật liệu rGO được chế tạo bằng phương pháp
Hummer với một chút thay đổi cho phù hợp điều kiện
phòng thí nghiệm [7]. Cụ thể, lấy 2 g NaNO3 cùng 94
ml H2SO4 vào trong bình dung tích 1000 ml đồng thời
khuấy (300 rpm) hỗn hợp trên trong bồn lạnh 10 phút.
Sau đó lấy 10 g KMnO4 cho từ từ vào hỗn hợp trên
trong vòng 20 phút. Khuấy (200 rpm) tiếp trong vòng
45 phút tại nhiệt độ phòng sau đó chuyển qua bồn
nước (30oC) và khuấy (200 rpm) tiếp trong vòng 1
tiếng. Thêm 160 ml H2O vào khuấy (200 rpm) tiếp 40
phút kết hợp đun cách nhiệt ở 90oC. Thêm 200 ml
H2O và cho từ từ 12 ml H2O2 30%. Đến khi không
còn bọt tạo ra dung dịch được lọc rửa với 500 ml HCl
(10%), rửa lại bằng nước khử ion đến pH = 7 và sấy
khô ở 60oC.
2.2 Chế tạo tổ hợp nano rGO/WO3
Tổ hợp nano rGO/WO3 được chế tạo bằng
phương pháp thủy nhiệt. Cụ thể, 1,5 g
Na2WO4.2H2O, 1 g muối NaCl và 0,25 g C6H8O6
được hòa tan hoàn toàn trong 80 ml nước khử ion
bằng máy khuấy từ. Sau đó 700 μl dung dịch 2g/100
ml rGO được thêm vào và khuấy đều, đồng thời nhỏ
từ từ axít HCl vào hỗn hợp trên để điều chỉnh pH = 2.
Cho dung dịch thu được vào bình thủy nhiệt và tiến
hành ủ ở 120oC trong 12h. Sản phẩm kết tủa thu được
được rửa nhiều lần bằng nước khử ion và cồn, sau đó
tiến hành quay ly tâm với tốc độ 5800 rpm và đem
sấy khô trong tủ sấy ở 60oC trong 24h.
2.3 Chế tạo cảm biến và khảo sát tính nhạy khí NH3
Hỗn hợp bột rGO/WO3 thu được được phân tán
trong dung dịch Dimethylformamide (DMF) và nhỏ
lên trên bề mặt điện cực răng lược Pt trên đế SiO2 [8,
9], sau đó tiến hành ủ ở 400oC trong vòng 1 giờ để ổn
định điện trở. Cảm biến thu được được nghiên cứu
tính nhạy khí NH3 trên hệ Keithley 2700 với phần
mềm VEE Pro tại phòng thí nghiệm Nghiên cứu phát
triển và ứng dụng cảm biến nano tại viện ITIMS (Đại
học Bách Khoa Hà Nội).
Hình thái bề mặt của vật liệu rGO/WO3 được
khảo sát bởi kính hiển vi điện tử quét (SEM, JEOL
7600F). Phổ hấp thụ quang học được khảo sát bởi
máy quang phổ tử ngoại – khả kiến (UV-730, Jasco,
Japan).
3. Kết quả và thảo luận
Hình thái, cấu trúc của vật liệu rGO/WO3 tổng
hợp được được quan sát bằng kính hiển vi điện tử
quét với các độ phân giải khác nhau như trên hình 1.
Trên Hình 1(a) với độ phân giải thấp ta có thể thấy
từng đám các thanh nano WO3 đã được tạo thành.
Hình 1(b) với độ phân giải cao hơn ta nhìn rõ các
thanh nano với chiều dài khoảng 300 nm, đường kính
ước lượng khoảng 10 nm, chỉ có một số ít các thanh
bị đứt gãy. Cũng có thể quan sát thấy các lớp
graphene rất mỏng bao phủ xung quanh các thanh và
bó thanh nano WO3. Các thanh tập hợp lại thành các
bó thanh hoặc tách rời nhau với kích thước và định
hướng khác nhau trong không gian tạo thành nhiều
khoảng trống và các lỗ xốp trong bó vật liệu tạo nên
bề mặt riêng lớn. Chính điều đó làm cho các phân tử
khí khuếch tán dễ dàng và hấp thụ trên bề mặt thanh
nano làm tăng độ nhạy và giảm thời gian đáp ứng, hồi
phục của cảm biến khí.
(a)
(b)
200 nm
100 nm
Hình 1. (a, b) Ảnh SEM của mẫu rGO/WO3 với các độ
phóng đại khác nhau
Hình 2 trình bày phổ hấp thụ của mẫu
rGO/WO3, trong đó biên hấp thụ chính xuất hiện ở
bước sóng 341 nm. Đây chính là biên hấp thụ của
WO3 [10]. Năng lượng vùng cấm (Eg) của tổ hợp vật
liệu rGO/WO3, được xác định từ phương trình Tauc:
(αhν)1/2 = C × (hν - Eg), ở đó C, α, Eg và hν tương ứng là
hằng số tỷ lệ, hệ số hấp thụ, năng lượng vùng cấm và
năng lượng photon [11]. Từ đó giá trị của năng lượng
vùng cấm Eg~ 2.9 eV. Kết quả này tương tự báo cáo
của Maoyong Zhat [11] và của H. Hajishafiee [12].
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 068-071
70
200 300 400 500 600 700 800
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
A
b
s
.
(a
.u
.)
(nm)
1 2 3 4 5 6
(
h
)
h (eV)
Hình 2. Phổ hấp thụ của mẫu rGO/WO3. Hình bên trong
xác định năng lượng vùng cấm từ phương trình Tauc
Tính nhạy khí của vật liệu rGO/WO3 đã được
chúng tôi khảo sát với khí khử NH3 ở 5 nồng độ khí
là 25 ppm, 50 ppm, 100 ppm, 250 ppm, 500 ppm và
tại các nhiệt độ làm việc 250oC, 300oC, 350oC và
400oC. Hình 3 là đồ thị thể hiện sự thay đổi điện trở
của cảm biến với các nồng độ khí NH3 khác nhau so
với không khí tại các nhiệt độ khảo sát. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra
rằng điện trở của cảm biến giảm khi tiếp xúc với NH3
ở tất cả các nhiệt độ khảo sát. Điều này cũng phù hợp
với lý thuyết vì khí NH3 là khí khử, do vậy khi các
phân tử khí NH3 tiếp xúc và phản ứng với các loại
ôxy (O2−, O− hoặc O−2) hấp phụ trên bề mặt của vật
liệu nano WO3 tạo ra H2O và N2 và đồng thời nhả lại
điện tử cho các thanh nano WO3 dẫn đến điện trở của
cảm biến giảm. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với
các công bố gần đây về cảm biến khí sử dụng vật liệu
WO3 [8]. Từ kết quả đo nhạy khí có thể thấy rằng tổ
hợp nano rGO/WO3 có thể đáp ứng với khí NH3 ở
nồng độ rất thấp cỡ 25 ppm. Từ Hình 3 cũng dễ dàng
thấy rằng tốc độ đáp ứng và hồi phục tăng lên khi
nhiệt độ làm việc của cảm biến tăng. Điều này khẳng
định tốc độ hấp phụ và giải hấp được tăng cường bởi
nhiệt độ.
Hình 4 cho thấy cảm biến cho độ đáp ứng tốt
nhất tại nhiệt độ là việc 250oC ở tất cả các nồng độ
khí NH3 khảo sát. Chúng tôi không nghiên cứu ở
nhiệt độ thấp hơn do thời gian đáp ứng và hồi phục
của cảm biến là khá lớn. Độ đáp ứng theo nồng độ
khí NH3 cũng gần như tuyến tính tại các nhiệt độ làm
việc khác nhau. Cảm biến có thể đo khí NH3 trong
khoảng nồng độ từu 25 đến 500 ppm tại nhiệt độ
250oC (Hình 4).
Thời gian đáp ứng và thời gian hồi phục của
cảm biến được tính trên dữ liệu trên Hình 3. Thời
gian đáp ứng và hồi phục của cảm biến tại nhiệt độ
làm việc 250, 300, 350, và 400oC thể hiện trên Hình
5. Kết quả cho thấy thời gian đáp ứng giảm khi nhiệt
độ làm việc và nồng độ khí NH3 tăng lên (Hình 5(a).
Ngược lại, thời gian hồi phục của cảm biến tăng khi
nồng độ khí NH3 tăng. Thời gian đáp ứng của cảm
biến là khá ngắn, dưới 100 giây. Tuy nhiên thời gian
hồi phục khá lớn, lên đến khoảng 20 phút tùy thuộc
vào nồng độ khí NH3. Mặc dù vậy, so với các kết quả
nghiên cứu về cảm biến khí NH3 sử dụng vật liệu
WO3, kết quả của chúng tôi là khá tốt [1].
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500
10M
100M
10M
100M
10M
100M
10M
100M
R
(
O
h
m
)
T (s)
500 ppm250 ppm
100 ppm
50 ppm
25 ppm
@ 250
o
C
@ 300
o
C
@ 350
o
C
@ 400
o
C
Hình 3. Sự đáp ứng khí NH3 theo thời gian ở các nhiệt độ
khác nhau.
0 100 200 300 400 500
0
5
10
15
20
25
NH
3
, ppm
250
o
C
300
o
C
350
o
C
400
o
C
S
=
(R
g
/R
a
)
Hình 4. Độ đáp ứng của cảm biến tại các nhiệt độ thay đổi
theo nồng độ khí NH3
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 068-071
71
0 100 200 300 400 500
0
20
40
60
80
100
(a)
NH
3
, ppm
250
o
C
300
o
C
350
o
C
400
o
C
R
e
(s
)
0 100 200 300 400 500
0
200
400
600
800
1000
1200
R
e
c
o
(
s
)
NH
3
, ppm
250
o
C
300
o
C
350
o
C
400
o
C
(b)
Hình 5. Thời gian đáp ứng re (a) và thời gian hồi phục reco
(b) của cảm biến tại các nhiệt độ khác nhau
4. Kết luận
Bằng phương pháp thủy nhiệt đơn giản chúng
tôi đã chế tạo thành công tổ hợp vật liệu nano
rGO/WO3. Trên cơ sở vật liệu tổng hợp được, chúng
tôi đã sử dụng công nghệ nhỏ phủ để chế tạo các
cảm biến khí. Kết quả đo nhạy khí NH3 cho thấy cảm
biến có độ đáp ứng cao. Nghiên cứu này cho thấy
rằng tổ hợp vật liệu rGO/WO3 có tiềm năng lớn trong
các ứng dụng về cảm biến khí.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển
khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong
đề tài mã số 103.02-2017.15 và đề tài nghiên cứu khoa
học của Trường Đại học Hoa Lư (Đ Q Đạt).
Tài liệu tham khảo
[1] N. D. Dien, D. D. Vuong, N. D. Chien, Hydrothermal
synthesis and NH3 gas sensing property of WO3
nanorods at low temperature, Advances in Natural
Sciences: Nanoscience and Nanotechnology, 6 (3)
035006 (2015).
[2] X. An, J. C. Yu, Y. Wang, Y. Hu, X. Yu, G.
Zhang, WO3 nanorods/graphene nanocomposites for
high-efficiency visible-light-driven photocatalysis
and NO2 gas sensing, J. Mater. Chem., (2012) 22,
8525–8531.
[3] X. Chu, T. Hu, F. Gao, Y. Dong, W. Sun, L. Bai, Gas
sensing properties of graphene–WO3 composites
prepared by hydrothermal method, Materials Science
and Engineering: B, 193, (2015) 97–104.
[4] S. J. Choi, F. Fuchs, R. Demadrille, B. Grévin, B.H.
Jang, S. J. Lee, J. H. Lee, H. L. Tuller, I. D. Kim, Fast
Responding Exhaled-Breath Sensors Using WO3
Hemitubes Functionalized by Graphene-Based
Electronic Sensitizers for Diagnosis of Diseases, ACS
Appl. Mater. Interfaces, 2014, 6 (12), pp 9061–9070.
[5] F. Schedin, A. K.Geim, S. V Morozov, E. W. Hill, P.
Blake, M. I. Katsnelson, & K. S. Novoselov,
Detection of individual gas molecules adsorbed on
graphene, Nature Materials, 6(9) (2007) 652–655.
[6] T. K. Das & S. Prusty, Recent advances in
applications of graphene, 4(1) (2013) 39–55.
[7] L. V. Nang, N. D. Hoa, C. V. Phuoc, C. T. Quy, P.
V. Tong, N. V. Duy, N. V. Hieu, Scalable preparation
of graphene: Effect of synthesis methods on
materials, Science Advanced Materials 7 (2015)
1013–102.
[8] N. V. Duy, N. D. Hoa, N. T. Dat, D. T. T. Le, N. V.
Hieu, Ammonia-gas-sensing characteristics of
WO3/CNT nanocomposites: Effect of CNT content
and sensing mechanism, Science Advanced Materials,
8 (2016) 524–533.
[9] P. V. Tong, N. D. Hoa, V. Van Quang, N. Van Duy
and N. Van Hieu, Diameter controlled synthesis of
tungsten oxide nanorod bundles for highly sensitive
NO2 gas sensors, Sensors Actuators B Chem., 183,
(2013) 372–380.
[10] T. He, J. Yao, Photochromic materials based on
tungsten oxide, Mater. Chem, 17, (2007) 4547–4557.
[11] M. Zhi, W. Huang, Q. Shi, M. Wang, Q. Wang, Sol–
gel fabrication WO3/RGO nanocomposite film with
enhanced electrochromic performance, RSC Adv,
2016, 00, 1–7.
[12] H. Hajishafiee, P. Sangpour, Facile Synthesis and
Photocatalytic Performance
of WO3/rGO Nanocomposite for Degradation of 1-
Naphthol, NANO Brief Reports and Reviews, 10 (5)
(2015) 15500
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 012_17_017_ol_1831_2095464.pdf