Về vai trò của AMH trong chẩn đoán HCBTĐN, do sự
liên quan chặt chẽ đối với sinh bệnh học, nồng độ AMH
huyết thanh là mối quan tâm đặc biệt của các nhà lâm
sàng đối với những bệnh nhân có HCBTĐN. Mặc dù
cho đến nay vẫn còn khá sớm để xác định có thể dùng
AMH vào trong tiêu chuẩn chẩn đoán HCBTĐN hay
không, nhưng rõ ràng là nồng độ AMH huyết thanh
cao đáng kể ở những bệnh nhân HCBTĐN (Pigny P.,
2003; Li HW., 2011). Hơn nữa, như đã trình bày ở trên, sự
sản xuất AMH tăng đáng kể ở tế bào hạt buồng trứng
bị đa nang, nhất là trong trường hợp không phóng
noãn. Như vậy sự tương quan rất chặt chẽ giữa nồng
độ AMH huyết thanh và số nang thứ cấp, đặc biệt khi
siêu âm kỹ thuật mới có thể phát hiện nang kích thước
1-2mm (Dewailly D., 2011). Các kết quả nghiên cứu cho
đến nay chưa được thống nhất chủ yếu là do không
đồng nhất về tiêu chuẩn mẫu nghiên cứu (Iliodromiti
S., 2013). Theo tiêu chuẩn đồng thuận Rotterdam năm
2003, việc xác định buồng trứng đa nang về hình thái
là 12 nang từ 2-9mm ở mỗi buồng trứng, nhưng với kỹ
thuật siêu âm thế hệ mới, ngưỡng phát hiện này lên
đến 19 - 25 (Dewailly D., 2011; Lujan ME., 2013). Hơn
nữa, các nghiên cứu trước đây về AMH cũng sử dụng
các kỹ thuật khác nhau như DSL hay IOT hay gần đây
là Gen II kit. Vì vậy, cho đến nay vẫn chưa thể đề xuất
đồng thuận ngưỡng chẩn đoán AMH huyết thanh
trong HCBTĐN.
Điều hợp lý là sự tăng AMH có thể là đại diện cho
thuật ngữ “Hình thái buồng trứng đa nang” (PCOM) theo
phân loại Rotterdam. Hơn nữa, hiện nay hai tiêu chuẩn
khác nhau, một về hình thái (PCOM) và một về sinh
hóa (tăng AMH), thuật ngữ “bất thường giống đa nang
buồng trứng” (PCO-L) có thể dễ chấp nhận hơn (Robin
G., 2012). Hơn nữa, nồng độ AMH huyết thanh tương
quan với độ nặng của HCBTĐN và chính xác là với độ
nặng của cường androgen (Piouka A., 2009) và không
phóng noãn (Catteau-Jonard S.,2012). Nghiên cứu cho
thấy nồng độ AMH có thể xem là một chỉ báo của cường
androgen và vì thế có thể thay thế tiêu chuẩn cường
androgen trong chẩn đoán của Rotterdam (Dewailly D.,
2010). Điều này giúp hòa hợp các phân loại khác nhau
trong chẩn đoán HCBTĐN.
Như vậy, để chẩn đoán HCBTĐN, sau khi loại trừ các
chẩn đoán phân biệt, rối loạn phóng noãn và cường
androgen là những yêu cầu bắt buộc. Nếu thiếu một
trong hai tiêu chuẩn này, có thể dùng thuật ngữ “rối loạn
giống buồng trứng đa nang - PCO-L” (AFC cao và/hoặc
AMH huyết thanh cao) dùng thay thế một trong hai tiêu
chuẩn trên.
Ngoài giá trị chẩn đoán, xác định AMH có thể dùng
để xác định phác đồ điều trị, đặc biệt trong kích thích
buồng trứng ở phụ nữ vô sinh do HCBTĐN không
phóng noãn. Đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu
về ngưỡng AMH để đánh giá khả năng đáp ứng với
clomiphene citrate, với FSH tái tổ hợp hay với đốt điểm
buồng trứng
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chỉ báo dự trữ buồng trứng Anti-Muellerian Hormone - từ lý thuyết đến thực hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các nang tiền phóng noãn và sự chế tiết gonadotrophin
tuyến yên để đảm bảo sự phóng noãn xảy ra như sinh
lý (Baird DT., 1993). Người ta nhận thấy AMH có thể tác
động điều hòa giảm khả năng thơm hóa của tế bào
hạt cho đến thời điểm chọn lọc nang với sự hiện diện
cao AMH cho đến khi nang đạt đến kích thước 8mm
(Jeppesen JV., 2013). Nồng độ AMH ở nang có hốc bình
thường sẽ giảm dần khi đường kính nang noãn lớn lên
và giảm nhanh khi vượt 8mm (Andersen CY., 2010). Sự
giảm nhanh AMH tương ứng với sự chọn lọc nang noãn
vượt trội, tức khi sự sản xuất nồng độ estradiol tăng
Tập 12, số 03
Tháng 7-2014
Tạp chí Phụ Sản
13
Lê Minh TâM Tạp chí phụ sản - 12(3), 10-19, 2014TỔNG QUAN
Tập 12, số 03
Tháng 7-2014
Tạp chí Phụ Sản
12
nhanh. Estradiol là một tác nhân trong sự giảm này nhờ
thụ thể của E2 tương tác với AMH (Grynberg M., 2012).
Một số bằng chứng gợi ý AMH kiểm soát hoạt động sản
xuất estrogen nang noãn: (i) AMH ức chế hoạt động
thơm hóa (Vigier B., 1989); (ii) ở tế bào hạt hoàng thể ở
những bệnh nhân TTTON, AMH tạo ra CYP19a1 (men
thơm hóa) ở mức độ gen và protein và sự sản xuất E2 do
FSH giảm đi đáng kể khi có sự hiện diện AMH (Grossman
MP., 2008); (iii) ở nang thứ cấp của người, có sự tương
quan nghịch giữa nồng độ AMH và E2 (Andersen CY.,
2008; Nielsen ME., 2011).
Như vậy, AMH có thể hoạt động như là “người gác
cổng” các nang noãn và đảm bảo các nang có hốc nhỏ
tạo ra ít E2 trước chọn lọc (nang dưới 8mm) giúp cân
bằng trực tiếp tuyến yên - buồng trứng trong sự phát
triển nang noãn trước phóng noãn (Jeppesen JV., 2013).
2.2. Xét nghiệm nồng độ AMH huyết thanh
AMH được tạo ra ở dạng protein tiền chất là chuỗi
đơn liên kết disulphide 70 kDa (Picard JY., 1984). Quá
trình phân giải protein tạo ra một chuỗi đầu tận N
chưa trưởng thành 55 kDa và một chuỗi đầu tận C
trưởng thành 12.5 kDa (Pepinsky RB., 1988). Chuỗi đôi
đồng dạng này còn liên kết với nhau trong tuần hoàn
dạng phức hợp 140 kDa (Lee MM., 1993). Vùng trưởng
thành của AMH giữ chức năng sinh học của protein này,
nhưng khác với các thành viên khác của gia đình TGF-b
là nó vẫn cần đầu tận N để đảm bảo hoạt động đầy đủ
(Wilson CA., 1993). Vùng đầu tận N có thể đảm nhận
tính ổn định của protein (Belville C., 2004).
Định lượng AMH huyết thanh được báo cáo lần đầu
vào những năm 1990 bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch
liên kết men (ELISAs; Baker ML., 1990). Xét nghiệm AMH
ELISA ban đầu được ứng dụng trong định lượng AMH
đánh giá chức năng tinh hoàn ở giai đoạn trẻ trai do có
nồng độ cao hơn nhiều so với trẻ gái. Sử dụng kháng thể
đơn dòng và đa dòng giúp phát hiện vùng N của AMH,
đạt được ở mức nhạy 0.5 ng/ml (Hudson PL., 1990).
Xét nghiệm của Josso và cộng sự sử dụng kháng
thể đơn dòng kháng AMH tinh khiết bò theo chuẩn
(Josso N., 1990). Trong xét nghiệm này, liều tối thiểu có
thể phát hiện AMH là 0.02 ng. Xét nghiệm này sau đó
được cải tiến thành sandwich ELISA sử dụng kháng thể
đơn dòng và đa dòng kháng AMH tái tổ hợp người. Các
kháng thể này nhận biết epitopes ở vùng tiền- và trưởng
thành của AMH, và tăng độ nhạy của xét nghiệm đến 2
ng/ml (Carre-Eusebe D., 1992). Cải tiến tiếp theo với độ
nhạy 0.1 ng/ml bằng cách dùng 2 kháng thể đơn dòng
(xét nghiệm IOT - Beckman-Coulter) (Long WQ., 2000).
Do có tầm quan trọng đáng kể trong biểu hiện
của dự trữ buồng trứng, việc định lượng nồng độ
AMH huyết thanh người nữ tiếp tục phát triển với các
phương pháp xét nghiệm nhạy cảm hơn. Kháng thể
đơn dòng đặc hiệu cao với vùng tiền trưởng thành
của AMH được điều hòa miễn dịch ở chuột cái thiếu
hụt AMH do AMH tái tổ hợp. Các kháng thể này đặc
hiệu epitope khác nhau giúp phát hiện đến giới hạn
0.078 ng/ml (Al-Qahtani A., 2005). Xét nghiệm này sau
đó được cải tiến với cặp kháng thể đơn dòng đặc hiệu
khác, giúp nhận biết epitope cả hai vùng tiền trưởng
thành (F2B/7A) và vùng trưởng thành (F2B/12H), được
xem là định lượng được toàn bộ AMH, hiện có trên
thị trường qua Diagnostic Systems Lab (DSL), với khả
năng phát hiện 6.3 pg/ml (Kevenaar ME., 2006).
Như vậy với hai xét nghiệm hiện có, việc định
lượng AMH trong lâm sàng cũng như trong nghiên
cứu là rất thuận lợi. Tuy nhiên, do các xét nghiệm sử
dụng các cặp kháng thể khác nhau, giá trị AMH huyết
thanh có thể khác nhau giữa 2 phương pháp (Freour
T., 2007). Dựa trên kết quả của DSL của Beckman-
Coulter, phương pháp ELISA mới ra đời thay thế hai
phương pháp cũ, gọi là Beckman-Coulter AMH Gen II,
đạt độ nhạy 0.08 ng/ml (Kumar A., 2010).
2.3. Biến đổi AMH huyết thanh ở phụ nữ khỏe
mạnh trong các điều kiện khác nhau
Sự biến đổi AMH giữa các cá nhân khác nhau
trong cùng độ tuổi là khá cao, chủ yếu do khác biệt
số lượng nang thứ cấp (Almog B., 2011). Có thể có sự
khác biệt theo chủng tộc, với nồng độ AMH thấp hơn
ở phụ nữ Phi - Mỹ (Schuh-Huerta SM., 2012) và Tây
Ban Nha (Seifer DB., 2009). Một số nghiên cứu nhận
thấy mối liên hệ trái ngược giữa AMH và BMI (Steiner
AZ., 2010) cũng như giữa AMH với tuổi (LaMarca A.,
2012). Hút thuốc lá cũng được xem là một nguyên
nhân gây giảm AMH (Freour T., 2012).
Phân tích sự thay đổi AMH trong một cá thể có
thể do thay đổi nồng độ sinh học thật sự của AMH
trong tuần hoàn. Hai nghiên cứu tiến cứu đánh giá
nồng độ AMH trong chu kỳ kinh nguyệt (Fanchin
R., 2005; van Disseldorp J., 2010) đều kết luận rằng
AMH khá ổn định trong chu kỳ kinh nguyệt vì nang
noãn trội hay nang hoàng thể không chế tiết AMH
(Hehenkamp WJ., 2006; Tsepelidis S., 2007). Tuy
nhiên, một nghiên cứu nhỏ mới đây nhận thấy AMH
tuần hoàn giảm đi trong pha hoàng thể (Hadlow N.,
2013). Một nghiên cứu tiến cứu ở 20 phụ nữ mô tả
hai dạng biến đổi AMH trong chu kỳ kinh nguyệt
(Sowers M., 2010). Dạng “buồng trứng trẻ” có nồng
độ AMH cao và biến đổi đáng kể trong chu kỳ kinh.
Ngược lại, “buồng trứng lớn tuổi” có biến đổi nồng độ
AMH thấp, chu kỳ kinh ngắn, gợi ý giảm dự trữ buồng
trứng. Dữ liệu y văn cũng chú trọng nhiều về ảnh
hưởng biến đổi AMH huyết thanh của các thuốc ức
chế gonadotrophin như viên tránh thai uống và thai
kỳ. Nghiên cứu thuần tập mới đây ở 863 phụ nữ (228
người dùng viên tránh thai và 504 người không dùng)
ghi nhận nồng độ AMH huyết thanh thấp hơn 29.8%
ở người dùng viên tránh thai (Bentzen JG., 2012). Một
thử nghiệm ngẫu nhiên nhỏ ở 42 phụ nữ dùng nội
tiết tránh thai uống, dán da hay vòng âm đạo trong
9 tuần, nồng độ AMH giảm khoảng 50% tất cả các
nhóm (Kallio S.,2013). Ngược lại, nồng độ AMH tăng
lên trong các chu kỳ tự nhiên tiếp theo sau khi ngưng
thuốc tránh thai (van den Berg MH., 2010). Tương tự,
trong thai kỳ, nghiên cứu dọc nhận thấy giảm đáng
kể nồng độ AMH trong quý hai và quý ba thai kỳ so
với quý một và đến cuối thai kỳ giảm khoảng 50%
(Nelson SM., 2010). Sự giảm nồng độ AMH trong thai
kỳ cũng được xác nhận trong nghiên cứu mô tả cắt
ngang mới đây của (Koeninger A., 2013).
Như vậy, nồng độ AMH huyết thanh biến đổi trong
một số điều kiện cần được xem xét trong thực hành
lâm sàng để diễn giải chính xác hơn. Sự dao động của
AMH trong chu kỳ kinh nguyệt rất nhỏ cho phép định
lượng ở thời điểm bất kỳ. Tuy nhiên một số tình trạng
sinh lý hay do dùng thuốc, đặc biệt là thuốc tránh thai
thời gian dài có thể làm giảm AMH.
2.4. Diễn biến AMH từ phôi thai đến lúc mãn kinh
Đánh giá giá trị của AMH cần phải hiểu diễn biến
của nó trong suốt cuộc đời người phụ nữ. Số liệu kết
hợp mới đây (n = 3260) thể hiện mẫu diễn biến AMH
trong cộng đồng phụ nữ khỏe mạnh và có thể làm cơ
sở để biểu diễn biến đổi AMH theo tuổi (Kelsey TW.,
2011). Phân tích đường biểu diễn AMH tuần hoàn
trong cuộc đời người phụ nữ có thể nhận thấy một
số giai đoạn khác nhau. Đỉnh cao xuất hiện ngay sau
khi sinh ở giai đoạn sơ sinh, sau đó tiếp tục duy trì cao
Hình: Đường biểu diễn AMh và chiêu mộ nang noãn trong cuộc đời người phụ nữ
(Kelsey TW,. 2012).
đến 9 tuổi. Có sự giảm nhẹ sau đó tạo thành đường
cong ở độ tuổi dậy thì (9–15 tuổi), tiếp theo là pha
tăng trưởng thứ hai, đạt đỉnh ở độ tuổi 25. Sau đó,
có sự giảm hằng định đến mức không thể phát hiện
được ở độ tuổi 50–51, tương ứng với thời kỳ mãn kinh.
Quá trình chiêu mộ nang noãn tương ứng với diễn
biến nồng độ AMH và có tương quan thuận mạnh (r
= 0.96) giữa sự giảm AMH và giảm số nang noãn được
chiêu mộ sau tuổi 25 (độ tuổi AMH đạt đỉnh) (Fleming
R., 2012). Quan sát này làm cơ sở cho việc sử dụng
AMH huyết thanh như là một chỉ điểm gián tiếp dự
trữ buồng trứng.
3. Ứng dụng Amh trong thực hành
lâm sàng
3.1. Khảo sát dự trữ buồng trứng ở người
bình thường
AMH có giá trị ưu việt theo tuổi người phụ nữ khi
đánh giá dư trữ buồng trứng nhưng khả năng tiên
lượng về cơ hội mang thai diễn tiến có phần hạn chế
(Hendriks DJ., 2008; Broer SL., 2013). Nghiên cứu về vai
trò của AMH trong dự đoán khả năng sinh sản tự nhiên
ở những phụ nữ quanh tuổi 30, những người có AMH
thấp sẽ giảm khả năng sinh sản đáng kể (Steiner AZ.,
2010). Tuy nhiên, khả năng sinh sản cũng sẽ bị giảm đi
ở những người có nồng độ AMH cao, gợi ý rằng tình
trạng này thể hiện tình trạng không phóng noãn.
Giá trị dự báo tuổi mãn kinh hướng đến nhiều đích
khác nhau. Trước hết, khả năng đánh giá tình trạng dự
trữ buồng trứng tức là khoảng thời gian sinh sản của
người nữ. Với việc ước đoán thời gian mãn kinh, tuổi
sinh đẻ của người phụ nữ sẽ được báo trước thời gian
kết thúc. Tiên lượng này nếu có được với đủ độ chính
xác sẽ giúp người phụ nữ quyết định thời điểm sinh
con, tránh tình trạng vô sinh do buồng trứng suy kiệt.
Là một chỉ báo về số lượng, giá trị thật của AMH vì vậy
được xem là dự báo “tuổi buồng trứng”. Do mãn kinh
có thời gian cố định với các biểu hiện trước đó như
rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và giảm mạnh khả năng
sinh sản, có thể dự đoán giai đoạn sinh sản của người
nữ từ kết quả định tuổi buồng trứng. Dữ liệu cho đến
nay, nồng độ AMH theo tuổi thấp sẽ dẫn đến mãn kinh
sớm hơn (Tehrani FR., 2009; Broer SL., 2011; Tehrani FR.,
2013). Tuy nhiên các kết quả này có khoảng tin cậy rất
rộng trong giá trị dự báo của AMH đơn thuần. Yếu tố di
truyền được chứng minh có vai trò quan trọng trong
xác định tuổi mãn kinh. Tiếp theo là yếu tố môi trường
và lối sống như hút thuốc lá, BMI, uống rượu và sinh
đẻ cũng có thể ảnh hưởng đến tuổi mãn kinh. Nghiên
cứu tổng quan mới đây đã nhận thấy rõ ràng một số
Tập 12, số 03
Tháng 7-2014
Tạp chí Phụ Sản
15
Lê Minh TâM Tạp chí phụ sản - 12(3), 10-19, 2014TỔNG QUAN
Tập 12, số 03
Tháng 7-2014
Tạp chí Phụ Sản
14
gen và biến thể liên quan đến tuổi mãn kinh (Voorhuis
M., 2010). Liên quan đến vai trò AMH và thụ thể của
nó trong điều hòa tốc độ chiêu mộ nang noãn nguyên
thủy, hai nghiên cứu riêng biệt đã chứng minh biến
thể của gen AMHR2 thay đổi tuổi mãn kinh tự nhiên
(Kevenaar ME., 2007; Voorhuis M., 2010). Hơn nữa, mối
tương tác giữa các biến thể AMH và thụ thể II gen AMH
trong ảnh hưởng đến mãn kinh có vai trò khởi phát
chiêu mộ nang noãn (Braem MG., 2013).
3.2. Đánh giá tổn thương buồng trứng do hóa
trị, xạ trị và phẫu thuật
Mối liên hệ giữa AMH và số nang noãn nguyên
thủy được chiêu mộ là một phương tiện để khảo sát
độc tính lên đường sinh dục trong điều trị ung thư và
giảm dự trữ buồng trứng sau phẫu thuật. AMH giúp
đánh giá chính xác hơn, bộc lộ tình trạng giảm dự trữ
hay suy buồng trứng. Đây cũng là một cách đánh giá
có thể áp dụng cho trẻ em khi FSH và inhibin B chưa
được sản xuất, và có thể đánh giá từng cá nhân mức độ
ảnh hưởng khi tiến hành bằng cách theo dõi dọc nồng
độ AMH. Những phụ nữ có điều trị ung thư ở tuổi thiếu
nhi nhưng sau đó vẫn có kinh nguyệt thì nồng độ AMH
huyết thanh được ghi nhận là giảm đi so với những
người bình thường cùng lứa tuổi (Bath LE., 2003).
Ngược lại, nồng độ FSH và inhibin B giữa hai nhóm này
không có khác biệt. Kết quả tương tự cũng ghi nhận
ở những người bị ung thư vú (Partridge AH., 2010).
AMH giảm đi ở những người trẻ sau điều trị Hodgkin
lymphoma giai đoạn trẻ em và liên quan rõ giữa số lần
hóa trị và nồng độ AMH (van Beek RD., 2007). FSH cũng
có tăng lên nếu mức độ điều trị tăng nhưng AMH nhạy
hơn trong phát hiện tổn thương buồng trứng với liều
hóa trị thấp. Nhiễm độc buồng trứng với phác đồ có
sử dụng alkylate thường thấy trong điều trị bệnh lý ác
tính ở trẻ em và người lớn (Gracia CR., 2012): nồng độ
AMH tụt giảm nhanh sau điều trị nhưng nhóm sử dụng
tác nhân non-alkylate phục hồi nhanh trở lại bình
thường như trước điều trị trong khi đó nhóm dùng tác
nhân alkylate không thấy dấu hiệu phục hồi.
Xạ trị cũng được ghi nhận rộng rãi gây tổn thương
buồng trứng thậm chí với liều thấp và những phụ nữ
có xạ trị vùng chậu nói chung có nồng độ AMH giảm
rất thấp (Lie Fong S., 2009; Gracia CR., 2012). Ngoài phản
ánh tổn thương buồng trứng sau hóa trị hay xạ trị, AMH
còn thể hiện hoạt động của buồng trứng sau các can
thiệp này và tốt hơn FSH hay inhibin B (Dillon KE., 2013).
AMH có thể được định lượng cho phụ nữ ở tất cả các
lứa tuổi nghĩa là có thể đánh giá chức năng buồng trứng
của trẻ gái trước dậy thì. Nghiên cứu tiến cứu ở trẻ gái có
bệnh lý ác tính, AMH giảm sau các chu kỳ hóa trị lặp lại
(Brougham MF., 2012). Đặc biệt những trẻ nguy cơ cao,
AMH huyết thanh sau điều trị rất thấp hoặc không thể
phát hiện được. Cần theo dõi thời gian dài để xác định
giá trị của AMH trong dự đoán chức năng buồng trứng
sau điều trị ung thư ở trẻ em, trong khởi phát dậy thì tự
nhiên hay chức năng sinh sản sau đó.
Đánh giá dự trữ buồng trứng nhờ AMH ở những
trường hợp có phẫu thuật cũng được nghiên cứu.
Nghiên cứu tổng hợp trong trường hợp phẫu thuật u
lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng nhận thấy sự giảm
nồng độ AMH sau phẫu thuật tức có ảnh hưởng đến
một phần dự trữ buồng trứng (Raffi F., 2012; Somigliana
E., 2012). Một nghiên cứu hồi cứu lớn khác cũng khẳng
định tác động của phẫu thuật u lạc nội mạc ở buồng
trứng đối với giảm dự trữ buồng trứng dựa vào kết quả
AMH huyết thanh (Streuli I., 2012).
3.3. Khảo sát dự trữ buồng trứng ở trường
hợp vô sinh
Tuổi và dự trữ buồng trứng là các yếu tố quan trọng
nhất để tiên lượng thành công trong sinh sản hỗ trợ,
trong đó AMH được xem là chỉ báo đáng tin cậy của dự
trữ buồng trứng (Almog B., 2011; Nelson SM., 2011) nhờ
mối tương quan thuận giữa AMH và số noãn còn lại (La
Marca A., 2010). Kết quả AMH giúp dự đoán chính xác
đáp ứng buồng trứng với kích thích (Broer SL., 2009)
giúp các nhà lâm sàng chọn phác đồ kích thích phù
hợp cũng như tránh được các biến chứng trong điều trị.
Các thông tin này là cơ sở cho việc tư vấn bệnh nhân
trước điều trị hỗ trợ sinh sản. AMH có thể giúp nhận biết
những trường hợp đáp ứng quá mức có thể dẫn đến hội
chứng quá kích buồng trứng (Al-Inany HG.,2011; Broer
SL., 2011). Đối với những trường hợp có AMH cao, có thể
chọn phác đồ GnRH antagonist và điều chỉnh liều FSH
phù hợp mặc dù chưa có đồng thuận toàn cầu giá trị
ngưỡng AMH bao nhiêu (Broer SL., 2011).
Ngược lại, nếu dự đoán kém đáp ứng cần có chiến
lược để tăng tối đa số nang noãn chiêu mộ. Căn cứ
trên dự đoán đáp ứng rất kém trong một số trường
hợp, nhiều trung tâm từ chối điều trị ngay chu kỳ đầu
tiên khi AMH rất thấp nhằm đảm bảo tỷ lệ thành công
chung của trung tâm đồng thời cũng tránh tốn kém
cho bệnh nhân (Yates AP., 2011). Tuy nhiên, ngay cả
những trường hợp phụ nữ có AMH thấp ở ngưỡng
dưới của xét nghiệm vẫn còn cơ hội có thai đáng kể
sau điều trị bằng TTTON, vì vậy cách xử trí này cần xem
xét lại (Anderson RA., 2012). Chắc chắn một điều là
cơ hội cho những người này thấp hơn những phụ nữ
khác cùng độ tuổi đang có dự trữ buồng trứng bình
thường (La Marca A., 2010) nhưng việc từ chối điều trị
do dự đoán đáp ứng kém đơn thuần dựa trên AMH là
chưa phù hợp (Nelson SM., 2011; Lawlor DA., 2012).
Những thông tin về dự đoán đáp ứng buồng trứng có
thể có ích lợi về mặt tâm lý cho các cặp vợ chồng và
qua đó giảm tỷ lệ chu kỳ bỏ điều trị (La Marca A., 2011).
Rất có thể trong tương lai với sự chuẩn hóa định lượng
AMH và phác đồ kích thích buồng trứng sẽ tạo được
mô hình phân tích đa biến đáng tin cậy theo hướng cá
nhân hóa (La Marca A., 2012).
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của
AMH và AFC
Nhóm nang noãn ảnh hưởng đến nồng độ AMH
thường là những nang 1–2 mm (Jeppesen JV., 2013).
Khái niệm này hàm ý tầm quan trọng đặc biệt không
chỉ khi chúng ta phân tích độ mạnh của mối liên hệ
giữa chỉ số nang thứ cấp (AFC) qua siêu âm và AMH
huyết thanh mà cả khi so sánh khả năng dự đoán của
hai thông số này. Mặc dù mối liên hệ giữa AFC và AMH
đã được nhận biết đã lâu, đôi khi thực tế cũng gặp một
số trường hợp trái ngược (Schipper I., 2012).
Trong thực hành lâm sàng, AFC là số nang thứ cấp
qua siêu âm có đường kính từ 2-10mm (Broekmans FJ.,
2010). Tuy nhiên, kỹ thuật khảo sát qua siêu âm không
thể phân biệt nang noãn nhìn thấy là nang đang phát
triển hay nang thoái triển. Vì vậy, mối liên hệ giữa hai
thông số AFC và AMH bị ảnh hưởng. Thứ nhất là kích
thước của nang noãn. Rất có thể những phụ nữ có AFC
toàn những nang nhỏ (1–2 mm) sẽ biểu hiện nồng độ
AMH cao hơn những người có nang thứ cấp lớn (>6
mm). Yếu tố thứ hai là “chức năng nang” do tế bào hạt
của thoái triển có thể giảm sản xuất AMH.
Cả hai yếu tố AMH và AFC đều tỏ ra là những chỉ
báo có giá trị trong đáp ứng với kích thích buồng trứng
trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, vào đầu chu kỳ
kinh, các nang thứ cấp lớn bắt đầu đáp ứng với nồng
độ FSH tăng và không còn sản xuất AMH, vì thế, có thể
lý giải là AFC có giá trị hơn trong đánh giá khả năng
đáp ứng với kích thích buồng trứng vào thời điểm chu
kỳ đó (Mutlu MF., 2013). Ngược lại, nếu chúng ta thừa
nhận rằng các nang thứ cấp thoái triển không còn đáp
ứng với FSH ngoại sinh, lúc này AMH sẽ là chỉ báo đáng
tin cậy nhất vì các nang thoái triển dù không còn chức
năng nhưng vẫn được tính vào trong AFC. Điều cần
nhắc lại ở đây là khác với AFC, AMH còn là một yếu tố
điều hòa quan trọng đối với chức năng buồng trứng,
AMH đóng vai trò ức chế sự chiêu mộ và phát triển quá
nhiều nang noãn, khả năng nhạy cảm của tế bào hạt
với FSH (Genro VK., 2011).
Vì vậy, trên góc độ lâm sàng, cả hai yếu tố AMH và
AFC đều giúp các thầy thuốc những thông tin liên quan
đến tình trạng nang noãn và khả năng đáp ứng với kích
thích buồng trứng. AMH cung cấp các thông tin nhạy
hơn về số lượng các nang noãn rất nhỏ và nang không
bị thoái triển, còn AFC chỉ giúp đánh giá số nang thứ cấp
dựa trên kích thước khác nhau của các nang.
3.5. AMH và Hội chứng buồng trứng đa nang
HCBTĐN là rối loạn nội tiết thường gặp nhất ở phụ
nữ, ảnh hưởng khoảng 5–10% cộng đồng (Franks S.,
2008). Những phụ nữ bị HCBTĐN biểu hiện rất nhiều
triệu chứng khác nhau như mụn trứng cá, rậm lông
và/hoặc rối loạn kinh nguyệt và tăng nguy cơ đái tháo
đường thể II (Azziz R., 2005). HCBTĐN đặc trưng với
tăng số nang noãn phát triển ở nhiều giai đoạn khác
nhau (Webber LJ., 2003). HCBTĐN đã được chứng minh
là rối loạn liên quan đến di truyền (Kosova G., 2013),
nhưng nguyên nhân của sự thay đổi chức năng buồng
trứng và gây không phóng noãn ở một số trường hợp
HCBTĐN vẫn chưa được rõ.
Khả năng của AMH làm thay đổi phát triển nang
noãn sớm được chứng minh bằng thử nghiệm AMH
knock-out ở chuột (Durlinger AL., 1999) làm tăng
khởi phát chiêu mộ nang noãn nguyên thủy vào giai
đoạn phát triển. Thử nghiệm này tương tự như trong
HCBTĐN vì vậy các nghiên cứu tập trung vào vai trò
AMH trong HCBTĐN. Stubbs và cộng sự nhận thấy khi
giảm AMH ở những phụ nữ HCBTĐN không phóng
noãn sẽ tăng biến đổi các nang noãn sang pha tăng
trưởng (Stubbs SA., 2005).
Nồng độ AMH huyết thanh ở phụ nữ HCBTĐN
cao gấp 2–4 lần so với phụ nữ bình thường (Lie Fong
S., 2011). Sự gia tăng này phản ánh sự tăng số lượng
các nang thứ cấp nhỏ là nang sản xuất AMH cao
nhất. Tuy nhiên, khi so sánh sự sản xuất AMH của
mỗi tế bào hạt ở buồng trứng bình thường, HCBTĐN
có phóng noãn và không phóng noãn, kết quả ghi
nhận sự sản xuất AMH trung bình cao hơn 75 lần
ở HCBTĐN không phóng noãn và cao hơn 20 lần ở
HCBTĐN có phóng noãn so với tế bào hạt phụ nữ
bình thường (Pellatt L., 2007). Điều này chỉ ra rằng
sự gia tăng AMH là do bản chất của tế bào hạt trong
buồng trứng đa nang và đặc tính này tồn tại cả
sau khi kích thích buồng trứng (Catteau-Jonard S.,
2008). Sự gia tăng nồng độ AMH này có thể nhận
thấy trong dịch nang noãn (Das M., 2008).
Có bằng chứng ủng hộ vai trò của androgen tương
quan thuận với AMH huyết thanh (Eldar-Geva T., 2005;
Carlsen SM., 2009) và sự sản xuất quá mức androgen là
do bản chất của tế bào vỏ buồng trứng đa nang. Tuy
nhiên, ở những người chuyển giới từ nữ sang nam khi
dùng testosterone, nồng độ AMH huyết thanh giảm đi
(Caanen M., 2013). Các nghiên cứu khác chứng minh
Tập 12, số 03
Tháng 7-2014
Tạp chí Phụ Sản
17
Lê Minh TâM Tạp chí phụ sản - 12(3), 10-19, 2014TỔNG QUAN
Tập 12, số 03
Tháng 7-2014
Tạp chí Phụ Sản
16
hormone hướng sinh dục, cụ thể là FSH gây ức chế
sản xuất AMH (Panidis D., 2011) nhưng tác dụng này
chỉ hiện diện ở tế bào hạt buồng trứng đa nang chứ
không ở buồng trứng bình thường (Pellatt et al., 2007).
Ngược lại AMH làm giảm đáng kể hoạt động thơm
hóa ở tế bào hạt do FSH và LH tác động, làm giảm đáng
kể sản xuất estradiol (Pellatt L., 2011). Đồng thời, AMH
còn gây ức chế giải mã mARH thụ thể FSH (Pellatt L.,
2011). Thật sự AMH là một yếu tố ức chế đối với những
tác nhân cần thiết cho nang noãn phát triển khiến
nồng độ của nó hiện diện trong HCBTĐN cao đáng kể.
LH làm giảm giải mã thụ thể RII AMH ở tế bào hoàng
thể ở mô buồng trứng phụ nữ bình thường và phụ
nữ có HCBTĐN có phóng noãn nhưng không gặp ở
buồng trứng bị đa nang không phóng noãn (Pierre
A., 2013). Điều này có thể được hiểu là AMH ở nang
noãn buồng trứng này đủ để ức chế sự giải mã tạo ra
từ FSH và vì thế ngăn tác động ức chế của estradiol lên
sự sản xuất AMH. Tác động này được khuếch đại lên
do mất điều hòa giảm do LH đối với giải mã thụ thể
AMH RII ở những phụ nữ HCBTĐN không phóng noãn.
Như vậy, AMH có thể góp phần vào tình trạng HCBTĐN
không phóng noãn. Điều phù hợp với giả thuyết này là
sự vượt trội của nang noãn ở những phụ nữ HCBTĐN
không phóng noãn dưới tác động của FSH sẽ thuận
lợi hơn khi nồng độ AMH huyết thanh giảm (Catteau-
Jonard S., 2007).
Về vai trò của AMH trong chẩn đoán HCBTĐN, do sự
liên quan chặt chẽ đối với sinh bệnh học, nồng độ AMH
huyết thanh là mối quan tâm đặc biệt của các nhà lâm
sàng đối với những bệnh nhân có HCBTĐN. Mặc dù
cho đến nay vẫn còn khá sớm để xác định có thể dùng
AMH vào trong tiêu chuẩn chẩn đoán HCBTĐN hay
không, nhưng rõ ràng là nồng độ AMH huyết thanh
cao đáng kể ở những bệnh nhân HCBTĐN (Pigny P.,
2003; Li HW., 2011). Hơn nữa, như đã trình bày ở trên, sự
sản xuất AMH tăng đáng kể ở tế bào hạt buồng trứng
bị đa nang, nhất là trong trường hợp không phóng
noãn. Như vậy sự tương quan rất chặt chẽ giữa nồng
độ AMH huyết thanh và số nang thứ cấp, đặc biệt khi
siêu âm kỹ thuật mới có thể phát hiện nang kích thước
1-2mm (Dewailly D., 2011). Các kết quả nghiên cứu cho
đến nay chưa được thống nhất chủ yếu là do không
đồng nhất về tiêu chuẩn mẫu nghiên cứu (Iliodromiti
S., 2013). Theo tiêu chuẩn đồng thuận Rotterdam năm
2003, việc xác định buồng trứng đa nang về hình thái
là 12 nang từ 2-9mm ở mỗi buồng trứng, nhưng với kỹ
thuật siêu âm thế hệ mới, ngưỡng phát hiện này lên
đến 19 - 25 (Dewailly D., 2011; Lujan ME., 2013). Hơn
nữa, các nghiên cứu trước đây về AMH cũng sử dụng
các kỹ thuật khác nhau như DSL hay IOT hay gần đây
là Gen II kit. Vì vậy, cho đến nay vẫn chưa thể đề xuất
đồng thuận ngưỡng chẩn đoán AMH huyết thanh
trong HCBTĐN.
Điều hợp lý là sự tăng AMH có thể là đại diện cho
thuật ngữ “Hình thái buồng trứng đa nang” (PCOM) theo
phân loại Rotterdam. Hơn nữa, hiện nay hai tiêu chuẩn
khác nhau, một về hình thái (PCOM) và một về sinh
hóa (tăng AMH), thuật ngữ “bất thường giống đa nang
buồng trứng” (PCO-L) có thể dễ chấp nhận hơn (Robin
G., 2012). Hơn nữa, nồng độ AMH huyết thanh tương
quan với độ nặng của HCBTĐN và chính xác là với độ
nặng của cường androgen (Piouka A., 2009) và không
phóng noãn (Catteau-Jonard S.,2012). Nghiên cứu cho
thấy nồng độ AMH có thể xem là một chỉ báo của cường
androgen và vì thế có thể thay thế tiêu chuẩn cường
androgen trong chẩn đoán của Rotterdam (Dewailly D.,
2010). Điều này giúp hòa hợp các phân loại khác nhau
trong chẩn đoán HCBTĐN.
Như vậy, để chẩn đoán HCBTĐN, sau khi loại trừ các
chẩn đoán phân biệt, rối loạn phóng noãn và cường
androgen là những yêu cầu bắt buộc. Nếu thiếu một
trong hai tiêu chuẩn này, có thể dùng thuật ngữ “rối loạn
giống buồng trứng đa nang - PCO-L” (AFC cao và/hoặc
AMH huyết thanh cao) dùng thay thế một trong hai tiêu
chuẩn trên.
Ngoài giá trị chẩn đoán, xác định AMH có thể dùng
để xác định phác đồ điều trị, đặc biệt trong kích thích
buồng trứng ở phụ nữ vô sinh do HCBTĐN không
phóng noãn. Đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu
về ngưỡng AMH để đánh giá khả năng đáp ứng với
clomiphene citrate, với FSH tái tổ hợp hay với đốt điểm
buồng trứng.
4. Kết luận
Chức năng buồng trứng đóng vai trò quan trọng
trong sinh lý sinh sản. Trong những năm gần đây, vai
trò của AMH được quan tâm rất nhiều không chỉ trong
lĩnh vực hỗ trợ sinh sản mà còn liên quan đến chức năng
buồng trứng ở trẻ em, trẻ dậy thì và phụ nữ trong độ
tuổi sinh sản. Mặc dù cần nhiều hơn các nghiên cứu
cơ sở cũng như lâm sàng để hiểu biết đầy đủ về sinh lý
buồng trứng và vai trò AMH, nhưng rõ ràng AMH đóng
vai trò quan trọng trong sự sinh nang noãn, là một trong
những hormone buồng trứng quan trọng nhất điều
hòa khả năng sinh sản của người nữ. Tác động của AMH
bên trong buồng trứng, bên trong nang noãn và giữa
các nang noãn, tương tác giữa hai buồng trứng và tác
động lên trục hạ đồi tuyến yên - buồng trứng là những
vấn đề đang cần tiếp tục nghiên cứu thêm.
Tài liệu tham khảo
1. Al-Inany HG, Youssef MA, Aboulghar M, Broekmans F, et
al. Gonadotrophin-releasing hormone antagonists for assisted
reproductive technology. Cochrane Database Syst Rev 2011 CD001750.
2. Almog B, Shehata F, Suissa S, Holzer H, Shalom-Paz E, et
al. Age-related normograms of serum antimullerian hormone
levels in a population of infertile women: a multicenter study.
Fertil Steril 2011;95:2359–2363.
3. Al-Qahtani A, Muttukrishna S, Appasamy M, Johns J,
Cranfield M, Visser JA, Themmen AP, Groome NP. Development
of a sensitive enzyme immunoassay for anti-Mullerian hormone
and the evaluation of potential clinical applications in males and
females. Clin Endocrinol (Oxf) 2005;63:267–273.
4. Andersen CY, Lossl K. Increased intrafollicular androgen
levels affect human granulosa cell secretion of anti-Mullerian
hormone and inhibin-B. Fertil Steril 2008; 89:1760–1765.
5. Andersen CY, Schmidt KT, Kristensen SG, Rosendahl
M, Byskov AG, Ernst E. Concentrations of AMH and inhibin-B
in relation to follicular diameter in normal human small antral
follicles. Hum Reprod 2010;25:1282–1287.
6. Anderson RA, Nelson SM, Wallace WH. Measuring anti-
Mullerian hormone for the assessment of ovarian reserve: when
and for whom is it indicated? Maturitas 2012; 71:28–33.
7. Azziz R, Marin C, Hoq L, Badamgarav E, Song P. Health care-
related economic burden of the polycystic ovary syndrome during
the reproductive life span. J Clin Endocrinol Metab 2005;90:4650–4658.
8. Baird DT, Smith KB. Inhibin and related peptides in the
regulation of reproduction. Oxford Rev Reprod Biol 1993;15:191–232.
9. Baker ML, Metcalfe SA, Hutson JM. Serum levels of mullerian
inhibiting substance in boys from birth to 18 years, as determined
by enzyme immunoassay. J Clin Endocrinol Metab 1990;70:11–15.
10. Bath LE, Wallace WH, Shaw MP, Fitzpatrick C, Anderson
RA. Depletion of ovarian reserve in young women after treatment
for cancer in childhood: detection by anti-Mullerian hormone,
inhibin B and ovarian ultrasound. Hum Reprod 2003; 18:2368–2374.
11. Behringer RR, Finegold MJ, Cate RL. Mullerian-inhibiting
substance function during mammalian sexual development. Cell
1994;79:415–425.
12. Belville C, Van Vlijmen H, Ehrenfels C, Pepinsky B, et al.
Mutations of the anti-mullerian hormone gene in patients with
persistent mullerian duct syndrome: biosynthesis, secretion, and
processing of the abnormal proteins and analysis using a three-
dimensional model. Mol Endocrinol 2004;18:708–721.
13. Bentzen JG, Forman JL, Pinborg A, Lidegaard O, et al.
Ovarian reserve parameters: a comparison between users and
non-users of hormonal contraception. Reprod Biomed Online
2012;25:612–619.
14. Braem MG, Voorhuis M, van der Schouw YT, Peeters PH, et
al. Interactions between genetic variants in AMH and AMHR2 may
modify age at natural menopause. PloS one 2013;8:e59819.
15. Broekmans FJ, de Ziegler D, Howles CM, Gougeon A, Trew G,
Olivennes F. The antral follicle count: practical recommendations
for better standardization. Fertil Steril 2010;94:1044–1051.
16. Broer SL, Eijkemans MJ, Scheffer GJ, van Rooij IA, de Vet
A, et al. Anti-Mullerian hormone predicts menopause: a long-
term follow-up study in normoovulatory women. J Clin Endocrinol
Metab 2011;96:2532–2539.
17. Broer SL, Mol BW, Hendriks D, Broekmans FJ. The role
of antimullerian hormone in prediction of outcome after IVF:
comparison with the antral follicle count. Fertil Steril 2009;91:705–714.
18. Broer SL, van Disseldorp J, Broeze KA, Dolleman M,
Opmeer BC, et al. Added value of ovarian reserve testing on patient
characteristics in the prediction of ovarian response and ongoing
pregnancy: an individual patient data approach.HumReprod
Update 2013;19:26–36.
19. Brougham MF, Crofton PM, Johnson EJ, Evans N, Anderson
RA, Wallace WH. Anti-Mullerian hormone is a marker of
gonadotoxicity in pre- and postpubertal girls treated for cancer: a
prospective study. J Clin Endocrinol Metab 2012; 97:2059–2067.
20. Caanen M, Soleman R, Kuijper E, Kreukels B, Hompes P,
Trotsenburg M, Broekmans F, Lambalk C. Anti-mullerian hormone
serum levels decrease in female to male transsexual women
using testosterone as cross-sex therapy. Hum Reprod 2013;
28(Supplement 1):78.
21. Carlsen SM, Vanky E, Fleming R. Anti-Mullerian hormone
concentrations in androgen-suppressed women with polycystic
ovary syndrome. Hum Reprod 2009; 24:1732–1738.
22. Carlsson IB, Scott JE, Visser JA, Ritvos O, Themmen AP, Hovatta
O. Anti-Mullerian hormone inhibits initiation of growth of human
primordial ovarian follicles in vitro. Hum Reprod 2006;21:2223–2227.
23. Carre-Eusebe D, Imbeaud S, Harbison M, New MI, Josso
N, Picard JY. Variants of the anti-Mullerian hormone gene in
a compound heterozygote with the persistent Mullerian duct
syndrome and his family. Hum Genet 1992;90:389–394.
24. Cate RL, Mattaliano RJ, Hession C, Tizard R, et al, Chow
EP et al. Isolation of the bovine and human genes for Mullerian
inhibiting substance and expression of the human gene in animal
cells. Cell 1986; 45:685–698.
25. Catteau-Jonard S, Bancquart J, Poncelet E, Lefebvre-
Maunoury C, Robin G,Dewailly D. Polycystic ovaries at ultrasound:
normal variant or silent polycystic ovary syndrome? Ultrasound
Obstet Gynecol 2012;40:223–229.
26. Catteau-Jonard S, Jamin SP, Leclerc A, Gonzales J, Dewailly
D, di Clemente N. Anti-Mullerian hormone, its receptor, FSH
receptor, and androgen receptor genes are overexpressed by
granulosa cells from stimulated follicles in women with polycystic
ovary syndrome. J Clin Endocrinol Metab 2008;93:4456–4461.
27. Catteau-Jonard S, Pigny P, Reyss AC, Decanter C, Poncelet
E, Dewailly D. Changes in serum anti-mullerian hormone level
during low-dose recombinant follicularstimulating hormone
therapy for anovulation in polycystic ovary syndrome. J Clin
Endocrinol Metab 2007;92:4138–4143.
28. Das M, Gillott DJ, Saridogan E, Djahanbakhch O. Anti-Mullerian
hormone is increased in follicular fluid from unstimulated ovaries in
women with polycystic ovary syndrome. Hum Reprod 2008;23:2122–2126.
29. Dewailly D, Gronier H, Poncelet E, Robin G, Leroy M, Pigny
P, Duhamel A, Catteau-Jonard S. Diagnosis of polycystic ovary
syndrome (PCOS): revisiting the threshold values of follicle count
on ultrasound and of the serum AMH level for the definition of
polycystic ovaries. Hum Reprod 2011;26:3123–3129.
30. Dillon KE, SammelMD, Prewitt M, Ginsberg JP, et al.
Pretreatment antimullerian hormone levels determine rate of
posttherapy ovarian reserve recovery: acute changes in ovarian
reserve during and after chemotherapy. Fertil Steril 2013;99:477–483.
31. Durlinger AL, Gruijters MJ, Kramer P, Karels B, et al. Anti-
Mullerian hormone attenuates the effects of FSH on follicle
development in the mouse ovary. Endocrinology 2001; 142:4891–4899.
32. Durlinger AL, Kramer P, Karels B, de Jong FH, Uilenbroek
JT, Grootegoed JA, Themmen AP. Control of primordial follicle
recruitment by anti-Mullerian hormone in the mouse ovary.
Endocrinology 1999;140:5789–5796.
33. Eldar-Geva T, Margalioth EJ, Gal M, Ben-Chetrit A, Algur
N, et al. Serum anti-Mullerian hormone levels during controlled
ovarian hyperstimulation in women with polycystic ovaries with
and without hyperandrogenism. Hum Reprod 2005;20:1814–1819.
34. Fanchin R, Taieb J, Lozano DH, Ducot B, Frydman R, Bouyer J.
High reproducibility of serum anti-Mullerian hormone measurements
suggests a multi-staged follicular secretion and strengthens its role in
the assessment of ovarian follicular status. Hum Reprod 2005;20:923–927.
Tập 12, số 03
Tháng 7-2014
Tạp chí Phụ Sản
19
Lê Minh TâM Tạp chí phụ sản - 12(3), 10-19, 2014TỔNG QUAN
Tập 12, số 03
Tháng 7-2014
Tạp chí Phụ Sản
18
35. Franks S. Polycystic ovary syndrome in adolescents. Int J
Obes (Lond) 2008; 32:1035–1041.
36. Freour T, Masson D, Dessolle L, Allaoua D, Dejoie T, Mirallie S,
Jean M, Barriere P. Ovarian reserve and in vitro fertilization cycles
outcome according to women smoking status and stimulation
regimen. Arch Gynecol Obstet 2012;285:1177–1182.
37. Freour T, Mirallie S, Bach-Ngohou K, Denis M, Barriere
P, Masson D. Measurement of serum anti-Mullerian hormone
by Beckman Coulter ELISA and DSL ELISA: comparison and
relevance in assisted reproduction technology (ART). Clin Chim
Acta; Int J Clin Chem 2007;375:162–164.
38. Genro VK, Grynberg M, Scheffer JB,Roux I, Frydman R, Fanchin
R. Serum anti-Mullerian hormone levels are negatively related to
Follicular Output RaTe (FORT) in normo-cycling women undergoing
controlled ovarian hyperstimulation. Hum Reprod 2011;26:671–677.
39. Gracia CR, SammelMD,Freeman E, Prewitt M, Carlson C,
Ray A, Vance A, Ginsberg JP. Impact of cancer therapies on ovarian
reserve. Fertil Steril 2012;97:134–140 e131.
40. Grondahl ML, Nielsen ME, Dal Canto MB, Fadini R, et al.
Anti-Mullerian hormone remains highly expressed in human
cumulus cells during the final stages of folliculogenesis. Reprod
Biomed Online 2011;22:389–398.
41. Grossman MP, Nakajima ST, Fallat ME, Siow Y. Mullerian-
inhibiting substance inhibits cytochrome P450 aromatase activity in
human granulosa lutein cell culture. Fertil Steril 2008;89:1364–1370.
42. Grynberg M, Pierre A, Rey R, Leclerc A, Arouche N, et al.
Differential regulation of ovarian anti-mu¨llerian hormone (AMH)
by estradiol through a- and b-estrogen receptors. J Clin Endocrinol
Metab 2012;97:E1649–1657.
43. Hadlow N, Longhurst K, McClements A, Natalwala J, Brown
SJ, Matson PL. Variation in antimullerian hormone concentration
during the menstrual cycle may change the clinical classification
of the ovarian response. Fertil Steril 2013; 99:1791–1797.
44. Hansen KR, Hodnett GM, Knowlton N, Craig LB. Correlation
of ovarian reserve tests with histologically determined primordial
follicle number. Fertil Steril 2011; 95:170–175.
45. Hehenkamp WJ, LoomanCW, Themmen AP, de Jong FH,
Te Velde ER, Broekmans FJ. Anti-Mullerian hormone levels in the
spontaneous menstrual cycle do not show substantial fluctuation.
J Clin Endocrinol Metab 2006;91:4057–4063.
46. Hendriks DJ, te Velde ER, Looman CW, Bancsi LF, Broekmans FJ.
Expected poor ovarian response in predicting cumulative pregnancy
rates: a powerful tool. Reprod Biomed Online 2008;17:727–736.
47. Hudson PL, Dougas I, Donahoe PK, Cate RL, Epstein J,
Pepinsky RB, MacLaughlin DT. An immunoassay to detect human
mullerian inhibiting substance in males and females during normal
development. J Clin Endocrinol Metab 1990;70:16–22.
48. Iliodromiti S, Kelsey TW, Anderson RA, Nelson SM. Can
anti-mullerian hormone predict the diagnosis of polycystic ovary
syndrome? A systematic review and meta-analysis of extracted
data. J Clin Endocrinol Metab 2013;98:3332–3340.
49. Jeppesen JV, Anderson RA, KelseyTW, Christiansen SL,
et al. Which follicles make the most anti-Mullerian hormone in
humans? Evidence for an abrupt decline in AMH production at the
time of follicle selection. Mol Hum Reprod 2013;19:519–527.
50. Josso N, Legeai L, Forest MG, Chaussain JL, Brauner R. An
enzyme linked immunoassay for anti-mullerian hormone: a new
tool for the evaluation of testicular function in infants and children.
J Clin Endocrinol Metab 1990;70:23–27.
51. Kallio S, Puurunen J, Ruokonen A, Vaskivuo T, Piltonen T,
Tapanainen JS. Antimullerian hormone levels decrease in women
using combined contraception independently of administration
route. Fertil Steril 2013;99:1305–1310.
52. Kelsey TW, Anderson RA, Wright P, Nelson SM, Wallace
WH. Data-driven assessment of the human ovarian reserve. Mol
Hum Reprod 2012;18:79–87.
53. Kelsey TW, Wright P, Nelson SM, Anderson RA, Wallace
WH. A validated model of serum anti-Muellerian hormone from
conception to menopause. PloS one 2011; 6:e22024.
54. Kevenaar ME, Meerasahib MF, Kramer P, van de Lang-Born
BM, de Jong FH, Groome NP, Themmen AP, Visser JA. Serum anti-
mullerian hormone levels reflect the size of the primordial follicle
pool in mice. Endocrinology 2006; 147:3228–3234.
55. Kevenaar ME, Themmen AP, Laven JS, Sonntag B, et al. Anti-
Mullerian hormone and anti-Mullerian hormone type II receptor
polymorphisms are associated with follicular phase estradiol
levels in normo-ovulatory women. Hum Reprod 2007;22:1547–1554.
56. Koeninger A, Kauth A, Schmidt B, Schmidt M, et al. Anti-
Mullerian-hormone levels during pregnancy and postpartum.
Reprod Biol Endocrinol 2013;11:60.
57. Kosova G, Urbanek M. Genetics of the polycystic ovary
syndrome. Mol Cell Endocrinol 2013;373:29–38.
58. Kumar A, Kalra B, Patel A, McDavid L, Roudebush WE.
Development of a second generation anti-Mullerian hormone
(AMH) ELISA. J Immunol Methods 2010; 362:51–59.
59. La Marca A, Nelson SM, Sighinolfi G, Manno M, et al. Anti-
Mullerian hormone-based prediction model for a live birth in
assisted reproduction. Reprod Biomed Online 2011; 22:341–349.
60. La Marca A, Sighinolfi G, Radi D, Argento C, Baraldi E,
ArtenisioAC, Stabile G, Volpe A. Anti-Mullerian hormone (AMH)
as a predictive marker in assisted reproductive technology (ART).
Hum Reprod Update 2010;16:113–130.
61. LaMarca A, Spada E, Grisendi V, Argento C, Papaleo E,Milani
S, Volpe A. Normal serum anti-Mullerian hormone levels in the
general female population and the relationship with reproductive
history. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol 2012;163:180–184.
62. Lawlor DA, Nelson SM. Effect of age on decisions about
the numbers of embryos to transfer in assisted conception: a
prospective study. Lancet 2012;379:521–527.
63. Lee MM, Donahoe PK. Mullerian inhibiting substance: a
gonadal hormone with multiple functions. Endocrine Reviews
1993;14:152–164.
64. Li HW, Anderson RA, Yeung WS, Ho PC, Ng EH. Evaluation
of serum antimullerian hormone and inhibin B concentrations in
the differential diagnosis of secondary oligoamenorrhea. Fertil
Steril 2011;96:774–779.
65. Lie Fong S, Laven JS, Hakvoort-Cammel FG, Schipper I, et al.
Assessment of ovarian reserve in adult childhood cancer survivors
using anti-Mullerian hormone. Hum Reprod 2009; 24:982–990.
66. Lie Fong S, Schipper I, de Jong FH, Themmen AP, Visser JA,
Laven JS. Serum anti-Mullerian hormone and inhibin B concentrations
are not useful predictors of ovarian response during ovulation induction
treatment with recombinant follicle-stimulating hormone in women
with polycystic ovary syndrome. Fertil Steril 2011;96:459–463.
67. Long WQ, Ranchin V, Pautier P, Belville C, Denizot P, et al.
Detection of minimal levels of serum anti-Mullerian hormone
during follow-up of patients with ovarian granulosa cell tumor by
means of a highly sensitive enzyme-linked immunosorbent assay.
J Clin Endocrinol Metab 2000; 85:540–544.
68. Lujan ME, Jarrett BY, Brooks ED, Reines JK, Peppin AK,
et al. Updated ultrasound criteria for polycystic ovary syndrome:
reliable thresholds for elevated follicle population and ovarian
volume. Hum Reprod 2013; 28:1361–1368.
69. Mutlu MF, Erdem M, Erdem A, Yildiz S, Mutlu I, Arisoy O,OktemM.
Antral follicle count determines poor ovarian response better than
anti-Mullerian hormone but age is the only predictor for live birth in in
vitro fertilization cycles. J Assist Reprod Genet 2013; 30:657–665.
70. Nelson SM, Lawlor DA. Predicting live birth, preterm delivery, and
low birth weight in infants born from in vitro fertilisation: a prospective
study of 144,018 treatment cycles. PLoS Med 2011;8:e1000386.
71. Nelson SM, Messow MC, McConnachie A, Wallace H,
et al. External validation of nomogram for the decline in serum
anti-Mullerian hormone in women: a population study of 15,834
infertility patients. Reprod Biomed Online 2011;23:204–206.
72. Nelson SM, Stewart F, Fleming R, Freeman DJ. Longitudinal
assessment of antimullerian hormone during pregnancy-
relationship with maternal adiposity, insulin, and adiponectin.
Fertil Steril 2010;93:1356–1358.
73. Nelson SM, Yates RW, Lyall H, Jamieson M, Traynor I, et al.
Anti-Mullerian hormone-based approach to controlled ovarian
stimulation for assisted conception. Hum Reprod 2009;24:867–875.
74. Nielsen ME, Rasmussen IA, Kristensen SG, Christensen ST,
et al. In human granulosa cells from small antral follicles, androgen
receptor mRNA and androgen levels in follicular fluid correlate
with FSH receptor mRNA. Mol Hum Reprod 2011;17:63–70.
75. Nilsson E, Rogers N, Skinner MK. Actions of anti-Mullerian
hormone on the ovarian transcriptome to inhibit primordial to
primary follicle transition. Reproduction 2007;134:209–221.
76. Panidis D, Katsikis I, Karkanaki A, Piouka A, Armeni AK,
Georgopoulos NA. Serum Anti-Mullerian hormone (AMH) levels
are differentially modulated by both serum gonadotropins and
not only by serum Follicle Stimulating Hormone (FSH) levels. Med
Hypotheses 2011;77:649–653.
77. Partridge AH, Ruddy KJ, Gelber S, Schapira L, Abusief
M, Meyer M, Ginsburg E. Ovarian reserve in women who remain
premenopausal after chemotherapy for early stage breast cancer.
Fertil Steril 2010;94:638–644.
78. Pellatt L, Hanna L, Brincat M, Galea R, Brain H, Whitehead
S, Mason H. Granulosa cell production of anti-Mullerian
hormone is increased in polycystic ovaries. J Clin Endocrinol
Metab 2007;92:240–245.
79. Pellatt L, Rice S, Mason HD. Anti-Mullerian hormone and
polycystic ovary syndrome: a mountain too high? Reproduction
2010;139:825–833.
80. Pepinsky RB, Sinclair LK, ChowEP, Mattaliano RJ,
Manganaro TF, Donahoe PK, Cate RL. Proteolytic processing of
mullerian inhibiting substance produces a transforming growth
factor-beta-like fragment. J Biol Chem1988;263:18961–18964.
81. Picard JY, Josso N. Purification of testicular anti-Mu l¨lerian hormone
allowing direct visualization of the pure glycoprotein and determination of
yield and purification factor. Mol Cell Endocrinol 1984;34:23–29.
82. Pierre A, Peigne M, Grynberg M, Arouche N, et al. Loss of
LH-induced down-regulation of anti-Mullerian hormone receptor
expression may contribute to anovulation in women with polycystic
ovary syndrome. Hum Reprod 2013;28:762–769.
83. Pigny P, Merlen E, Robert Y, Cortet-Rudelli C, Decanter
C, Jonard S, Dewailly D. Elevated serum level of anti-mullerian
hormone in patients with polycystic ovary syndrome: relationship
to the ovarian follicle excess and to the follicular arrest. J Clin
Endocrinol Metab 2003;88:5957–5962.
84. Piouka A, Farmakiotis D, Katsikis I, Macut D, Gerou S,
Panidis D. Anti-Mullerian hormone levels reflect severity of
PCOS but are negatively influenced by obesity: relationship with
increased luteinizing hormone levels. Am J Physiol Endocrinol
Metab 2009;296:E238–E243.
85. Raffi F, Metwally M, Amer S. The impact of excision of
ovarian endometrioma on ovarian reserve: a systematic review
and meta-analysis. J Clin Endocrinol Metab 2012;97:3146–3154.
86. Robin G, Gallo C, Catteau-Jonard S, Lefebvre-Maunoury
C, Pigny P, Duhamel A, Dewailly D. Polycystic Ovary-Like
Abnormalities (PCO-L) in women with functional hypothalamic
amenorrhea. J Clin Endocrinol Metab 2012;97:4236–4243.
87. Schipper I, Visser JA, Themmen AP, Laven JS. Limitations
and pitfalls of antimullerian hormone measurements. Fertil Steril
2012;98:823–824.
88. Schuh-Huerta SM, Johnson NA, Rosen MP, Sternfeld B,
Cedars MI, Reijo Pera RA. Genetic variants and environmental factors
associated with hormonal markers of ovarian reserve in Caucasian
and African American women. Hum Reprod 2012; 27:594–608.
89. Seifer DB, Golub ET, Lambert-Messerlian G, Benning L, et al.
Variations in serum mullerian inhibiting substance between white,
black, and Hispanic women. Fertil Steril 2009; 92:1674–1678.
90. Somigliana E, Berlanda N, Benaglia L, Vigano P, Vercellini
P, Fedele L. Surgical excision of endometriomas and ovarian
reserve: a systematic review on serum antimullerian hormone level
modifications. Fertil Steril 2012;98:1531–1538.
91. Sowers M, McConnell D, Gast K, Zheng H, Nan B, McCarthy
JD, Randolph JF. Anti-Mullerian hormone and inhibin B variability
during normal menstrual cycles. Fertil Steril 2010;94:1482–1486.
92. Steiner AZ, Stanczyk FZ, Patel S, Edelman A. Antimullerian
hormone and obesity: insights in oral contraceptive users.
Contraception 2010;81:245–248.
93. Streuli I, Fraisse T, Chapron C, Bijaoui G, Bischof P, de Ziegler
D. Clinical uses of anti-Mullerian hormone assays: pitfalls and
promises. Fertil Steril 2009;91:226–230.
94. Stubbs SA, Hardy K, Da Silva-Buttkus P, Stark J, Webber LJ,
et al. Anti-mullerian hormone protein expression is reduced during
the initial stages of follicle development in human polycystic
ovaries. J Clin Endocrinol Metab 2005;90:5536–5543.
95. Tehrani FR, Solaymani-Dodaran M, Azizi F. A single test of
anti-mullerian hormone in late reproductive-aged women is a good
predictor of menopause. Menopause 2009; 16:797–802.
96. Tehrani FR, Solaymani-Dodaran M, Tohidi M, Gohari MR,
Azizi F. Modeling age at menopause using serum concentration of
anti-mullerian hormone. J Clin Endocrinol Metab 2013;98:729–735.
97. Tsepelidis S, Devreker F, Demeestere I, Flahaut A, Gervy C,
Englert Y. Stable serum levels of anti-Mullerian hormone during the
menstrual cycle: a prospective study in normo-ovulatory women.
Hum Reprod 2007;22:1837–1840.
98. van Beek RD, van den Heuvel-Eibrink MM, Laven JS, de
Jong FH, et al. Anti-Mullerian hormone is a sensitive serum marker
for gonadal function in women treated for Hodgkin’s lymphoma
during childhood. J Clin Endocrinol Metab 2007;92:3869–3874.
99. van den Berg MH, van Dulmen-den Broeder E, Overbeek A,
et al. Comparison of ovarian function markers in users of hormonal
contraceptives during the hormone-free interval and subsequent
natural early follicular phases. Hum Reprod 2010;25:1520–1527.
100. van Disseldorp J, Lambalk CB, Kwee J, Looman CW, et al.
Comparison of inter- and intra-cycle variability of anti-Mullerian
hormone and antral follicle counts. Hum Reprod 2010;25:221–227.
101. Vigier B, Forest MG, Eychenne B, Bezard J, Garrigou O, Robel
P, Josso N. Anti-Mullerian hormone produces endocrine sex reversal
of fetal ovaries. Proc Natl Acad Sci USA 1989; 86: 3684–3688.
102. Visser JA, Themmen AP. Anti-Mullerian hormone and
folliculogenesis. Mol Cell Endocrinol 2005;234:81–86.
103. Voorhuis M, Onland-MoretNC, van der SchouwYT, Fauser BC,
Broekmans FJ.Human studieson genetics of the age at naturalmenopause:
a systematic review.HumReprod Update 2010;16:364–377.
104. Webber LJ, Stubbs S, Stark J, Trew GH, Margara R, Hardy
K, Franks S. Formation and early development of follicles in the
polycystic ovary. Lancet 2003;362:1017–1021.
105. Weenen C, Laven JS, Von Bergh AR, Cranfield M, et al.
Anti-Mullerian hormone expression pattern in the human ovary:
potential implications for initial and cyclic follicle recruitment. Mol
Hum Reprod 2004;10:77–83.
106. Wilson CA, di Clemente N, Ehrenfels C, Pepinsky RB, Josso
N, Vigier B, Cate RL. Mullerian inhibiting substance requires its
N-terminal domain for maintenance of biological activity, a novel
finding within the transforming growth factor-beta superfamily.
Mol Endocrinol 1993;7:247–257.
107. Yates AP, Rustamov O, Roberts SA, Lim HY, Pemberton PW,
Smith A, Nardo LG. Anti-Mullerian hormone-tailored stimulation
protocols improve outcomes whilst reducing adverse effects and
costs of IVF. Hum Reprod 2011;26:2353–2362.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
chi_bao_du_tru_buong_trung_anti_muellerian_hormone_tu_ly_thu.pdf