Chỉ dẫn kỹ thuật về quản lý thông tin cho giai đoạn đầu tư chuyển giao dự án xây dựng sử dụng BIM

9.5.1 Chủ đầu tư hoặc người đại diện của chủ đầu tư (có thể là chủ nhiệm thiết kế hoặc nhà thầu chính) phải ký duyệt thông tin và yêu cầu xuất bản. LƯU Ý Phải nhận thấy rằng có một số hình thức hợp đồng làm quá trình này trở nên khó khăn. Trong những trường hợp này, cần thể hiện rõ ràng để chủ đầu tư (là một phần trong đội chuyển giao) có trách nhiệm thực hiện các quy trình. Điều này nên được ghi lại trong hồ sơ EIR và kế hoạch BEP. 9.5.2 Người quản lý nhóm công việc phải thay đổi trạng thái thông tin đã được ký duyệt của đội mình, cập nhật bản hiệu chỉnh và phát hành thông tin và mô hình tới khu vực XUẤT BẢN của môi trường CDE. 9.5.3 Thông tin phải được phát hành theo quy trình ở trên dưới định dạng kỹ thuật số. Điều này sẽ được xác định trong hồ sơ EIR (5.3). LƯU Ý Việc phát hành thông thường nên ở dưới bốn dạng dữ liệu, gồm có: các file BIM nguyên bản, biểu diễn xung đột (phù hợp với công cụ xem file được chọn trước), các tài liệu và bản vẽ 2D như PDF, và các dữ liệu COBie

pdf75 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chỉ dẫn kỹ thuật về quản lý thông tin cho giai đoạn đầu tư chuyển giao dự án xây dựng sử dụng BIM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô h ìn h đ ể xá c đ ịn h đ iể m n gắ m c h o c ác ca m er a, đ iề u kh iể n k h ô n g gi an b ằn g h ệ th ố n g lo a cô n g cộ n g, v ân v ân .. . V ận h àn h h ệ th ố n g an n in h . H ệ th ố n g q u ản lý cơ s ở v ật c h ất h o ạt đ ộ n g tr ên m ô h ìn h th ô n g ti n c ô n g tr ìn h đ ư ợ c tạ o r a. K iể m t ra c ác h o ạt đ ộ n g và o /r a cô n g tr ìn h từ m ô h ìn h h o àn c ô n g. C á c gh i ch ú v à t à i li ệ u d ự á n c ó t h ể đ ư ợ c sả n x u ấ t d ự a t rê n m ô h ìn h t h ô n g ti n cô n g tr ìn h H ệ t h ố n g q u ả n lý th ô n g t in v à r a q u y ế t đ ịn h . P h ê d u yệ t ch ín h sá ch . N gh iê n c ứ u c h iế n lư ợ c kỹ t h u ật /c ô n g n gh ệ. N gh iê n c ứ u t ri ết lý h o ạt đ ộ n g (t h eo t iê u ch u ẩn N R M 1 c h o c h i p h í đ ầu t ư , N R M 3 ch o c h i p h í b ảo t rì ) M ô h ìn h c u n g cấ p c ơ sở c h o v iệ c sả n x u ấ t “T h ô n g ti n T íc h h ợ p “ d ự a t rê n c ác g ó i th ô n g ti n c ơ b ả n n h ằ m g iớ i h ạ n c á c n gu y cơ t h a y đ ổ i s ả n p h ẩ m n ga y từ lầ n p h ố i h ợ p đ ầ u t iê n . T h ô n g ti n c h i t iế t củ a cá c p h ò n g (r o o m sh e e t) , C h i t iế t h ó a p h ư ơ n g p h á p t h i cô n g, C h i p h í t h e o N R M 2 v à N R M 3 , Q u ả n lý r ủ i r o c h o sứ c kh ỏ e v à a n t o à n la o đ ộ n g, K ế h o ạc h q u ả n lý r ủ i r o c h u n g. C ậ p n h ậ t: K ế h o ạ ch b ả o t rì , q u ả n lý r ủ i r o , C h i t iế t p h ư ơ n g p h á p t h i cô n g, là m d ự t o á n v à đ ấ u t h ầ u t h e o N R M 2 , lê n c h i p h í b ả o t rì th e o N R M 3 , Q u ả n lý rủ i r o c h o s ứ c kh ỏ e và a n t o à n la o đ ộ n g, K ế h o ạ ch q u ả n lý r ủ i ro c h u n g. C h i t iế t p h ư ơ n g p h á p th i c ô n g, C ậ p n h ậ t kế h o ac h q u ả n lý r ủ i r o ch o s ứ c kh ỏ e v à a n to à n la o đ ộ n g, lê n c h i p h í b ả o t rì t h e o N R M 3 . X ấ p x ỉ q u yế t to á n cu ố i c ù n g Đ ấ u t h ầ u g ó i b ả o tr ì C ô n g tá c sử a ch ữ a tứ c th ờ i C h ư ơ n g tr ìn h b àn gi ao v à b ảo t rì K h ô n g tồ n t ại ( q u yế t to án d ự á n ) LƯ U Ý 1 V iệ c th iế u s ự l iê n k ế t g iữ a c á c th à n h v iê n k h á c n h a u t ro n g c h u ổ i cu n g ứ n g t ro n g c á c g ia i đ o ạ n p h á t tr iể n c ó t h ể g â y ra r ủ i ro c h o d ự á n . N ế u đ iề u n à y xả y ra , n h ấ t th iế t p h ả i q u ả n l ý h iệ u q u ả c h ư ơ n g t rì n h v à k ế h o ạ ch c h u yể n g ia o đ ể b ả o đ ả m t ín h l iê n t ụ c củ a d ữ l iệ u v à c á c ch u yể n g ia o LƯ U Ý 2 H ìn h ả n h m in h h ọ a tr ên đ ã đ ư ợ c đ ăn g k ý b ả n q u yề n . C á c h à n h v i sa o c h é p v à t á i sử d ụ n g c ó t h ể b ị xe m l à v i p h ạ m b ả n q u yề n . T h ô n g t in v ề q u yề n t á c g iả đ ư ợ c g h i rõ tr o n g p h ầ n L ờ i tự a . www.Huytraining.com PAS 1192-2:2013 44 © The British Standards Institution 2013 9.10 Hệ thống phân loại Các mô hình, tài liệu, thông tin dự án, thông tin chi phí và các thông số kỹ thuật, tất cả phải được tổ chức bằng một hệ thống phân loại để cho phép các quy trình bên ngoài, chẳng hạn như kế hoạch chi phí có thể được thực hiện. LƯU Ý 1 Không nên nhầm lẫn mã phân loại đối tượng với với quy ước đặt tên đối tượng. LƯU Ý 2 Hệ thống phân loại cung cấp thuật ngữ và cấu trúc chung cho tất cả các thông tin và tài liệu có liên quan của dự án. Sử dụng hệ thống phân loại được yêu cầu trong việc trao đổi thông tin và các biểu mẫu COBie-UK-2012. LƯU Ý 3 Bảng 4 giới thiệu làm thế nào để một phần hay toàn bộ các hệ thống phân loại có thể được sử dụng để phân loại các dạng thông tin khác nhau. LƯU Ý 4 Theo quá trình tiến trình của dự án, mức độ thông tin thiết kế và thông số kỹ thuật được yêu cầu cho dự án sẽ tăng lên. Thông tin này được phân loại theo các bảng khác nhau trong Uniclass. LƯU Ý 5 Kế hoạch chi phí và thông số kỹ thuật được yêu cầu trong giai đoạn thẩm định từng bước được xác định trong suốt vòng đời. LƯU Ý 6 Hệ thống phân loại hỗ trợ việc phối hợp mức độ chi phí cơ bản và mức độ thông số kỹ thuật của các đối tượng được quản lý. LƯU Ý 7 Để biết thêm thông tin về Uniclass, xem trang web CPI ( Để biết thêm thông tin về NRM, xem trang web RICS ( Để biết thêm thông tin về CESMM xem tại trang web ICE ( Bảng 4 – Áp dụng các hệ thống phân loại khác nhau Thông tin Hệ thống phân loại / Mục Thông tin chi phí giai đoạn ý tưởng NRM1, CESMM Thông tin chi phí giai đoạn chi tiết NRM2, CESMM Thông tin thiết kế giai đoạn ý tưởng Uniclass/Entities, Spaces, Elements tables Thông tin thiết kế giai đoạn Phát triển Uniclass/Elements, Systems tables Thông tin sản phẩm Uniclass/Systems, Work results, Products tables Thông tin Lắp đặt Uniclass/Products tables Thông tin thực tế thi công Uniclass/Systems, Products tables Thông tin thiết kế giai đoạn đưa vào sử dụng Uniclass/Systems, Work results, Products tables Thông tin chi phí Bảo trì NRM3 www.Huytraining.com PAS 1192-2:2013 © The British Standards Institution 2013 45 10 Chuyển giao thông tin - Mô hình Thông tin Tài sản (AIM) Hình 21 – Chu trình chuyển giao thông tin - Mô hình Thông tin Tài sản (AIM) 10.1 Tổng quan - Chuyển giao thông tin – Duy trì Mô hình Thông tin Tài sản (AIM) LƯU Ý 1 Hướng dẫn sử dụng và duy trì Mô hình Thông tin Tài sản (AIM) được trình bày trong PAS 1192-3. LƯU Ý 2 Hình 21 cho thấy sự tích hợp của Giai đoạn duy trì Mô hình Thông tin tài Sản trong tổng thể Chu trình Chuyển giao Thông tin. LƯU Ý 3 Dự kiến rằng dữ liệu được tạo ra trong các giai đoạn chuyển giao như đã được mô tả trước đây, sẽ kết hợp với các thông tin trong quá trình nghiệm thu để tạo nên phần lớn nội dung của mô hình AIM của công trình khi hoàn thành dự án. COBie-UK-2012 là định dạng được khuyến nghị sử dụng trong việc trao đổi thông tin. Với các thông tin bổ sung khác như các mô hình hình học (2D hoặc 3D) hay các thuộc tính dữ liệu, Chủ đầu tư và các Đội ngũ tham gia dự án nên thống nhất định dạng dữ liệu sử dụng trong Hồ sơ Yêu cầu Thông tin (EIR) ngay khi bắt đầu dự án. LƯU Ý 4 COBie-UK-2012 là một giản đồ dữ liệu để lưu trữ và truyền thông dữ liệu nhằm hỗ trợ công việc chuyển giao và vận hành công trình. Nó được định nghĩa chính thức như là một định dạng con của Industry Foundation Classes (IFC), nhưng cũng có thể được dùng dưới dạng các bảng tính hoặc các loại cơ sở dữ liệu có cấu trúc liên quan với nhau. LƯU Ý 5 Trong các dự án truyền thống trước đây, hầu hết các dữ liệu yêu cầu dưới dạng COBie-UK-2012 đã được chuyển giao dưới dạng phi cấu trúc. COBie-UK- 2012 cho phép chỉ cần một lần nhập dữ liệu đầu vào. Dữ liệu đó sẽ được sử dụng trong nhiều đầu ra khác nhau, được kiểm tra bằng nhiều cách và được chuyển giao cho nhiều ứng dụng, bao gồm các hệ thống quản lý cơ sở vật chất và quản lý tài sản. www.Huytraining.com PAS 1192-2:2013 46 © The British Standards Institution 2013 LƯU Ý 6 Để biết thêm chi tiết về định dạng COBie-UK- 2012, tham khảo trang web của BIM Task Group LƯU Ý 7 Hình ảnh minh họa trên đã được đăng ký bản quyền. Các hành vi sao chép và tái sử dụng có thể bị xem là vi phạm bản quyền. Thông tin về quyền tác giả được ghi rõ trong phần Lời tựa. 10.2 Quy trình Bàn giao giữa CAPEX và OPEX 10.2.1 Việc chuyển giao thông tin có cấu trúc một cách hiệu quả giữa các giai đoạn khác nhau trong vòng đời dự án sẽ mang lại nhiều giá trị thực tế. Để đạt được điều này, các quy trình chuyển giao phải được ghi rõ trong Hồ sơ Yêu cầu Thông tin của Chủ đầu tư (EIR). Phương thức chuyển giao phải định nghĩa rõ cấu trúc, quy trình và nội dung của thông tin được chuyển giao. Tài liệu này phải là cơ sở cho các hợp đồng vận hành sau này.. Ngoài ra, các công nghệ khảo sát phù hợp như Point cloud (đám mây điểm) hoặc LiDAR (đo bằng tia lazer) phải được tiến hành để kiểm tra lại sự hoàn chỉnh của mô hình thực tế thi công. LƯU Ý 1 Một số quy trình chính thức đang được sử dụng như Soft Landing (Chuyển giao mềm, xem tại hoặc cho các công trình công “Gorverment Soft Landings” (GSL) (Chuyển giao mềm cho công trình công, xem tại LƯU Ý 2 Quy trình bàn giao cũng như các quy trình chi tiết về vận hành được trình bày trong PAS 55; yêu cầu dữ liệu cho vấn đề này và các hoạt động liên quan được trình bày trong PAS 1192-3. LƯU Ý 3 Đánh giá về hiệu quả vận hành tài sản được trình bày trong PAS 1192-3. www.Huytraining.com PAS 1192-2:2013 © The British Standards Institution 2013 47 Phụ lục A (Cung cấp thông tin) Thuật ngữ, định nghĩa và viết tắt cho tài liệu BIM A.1 2D (Two-dimensional) Không gian hai chiều. A.2 bản vẽ 2D Bản vẽ 2D chứa khung nhìn của mô hình 2D/3D được chiếu lên trên “Tờ bản vẽ mẫu – drawing sheet template” (bản vẽ trống và khung tên). Bản vẽ 2D phải luôn luôn được xem là các tài liệu tĩnh, vì chúng chỉ thể hiện lại các diễn họa hay hình ảnh của mô hình thiết kế 2D/3D. A.3 mô hình 2D Mô hình với các đối tượng có thuộc tính không gian hai chiều. Các mô hình 2D phải luôn luôn được xem là tài liệu động, vì chúng được tạo thành từ việc tham chiếu các “file mô hình” như “x-ref” hoặc “file tham chiếu”. A.4 3D (Three-dimensional) Không gian ba chiều. A.5 mô hình 3D Mô hình với các đối tượng có các thuộc tính không gian ba chiều. Các mô hình 3D phải luôn luôn được xem là tài liệu động, vì chúng được tạo thành từ việc tham chiếu các “file mô hình” như “x-ref” hoặc “file tham chiếu”. A.6 mô phỏng 3D Các hình ảnh 3D từ mô hình CAD 3D, hoặc một mô phỏng ảo của công trình hoặc cơ sở vật chất được xây dựng; được sử dụng để hình dung rõ dự án. A.7 lưu trữ Là một thành phần trong môi trường dữ liệu chung (CDE). LƯU Ý Phân vùng dữ liệu “lưu trữ” trong Môi trường Dữ liệu chung dùng để lưu trữ các thông tin ít được kích hoạt hoặc thông tin đã được thay thế. Các thông tin này cung cấp lịch sử chuyển giao, chia sẻ, thay đổi và duy trì nhận thức, và có thể được sử dụng cho các mục đích khác như trong các tranh chấp hoặc để “truy cứu”. A.8 (hồ sơ) hoàn công hay (mô hình) thực tế thi công Mô hình bao gồm các tài liệu, thông tin đồ họa và phi đồ họa giúp định hình dự án đã được chuyển giao. (hồ sơ) “hoàn công” là tập hợp các bản vẽ và hệ thống tài liệu, chuẩn bị lúc kết thúc dự án, thể hiện các sai lệch so với thông tin được thiết kế diễn ra trong suốt quá trình xây dựng. (mô hình) “thực tế thi công” thể hiện rõ các khuyết điểm và sai lệch so với mô hình thiết kế diễn ra trong suốt quá trình thi công. Mô hình “thực tế thi công” và các tài liệu phái sinh từ nó được liên tục cập nhật thông qua việc đo đạc lại theo tiến trình thi công. Nhờ đó, ảnh hưởng của các sai số, khuyết điểm này lên các gói thi công khác có thể được đánh giá và đưa ra các giải pháp phù hợp. A.9 cấu kiện tổ hợp (assembly) Là nhóm các bộ phận (components) hay nhóm cấu kiện (types) hay nhóm các thông số kỹ thuật, cho phép tái sử dụng nhiều lần trong các thiết kế tiêu chuẩn. Việc tạo nhóm và tái sử dụng nhóm này nhằm nâng cao năng suất thiết kế và chuyển giao cũng như cung cấp một thư viện để lưu giữ các thông số kỹ thuật, kinh nghiệm được rút ra một cách đơn giản và dễ sử dụng. Chúng có thể chứa dữ liệu chuẩn về chi phí và “tác động của khí cacbon”. Bản thân các cấu kiện tổ hợp có thể có các thuộc tính và phân loại của nó. Các thuộc tính này có thể bao gồm các dữ liệu quan trọng được đính kèm (vào cấu kiện) để sử dụng khi đặt vào trong mô hình và có thể bao gồm các thông tin về chi phí, “tác động của khí cacbonic”, chương trình, thông tin bảo trì và các thông tin quan trọng khác. www.Huytraining.com PAS 1192-2:2013 48 © The British Standards Institution 2013 A.10 thuộc tính (attribute) Là một mẩu dữ liệu góp phần mô tả một đối tượng hay thực thể. A.11 tác giả (author) Là người khởi tạo các file mô hình, bản vẽ và tài liệu. A.12 mô hình thông tin tài sản (AIM/Asset Information Model) Mô hình thông tin được duy trì liên tục, sử dụng để bảo trì và vận hành tài sản. A.13 kế hoạch triển khai việc mô hình hóa thông tin công trình (BEP/BIM Execution Plan) Là bản kế hoạch được chuẩn bị bởi các bên tham gia dự án để trình bày cách thức mô hình hóa thông tin của dự án được tiến hành. A.14 BIM (Building information modelling) Mô hình hóa thông tin công trình. A.15 BIM(M) Đôi khi là “Quản lý thông tin công trình” (Building Information Management), nhưng cũng có thể là “Thông tin và Quản lý công trình” (BIM(M) Building Information and Management). A.16 BIM Viewer Phần mềm sử dụng để xem các mô hình 3D mà không đòi hỏi người dùng phải có phần mềm tạo lập mô hình (NavisWorks, Navigator, Solibri v.v.; hoặc là eDrawing để xem cả mô hình 2D và 3D). A.17 CAD (Computer aided design) Thiết kế được hỗ trợ bằng máy tính. A.18 tiêu chuẩn CAD (CAD standard) Tiêu chuẩn được sử dụng để tạo các mô hình CAD, bao gồm gốc tọa độ, đơn vị, quy ước về layer, thuộc tính đường nét, quy ước đặt tên file, số hiệu bản vẽ v.v. A.19 CAD viewer Phần mềm sử dụng để xem bản vẽ mà không đòi hỏi người dùng phải có phần mềm tạo lập mô hình (Adobe PDF, DWF v.v.) A.20 CADD (Computer aided design and draughting) Thiết kế và phác thảo được hỗ trợ bằng máy tính. LƯU Ý Một phần mềm ứng dụng CAD với các tính năng bổ sung chẳng hạn như khả năng xuất bản vẽ từ phần mềm. A.21 CAWS (Common Arrangement of Work Sections) Hệ thông phân loại CAWS được xuất bản bởi “Hiệp hội thông tin dự án xây dựng “ (CPIC), sử dụng trong các chỉ dẫn kỹ thuật và bảng tiên lượng. A.22 CDM (Construction Design and Management) Các quy định về quản lý thiết kế và thi công. A.23 CIAT (Chartered Institute of Architectural Technologists) Viện Chuyên gia Công nghệ Kiến trúc được chứng nhận (có chứng chỉ hành nghề). A.24 CIBSE (Chatered Institution of Building Services Engineers) Viện kỹ sư hệ thống kỹ thuật công trình được chứng nhận (có chứng nhận hành nghề). www.Huytraining.com PAS 1192-2:2013 © The British Standards Institution 2013 49 A.25 CIC Scope of Services Định nghĩa nội dung công việc của từng đơn vị trong dự án theo từng giai đoạn, được xuất bản bởi Hội đồng công nghiệp xây dựng Anh (Construction Industry Council - CIC). A.26 CI/SfB Phiên bản Anh quốc của Hệ thống phân loại chỉ số xây dựng cho các sản phẩm và cấu kiện xây dựng - một phiên bản của hệ thống phân loại SfB (Samarbetskommitten for Byggnadsfragor) có nguồn gốc từ Thụy Điển. A.27 biểu diễn xung đột (Clash rendition CR) Là sự diễn họa lại mô hình gốc dưới các định dạng đơn giản, xem/đọc được, được sử dụng đặc biệt trong quy trình phối hợp không gian. Dùng để tránh xung đột hoặc phát hiện xung đột. A.28 phân loại (classification) Là sự sắp xếp có hệ thống của các đầu mục và tiểu mục cho các nội dụng của công tác xây dựng, bao gồm tính chất của công trình, các cấu kiện xây dựng, các hệ thống và sản phẩm. A.29 khách hàng (client) Các cá nhân hoặc tổ chức vận hành tài sản xây dựng. LƯU Ý Khách hàng (client) có thể khác với chủ đầu tư (Employer). A.30 môi trường dữ liệu chung (CDE) Là nguồn thông tin duy nhất của dự án, sử dụng để thu thập, quản lý và phổ biến các tài liệu đã được phê duyệt cho tất cả các bộ môn liên quan theo một quy trình được quản lý. LƯU Ý 1 Môi trường dữ liệu chung có thể là một máy chủ của dự án, một mạng nội bộ mở rộng extranet (mạng nội bộ có chia sẻ hạn chế với bên ngoài), một hệ thống truy xuất hướng-tập-tin hoặc các bộ công cụ phù hợp khác. LƯU Ý 2 Các lưu ý về CDE đã được xác định trong BS 1192:2007. LƯU Ý 3 Yêu cầu cơ bản cho việc sản xuất thông tin thông qua phối hợp cộng tác là chia sẻ thông tin từ rất sớm, là sự tin tưởng vào thông tin đang được chia sẻ cũng như đơn vị khởi tạo thông tin đó. Điều đó dẫn đến sự cần thiết phải có một quy trình kiểm tra có hệ thống chặt chẽ, minh bạch và kiểm soát được. Phương pháp quản lý dự án thông qua môi trường dữ liệu chung (CDE) có thể áp dụng cho tất cả các quy mô dự án, đặc biệt nó được chuẩn bị để các đơn vị có thể làm việc cộng tác với nhau. Việc các bên cùng áp dụng thống nhất một tiêu chuẩn sẽ giúp loại bỏ được vấn đề phải liên tục đào tạo lại cho từng dự án và cho từng khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận các quy trình và đưa chúng vào hợp đồng, các vấn đề này sẽ tự mất đi. CDE như là một phương tiện cho phép thông tin được chia sẻ hiệu quả và chính xác giữa tất cả các thành viên của đội ngũ dự án – cho dù thông tin đó là 2D hay 3D, dạng văn bản hay dạng số. CDE cho phép các đơn vị thiết kế có thể cộng tác trong một môi trường được quản lý, nơi mà sự tạo lập và phát triển của thông tin tuân theo trình tự thiết kế, chế tạo và thi công. Xem thêm BS 1192:2007 hoặc Building Information Modelling – A Standard Framework and Guide to BS 1192, Richards (2010). Quy trình CDE cũng đảm bảo thông tin được tạo ra chỉ duy nhất một lần và sau đó được tái sử dụng khi cần thiết bởi tất cả các thành bên trong chuỗi cung ứng. Nó cũng đảm bảo các thông tin được cập nhật liên tục và làm phong phú cho việc chuyển giao cuối cùng như là một phần của hệ thống tài liệu quản lý cơ sở vật chất (Facilities Management – FM). A.31 thành phần/bộ phận (component) Đồng nghĩa với “xuất hiện / được sử dụng” (occurrence). A.32 được nhân nhượng (concession) Được phép sử dụng hay phát hành một sản phẩm không phù hợp với các yêu cầu cụ thể. [BS ISO 10007:2003] Hoặc sự nhượng bộ đối với một yêu cầu hợp đồng (đạt được sự cho phép về một việc không phù hợp - gain permission for non-conformance). www.Huytraining.com PAS 1192-2:2013 50 © The British Standards Institution 2013 A.33 kỹ thuật đồng thời (Concurrent engineering) Cách tiếp cận có hệ thống để tích hợp, thiết kế đồng thời sản phẩm và các quy trình liên quan, bao gồm cả chế tạo và hỗ trợ (dựa trên định nghĩa về liên kết tích hợp phát triển IDA). Trong lĩnh vực xây dựng, nó là kết hợp sự tham gia từ rất sớm giữa nhà thầu và chủ đầu tư/đơn vị vận hành. A.34 cấu hình (configuration) Thông tin cấu hình sản phẩm thể hiện các đặc tính chức năng và các đặc tính vật lý có có tương quan của sản phẩm. [BS ISO 10007:2003] A.35 mục cấu hình (configuration item) Thực thể trong một cấu hình đáp ứng một chức năng sử dụng. [BS ISO 10007:2003] A.36 quản trị cấu hình (configuration management) Các hoạt động phối hợp để điều khiển và kiểm soát cấu hình. [BS ISO 10007:2003] A.37 kiểm toán trạng thái cấu hình (configuration status accounting) Ghi chép và báo cáo chính thức về thông tin cấu hình sản phẩm, trạng thái của những thay đổi được đề xuất và tình hình thực hiện của các thay đổi đã được phê duyệt. [BS ISO 10007:2003] A.38 CPI (Construction project information) Thông tin dự án xây dựng. A.39 CPIc (Construction Project Information Committee) Hiệp hội thông tin dự án xây dựng. A.40 CPIx (Construction Project Information Xchange) “Chuyển giao thông tin” dự án xây dựng. A.41 CSG (Constructive Solid Geometry) Biểu diễn hình học vật rắn. Một đối tượng CSG được tạo ra từ các hình khối “nguyên thủy” (hình cầu, hình hộp, hình nón), sử dụng các thuật toán dạng- đúng-sai Boolean và chuyển động cứng (tịnh tiến, quay, phóng đại). A.42 COBie-UK-2012 Là thông tin về cơ sở vật chất được cấu trúc dùng cho việc triển khai, vận hành và bảo trì của một dự án, thường ở dạng bảng tính trung lập, được sử dụng để cung cấp dữ liệu cho Chủ đầu tư hoặc đơn vị vận hành nhập liệu cho các công cụ đưa ra quyết định, các hệ thống quản lý cơ sở vật chất và quản lý tài sản. LƯU Ý Các biểu mẫu dự kiến cho “trao đổi thông tin vận hành” COBie có thể được tải về từ trang web của BIM Task Group: A.43 dữ liệu (data) Các thông tin được lưu trữ nhưng chưa được diễn giải hoặc phân tích. A.44 mô hình thiết kế có chủ đích (design intent model) Là phiên bản ban đầu của mô hình thông tin dự án (PIM) được phát triển bởi các đơn vị tư vấn thiết kế. A.45 định dạng DGN (DGN) Định dạng file cho chương trình CAD “MicroStation” của Bentley Systems và “Interactive Graphics Design System” của Intergraph. A.46 phân quyền (dispositioning authority) Người hoặc nhóm người được gắn trách nhiệm và thẩm quyền để đưa ra các quyết định. [BS ISO 10007:2003] www.Huytraining.com PAS 1192-2:2013 © The British Standards Institution 2013 51 A.47 DMS (Document management system) Hệ thống quản lý Tài liệu. A.48 tài liệu (document) Thông tin được sử dụng trong giai đoạn lập dự án, thiết kế, thi công, vận hành, bảo trì hoặc ngừng hoạt động của một dự án xây dựng, bao gồm (nhưng không giới hạn) thư từ, bản vẽ, tiến độ, thông số kỹ thuật, thuyết minh tính toán, bảng biểu LƯU Ý Tài liệu phải là bất biến hoặc là nếu có thay đổi thì phải được kiểm soát bởi hệ thống. A.49 lưu trữ tài liệu (document repository) Thực thể bao gồm một hệ thống quản lý tài liệu điện tử (electronic data management - EDM), mạng mở rộng extranet của dự án hoặc phân cấp thư mục trên một máy chủ Windows. A.50 bản vẽ (drawing) Tài liệu tĩnh, được in ấn, mô tả đồ họa một phần hoặc toàn bộ dự án hoặc tài sản. A.51 khối tiêu đề bản vẽ (drawing title block) Khung tên – thường chứa logo đội ngũ dự án - để thể hiện các thông tin như tiêu đề bản vẽ, số hiệu, mục đích phát hành, trạng thái và hiệu chỉnh (revision). A.52 DWF (Design Web Format) Định dạng file mở an toàn, phát triển bởi “Autodesk” dùng cho phân phối và chuyển tải dữ liệu thiết kế để xem, đánh giá hoặc in ấn hồ sơ thiết kế. A.53 DWG (DraWinG) Định dạng file độc quyền của AutoCAD. LƯU Ý DWG là một định dạng file hệ nhị phân sử dụng cho việc lưu trữ dữ liệu và siêu dữ liệu thiết kế hai hoặc ba chiều. Đây là định dạng gốc của rất nhiều phần mềm CAD bao gồm AutoCAD và được hỗ trợ bởi nhiều ứng dụng CAD khác. A.54 DXF (Drawing Exchange Format) Định dạng file sử dụng chủ yếu cho việc nhập và trích xuất dữ liệu CAD giữa AutoCAD và các phần mềm CAD liên quan. A.55 phân tích hiệu quả (earned value analysis - EVA) Phương pháp tính toán hiệu quả dự án dựa trên tích hợp chi phí, tiến độ và mục tiêu dự án. A.56 hệ thống quản lý tài liệu điện tử (electronic document management system - EDMS) Là hệ thống lưu trữ, tìm kiếm, chia sẻ hoặc quản lý các tài liệu điện tử. LƯU Ý Một hệ thống quản lý tài liệu điện tử cho phép việc kiểm soát và quản lý dữ liệu tốt hơn. Nó nâng cao bảo mật, kiểm soát sửa đổi, dữ liệu mô tả và định dạng mở rộng của file, và quyền truy cập vào các tính năng quản lý thư mục cơ bản của hệ điều hành máy tính. A.57 chủ đầu tư (employer) Là các cá nhân hoặc tổ chức mà hợp đồng được thực hiện và chuyển giao cho (cá nhân hay tổ chức đấy). A.58 hồ sơ yêu cầu thông tin của chủ đầu tư (Employer’s Information Requirements - EIR) Là tài liệu tiền đấu thầu, trong đó quy định những thông tin được chuyển giao, các tiêu chuẩn và quy trình áp dụng cho các bên cung ứng, như là một phần của quy trình chuyển giao dự án. A.59 thực thể (entity) Đồng nghĩa với “đối tượng” (object). A.60 (Facilities Management) Quản lý cơ sở vật chất. www.Huytraining.com PAS 1192-2:2013 52 © The British Standards Institution 2013 A.61 cổng/giai đoạn (gate/stage) Là điểm phân chia trong một quy trình được chuẩn hóa, quản lý việc thông qua hay từ chối các yêu cầu được chuyển giao. LƯU Ý Các giai đoạn yêu cầu chuyển giao thông tin phải được quy định cụ thể trong Hồ sơ Yêu cầu Thông tin của Chủ đầu tư, bằng cách tham chiếu đến giai đoạn được thống nhất và tên cổng. Xem thêm phần nội dung công việc của CIC (CIC Scope of Services). A.62 dữ liệu đồ họa (graphical data) Các dữ liệu được trình bày dưới dạng hình dạng vật thể và vị trí trong không gian. A.63 file đồ họa (graphic file) Định dạng file được thiết kế riêng để thể hiện hình ảnh đồ họa. A.64 IAI (International Alliance for Interoperability) Hiệp hội quốc tế về khả năng tương tác. Hiện nay còn gọi là “Building Smart”. A.65 iBIM (Intergrated Building Information Model) Mô hình thông tin công trình tích hợp. A.66 ICE (Institution of Civil Engineers) Hiệp hội kỹ sư công chánh Anh quốc. A.67 ICT (Information and communications technology) Công nghệ thông tin và truyền thông. A.68 IFC2x Tiêu chuẩn định dạng file IFC (Industry Foundation Class) phiên bản 2x. A.69 thông tin (information) Là sự biểu diễn chính thức dữ liệu theo cách phù hợp với sự giao tiếp, diễn giải và xử lý bởi con người hoặc ứng dụng máy tính. A.70 trao đổi thông tin (information exchange) Là tập hợp có hệ thống của thông tin tại một số giai đoạn xác định của dự án, với định dạng và sự chính xác được quy định. A.71 quản lý thông tin (information management) Bao gồm các yêu cầu và quy trình áp dụng cho các hoạt động nhập liệu, xử lý và khởi tạo, nhằm đảm bảo độ chính xác và toàn vẹn của thông tin. A.72 mô hình thông tin (information model) Mô hình thông tin bao gồm ba bộ phận cấu thành: tài liệu, thông tin phi đồ họa và thông tin đồ họa. LƯU Ý Mô hình được chuyển tải bằng các file PDF, COBie và file gốc của mô hình. A.73 mô hình hóa thông tin (information modelling) Là việc xử lý dữ liệu để sản xuất thông tin sao cho dễ hiểu hơn, bằng cách áp dụng logic hay các hàm toán học để sản sinh thêm dữ liệu mới. A.74 lớp đối tượng (layer) Thuộc tính dành cho các đối tượng bên trong file CAD để kiểm soát sự hiển thị của chúng. Các giá trị khác nhau có thể được gán vào các thuộc tính để kiểm soát mặc dù có thể bị chỉnh sửa hoặc xóa. A.75 tinh gọn (lean) Là việc sản xuất chú trọng vào các giá trị thiết yếu cho chủ đầu tư hoặc khách hàng và loại bỏ tất cả các hoạt động vô ích bằng việc áp dụng một tiến trình công việc hiệu quả. www.Huytraining.com PAS 1192-2:2013 © The British Standards Institution 2013 53 A.76 Các nguyên tắc tinh gọn (lean principles) Hiểu về giá trị từ quan điểm của khách hàng, xác định dòng giá trị, thiết lập một chuỗi công việc cân bằng, trong đó nhu cầu về sản phẩm được lấy từ các khách hàng tiếp theo, với nỗ lực liên tục cải tiến và hoàn thiện (Dựa trên “Lean Thinking” của Womack & Jones, ấn bản năm 2003). A.77 mức độ chi tiết mô hình (level of model detail LOD) Mô tả nội dung đồ họa của mô hình ở mỗi giai đoạn như định nghĩa trong Nội dung công việc của CIC (CIC Scope of Services). A.78 mức độ thông tin của mô hình (levels of model information LOI) Mô tả nội dung phi đồ họa của mô hình ở mỗi giai đoạn như định nghĩa trong Nội dung công việc của CIC (CIC Scope of Services). A.79 Chỉ số tài liệu thông tin tổng thể (master information document index - MIDI) Chỉ số xác định danh mục chi tiết các hạng mục cho một dự án; cho mô hình, mô hình phụ, các tài liệu và dữ liệu cũng như phân bổ trách nhiệm cung cấp, và các chương trình chuyển giao của chuỗi cung ứng dự án. A.80 tài sản quản lý được (manageable assets) Những khía cạnh có thể quản lý được trong vòng đời của cơ sở vật chất, bao gồm cả các đối tượng vật lý và không gian cũng như các nhóm chức năng của chúng. LƯU Ý 1 Một tài sản là một đối tượng được xác định và duy nhất, có giá trị tài chính và các hoạt động bảo dưỡng nó được lưu lại. LƯU Ý 2 Ở một số phương diện, chẳng hạn như khung kết cấu, các phân đoạn đường ống (nước và khí) nhỏ lẻ, các chi tiết liên kết hoặc các cấu kiện thứ cấp có thể được loại trừ khỏi phạm vi quản lý của chủ đầu tư. A.81 bản vẽ đánh dấu (marked-up drawing) Bản vẽ giấy hoặc điện tử được đánh dấu với ý kiến từ các bộ môn khác hoặc từ khách hàng. A.82 kế hoạch chuyển giao thông tin tổng thể (master information delivery plan - MIDP) Là bản kế hoạch cơ bản trong đó xác định các thông tin dự án sẽ được chuẩn bị khi nào, bởi ai, sử dụng giao thức và quy trình gì, đồng thời kết hợp tất cả các kế hoạch chuyển giao thông tin của các công việc có liên quan. A.83 đo lường (metrics) Khả năng chấp thuận chuyển giao có thể được đánh giá dựa trên các yêu cầu thể hiện trong hàng mẫu và (hoặc) dựa trên tỷ lệ và số lượng ước tính theo những thông tin được cung cấp. A.84 File mô hình (model file) Có định dạng nguyên bản, độc quyền, file CAD có thể là mô hình 2D hoặc 3D. A.85 dữ liệu phi đồ họa (non-graphical data) Loại dữ liệu được chuyển tải bằng các ký tự chữ và số. A.86 tiêu chuẩn đo lường mới NRM (New Rules of Measurement) RICS New Rules of Measurement (NRM) for Building Works: bộ tiêu chuẩn phát triển bởi tổ chức RICS nhằm cung cấp các nguyên tắc về đo lường, hướng dẫn về quản lý chi phí cho dự án xây dựng và công tác bảo trì. A.87 NRM1 Trình tự lập dự toán và kế hoạch chi phí cho Vốn xây dựng công trình. www.Huytraining.com PAS 1192-2:2013 54 © The British Standards Institution 2013 A.88 NRM2 Đo lường chi tiết cho các công tác xây dựng, cung cấp các quy định chi tiết về đo lường và mô tả các công tác xây dựng để đạt được giá thầu. A.89 NRM3 Trình tự lập dự toán và kế hoạch chi phí cho các công tác bảo trì công trình, hiện đang được phát triển và dự kiến ra mắt trong năm 2013. A.90 đối tượng (object) Các vật thể có trạng thái, hành vi và đặc tính duy nhất – ví dụ như một đối tượng Tường. LƯU Ý Theo Wiki: đối tượng là bất cứ thứ gì mà chúng ta có thể nghĩ hay nói về nó. Nói chung thì nó có thể là bất kỳ thực thể nào. A.91 gốc tọa độ (origin) Là điểm thiết lập cho dự án hay chương trình sử dụng để phối hợp hình học hoặc liên quan đến hệ tọa độ gốc Ordnance System hoặc tham chiếu không gian địa lý. A.92 người khởi tạo (originator) Tác giả của mô hình, bản vẽ hoặc tài liệu. A.93 OS (Ordnance Survey) Cục khảo sát địa lý (của Anh quốc). A.94 PDF (Portable Document Format) Định dạng tài liệu chuẩn của “Adobe Systems” cho việc chuyển đổi giữa các hệ thống máy tính khác nhau. A.95 đặt chổ (placeholder) Hình biểu diễn đơn giản hoặc tổng quát của một đối tượng 3D. A.96 đội ngũ chuyển giao dự án (project delivery team) Là nhóm các tổ chức hoặc cá nhân ký kết hợp đồng trực tiếp hoặc gián tiếp, để cung cấp các dịch vụ hay sản phẩm cho dự án. A.97 mô hình thông tin dự án (PIM) Là mô hình thông tin được phát triển trong suốt giai đoạn thiết kế và thi công của một dự án, bao gồm các tài liệu, thông tin phi đồ họa và đồ họa về dự án được chuyển giao. LƯU Ý mô hình PIM ban đầu được phát triển như một mô hình thiết kế có chủ đích, thể hiện ý đồ kiến trúc và kỹ thuật của nhà thầu thiết kế. Sau đó, PIM được phát triển thành một mô hình thi công ảo, bao gồm tất cả các đối tượng được sản xuất, lắp đặt hoặc thi công. Nó trở thành cơ sở của Mô hình thông tin tài sản (AIM) khi bàn giao. A.98 kế hoạch thực hiện dự án (PIP) Các báo cáo liên quan đến năng lực công nghệ thông tin và nguồn nhân lực của nhà thầu để đáp ứng EIR. LƯU Ý Ngoài ra còn có phương pháp và quy trình tiêu chuẩn. A.99 xuất bản/hệ thống tài liệu (published/documentation) Là một thành phần trong môi trường dữ liệu chung (CDE) để thể hiện bản vẽ được đã được chấp thuận cho một mục đích cụ thể - ví dụ, thích hợp cho việc thi công. LƯU Ý Phần tài liệu xuất bản của CDE chứa bản vẽ - và, nếu được sự đồng ý của đội ngũ dự án, sẽ thêm các file gốc và các diễn họa – chứa các thông tin được chia sẻ tại một thời điểm cụ thể. Chúng được biên soạn bằng cách tham chiếu đến các mô hình con đã được chấp thuận của mô hình phối hợp, sau đó trích xuất các khung nhìn và mặt cắt từ mô hình. A.100 Mục đích phát hành (purpose of issue) Là mục đích của việc phát hành tài liệu. A.101 Mục đích (purposes) Những khía cạnh liên quan tới cơ sở vật chất được dự tính sử dụng bởi chủ đầu tư. LƯU Ý Một số mục đích, ví dụ như hỗ trợ, kinh doanh, có thể phổ biến trong giai đoạn lập dự án hoặc thiết kê. www.Huytraining.com PAS 1192-2:2013 © The British Standards Institution 2013 55 A.102 chỉ số RACI (RACI indicator) Ký tự viết tắt dùng để xác định / phân định nhóm tham gia hoặc các bên liên quan với trách nhiệm (responsible) (“R”), ủy quyền (authorize) (“A”), đóng góp (constribute) (“C”) hoặc được thông báo (information) (“I”) về một hoạt động của dự án. A.103 File tham chiếu (reference file) File mô hình CAD liên quan hoặc được liên kết với một file mô hình CAD khác. Hay còn gọi là file “x- ref”. A.104 biểu diễn (rendition) Là các tài liệu ở dạng cho phép thông tin có thể được xem, in ấn và đánh dấu. Ví dụ các file PDF và DWF là tài liệu chứa các hình ảnh của thông tin A.105 các yêu cầu (requirements) Yêu cầu là những kỳ vọng, mong muốn của chủ đầu tư đối được ghi chép lại dưới dạng thông tin có cấu trúc có thể chia sẻ. Còn được gọi là Hồ sơ Yêu cầu Thông tin của Chủ đầu tư (EIR) (hoặc Hồ sơ yêu cầu thông tin của khách hàng - CIR). LƯU Ý Các yêu cầu chi tiết được liệt kê theo mẫu. A.106 bản hiệu chỉnh (revision) Được sử dụng để xác định các sửa đổi trong tài liệu, bản vẽ và file mô hình. A.107 RIBA (Royal Institute of British Architects) Viện kiến trúc Hoàng gia Anh. A.108 RICS (Royal Institution of Chartered Surveyors) Viện giám định hoàng gia (tập hợp các Kỹ sư giám định có chứng chỉ hành nghề). A.109 chia sẻ (shared) Là một thành phần trong môi trường dữ liệu chung CDE. Khu vực “chia sẻ” của CDE là nơi mà thông tin được cung cấp cho các bên một cách “an toàn”. Việc phát hành sớm các thông tin sẽ hỗ trợ cho việc phát triển nhanh chóng các giải pháp thiết kế. Để đạt được điều này thì các ý tưởng về thông tin “tình trạng/sự phù hợp” phải được ghi rõ. A.110 Hệ đo lường SI (SI system) Hệ đơn vị đo lường quốc tế. Le Système International d’Unités. International system of units. A.111 SMP (Standard Method and Procedure) Phương pháp và quy trình chuẩn. Tập hợp các phương pháp và quy trình chuẩn bao gồm cách thức thông tin được đặt tên, diễn giải và tham chiếu. A.112 chuyển giao mềm (soft landing) Là quá trình chuyển giao dần dần tài sản được xây dựng từ các đơn vị thiết kế và thi công tới đơn vị vận hành và bảo trì, sao cho các đơn vị này hiểu cặn kẽ về cấu trúc hệ thống, các cấu kiện, các tinh chỉnh của hệ thống kiểm soát và các hệ thống quản lý công trình khác. A.113 phông chữ chuẩn (standard font) Tập hợp các loại phông chữ và cỡ chữ được sử dụng cho dự án. A.114 quy ước layer chuẩn (standard layering convention) Quy ước duy nhất về layer được sử dụng bởi đội ngũ dự án. [BS 1192:2007] A.115 trạng thái (status) Xác định “sự phù hợp” của thông tin trong mô hình, bản vẽ hoặc tài liệu. Không nên nhầm lẫn với trạng thái trong các hồ sơ tài liệu kiến trúc như “xây mới (new build)”, “giữ lại (retain)” hoặc “phá dỡ (demolish)”. A.116 nhà cung cấp (supplier) Là đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc hàng hóa trực tiếp cho chủ đầu tư hoặc cho các nhà cung cấp khác trong chuỗi cung ứng. www.Huytraining.com PAS 1192-2:2013 56 © The British Standards Institution 2013 A.117 mẫu đánh giá mô hình hóa thông tin của nhà cung cấp (supplier information modelling assessment form) Mẫu thể hiện năng lực và kinh nghiệm của nhà cung cấp để thực hiện việc mô hình hóa thông tin trong môi trường cộng tác. A.118 mẫu đánh giá công nghệ thông tin của nhà cung cấp (supplier information technology assessment form) Mẫu thể hiện năng lực và nguồn lực công nghệ thông tin của nhà thầu cho việc trao đổi thông tin trong môi trường hợp tác. A.119 mẫu đánh giá năng lực chuỗi cung ứng (supply chain capability assessment form) Mẫu tổng hợp về nguồn nhân lực và năng lực công nghệ thông tin của mỗi tổ chức trong chuỗi cung ứng. A.120 hệ thống (system) Một nhóm các bộ phận vận hành cùng nhau để đáp ứng một chức năng phục vụ cho công trình ví dụ như kết cấu bao công trình, hệ thống thông gió hoặc hệ thống chống cháy. A.121 hệ thống (IFC) Sự kết hợp có tổ chức của các phần liên quan, tập hợp cho một mục đích hoặc chức năng chung, hoặc để cung cấp một dịch vụ. Về bản chất, đây là sự kết hợp các chức năng liên quan của sản phẩm. A.122 kỹ thuật hệ thống (system engineering) Cách tiếp cận liên ngành tạo điều kiện cho việc hiện thực hóa thành công các hệ thống. [Nguồn: Hội đồng Quốc tế về kỹ thuật hệ thống (International Council on Systems Engineering)] A.123 kế hoạch chuyển giao thông tin công tác (TIDP) Là danh sách liên kết liệt kê các thông tin cần chuyển giao của mỗi công việc, bao gồm định dạng, ngày tháng và trách nhiệm. A.124 (Tunnel Boring Machine) Công nghệ/thiết bị đào hầm TBM. A.125 mẫu đánh giá năng lực của bên thứ ba (third party capability assessment form) Mẫu thể hiện năng lực quản lý thông tin và công nghệ thông tin của các tổ chức khác ngoài đơn vị thiết kế, thi công trong chuỗi cung ứng. A.126 hệ thống phân loại Uniclass Cách phân loại thống nhất cho ngành xây dựng Anh, được tài trợ bởi CC, RICS, RIBA và CIBSE. Hệ thống phân loại dựa trên CI/SfB, CAWS và các tài liệu liên quan. Tuân thủ theo BS ISO 12006-2. A.127 người dùng (user) Các cá nhân sử dụng tài sản được xây phù hợp với mục đích thiết kế của nó. A.128 mô hình thi công ảo (virtual construction model) Là phiên bản tiếp theo của mô hình thông tin dự án PIM, được phát triển từ các mô hình thiết kế có chủ đích bởi các nhà thầu thi công và chuỗi cung ứng của họ. A.129 khối tích (volume) Là một phần không gian có thể quản lý của một dự án, được xác định bởi Đội ngũ dự án, như là một phần trong tổng thể dự án, cho phép nhiều người cùng làm việc trên các mô hình dự án một cách đồng thời và thống nhất với các quy trình phân tích và thiết kế. www.Huytraining.com PAS 1192-2:2013 © The British Standards Institution 2013 57 LƯU Ý 1 Cũng tương tự như trên, chiến lược phân chia không gian được thực hiện bởi chủ trì thiết kế nhằm phân bổ các khối lượng công tác trong dự án cho các bộ môn khác nhau để thực hiện các mô hình chức năng của mình (tường, kết cấu, hệ thống đường ống, ống dẫn khí, điện...). Cũng như để đáp ứng việc phối hợp không gian trước khi bắt đầu thiết kế chi tiết. Mỗi khối lượng công tác hay phân khu là một file tham chiếu. Khi một hoặc nhiều file tham chiếu được xem, mặt bằng tổng thể của tầng hoặc của công trình được miêu tả. Sự phân khu này rất quan trọng khi sử dụng các mạng extranet (mạng nội bộ có chia sẻ hạn chế với bên ngoài), vì nó cho phép các file được lưu trữ dưới kích thước hợp lý để dễ quản lý hơn. LƯU Ý 2 Thuật ngữ này được định nghĩa là “khu vực” (zone) trong BS 1192:2007. (định nghĩa theo mục 8.1.2, tiêu chuẩn BS 1192:2007: Nếu có thể, “khu vực” nên được phân định rõ để xác định phần việc hợp lý dự kiến phân phối cho mỗi nhóm nhiệm vụ). A.130 phiên bản (version) Chỉ số phụ cho những sửa đổi được sử dụng trong môi trường dữ liệu chung, cho thấy sự phát triển của thông tin và các mô hình thông tin. Ví dụ nếu một phiên bản được đặt tên là “P1.1” thì “P1” là số hiệu và “.1” là phiên bản được sửa đổi. A.131 VPN (Virtual private network) Mạng riêng ảo. A.132 công việc đang tiến hành (WIP) Là một thành phần trong môi trường dữ liệu chung (CDE). A.133 x-ref File mô hình CAD được kết hợp hoặc liên kết với một file mô hình CAD khác. Hay còn gọi là “file tham chiếu”. www.Huytraining.com PAS 1192-2:2013 58 © The British Standards Institution 2013 Tài liệu tham khảo Các tiêu chuẩn hiện hành Đối với các tài liệu có ghi ngày tháng, chỉ những ấn bản được nêu được áp dụng. Với các tài liệu không ghi ngày tháng, ấn bản mới nhất (bao gồm cả các sửa đổi) được áp dụng. BS 7000-4:1996, Design management systems – Phần 4: Guide to managing design in construction (hiện đang được soát xét) BS 8541-1:2011, Library objects for architecture, engineering and construction – Phần 1: Identification and classification – Code of practice BS 8541-2:2011, Library objects for architecture, engineering and construction – Phần 2: Recommended 2D symbols of building elements for use in building information modelling BS 8541-3:2012, Library objects for architecture, engineering and construction – Phần 3: Shape and measurement – Code of practice BS 8541-4:2012, Library objects for architecture, engineering and construction – Phần 4: Attributes for specification and assessment – Code of practice BS 11000-1:2010, Collaborative business relationships – Phần 1: A framework specification BS 11000-2:2010, Collaborative business relationships – Phần 2: Guide to implementing BS 11000-1 PAS 55:2008 (tất cả các phần), Asset management – Specification for the optimized management of physical assets PAS 91:2010, Construction related procurement – Prequalification questionnaires Các ấn phẩm khác Building Information Modelling (BIM) Working Group Strategy Paper (March 2011) Construction Industry Council (CIC) Scope of Services (tham vấn dự thảo sửa đổi) (2012) CPIx Protocol. Construction Project Information Committee (CPIC), 2012 CHURCHER, D. Design Framework for Building Services. Third Edition. Bracknell, UK: BSRIA, 2012 Government Construction Strategy (May 2011) Websites Building Information Modelling (BIM) Task Group COBie-UK-2012, Reference documentation Construction Industry Council (CIC) Construction Project Information Committee (CPIC) Đọc thêm BS 8534:2011, Construction procurement policies, strategies and procedures – Code of practice BS EN ISO 9001:2008, Quality management systems – Requirements BS ISO 10007:2003, Quality management systems – Guidelines for configuration management BS ISO/IEC 27001:2005, Information technology – Security techniques – Information security management systems – Requirements www.Huytraining.com PAS 1192-2:2013 © The British Standards Institution 2013 59 British Standards Institution (BSI) BSI is the independent national body responsible for preparing British Standards and other standards-related publications, information and services. It presents the UK view on standards in Europe and at the international level. BSI is incorporated by Royal Charter. British Standards and other standardization products are published by BSI Standards Limited. Revisions British Standards and PASs are periodically updated by amendment or revision. Users of British Standards and PASs should make sure that they possess the latest amendments or editions. It is the constant aim of BSI to improve the quality of our products and services. We would be grateful if anyone finding an inaccuracy or ambiguity while using British Standards would inform the Secretary of the technical committee responsible, the identity of which can be found on the inside front cover. Similarly for PASs, please notify BSI Customer Services. Tel: +44 (0)20 899ð 9001 Fax: +44 (0)20 899ð 7001 BSI offers BSI Subscribing Members an individual updating service called PLUS which ensures that subscribers automatically receive the latest editions of British Standards and PASs. Tel: +44 (0)20 899ð 7ðð9 Fax: +44 (0)20 899ð 7001 Email: plus@bsigroup.com Buying standards You may buy PDF and hard copy versions of standards directly using a credit card from the BSI Shop on the website www.bsigroup.comlshop. In addition all orders for BSI, international and foreign standards publications can be addressed to BSI Customer Services. Tel: +44 (0)20 899ð 9001 Fax: +44 (0)20 899ð 7001 Email: orders@bsigroup.com In response to orders for international standards, BSI will supply the British Standard implementation of the relevant international standard, unless otherwise requested. Information on standards BSI provides a wide range of information on national, European and international standards through its Knowledge Centre. Tel: +44 (0)20 899ð 7004 Fax: +44 (0)20 899ð 7005 Email: knowledgecentre@bsigroup.com BSI Subscribing Members are kept up to date with standards developments and receive substantial discounts on the purchase price of standards. For details of these and other benefits contact Membership Administration. Tel: +44 (0)20 899ð 7002 Fax: +44 (0)20 899ð 7001 Email: membership@bsigroup.com Information regarding online access to British Standards and PASs via British Standards Online can be found at http:llshop.bsigroup.comlbsol Further information about British Standards is available on the BSI website at www.bsigroup.comlstandards Copyright All the data, software and documentation set out in all British Standards and other BSI publications are the property of and copyrighted by BSI, or some person or entity that owns copyright in the information used (such as the international standardization bodies) has formally licensed such information to BSI for commercial publication and use. Except as permitted under the Copyright, Designs and Patents Act 1988 no extract may be reproduced, stored in a retrieval system or transmitted in any form or by any means – electronic, photocopying, recording or otherwise – without prior written permission from BSI. This does not preclude the free use, in the course of implementing the standard, of necessary details such as symbols, and size, type or grade designations. If these details are to be used for any other purpose than implementation then the prior written permission of BSI must be obtained. Details and advice can be obtained from the Copyright & Licensing Department. Tel: +44 (0)20 899ð 7070 Email: copyright@bsigroup.com www.Huytraining.com www.Huytraining.com Peter Hansford Trưởng ban cố vấn xây dựng, Chính phủ Anh Mark Bew MBE Chủ trì của BIM Task Group Chính phủ Anh Chương trình Mô hình hóa Thông tin Công trình (BIM) của Chính phủ Anh– với mục tiêu áp dụng BIM Cấp độ 2 cho tất cả các công trình mua sắm của Chính phủ vào năm 2016 – được coi là một trong những chính sách công tham vọng và tiên tiến nhất trên thế giới. Chính nhờ vào đó, nước Anh có thể giữ vai trò hàng đầu thế giới về khai thác BIM. Chương trình BIM là một phần không thể tách rời trong Chiến lược Xây dựng của Chính Phủ, giúp chúng ta cải thiện đáng kể về chi phí, chất lượng và hiệu suất carbon. Môi trường làm việc cộng tác và kỹ thuật số giúp chúng ta loại bỏ lãng phí và đạt kết quả tốt hơn trong từng giai đoạn của vòng đời tài sản. Hỗ trợ thiết yếu cho chương trình BIM là quy trình giúp triển khai các yêu cầu kỹ thuật của BIM Cấp độ 2 và tập hợp các yêu cầu cơ bản khác để tạo ra dự án cộng tác. Hướng dẫn kỹ thuật PAS 1192-2 được xây dựng dựa trên quy trình làm việc cộng tác của tiêu chuẩn BS 1192:2007, là quy trình BIM và quản lý BIM duy nhất được xuất bản trên thế giới. Cùng với bộ dữ liệu chung (COBie-UK) và giao thức BIM (CIC BIM Protocol), chúng ta đang tạo ra bộ công cụ để bảo đảm triển khai BIM Cấp độ 2 được thành công. Tôi tin rằng quy trình làm việc cộng tác dưới sự hỗ trợ của công nghệ số, sẽ là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế của thị trường xây dựng trong nước và quốc tế. Vì vậy, chúng ta cần phải được trang bị để đảm bảo vương quốc Anh luôn ở tuyến đầu của sự thay đổi toàn cầu này. Sự thay đổi mà chúng ta đã góp phần tạo ra và sẽ góp phần để duy trì. Tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc ứng dụng rộng rãi công nghệ BIM, quy trình và sự cộng tác đảm bảo dữ liệu được khai thác một cách chính xác như nhau thông suốt chuổi cung ứng. Công việc chuẩn hóa BIM Cấp độ 2 sẽ giúp chính phủ Anh và các ngành công công nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí và góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế. PAS 1192-2:2013 đóng vai trò thiết yếu trong việc áp dụng kỹ thuật số trong ngành xây dựng, tuy nhiên, nó cần phải được sử dụng cùng với Kế hoạch Công việc (Plan of Works), Nội dung Dịch vụ (Scope of Services) và các tài liệu hợp đồng thông thường khác. Để biết thêm chi tiết về việc cập nhật các tài liệu này, xin thường xuyên tham khảo trang web http:llwww.bimtaskgroup.org. BSI, 389 Chiswick High Road London W4 4AL United Kingdom www.bsigroup.com www.bimtaskgroup.org www.Huytraining.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpas_1192_2_2013_vietnamese_6025.pdf
Tài liệu liên quan