Chi ngân sách nhà nước và vai trò của chi ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Yêu cầu đăt ra là phân phối NSNN phải thực hiện yêu cầu tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, cần kiệm trong chi tiêu, dồn vốn cho đầu tư phát triển. Trong những năm trước mắt, NSNN phải đảm bảo tốc độ tăng chi thường xuyên. Thu trong nước không những phải đảm bảo chi thường xuyên và trả nợ mà còn phải dành một phần cho chi đầu tư phát triển. Chi đầu tư phát triển của NSNN chủ yếu là chi cho đàu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, một phần để giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh và quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của bộ máy Nhà nước.Vì vậy, phương hướng đổi mới cơ cấu chi NSNN trong giai đoạn tới cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau: Tích cực cơ cấu lại chi NSNN: cần lành mạnh hoá cơ cấu chi nhằm tác động kích thích tăng trưởng tương ứng với các khoản chi cần thiết. Đòng thời cắt giảm và loại bỏ những chi phô trương, hình thức, chưa thực sự cần thiết, chú trọng tiết kiệm hiệu quảđiều hành chi theo hướng ưu tiên để duy trì tốc độ tăng đầu tư phát triển và đảm bảo hoạt ddoongj của một số lĩnh vực sự nghiệp, bộ máy quản lý Nhà nước. + Năng cao hiệu quả chi thường xuyên: bỏ bớt dần những khoản chi bao cấp từ NSNN cho khu vực doanh nghiệp Nhà nước, giảm dần các khoản chi bao biện từ NSNN, các khoản chi mà lẽ ra các tổ chức xã hội hoặc nhân dân phải đảm nhiệm. Muốn đảy nhanh việc này cần triển khai một số nội dung sau: + Ban hành cơ chế khuyến khích hoàn thiệnchính sách để huy động sự đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân

doc41 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chi ngân sách nhà nước và vai trò của chi ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng tốt cho sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động và có hiệu quả. Dịch vụ phátd triển thúc đẩy phân công lao động xã họi, thúc đây chuyên môn hoá sâu rộng, biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả, đảm bảo sự tăng trưởng GDP và GNP, góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH diễn ra nhanh chóng và đật kết quả cao. Bỏi vậy CNH-HĐH phải gắn liền với phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính_viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý, thông tin thị trường...Sớm phổ cập sử dụng tin học và mạng thông tin quốc tế (inteRnet) trong nền kinh tế và đời sống xã hội. Nước ta phải phát triển dịch vụ với trình độ cao vừa phù hợp với khả năng của đất nước, vừa đón đầu tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển dịch vụ của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực nhằm rút ngắn thời gian và khoảng cách phát triển dịch vụ giưã nước ta và nước ngoài. Đảng và Nhà nước cần có những chính sách đúng đắn, tập trung sức phát triển mạnh mẽ kinh tế dịch vụ, đưa ngành này trở thành ngành quan trọng xứng đáng với vị trí vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội loài người qua 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nông nghiệp_Công nghiệp Dịch vụ Giai đoạn 2: Công nghiệp_Nông nghiệp_Dịch vụ Giai đoạn3: Công nghiệp_Dịch vụ_Nông nghiệp Giai đoạn4: Dịch vụ_Công nghiệp_Nông nghiệp Nhiều nhà kinh tế đã tổng kết tỷ trọng dịch vụ ngày càng cao (>60%) công nghiệp chỉ chiếm khoảng 30% là tiêu chuẩn của một nước phát triển cao.Việt Nam đang cố gắng để đạt được chỉ tiêu đó. Nếu như CNH-HĐH là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì công nghiệp là bản chất, là yếu tố quyết định nhất của quá trình CNH-HĐH. Do đó song song với tăng tỷ trọng công nghiệp cần tập trung phát triển mạnh công nghiệp theo các vùng địa bàn trọng điểm. 5. Tập trung phát triển mạnh công nghiệp theo các vùng địa bàn trọng điểm theo hướng CNH-HĐH, thu hút và lôi cuốn, tạo điều kiện để các vùng lân cận khác phát triển đi lên và tạo thành sự hợp lực chung cho sự tăng trưởng kinh tế của cả nước. Là một nước đông dân, với 78% thuộc nông nghiệp nông thôn và xuất phát điểm là nền nông nghiệp lúa nước, vấn đề CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn ở nước ta có ý nghĩa quyết định đối với thành công của công cuộc CNH-HĐH đất nước.Đại hội Đảng IX đã xác định 3 nhiệm vụ cơ bản cần thực hiện là: Một là, phải đưa năng suất và chất lượng sản phấm nông nghiệp (theo nghĩa rộng)lên mộy mức cao để đảm baỏ thu nhập của người nông dân được nâng lên xấp xỉ bằng thu nhập chung của xã hội và sản phẩm nông nghiệp thoả mãn được nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới. Muốn vậy, trước hết phải đưa nông nghiệp lên thành nền kinh tế hang hoá có chất lượng ngày càng cao. Các biện pháp kỹ thuật phải được áp dụng rộng rãi, bao gồm cả điện khí hoá, cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, sinh học hoá, ứng dụng công nghệ thông tin; đòng thời các biện pháp tỏ chức sản xuấtphải đựoc phối hợp trong các hình thứckinh tế hợp tác mới và tổ chức trang trại thích hợp để cho diện tích đất khai thác của một đơn vị sản xuất được mở rôngj phù hợp với phương thức nông nghiệp. Có như vậy thì năng suất trên một đơn vị diện tích và của một lao động nông nghiệp mới có thể đưọc nâng cao thực sự. Hai là, công nghiệp vùng nông thôn phải được tạo dưng và phát triển, vừa để phục vụ cho đầu vào và đầu ra của nông nghiệp, vừa để giẩi quyết việc làm và tạo nghề nghiệp mới cho số lao động nông thôn dôi dư và mới tăng thêm. lao động nông nghiệp hiện nay còn chiếm khoảng 62% tổng số lao động, dự kiến đến năm 2010 sẽ còn khoảng 50%và năm 2020 sẽ còn thấp hơn nữa. Tỷ trọng lao động giảm nhưng giá trị gia tăng trong nông nghiệp vẫn phải tăng lên. Đây là vấn đề lớn trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn. Một phần lao động dôi dư trên có thể bổ sung cho đô thị và các khu công nghiệp mới, còn phần lớn vẫn ở lai vùng nông thôn và chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp vùng nông thôn chủ yếu sẽ là công nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ, hướng vào chế biến nông sản và vật liệu tại chỗ, vào các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sông nông thôn và có thể bán sang các vùng khác hoặc xuất khẩu. Bên cạnh đó, ở nhữmg vùng có điều kiện tập trung vẫn có thể xây dựng những trung tâm công nghiệp lớn ( thuỷ lợi, vật liệu xây dựng, sắt thép, kim loại màu...) những trung tâm du lịch sinh thái, văn hoá, những làng nghề đặc sản; các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân cũng được phát triển mạnh và đa dạng. Ba là, vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới, một công việc đòi hỏi thời gian dài hơn nhiều lần một thời kỳ chiến lược. Trước hết cần mở rộng mậng lưới đường sá (kể cả đường thuỷ ), nối các vùng nông thôn với các đô thịi lớn và hải cảng tạo điều kiện thông thương để cung ứng và tiêu thụ hàng hoá. Vấn đề điện và nước sạch, kể cả nước cho sản xuất nông nghiêp. cũng nằm trong ưutiên cho giai đoạn đầu. Vấn đề lớn đòi hỏi nhiều thời gian hơn là việc sẵp xếp lại dân cư cho phù hợp với điều kiện lao động và cải thiện dần môi trường sống vùng nông thôn để vẫn giữ được khung cảnh, môi trường thiên nhiên, nhưng lại có được những tiện nghi đời sống hiện đại, tương tự như ở đô thị. Để bảo đảm những yêu cầu trên, đồng thời tránh phát triển thành phố quá lớn, mà thực tế cho thấy là lợi bất cập hại, cần sắp xếp và hình thành nhiều thị trấn, thị tứ là nơi tập trung công nghiệp và dịch vụ nông thôn, nơi phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông thôn, và cũng là những điểm văn hoá nông thôn mới. Một mạng lưới thị trấn, nối liền những trung tâm công nghiệp mới và các đô thị đã có sẵn bằng một hệ thống giao thông thuận lợi, một mạng lưới thông tin và hạ tầng kỹ thuật khác sẽ có thể bảo đảm cho sự phát triển hài hoà toàn bộ nền kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước. Chương trình đầu tư này là rất lớn và dài hạn, đòi hỏi trước mắt cần có quy hoạch phát triển tổng thể và quy hoạch không gian cụ thể. Trong những năm vừa qua, các khu công nghiệp khu chế xuất đã thu hút được gần 100 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 1 tỷ USD hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phục vụ nông nghiệp như công nghiệp thực thẩm, nông lâm thuỷ sản, sản xuất phân bón, nông dược...Cũng tại các khu công nghiệp có 38 doanh nghiệp có vốn đầu tư 444, 5 triệu USD đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến lương thực nông sản, thực phẩm tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Cùng với CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn cần thực hiện CNH-HĐH các đô thị quan trọng. Cụ thể là đầu tư để phát triển mạnh các nghành công nghiệp quan trọng ở các đô thị lớn, vừa và nhỏ cho phù hợp với thế mạnh đô thị để tạo ra khả năng thúc đẩy công nghiệp phát triển. Để phát triển công nghiệp mạnh ở các đô thị lớn, cần phát triển mạnh các loại dịch vụ, phát triển liên kết liên doanh với nước ngoài, giao quyền tự chủ về kinh tế cho các đô thị để chủ động phát triển kinh doanh. Các đô thị phải trở thành hạt nhân thúc đẩy CNH-HĐH trên toàn vùng và cả nước. Tập trung phát triển công nghiệp ở miền núi và trung du quan trọng theo hướng CNH-HĐH. Miền núi và trung du là nơi tập trung các tài nguyên khoáng sản quý của nước ta. Nền kinh tế nước ta chỉ có thể phát triển mạnh và có hiệu quả khi kinh tế của các vùng miền núi và trung du quan trọng có thế mạnh phát triển. Để khai thác thế mạnh của miền núi và trung du, chúng ta cần đầu tư kỹ thuật và công nghệ trí tuệ cho việc phất triển các vùng sản xuất nguyên liệu cao su, giấy, cà phê...đầu tư công nghệ, phương tiện và phương hướng sản xuất phù hợp với từng vùng để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản như gỗ ván ép, đồ mộc, sản phẩm mây, tre, nhựa thông... Như vậy tuỳ theo thế mạnh của từng vùng mà có chủ trương, chính sách đầu tư cho thích hợp để phát triển kinh tế một cảch hiệu quả nhất, đồng thời phải thực hiện chuyên môn hoá và liên kết kinh tế giữa các vùng, các địa phương, xây dựng các trung tâm kinh tế của vùng để tạo điều kiện liên kết kinh tế công nghiệp và nông nghiệp, thành thị với nông thôn, phát triển giao lưu hàng hoá. Như vậy, CNH-HĐH là con đường tất yếu để phát triển nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm qua, nhờ có CNH-HĐH đời sống nhân dân được cải thiện, đất nước từng bước được đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quá trình CNH-HĐH XHCN ở nước ta còn gặp không ít khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân. CHƯƠNG II Một số vấn đề về chi NSNN và vai trò của chi NSNN đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước CNH-HĐH đang là vấn đề cần thiết và cấp bách của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Quá trình đó đã và đang đặt ra những yêu cầu về đổi mới cơ chế, chính sách tài chính nói chung và phân phối sử dụng quỹ ngân sách_chi ngân sách nói riêng. Để tạo lập ra sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô; tạo lập phân phối có hiệu quả các nguồn lực tài chính xã hội, CNH-HĐH đòi hỏi một nguồn vốn lớn.Mặt khác, kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo đối với sự nghiệp CNH-HĐH nên cần phải huy động nguồn tài chính trên phạm vi rộng lớn từ trong và ngoài nước, tạo lập quỹ ngân sách Nhà nước để chi cho bộ máy Nhà nước và các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước, đặc biệt là để phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH. Bởi thế chi NSNN lại càng trở nên quan trọng, chi phối sự thành công hay thất bại của công cuộc CNH-HĐH. Để góp phần thực hiện thành công công cuộc CNH-HĐH XHCN trước hết cần nhận thức đúng đắn vai trò của chi NSNN trong quá trình đó, kết hợp với thực trạng chi NSNN thời gian qua để đưa ra những định hướng, giải pháp phù hợp. I. Những vấn đề chung về chi NSNN: 1. Khái niệm và đặc điểm chi NSNN: Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quĩ NSNN nhằm đẳm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Vì thế chi NSNN là những việc cụ thể, không dừng lại ở các việc định hướng mà phải phân bbổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng Nhà nước. ở đây, cần phân biệt hai quá trình trong chi NSNN, bởi nó có ý nghĩa quan trọng trong quản lýNSNN. Quá trình phân phối lá quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hình thành các loạ quỹ trưóc khi đưa vào sử dụng. Quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ NSNN mà không trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Chi NSNN là sự phối hợp giữa hai quá trình đó. Mỗi một chế độ xã hội, mỗi một giai đoạn lịch sử, chi NSNN có một nội dung cơ cấu khác nhau, song chúng có những đặc điểm chung dưới đây: - Chi NSNN gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội mà Nhá nước đảm đương trong thời kỳ. Chi NSNN phải đảm bảo các hoạt động của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Nhưng nguồn NSNN có được trong từng năm từng thời kỳ lại có hạn, làm hạn chế phạm vi hoạt động của Nhà nước, buộc Nhà nước phải lựa chọn đẻ xcs định phạm vi chi NSNN. - Chi NSNN gắn liền với quyền lực của Nhà nước. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định qui mô nội dung cơ cấu chi NSNN và phân bổ nguồn vốn Ngân sách cho các mục tiêu quan trọng nhất. - Hiệu quả chi NSNN khác với hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp, nó được xem xét trên tầm vĩ mô và là hiệu quả kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng...dựa vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội an ninh quốc phòng...mà các khoản chi NS đảm nhận. - Chi NSNN là những khoản chi không hoàn trả trực tiếp. Tuy nhiên, NSNN cũng có những khoản chi cho việc thực hiện chương trình mục tiêu mà thực chất là cho vay ưu đãi có hoàn trả gốc với lãi suất thấp hoặc không có lãi. - Chi NSNN là một bộ phận cấu thành luồng vận đọng tiền tệ và nó gắn với sự vận động của các giá trị khác như giá cả tiền lương... Những đặc điểm của chi NSNN càn được nhận thức đấy đủ trong quản lý và tổ chức thực hiện các khoanr chi NSNN. 2. Nội dung chi NSNN và cách phân loại Nội dung chi NSNN, do tính đa dạng và phức tạp của nó nên có rất nhiều khoản mục khác nhau. Hệ thống các khoản chi NS, bao gồm các khoản chi và tỷ trọng của chúng được hiểu là cơ cấu chi NSNN. Nhằm phân tích, đánh giá quản lý và định hướn các khoản chi cần phải tiến hành phân loai chi NSNN. Sau đây là một số tiêu thức phân loại chủ yếu: - Căn cứ vào mục đích chi tiêu, nội dung chi NSNN được chia thành hai nhóm: chi tích luỹ và chi tiêu dùng. Chi tích luỹ của NSNN là khoản chi làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế. Các khoản chi tích luỹ gồm có: chi đầu tư XDCB, chi cấp vốn lưu động, chi dự trữ vật tư của Nhà nước và khoản chi tích luỹ khác. Chi tiêu dùng của NSNN là các khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai. Nó bao gồm: chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp văn hoá xã hội, chi quản lý hành chính Nhà nước, chi quốc phòng an ninh và các khoản chi khác. - Căn cứ vào lĩnh vực chi tiêu, nội dung chi NSNN được chia thành: + chi đầu tư kinh tế + chi cho y tế + chi cho giáo dục, đào tạo, khoa học + chi cho văn hoá, TDTT + chi về xã hội + chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể + chi cho an ninh quốc phòng + chi khác - Căn cứ vào yếu tố và phương thức quản lý NSNN nội dung chi được chia làm bốn nhóm: + Nhóm chi thường xuyên, bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của Nhà nước. + Nhóm chi đầu tư phát triển, bao gồm các khoản chi làm tăng cơ sơ vật chất của đất nước và góp phần làm tăng trưởng kinh tế. Nó là các khoản chi mang tính chi tích luỹ như chi đầu tư XDCB, chi vốn lưu động cho các DNNN, chi các dự án chương trình quốc gia. + Nhóm chi trả viện trợ và trả nợ, bao bồm các khoản chi để Nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong và ngoài nước khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế. + Chi dự trữ, là các khoản chi NSNN để bổ sung quỹ dự trữ Nhà nước, dự trữ tài chính. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN Nội dung cơ cấu các khoản chi NSNN là sự phản ánh những nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử và luôn biến động theo tình hình kinh tế, xã hội, chính trị. Vì thế cần đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN. - Chế độ xã hội là nhân tố cơ bản ảnh hưởng quyết định đến nội dung cơ cấu chi NSNN. - Sự phát triển của cơ cấu sản xuất, nhân tố vừa tạo ra khả năng và điêù kiện cho việc hình thành một cơ cấu chi hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu thay đổi nội dung cơ cấu chi trong từng thời kỳ nhất định. - Khả năng tích luỹ của nền kinh tế, nhân tố này càng lớn thì khả năng chi đầu tư phát triển kinh tế càng lớn. - Mô hình tổ chức bộ máy của Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội mà Nhà nước đảm nhận trong từng thời kỳ. Ngoài những nhân tố trên, nội dung, cơ cấu chi NSNN trong từng quốc gia, ở từng giai đoạn còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như: biến động kinh tế chính trị xã hội, giá cả, lãi suất... 4. Những nguyên tắc tổ chức chi NSNN: Chi NSNN có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Việc bố trí các khoản chi NSNN một cách tuỳ tiện thiếu sự phân tích hoàn cảnh cụ thể sẽ có những ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do vậy, việc tổ chức các khoản chi NSNN phải dựa trên những nguyên tắc nhất định sau: - Gắn chặt khả năng thu để bố trí các khoản chi. - Bảo đảm yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chi tiêu của NSNN. - Tập trung có trọng điểm - Nhà nước và nhân dân cùng làm - Phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của các cấp theo luật định - Tổ chức chi NSNN trong sự phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái để tạo nên công cụ tổng hợp cùng tác động đến các vấn đề của kinh tế vĩ mô. II. Vai trò của NSNN đối với CNH-HĐH Chi NSNN là một mặt của sự hoat động của NSNN bởi vậy nó gắn chặt với việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Chi NSNN là điều kiện quyết định đến việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.Một khi xã hội còn đấu tranh giai cấp thì sự xuất hiện của Nhà nước và tồn tại của nó là một tất yếu lịch sử. Sự tồn tại và phát triển của Nhà nước tất yếu sẽ làm phát sinh các khoản chi phí để duy trì bộ máy hoạt động cũng như để nó có thể thực hiện được các chức năng nhiệm vụ vốn có của mình. Các khoản chi phí đó Nhà nước chỉ có thể lấy từ NSNN bởi không có các khoản chi từ nguồn NSNN thì Nhà nước không thể tồn tại và phát triển được. Xét trên lĩnh vực kinh tế thì quá trình cấp phát chi NSNN chủ yếu là cung cấp kinh phí để Nhà nước đầu tư vào cơ sở hình thành các cơ sở vật chất của Nhà nước, từ đó để tạo ra những biện pháp căn bản để chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển đa dạng, tránh tình trạng độc quyền. Chi NSNN giúp cho sự ổn định về cơ cấu kinh tế hoặc khắc phục những khó khăn tránh tình trạng để nền kinh tế lâm vào khủng hoảng nhằm thực hiện những ưu thế trong mọi lĩnh vực. Chi NSNN thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tăng trưởng trên các lĩnh vực. Một xã hội đòi hỏi quá trình chi NSNN phải chi có hiệu quả cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chi NSNN là yếu tố không thể thiếu trong qúa trình phát triển kinh tế của một nước, đặc biệt là trong quá trình CNH-HĐH, nhất là đối với nước ta đang trong giai đoạn phát triển, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước vào một lĩnh vực kinh tế là một đòi hỏi khách quan cần thiết phải can thiệp vào hoạt động kinh tế trên các mặt. Quá trình phát triển kinh tế muốn đạt hiệu quả cao đều phải đảm bảo tính cân đối cần thiết, muốn nâng cao hiệu quả của nền kinh tế cần có sự can thiệp của Nhà nước. Và một trong những công cụ quan trọng của Nhà nứoc là NSNN. Chi NSNN đame bảo cho quả trình phát triển kinh tế của mỗi nước. Đăc điểm có tính chất nổi bật của nền kinh tế đó là sự thăng trầm của chu kỳ sản xuất kinh doanh được biểu hiện qua mức độ lạm phát, thất nghiệp. Tại một chừng mực nào đó thì chi NSNN được coi là cán cân tài chính của Nhà nước, góp phần điều chỉnh sự tăng trưởng kinh tế. Cụ thể xét về vai trò của chi NSNN trong quả trình CNH-HĐH đất nước ta xem xét các mặt cụ thể sau: 1. Chi NSNN đảm bảo cho việc thực hiện CNH-HĐH đất nước. Nước ta cũng như bất kỳ nước nào trên thế giới, muốn thực hiện CNH-HĐH cần phải có vốn. Vốn là chìa khoá là điều kiện hàng đầu để thực hiện CNH-HĐH. Vốn trong nền kinh tế như máu trong cơ thể, thiếu vốn nền kinh tế sẽ khó mà phát triển đựơc. Chi NSNN đảm bảo vốn cho chi đầu tư phát triển kinh tế và khoa học giáo dục . 1.1. Chi NSNN đảm bảo vốn cho tư phát triển kinh tế Để đảm bảo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và vững chắc hằng năm NSNN phải chi đầu tư phát triển đạt mức bình quân khoảng 8% GDP ( gần 1/3 đầu tư của toàn xã hội), trong đó nguồn thặng dư thu chi thường xuyên ( tích luỹ từ NSNN) từ 4-5% GDP vay ưu đãi nước ngoài và vay từ dân 3-4% GDP. Một điều chắc chắn rằng việc phân phối và sử dụng vốn NSNN cho đầu tư và phát triển là không thể thiếu. Hơn nữa trong công cuộc đổi mới đẩy mạnh CNH-HĐH thì việc chi NSNN cho đầu tư phát triển lại càng trở nên quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự thành công của quá trình CNH-HĐH. Không ai phủ nhận vai trò to lớn của khoản chi đầu tư từ NSNN đối với nền kinh tế. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, vai trò của Nhà nứoc trong việc cấp vốn đầu tư ban đầu để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hình thành các ngành công nghiệp then chốt là hết sức to lớn để mở đường và định hướng phát triển cho toàn bộ nến kinh tế xã hội. Nhất là đối với sự nghiệp CNH-HĐH, mạc dù vậy không phải khoản đầu tư nào của Nhà nước cũng góp phần kích thích hoặc làm tăng nhịp độ tăng trưởng tư tưởng chủ quan, nóng vội thường là nguyên nhân của những quyết định sai lầm. Thực tế cũng ghi nhận một hiện tượng mang tính chất quốc tế ở các nước đang phát triển là nền kinh tế kém phát triển, vốn đầu tư của Nhà nước đang bị phân tán và càng bị vướng vào những lĩnh vực thiếu vốn. Trong mấy năm gần đay đã xuất hiện ngày càng nhiều các ý kiến cho rằng Nhà nước chỉ nên dùng nguồn kinh phí của ngân sách để cấp phát cho các nhu câù tiêu dùng thuộc chức năng của mình, không nên bao cấp tràn lan và nhất là không để cho các nhà đàu tư tư nhân và các thành phần kinh tế khác thực hiện về mặt nguyên tắc, quan điểm này có thể hợp lý nhưng nếu nhìn lại thực trạng kinh tế Việt Nam và khả năng nguồn vốn thì nhiều vấn đề còn phải xem xét lại. Nếu theo quan điểm này thì Việt Nam sẽ khó thực hiện CNH-HĐH. Trong phần phân tích CNH-HĐH ta biết rằng: chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đặt ra yêu cầu tăng cường hơn nữa nhịp độ gia tăng của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo đói, cần phải đẩy mạnh CNH-HĐH. Để đạt được yêu cầu dứt khoát phải có vốn đầu tư. Theo tính toán của các nhà kinh tế thì trong giai đoạn đầu một nền kinh tế còn yếu kém muốn vươn lên phải có nhịp độ gia tăng vốn đầu tư cao hơn nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Người ta cũng tính được rằng muốn giữ tốc độ tăng trưởng ổn đinh ở mức 6%/năm ( mức tối thiểu để thoát khỏi tình trạng nghèo đói) thì một nước có thu nhập thấp thì phải có vốn đầu tư hằng năm lớn hơn 15% GDP ( với ICOR = 2, 5% ) và 2, 5% ( với ICOR = 3, 75% ) trong đó ICOR là tỷ lệ gia tăng vốn so với tỷ lệ gia tăng tổng sản phẩm xã hội. Trước mắt so với vốn đầu tư của Nhà nứoc phải được cấp phát cho hai lĩnh vực trọng yếu là hệ thống kết cấu hạ tầng và một số công trình mũi nhọn. a. Chi NSNN cung cấp vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong sự nghiệp CNH-HĐH thì nhu cầu đầu tư cho kết cấu hạ tầng đã thực sự trở nên cấp bách, vì hệ thống này hiện nay đang ở trong tình trạng xuống cấp nặng nề, không những không đáp ứng được nhu cầu giao lưu hàng hoá ở trong nứớc mà còn qúa lạc hậu so với nhu cầu chung của thế giới. Để cải tạo nâng cấp các công trình này cần phải có một khối lượng vốn rất lớn. Những công trình này cần nhiều vốn nhưng thời gian thu hối vốn lâu và hiệu quả kinh tế có thể không cao do đó không thu hút được các nhà đầu tư tư nhân nên đầu tư của Nhà nước - chi NSNN giữ vai trò quyết định. Đối với nước ta việc đầu tư cấp vốn cho cơ sở hạ tầng có những bước đi khác. Nguồn vốn đầu tư XDCB của Nhà nứoc đều tăng qua các năm gần đây chiếm khoảng 25% tổng chi NSNN. Đầu tư Nhà nứoc đã bước đầu có những thay đổi theo chiều hướng tốt, một số công trình đầu tư đã phát huy tác dụng làm tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho bước phát triển mới ( công trình tải điện 500 KV) qui mô đầu tư tăng đi đôi vơí chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên đã làm tăng thêm cơ hội thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, giải quyết việc làm cho chục vạn lao động. Về cơ sở hạ tầng, chi NSNN đảm bảo vốn để thực hiện các dự án sau: Trong 10-20 năm tới việc hiện đại hoá bưu chính viễn thông phải đi trước một bước, đảm bảo sự giao lưu thông suốt giữa các trung tâm kinh tế, các thành phố và các vùng kinh tế trong cả nước với các quốc gia khác trên thế giới. Trong thời gian tới phải tập trung nâng cấp sân bay quốc tế:Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng đạt trình độ quốc tế; nâng cấp các sân bay thuộc các thành thố khu công nghiệp, khu du lịch liên doanh, hợp tác với các hãng hàng không quốc tế, mở thêm các đương bay, mua sắm thêm các phương tiện, thiết bị phục vụ cho ngành hàng không. Cải tạo mở rộng hệ thống đường biển, đường sông, cải tạo mở rộng các cảng lớn như cảng Hải phòng, cảng Thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng và nâng cấp thêm các cảng Cửa Lò, Quy Nhơn, Đà Nẵng...xây cảng ở tất cả các tỉnh ven biển, xây dựng hệ thống cảng biển liên hoàn, phát triển vận tải ven biển, phà sông biển. Tập trung cải tạo nâng cấp đường sắt Bắc Nam, mở các tuyến đường sắt Đông-Tây đặc biệt là các tuyến đường nối với Lào, Thái Lan, Cam Pu Chia với các vùng kinh tế trọng điểm. Xây dựng các đường cao tốc nối liền các vùng kinh tế trọng điểm với các cảng biển, trước mắt là các đường cao tốc Hà Nội-Cái Lân-Hải Phòng, Hồ Chí Minh-Biên Hoà-Vũng Tàu, nâng cấp toàn tuyến quốc lộ 1A, phát triển các trục ngang, các đường 12, quốc lộ 8, 9; nối các cảng miền Trung với Lào, Thái Lan nâng cấp các quốc lộ trên địa bàn kinh tế trọng điểm trong toàn quốc. Đặc biệt là xây dựng con đường Trường Sơn nối liền Bắc- Nam, công trình đã khởi công trong tháng 4 năm 2000. Theo con số mới nhất năm 1999, chi đầu tư phát triển tăng 38, 7% so với dự toán năm. Số tăng chi này chủ yếu là để thực hiện kích cầu thông qua việc bổ sung vốn cho các công trình cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp, nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, xây dựng giao thông ở các tỉnh miền núi, vùng cao, vùng sâu và vùng có nhiều khó khăn. Trong những năm qua NSNN luôn dành một chi đáng kể cho đầu tư xây dựng cơ bản. Xét về tỷ trọng trong tổng chi NSNN thì chi đầu tư xây dựng cơ bản có xu hướng ngày càng giảm do sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế nói chung và cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng. Như vậy, có thể nói nguồn vốn NSNN dành cho chi cơ sở hạ tầng là rất lớn. Vịệc đâu tư cho cơ sở hạ tầng góp phần không nhỏ vào tái sản xuất mở rộng XHCN với quy mô lớn, tốc độ tăng trên cơ sở góp phần từng bước giải quyết các mối quan hệ cân đối trong nền kinh tế quốc dân, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hoá và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. b. Chi NSNN đảm bảo vốn đầu tư cho các doanh nghiệp then chốt, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ: Để đảm bảo sự ổn định kinh tế xã hội phục vụ phát triển kinh tế NSNN cần phải trú trọng bổ sung dự trữ quốc gia hằng năm nhằm dự trữ một số mặt hàng chiến lược như gạo, xăng, dầu...và vật tư chiến lược cho quốc phòng. Những ngành được coi là chủ đạo trong giai đoạn hiện nay là năng lực, sản xuất lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, xuất khẩu. Việc chi vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước cho các doanh nghiệp then chốt góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất XHCH phát triển. Nếu như chi XDCB tạo ra nhiều tiềm năng cho nền kinh tế thì vốn đầu tư của NSNN cho doanh nghiệp then chốt lại làm tăng thêm đối tượng lao động và các yếu tố vật chất cần thiết khác của quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cho xã hội. Mặt khác xét theo mục đích chi thì vốn đầu tư vào lĩnh vực này là khoản chi tích luỹ và mang tính chất sản xuất. Chi đầu tư cho doanh nghiệp then chốt góp phần tăng cường sự lớn mạnh của các thành phần kinh tế quốc doanh với mục tiêu là xây dựng thành công XHCN. Hoàn thành công cuộc CNH-HĐH đất nước thì việc quan tâm phát triển thành phần kinh tế quốc doanh là tất yếu. Ngoài chi đầu tư cơ sở hạ tầng thì hằng năm 10-15% tổng mức chi của NSNN cho một số ngành mũi nhọn có vai trò to lớn trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân, những công trình quan trọng, dưới hình thức cho vay ưu đãi của Chính phủ (có hoàn trả) hoặc Chính phủ đầu tư dưới hình thức tham gia cổ phần vào các doanh nghiệp (bỏ hình thức cấp phát vốn thường xuyên cho các doanh nghiệp Nhà nước). Chính sách tài chính nói chung và chính sách chi NS nói riêng đối với các doanh nghiệp then chốt cần phải được coi trọng. Đồng thời với việc xúc tiến nhanh qúa trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước như hiện nay là việc quản lý đối với những doanh nghiệp hoạt đôngj vì mục tiêu công ích, chẳng hạn đối với một số sản phẩm do các doanh nghiệp này sản xuất ra mà Nhà nước khống chế mức đầu ra thì Nhà nước nên để các doanh nghiệp thực hiện hạch toán đầy đủ giá đầu vào của các nguyên liệu, nhiên liệu...và chỉ thực hiện bù lỗ ở một khâu, hoặc tài trợ phần chênh lệch giữa giá bán thực tế trên thị trường với giá qui định chứ không tài trợ tràn lan như hiện nay. Với chúng ta hiện nay khi mà nền kinh tế còn ở dạng sản xuất nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao thì trong việc chi vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất cho các doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng vì nó có khả năng thu hút một số lượng lớn vốn lao động, vốn đầu tư vào nhiều và có khả năng thu hồi nhanh. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kịp thời cho mô hình này phát triển theo định hướng có lợi cho đất nước với các biện pháp về vốn, lãi suất đầu ra...nhưng phải theo nguyên tắc các doanh nghiệp này tự kinh doanh sản xuất và phải tự chịu trách nhiệm trước kết quả sản xuất kinh doanh của mình. c. Bên cạnh việc đầu tư cho các doanh nghiệp then chốt chi NSNN còn đảm bảo vốn cho xuất khẩu. ở Việt Nam công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu đã được đề cập từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986). CNH hướng về xuất khẩu không phải là mục đích tự thân mà nó là một phạm trù lịch sử cho nên mục tiêu trực tiếp cụ thể là phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững và có hiệu quả. Thực tiễn lịch sử cũng đã chứng minh CNH-HĐH hướng về xuất khẩu là con đường đúng đắn mà nhiều nước đi trước đã lựa chọn. Thực chất của chiến lược hướng về xuất khẩu là đặt nền kinh tế quốc gia trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhằm: phát huy lợi thế so sánh ( về cả tự nhiên, kinh tế xã hội ), buộc sản xuất trong nước phải luôn đổi mới về công nghệ, không thể tồn tại với năng suất kém, mau chóng nâng cao khả năng tiếp thị, tự do hoá thương mại. Với mục tiêu kết hợp giữa hướng vào sản xuất với việc củng cố thị trường nội địa, Nhà nước ta đã dành một nguồn lớn NSNN để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. ở nước ta các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là những ngành nghề thủ công như mây, tre đan, mỹ nghệ và cácngành công nghiệp như may mặc xuất khẩu, dầu mỏ... Nhà nước đã có những chính sách thúc đẩy các ngành nghề này như giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ về vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, đồng thời xử lý tỷ giá hối đoái theo cơ chế thị trường, phù hợp sức mua thực tế của đồng tiền Việt Nam và đồng tiền ngoại tệ. Vấn đè đặt ra cho chúng ta hiện nay là phải có biện pháp xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa chính sách bảo hộ và yêu cầu tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước. Nhìn lại hoạt động xuất khẩu 5 năm qua (1996-2000):đạt trên 51, 6 tỷ USD, tăng bình quân hăng năm trên 21%, gấp 3 làn mức tăng GDP. Khói lượng các mặt hàng xuát khẩu chủ lực đều tăng khá. Cơ cấu hàng xuất khazaur đã có sưi thay đỏi một bước. Tỷ trọng kim ngạch xuất kẩu của nhóm hàng nông lâm, thuỷ sản tuy vẫn chiếm vị trí quan trọng nhưng có xu hướng giẩm dần từ 42, 3% (1996) xuống 30% (2000); tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp tăng tương ứng từ 29% lên 34, 3%; nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản từ 28, 7% lên 35, 7%. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 186 USD, tuy còn ở mức thấp nhưng đã thuộc loại các nước có nền ngoại thương phát triển. Đại hội Đảng lần thứ IX đã vạch ra chiến lược phát triển hàng xuất khẩu:"tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm khoảng 114 tỷ USD, tăng 16%/năm". Do đó Nhà nước cần đầu tư vào nâng cao các doanh nghiệp, ngành sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực: dầu thô, gạo, cà phê, cao su, hàng thuỷ sản, dệt may, da giầy, hàng thủ công mỹ nghệ, điện tử và linh kiện điện tử, phần mềm máy vi tính... Trích một phần NSNN vào đầu tư, thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu đã và đang đem lại nguồn thu lớn, lợi nhuận ngày càng cao, phất triển nền kinh tế, góp phần thực hiện CNH-HĐH nhanh chóng. Với chủ trương "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững"(Đại hội Đảng VIII ), sự nghiệp CNH-HĐH đòi hỏi phải tiếp thu có hiệu quả những tri thức hiện đại của thế giới nhưng đồng thời phải phát huy được sức mạnh nội sinh của dân tộc và phảt huy được mọi tiềm năng của đất nước. Do đó, phục vụ cho công cuộc CNH-HĐH NSNN không những cung cấp vốn cho đầu tư phát triển kinh tế mà còn chi cho phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo. 1.2. Chi NSNN cung cấp vốn thực hiện CNH-HĐH thông qua đầu tư cho khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo theo hai hướng: ứng dụng và nghiên cứu Là một nước nghèo, ít vốn, trình đọ nguồn nhân lực chưa cao nước ta cần tận dụng mọi cơ hội, áp dụng nhiều phương thức để ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, nhanh chóng đưa những tiến bộ khoa học của thế giới vào sản xuất kinh doanh. Việc ứng dụng những thành tựu mới một mặt phù hợp với xu hướng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta, một khác đem lại nhiều thuận lợi: nhanh chóng bắt kịp những thay đỏi trên thị trường quốc tế, giữ vững được uy tín sản phẩm...NSNN trong những năm qua dã trích một phần đáng kể cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới. Tuy nhiên dể nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định cần có sự đầu tư vào nghiên cứu khoa học công nghệ, Nhìn lại chiều dài lịch sử thế giới ta nhận thấy Nga là nước tập trung lớn nhất NSNN vào nghiên cứu khoa học, chế tạo máy móc đem đến cho nhân loại nhiều phát minh. Nhưng trong chiến lược phát triển kinh tế Nga lại kém xa những nước chủ yếu ứng dụng thành tựu của các nước khác như Mỹ, Nhật... Khoa học công nghệ là động lực thúc đảy CNH-HĐH, cho nên từ kinh nghiệm thực tế của các nước đi trước và xem xét điều kiện nội tại, Việt Nam phải chi NS đúng hướng cho khoa học công nghệ ( cả nghiên cứu lẫn ứng dụng ) và chi một mức hợp lý. Vấn đề tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ trong thời gian qua ở nước ta còn chưa đáng kể: chỉ chiếm 1% NSNN chi phí bình quân hằng năm cho nmỗi cán bộ khoa học. Công nghệ từ NSNN là rất thấp mới đạt 100 USD so với mức bình quân của thế giới là 55324 USD. Đầu tư cho giáo dục đào tạo là đàu tư cho phát trển, nâng cao chất lượng và số lượng lao động, là đàu tư tư bản cho con ngưòi_"một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH". Chi NSNN cho giáo dục đào tạo là phục vụ cho CNH-HĐH. Nếu tính từ 1967 đến nay, tỷ trọng chi cho giáo dục đào tạo từ NSNN về số tuyệt đói nếu tính bình quân theo đầu người thì năm 1993 Việt Nam đạt 3, 8 USD/năm, mức giáo dục đạt 57, 3 điểm xếp thứ 63 trong 160 nước. Xuất phát từ tầm quan trọng của giáo dục đào tạo, đồng thời do việc đầu tư vào lĩnh vực này của tư nhân còn hạn chế, NSNN là nguồn đầu tư chủ yếu cho giấo dục đào tạo, phục vụ CNH-HĐH. Nhận thức được vấn đề này, trong những năm tới Nhà nước ta có định hướng: dành tỷ lệ NSNN thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hội hoá phát triển giáo dục và đào tạo, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn nhân lực cho giáo dục và đào tạo, đảy mạnh hợp tác quốc tế phát triển giáo dục đào tạo, lấy hạnh phúc con người làm động lực chủ yếu để thực hiện mục tiêu của CNH-HĐH là" đời sống vật chát và tinh thần cao" tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hoá, giáo dục, y té, cải thiện đời sóng nhân đân, tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường-đó cũng là những nội dung chính của chính sách xã hội chăm lo phát triển nguồn lực con người mà Nhà nước giữ vai trò nòng cốt thực hiện. Coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu cần phải tăng cường đầu tư, chi NSNN còn có vai trò đối với văn hoá, chăm lo sức khoẻ và các vấn đề xã hội khác như phân phối việc làm...trong sự nghiệp CNH-HĐH. Đảm bảo ổn định kinh tế xã hội đòi hỏi phải có dự trữ quốc gia hình thành bằng nguồn kinh phí cấp phát củaNSNN để xử lý khi có hiện tượng thiên tai, dịch hoạ bất ngờ, hoặc bình ổn thị trường, điều hoà cung cầu về tiền tệ, ngoại tệ và một số mặt hàng chiến lược. Ngoài ra trên 10% tổng số chỉ tiêu hàng năm của NSNN còn được để bố trí các khoản chi cho duy trì củng cố lực lượng quân đội an ninh, thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ mới là xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc kết hợp kinh tế với quốc phòng, CNH-HĐH với đảm bảo an ninh quốc phòng vững chắc. 2. Chi NSNN đảm bảo vốn cho CNH-HĐH trong việc phát triển kinh tế theo ngành, vùng, lãnh thổ Cùng với việc hoạch định các vùng động lực phát triển, Nhà nước cần có chính sách đầu tư vốn phù hợp với việc sản xuất kinh doanh ở mỗi vùng. Nứơc ta là một nước chậm phát triển, bởi vậy để tạo động lực thúc đẩy kinh tế, cần ưu tiên phát triển những khu vực có tỷ trọng và tốc độ phát triển kinh tế cao hơn những vùng khác, những vùng có điều kiện ưu đãi phát triển để bước đầu tạo ra những mũi nhọn kinh tế đạt trình độ phát triển quốc tế để từ đó thúc đẩy và lôi kéo các vùng còn lại của đất nước cùng phát triển. Thông qua hình thức chi NS, bằng các biện pháp như hạ lãi suát tín đụng cho phù hợp với tốc độ tăng, giảm giá, bổ sung kế hoạch tín dụng đầu tư và đẩy mạnh việc đưa vốn vào các doanh nghiệp đang có nhu cầu vốn lớn và sử dụng có hiệu quả. Vốn từ NSNN cũng cần tập trung để phát triển những ngành nghề phù hợp với từng vùng như ở nông thôn cần phát triển những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, ở những vùng xa xôi hẻo lánh cần tập trung đầu tư phát triển sản xuất những mặt hàng tiêu dùng...tạo ra sự phát triển đồng bộ, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH. 3. Chi NSNN gắn liền với kiểm tra giám sát việc hình thành cơ cấu kinh tế. ã Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch chi NS phần nào có tính chất quyết định đến mức độ hoàn thành kế hoạch công tác sự nghiệp của đơn vị sản xuất trong các ngành, các lĩnh vực cụ thể. Bởi vậy chức năng phân phối và giấm đốc của NSNN được phát huy một cách mạnh mẽ trong quá trình này. ã Đảng ta đã xác định trong những năm tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta cần theo hướng CNH nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển toàn diện nông lâm ngư nghiệp gắn với công nghệp chế biến nông lâm thuỷ sản công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Mở rộng thương nghiệp, du lịch ở cả thành thị và nông thôn đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, cải tạo mở rộng, nâng cấp, và xây dựng kết cấu hạ tâng cơ sở cho nền kinh tế quốc dân. Xây dựng những cơ sở hạ tầng công nghiệp nặng trong các ngành trọng yếu để phát huy tác dụng của chúng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mở rộng hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng khoa học và công nghệ đáp ứng đòi hỏi trang thiết bị trong nền kinh tế quốc dân, nâng cao trình độ công nghệ hiện có HĐH công nghệ truyền thống và tiếp thu công nghệ mới một cách thích hợp. Thực hiện hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế những sản phẩm trong nước, sản xuất có hiệu quả và phát huy lợi thế của cả nước cũng như từng ngành, từng lĩnh vực nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước ã Mục têu chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên đã trích một phần vốn trong NSNN hỗ trợ cho các lĩnh vực cần thiết. Hơn nữa những công trình, lĩnh vực quan trọng và then chốt được Nhà nước rót vốn nhiều. Ngược lại với những ngầnh nghề không phải là mũi nhọn thì việc đầu tư từ NS bị hạn chếbớt. Như vậy việc phân bổ sử dụng vốn đã giấm sát được đầu tư chú trọng thì phát triển nhanh, tăng nhanh cả về số lượng cũng như chất lượng. ã Nhà nước phân bổ vốn đàu tư cho các ngành, lĩnh vực phải có sự giám sát chặt chẽ về tài chính đẻ tránh tình trạng lãng phí vốn chi sai chế độ, tiêu chuẩn định mức và gây tâm lý ỷ lại. tổ chức hoạt động một cách thụ động ở các đơn vị sự nghiệp kinh tế. Trong một chừng mực nhất định, chi NSNN được coi như là "cái van" tài chính của Nhà nước để góp phần điều chỉnh sự tăng trưởng, sự giám sát kiểm tra. Chuyển dịch cơ cấu, vấn đề đặt ra là tuỳ theo các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh mà sử dụng van hợp lý. Để cho việc chi tiêu của NSNN có hiệu quả, thực sự trở thành "van" diều chỉnh, góp phần ổn định nền kinh tế, chuyển dịnh cơ cấu kinh tế, điều cần thiết Nhà nước phải có là:các chương trình chi tiêu thực tế phù hợp diễn biến các chu kỳ của giai đoạn kinh doanh. Đưa ra các dự án công cộng về giải quyết cong ăn việc làm thích ứng với từng chu kỳ cuả giai đoạn kinh doanh. Lập ra các chương trình chuyển khoản chi tiêu trong thực tế, việc lựa chọn thứ tự ưu tiên các công việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nhằm góp phần ổn định chu kỳ kinh doanh, góp phần kiểm tra gíam sát quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tóm lại xét trên tầm vĩ mô chi NSNN không chỉ đảm bảo phương diện tài chính để Nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình mà còn là một công cụ góp phần thực hiện các vai trò kinh tế của Nhà nước trong công cuộc CNH-HĐH đất nước. Chương III Thực trạng chi NSNN trong những năm gần đây và một số giải pháp nâng cao vai trò của NSNN trong sự nghiệp CNH-HĐH I. Thực trạng về chi NSNN trong những năm gần đây 1. Thành tựu Trong những năm đầu của thập kỷ 90, chi NSNN diễn biến khá thất thường. Năm 1990, tổng chi NSNN chiếm 20, 5%GDP, năm 1991 hạ xuống chỉ còn 15, 9%GDP, sau đó đột ngột tăng lên tới gần 30% vào năm 1993. Từ năm 1994 đặc biệt là sau 1995, tổng chi NSNN so với GDP liên tục giảm. Chỉ trong 5 năm, tỷ trọng chi NSNN đã giảm mạnh, từ 29, 4%GDP (1993) xuống 22, 7%GDP (1998) tương đương với việc cắt giảm khoảng 1/5 tổng chi NSNN. Mức chi bình quân thực tế giai đoạn 1991-1995 đạt 24, 5%GDP. Bình quân chi NSNN 10 năm cuối thế kỷ XX đạt khoảng 24, 1%GDP, tăng mạnh so với mức bình quân 19, 7%GDP trong giai đoạn 5 năm 1986-1990. Năm 2000, tính theo giá hiện hành, quy mô chi NSNN lớn gấp 8, 5 lần so với 1991. Về tốc độ tăng, tính theo giá hiện hành, chi NS dã tăng mạnh vào các năm 1992, tăng 100% so với năm 1991. Năm 1993, NS cũng đạt tốc độ tăng chi cao, tăng 69% so với 1992. Nhưng từ năm 1994 đén 1998, tốc độ tăng chi giảm đi đáng kể. Về kết cấu, chi NSNN trong giai đoạn 1991-2000 được kết cấu lại theo hướng coi trọng cả 3 lĩnh vực chi đầu tư, chi thường xuyên và chi trả nợ. Trong đó, chi thường xuyên vẫn giữ tỷ trọng lớn ( bình quân 63, 5% tổng chi NSNN) nhưng tỷ trọng đầu tư phát triển tư NSNN đã vươn lên đạt mức bình quân khoảng 25% chi viện trợ và chi trả nợ chiếm hơn 11% trong tổng chi NSNN. Về kết quả cân đói NSNN: Trong thực tế, năm 1993 là năm NS có mức bội chi cao nhất, lên tới 6, 5%GDP.Sau đó bội chi được kiểm soát chặt chẽ và được kiềm chế ở mức thấp dưới 5%GDP. Bình quân giai đoạn 1991-2000 bội chi NSNN đạt 4%GDP, từ 1992, Nhà nước không phát hành tiền để bù đắp bội chi NSNN, thay vào đó là thực hiện bù đắp bội chi NSNN bằng biện pháp vay trong và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi chủ yếu được sử dụng tập trung cho đầu tư phát triển, trong đó chú trọng vào đầu tư cơ sở hạ tằng kinh tế xã hội. 2. Hạn chế Trong 10 năm tiếp tục thực hiện đổi mới nền kinh tế đất nước vừa qua, mặc dù tốc độ thu NSNN tăng nhanh và liên tục, thực hiện nhiệm vụ chi NSNN có nhiều chuyển biến tích cực và đạt hiệu cao trong một số lĩnh vực chi, nhưng tình hình chi NSNN vẫn còn luôn căng thẳng vì tiềm lực NS còn bị hạn chế và phải chịu sức ép tăng chi chủ yếu của cả chi đầu tư phát trển và chi thường xuyên. Về chi thường xuyên: Kế hoạch đàu tư phát trển chưa được đặt trong bối cảnh thực thụ của một chương trình phát triển kinh tế dài hạn, vẫn còn mang nặng cơ chế kế hoạch hoá tập trung từ trên xuống, quy hoạch tổng thể không vững vàng, chưa có cơ sở lý luận về việc sử dụng hiệu quả công cụ tài khoá. Về chi cho đầu tư phát triển kinh tế: Khoản chi chiếm tỷ trọng lớn thường là chi trả lương do phân cấp quản lý hành chính của Nhà nước ta và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở các cơ quan Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các ngành các lĩnh vực sử dụng kinh phío từ NSNN còn nhiều tồn tại, chưa hợp lý, số lượng cán bộ công nhân viên được trả lương từ NSNN ở các bộ phận này quá lớn. Những khoản chi vì lợi ích lâu dài như chi cho giáo dục đào tạo, chi bảo vệ môi trường, chi văn hoá...chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong tổng chi NSNN hằng năm. Bình quân 1991-1997 chi cho giáo dục đào tạo đạt 9, 5% tổng chi. Tuy đã gỉam nhiều khoản chi bao biện từ NSNN nhưng nhiều nội dung bao cấp vẫn còn tồn tại ngay trong quá lập và chấp hành NSNN. NS vẫn còn chi cấp vốn lưu động hoặc gia hạn nợ đọng thuế hoặc khoanh nợ, đảo nợ, giảm nợ cho các doanh nghiệp Nhà nước. Chín phủ vẫn còn đề nghị thực hiện các biện pháp bao cấp cho các doanh nghiệp Nhhà nước qua các biện pháp lãi suất, bảo lãnh vay. Những biện pháp này cần nhiều tỷ đồng và gây không ít khó khăn cho việc điều hành NS. Về bội chi NSNN Bội chi NSNN đã giảm nhưng vẫn còn lớn. Việc bù đắp bội chi được thực hiện bằng biện pháp vay nợ trong nước và vay ODA nước ngoài. Trong khi đó việc thực hiện chi NS chưa đảm bảo kịp thời nguồn thu cho NSNN. Nếu tình hình này kéo dài sẽ là nguy cơ đe doạ trực tiếp đói với tăng trưởng kinh tế. Với thực trạng đó Nhà nước cần có những biện pháp xử lý kịp thời cho chi NSNN. Giải pháp đưa ra phải dựa trên nền tảng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đồng thời nhằm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. II. Một số giảỉ pháp nâng cao vai trò của chi NSNN trong sự nghiệp CNH-HĐH Yêu cầu đăt ra là phân phối NSNN phải thực hiện yêu cầu tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, cần kiệm trong chi tiêu, dồn vốn cho đầu tư phát triển. Trong những năm trước mắt, NSNN phải đảm bảo tốc độ tăng chi thường xuyên. Thu trong nước không những phải đảm bảo chi thường xuyên và trả nợ mà còn phải dành một phần cho chi đầu tư phát triển. Chi đầu tư phát triển của NSNN chủ yếu là chi cho đàu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, một phần để giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh và quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của bộ máy Nhà nước.Vì vậy, phương hướng đổi mới cơ cấu chi NSNN trong giai đoạn tới cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau: ã Tích cực cơ cấu lại chi NSNN: cần lành mạnh hoá cơ cấu chi nhằm tác động kích thích tăng trưởng tương ứng với các khoản chi cần thiết. Đòng thời cắt giảm và loại bỏ những chi phô trương, hình thức, chưa thực sự cần thiết, chú trọng tiết kiệm hiệu quảđiều hành chi theo hướng ưu tiên để duy trì tốc độ tăng đầu tư phát triển và đảm bảo hoạt ddoongj của một số lĩnh vực sự nghiệp, bộ máy quản lý Nhà nước. + Năng cao hiệu quả chi thường xuyên: bỏ bớt dần những khoản chi bao cấp từ NSNN cho khu vực doanh nghiệp Nhà nước, giảm dần các khoản chi bao biện từ NSNN, các khoản chi mà lẽ ra các tổ chức xã hội hoặc nhân dân phải đảm nhiệm. Muốn đảy nhanh việc này cần triển khai một số nội dung sau: + Ban hành cơ chế khuyến khích hoàn thiệnchính sách để huy động sự đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân + Phân định rõ những nhiệm vụ khu vực Nhà nước đầu tư + Từng bước thực hiện theo hướng Nhà nước đầu tư có chọn lọc cho giáo dục, thực hiện chủ trương xã hội hoá, huy động các nguồn lực trong dân cư và các thành phần kinh tế. ã Thực hiện các khoản chi NSNN theo hướng ưu tiên có trọng điểm nhằm đảm bảo tăng cường hiệu quả chi NSNN ở mọi cấp, mọi ngành trên cơ sở kết cấu lại một cách tối ưu các nội dung chi, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn giữa Trung Ương và địa phương về nhiệm vụ chi NSNN. ã Ngoài ra, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chi NSNN thì phải đặt ra vấn đề mức bội chi NSNN và các biện pháp xử lý bội chi. Tạm thời cần chấp nhận bội chi NSNN và thực hiện nhiệm vụ chi sao cho xuất hiện bội chi thông qua việc điều hành chính sách tài khoá. Tỷ lệ bội chi NS trong thời kỳ CNH_HĐH cần được duy trì ở mức gần bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế, bình quân đạt khoảng 6_7%GDP là hợp lý. ã Một số phương hướng đổi mới nhiệm vụ chi NSNN khác: Cần thiết tổng kết lại tình hình thực hiện pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cả trong đầu tư xây dựng cơ bản, chi tiêu NSNN và chi tiêu dùng xã hội. Bên cạnh đó, tổ chức tổng kết lại tình hình thực hiện luật NSNN, từ đó nghiên cứu sửa đổi luật NSNN theo hướng ổn định nhiệm vụ chi. Mọi khoản chi phải theo nguyên tắc thanh toán trực tiểp tư kho bạc. Tập trung chấn chỉnh khâu quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn các công trình mục tiêu quốc gia, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm nhiệm vụ chi NSNN. kết luận Kinh tế nước ta đang trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, từng bưước hội nhập với nền kinh tế thế giới, Trong điều kiện thực tế hiện nay, Nhà nước chủ trương xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN trên nền tảng xuất phát điểm còn thấp về mọi mặt, nhất là về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, năng suất lao động, sức cạnh tranh...., chủ trương đẩy mạnh CNH-HĐH đát nước là rất quan trọng và hoàn toàn hợp lý bởi vì, chỉ có CNH-HĐH mới tạo đà cho nền kinh tế phát triển, khắc phục được những yếu kém trên. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đưa nước ta tiến thêm một bước phát triển mới, cần phải có một chính sách tài khoá tích cực nhằm tạo bước đột phá táo bạo, phải chấp nhận chi NS nhiều hơn khả năng thu từ nội bộ nền kinh tế, chấp nhận có bội chi trong một khoảng thời gian nhất định với một mức độ hợp lý để có nguồn lực lớn thực hiện thắng lợi các chương trình lớn của đât nước, từng bước đưa năng suất lao động lên cao nhằm tăng khả năng cạnh tranh của nên kinh tế, từ đó cho phếp Nhà nước giảm bội chi NS. Như vậy, chi NSNN trong sự nghiệp CNH-HĐH là một vấn đề rất quan trọng và là nhiệm vụ hết sức cơ bản, trọng tâm của Nhà nước ta trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH, chứa đựng nhiều nội dung kinh tế lớn và những vấn đề hết sức nóng bỏng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi NSNN. Những điểm của đề tài tiểu luận mà em nêu lên chỉ là một vài khía cạnh xung quanh việc chi NSNN trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO 1. Giáo trình "Tài chính học" Trường ĐH Tài chính Kế toán HN 2. Giáo trình NSNN Trường ĐH Tài chính Kế toán HN 3. Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH. NXB Tài chính- Hà Nội (1/1996) 4. Đổi mới chính sách quản lý và cơ chế quản lý tiêu dùng xã hội trong NSNN. NXB Chính trị quốc gia 1996 5. Đổi mới NSNN NXB Thống kê 1992 6. Suy nghĩ về CNH-HĐH nước ta (Lý luận và thực tiễn) NXB Chính trị quốc gia 1996 7. Tạp chí Tài chính số 10-1995, số 1-2-3 năm 2000, số 1-2 năm 2001 8. Tạp chí cộng sản số 9/1994, số 11/1998, số 10/2000, số 4, 5/2001 9. Tạp chí quản lý Nhà nước số 3/2000 10. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 247 (12/1998), số 263 (4/2000) 11. Thông tư 73/2000/TT-BTC ngày 19/7/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2001 12. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX - Nhà xuất bản chính trị quốc gia-2001 13. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII - Nhà xuất bản chính trị quốc gia 1996 14. Báo cáo xây dựng chiến lược tài chính đến năm 2010- UBND Hà Nội - Liên ngành Tài chính thành phố. 15. Luật NSNN - NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1996 mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0151.doc
Tài liệu liên quan