Trong bài báo này, một phương pháp phân tách đánh
giá thực trạng sử dụng năng lượng của máy gia công CNC
được đưa ra. Phương pháp phân tách đánh giá này cho phép
thu được một cái nhìn toàn diện, chi tiết về hiệu quả sử
dụng năng lượng của máy gia công và các bộ phận chi tiết
máy thông qua chỉ số hiệu quả sử dụng năng lượng. Đồng
thời, trong phương pháp phân tách đánh giá này, chỉ tiêu
phân tách đánh giá năng lượng tiêu thụ của máy và các chi
tiết máy được đưa ra cho phép xác định chính xác cấp độ
phân tách phù hợp trong quá trình đánh giá hiệu quả năng
lượng tiêu thụ của máy. Đây là bước quan trọng hỗ trợ cho
việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của máy gia
công. Nó cho phép xác định nguyên nhân gây thất thoát
năng lượng tiêu thụ dẫn dến hiệu quả sử dụng năng lượng
kém của máy.
4 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chỉ tiêu phân tách đánh giá năng lượng tiêu thụ của máy CNC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38 Nguyễn Thị Ái Lành
CHỈ TIÊU PHÂN TÁCH ĐÁNH GIÁ NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ CỦA MÁY CNC
CRITERIA FOR ANALYZING AND EVALUATING ENERGY CONSUMPTION
OF THE CNC MACHINE
Nguyễn Thị Ái Lành
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng; ntalanh@ute.udn.vn
Tóm tắt - Công nghiệp là một trong các ngành tiêu thụ năng
lượng cao nhất hiện nay. Chúng ta cần nhìn nhận sâu sắc hơn
về thực trạng năng lượng sử dụng trong công nghiệp sản xuất.
Trong một hệ thống sản xuất, máy gia công là một trong những
thiết bị chính sử dụng năng lượng. Do đó để đạt được mục tiêu
“phát triển bền vững”, điều cần thiết là phải tính toán đến hiệu
quả sử dụng năng lượng của máy gia công. Đánh giá hiệu quả
sử dụng năng lượng một trong những điều tiên quyết cần thực
hiện trong việc giảm thiểu năng lượng tiêu thụ của máy gia công.
Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng của máy
gia công CNC đã được đưa ra trong một nghiên cứu trước của
tác giả [1]. Để phục vụ tốt hơn cho bước đánh giá này, trong bài
báo này tác giả đưa ra một chỉ tiêu phân tách cho phép chọn lựa
cấp độ chính xác đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng của máy
gia công.
Abstract - Industry is one of the sectors that has recorded the
highest energy consumption to date. Facing current environmental
issues, we need to be more deeply aware of the status quo of
energy consumption in manufacturing industries. In a
manufacturing system, the production machine is one of the major
devices that consume energy. Therefore, to achieve the goal of
"sustainable development", it is necessary to take into account the
energy efficiency of the production machine. Energy efficiency
evaluation is one of the prerequisites for minimalizing energy
consumed by the production machine. The method for evaluating
energy efficiency of the machine CNC has been proposed in one
of the author’s previous researches [1]. In this paper, the author
improves the evaluation method by proposing a decomposition
criterion that enables the selection of an accurate level for
evaluating energy efficiency of the production machine.
Từ khóa - năng lượng; hiệu quả sử dụng năng lượng; chỉ số hiệu
suất năng lượng; chỉ số phân tách; máy CNC.
Key words - energy; energy efficiency; energy efficiency index;
decomposition criteria; CNC machine.
1. Đặt vấn đề
Ngành công nghiệp sản xuất được coi là một trong các
ngành tiêu thụ nhiều năng lượng nhất hiện nay. Do đó, nâng
cao hiệu quả năng lượng được coi là một trong những thách
thức quan trọng nhất để đạt được một nền sản xuất “sạch”
hơn và hiệu quả hơn. Theo Mc Kinsey & Company [2], "sử
dụng năng lượng hiệu quả cho phép giảm đến khoảng 40%
khí nhà kính trong công nghiệp". Hơn nữa, nâng cao hiệu
quả năng lượng mang lại lợi ích to lớn đồng thời đây cũng
là một trong các yêu cầu thiết yếu trong chiến lược kinh
doanh bền vững cho các doanh nghiệp hiện nay.
Bài viết này nhằm mục đích đưa ra chỉ tiêu phân tách
đánh giá năng lượng tiêu thụ của máy gia công CNC. Trong
phần đầu tiên, cơ sở lý thuyết liên quan đến năng lượng tiêu
thụ của máy sản xuất được đưa ra phân tích. Sau đó, các
chỉ tiêu phân tách cho phép đánh giá hiệu quả sử dụng năng
lượng của máy CNC sẽ được giới thiệu ở các phần tiếp theo
của bài báo. Trong thực tế, khi xem xét quá trình sản xuất
của các máy gia công, nhiều bài báo đã đưa ra nhận định
rằng năng lượng tiêu thụ thực tế bởi một máy sản xuất
không hoàn toàn được sử dụng trực tiếp để sản phẩm cuối
cùng [3,4,5]. Nó luôn luôn tồn tại một phần lớn năng lượng
bị mất trong quá trình sản xuất. Do đó trong phần thứ hai
của bài báo, hiệu quả sử dụng năng lượng và khả năng tiết
kiệm của máy CNC được đưa ra phân tích và đánh giá. Ở
phần cuối cùng của bài báo, năng lượng sử dụng của một
máy CNC 4 trục sẽ được phân tích.
2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến năng lượng tiêu thụ của
máy gia công
Năng lượng tiêu thụ thực tế bởi một máy gia công trong
quá trình sản xuất lớn hơn rất nhiều so với năng lượng lý
thuyết cần thiết để tạo ra sản phẩm mong muốn [3,4,5].
Trong trường hợp một máy phay 5 trục [3], qua quan sát
quá trình hoạt động trong một năm của máy (2000 giờ) theo
các chế độ làm việc khác nhau của nó: chế độ nhàn rỗi, chế
độ chạy dao nhanh và chế độ gia công. Các tác giả cho thấy
rằng 65% tổng thời gian làm việc của máy là nằm ở chế độ
nhàn rỗi và chế độ chuyển động nhanh các trục với 47%
năng lượng tiêu thụ. Điều này cho thấy rằng, tỷ trọng năng
lượng tiêu thụ không liên quan trực tiếp đến việc bóc phoi
để tạo ra sản phẩm cuối cùng là tương đối lớn so với tổng
năng lượng tiêu thụ của máy.
Hình 1. Phân bổ năng lượng tiêu thụ thực tế của máy CNC [3]
Trong trường hợp máy ép thủy lực [3] sử dụng để ép tấm
thép dày 1,5mm và rộng 170mm (St-37) với một góc 170°,
năng lượng trực tiếp tham gia vào quá trình ép để tạo ra sản
phẩm là năng lượng cần thiết để tạo ra chuyển động của chày
ép. Phần năng lượng này chiếm một phần nhỏ (chỉ 35%) so
với tổng mức tiêu thụ năng lượng. Có tới 65% năng lượng
tiêu thụ mà không liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản
phẩm cuối cùng. Hình 2 minh họa sự phân bố năng lượng
tiêu thụ thực tế bởi máy ép thủy lực theo các chế độ làm việc
khác nhau: lắp đặt công cụ (1), chuẩn bị hệ thống điều khiển
PC (2), định vị phôi ép (3-4), chuyển động xuống của chày
ép (5a), chuyển động lên của chày ép (5b), vận chuyển và đo
đạc, kiểm tra thành phẩm ép (6-8) và thời gian tạm dừng
của người vận hành giữa các lần ép (9).
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(132).2018, QUYỂN 2 39
Hình 2. Phân bổ năng lượng tiêu thụ thực tế của máy ép thủy lực [3]
Điều này cho thấy rằng, có một phần đáng kể năng
lượng được tiêu thụ bởi máy gia công không tham gia trực
tiếp vào quá trình tạo ra giá trị cho sản phẩm cuối cùng. Nó
cho phép kết luận rằng có thể và rất cần thiết đưa ra cái giải
pháp nhằm giảm tiêu thụ năng lượng của máy gia công.
Đánh giá năng lượng tiêu thụ của máy gia công là một trong
những bước tiên quyết trong giảm thiểu năng lượng tiêu
thụ. Nó cho phép thu được một cách nhìn bao quát, toàn
diện nhất về hiệu quả sử dụng năng lượng của máy từ đó
xác định khả năng tiết kiệm năng lượng của máy gia công.
3. Phân tích hiện trạng sử dụng năng lượng và khả năng
tiết kiệm năng lượng của máy CNC
3.1. Chỉ số hiệu quả sử dụng năng lượng và khả năng tiết
kiệm năng lượng của máy
Các quá trình sản xuất bao gồm nhiều hoạt động khác
nhau cho phép chuyển hóa từ nguyên liệu đầu vào thành
sản phẩm mong muốn đồng thời sản sinh ra “thất thoát”.
Tương tự như vậy, Năng lượng tiêu thụ thực tế bởi máy sản
xuất không được sử dụng hoàn toàn để sản xuất sản phẩm.
Nó luôn tồn tại một phần năng lượng bị thất thoát rất lớn.
Năng lượng tiêu thụ của máy CNC có thể phân chia thành
2 thành phần cơ bản [1]:
- Năng lượng hữu ích: Phần năng lượng tối thiểu để thực
hiện các hoạt động thiết yếu trong quá trình sản xuất góp
phần trực tiếp tạo ra “giá trị” cho sản phẩm. “Giá trị” của sản
phẩm thực chất là sự việc chuyển đổi sản phẩm từ trạng thái
A (phôi, bán thành phẩm) sang trạng thái mong muốn B (sản
phẩm thành phẩm). Đó là những thay đổi về hình dạng hoặc
các đặc tính của sản phẩm so với vật liệu phôi đầu vào.
- Năng lượng không hữu ích: Phần năng lượng không
trực tiếp tham gia vào việc tạo ra “giá trị” cho sản phẩm.
Đánh giá năng lượng tiêu thụ của máy gia công cho
phép xác định thành phần năng lượng tiêu thụ nào của máy
là hữu ích góp phần vào việc gia công trực tiếp sản phẩm
và cơ hội tiết kiệm năng lượng của máy. Để thực hiện được
việc này, một chỉ số về hiệu quả sử dụng năng lượng I và
chỉ số năng lượng tiềm năng G được đưa ra [1].
Chỉ số hiệu quả sử dụng năng lượng I được định nghĩa
là tỉ số giữa năng lượng hữu ích 𝐸ℎ𝑢𝑢 𝑖𝑐ℎ 𝑖 và tổng năng
lượng tiêu thụ thực tế của từng bộ phận i của máy gia công.
𝐼𝑖 = 𝐸ℎ𝑢𝑢 𝑖𝑐ℎ 𝑖/𝐸𝑡𝑖𝑒𝑢 𝑡ℎ𝑢 𝑖
Chỉ số năng lượng tiềm năng G cho phép xác định phần
trăm năng lượng có thể tiết kiệm được về mặt lý thuyết cho
từng cơ quan. Rõ ràng, chỉ số năng lượng tiềm năng của một
bộ phận i càng cao thì khả năng tiết kiệm năng lượng của bộ
phận đó càng cao. Chỉ số G được định nghĩa theo công thức:
𝐺𝑖 = (1 − 𝐼𝑖)𝐴𝑖.
Trong đó: 𝐴𝑖 là phần đóng góp năng lượng của bộ phận
i (E_(tieu thu i)) vào tổng năng lượng tiêu thụ của toàn máy
gia công (E_(tieu thu tong)):
𝐴𝑖=E_(tieu thu i)/E_(tieu thu tong)
Một máy sản xuất có thể được phân tách thành nhiều bộ
phận i khác nhau dựa vào thông tin chung của máy. Quá trình
phân tách máy càng cụ thể, chính xác thì việc đánh giá năng
lượng tiêu thụ của máy càng chính xác bấy nhiêu. Tuy nhiên
quá trình phân tách càng sâu thì đòi hỏi phải có nhiều thông
tin, kiến thức về máy gia công. Do đó, câu hỏi đặt ra khi đánh
giá năng lượng tiêu thụ của máy gia công là xác định được
cấp độ phân tách phù hợp để thu được kết quả đánh giá đầy
đủ và chính xác về thực trạng sử dụng năng lượng của máy
và các bộ phận i khác nhau của máy. Để xác định được cấp
độ phân tách phù hợp này, bài báo đưa ra một chỉ tiêu phân
tách đánh giá năng lượng tiêu thụ của máy gia công.
3.2. Chỉ tiêu phân tách trong đánh giá năng lượng tiêu
thụ của máy sản xuất.
Chỉ tiêu phân tách đưa ra dựa trên chỉ số năng lượng tiềm
năng G_i của các bộ phận khác nhau của máy gia công. Giá trị
G_i của một bộ phận i càng cao thì khả năng tiết kiệm năng
lượng của bộ phận này càng cao, hiệu quả sử dụng năng lượng
bộ phận này càng kém. Do đó, bộ phận i này cần được phân
tách cụ thể hơn để xác định nguyên nhân gây nên việc kém
hiệu quả trong sử dụng năng lượng của bộ phận này. Quá trình
phân tách máy càng chi tiết thì nguyên nhân gây nên kém hiệu
quả trong sử dụng năng lượng của máy càng rõ. Tuy nhiên,
điều này đòi hỏi càng nhiều thông tin và kiến thức chuyên sâu
liên quan đến máy và các bộ phận của nó. Đồng thời, quá trình
phân tách các bộ phận của máy cần phải xem xét đến trọng số
hiệu quả mang lại của quá trình phân tách này đến việc góp
phần tiết kiệm năng lượng chung của máy. Do đó, trong nghiên
cứu này của tác giả, chỉ tiêu phân tách đưa ra như sau: Tại một
cấp độ phân tách n nào đó, chỉ số năng lượng tiềm năng G_i
của một bộ phận i ở cấp độ n lớn hơn 30% chỉ số năng lượng
tiềm năng trung bình ở cấp độ phân tách trước đó (n-1) thì bộ
phận I này cần được phân tách chi tiết hơn. Cụ thể, giả sử một
máy sản xuất có chỉ số năng lượng tiềm năng G lớn, có thể
phân tách thành nhiều cấp độ như hình vẽ bên dưới.
Hình 3. Các cấp độ phân tách khác nhau của máy gia công
40 Nguyễn Thị Ái Lành
Trong ví dụ này ta thấy rằng, nếu ở cấp độ phân tách
đầu tiên, bộ phận 1 và bộ phận 2 của máy sản xuất đảm bảo
chỉ tiêu phân tách đưa ra do đó hai bộ phận này cần được
phân tách sâu hơn để đánh giá chính xác thành phần nào
trong hai bộ phận này có hiệu quả sử dụng năng lượng kém
nhất, tức là:
𝐺1 ≥ 0,3 ×
𝐺
𝑛
(chỉ tiêu 1) (𝐺1 là chỉ số năng lượng tiềm
năng của bộ phận 1)
𝐺2 ≥ 0,3 ×
𝐺
𝑛
(chỉ tiêu 2) (𝐺2 là chỉ số năng lượng tiềm
năng của bộ phận 2)
Các bộ phận còn lại ở cấp phân tách này không đảm
bảo chỉ tiêu phân tách do đó ta không tiến hành phân tách
sau hơn nữa, do năng lượng tiềm năng có thể tiết kiệm được
của các bộ phận này thấp hơn nhiều so với bộ phận 1 và 2.
Kết quả áp dụng 2 chỉ tiêu phân tách 1 và 2 ở trên ta thu
được cấp độ phân tách 2 của máy gia công.
Tại cấp độ phân tách 2 của máy, ta có thể tiến hành phân
tách tiếp tục các bộ phận (1.1, 1.2, 1. 3; 2.1, 2.2) nếu đáp
ứng chỉ tiêu phân tách đưa ra.
Quá trình phân tách kết thúc khi chỉ tiêu phân tách
không thỏa mãn. Kết quả cuối cùng của việc phân tách ta
thu được một cây các bộ phận của máy sản xuất đóng vai
trò chính trong việc gây ra hiệu quả sử dụng năng lượng
kém của máy và cần can thiệp để đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu suất năng lượng, ví dụ như trong Hình 3, các
bộ phận cần được xem xét nâng cao hiệu quả sử dụng năng
lượng được biểu diễn bằng nét đỏ.
4. Ứng dụng
Một máy CNC 4 trục được đưa ra nghiên cứu để nhằm
mục đích đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng của máy
và xem xét khả năng tiết kiệm năng lượng của các bộ phận
khác nhau của máy.
Thông số cắt chọn lựa để thực hiện ứng dụng này được
thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1. Các thông số cắt chọn lựa
Thông số Giá trị Thông số Giá trị
Công suất cắt 4,2 kW Số lần gia công 10
Thời gian cắt (t_c)
7,2 giây/
lần cắt
Thời gian thay
dao (t_lo)
3,5 giây
Số lần thay dao (N) 10 lần Vận tốc cắt 1507mm/phút
Tổng thời gian gia
công(t_cyc)
280 giây
Tốc độ tiến
dao
2250mm/phút
Năng lượng tiêu thụ thực tế của máy được đo trực tiếp
bằng thiết bị đo năng lượng. Kết quả đo thu được năng
lượng tiêu thụ tổng của máy là 1215Wh và năng lượng tiêu
thụ từng bộ phận của máy:
Bảng 2. Năng lượng tiêu thụ thực tế của
các bộ phận chính của máy
Bộ phận
Giá trị năng
lượng (Wh)
Bộ phận
Giá trị năng
lượng (Wh)
Trục chính mang
dao (E1)
190 Tủ điện (E5) 50
Bàn máy (E2) 60
Hệ thống
làm mát máy
260
(E6)
Bộ phận thay
dao(E3)
40
Hệ thống khí
nén(E7)
225
Hệ thống tưới
nguội(E4)
350
Băng tải
phoi (E8)
40
Năng lượng hữu ích E_(huu ich) trong trường hợp này
là tổng của:
• Năng lượng cần thiết để bóc vật liệu: Gồm năng
lượng cắt và năng lượng ăn dao hữu ích trong lúc bóc phôi
sản phẩm:
𝐸𝐼 = (𝑃𝑐 + 𝑃𝑎)𝑡𝑐 = 84,04𝑊ℎ
• Năng lượng cần thiết để thực hiện thay dao cắt:
𝐸𝐼𝐼 =
𝐸3 ∗ 𝑁 ∗ 𝑡𝑙𝑜
𝑡𝑐𝑦𝑐
= 5 𝑊ℎ
• Năng lượng cần thiết để sơ tán nhiệt sinh ra trong quá
trình gia công giữa chi tiết gia công và dụng cụ cắt:
𝐸𝐼𝐼𝐼 =
𝐸4 × 𝑡𝑐
𝑡𝑐𝑦𝑐
=
350 × 7,2 × 10
280
= 90 𝑊ℎ
Tổng năng lượng hữu ích của máy:
E_(huu ich) = 𝐸𝐼 + 𝐸𝐼𝐼 + 𝐸𝐼𝐼𝐼 = 197,04 𝑊ℎ
Khả năng tiết kiệm năng lượng của máy:
𝐺𝑚á𝑦 = 1 −
Ehuu ich
𝐸𝑡𝑜𝑛𝑔
= 85,3%
Ta nhận thấy rằng khả năng tiết kiệm năng lượng của máy
là rất cao, do đó cần phân tách máy một cách chi tiết hơn để
xác định thành phần nào của máy là nguyên nhân gây nên
hiệu quả kém trong sử dụng năng lượng của máy. Theo tài
liệu của máy, máy CNC này có thể phân tách cấp thứ nhất
(cấp phân tách 1) thành các 8 bộ phận (n=8): Trục chính (1),
bàn dao (2), hệ thống thay dao (3), hệ thống tưới nguội (4), tủ
điện (5), hệ thống làm mát máy (6), hệ thống khí nén (7) và
băng tải phoi (8). Để thực hiện được quá trình phân tách cần
tính toán khả năng tiết kiệm năng lượng G_i (i=18) của các
bộ phận chính của máy ở cấp phân tách 1 và áp dụng chỉ tiêu
phân tách để xác định cấp phân tách chính xác cần đạt được:
• Chỉ tiêu phân tách: 𝐺i ≥ 30% ×
𝐺𝑚á𝑦
𝑛
Hay 𝐺i ≥ 30% ×
85.3%
8
= 3.2%
• Khả năng tiết kiệm năng lượng G_i của các bộ phận
chính của máy: 𝐺𝑖 = (1 − 𝐼𝑖)𝐴𝑖. Áp dụng số học đối với
từng bộ phận ta thu được:
o Trục chính chạy dao: 𝐺1 = 18,2% > 3,2% (thỏa
chỉ tiêu phân tách)
o Bàn máy: 𝐺2 = 4,9% >
3,2% (thỏa chỉ tiêu phân tách)
o Hệ thống thay dao: 𝐺3 = 2,9% < 3,2%(không
thỏa chỉ tiêu phân tách)
o Hệ thống tưới nguội: 𝐺4 = 21,4 % >
3,2% (thỏa chỉ tiêu phân tách)
o Tủ điện: 𝐺5 = 4,1 % > 3,2%
(thỏa chỉ tiêu phân tách)
o Hệ thống làm mát máy:
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(132).2018, QUYỂN 2 41
𝐺6 = 21,4% > 3,2% (thỏa chỉ tiêu phân tách)
o Hệ thống khí nén: 𝐺7 = 9,05% > 3,2% (thỏa chỉ
tiêu phân tách)
o Băng tải phoi: 𝐺8 = 3,3% > 3,2% (thỏa chỉ tiêu
phân tách)
Hình 4. Các cấp phân tách của máy CNC
Áp dụng chỉ tiêu phân tách, ta thấy rằng các bộ phận cần
được phân tách cụ thể hơn bao gồm: trục chính mang dao,
bàn máy, hệ thống tưới nguội, tủ điện, hệ thống làm mát máy
và băng tải phoi. Quá trình phân tách các bộ phận này cho
phép thu được cấp phân tách thứ 2 của máy. Thực vậy, kiến
thức chung của máy cho phép xác định được bộ phận nào
của máy có thể phân tách chi tiết hơn, bộ phận nào không
thể phân tách chi tiết nữa. Cụ thể: bàn dao có thể phân tách
theo các trục X, trục Y, trục Z; trục chính có thể phân tách
thành moto điện và các chi tiết dẫn hướng khác; hệ thống
tưới nguội phân tách thành bơm, hệ thống làm lạnh; hệ thống
làm mát máy có thể phân tách thành bơm, quạt, hệ thống khí
nén, hệ thống băng tải phoi và tủ điện không thể phân tách
được nữa do đó quá trình phân tách áp dụng cho các bộ phận
này dừng lại mặc dù thỏa mãn chỉ tiêu phân tách. Đồng thời
trong quá trình phân tách, tác giả cũng sử dụng giả thiết để
xác định năng lượng tiềm năng của các chi tiết tương ứng tại
cấp phân tách 2: nguyên công cắt thực hiện là nguyên công
phay bề mặt và trục chuyển động nhiều nhất theo phương X,
do đó năng lượng tiềm năng của trục X bằng với năng lượng
tiềm năng của bàn chạy dao, các trục còn lại coi như bằng
không. Áp dụng công thức tính toán khả năng tiết kiệm năng
lượng G_i ta có thể tính toán được phần trăm năng lượng có
thể tiết kiệm được của từng chi tiết máy ở cấp độ phân tách
2 như được biểu diễn trên Hình 4. Từ đó có thể xác định
được các chi tiết là nguyên nhân gây ra thất thoát năng lượng
của máy (được biểu diễn bằng nét đỏ) trong Hình 4 dẫn đến
hiệu quả kém trong sử dụng năng lượng của máy.
5. Kết luận
Trong bài báo này, một phương pháp phân tách đánh
giá thực trạng sử dụng năng lượng của máy gia công CNC
được đưa ra. Phương pháp phân tách đánh giá này cho phép
thu được một cái nhìn toàn diện, chi tiết về hiệu quả sử
dụng năng lượng của máy gia công và các bộ phận chi tiết
máy thông qua chỉ số hiệu quả sử dụng năng lượng. Đồng
thời, trong phương pháp phân tách đánh giá này, chỉ tiêu
phân tách đánh giá năng lượng tiêu thụ của máy và các chi
tiết máy được đưa ra cho phép xác định chính xác cấp độ
phân tách phù hợp trong quá trình đánh giá hiệu quả năng
lượng tiêu thụ của máy. Đây là bước quan trọng hỗ trợ cho
việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của máy gia
công. Nó cho phép xác định nguyên nhân gây thất thoát
năng lượng tiêu thụ dẫn dến hiệu quả sử dụng năng lượng
kém của máy.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát
triển tiềm lực Khoa học Công nghệ của Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng trong đề tài có mã số
T2018-06-102.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] T.A.L. Nguyễn, L.N.H. Trần, H. Paris, M. Museau. "Evaluating
energy efficiency of production machine", Proceedings of the First
International Conference on Material, Machines, and Methods for
Sustainable Development, 18-19 May 2018, Danang, Vietnam. No:
Vol 2, 2018, pp. 562-569.
[2] Information on https://www.mckinsey.com/business-
functions/sustainability-and-resource-productivity/our-
insights/pathways-to-a-low-carbon-economy
[3] T. Devoldere, W. Dewulf, W. Deprez, B. Willems, J. R. Duflou,
"Improvement potential for energy consumption in discrete part
production machines", Advances in Life Cycle Engineering for
Sustainable Manufacturing Businesses, Springer, 2007, pp. 311‑316.
[4] T. Gutowski, C. Murphy, D. Allen, D. Bauer, B. Bras, T. Piwonka, P.
Sheng, J. Sutherland, D. Thurston, E. Wolff, "Environmentally Benign
Manufacturing: Observations from Japan, Europe and the United
States". Journal of Cleaner Production, 13 (1), 2005, pp. 1‑17.
[5] J. B. Dahmus, T. G. Gutowski, "An environmental analysis of
machining". ASME 2004 International mechanical engineering
congress and exposition, American Society of Mechanical
Engineers, 2004.
(BBT nhận bài: 28/9/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 17/10/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chi_tieu_phan_tach_danh_gia_nang_luong_tieu_thu_cua_may_cnc.pdf