Chiến lược và Định hướng Chiến lược Thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018-2030

5) Ra quyết định chính trị Để giải quyết vấn đề cần có sự cộng tác chặt chẽ giữa tất cả các cơ quan nhà nước liên quan và sự chấp nhận rõ ràng về vai trò của Cơ quan đầu mối, vì đây là trung gian quan trọng. Sau khi quy trình giải quyết vấn đề đã cho phép các bên tìm được giải pháp cho khiếu nại, điều tối quan trọng là giải pháp như vậy được cấp thẩm quyền chính trị phù hợp của nước sở tại và nhà đầu tư chấp thuận. Để đạt được mục đích này, nhiều biện pháp khác nhau hiện đang được cân nhắc ở các quốc gia bao gồm thành lập các cơ quan chính trị như Hội đồng Bộ trưởng để giám sát việc thực hiện hiệu quả các giải pháp mà Cơ quan đầu mối đã thống nhất. Sự tán thành về chính trị ở cấp cao sẽ bảo đảm để giải pháp cho vấn đề sẽ được thực hiện hiệu quả. 6) Thực thi quyết định Có liên hệ chặt chẽ đến hoạch định chính trị là yêu cầu phải bảo đảm rằng giải pháp đối với khiếu nại đã được đại diện của các cơ quan nhà nước và nhà đầu tư chấp thuận sẽ không bị một trong nhiều cơ quan cố tình lờ đi hoặc không tuân thủ. Hội đồng Bộ trưởng cũng có thể có thẩm quyền thi hành.

pdf124 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược và Định hướng Chiến lược Thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018-2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chậm thực hiện các chính sách hiện hành được thiết kế để hỗ trợ các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước tham gia vào các chuỗi cung ứng FDI. Cụ thể, đây là phân khúc FDI định hướng xuất khẩu và thuộc nhóm tìm kiếm hiệu quả, là lĩnh vực mà sự phát triển của các liên kết thượng nguồn có thể nói làđáng thất vọng nhất và cần có chính sách cụ thể hơn. Ở tất cả các hạng mục xúc tiến đầu tư nước ngoài khác, tình hình có thể nói là thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp FDI thuộc nhóm tìm kiếm hiệu quả, các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều thách thức hơn khi tham gia chuỗi cung ứngvì những công ty này phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn trên thị trường toàn cầu và do vậy không thể thỏa hiệp về chất lượng của các nhà cung cấp. A. Có chính sách kết nối doanh nghiệp FDI đồng bộ  Xây dựng và áp dụng chính sách kết nối doanh nghiệp FDIđồng bộ để giải quyết các điểm yếu và hạn chế của thị trường (bao gồm nhược điểm về điều phối, bất cân xứng thông tin và nhu cầu nâng cấp doanh nghiệp trong nước) và phù hợp với cơ cấu ưu đãi.  Không nên sử dụng tỉ lệ nội địa hóa 100% làm mục tiêu của việc kết nối doanh nghiệp FDIở Việt Nam hay chính sách nội địa hóa, mà thay vào đó một chính sách theo chuẩn thông lệ tốt thường cần căn cứ vào thị trường và tìm cách hỗ trợ đầu tư FDI nhóm tìm kiếm hiệu quả để tối đa hoá tính hiệu quả kinh tế của sản xuất trong nước (kịch bản đôi bên cùng có lợi).  Làm rõ vai trò của Bộ KHĐT, Bộ CT và các bên liên quan khác trong thực hiện chương trình kết nối doanh nghiệp FDI toàn diện. B. Thực hiện các chính sách kết nối doanh nghiệp FDI  Các cấu phầnchính củacác chính sáchkết nối doanh nghiệp FDIthường bao gồm triển khai cơ sở dữ liệu nhà cung cấp, kết nốidịch vụ, chương trình phát triển nhà cung cấpmục tiêu, xúc tiến đầu tư để thu hút nhà cung cấp ngoài nước và cung cấp các ưu đãi hỗ trợ và/hoặc tín dụng A2F để hỗ trợ nâng cấpdoanh nghiệp trong nước. Một số công cụ nêu trên tuy đã 103 được thực hiện hoặc tuyên bố chính sáchđã được ban hành, nhưng việc chủ động triển khai những chính sáchnày vẫn còn yếu và phân tán, hay gặp trở ngại do thiếu ngân sách.  Ở những quốc giacó khung thể chế mạnh, vai trò của Cơ quan Xúc tiến Đầu tư thường bị bó hẹp chủ yếu ở việc giới thiệu nhà cung cấptrong nước, coi như một hoạt độngcung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư và chăm sóc sau đầu tư,cũng nhưxúc tiến đầu tưtheo mục tiêu đểthu hútnhà cung cấp ngoài nướckhi cần. Các ưu tiên từ ngắn hạn đếntrung hạn (2018-2030) 4. Thúc đẩy mạnh nguồn cung kỹ năng để bảo đảm thu hút đầu tư FDI Thế hệ mới. Nhà đầu tưở tất cả các lĩnh vực đều cho biết tình trạng thiếu các kỹ năng cần thiết trong ngành (kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng ngôn ngữ,kỹ năng mềm) là rào cản hàng đầu đối vớităng trưởng và tình trạng này hiện đã kéo theo áp lực tăng lương. Ở nhiều ngành, mức độ thiếu hụt kỹ năng còn chưa được nắm rõ do thiếu dữ liệu. Cung cấp kỹ năngcó thể được coi như một trong số những vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết để duy trì được năng cạnh tranh và thu hútđầu tư FDI thế hệ mới. Các nhóm giải pháp chính được đề xuất: A. Lượng hóa vấn đề  Tiến hành ngay khảo sát quốc gia về cung cầu theo ngành nghề (kỹ thuật, vi tính, tài chính, kế toán, hóa sinh, v.v.) và thường xuyên cập nhật. B. Tiến hành chương trình phối hợp quốc gia  Tiến hành chương trình phối hợp doanh nghiệp-nhà nước đa chiều (như các quốc giakhác đã thực hiện thành công khi đối mặt với tình trạng khủng hoảng kỹ năng tương tự do tăng trưởng nhanh, như Malaysia), kết hợp nhiều nội dung, từ các khóa dạy nghề/chuyển đổi ngắn hạn, cải thiện liên kếtgiữa cơ sở giáo dục –doanh nghiệp và cấp visa dựa trên kỹ năng/tay nghề, tới cải cáchchương trình giáo dục dài hạn và FDI trongngành giáo dục bởi các tổ chứctoàn cầuhàng đầu  Trong trường hợp củaViệt Nam, cần đặc biệt chú trọng kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năngmềm, và nên lồng ghép vào với tất cả các chương trình đào tạo nghề, đào tạo đại học,cũng nhưtạo cho các trường đại học,viện đào tạo nhiều quyền tự chủ hơn để đáp ứngnhu cầu của doanh nghiệp và các cơ hội cộng tác. C. Thúc đẩy đổi mới, sáng tạođồng thời với kỹ năng  Thu hút những cá nhân có bí quyết kinh doanh, ý tưởng,kỹ năngtới Việt Nam làm việc cũngquan trọng đối với FDIthế hệ mới và chuyển giao công nghệnhư việc thu hút các công tycóvốn  Thúc đẩy NC&ƯDtrong nước và thu hútdoanh nghiệp và chất xám từ nước ngoài đòi hỏi có chiến lượcNC&ƯD quốc gia đồng bộ tương tự, kết hợp các ưu đãi đểkhuyến khíchNC&ƯDở các viện trường, khối kinh tế tư nhân và nhà nước, tài trợ khởi nghiệp, hỗ trợ DNVVN... 5. Giới thiệu “Môi trường Kinh doanh 4.0” phù hợp với nhu cầu kinh doanh trong kỷ nguyên số 104 Môi trường kinh doanh và dịch vụG2B của Việt Nam chưa theo kịp tốc độ phát triển của khối kinh tế tư nhân. Một số rào cản thực tế hoặc nhận thức về thủ tục phê duyệt, cấp phép và giấy phép đầu tư, quy định và quy trình lỗi thời, bảo vệ nhà đầu tưchưa tốt...đang gây cản trởđầu tư vào nhữnglĩnh vực mà FDI có thể có giá trị nhất. Cách mạng Công nghiệp 4.0 cần có Môi trường kinh doanh 4.0. A. Cải thiện môi trường kinh doanh chomọi nhà đầu tư  Hãy đề ra những mục tiêu lớn, chuyển từ “chạy theo sau” sang cung cấp môi trường đầu tưvà kinh doanh ưu việt hơn các điểm đến cạnh tranhkhác trong khu vực.  Thay thếcác quy định và hệ thống dùng giấy tờ lỗi thời bằng các giải pháp công nghệ số/trực tuyến –nhờ đó mà giảm tham nhũng (vốn vẫn bị nhà đầu tưcoi là rào cảnhàng đầu đối vớităng trưởng)  Thay thế nguyên tắc chọn cho (positive list) đãlỗi thờivề xác định điều kiện để được cấp giấy phép/hưởng ưu đãi, bao gồmnhiều nhóm hoạt độngưu tiên/được phép, bằng nguyên tắc chọn bỏ (negative list) hạn chế hơn  Hủy bỏ chế độ ưu đãi ngầm đối với đầu tư FDI định hướng xuất khẩu và đầu tư mới – các liên doanh&doanh nghiệp FDI trong các chuỗi cung ứng địa phương thường có tác động lớn hơn về gia tăng giá trị và chuyển giao công nghệ tại chỗ B. Tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và bảo đảm để nhà đầu tưyên tâm  Loại bỏ các chênh lệch và khác biệt hiện tại giữaLuật Đầu tưViệt Nam(2014) và cam kết quốc tếtheo các IIA, FTA, đặc biệt liên quan đến việc sung công, chuyển tiền, đối xử công bằng và giải quyết tranh chấp.  Triển khai Cơ chế Phản hồi Nhà đầu tư có hệ thống (SIRM) để giúp nhà đầu tưyê tâm & giải quyết tranh chấp ở giai đoạn đầu trước khi leo thang thành tranh chấp pháp lý. C. Cải thiệntác động và hiệu quảđối thoại công tư  Xây dựng quan hệ đối tác thực sự (PPD) và sự tin tưởng giữa nhà nước và các lãnh đạo doanh nghiệp thực sự (cả doanh nghiệp sở hữu trong nước và nước ngoài) để cải thiệnchất lượng, tăng cường sự ổn định và đồng bộ trong quy định luật phápvà ưu tiên việc thực hiện các cải cáchquan trọng nhất, bao gồmnhững cải cách khó khăn (chính sáchcho ngành công nghiệp ô tô, mở cửa thị trường thu hút FDI,v.v.)  Rà soát và bảo đảm hoạt động của các nhóm công táccủa DĐDNVN phù hợp với các ưu tiên ngành theo Chiến lược Thu hút FDI mới 6. Cải tổ toàn diện khung chính sách ưu đãi hiện hành và cân đối bằng cách chuyển hướng sang ưu đãi dựa trên hiệu quả Việt Namcần có cơ chế ưu đãi phù hợp hơn với các mục tiêu thu hút FDI thế hệ mới. Ưu đãidựa trên lợi nhuận hướng đến thu hút FDI thường không phù hợp để khuyến khích phát triển nhà cung cấp, công nghệ xanh, đào tạo lực lượng lao động, gia tăng giá trị, v.v.là những lĩnh vực nên áp dụng hoặc tập trung hơn vào ưu đãidựa trên hiệu quả. Tác động cận biên của cơ chế ưu đãihiện hành còn chưa rõ ràng, trong khicần đổi mới tư duy từ cạnh tranh dựa trên ưu đãisang cạnh tranh dựa trên điều kiện đầu tưvà lợi thế so sánh. A. Cần đổi mới tư duy 105  Ở cả trung ương và cấp tỉnhhiện đang có sự hiểu nhầm vềtầm quan trọng củachính sách ưu đãitrong việc thu hútđầu tư FDI. Do vậy, cần đổi mới tư duy từ quan điểm phóng khoáng nhưng lãng phí rằng Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh bằng chi phí (theo kiểu ‘đua nhau ưu đãi’) sang cạnh tranh dựa trên những lợi thế so sánh đặc thù, các tài sản chiến lược, đề xuất giá trị dành chonhà đầu tư (cạnh tranh để vượt lên). B. Tăng cường tác động của ưu đãi  Rà soát, cân đối khung chính sáchưu đãihiện hành trên cơ sở cân nhắc:1) các tiêu chí ‘bổ sung’, 2) cạnh tranh trong ASEAN,3) các mục tiêu thu hút FDI Thế hệ mới  Áp dụng khung chính sách ưu đãi linh hoạt hơn, thông qua ưu đãidựa trên hiệu quả theo đó các công tyđược hưởng ưu đãi dựa trênmức gia tăng giá trị tại chỗ (quy mô quỹ lương trong nước, phát triển kỹ năng, mở rộng hoạt động, chuỗi cung ứng,v.v.) và tác động môi trường tích cực (giảm nguồn lực đầu vào trên mỗi đơn vị đầu ra). C. Cải thiệnquy trình quản lý chế độ ưu đãi  Cung cấp danh mục điện tử dễ sử dụng về các chế độ ưu đãihiện hành cho nhà đầu tư, bao gồm các điều kiện hưởng ưu đãi, thủ tục nộp hồ sơ, cơ quan thực hiện, luật pháp liên quan, v.v.  Rà soát và điều chỉnh các quy trình nộp hồ sơ và phê duyệt ưu đãi đểtăng cường hiểu biết và tính minh bạch (sử dụng danh mục chọn bỏ chứ không dùng chọn cho)  Triển khai hệ thống GS&ĐGvới sự hỗ trợ của phân tích chi phí/lợi íchtoàn diện 7. Mở cửa thị trường ở những lĩnh vực quan trọng là nền tảng làm nên năng lực cạnh tranh và tăng trưởng để thu hút FDI Ở các ngành chủ chốt hiện vẫn tồn tại rào cảntham gia thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, cản trở hoạt động hiệu quảcủa các chuỗi giá trịtoàn cầuhoặc các ngành đóng vai trò “bôi trơn” cho cỗ máy tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh nói chung, nhưviễn thông,dịch vụtài chính. Chấp thuận nguyên tắc và phê duyệt đầu tưlà những cơ chế có tác động tiêu cực đối với FDI. A. Nới lỏng rào cản pháp lý trong một số lĩnh vực  Rà soát một cáchcó hệ thống sự phù hợp của các quy định hạn chế pháp lý, lập quyhiện hành và các rào cản thủ tục đối với đầu tư FDI trong các ngành nghề ưu tiênchính để thu hút FDI thế hệ mới (như nông nghiệp, du lịch, khoa học đời sống, giao thông vận tải, truyền thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ môi trường, giáo dục, y tế, v.v.)  Nới lỏng hạn chế về sở hữu nước ngoài và góp vốn nước ngoài trong các ngànhchủ chốt căn cứ trênđánh giá kỹ lưỡng về chi phí/lợi íchtrên cơ sở cân nhắc các mục tiêu phát triển kinh tế B. Giải quyết các rào cảnthực tếđang cản trở khuyến khích đầu tư FDI  Đánh giá lại các mục tiêu và sự hợp lý của quy định chấp thuận chủ trương đầu tưở tất cả các ngành. Trong hầu hết các trường hợp, chấp thuận chủ trương là không cần thiết và không thay thế cho các quy định tốt và giám sát để bảo vệ lợi ích chung.  Sân chơi bình đẳng: bảo đảm nguyên tắc trung lập cạnh tranhbằng cách rà soát và loại bỏ rào cản về cơ cấu dẫn tới đối xử ưu tiên cho DNNN và các doanh nghiệp trong nước có quan 106 hệ chính trị (hay được cho là quan hệ), đặc biệt ở những lĩnh vực đầu vào quan trọng như kim loại, hóa chất, nông nghiệp và dịch vụ tài chính. 8. Áp dụng chính sách về xúc tiến chiến lược đầu tư FDI ra nước ngoài Đầu tư FDI ra nước ngoài (OFDI) có thể góp phần đáng kể vào việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Thu hút FDIThế hệ mớicủa Việt Nam, bao gồmđa dạng hóakinh tế, chuyển giao công nghệ và nâng cấpnăng lực trong nước trongcác ngành nghề ưu tiên. Đầu tư FDI ra nước ngoàiđã là một phần nhiệm vụ của Cục ĐTNN, nhưng hiện mới chỉ dừng ở chức năng giám sát hành chính và phê duyệt. Cần thực hiện phân tích chi tiết hơn để xác định kết quả đạt được hiện tại liên quan đến các chức năng trên đây trước khi xác định các mục đích thực hiện chiến lượccó thể lượng hóa được, kèm theo khung thời gian cụ thể. A. Xây dựng chính sáchvề chiến lược đầu tư FDI ra nước ngoài  Rà soát các chính sáchOFDI hiện hành, các chính sách và chương trìnhtheo thuẩn thông lệ quốc tếtối ưu do các quốc giatrong và ngoài khu vựcthực hiện, bao gồm cả các nước đang phát triển  Xây dựng định hướngđể nâng cao vai trò chiến lược, xúc tác của đầu tư FDI ra nước ngoàinhư một phần không thể thiếu của Chiến lược Thu hút FDIThế hệ mớicủa Việt Nam  Thiết kế các công cụ chính sáchvà chương trìnhcụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước mua công nghệ&bí quyết kinh doanh trong các ngành nghề ưu tiên B. Thực hiện chính sáchđầu tư FDI ra nước ngoài  “Cục ĐTNN mới” sẽ thực hiện chính sáchOFDI mới. Cũng như đối với FDI từ nước ngoài, cần bảo đảm tách biệt chức năng phê duyệt đầu tưliên quan đến đầu tư FDI ra nước ngoàivới chức năng xúc tiếnđầu tư chiến lược.  Chuyển trọng tâm từ chấp thuận chủ trương và phê duyệt OFDI sang hỗ trợ OFDI của cácdoanh nghiệp Việt Namhoạt động trongnhững ngành nghề ưu tiên bằng cách giảm chi phí và rủi ro đầu tư ra nước ngoài (ví dụ: thông qua việc cung cấp dịch vụthông tin và hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính,bảo hiểm và bảo lãnh đầu tư) Tám lĩnh vực cải cáchđột phá đề xuất tuy cấu thành các khuyến nghị định hướng chiến lược phù hợp, nhưng mỗi khuyến nghị đều khá phức tạp, vì vậy đòi hỏi phân tích sâu hơn và có sự cân nhắc chi tiết với các cơ quan đối tác và bên liên quan chính để hoàn thiệnvà điều chỉnh các thông lệ quốc tế tối ưubảo đảm kết quả thực hiện tối đa phù hợp với Việt Nam. Thực hiện các nghiên cứu cần thiết để thiết kế các biện pháp cải cáchchi tiết cho từng khuyến nghị trên tuy nhiên không thuộc phạm vi của hoạt động xây dựng Chiến lược Thu hút FDIThế hệ mới. Do vậy, trong bước tiếp theo sẽ thực hiện tham vấn và trao đổi chi tiết hơn vớiCục ĐTNN và Bộ KTHĐvề cải cách khung thể chếđề xuất và tăng cường nền tảng (pháp lý) cho việc thực hiện chiến lược này, có thể gồm: A. ‘Điều chỉnh’ 2 năm cuối của Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 2011-2020, với mục tiêu tương tự với mục tiêu của Nghị quyết 103/NQ-CP, của Thủ tướng, năm 2013, quy định rõ về cải tổ 107 khung thể chếphù hợp với khuyến nghịđể tạo ra một khung thể chếlồng ghép và có đầy đủ chức năng để thực hiện hiệu quảchiến lược này; B. Lồng ghép, nếu cần, các khuyến nghịliên quan đến môi trường đầu tưtrong bản sửa đổi, bổ sung năm 2018 của Luật Đầu tư2014. 108 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tài liệu tham khảo Phụ lục 2: Từ viết tắt Phụ lục 3: Rà soát các quy định về Bảo vệ nhà đầu tư của Luật Đầu tư Phụ lục 4: SIRM là gì? Sơ đồ quy trình chung Phụ lục 5: Các xu hướng tăng trưởng FDI và Bảng ma trận lựa chọn ngành nghề 109 Phụ lục1: Tài liệu tham khảo Cusolito, A., Safadi, R.,D., Taglioni. 2015. “Chuỗi giá trịToàn cầu Hòa nhập: Các phương án chính sáchtrong thương mại và các lĩnh vực bổ sung để doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nước đang phát triển thu nhậpthấp gia nhập CGTTC”. Tài liệu nghiên cứu Nhóm NHTG (cùng với OECD). Farole, T. và D., Winkler. 2015. “Vai trò của Đặc điểm, Năng lực Hấp thụ,Khung thể chếDoanh nghiệp nước ngoài cho Hiệu ứng lan tỏaFDI.”Tạp chí Ngân hàng và Kinh tế Tài chính, tháng 5 năm 2015, Tập 1, Số 3, tr. 77-112. Chính phủ Việt Nam. 2014. Luật Đầu tư. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ Việt Nam. 2015. Nghị định Phát triển Công nghiệp phụ trợ số 111/2015/NĐ-CP.3/11/2015. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Chính phủ Việt Nam. 2016. Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hộiViệt Nam Giai đoạn 2011-2020. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Chính phủ Việt Nam. 2017. Quyết định 68/2017 phê duyệt Chương trình phát triểncông nghiệp phụ trợ, 2016-2025. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. IFC. 2014. Chiến lược Tăng FDI trong Nông Lâm, Ngư nghiệp: Phân tích Chẩn đoán Ban đầu và Đánh giá Tiểu Ngành Nông nghiệpƯu tiên Javorcik, Beata Smarzynska. 2004. "Đầu tư Trực tiếp Nước ngoàicó làm Tăng Năng suất củaCác doanh nghiệp trong nước? Tìm kiếm Hiệu ứng lan tỏa Thông qua Liên kết Thượng nguồn," Tạp chí Kinh tếHoa Kỳ 94(3), 605-627. JICA.2016. PPT về Tình hình –Vấn đề –Định hướng cho Ngành công nghiệp Ô tô và Phụ tùng Ô tô Việt Nam Kee, Hiau Looi. Sắp xuất bản. “Đầu vào Trung gian Trong nướcvà Hiệu ứng lan tỏaChia sẻ với Nhà cung cấpcủaĐầu tư Trực tiếp Nước ngoài” Tạp chí Phát triểnKinh tế. Konings, Jozef. 2001. "Ảnh hưởng của Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài on Các doanh nghiệp trong nước." Tính Kinh tế của Chuyển đổi 9(3), 619-633.Lall, S. 1992. “Năng lực Công nghệ và Công nghiệp hóa.” Phát triển Thế giới, Tập 20 Số 2: 165-186. Cơ quan Phát triểnCông nghiệp Malaysia (MIDA). 2009. “Đầu tưvào Khu vực Sản xuất của Malaysia: Chính sách, Ưu đãi và Công cụ”. [Truy cập: entives_Facilities/MIMSed0409(Eng).pdf] Monge-González, Ricardo và Juan Antonio Rodríguez-Álvarez. 2013. “Đánh giá Tác động của Đổi mới và Chương trìnhPhát triển Liên kết ở Costa Rica: Trường hợp của PROPYME và CR Provee”. Tài liệu nghiên cứuIDB. Newman, Carol, John Rand, Theodore Talbot và Finn Tarp. 2015. Chuyển giao công nghệ, Đầu tư Nước ngoài và Hiệu ứng lan tỏa của Năng suất–Bằng chứng ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tếChâu Âu 76: 168- 187. UNCTAD. 2011. Làm thế nào để Tạo ra và Hưởng lợi từ Kết nối doanh nghiệp FDI-DNVVN: Bài học từ Malaysia và Singapore (Loạt bài về Thông lệ tối ưutrong Đầu tưcho Phát triển). 110 Bộ Công Thương Việt Nam’s. 2016. “Nghiên cứu Đề xuất Phát triển Công nghiệp phụ trợthông qua Thúc đẩy Liên kết và Cung ứng cho các Tập đoàn đa quốc giaHoạt động trong ngành Điện tửcủaViệt Nam”. Ngân hàng Thế giới/Tổ chức Tài chính Quốc tế 2015. Vai trò Hiện tại và Tương lai của Việt Nam trong Chuỗi giá trị Công nghệ Toàn cầu Thông tin và Truyền thông -Báo cáo Cơ sở cho Việt Nam 2035 Ngân hàng Thế giới/Tổ chức Tài chính Quốc tế 2015. Chuỗi giá trị Toàn cầu Xe điện Việt Nam -Báo cáo Cơ sở cho Việt Nam 2035 Ngân hàng Thế giới/Tổ chức Tài chính Quốc tế 2015. Tổng quan về Công nghiệp Dệt May Việt Nam -Báo cáo Cơ sở cho Việt Nam 2035. Ngân hàng Thế giới. 2016. Kế hoạch triển khaiTăng trưởng và Năng suấtDNVVN, FY16-19. Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh, Ban Môi trường đầu tư, Thương mại và Năng lực cạnh tranh Toàn cầu. Washington, DC: Ngân hàng Thế giới. Ngân hàng Thế giới. 2016. Ưu đãiHành vi đối vớiLiên kết. (dự thảo). Ban Môi trường đầu tư, Thương mại và Năng lực cạnh tranh Toàn cầu. Washington, DC.: Ngân hàng Thế giới. Ngân hàng Thế giới. 2016. Improving Liên kết for Domestic Value Addition. (PPT). Ban Môi trường đầu tư, Thương mại và Năng lực cạnh tranh Toàn cầu. Washington, DC.: Ngân hàng Thế giới Ngân hàng Thế giới. 2016.Chẩn đoánQuốc giaViệt Nam(SCD) Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch Đầu tưViệt Nam. 2016. Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ. Washington, DC: Ngân hàng Thế giới. Ngân hàng Thế giới. 2016. Việt Namở Ngã ba Đường: Tham gia vào Thế hệ mớicủa Chuỗi giá trịToàn cầu. Washington DC: Nhóm Ngân hàng Thế giới. Ngân hàng Thế giới.2017. Rắc rối trong Sản xuất? Tương laicủa Phát triển theo Định hướng Sản xuất Ngân hàng Thế giới.2017. Việt Nam: Cải thiệnNăng lực cạnh tranh Doanh nghiệp và Liên kếtDNVVN- Bài học từ kinh nghiệm quốc tế và trong nước. 111 Phụ lục 2: Từ viết tắt ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á HĐHTKD Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh BTA Hiệp định Thương mạiSong phương BPaaS Quy trình Doanh nghiệp dưới dạng Dịch vụ BPM Quản lý Quy trình doanh nghiệp BPO Gia công Quy trình doanh nghiệp CAGR Tỷ lệ Tăng trưởng Gộp Hàng năm TTNDN Thuế Thu nhậpDoanh nghiệp DDI Đầu tư Trực tiếp Trong nước SKHĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư EAEU Liên minh Kinh tếÂu-Á ESS An toàn Môi trườngvà Xã hội EUVFTA Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam FET Đối xử công bằng, bình đẳng FDI Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài Cục ĐTNN Cục Đầu tư Nước ngoài FTA Hiệp định thương mại tự do G2B Từ nhà nước tới doanh nghiệp GDP Tổng Sản phẩm Quốc nội CGTTC Chuỗi giá trịToàn cầu IIA Hiệp định đầu tưQuốc tế CNTT Công nghệ Thông tin XTĐT Xúc tiến đầu tư IPA Cơ quan xúc tiến đầu tư KPO Gia công Quy trình tri thức LD Liên Doanh Luật DN Luật Doanh nghiệp Luật ĐT Luật Đầu tư GS&ĐG Giám sát,đánh giá TĐĐQG Tập đoàn đa quốc gia 112 Bộ CT Bộ Công Thương Bộ KTHĐ Bộ Kế hoạch Đầu tư MRO Bảo dưỡng, Sửa chữa và Đại tu (máy bay) NEM Phương thức Đầu tư Xuyên biên giới Không góp vốn NFI Hình thức Đầu tư Mới OBOR Một Vành đai, Một Con đường OFDI Đầu tư Trực tiếp ra Nước ngoài OEM Nhà sản xuất Thiết bị Gốc PPD Đối thoại công tư PPP Đối tác công tư PRC Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa NC&ƯD Nghiên cứu, ứng dụng RCEP Quan hệ đối tác Kinh tếToàn diện Khu vực Châu Á (Trung Quốchỗ trợ) RPA Tự động hóa Quy trình bằng Người máy KHPTKTXH Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội CLPTKTXH Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội SIRM Cơ chế Phản hồi Nhà đầu tư có Hệ thống DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ TIFA Hiệp định Khung Thương mại và Đầu tư TPP Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương WBG Nhóm Ngân hàng Thế giới WEF Diễn đàn Kinh tế Thế giới 113 Phụ lục 3: Rà soát các quy định về Bảo vệ nhà đầu tư của Luật Đầu tư Sung công: Luật ĐT quy định về bảo vệ nhà đầu tư trước việc quốc hữu hóa hoặc sung công các dự án đầu tư tại Điều 9. Hơn nữa, Khoản 3, Điều 5 quy định rằng “Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư”. Tuy nhiên, Điều 9 còn có một số hạn chế. Thứ nhất, Điều này không bảo vệ nhà đầu tư trước các hành vi sung công, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Sung công gián tiếp liên quan đến việc tước đoạt toàn bộ hoặc gần như toàn bộ một khoản đầu tư mà không có chuyển quyền sở hữu tài sản chính thức hoặc tịch biên công khai. Ví dụ bao gồm việc áp dụng các khoản thuế mang tính trừng phạt hoặc chọnlọc khiến cho dự án kinh doanh không thể khả thi về mặt thương mại hoặc chấm dứt giấy phép hoạt động một cách bất hợp pháp. Nhà đầu tư mong muốn được bảo vệ trước tất cả những hành động này của nhà nước. Thứ hai, Luật cũng không quy định rõ về không phân biệt đối xử trong hành động sung công, tuân thủ nguyên tắc đối xử công bằng trong sung công,bồi thường nhanh chóng, hiệu quả, đầy đủ sẽ được thực hiện. Theo chuẩn mực quốc tế (cũng đã được đưa vào các IIA được đánh giá), việc tính toán giá trị bồi thường phải căn cứ trên giá trị thị trường hợp lý của tài sản vào ngày sung công hoặc ngay trước ngày sung công hoặc trước khi việc sung công sắp thực hiện được công bố, chọn thời điểm đến trước. Báo cáo Môi trường đầu tư của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ 2017 cho biết hiện có 2 trường hợp sung công đối với dự án đầu tư của Hoa Kỳ chưa được bồi thường thỏa đáng80. Theo những báo cáo này, một điều đặc biệt quan trọng là phải tăng cường cơ chế bảo đảm về vấn đề sung công cả từ khía cạnh pháp lý và thực thi trên thực tế. Như đã trình bày ở phần trên,các IIA được đánh giá của Việt Nam quy định điều kiện theo chuẩn thông lệ tốt về không phân biệt đối xử, thủ tục tố tụng hợp pháp và đền bù nhanh chóng, đầy đủ, hiệu quả như đề cập trên đây. Vì vậy, việc đưa những nội dung này vào luật pháp trong nước sẽ không chỉ củng cố, mà còn bảo đảm đối xử công bằng với cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Điều 4 của Luật ĐT quy định rằng trường hợp Luật ĐT trái với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì sẽ áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Điều 5(5) còn quy định thêm rằng Nhà nước tôn trọng các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư kinh doanhmà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Căn cứ trên những quy định này, nên điều chỉnh các quy định của luật pháp trong nước phù hợp với các hiệp định quốc tế để tránh lúng túng khi thực hiện đối với cả cơ quan nhà nước và nhà đầu tư. Chuyển tiền:Điều 11, Luật ĐT, quy định cơ chế bảo lãnh đối với nhà đầu tư muốn chuyển về nước thu nhập từ hoạt động đầu tư, vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư, tiền và các tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư. Nhà đầu tư được tự do chuyển những tài sản trên đây ra khỏi Việt Nam sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam. Ở đây có 3 vấn đề cần lưu ý. Thứ nhất, bảo lãnh này không áp dụng đối với các khoản tiền nhà đầu tư nước ngoài chuyển từ nước ngoài vào. Thứ hai, bảo lãnh nàychỉ quy địnhmột danh mục chung các khoản cần chuyển. Thay vào đó, các IIA hiện đại thường cho phép các khoản chuyển tiền vào và ra liên quan đến khoản đầu tư và đưa ra một danh mục mẫu các giao dịch được phép thực hiện. Điều 11 hiện nay không quy định rõ “tiền bản quyền” và phí cấp phép gắn với chuyển giao công nghệ81. Cuối cùng, Luật ĐT không quy định rõ rằng mọi hoạt động chuyển tiền liên quan đến một khoản đầu tư phải được phép thực hiện không có sự chậm trễ bất hợp lý, bằng một đồng tiền tự do chuyển đổi và theo tỷ giá hối đoái xác định. Các văn bản pháp luật khác tuy có thể đã có quy định chi tiết hơn về bảo lãnh này, nhưng điều quan trọng là Luật ĐT cần áp 80 Sung công và Đầu tư, Báo cáo Môi trường đầu tư 2016, Việt Nam 81Mặc dù Chuyển giao Công nghệ ở Việt Nam chịu sự điều chỉnh của Luật số 07/2017/QH14, Luật Chuyển giao Công nghệ (Luật CGCN 2017), các quy định luật pháp đầu tư hiện tại quy định rõ ràng về việc quy định chuyển giao rộng rãi – tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư và cung cấp sự rõ ràng về phạm vi của quyền nhà đầu tư. 114 dụng một cách tiếp cận tiến bộ vì đây là một trong những văn bản pháp luật đầu tiên mà nhà đầu tư xem xét đến. Ngoài Luật ĐT, Điều 9,Thông tư 1982cũng có quy định về bảo lãnh đối với việc chuyển tiền. Thông tư này cho phép tự do chuyển vốn vào và ra khỏi Việt Nam, với điều kiện việc chuyển vốn đó được thực hiện thông qua “tài khoản vốn đầu tư trực tiếp”. Việc chuyển tiền có thể thực hiện bằng một đồng tiền tự do chuyển đổi qua tổ chức tín dụng được phép. Tuy nhiên, trên thực tế, có thể có những chậm trễ do phải bổ sung hồ sơ và thực hiện thủ tục phê duyệt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN)83. Ngoài ra, nếu báo cáo tài chính của công ty cho thấy có lỗ lũy kế thì việc chuyển tiền về nước sẽ không được phép thực hiện84. Đối xử Công bằng, bình đẳng (FET): Nhà đầu tư nói chung cần một môi trường đầu tư ổn định và minh bạch. Ở một mức độ nào đó, Điều 13, Luật ĐT, và Điều 3,Nghị định 11885,quy định về cơ chế bảo vệ đối với những thay đổi bất lợi về pháp lý bằng cách đưa vào các điều khoản“miễn trừ”, nhưng quy định này chỉ hạn chế về phạm vi và chỉ áp dụng cho các chính sách ưu đãi đầu tư. Như đã trình bày ở phần trên, các chuẩn mựcFET đòi hỏi nhà nước bảo đảm có các nguyên tắc chung về thiện ý, minh bạch, cân xứng, thủ tục hợp pháp và không phân biệt đối xử được tuân thủ ở tất cả các hành vi của chính phủ đối với nhà đầu tư. Không như các IIA của Việt Nam, Luật ĐT không có sự bảo đảm rõ ràng về đối xử công bằng. Tại một số điểm, Luật có các quy định về mức độ chắc chắn đối với việc áp dụng các quy định – ví dụ Điều 4 quy định rằng trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật ĐT và các luật khác về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật ĐT (trừ trình tự, thủ tục đầu tư kinh doanh theo quy định tại Luật chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật dầu khí).Các luật khác như Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật cũng quy định về yêu cầu minh bạch và công bố thông tin, theo đó tất cả các văn bản pháp luật phải được công bố trực tuyến để lấy ý kiến trong 60 ngày,đăng trên Công báo trước khi đưa vào thực hiện. Khi soạn thảo thông tư, hướng dẫn, hầu như không có thông báo hay cơ hội góp ý. Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm Pháp luật thuộc Bộ Tư Pháp cũng giám sát và đánh giá các văn bản quy phạm pháp luậtsau khi ban hành để bảo đảm tuân thủ với toàn bộ hệ thống pháp luật. Điều 6(4), Luật ĐT, quy định phải minh bạch và khách quan khi quy định điều kiện về các “Ngành nghề đầu tư kinh doanhcó điều kiện”. Mục 2,Nghị định 118,quy định rằng “điều kiện đầu tư” cần được công bố tại Cổng Thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia trong thời hạn quy định. Tuy những quy định này cam kết về việc “công bố” các tiêu chí và điều kiện cụ thể, nhưng vẫn có thông tin về việc nhà đầu tư nhận thấy vẫn tồn tại tình trạng thiếu minh bạch vàtuân thủ thủ tục hợp pháp trong một số thủ tục cấp phép kinh doanh. Một khảo sát của thành viên Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) ở khu vực ASEAN vào tháng 3 năm 2017 cho thấy việc thực thi luật pháp ở Việt Nam là một 82 Thông tư 19, hướng dẫn Quản lý Ngoại hối đối với hoạt động Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, =en 83 Ngoại hối và chuyển tiền, Báo cáo Môi trường đầu tư 2017, Việt Nam 84 Nam-briefing.com/news/understanding-foreign-exchange-control-Vietnam.html/ 85 115 trong những rào cản hàng đầu đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ tại Việt Nam86. Báo cáo này cũng đề cập đến việc thực hiện các quy định một cách thiếu công bằng, bất bình đẳng. Tham chiếu rõ ràng tới những bảo đảm trong chuẩn mực FET sẽ hữu ích trong việc bảo đảm về sự chắc chắn của các nguyên tắc áp dụng, tránh diễn giải tùy tiện chuẩn mực FET, và nhìn chung tạo ra cảm giác yên tâm cho nhà đầu tư. Không như MFN và NT là các chuẩn mực đối xử mang tính tương đối (nghĩa là bảo vệ tương đối nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài khác), FET là chuẩn mực tuyệt đối. Do vậy, bất kể nhà đầu tư trong nước được đối xử như thế nào, FET yêu cầu chuẩn mực đối xử tối thiểu như vậy với nhà đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh tất cả các IIA được rà soát đã có chuẩn mực FET, việc đưa chuẩn mực này vào luật pháp trong nước có thể: (i) bảo đảm có chuẩn mực công bằng trong đối xử với cả nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, (ii) quy định rõ về phạm vi của chuẩn mực FET, (iii) góp phần thực hiện tốt hơn chuẩn mực này ở Việt Nam. Liên quan đến không phân biệt đối xử, Luật ĐT và Nghị định 118 đều không có điều khoản rõ ràng về không phân biệt đối xử. So sánh luật định về đầu tư trong nước với các cam kết quốc tế của Việt Nam Cơ chế bảo đảm về Bảo vệ nhà đầu tư Luật Đầu tư Việt Nam BIT Việt Nam –Phần Lan FTA Châu Âu - Việt Nam ACIAASEAN Nguyên tắc Đối xử Quốc gia (NT) Không có quy định rõ ràng. Có (Điều 3.1) Có (3.2) Có Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) Không có quy định rõ ràng. Có (Điều 3.2) Có (4.1.).Trong giai đoạn trước và sau đầu tư cho nhà đầu tư theo các FTA. Chỉ có trong giai đoạn sau đầu tư đối với các bên không tham gia. Có Đối xử công bằng, bình đẳng (FET) Không có quy định rõ ràng. Có (Điều 2.2) Có (Điều 14) Có Bảo vệ trước sung công Có, nhưng chưa đầy đủ Chỉ có quy định chung về “không quốc hữu hóa hoặctịch thu” Có (Điều 5) Có (Điều 16) Có Chuyển đổi tiền tệ và chuyển tiền Có, nhưng chưa đầy đủ Có (Điều 7) Có (Điều 17) Có Quy định về giải quyết tranh chấp Có, nhưng chưa đầy đủ Có (Điều 9) Có (Phần 3. Chương II) Có Giải quyết tranh chấp: Điều 14, Luật ĐT,đề cập cả đến tranh chấpgiữa nhà đầu tư với nhà nướcvà giữa nhà đầu tưvới nhau. Luật ĐT quy định rằng mọi tranh chấp liên quan đến đầu tư tại Việt Nam trước tiên 86Truy cập 2017.pdf 116 phải được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, sau đó mới sử dụng trọng tài hoặc tòa án. Tuy nhiên, Luật ĐT không quy định thời hạn cho thương lượng hoặc tham vấn, để sau đó nhà đầu tư có thể chuyển tranh chấp lên trọng tài hoặc ra tòa án tại Việt Nam. Về tranh chấp giữa nhà đầu tư với nhau (tối thiểu một bên là nhà đầu tư nước ngoài), luật quy định rằng nhà đầu tư có quyền giải quyết thông qua tòa án địa phương, trọng tài trong nước hoặc trọng tài quốc tế. Theo Điều 14.3, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan nhà nước liên quan đến đầu tưcủa Việt Nam có thể được giải quyết bởihội đồng trọng tài hay tòa án của Việt Nam hoặc thông qua các biện pháp như quy định trong các IIA mà Việt Nam ký kết. Mọi tranh chấp liên quan đến các quyền đối với bất động sản, như quyền sử dụng đất, tại Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền riêng của tòa án Việt Nam87. Việt Nam là một quốc gia thành viên của Công ước New York (NYC)88. Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) của Việt Nam cho phép thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo quy định của NYC89. Về nguyên tắc, việc công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được phép thực hiện; nếu phán quyết đó được đưa ra từ một quốc gia đã ký hoặc gia nhập công ước quốc tế liên quan (NYC);trên cơ sở có đi có lạimà không yêu cầu ký kết hoặc gia nhập công ước quốc tế. Phán quyết của trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành ở Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành. Trên thực tế, đây vẫn là một điểm yếu lớn của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), năm 2014, 19/44 phán quyết được xuất trình để công nhận và cho thi hành đã bị bác bỏ90. Lý do chủ yếu là do cách diễn giải theo nghĩa rộng và thẩm quyền quá lớn của tòa án Việt Nam trong việchủy hiệu lực phán quyết trọng tài. Điều 439,BLTTDS, quy định căn cứ mà tòa án có thể sử dụng để không công nhận hoặc cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài– nếu phán quyết đó “trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Nhưng do chưa có hướng dẫn cách hiểu về nội dung cấu thành “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” nên dẫn tới việc tòa án có quyền tự quyết rất rộng khi diễn giải và áp dụng điều này. Kết quả làtòa án Việt Nam thường thụ lý lại nội dung của phán quyết. Sự thiếu chắc chắn và khó tiên liệu liên quan đến việc thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài có thể là một yếu tố cản trở những nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng và vẫn là một thách thức đối với những nhà đầu tư nước ngoài hiện hoạt động ở Việt Nam. Ngoài ra, việc thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài ở Việt Nam được cho là tốn thời gian do quy trình không hiệu quả trong việc thẩm định tài sản của bên phải thi hành phán quyết91. Những vấn đề khác ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống trọng tài và tòa án trong nước là thiếu đào tạo đầy đủ về pháp lý đối với thẩm phán và trọng tài viên ở Việt Nam, do đó thường dẫn tới sự không thống nhất hoặc sự tùy tiện trong diễn giải luật pháp92. Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài cũng cho biết về tình trạng thiên vị và thiếu minh bạch của hệ thống tòa án trong nước khi các thẩm phán có thể hủy một số phán quyết theo hướng có lợi cho DNNN hoặc các bên trong nước93. 87 Đầu tư nước ngoài, Clifford Chance, tháng 9 năm 2016; file:///C:/Users/wb442261/AppData/Local/Microsoft/Windows/INetCache/IE/BNLERM65/Foreign_Investment_2016_6033720. pdf 88 Công ước về Công nhận và thi hành Phán quyết Trọng tài Nước ngoài, cũng được biết đến là Công ước New York, được Liên hợp quốc thông qua tại một hội nghị ngoại giao ngày 10 tháng 6 năm 1958 và có hiệu lực từ 7 tháng 6 năm 1959. 89 Luật số 92/2015/QH13,Bộ luật Tố tụng Dân sự, Phần thứ bảy, Chương XXXV 90 Báo cáo từ Nhóm Công tác Đầu tư và Thương mại 2015, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 91 Id 92 Báo cáo Môi trường đầu tư Hoa Kỳ 2017, Việt Nam 93 Id 117 Phụ lục 4: SIRM là gì? Sơ đồ quy trình chung Cơ chế Hồi đáp Nhà đầu tư có Hệ thống là gì? Mục đích của SIRM là hỗ trợ chính phủ xử lý tốt hơn khiếu nại của nhà đầu tư, ít nhất liên quan đến những lĩnh vực sau đây trong việc bảo vệ nhà đầu tư và các rủi ro chính trị: sung công, vi phạm hợp đồng, hạn chế về chuyển tiền và chuyển đổi ngoại tệ, cũng như những thay đổi bất lợi về pháp lý, những hành động khó lường trước của nhà nước. Vì không có SIRM theo chuẩn “thông lệ tối ưu” lý tưởng nên nhiều quốc gia đã xây dựng phiên bản riêng để phòng ngừa tranh chấp, từ đó cho ra những nội dung theo chuẩn thông lệ tốt sau đây về SIRM: 1) Cơ quan đầu mối Đây là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quyền hạn được trao theo luật pháp và/hoặc quy định, chịu trách nhiệm thực hiện SIRM. Cơ quan đầu mối có thể là một bộ/ban ngành đã có hoặc có thể cần thành lập mới. Cơ quan đầu mối cần có khả năng thực hiện những chức năng sau đây:  Thu thập thông tin từ các cơ quan nhà nước liên quan có tiếp xúc với nhà đầu tư/làm phát sinh khiếu nại;  Cung cấp kênh chia sẻ thông tin giữa các bộ/ban ngành nhà nước;  Có thông tin kịp thời về các vấn đề từ nhà đầu tư (cơ chế cảnh báo sớm);  Tham vấn với nhà đầu tư để giải quyết vấn đề;  Điều phối/làm việc với các cơ quan nhà nước khác để đưa ra giải pháp cho khiếu nại của nhà đầu tư;  Bảo đảm thủ tục SIRM được điều chỉnh phù hợp để giải quyết vấn đề hiệu quả. 2) Chia sẻ thông tin Thông qua chia sẻ thông tin để tạo điều kiện để Cơ quan đầu mối điều phối truyền đạt những thông tin liên quan cho các cơ quan có khả năng làm phát sinh hay có liên đới đến khiếu nại. Chia sẻ thông tin có thể liên quan đến những thông tin về nội dung và phạm vi của nghĩa vụ được quy định trong các IIA, hoặc thông báo cho số lượng lớn nhất có thể các cơ quan nhà nước về sự tồn tại và mục đích của Cơ quan đầu mối để các cơ quan này biết phải liên hệ với ai trong trường hợp có nghi ngờ về sự thống nhất của biện pháp/hành động của họ với IIA, hoặc nếu có mâu thuẫn với nhà đầu tư nước ngoài. 3) Cơ chế cảnh báo sớm Cơ chế cảnh báo sớm cho phép Cơ quan đầu mối biết về khiếu nại càng sớm càng tốt (ví dụ: trực tiếp thông qua khối kinh tế tư nhân, hoặc thông qua hiệp hội doanh nghiệp, phòng thương mại, v.v.) 4) Phương pháp giải quyết vấn đề SIRM nên cung cấp phương pháp giải quyết vấn đề cho các bên để tìm kiếm một giải pháp cho khiếu nại dựa trên lợi ích (ví dụ: tìm kiếm sự thật, lấy ý kiến của chuyên gia bên thứ ba). Tìm giải pháp cho khiếu nại dựa trên hiệp định đầu tư quốc tế và luật đầu tư thường không đơn giản. Hệ thống luật pháp đầu tư thường phức tạp và các quyết định của hội đồng, những diễn giải có thể đưa ra đều khó có thể tiên lượng được. Vì thế, các quốc gia có thể chọn cách chỉ định một nhóm chuyên gia để hỗ trợ Cơ quan đầu mối đạt được giải pháp đối với một khiếu nại cụ thể. Nhóm chuyên gia có thể bao gồm những người 118 hành nghề luật, học giả hoặc người làm chuyên môn khác và đóng vai trò cơ quan tư vấn chuyên môn độc lập. 5) Ra quyết định chính trị Để giải quyết vấn đề cần có sự cộng tác chặt chẽ giữa tất cả các cơ quan nhà nước liên quan và sự chấp nhận rõ ràng về vai trò của Cơ quan đầu mối, vì đây là trung gian quan trọng. Sau khi quy trình giải quyết vấn đề đã cho phép các bên tìm được giải pháp cho khiếu nại, điều tối quan trọng là giải pháp như vậy được cấp thẩm quyền chính trị phù hợp của nước sở tại và nhà đầu tư chấp thuận. Để đạt được mục đích này, nhiều biện pháp khác nhau hiện đang được cân nhắc ở các quốc gia bao gồm thành lập các cơ quan chính trị như Hội đồng Bộ trưởng để giám sát việc thực hiện hiệu quả các giải pháp mà Cơ quan đầu mối đã thống nhất. Sự tán thành về chính trị ở cấp cao sẽ bảo đảm để giải pháp cho vấn đề sẽ được thực hiện hiệu quả. 6) Thực thi quyết định Có liên hệ chặt chẽ đến hoạch định chính trị là yêu cầu phải bảo đảm rằng giải pháp đối với khiếu nại đã được đại diện của các cơ quan nhà nước và nhà đầu tư chấp thuận sẽ không bị một trong nhiều cơ quan cố tình lờ đi hoặc không tuân thủ. Hội đồng Bộ trưởng cũng có thể có thẩm quyền thi hành. Ví dụ về loại dữ liệu được thu thập trong Công cụ Theo dõi SIRM Thông tin chi tiết về Nhà đầu tư Dự án có liên quan đến khiếu nại Chi tiết về khiếu nại và ảnh hưởng Giải quyết khiếu nại Hiện trạng khiếu nại  Họ tên  Thông tin liên hệ  Ngành nghề  Quốc gia xuất xứ  Quy mô doanh nghiệp (doanh thu/doanh số)  Năm thành lập  Tên  Ngành nghề  Quy mô dự án (đầu tư)  Nhà tài trợ/Bên cho vay/Đối tác  Địa điểm  Lợi ích Dự án (Việc làm, Thuế)  Xuất khẩu  Nhập khẩu  Trình bày khiếu nại  Phân loại  Các bên có liên quan  Hành động do nhà đầu tư thực hiện trong quá khứ (tham vấn, khởi kiện (đơn khởi kiện đã nộp – khi nào, tòa án nào, kết quả)  Chi phí phát sinh cho tới hiện tại(khi khiếu kiện)  Hành động đầu tư mà nhà đầu tư cân nhắc/có thể cân nhắc (rút vốn, không mở rộng hoạt động, hoãn đầu tư)  Vốn đầu tư gặp rủi ro  Hành động của cơ quan đầu mối (ngày lưu hồ sơ, giao vụ việc cho ai)  Theo dõi tình hình với Cơ quan liên quan (ngày thông tin, kết quả)  Đóng hồ sơ (đã giải quyết, chuyển thành tranh chấp pháp lý, rút hồ sơ)  Đang giải quyết 119 120 Phụ lục 5: Phần về các xu hướng đầu tư FDI và Bảng ma trận lựa chọn ngành nghề CAGR (2011-16) - (2006-11) Việt Nam Rồng Châu Á Hổ Châu Á I. Công nghệ cao/ICT 8,3% 0,1% 6,5% Hàng không Vũ trụ -1,2% -12,7% -14,2% Năng lượng thay thế/tái tạo 7,1% 24,2% 30,3% Công nghệ sinh học 20,0% -35,0% 24,9% Máy móc, thiết bị Kinh doanh 27,7% 5,9% 20,9% Truyền thông -8,1% 6,3% 17,2% Thiết bị y tế 50,4% -1,5% -23,1% Bán dẫn -19,2% 4,4% -9,5% Phần mềm& Dịch vụ CNTT 7,7% -4,8% 4,5% II. Chế tạo, chế biến 7,9% -14,9% -13,0% Linh kiện, phụ tùng ô tô 1,2% -10,1% -14,7% OEM công nghiệp ô tô 20,4% 16,8% -5,0% Hóa chất 9,0% -21,7% -14,1% Điện tửtiêu dùng 15,4% 7,3% -11,8% OEMngoài công nghiệp ô tô 4,8% -41,4% -40,6% III. Công nghiệp phụ trợ 2,0% -9,4% -11,1% Thảm xây dựng 42,3% 6,0% -4,0% Gốm sứ &thủy tinh -8,5% -20,4% - Linh kiện điện tử 25,7% -16,0% -23,3% Kim loại -13,2% -21,7% -12,9% Giấy, in &bao bì 10,2% - 5,2% Nhựa 33,9% -6,6% -13,4% Cao su -11,5% -21,8% -28,3% Công nghiệp dệt -13,4% -3,3% -6,0% IV. Nông nghiệp 7,5% -3,7% -15,5% Đồ uống 9,8% -8,7% 56,3% Thực phẩm &thuốc lá 3,2% -3,3% -19,0% Sản phẩm gỗ 0,0% - -18,4% V. Máy móc, Hạ tầng Sản xuất -11,2% -23,8% -21,6% Than đá, Dầu và Khí Tự nhiên -18,6% -70,9% -34,2% Động cơ &Tuabin - -40,5% - Máy Công nghiệp; Thiết bị & Dụng cụ -6,5% -14,3% -12,1% VI. Dịch vụ -8,6% -19,9% -5,2% Dịch vụ doanh nghiệp -22,5% -24,2% -9,9% Dịch vụ tài chính 0,3% -21,8% -7,3% Y tế - 16,6% 27,1% Khách sạn & Du lịch -31,5% -20,7% 13,8% Vui chơi Giải trí - -7,5% -15,5% Kho bãi -21,9% 8,3% 4,4% VII. Ngành khác -4,3% -3,4% -4,6% Hàng tiêu dùng -15,7% -0,3% 3,9% Khoángsản - -38,4% - Dược phẩm - -9,7% -29,3% Bất động sản 74,8% - 30,2% Vũ trụ & quốc phòng - - - Vận tải -2,0% -5,9% -15,0% 121 Những quốc gialà đích đến cho đầu tư FDI mới của Hoa Kỳ và Tây Âu (nguồn:FDImarkets, 2018) Quốc gia Đích đến Dự án FDI từ Hoa Kỳ (2003-2017) Anh 4.706 Trung Quốc 4.535 Ấn Độ 3.689 Đức 2.208 Canada 1.776 Pháp 1.671 Mehico 1.521 Úc 1.424 Singapore 1.374 Braxin 1.170 Ai-len 1.132 UAE 1.030 Nhật Bản 944 Hà Lan 895 Tây Ban Nha 867 Hồng Kông 762 Nga 723 Ba Lan 701 Hàn Quốc 561 Bỉ 507 Philippines 497 Thụy Sĩ 483 Italia 450 Malaysia 450 Đài Loan 383 Việt Nam 350 Nam Phi 349 Achentina 337 Thái Lan 331 Rumani 328 Hungary 325 Cộng hòa Séc 307 Thổ Nhĩ Kỳ 297 Colombia 275 Costa Rica 264 Ảrập-Xêút 262 Israel 259 Thụy Điển 258 Đan Mạch 215 Chi-lê 204 Indonesia 191 Phần Lan 163 Bungari 139 Slovakia 134 Áo 132 Peru 128 New Zealand 124 Ai Cập 119 Quốc gia Đích đến Dự án FDI từ Tây Âu (2003-2017) Hoa Kỳ 10.616 Trung Quốc 5.658 Đức 4.526 Anh 4.282 Ấn Độ 3.847 Pháp 3.508 Tây Ban Nha 2.742 Nga 2.558 Ba Lan 2.501 Braxin 2.041 UAE 1.841 Rumani 1.791 Singapore 1.765 Mehico 1.644 Úc 1.631 Hungary 1.270 Canada 1.193 Italia 1.146 Cộng hòa Séc 1.112 Bỉ 1.025 Thổ Nhĩ Kỳ 983 Hà Lan 933 Hồng Kông 911 Nam Phi 872 Malaysia 837 Ailen 814 Bungari 812 Thụy Sĩ 804 Nhật Bản 777 Áo 726 Thụy Điển 679 Việt Nam 651 Slovakia 635 Phần Lan 610 Đan Mạch 601 Ma-rốc 585 Thái Lan 581 Serbia 577 Hàn Quốc 522 Bồ Đào Nha 508 Ukraina 493 Colombia 485 Achentina 477 Chi-lê 473 Philippines 371 Lithuania 370 Indonesia 362 Ảrập-Xêút 339 122 Định hướng ngành chính cho đầu tư FDI mới từ Hoa Kỳ và EU (nguồn:FDImarkets, 2018) Ngành nghề Dự án FDI của Hoa Kỳ (2003-2017) Phần mềm & Dịch vụ CNTT 10.474 Dịch vụ doanh nghiệp 5.558 Truyền thông 2.780 Dịch vụ tài chính 2.713 Máy công nghiệp, Thiết bị & Dụng cụ 2.184 Hóa chất 1.565 Giao thông vận tải 1.300 Thực phẩm & Thuốc lá 1.212 Linh kiện Điện tử 1.116 Linh kiện, phụ tùng ô tô 1.115 Hàng tiêu dùng 1.040 Khách sạn & Du lịch 1.026 Bán dẫn 934 Bất động sản 897 Dược phẩm 895 Thiết bị y tế 836 Máy móc, thiết bị doanh nghiệp doanh 780 Nhựa 683 Than đá, Dầu và Khí Tự nhiên 666 Kim loại 661 OEM công nghiệp ô tô 550 Không gian vũ trụ 549 Công nghệ sinh học 415 Năng lượng tái tạo/thay thế 396 Công nghiệp dệt 384 Đồ uống 356 Điện tử tiêu dùng 286 Giấy, In & Bao bì 265 Cao su 177 Y tế 163 Động cơ &Tuabin 155 Kho bãi 137 Vui chơi Giải trí 131 OEM vận tải trừ ô tô 128 Gốm sứ & Thủy tinh 121 Vũ trụ & quốc phòng 102 Xây dựng & Vật liệu xây dựng 64 Sản phẩm Gỗ 57 Khoáng sản 42 Tổng 42.913 Ngành nghề Dự án FDI của Tây Âu (2003-2017) Dịch vụ doanh nghiệp 10,063 Phần mềm & Dịch vụ CNTT 8,954 Dịch vụ tài chính 7,245 Máy công nghiệp; Thiết bị & Dụng cụ 6,154 Giao thông vận tải 4,763 Truyền thông 3,836 Hóa chất 3,352 Linh kiện, phụ tùng ô tô 3,331 Thực phẩm & Thuốc lá 2,993 Bất động sản 2,818 Kim loại 2,657 Linh kiện Điện tử 2,516 Năng lượng tái tạo/thay thế 2,121 Nhựa 1,935 Khách sạn & Du lịch 1,809 Than đá, Dầu và Khí Tự nhiên 1,678 Hàng tiêu dùng 1,627 Dược phẩm 1,514 OEM công nghiệp ô tô 1,428 Công nghiệp dệt 1,194 Xây dựng & Vật liệu xây dựng 1,095 Giấy, In & Bao bì 932 Không gian vũ trụ 926 Thiết bị y tế 839 Đồ uống 722 Kho bãi 714 Điện tử tiêu dùng 672 Cao su 580 OEM vận tải trừ ô tô 526 Động cơ &Tuabin 517 Bán dẫn 473 Công nghệ sinh học 449 Gốm sứ & Thủy tinh 431 Sản phẩm Gỗ 401 Y tế 398 Máy móc, thiết bị doanh nghiệp 382 Vui chơi Giải trí 245 Chất khoáng 236 Vũ trụ & quốc phòng 204 Tổng 82.730 123 Bảng ma trận Lựa chọn Ngành nghề ưu tiên Tới mức độ nào: Điểm số Bằng chứng • Xúc tiến đầu tư FDI trong lĩnh vực này có khả thi và có nên thực hiện? • Việt Nam có thế mạnh cạnh tranh để cung cấp cho nhà đầu tư trong ngành này không (về quy mô/tăng trưởng thị trường, chi phí, ưu đãi tự nhiên...)? 1-5  Quy mô/tăng trưởng của thị trường trong nước/khu vực; chi phí tương ứng với điểm đến cạnh tranh; sự sẵn có của tài nguyên; chất lượng tương đối của hạ tầng & môi trường kinh doanh • Liệu sản phẩm/dịch vụ trong ngành này có được sản xuất tại bất kỳ nơi nào khác, hay nhà đầu tư phải ở trong nước/khu vực để phục vụ thị trường hay tiếp cận đầu vào? 1-5  Giá trị tương ứng của sản phẩm so với chi phí vận chuyển; nhu cầu tương đối phải sản xuất trong khu vực để phục vụ thị trường một cách cạnh tranh, hoặc sản xuất trong nước để tiếp cận đầu vào (ví dụ: đối với các mỏ hay khu du lịch) hoặc phục vụ khách hàng trong nước (về giáo dục, y tế...) • Nhà đầu tư nước ngoài có mang đến tài sản (thương hiệu/tiếp cận thị trường, SHTT, NC&ƯD, công nghệ, vốn) mà doanh nghiệp trong nước khó có được hay không? 1-5  Tầm quan trọng tương đối của việc xây dựng thương hiệu/tiếp cận thị trường, SHTT, NC&ƯD để thành công trong ngành này; mức độ phức tạp của công nghệ hay mức sử dụng vốn tương đối trong ngành TỔNG 3-15 • Tăng đầu tư FDI trong ngành này có làm gia tăng giá trị cho Việt Nam? • Ngành này có tạo ra giá trị gia tăng cao trên mỗi lao động không (theo đó là tăng mức lương &trình độ)? 1-5  Khoản gia tăng giá trị bình quân/lao động trong ngành này • Đầu tư vào ngành này có làm giảm nhập khẩu của Việt Nam (theo đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện có)? 1-5  Giá trị hiện tại của sản phẩm và dịch vụ nhập khẩu trong ngành này • Nhà đầu tư nước ngoài trong ngành này có giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ tiên tiến cho doanh nghiệp trong nước và người tiêu dùng không? 1-5  Mức độ doanh nghiệp nước ngoài sẽ mang sản phẩm/dịch vụ cải tiến mới tới Việt Nam hoặc sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp hiện có • Nhà đầu tư nước ngoài trong ngành này có làm gia tăng giá trị cho nguyên liệu thô trong nước không? 1-5  Mức độ doanh nghiệp nước ngoài sẽ sản xuấtsản phẩm giá trị cao hơn bằng nguyên vật liệu thô, nhân công hay nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước (như du lịch) • Nhà đầu tư trong ngành này có xu hướng phát triển đối tác trong nước thông qua liên doanh hay nhà thầu phụ không? 1-5  Mức độ doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng lập liên doanh hay ký hợp đồng thuê thầu phụ trong ngành này (để có được bí quyết kinh doanh trong nước hay phải tuân thủ quy định trong nước) TỔNG 5-25 Đánh giá Chung: 8-40 124 Điểm đánh giá: 5 = Rất tích cực 4 = Tích cực 3 = Trung bình 2 = Tiêu cực 1 = Rất tiêu cực Tổng số 27 ngành đại diện cho tất cả các ngành sơ cấp, thứ cấp, tam cấp của nền kinh tế đã được đánh giá theo những tiêu chí này: Sản phẩm & chế biến sơ cấp 1. Hàng nông sản thiết yếu (gạo, cà phê, thủy sản v.v.) 2. Nông nghiệp thay thế nhập khẩu (ngô, thức ăn gia súc, gia súc, v.v.) 3. Nông sản mới giá trị cao (gạo cao sản, cà phê arabica, hải sản, trồng trọt thủy canh v.v.) 4. Khai thác: dầu khí, khoáng sản 5. Chế biến sơ cấp: kim loại cơ bản, khoáng chất & hóa chất 6. Chế biến thứ cấp: kim loại phẩm cấp cao, khoáng chất, hóa chất & nhựa Công nghiệp Nặng 7. Máy móc, thiết bị công nghiệp 8. Công nghệ môi trường (thiết bị phong điện, thái dương năng, bảo tồn nguồn nướcv.v.) 9. OEM công nghiệp ô tô& vận tải 10. Phụ tùng ô tô & vận tải 11. Vật liệu & cấu kiện xây dựng 12. Hàng gia dụng Công nghiệp Nhẹ 13. Hàng Tiêu dùng Nhanh (FMCG) 14. Bao bì 15. Dệt 16. May mặc &Da giày 17. Thành phẩm công nghệ cao & điện tử 18. Linh kiện công nghệ cao & điện tử 19. Dược phẩm & thiết bị y tế Dịch vụ 20. Dịch vụ du lịch bình dân 21. Dịch vụ du lịch đặc biệt giá trị cao 22. Dịch vụ CNTT 23. Dịch vụ tri thức (KPO – kế toán, thiết kế, v.v.) 24. Quản lý Quy trình doanh nghiệp (BPO) 25. Dịch vụ Tài chính/ Công nghệ Tài chính 26. Dịch vụ Giáo dục & Y tế 27. Logistics& MRO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchien_luoc_va_dinh_huong_chien_luoc_thu_hut_fdi_the_he_moi_g.pdf
Tài liệu liên quan