Kết luận
Trong thế kỷ 21, bảo đảm sự tham gia của
người dân vào quản lý nhà nước đã trở thành
một yêu cầu quan trọng bậc nhất của các quốc
gia. Tuy nhiên, hình thức, phạm vi và mức độ
sự tham gia của người dân vào quản lý nhà
nước phụ thuộc rất nhiều vào mô hình quản trị
của mỗi nước. Chính quyền mở có thể xem là
một dạng mô hình quản trị quốc gia hiện đại,
thể hiện chiều hướng phát triển của các nhà
nước trong thế giới đang chuyển đổi rất nhanh
chóng ở thế kỷ 21. Sự phát sinh, phát triển của
mô hình chính quyền mở là do nhiều yếu tố
khách quan chi phối, và là vấn đề có tính quy
luật. Điều đó có nghĩa là muốn hay không thì
các quốc gia trên thế giới cũng sẽ bị cuốn hút
vào việc chuyển đổi quản trị quốc gia theo mô
hình chính quyền mở.
Mô hình chính quyền mở dựa trên một số
nguyên tắc, trong đó bảo đảm sự tham gia một
cách rộng rãi, thực chất và hiệu quả của người
dân vào quản lý nhà nước là nguyên tắc cốt lõi.
Các nguyên tắc khác cũng có liên quan và hỗ
trợ cho nguyên tắc này. Vì thế, có thể xem
chính quyền mở là chính quyền có người dân
tham gia, dựa trên sự tham gia quản lý của
người dân. Như vậy, việc chuyển đổi sang mô
hình chính quyền mở sẽ đòi hỏi và thúc đẩy
mạnh mẽ sự tham gia của người dân vào quản
lý nhà nước.
Với tính chất là một thiết chế quốc tế mềm
nhằm thúc đẩy mô hình chính quyền mở, OGP
đem lại cơ hội mới cho việc đẩy mạnh sự tham
gia của người dân vào quản lý nhà nước ở các
quốc gia. Các tiêu chí gia nhập, đánh giá và tổ
chức hoạt động của OGP nhìn chung đều xoay
quanh sự tham gia của người dân vào quản lý
xã hội cùng với nhà nước. Do vậy, OGP hỗ trợ
đắc lực cho các quốc gia trong việc hội nhập
quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Với Việt Nam, OGP thực chất không phải
là một thiết chế quốc tế hoàn toàn mới, mà chỉ
là sự bổ sung cho các thiết chế quốc tế tương tự
mà Việt Nam đã tham gia, tiêu biểu là UNCAC,
WTO, CTTPP và EVFTA2.
Việt Nam, trong bối cảnh đang thực hiện
chương trình Nghị sự 2020 về phát triển bền
vững, hoàn toàn có thể tham khảo các bài học
kinh nghiệm của các quốc gia trong OGP và
dần tiến tới việc trở thành thành viên OGP để
cải thiện hệ thống và xây dựng một nền quản trị
tốt, bao gồm một quá trình ra chính sách có thể
tiên liệu được, cởi mở và dân chủ; một bộ máy
thấm nhuần tính chuyên nghiệp; một hệ thống
cơ quan nhà nước thực sự có trách nhiệm giải
trình về những hành động của mình; và một xã
hội công dân năng động, tham gia tích cực và
hiệu quả vào các hoạt động quản lý nhà nước.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính quyền mở và sự tham gia của người dân vào quản lí nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 15-23
15
Review Article
The Open Government and People Engagement
in State Management
Vu Cong Giao1,*, Le Phan Anh Thu2
1VNU School of Law, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
2Towards Transparency, 46 An Duong, Tay Ho, Hanoi, Vietnam
Received 13 August 2020
Revised 10 December 2020; Accepted 17 December 2020
Abstract: In order to mobilize people's involvement in the state management in a practical,
effective and sustainable manner, appropriate strategies and measures are required. One of the
most comprehensive and effective measures among which is applying the Open Government
model. The paper analyzes theoretical asspects and best practices of some countries on the
relationship between citizen involvement and the open government model, thereby draws some
suggestions for Vietnam in applying this model to promote and improve the efficiency of people's
engagement in state management in Vietnam in the coming years.
Keywords: Open government, state management, Vietnam.
D*
_______
* Corresponding author.
E-mail address: giaovnu@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4316
V.C. Giao, L.P.A. Thu / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 15-23
16
Chính quyền mở và sự tham gia của
người dân vào quản lí nhà nước
Vũ Công Giao1,*, Lê Phan Anh Thu2
1Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
2Tổ chức Hướng tới Minh bạch, 46 An Dương, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 13 tháng 8 năm 2020
Chỉnh sửa ngày 10 tháng 12 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 12 năm 2020
Tóm tắt: Để huy động sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước một cách thực
chất, hiệu quả và bền vững, cần phải có những chiến lược và biện pháp phù hợp. Một trong những
biện pháp có tính toàn diện và triệt để nhất đó là thực hiện mô hình chính quyền mở (Open
Government)1. Bài viết những phân tích mối quan hệ giữa sự tham gia của người dân và mô hình
chính quyền mở từ góc độ lý thuyết và kinh nghiệm thực tế của một số quốc gia, qua đó nêu ra một
số gợi ý với Việt Nam trong việc áp dụng mô hình này để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sự tham
gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước ở Việt Nam trong những năm tới..
Từ khóa: Chính quyền mở, quản lý nhà nước, Việt Nam.
1. Chính quyền mở, Sáng kiến Đối tác Chính
quyền mở (OGP) và ý nghĩa với việc thúc
đẩy sự tham gia của người dân vào quản lý
nhà nước *
Bước sang thế kỷ 21, các quốc gia ngày
càng nhận thức được tầm quan trọng của sự
tham gia của người dân và vào quá trình xây
dựng và thực hiện chính sách công. Chính vì
vậy, trong vài thập kỷ gần đây, khái niệm về
Chính quyền mở (Open Govenment) với văn
hóa quản lý mở ngày càng được nói đến nhiều
hơn trên thế giới.
Trong thực tế, chính quyền mở không phải
là khái niệm hoàn toàn mới, mà đã được đề cập
từ thời kỳ Khai sáng ở châu Âu [1]. Tuy nhiên,
nếu như trước đây khái niệm chính quyền mở
đơn thuần chỉ sự công khai trong hoạt động của
bộ máy nhà nước, thì ngày nay, thuật ngữ này
còn hàm nghĩa một bộ máy chính quyền biết
lắng nghe, tôn trọng tâm tư, nguyện vọng, luôn
_______
* Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email: giaovnu@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4316
trăn trở làm những gì tốt nhất để đáp ứng nhu
cầu của người dân và thúc đẩy sự phát triển của
xã hội [2].
Từ một góc độ khác, thuật ngữ “mở” nêu ở
trên là một khái niệm có vẻ mới, nhưng thực tế
có liên quan rất mật thiết đến các nguyên tắc
dân chủ truyền thống - theo đó chính quyền là
do người dân lập ra, phải phục vụ nhân dân và
chịu sự kiểm soát của nhân dân. Chính quyền
“mở” - do vậy là cần thiết để đảm bảo quyền
được biết và tham gia của người dân.1
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD), sự tham gia của người dân
_______
1Open Government thường được chuyển ngữ sang tiếng
Việt là “Chính phủ mở” (kể cả trong các tài liệu của TT).
Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu, cách hiểu như vậy là
chưa đầy đủ, vì Open Government hàm ý toàn bộ bộ máy
chính quyền mở (gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư
pháp) chứ không chỉ riêng Chính phủ (là cơ quan hành
pháp, một bộ phận của chính quyền). Vì vậy, trong báo
cáo này, chúng tôi sử dụng khái niệm “Chính quyền mở”
để chỉ Open Government. Như vậy, khái niệm “Chính
quyền mở” trong báo cáo này tương đương với khái niệm
“Chính phủ mở” đã và có thể sẽ được dùng trong các tài
liệu khác, khi mà “Chính phủ mở” cũng được dùng để chỉ
Open Government.
V.C. Giao, L.P.A. Thu / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 15-23
17
vào quản lý nhà nước là một trong các nguyên
tắc nền tảng để xây dựng nên chính quyền mở.
Nguyên tắc này gắn với những yêu cầu về sự
minh bạch, liêm chính, và trách nhiệm giải trình
của chính quyền [3].
Theo Chính phủ Canada, khái niệm chính
quyền “mở” nhấn mạnh sự chủ động trong hành
động của chính quyền, hay là việc làm cho
chính quyền trở nên dễ tiếp cận với người dân,
[4] còn theo Chính phủ Phần Lan, chính quyền
mở là: “nền quản trị minh bạch, thông tin và
dịch vụ công dễ tiếp cận, và một chính quyền
đón nhận các ý tưởng, yêu cầu và nhu cầu mới”
[5], từ đó đem lại công cụ cải thiện chất lượng
dân chủ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người
dân. Trong khi đó, theo Chính phủ Hoa Kỳ,
chính quyền mở tức là xoá bỏ văn hóa bí mật và
các hoạt động thiếu minh bạch trong hệ thống
quản trị của quốc gia, ví dụ như việc những nhà
vận động hành lang gây ảnh hưởng không chính
đáng lên các chủ thể công quyền, hay sự khuất
tất khi chi tiêu tiền thuế của người dân [6],
Ở Việt Nam, khái niệm chính quyền mở
mới chỉ được một số tác giả đề cập từ năm 2014
(gọi là “chính phủ mở”), xem đó như là “con
đường phía trước” [1] để cải cách nền hành
chính công [7]. Dù vậy, cần thấy rằng trước đó
Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã đề
cao quyền làm chủ của người dân và nhiều lần
nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng môi
trường và điều kiện để chính sách của nhà nước
trở lên công khai hơn, có sự tham gia nhiều hơn
và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người dân –
đây thực chất là những yếu tố nền tảng của
chính quyền mở. Việc Chính phủ ban hành
Nghị định về Quy chế Dân chủ Cơ sở vào năm
1998 (được thay thế bằng Nghị định
04/2015/NĐ-CP), sau đó là việc Uỷ ban
Thường vụ Quốc Hội thông qua Pháp lệnh về
dân chủ cơ sở vào năm 2007, và gần đây là việc
Quốc Hội thông qua Luật Tiếp cận thông tin
năm 2015, có thể xem là những dấu mốc quan
trọng trong vấn đề này ở Việt Nam.
Nói tóm lại, từ những phân tích ở trên, có
thể hiểu chính quyền mở chính là xu hướng cải
cách quản trị nhà nước nhằm tạo điều kiện để
người dân có thể tham gia thực chất và hiệu quả
vào các hoạt động quản lý xã hội, đặc biệt là
việc hoạch định và thực thi chính sách công của
các quốc gia.
Trong bối cảnh nêu trên, Sáng kiến Đối tác
Chính quyền mở (Open Government Parnership
- OGP) đã được công bố vào năm 2011, bởi 8
nhà lãnh đạo quốc gia và 9 nhà lãnh đạo của các
tổ chức xã hội lớn của các quốc gia đó, bao
gồm Brazil, Indonesia, Mexico, Na Uy,
Phillippines, Nam Phi, Anh và Mỹ [2]. Việc đa
số thành viên sáng lập OGP là các nước đang
phát triển (Brazil, Indonesia, Mexico,
Phillippines, Nam Phi) cho thấy OGP không
phải là sáng kiến của các nước phát triển ở
phương Tây áp đặt cho các nước đang phát
triển; còn việc đồng thời có sự tham gia của đại
diện của cả chính quyền và các tổ chức xã hội
của những nước sáng lập cho thấy OGP thể
hiện sự chia sẻ tầm nhìn giữa chính quyền và
các tổ chức xã hội, hay rộng hơn, là giữa chính
quyền với người dân [2].
Khởi đầu vào năm 2011 với chỉ có 8 nước
thành viên nhưng tính đến tháng 7/2020, OGP
đã có 78 nước chính quyền trung ương, 20
chính quyền địa phương tham gia và hàng ngàn
tổ chức xã hội là đối tác [8]. Trong số các quốc
gia thành viên OGP hiện nay, có 2/3 là các
nước đang phát triển, trong đó có nhiều nước
châu Á như Indonesia, Philippines, Papua New
Guinea và Hàn Quốc, Sự phát triển rất nhanh
của OGP, theo lý giải của Bộ trưởng Indonesia
Kuntoro Mangkusubroto, là do “OGP tăng
cường sự cởi mở nhằm hướng tới mục tiêu
chung là một nhà nước quản trị tốt" - điều mà
hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang
hướng tới [2].
Dù vậy, cần thấy rằng OGP hiện tại chưa
phải là một tổ chức quốc tế, mà mới chỉ là một
mạng lưới cho phép các quốc gia thành viên có
thể hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cải cách bộ
máy nhà nước theo mô hình chính quyền mở.
OGP hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ
bản đó là: i) tăng cường cung cấp thông tin cho
công chúng về các hoạt động của nhà nước; ii)
hỗ trợ sự tham gia của người dân vào hoạt động
quản lý nhà nước; iii) áp dụng các tiêu chuẩn
cao nhất về tính liêm chính và chuyên nghiệp
cho toàn bộ hệ thống quản trị nhà nước
(QTNN); iv) tăng cường khả năng tiếp cận với
V.C. Giao, L.P.A. Thu / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 15-23
18
các công cụ công nghệ hiện đại nhằm nâng cao
tính công khai và trách nhiệm giải trình của bộ
máy nhà nước [9].
Từ những nguyên tắc trên, có thể thấy OGP
gắn kết chặt chẽ với sự tham gia của người dân
vào quản lý nhà nước. Một trong những nguyên
tắc cơ bản của OGP đề cập trực tiếp đến vấn đề
này, trọng khi các nguyên tắc khác đều có liên
quan mật thiết đến sự tham gia của người dân
vào quản lý nhà nước. Như vậy, việc một nước
gia nhập OGP sẽ thúc đẩy sự tham gia của
người dân vào quản lý nhà nước lên một bước
mới, có tính chất hệ thống, toàn diện, liên tục,
hiệu lực, hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều so
với trước đó.
2. Yêu cầu về bảo đảm sự tham gia của
người dân trong Sáng kiến Đối tác Chính
quyền mở (OGP)
Tuyên bố OGP đã thể hiện cam kết mạnh
mẽ của các nước thành viên trong việc tăng
cường sự tham gia của người dân vào giải quyết
các vấn đề trong khu vực công, cũng như trong
việc thúc đẩy không gian hợp tác giữa người
dân và các tổ chức xã hội với Nhà nước. Minh
chứng là một trong bốn lĩnh vực quan trọng mà
sau này trở thành tiêu chí xét tư cách thành viên
hợp lệ của các quốc gia gia nhập OGP chính là
Sự tham gia của người dân. Các tiêu chí khác
(bao gồm: Công khai ngân sách, Ban hành Luật
chống tham nhũng, Ban hành Luật tiếp cận
thông tin) cũng có sự gắn bó chặt chẽ và tác
động trực tiếp đến tiêu chí về Sự tham gia của
người dân.
Theo quy định của OGP, các quốc gia có
thể đạt được tổng cộng tối đa 16 điểm đánh giá
kết quả thực hiện trên 4 tiêu chuẩn của chính
quyền mở (tạo nên Tiêu chí tư cách hợp lệ cốt
lõi). Tuy nhiên, do có những thước đo không áp
dụng được cho tất cả các quốc gia nên một số
nước chỉ được đánh giá trên 3 tiêu chí, vì thế số
điểm tối đa có thể đạt được là 12 điểm. Để có
thể tham gia OGP, các quốc gia phải đạt được
Tiêu chí tư cách hợp lệ cốt lõi với điểm số tối
thiểu bằng 75% của tổng số điểm có thể có (ví
dụ: 12 trên 16 hoặc 9 trên 12) [10].
OGP chú trọng đến một số quyền con người
có tầm quan trọng nền tảng trong việc tạo nên
một không gian cho sự tham gia của người dân
vào quản lý nhà nước, đó là quyền tự do hội
họp, tự do lập hội, và tự do biểu đạt. Vì vậy,
phương pháp tính điểm “Sự tham gia của người
dân” sử dụng chỉ số Quyền tự do dân sự (Civil
Liberties) có thang điểm từ 0 đến 10. Chỉ số
này thuộc bộ chỉ số Dân chủ của the Economist
Intelligence Unit (gọi tắt là EIU) - cơ quan
nghiên cứu và phân tích thuộc cùng tập đoàn
với tờ tạp chí danh tiếng The Economist (Nhà
Kinh tế, ở Anh). OGP tính bốn điểm cho quốc
gia đạt trên 7.5/10 chỉ số quyền tự do dân sự, ba
điểm cho quốc gia đạt trên 5, hai điểm cho quốc
gia đạt trên 2.5 và không điểm cho quốc gia đạt
từ 2.5 trở xuống. Vào thời điểm tháng 7/2018,
Việt Nam được 2.65 điểm cho chỉ số Quyền tự
do dân sự, tức là 2 điểm OGP cho tiêu chí Sự
tham gia của người dân. Kể từ khi OGP bắt đầu
tính điểm vào năm 2010, Việt Nam đã tăng từ 1
lên 2 điểm OGP cho tiêu chí này vào năm 2016,
và vẫn giữ điểm số đó trong 04 năm qua. Các
chỉ số khác và điểm tương ứng của Việt Nam
trong bộ Chỉ số dân chủ bao gồm: Tiến hành
bầu cử công bằng và tự do (0.0), Sự hoạt động
của chính quyền (3.21), Việc tham gia chính trị
(3.89), và Văn hóa chính trị (5.63).
Gần đây nhất, ngày 22/1/2020, EIU đã công
bố Chỉ số Dân chủ mới nhất (Democracy Index
2019), theo đó các điểm số của Việt Nam giữ
nguyên không đổi nhưng thứ hạng đã tăng từ
139 lên 136 trong tổng số 167 quốc gia được
xếp hạng [11].
Với các cam kết trong sứ mệnh của mình là
đảm bảo các quốc gia tham gia OGP sẽ tôn
trọng và thực thi các quy chuẩn và giá trị trong
Tuyên bố Chính quyền mở, từ ngày 20/9/2017,
OGP còn bổ sung thêm Bài kiểm tra giá trị để
đánh giá cách thức đối xử của chính quyền với
người dân. Qua đó, OGP yêu cầu ngoài Tiêu chí
tư cách hợp lệ cốt lõi, tất cả các quốc gia thành
viên phải vượt qua được bài Kiểm tra giá trị
bằng cách đạt được ít nhất ¾ điểm của ít nhất
một trong hai chỉ số liên quan đến xã hội công
V.C. Giao, L.P.A. Thu / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 15-23
19
dân, mà được tính dựa trên dữ liệu từ bộ Các
chỉ số về Dân chủ (Varieties of Democracy, gọi
tắt là V-Dem) - một trong các dự án thu thập dữ
liệu khoa học xã hội lớn nhất thế giới với hơn
350 chỉ số từ ý kiến chuyên môn của gần 3.000
chuyên gia ở các nước được đánh giá. Hai chỉ
số được lựa chọn làm tiêu chí cho Bài kiểm tra
giá trị của OGP là:
- “Sự thành lập và giải thể của các tổ chức
xã hội” (CSO Entry and Exit): Chỉ số này nhằm
đánh giá mức độ thuận lợi của pháp luật quốc
gia với việc thành lập và giải thể các tổ chức xã
hội, được cấu trúc từ 0 - 4 điểm, trong đó tương
ứng với 0: hoàn toàn không thuận lợi, 1: rất
không thuận lợi, 2: thuận lợi vừa phải, 3: thuận
lợi, và 4: rất thuận lợi;
- “Sự kiểm soát các tổ chức xã hội” (CSO
Repression): Chỉ số này nhằm đánh giá mức độ
kiểm soát của các quốc gia với các tổ chức xã
hội; cũng được cấu trúc gồm 5 mức từ 0 - 4,
tương ứng với 0: nghiêm trọng, 1: đáng kể, 2:
vừa phải, 3: yếu, và 4: không kiểm soát.
Bên cạnh đó, với phương pháp luận đa
chiều, V-Dem còn chỉ ra sự liên kết giữa 2 chỉ
số nêu trên với các chỉ số khác về độ “mở” của
chính quyền đối với các tổ chức xã hội khi xếp
chung trong bộ 06 chỉ số về Tự do hội họp
(Freedom of Association Index), bao gồm 02
mục này và 04 mục khác về các đảng chính trị.
Chỉ số Tự do hội họp lại thuộc bộ chỉ số về Dân
chủ Bầu cử (V-Dem Electoral Democracy
Index - EDI), gồm các chỉ số tự do biểu đạt, tự
do hội họp, tỉ lệ người dân đi bầu, bầu cử minh
bạch, và mức độ trao quyền cho các quan chức
được bầu ra.
Quy chiếu với hai tiêu chí trong Bài kiểm
tra giá trị của OGP nêu trên, Việt Nam được 1
điểm cho mỗi mục, kết quả hiện là chưa đạt
[12]. Tuy nhiên, đáng lưu ý là Việt Nam đã
từng đạt được 2 điểm cho cả 2 mục này vào
năm 2017, nhưng sau đó đã giảm đi vào năm
2018, cho thấy Việt Nam không phải không có
khả năng bảo đảm các tiêu chí này.
Theo báo cáo V-Dem mới nhất 2019, chỉ
số EDI của Việt Nam là 0.224, xếp thứ
154/179 quốc gia được xếp hạng và được xem
là mốc đánh dấu sự tăng trưởng đáng kể trong
10 năm qua.
Như đã đề cập, xét tất cả các chiều kích của
OGP, có thể thấy trọng tâm là sự tham gia của
người dân vào quá trình hoạch định và thực thi
chính sách công. Thông qua cách đánh giá với
tiêu chí “sự tham gia của người dân” và “bài
kiểm tra giá trị”, OGP cũng đồng thời đưa ra
các chuẩn mực cho sự tham gia của người dân,
bao gồm bảo đảm các quyền tự do dân sự và
nguyên tắc khoan dung với xã hội công dân.
Mức độ tự do cao của xã hội công dân, đến
lượt nó, lại giúp chính quyền xử lý tốt hơn
với các rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra
trong hệ thống quản trị công, ví dụ như tham
nhũng. Với sự liên quan mật thiết như vậy,
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) cũng sử
dụng V-Dem và EIU như là 2 trong 8 nguồn
dữ liệu để tính Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng
(CPI) hàng năm của các quốc gia.
3. Một số bài học kinh nghiệm tốt về huy
động sự tham gia của người dân trong OGP
và giá trị tham khảo cho Việt Nam
Với các đặc điểm của chính quyền mở,
bao gồm minh bạch, sự tham gia của người
dân, trách nhiệm giải trình, và đổi mới đi
cùng với ứng dụng công nghệ thông tin, mỗi
quốc gia thành viên OGP có trách nhiệm xây
dựng kế hoạch hành động theo định kỳ 2 năm
nhằm hiện thực hóa các cam kết của mình về
các vấn đề đó.
Như đã đề cập, sau gần 10 năm thành lập,
hiện đã có 78 quốc gia và 20 chính quyền địa
phương, đại diện cho hơn 2 tỷ người, đã tham
gia OGP. Những thành viên của OGP đã đưa ra
hơn 100 kế hoạch hành động với hơn 3.800 cam
kết để xây dựng chính quyền mở. Đúng như
mục tiêu của mình, OGP đã trở thành một nền
tảng, một đầu mối của các nhà cải cách từ khắp
nơi trên thế giới để tìm đến, chia sẻ ý tưởng
quản lý, và cùng nhau thực hành. Rất nhiều
bằng chứng đã được ghi lại, rất nhiều quá trình
thực hiện cam kết của các chính quyền đã được
tài liệu hóa, giúp cho OGP cũng trở thành một
“túi khôn” cho cộng đồng, các quốc gia thành
viên cũng như còn chưa phải là thành viên như
Việt Nam.
V.C. Giao, L.P.A. Thu / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 15-23
20
Dù tác động của một chính sách được thực
thi thường phải mất nhiều năm để có thể đánh
giá hiệu quả, song OGP đã cố gắng theo sát, ghi
chép, và tài liệu hóa được rất nhiều bằng chứng,
và đúc rút rất nhiều bài học kinh nghiệm.
Những kết quả được công bố có ý nghĩa tham
khảo cho Việt Nam ở các mặt sau đây, cho thấy
sự tham gia của người dân có thể giúp nâng cao
chất lượng dịch vụ công, ngăn ngừa tham
nhũng, giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước, giúp
khu vực tư phát triển kinh doanh, và quan trọng
nhất, giúp tăng niềm tin của người dân vào
chính quyền.
Thứ nhất, sự tham gia của người dân là
động lực chính yếu để cải thiện chất lượng dịch
vụ công: Các cam kết của chính quyền mở đã
giúp gia tăng sự tham gia của người dân vào
nhiều giai đoạn cung cấp dịch vụ công, từ khâu
xác định ưu tiên, phân bổ nguồn lực, thiết kế
chính sách, dịch vụ cho đến thực thi và theo
dõi, giám sát nhà cung ứng, nhờ vậy chất lượng
dịch vụ công đã được nâng cao rõ rệt và chi phí
giảm đi đáng kể. Ví dụ, ở Brazil, việc quản lý
ngân sách có sự tham gia của người dân địa
phương đã giúp tăng ngân sách cho dịch vụ vệ
sinh dịch tễ lên 20-30% và giảm tỉ lệ tử vong ở
trẻ sơ sinh. Sáng kiến mời phụ huynh tham gia
đánh giá chất lượng trường học ở Pakistan đã
giúp chất lượng dạy và học được cải thiện, số
học sinh ghi danh tăng 4.5% và giảm chi phí
trường tư 17%. Bài học được đúc kết từ thực
tiễn ở nhiều nước cho thấy việc công khai thông
tin và được tham gia đã làm tăng nhận thức của
người dân về các vấn đề của quản lý công, bên
cạnh việc tăng cường kiểm tra, giám sát để giúp
quyền lực được chia sẻ, khuyến khích báo chí
hoạt động, và gây sức ép buộc bên cung cấp
dịch vụ phải cải thiện chất lượng [13, tr.20].
“Nỗ lực của chúng tôi trong việc chia sẻ một
lượng lớn thông tin đã giúp cải thiện đáng kể
việc tiếp cận với các hợp đồng của chính quyền,
đồng thời giúp tạo ra và tăng cường các cơ chế
để xã hội công dân có thể giám sát độc lập” - đó
là phát biểu của Santiago Jure, Giám đốc cơ
quan quản lý các hợp đồng của Chính phủ
Paraguay về dự án cổng thông tin đấu thầu
minh bạch kèm tập huấn kĩ năng điều tra cho
nhà báo. Hệ thống này kể từ khi được thiết lập
đã giúp tiết kiệm ít nhất 61 triệu đô la Mỹ chi
phí văn phòng phẩm, và các nhà báo đã sử dụng
nó để điều tra các khoản chi bất hợp lý của các
bộ ban ngành, ví dụ như việc mua bàn ghế với
giá gấp 10 lần thị trường [13].
Thứ hai, trong công tác phòng, chống tham
nhũng, sức mạnh từ việc giám sát của người
dân lại càng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt
là sự giám sát của báo chí và khu vực ngoài
nhà nước: Nigeria và Vương quốc Anh là hai
trong số các nước chống tham nhũng thành
công nhất trong OGP chính nhờ vào việc xây
dựng các liên minh giám sát từ người dân. Sau
khi nhận ra các bất cập trong việc mua sắm
công, Nigeria đã đứng ra thành lập tổ giám sát
bao gồm một tổ chức dân sự, một trường đại
học, và một cơ quan báo chí để theo dõi quy
trình đấu thầu việc xây dựng các trung tâm
chăm sóc sức khỏe mới ở nước này. Mới đây,
họ đã tự tin tuyên bố là sẽ ứng dụng mô hình
này để xây dựng thêm 10.000 cơ sở y tế mới.
Trong khi đó, Vương quốc Anh đã dựa vào
các tổ chức xã hội và các chuyên gia tình
nguyện để tìm ra ai là chủ sở hữu thật sự của
các công ty, đặc biệt là các công ty nhận được
hợp đồng với chính quyền, qua đó xác định
được ai chịu trách nhiệm giải trình về hoạt
động của các công ty đó [13].
Thứ ba: Ngân sách nhà nước có thể tiết
kiệm được rất nhiều nếu thiết lập được hệ thống
mua sắm công “mở”, qua đó người dân giám
sát, phản hồi dựa trên thông tin kịp thời do
chính quyền cung cấp và giúp phát hiện ra
những sai phạm, đồng thời tăng tính cạnh tranh
của các nhà thầu. Nghiên cứu của TI ở Vương
quốc Anh cho thấy, việc đấu thầu công khai có
thể tiết kiệm ngân sách đến 30% ở các quốc gia
thu nhập cao, và đến 50% ở các quốc gia các
thu nhập thấp và trung bình [14]. Một ví dụ
khác, hệ thống đấu thầu công khai qua mạng đã
giúp thành phố Pro-Zorro ở Ukraine tiết kiệm
được 350 triệu euro và tăng 550% số nhà cung
ứng từ khi áp dụng vào năm 2017 [13, tr.37].
Chính phủ Philippines cũng đã tiết kiệm được
xấp xỉ 1.4 triệu USD cho việc đấu thầu dịch vụ
cung cấp giáo trình, và giảm giá sách xuống
V.C. Giao, L.P.A. Thu / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 15-23
21
hơn 40%, đồng thời cắt ngắn quy trình đấu thầu
từ 24 xuống 12 tháng.
Xét rộng hơn, trong OGP, hơn 30 quốc gia
và thành phố đã thiết lập được quy trình đấu
thầu “mở”, nhấn mạnh đến cả việc công khai
thông tin ở tất cả các bước từ mở thầu đến khi
kết thúc thầu, và tạo điều kiện cho người dân
tham gia giám sát vào mọi quy trình đấu thầu.
Ở Việt Nam trong thực tế cũng đã áp dụng
đấu thầu qua mạng từ năm 2016. Bộ Kế hoạch
Đầu tư cho biết tổ chức đấu thầu qua mạng đã
giúp tiết kiệm từ 1% đến gần 2%, tương đương
hàng nghìn tỷ đồng tổng giá gói thầu so với
phương pháp truyền thống trong giai đoạn
2016-2018 [15]. Bộ cũng cho biết cơ sở dữ liệu
đấu thầu của Việt Nam áp dụng Tiêu chuẩn Dữ
liệu Hợp đồng Mở [16] có thể dễ dàng được
đọc hiểu và chia sẻ. Mới đây, Văn phòng Chính
phủ đã cho ra mắt Cổng Dịch vụ công quốc gia,
bên cạnh việc cung cấp thông tin và dịch vụ
công trực tuyến, Cổng cũng hỗ trợ việc người
dân tham gia giám sát, đánh giá việc giải quyết
thủ tục hành chính thông qua tiếp nhận và xử lý
phản ánh, kiến nghị của các cá nhân và tổ chức
[17]. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy Việt
Nam đang dần hướng đến chính quyền mở và
đã sẵn sàng để thực hiện các bước phát triển và
nâng cao hơn, ví dụ truyền thông cho doanh
nghiệp và công chúng về cổng thông tin, hay
bắt đầu nhận phản hồi và khiếu nại qua cổng
thông tin điện tử.
Thứ tư, chủ động công khai thông tin và
tăng cường ứng dụng công nghệ có thể gỡ bỏ
rất nhiều rào cản với sự tham gia của người
dân: Đây cũng là các giá trị và nguyên tắc mà
OGP nhấn mạnh: sự sẵn có của thông tin, sự
tham gia, sự trong sạch, và sự đổi mới công
nghệ. Tất cả đều nhằm làm tăng độ mở của
chính quyền và khuyến khích người dân tham
gia vào quản lý nhà nước. Thông tin cung cấp
trên cổng dữ liệu đấu thầu cần bao gồm các nhà
thầu đã từng nộp và những người trúng thầu,
giá bỏ thầu chi tiết, đơn giá, giá thị trường được
thể hiện dưới dạng dữ liệu mở dễ chia sẻ.
Về vấn đề này, kinh nghiệm từ Bang
Virginia (Hoa Kỳ) cho thấy họ đã tiết kiệm
được 450 triệu USD trong giai đoạn 2001-2015
và 30 triệu USD chỉ trong năm 2015 [13, tr.40].
Ở Ấn Độ, cơ chế thực hiện và công khai kiểm
toán xã hội bắt buộc ở một số bang đã giúp
nâng cao chất lượng các chương trình chính
sách Nhà nước [13]. Ở Indonesia, việc công bố
báo cáo kiểm toán các công trình cơ sở hạ
tầng đã giúp làm giảm đến 1/3 tỉ lệ thất thoát
- tương đương 8% ngân sách xây dựng. Ở
Hàn Quốc, việc công khai thông tin chất
lượng nước đã làm tăng niềm tin của người
dân vào hệ thống cung cấp nước. Ở Estonia
(được coi là một trong các nước chống tham
nhũng thành công nhất trong khối Xô-viết
cũ), nhà nước đã ban hành và thực thi mạnh
mẽ một loạt cải cách như chính quyền điện tử
và luật tiếp cận thông tin, vì đó đã giúp hạn
chế đáng kể tình trạng tham nhũng.
Thứ năm, sự tham gia của người dân đem
lại sự minh bạch cho hệ thống quản lý nhà
nước, và giúp tăng niềm tin vào chính quyền:
Nghiên cứu của OECD vào năm 2009 cho thấy
niềm tin của người dân tăng lên rõ rệt khi họ
được gửi và nhận được phản hồi chu đáo từ các
cơ quan công quyền [18]. Ví dụ, năm 2012,
khủng hoảng niềm tin xảy ra ở Canada liên
quan đến ngành công nghiệp nuôi trồng thủy
sản, khi người dân cho rằng đây là nguyên nhân
khiến loài cá hồi tự nhiên biến mất. Căng thẳng
càng tăng lên khi một loạt trang trại nuôi cá mới
được cho phép xây dựng và ngư dân lo ngại họ
sẽ bị mất sinh kế. Hơn 40 tổ chức đại diện lên
tiếng đòi chính quyền phải giải thích về vụ việc.
Để giải quyết, chính quyền đã lập ra cơ chế đối
thoại mở, mời tất cả các bên liên quan và các
chuyên gia tham gia vào quá trình lập chính
sách dựa trên bằng chứng khoa học, đối thoại
cẩn thận, và có sự theo dõi của công chúng.
Dựa trên khuyến nghị từ các cuộc thảo luận
công khai, chính quyền đã xây dựng được quy
định mới, đồng thời củng cố niềm tin của người
dân vào năng lực hoạt động của chính quyền
[13, tr.61]. Hơn thế, việc này còn giúp thu hút
sự tham gia, đóng góp nhiều hơn của các cá
nhân, tổ chức có năng lực vào hoạt động quản
lý nhà nước. Đó là bởi khi hướng tới chính
quyền mở và thực hiện các sáng kiến, biện pháp
để tăng cường sự tham gia của người dân, nhà
nước cũng đồng thời gửi đi một thông điệp
mạnh mẽ rằng họ chủ động tạo điều kiện để
V.C. Giao, L.P.A. Thu / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 15-23
22
người dân cùng tham gia xây dựng chính sách,
chứ không chỉ chờ đợi người dân tự tìm đến.
Nhìn chung, thông qua việc thực thi cam
kết chính quyền mở, các nước tham gia OGP
đã đạt được rất nhiều thành tựu. Tổng kết chặng
đường 08 năm kể từ khi thành lập, vào tháng 6
năm 2019, OGP đã công bố báo cáo đánh giá
đầu tiên của mình. Báo cáo được xây dựng dựa
trên dữ liệu thu thập bởi Cơ quan Đánh giá Độc
lập (IRM) và các nguồn thứ ba, có tên gọi “Dân
chủ vượt lên trên thùng phiếu” [2]. Bản báo cáo
đã khái quát và phân tích hiệu quả tác động của
cam kết chính quyền mở, đồng thời để trả lời
câu hỏi quan trọng nhất đối với chính quyền mở
đó là: liệu “mở” có giúp chính quyền minh
bạch, hiệu quả, có trách nhiệm giải trình, và có
sự tham gia hơn hay không? Các kết quả đưa ra
trong báo cáo đã giúp đưa ra một câu trả lời
chắc chắn: minh bạch hơn sẽ đem lại các kết
quả kinh tế - xã hội tốt hơn, với hàng ngàn câu
chuyện hành động của các quốc gia trong OGP
đã minh chứng cho điều đó. Thông qua OGP,
các quốc gia đã thật sự hành động để “mở”
chính quyền, qua việc lập kế hoạch quản lý
chung với các chủ thể ngoài nhà nước, và các
kết quả hành động được đánh giá bởi người
dân. Điều này đã thúc đẩy mạnh mẽ trách
nhiệm giải trình của nhà nước với công dân.
4. Kết luận
Trong thế kỷ 21, bảo đảm sự tham gia của
người dân vào quản lý nhà nước đã trở thành
một yêu cầu quan trọng bậc nhất của các quốc
gia. Tuy nhiên, hình thức, phạm vi và mức độ
sự tham gia của người dân vào quản lý nhà
nước phụ thuộc rất nhiều vào mô hình quản trị
của mỗi nước. Chính quyền mở có thể xem là
một dạng mô hình quản trị quốc gia hiện đại,
thể hiện chiều hướng phát triển của các nhà
nước trong thế giới đang chuyển đổi rất nhanh
chóng ở thế kỷ 21. Sự phát sinh, phát triển của
mô hình chính quyền mở là do nhiều yếu tố
khách quan chi phối, và là vấn đề có tính quy
luật. Điều đó có nghĩa là muốn hay không thì
các quốc gia trên thế giới cũng sẽ bị cuốn hút
vào việc chuyển đổi quản trị quốc gia theo mô
hình chính quyền mở.
Mô hình chính quyền mở dựa trên một số
nguyên tắc, trong đó bảo đảm sự tham gia một
cách rộng rãi, thực chất và hiệu quả của người
dân vào quản lý nhà nước là nguyên tắc cốt lõi.
Các nguyên tắc khác cũng có liên quan và hỗ
trợ cho nguyên tắc này. Vì thế, có thể xem
chính quyền mở là chính quyền có người dân
tham gia, dựa trên sự tham gia quản lý của
người dân. Như vậy, việc chuyển đổi sang mô
hình chính quyền mở sẽ đòi hỏi và thúc đẩy
mạnh mẽ sự tham gia của người dân vào quản
lý nhà nước.
Với tính chất là một thiết chế quốc tế mềm
nhằm thúc đẩy mô hình chính quyền mở, OGP
đem lại cơ hội mới cho việc đẩy mạnh sự tham
gia của người dân vào quản lý nhà nước ở các
quốc gia. Các tiêu chí gia nhập, đánh giá và tổ
chức hoạt động của OGP nhìn chung đều xoay
quanh sự tham gia của người dân vào quản lý
xã hội cùng với nhà nước. Do vậy, OGP hỗ trợ
đắc lực cho các quốc gia trong việc hội nhập
quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Với Việt Nam, OGP thực chất không phải
là một thiết chế quốc tế hoàn toàn mới, mà chỉ
là sự bổ sung cho các thiết chế quốc tế tương tự
mà Việt Nam đã tham gia, tiêu biểu là UNCAC,
WTO, CTTPP và EVFTA2.
Việt Nam, trong bối cảnh đang thực hiện
chương trình Nghị sự 2020 về phát triển bền
vững, hoàn toàn có thể tham khảo các bài học
kinh nghiệm của các quốc gia trong OGP và
dần tiến tới việc trở thành thành viên OGP để
cải thiện hệ thống và xây dựng một nền quản trị
tốt, bao gồm một quá trình ra chính sách có thể
tiên liệu được, cởi mở và dân chủ; một bộ máy
thấm nhuần tính chuyên nghiệp; một hệ thống
cơ quan nhà nước thực sự có trách nhiệm giải
trình về những hành động của mình; và một xã
hội công dân năng động, tham gia tích cực và
hiệu quả vào các hoạt động quản lý nhà nước.
_______
2 Xem Vũ Công Giao (2019), tài liệu đã dẫn.
V.C. Giao, L.P.A. Thu / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 15-23
23
Lời cảm ơn
Bài viết này là một phần của báo cáo nghiên
cứu có tiêu đề: “Tìm hiểu các cơ chế huy động
sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội
vào hoạt động quản lý nhà nước ở Việt Nam
hiện nay” do Vũ Công Giao và Lê Phan Anh
Thư thực hiện cho Tổ chức Hướng tới Minh
bạch năm 2020, với sự hỗ trợ của Nguyễn
Quang Đức.
Bài viết được củng cố từ tham luận cùng tên
mà các tác giả gửi đến và có trong Kỷ yếu Hội
thảo “Sự tham gia của xã hội vào quản trị nhà
nước và phòng, chống tham nhũng” do Khoa
Luật ĐHQGHN tổ chức vào ngày 28 tháng 7
năm 2020.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Thị Kiều Viễn, “Chính phủ mở - con
đường phía trước”, VietnamNet ngày 7/01/2015,
tại: https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-phu-
mo-con-duong-phia-truoc-215384.html.
[2] Vũ Công Giao (2019). Sáng kiến đối tác Chính
phủ mở và ý nghĩa với Việt Nam, Tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp, số 2+3/2019, ngày 13/08/2019.
Xem thêm về OGP tại
https://www.opengovpartnership.org/about/about-
ogp.
[3] OECD, Open Government,
https://www.oecd.org/gov/open-government/, truy
cập 22/1/2020.
[4] Government of Canada, Open Government,
https://open.canada.ca/en, truy cập 22/1/2020.
[5] Government of Finland, Open Government,
https://avoinhallinto.fi/assets/files/2018/10/ENG-
Sivu-2.pdf, truy cập 22/1/2020.
[6] The White House, About Open Government,
https://obamawhitehouse.archives.gov/open/about
truy cập 22/1/2020.
[7] Lê Trung Nghĩa (2018), Hiểu đúng về chính phủ
Mở, Tia Sáng,
dan/Hieu-dung-ve-chinh-phu-Mo-14077, truy cập
15/01/2020.
[8] Nguồn: https://www.opengovpartnership.org/our-
members/
[9] Tuyên bố về Chính quyền mở tại:
https://www.opengovpartnership.org/open-
government-declaration.
[10] OGP, Eligibility Criteria & OGP Values Check
Assessment, cập nhật 18/07/2019,
https://www.opengovpartnership.org/process/joini
ng-ogp/eligibility-criteria/.
[11] The Economist Intelligence Unit (2020),
Economic and geopolitical insight guiding the
world’s organisations,
.ashx?fi=Democracy-Index-
2019.pdf&mode=wp&campaignid=democracyind
ex2019, truy cập 22/01/2020.
[12] V-Dem Institute (2019), Annual Democracy
Report 2019 - Democracy Facing Global
Challenges, https://www.v-
dem.net/media/filer_public/99/de/99dedd73-f8bc-
484c-8b91-44ba601b6e6b/v-
dem_democracy_report_2019.pdf, p.16.,truy cập
22/01/2020.
[13] OGP (2018), The Skeptical’s Guide,
https://www.opengovpartnership.org/wp-
content/uploads/2018/09/SKEPTICS-
GUIDE_20180710.pdf, trang 20.
[14] Transparency International UK (2017), Making
the Case for Open Contracting in Healthcare
Procurement,
content/uploads/2017/01/Making_The_Case_for_
Open_Contracting_TI_PHP_Web.pdf.
[15] Báo Đảng Cộng sản,
te/dau-thau-qua-mang-gop-phan-ngan-chan-tieu-
cuc-tham-nhung-529049.html, truy cập lần cuối
03/04/2020.
[16] Open Contracting Partnership, https://www.open-
contracting.org/data-standard/, truy cập lần cuối
03/04/2020.
[17] Giới thiệu về Cổng Dịch vụ công Quốc gia,
https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-gioi-
thieu.html, truy cập lần cuối 03/04/2020.
[18] OECD (2009), Focus on Citizens: Public
Engagement for Better Policy and Services,
OECD Studies on Public Engagement, OECD
Publishing, Paris,
https://doi.org/10.1787/9789264048874-en.
[19] Open Government Partnership Secretariat (2019),
Democracy Beyond The Ballot Box (1st edition),
https://www.opengovpartnership.org/wp-
content/uploads/2019/09/Global-Report_Volume-
1.pdf, truy cập 20/01/2020.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh_quyen_mo_va_su_tham_gia_cua_nguoi_dan_vao_quan_li_nha.pdf