Sở Công thương phải đảm bảo sự kết nối với
các Trung tâm nghiên cứu, các ngành, cấp trên địa
bàn nhằm xây dựng, hình thành mối liên kết giữa:
DNCN - nhà khoa học để nghiên cứu triển khai,
đầu tư khoa học công nghệ xây dựng vùng nguyên
liệu tập trung, chuyên canh phục vụ công nghiệp
chế biến, đầu ra cho nông sản hàng hóa.
Xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính, tín
dụng, kỹ thuật cho DNCN trong lĩnh vực chế
biến: Liên kết xây dựng vùng nguyên liệu, ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, thu hái,
sơ chế, bảo quản sau thu hoạch (khuyến khích
người sản xuất nguyên liệu đóng góp cổ phần
bằng giá trị nguyên liệu với cơ sở chế biến).
Nhà nước tạo thuận lợi tối đa trong việc
giao đất, giao rừng và cho vay vốn ưu đãi, không
cần thế chấp đối với các hộ tham gia xây dựng
vùng nguyên liệu, có chính sách cụ thể điều hòa
lợi ích giữa người sản xuất nguyên liệu và
DNCN hoạt động trong lĩnh vực chế biến.
Phải có sự phối hợp đồng bộ và kịp thời giữa
các cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở sản
xuất công nghiệp, trong đó có DNCN vì sự phát
triển chung của ngành. Công tác quản lý nhà nước
về công nghiệp trên địa bàn cần được tập trung vào
một đầu mối là Sở Công thương. Trong đó, việc
quản lý của phòng Quản lý công nghiệp nên
chuyên môn hóa rõ ràng theo từng mảng riêng biệt
như DNCN, cơ sở sản xuất, làng nghề. Trong mảng
DNCN, nên chia ra theo quy mô của DN lớn, nhỏ
và vừa, siêu nhỏ, hàng năm sẽ có báo cáo tình hình
hoạt động về từng loại hình DN nói trên. Từ đó là
cơ sở để Sở hoàn thiện hoạt động thống kê, đánh
giá tình hình phát triển công nghiệp nói chung và
DNCN nói riêng nhằm kịp thời phát hiện các vấn
đề cần tháo gỡ.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghiệp tỉnh thái nguyên thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07(2018)
MỤC LỤC
Chỉ số ISSN: 2525 – 2569 Số 08, tháng 12 năm 2018
Chuyên mục: THÔNG TIN & TRAO ĐỔI
Phạm Hồng Trƣờng, Hoàng Thanh Hải - Tối thiểu hóa thời gian chậm trễ tối đa khi thực hiện giải
quyết các công việc trong nhà máy chỉ có một dây chuyền sản xuất .......................................................... 2
Nguyễn Đức Thu, La Quí Dƣơng - Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến ý định chuyển việc của
nhân viên tại các doanh nghiệp sản xuất gạch tại tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 6
Phạm Thị Thanh Mai, Trần Thị Kim Oanh, Hà Kiều Trang - Thực hành kinh doanh sản phẩm
handmade từ nguyên vật liệu tái chế ......................................................................................................... 11
Lê Ngọc Nƣơng, Cao Thị Thanh Phƣợng - Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghiệp
tỉnh Thái Nguyên thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ........................................................... 17
Chuyên mục: KINH TẾ & QUẢN LÝ
Aaron Kingsbury, Dƣơng Hoài An, Phạm Văn Tuấn - Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành sản
xuất chè: Trường hợp tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam ............................................................................ 23
Dƣơng Thị Huyền Trang, Nguyễn Nhƣ Quỳnh, Lê Thị Thanh Thƣơng - Phân tích biến động hiệu
quả kinh tế trồng bưởi diễn tại xã Tân Quang - Thành phố Sông Công – Tỉnh Thái Nguyên .................. 32
Nguyễn Thị Nhung, Trịnh Thị Thu Trang - Phát triển mô hình hợp tác xã ở các tỉnh trung du, miền
núi phía bắc trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 ......................................................................... 38
Nguyễn Ngọc Lý, Nguyễn Thị Thúy Linh - Kết quả thực hiện chính sách phát triển sản xuất nông
nghiệp và hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .......................................................................... 48
Dƣơng Hoài An, Hoàng Văn Cƣờng, Đỗ Xuân Luận, Nông Ngọc Hƣng - Xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trồng hồi tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn: Nghiên cứu số liệu
chuỗi.......................................................................................................................................................... 54
Nguyễn Việt Dũng, Dƣơng Thanh Tình - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại
Bắc Ninh thực trạng và giải pháp............................................................................................................. 60
Chuyên mục: QUẢN TRỊ KINH DOANH & MARKETING
Zhou Xiao Hong, Bùi Thị Thúy - Tại sao người dùng lại sáng tạo nội dung - Ứng dụng của thuyết
hành vi có kế hoạch................................................................................................................................... 65
Vũ Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phƣơng Thảo, Ngô Hoài Thu - Phân tích các yếu tố tác động đến xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU bằng mô hình trọng lực .............................................. 72
Chuyên mục: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Nguyễn Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Thu Trang - Một số vấn đề pháp lý về tranh chấp liên quan đến
chủ thể của hợp đồng tín dụng .................................................................................................................. 79
Nguyễn Thị Tuân, Nguyễn Thị Dung - Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với kiểm soát nội bộ trong
Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên............................................................................................... 85
Hoàng Thanh Hải, Trần Đình Chúc, Nguyễn Quỳnh Hoa - Mô hình hồi quy logistic trong đo lường
xác suất vỡ nợ khách hàng tín dụng cá nhân ............................................................................................ 92
Tạp chí
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Journal of Economics and Business Administration
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018)
17
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TỈNH
THÁI NGUYÊN THÍCH ỨNG VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Lê Ngọc Nƣơng1, Cao Thị Thanh Phƣợng2
Tóm tắt
Phát triển ngành công nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng là chiến lược quan trọng
trong phát triển kinh tế của mỗi địa phương bởi những tác động ngày càng lớn và trực tiếp đến tăng
trưởng kinh tế thông qua việc thúc đẩy tinh thần kinh doanh, tính sáng tạo và năng động kinh tế, tạo ra
chuỗi giá trị gắn kết với các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp công nghiệp ngày càng thể hiện vai trò
quan trọng với những đóng góp vào tăng trưởng theo các kênh gián tiếp qua sự phát triển của ngành công
nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp vệ tinh, góp phần phát triển xã hội cân bằng và ổn định. Thái Nguyên đã
xây dựng và triển khai nhiều chính sách hỗ trợ tích cực cho nhóm doanh nghiệp đóng vai trò trọng yếu của
tỉnh thông qua việc cải cách thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, các hoạt động
khuyến công, đào tạo nghề, tập huấn, nhằm hỗ trợ sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Nghiên
cứu này phân tích về thực trạng phát triển doanh nghiệp công nghiệp và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
công nghiệp của chính quyền tỉnh Thái Nguyên trước bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Từ khóa: Chính sách hỗ trợ, công nghiệp, Thái Nguyên, Cách mạng công nghiệp 4.0.
POLICIES TO SUPPORT THE DEVELOPMENT OF INDUSTRIAL ENTERPRISES IN
THAI NGUYEN PROVINCE ADAPTIVE TO THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
Abstract
Industry development in general and industrial enterprises development in particular are an important
strategy in the economic development of each locality because of the increasing and direct impacts on
economic growth through promoting the business spirit, creativity and economic dynamism, and
creating value chains associated with large businesses. Industrial enterprises play an increasingly
important role with contributions to growth through the development of supporting industries and
satellite enterprises, contributing to the development of a balanced and stable society. Thai Nguyen has
developed and implemented many supportive policies for enterprises that play a key role in the province
through the reform of administrative procedures, construction of transport infrastructure systems,
industrial promotion activities, vocational training,...to support the development of this type of business.
This study analyses the status of industrial enterprise development and the policy of supporting
industrial enterprises of Thai Nguyen government in the context of the industrial revolution 4.0.
Keywords: Policy, industry, Thai Nguyen, Industrial Revolution 4.0.
1. Đặt vấn đề
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hội tụ
những đột phá về công nghệ số hóa, là sự kết hợp
các công nghệ làm mờ đi đường ranh giới giữa
vật lý, kỹ thuật số và công nghệ sinh học. Việt
Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng sẽ có
điều kiện tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ,
thành tựu công nghệ của nhân loại, trước hết là
công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ
điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng suất,
hiệu quả trong tất cả các khâu, đặc biệt là quản lý
kinh tế, hệ thống chính quyền địa phương trong
tất cả các ngành lĩnh vực [1].
Thái Nguyên là tỉnh nằm trong vùng Trung
du miền núi phía Bắc, vùng Thủ đô, một trong
những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng, là
cửa ngõ phía nam nối vùng Việt Bắc với thủ đô
Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng; có
nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, khí hậu
thuận lợi, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng
phong phú, nguồn nhân lực dồi dào chất lượng
cao, cơ sở hạ tầng đang có những đầu tư phát
triển lớn... là cơ sở để thúc đẩy phát triển các
ngành công nghiệp nói chung và doanh nghiệp
công nghiệp (DNCN) nói riêng. Tuy nhiên, việc
phát triển DNCN thời gian qua đã có biểu hiện
của sự phát triển không bền vững, đóng góp về
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
18
giá trị gia tăng của ngành chưa tương xứng với
tốc độ tăng cao của giá trị sản xuất,... một số loại
hình doanh nghiệp có lợi thế nhưng chậm được
đổi mới theo một chiến lược tổng thể dài hạn.
Để bắt nhịp và thích ứng với cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, tỉnh Thái Nguyên đã có
những hành động rất tích cực, chủ động triển
khai Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của
Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng
lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
thông qua việc ban hành Kế hoạch số 119/KH-
UBND ngày 17/7/2017 về việc tăng cường năng
lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2020.
Nghiên cứu này dựa trên sự phân tích về
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp của
chính quyền tỉnh Thái Nguyên trước bối cảnh
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với tổng số DNCN trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên đến hết năm 2016 là 498 doanh nghiệp.
Như vậy, để đảm bảo số lượng mẫu nghiên cứu,
phương pháp điều tra tổng thể được thực hiện,
nghĩa là sẽ điều tra toàn bộ DNCN và để tránh
trùng lặp hoặc mâu thuẫn trong cách trả lời, với
498 DNCN trên địa bàn tỉnh, mỗi DN tác giả lựa
chọn phát 01 phiếu. Đối tượng điều tra là các cán
bộ quản lý DNCN tỉnh Thái Nguyên từ cấp trưởng
phòng trở lên. Phương pháp điều tra bằng cách gửi
và nhận phiếu trực tiếp tới các cán bộ quản lý các
DNCN tỉnh Thái Nguyên. Kết quả thu về đạt 271
phiếu (đạt 54,4%).
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng về số lượng các doanh nghiệp công nghiệp
Thái Nguyên qua các năm
Số lƣợng DNCN phân theo ngành kinh tế cấp II
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Tốc độ tăng trƣởng
(%)
Năm
2016 so
với năm
2015
Năm
2017 so
với năm
2016
Công nghiệp khai khoáng 38 38 43 0 13,2
Công nghiệp chế biến, chế tạo 399 422 576 5,8 36,5
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt hơi nước,
nước nóng và điều hòa không khí
29 24 27 -17,2 12,5
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác
thải, nước thải
13 14 20 7,7 42,9
Tổng số 479 498 666 4,0 33,7
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2017
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp công
nghiệp tỉnh Thái Nguyên qua các năm
3.1.1. Sự tăng trưởng về số lượng các doanh
nghiệp công nghiệp qua các năm
Kết quả bảng 1 cho thấy: Trong số các
DNCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì DNCN
hoạt động trong lĩnh vực chế biến chiếm tỷ trọng
lớn nhất từ 399 DN năm 2015 lên đến 576 DN
năm 2017 (chiếm 86,5%), số lượng các DNCN
trên địa bàn tăng nhanh trong từng giai đoạn.
Nếu như năm 2015 số DNCN trên địa bàn có 479
DN thì đến 2017, số DN này đã tăng lên thành
666 đơn vị. Công nghiệp khai khoáng trong giai
đoạn trước năm 2010 phát triển rất mạnh, sau khi
chấn chỉnh lại công tác quản lý tài nguyên
khoáng sản, sắp xếp lại các cơ sở khai thác mỏ,
đến 2015 và 2016 đã thu gọn lại, giảm xuống chỉ
còn 38 DN năm 2016 và tăng nhẹ năm 2017 là
43 DN (So với năm 2010 là 46 DN). Công
nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt hơi
nước giảm dần từ 29 xuống còn 27 DN [2].
3.1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp công
nghiệp
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có một số khu
vực công nghiệp tập trung nằm ngoài thành phố
Thái Nguyên như: Yên Bình, Sông Công, Đồng
Hỷ - Võ Nhai, Đại Từ. Khu Yên Bình với ưu thế
là các ngành sản xuất linh kiện, lắp ráp thiết bị
điện, điện tử (công nghiệp ứng dụng công nghệ
cao) có giá trị sản xuất công nghiệp rất lớn, trong
tương lai đây sẽ là một trong những khu công
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018)
19
nghệ tập trung có giá trị sản xuất lớn của Việt
Nam, song chủ yếu là các DNCN có quy mô lớn
và thuộc về khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài. Khu công nghiệp Sông Công vẫn duy trì
là một trong những trung tâm công nghiệp cơ khí
lớn của tỉnh với các hoạt động sản xuất chế tạo
động cơ diezel, hộp số, phụ tùng xe máy, ô tô,
đúc chi tiết cơ khí, sản xuất dụng cụ các loại, khu
Đồng Hỷ - Võ Nhai chủ yếu tập trung cho sản
xuất vật liệu xây dựng và khai thác mỏ.
Ngoài ra, trong những năm qua, DNCN tỉnh
Thái Nguyên chủ yếu vẫn là DNCN luyện kim,
cán kéo thép, khai thác chế biến khoáng sản, sản
xuất vật liệu xây dựng,... Đây là những loại hình
DN sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, năng
lượng, gây nhiều bất lợi cho cơ sở hạ tầng và môi
trường. Chủ trương của tỉnh sau năm 2015 sẽ hạn
chế phát triển những DNNVV trong những lĩnh
vực này và từng bước chuyển dịch cơ cấu nội bộ
DN theo hướng ưu tiên phát triển các DNCN hỗ
trợ ứng dụng công nghệ cao phục vụ cho ngành
công nghiệp chế biến, DNCN công nghệ thông
tin, DNCN nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng và các
DNCN chế biến nông, lâm sản, thực phẩm gắn
với vùng nguyên liệu tập trung, gắn với xây dựng
nông thôn mới, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần của các DNCN tỉnh Thái Nguyên
Ngành công nghiệp
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tốc độ tăng
trƣởng (%)
Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %
Năm 2015
so với
2014
Năm 2016
so với
2015
Công nghiệp khai
khoáng
2.660,5 1,29 3.056,4 0,70 3.266,6 0,59 14,9 6,9
Công nghiệp chế biến
và chế tạo
200.328,9 96,8 429.809,7 97,9 538.290,5 97,6 114,6 25,2
Sản xuất và phân phối
điện, khí đốt hơi
nước, nước nóng và
điều hòa không khí
3.559,5 1,72 5.529,9 1,26 8.893,7 1,65 55,4 60,8
Cung cấp nước, hoạt
động quản lý và xử lý
rác thải, nước thải
406,3 0,19 578,2 0,14 868,1 0,16 42,3 50,1
Tổng số 206.955,2 100 438.974,2 100 551.318,9 100 112,1 25,6
Nguồn: Cục Thống kê Tỉnh Thái Nguyên năm 2016 & Tổng hợp của tác giả
3.1.3. Tăng trưởng về chất lượng doanh nghiệp
công nghiệp
Qua bảng 2, ta có thể nhận thấy cùng với sự
gia tăng về số lượng các DNCN trong lĩnh vực
chế biến thì doanh thu của các DN cũng tăng,
song tốc độ tăng doanh thu của các DNCN năm
giai đoạn 2015 – 2016 không cao bằng tốc độ
tăng của năm 2014 - 2015 khi tỷ trọng DNCN
chế biến và chế tạo đạt từ 96,8% năm 2014 tăng
lên 97,9% năm 2015 và giảm xuống còn 97,6% ở
năm 2016. Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành
trong giai đoạn 2011 - 2015 theo hướng gia tăng
tỷ trọng các ngành cơ khí chế tạo, điện tử, công
nghệ thông tin và giảm dần tỷ trọng các ngành
công nghiệp truyền thống như luyện kim, sản
xuất vật liệu xây dựng, khai thác mỏ cũng đã
được dự báo trong “Quy hoạch phát triển công
nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2025,
tầm nhìn 2030” [2].
3.2. Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều điều kiện
thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp nói
chung và với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý
thuận tiện cùng hệ thống các trường đại học, cao
đẳng và các trường đào tạo nghề hàng năm đã
cung cấp hàng trăm nghìn lao động cho Thái
Nguyên và các tỉnh lân cận. Chính vì vậy, những
năm gần đây, Thái Nguyên thu hút đầu tư rất lớn
từ trong và ngoài nước. Sự hỗ trợ mạnh mẽ và
quyết liệt của chính quyền địa phương trong việc
tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, cải
thiện thủ tục hành chính, xây dựng chính sách ưu
đãi về thuế suất cũng như hạ tầng cơ sở, góp
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
20
phần tạo nên sự phát triển của hệ thống DNCN
tại địa phương. Cụ thể như sau: [6]
Tập trung nâng cao chất lượng phục vụ
trong giải quyết các thủ tục hành chính như thực
hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC tại
gần 100% cơ quan hành chính nhà nước trên địa
bàn, giảm thời gian đăng ký và cấp giấy đăng ký
DN, minh bạch hóa thông qua các website về các
tài liệu, thông tin kế hoạch liên quan đến DN,...
Đặc biệt, cải cách thủ tục hành chính thuế được
đánh giá rất cao khi giảm thời gian thanh tra thuế
tại các DN (từ 8 giờ xuống còn 4,5 giờ đối với
trung bình một cuộc thanh tra). Bên cạnh đó,
UBND tỉnh cũng đã ban hành các quyết định quy
định về việc tiếp nhận, xử lý các vướng mắc,
kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp
về TTHC. Hàng năm, tỉnh tổ chức lấy ý kiến
thăm dò DNCN về khó khăn, vướng mắc và kiến
nghị trong thực hiện TTHC liên quan đến hoạt
động đầu tư và sản xuất kinh doanh của DN. Qua
đó, có thể đánh giá về mức độ hài lòng của DN
về thực hiện TTHC, những khó khăn cần tháo
gỡ, đồng thời đánh giá được chất lượng đội ngũ
cán bộ công chức qua việc tiếp xúc và giải quyết
công việc với các DN.
Bên cạnh những đột phá trong cải cách
TTHC, việc xây dựng hạ tầng giao thông hiện
đại cũng là bước đột phá quan trọng tạo điều kiện
nhằm phát triển DNCN ở Thái Nguyên. Tuyến
đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đi vào sử
dụng và các tuyến đường vành đai, đường gom
nối các khu công nghiệp đã góp phần kết nối
mạng lưới giao thông trong khu vực, đưa Thái
Nguyên trở thành vùng kinh tế trọng điểm. Trong
công tác hỗ trợ mặt bằng sản xuất, đối với những
DN thực hiện đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực
sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm sản và
thực phẩm tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-
2020 được ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% chi phí bồi
thường giải phóng mặt bằng theo đơn giá bồi
thường, giải phóng mặt bằng do UBND tỉnh ban
hành tại thời điểm triển khai dự án, nhưng tối đa
không quá 02 tỷ đồng/dự án.
Đặc biệt, quy chế xây dựng, tổ chức thực
hiện, sử dụng và quản lý kinh phí khuyến công
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được xây dựng,
theo đó, đối tượng chính được hưởng chính sách
khuyến công là các DNCN, HTX, tổ hợp tác, hộ
kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định
của pháp luật trực tiếp đầu tư, sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các DNCN ở nông
thôn (Huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa và các xã
vào diện đầu tư của Chương trình 135) sẽ được
hỗ trợ chi phí thành lập doanh nghiệp, không quá
10 triệu/doanh nghiệp, hỗ trợ 100% các khoản
phí thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng gian hàng,
trang trí khi tham gia các hội chợ triển lãm tại
nước ngoài cho các DNCN ở nông thôn, chi hỗ
trợ 100% chi phí vé máy bay cho các DNCN
nông thôn đi tham quan khảo sát, học tập kinh
nghiệm tại nước ngoài, chi hỗ trợ tối đa 50%
kinh phí (không quá 35 triệu đồng/cơ sở) cho các
DNCN ở nông thôn cho các lĩnh vực: lập dự án
đầu tư, marketing, quản lý sản xuất, tài chính, kế
toán, nhân lực, thiết kế mẫu mã,... Cùng với đó,
trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh 15 HTX
được hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ
thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học
kỹ thuật từ nguồn kinh phí của chương trình
khuyến công quốc gia và địa phương.
Ngoài ra, chính quyền địa phương đã triển
khai thực hiện có hiệu quả công tác khuyến công,
đào tạo nghề, tập huấn, hỗ trợ hoạt động xúc tiến
thương mại, hỗ trợ ứng dụng đổi mới thiết bị
khoa học công nghệ, hỗ trợ xây dựng mô hình
trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ đưa các sản phẩm công
nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh tham gia các
chương trình hội chợ triển lãm... Năm 2016, hỗ
trợ 350 triệu đồng cho 03 HTX chuyển giao máy
móc thiết bị trong chế biến và bảo quản sản phẩm,
03 HTX được hỗ trợ 105 triệu đồng xây dựng và
đăng ký nhãn hiệu từ nguồn khuyến công quốc gia.
Bên cạnh đó, chủ động tổ chức các khóa tập huấn
nâng cao năng lực cho các DNCN trên địa bàn tỉnh
và triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ các đơn
vị đưa hàng hóa vào các siêu thị, trung tâm thương
mại, hỗ trợ tham gia các chương trình xúc tiến
thương mại quốc gia và địa phương với kinh phí
khoảng 1,5 tỷ đồng.
Như vậy, bên cạnh những mặt tích cực,
chính sách hỗ trợ của tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại,
hạn chế như: Công tác kiểm tra, giám sát thực thi
công vụ đối với cán bộ, công chức chưa thường
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018)
21
xuyên, liên tục, thực hiện công khai, minh bạch
các hoạt động công vụ chưa triệt để, việc rà soát,
bổ sung, công bố mới, sửa đổi các TTHC còn
chậm,... Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ
quan nhà nước chưa đồng bộ nhất là ứng dụng
công nghệ thông tin giải quyết TTHC, công khai
TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến..., đánh
giá cán bộ công chức hàng năm còn mang tính
hình thức, chưa sát với kết quả công việc được
giao. Bên cạnh đó, mức độ triển khai chính sách
hỗ trợ DNCN ở địa phương còn hạn chế khi công
tác nắm bắt nhu cầu và tình hình sản xuất kinh
doanh của DNCN còn yếu, tỉnh chưa chủ động
xây dựng các chương trình, chính sách trợ giúp
DNCN trên địa bàn, hầu hết mới chỉ tham gia thực
hiện các chương trình do các Bộ, ngành chủ trì với
mức độ khiêm tốn.
Kết quả khảo sát cán bộ quản lý ở DNCN
tỉnh Thái Nguyên đã bổ sung thêm nguồn thông
tin về sự đánh giá của họ đối với những chính
sách hỗ trợ của địa phương.
Bảng 3: Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về chính sách
hỗ trợ của địa phương
N Minimum Maximum Mean
DN dễ dàng tiếp cận mặt bằng sản xuất thuận lợi 271 1 5 3.78
DN dễ dàng tiếp cận chính sách ưu đãi về thuế 271 1 5 3.81
DN được hoạt động trong hạ tầng cơ sở phát triển 271 1 5 3.85
DN không gặp khó khăn gì về thủ tục hành chính tại
địa phương
271 1 5 3.95
Valid N (listwise) 271
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra
Theo đó, cán bộ quản lý trong các DNCN
tỉnh đánh giá các quan điểm với mức điểm dao
động từ 3.78 - 3.95, đạt mức tốt. So với chính
sách chung của Chính phủ thì sự hỗ trợ của địa
phương được xem là gần gũi hơn với những đối
tượng thụ hưởng - các DNCN, trong đó họ đánh
giá quan điểm “DN dễ dàng tiếp cận mặt bằng
sản xuất thuận lợi” với mức điểm thấp nhất ( ̅=
3.78) cho thấy rằng việc tiếp cận mặt bằng sản
xuất ở tỉnh còn gặp khó khăn, quan điểm “DN
không gặp khó khăn gì về thủ tục hành chính tại
địa phương” với mức điểm cao nhất ( ̅= 3.95). Từ
kết quả đó cho thấy sự nỗ lực của chính quyền địa
phương trong việc cải cách hành chính tại tỉnh đã
được các cán bộ quản lý DNCN đánh giá cao, góp
phần giải phóng bớt những thủ tục rườm rà, tạo
điều kiện cho các DNCN, đặc biệt là DNCN tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp
nguồn thu đáng kể vào ngân sách chung của tỉnh.
4. Kết luận và hàm ý chính sách
Trong những năm gần đây, mặc dù DNCN ở
tỉnh Thái Nguyên có sự phát triển nhanh về số
lượng nhưng quy mô nhỏ, phân tán đi kèm với
công nghệ kỹ thuật thủ công lạc hậu, thị trường
kinh doanh bó hẹp, hoạt động mở rộng sản xuất
kinh doanh, xúc tiến thương mại còn hạn chế nên
phần lớn không có khả năng tham gia sản xuất,
kinh doanh ở những ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi
có nguồn vốn lớn và công nghệ tiên tiến. Nguyên
nhân chính là bởi các chính sách hỗ trợ DNCN
còn thiếu và hạn chế. Vì thế, UBND tỉnh cần xem
xét tích cực tạo điều kiện hỗ trợ các DNCN trên
địa bàn được hưởng các chính sách ưu đãi tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD của các
DNCN, cụ thể như:
Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, xây dựng
mới các chính sách ưu đãi đầu tư cho phù hợp
với từng thời kỳ, điều kiện cụ thể và có sức hấp
dẫn cao, bám sát, giải quyết kịp thời các vướng
mắc phát sinh, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự
án, công trình trọng điểm, thúc đẩy giải ngân các
dự án đầu tư.
Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ
phục vụ cho phát triển công nghiệp, tiếp tục xây
dựng các khu công nghiệp tập trung cho các
DNCN với các ưu đãi nhất định trong việc thuê mặt
bằng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quan tâm đến việc hỗ trợ các DNCN về
vốn, công nghệ, thông tin, môi trường đầu tư...
dành một khoản kinh phí thích đáng cho công tác
hỗ trợ đầu tư và phát triển các sản phẩm công
nghiệp công nghệ mới, tiểu thủ công nghiệp ở
khu vực nông thôn, nhất là tạo nghề mới, góp
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
22
phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu
lao động và thu nhập ở nông thôn.
Tiếp tục cải cách hành chính, duy trì có hiệu
quả các công việc ở bộ phận một cửa, một cửa liên
thông của tỉnh, tạo môi trường đầu tư thông thoáng,
bình đẳng, thống nhất vì sự phát triển công nghiệp
nói chung và DNCN nói riêng của tỉnh [6].
Có cơ chế ưu đãi đặc biệt (về vay vốn, hỗ
trợ đầu tư, ưu đãi thuê đất, thuế...) đối với đầu tư
phát triển: Công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công
nghệ cao, công nghiệp chế biến nông, lâm sản,
thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu tập trung,
gắn với xây dựng nông thôn mới và đầu tư phát
triển vùng nguyên liệu tập trung.
Sở Công thương phải đảm bảo sự kết nối với
các Trung tâm nghiên cứu, các ngành, cấp trên địa
bàn nhằm xây dựng, hình thành mối liên kết giữa:
DNCN - nhà khoa học để nghiên cứu triển khai,
đầu tư khoa học công nghệ xây dựng vùng nguyên
liệu tập trung, chuyên canh phục vụ công nghiệp
chế biến, đầu ra cho nông sản hàng hóa.
Xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính, tín
dụng, kỹ thuật cho DNCN trong lĩnh vực chế
biến: Liên kết xây dựng vùng nguyên liệu, ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, thu hái,
sơ chế, bảo quản sau thu hoạch (khuyến khích
người sản xuất nguyên liệu đóng góp cổ phần
bằng giá trị nguyên liệu với cơ sở chế biến).
Nhà nước tạo thuận lợi tối đa trong việc
giao đất, giao rừng và cho vay vốn ưu đãi, không
cần thế chấp đối với các hộ tham gia xây dựng
vùng nguyên liệu, có chính sách cụ thể điều hòa
lợi ích giữa người sản xuất nguyên liệu và
DNCN hoạt động trong lĩnh vực chế biến.
Phải có sự phối hợp đồng bộ và kịp thời giữa
các cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở sản
xuất công nghiệp, trong đó có DNCN vì sự phát
triển chung của ngành. Công tác quản lý nhà nước
về công nghiệp trên địa bàn cần được tập trung vào
một đầu mối là Sở Công thương. Trong đó, việc
quản lý của phòng Quản lý công nghiệp nên
chuyên môn hóa rõ ràng theo từng mảng riêng biệt
như DNCN, cơ sở sản xuất, làng nghề. Trong mảng
DNCN, nên chia ra theo quy mô của DN lớn, nhỏ
và vừa, siêu nhỏ, hàng năm sẽ có báo cáo tình hình
hoạt động về từng loại hình DN nói trên. Từ đó là
cơ sở để Sở hoàn thiện hoạt động thống kê, đánh
giá tình hình phát triển công nghiệp nói chung và
DNCN nói riêng nhằm kịp thời phát hiện các vấn
đề cần tháo gỡ.[6]
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thế Bính. (2013). Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa và bài học cho Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 22 (12), 21 - 29.
[2]. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên. (2018). Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2017. Thái Nguyên.
[3]. Võ Thị Hồng Loan. (2011). Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tại
Thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 42 (1), 151 - 158.
[4]. Nguyễn Công Nhự. (2004). Giáo trình Thống kê công nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
[5]. Nguyễn Đình Phan, Nguyễn Kế Tuấn. (2007). Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp. Hà Nội:
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
[6]. Quyết định số 880/QĐ-TTg, ngày 09/6/2014 Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Thông tin tác giả:
1. Lê Ngọc Nƣơng
- Đơn vị công tác: Khoa Quản lý - Luật KT - Trường ĐH Kinh tế & QTKD
- Địa chỉ email: ngocnuong85@gmail.com
2. Cao Thị Thanh Phƣợng
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Ngày nhận bài: 04/12/2018
Ngày nhận bản sửa: 21/12/2018
Ngày duyệt đăng: 28/12/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh_sach_ho_tro_phat_trien_doanh_nghiep_cong_nghiep_tinh_t.pdf