Chính sách khoan hồng trong dự thảo luật cạnh tranh nhìn từ lý thuyết trò chơi

- Sự nhất quán và tính minh bạch của chính sách khoan hồng Sự nhất quán và minh bạch của việc thực thi chính sách khoan hồng là một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công của chính sách này. Sự nhất quán được hiểu là việc áp dụng chính sách này phải mang tính chắc chắn và có thể dự đoán được. Bản chất của việc tố cáo là nhằm bảo đảm rằng: (i) Doanh nghiệp sẽ được hưởng khoan hồng, nếu đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định; (ii) Các doanh nghiệp còn lại sẽ bị phạt theo đúng mức độ nghiêm khắc mà pháp luật quy định. Kết hợp với yêu cầu thứ nhất về mức phạt thật nghiêm khắc, tính nhất quán làm cho nguy cơ mà doanh nghiệp không tham gia chính sách khoan hồng ngày càng cao. - Vai trò thực sự độc lập của cơ quan cạnh tranh So với Luật cạnh tranh 2004, cơ quan thực thi pháp luật kiểm soát hành vi HCCT đã thay đổi quan trọng. Theo đó, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ và do Chính phủ thành lập, thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh; giám sát các hoạt động cạnh tranh trên thị trường; tiến hành điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh20. Việc nâng cấp Cục Quản lý cạnh tranh từ một Cục thuộc Bộ Công thương21 và gộp chung Hội đồng cạnh tranh thành Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là một thay đổi hợp lý, nhằm bảo đảm tính độc lập và tính nhất quán trong hoạt động điều tra và xử lý vi phạm về HCCT. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý các hành vi HCCT, nếu Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không bảo đảm được tính độc lập của mình, các quyết định đưa ra không nghiêm khắc và nhất quán, thì khía cạnh răn đe của chính sách khoan hồng sẽ khó phát huy trên thực tế

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách khoan hồng trong dự thảo luật cạnh tranh nhìn từ lý thuyết trò chơi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH SAÙCH KHOAN HOÀNG TRONG DÖÏ THAÛO LUAÄT CAÏNH TRANH NHÌN TÖØ LYÙ THUYEÁT TROØ CHÔI Phạm Hoài Huấn* Tóm tắt: Bài viết phân tích quy định về chính sách khoan hồng của Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi), đồng thời đưa ra các khuyến nghị có liên quan cho việc xây dựng và áp dụng chính sách khoan hồng tại Việt Nam trong thời gian tới. Abstract: This article provides analysis the provisions on the leniency policy of the Bill on Competition (amended) and relevant recommendations for the development and application of the leniency policy in Vietnam in the coming time. Thông tin bài viết: Từ khóa: Chính sách khoan hồng, phá vỡ thỏa thuận, lý thuyết trò chơi. Lịch sử bài viết Nhận bài: 04/05/2017 Biên tập: 16/05/2017 Duyệt bài: 23/05/2017 Article Infomation: Keywords: leniency policy, beach of agreement, games theory. Article History: Received: 04 May 2007 Edited: 16 May 2007 Appproved: 23 May 2007 So với Luật Cạnh tranh năm 2004, Dự thảo thứ hai Luật Cạnh tranh (sửa đổi) đã có nhiều thay đổi liên quan đến việc kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh1. Ngoài việc thay đổi cách tiếp cận từ đối với các hành vi, từ chỗ chỉ giới hạn các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (HCCT) trong phạm vi các thỏa thuận theo chiều ngang2, Dự thảo này (Dự thảo) đã mở rộng phạm vi các thỏa thuận thành thỏa thuận theo chiều dọc và theo chiều ngang3. Đây là một thay đổi quan trọng. Có thể nhận thấy Dự thảo đã thay đổi một cách cơ bản phương pháp tiếp cận đối với hành vi4 thỏa thuận HCCT theo hướng tiếp cận từ góc độ kinh tế của hành vi nhằm tiệm cận với thông lệ quốc tế. Thay đổi quan trọng nhất của Dự thảo là lần đầu tiên, chính sách khoan hồng nhằm phá vỡ các thỏa thuận HCCT được khởi xướng5. Tuy vậy, để có thể đưa chính sách khoan 1 Có thể tải về từ truy cập ngày 08/04/2017. 2 Điều 9 Luật Cạnh tranh. 3 Điều 12, Điều 13 Dự thảo. 4 WB, OECD (1998), A Framework for the Design and Implementation of Competition Law and Policy, chapter 3: Agreements. Ngoài ra, pháp luật cạnh tranh của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đều tiếp cận các hành vi thỏa thuận HCCT theo cả chiều ngang và chiều dọc, dựa trên sự tác động của các thỏa thuận đối với cạnh tranh trên thị trường. Xem thêm European Commission (2010), Guidelines on Vertical Restraints, O.J. C130, para. 21. 5 Điều 17 Dự thảo. * ThS, Khoa Luật Thương mại, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 33Số 11(339) T6/2017 hồng đi vào thực tiễn một cách hiệu quả, trong bối cảnh của Việt Nam, cần phải nhìn nhận vai trò này dưới góc độ kinh tế học và kinh nghiệm áp dụng. 1. Khái niệm Ngay từ những phiên thảo luận diễn ra từ tháng 02 năm 2000 được tổ chức bởi OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế), các bên tham gia đã xác định việc chống lại các thỏa thuận HCCT là rất khó khăn. Thách thức trong việc chống lại các thỏa thuận HCCT nghiêm trọng là vạch trần các thỏa thuận bí mật của họ. Để khuyến khích một thành viên của thỏa thuận thú nhận và cung cấp các bằng chứng trực tiếp mang tính “bên trong” về cuộc họp bí mật và cách thức trao đổi thông tin liên lạc của họ, cơ quan cạnh tranh có thể hứa hẹn giảm tiền phạt, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thậm chí là ân xá6. Theo pháp luật của Liên minh châu Âu, khoan hồng được hiểu là việc giảm tiền phạt. Ở những nơi khác, thì khoan hồng có thể được xem xét ở khía cạnh miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách nhiệm bồi thường của các cá nhân”7. Theo pháp luật của Hoa Kỳ, “khoan hồng được hiểu là việc doanh nghiệp báo cáo các hoạt động vi phạm pháp luật của họ ngay từ giai đoạn đầu, nếu họ đáp ứng những điều kiện nhất định. “Khoan hồng” được hiểu là không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi được khai báo”8. Cho nên, có thể hiểu chính sách khoan hồng là chính sách miễn, giảm hình phạt mà nhà nước dành cho các doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo những điều kiện nghiêm ngặt nhằm đổi lấy sự hợp tác và/ hoặc cung cấp thông tin có giá trị để giúp cơ qua nhà nước có thẩm quyền phá vỡ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. 2. Cơ sở kinh tế của chính sách khoan hồng Chính sách khoan hồng được xây dựng nhằm tạo động lực để các doanh nghiệp hợp tác với cơ quan cạnh tranh trong quá trình xử lý các thỏa thuận HCCT. Chính sách này đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh các thỏa thuận HCCT được tiến hành một cách bí mật và cơ quan cạnh tranh hầu như không có hoặc có rất ít chứng cứ về thỏa thuận. Cơ sở nền tảng của chính sách khoan hồng được xây dựng trên nguyên lý của lý thuyết trò chơi. 2.1. Lý thuyết trò chơi Lý thuyết trò chơi là nghiên cứu về cách hành xử của con người trong những hoàn cảnh chiến lược9. Ví dụ điển hình của lý thuyết trò chơi là tình thế lưỡng nan của hai tù nhân. Theo đó, tình thế lưỡng nan của hai tù nhân được hiểu là một “trò chơi” đặc biệt giữa hai tù nhân bị bắt giữ để minh họa cho khía cạnh tại sao rất khó khăn để duy trì sự hợp tác ngay cả khi sự hợp tác này là có lợi cho cả hai bên10. Có thể diễn giải tình thế lưỡng nan này như sau: Hai tù nhân đang bị điều tra về một hành vi phạm tội mà họ là các bị can. Họ bị giam ở hai nhà giam riêng biệt và không thể giao tiếp với nhau. Mỗi người đều được cơ quan điều tra yêu cầu khai ra hành vi phạm tội. 6 OECD (2002), Fighting Hard Core Cartels: Harm, Effective Sanctions and Leniency Programmes, p. 7, trên https:// www.oecd.org/competition/cartels/1841891.pdf, truy cập ngày 15/03/2017. 7 OECD, tlđd, trang 8. 8 U.S. Department of Justice (1993), Corporate leniency policy, trên https://www.justice.gov/atr/corporate-leniency- policy, truy cập ngày 15/03/2017. 9 N. Gregory Mankiw (2009), Principles of Economics, 6th Edition, South-Western, Cengage Learning, p. 349 10 N. Gregory Mankiw, tlđd, trang 355. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 34 Số 11(339) T6/2017 - Nếu cả hai tù nhân tố cáo lẫn nhau, mỗi người sẽ bị phạt tù 5 năm. - Nếu cả hai cùng im lặng, việc truy tố sẽ rất khó khăn, vì vậy các tù nhân có quyền được bào chữa và mong đợi mức phạt tù tối đa là 2 năm. - Mặt khác, nếu một tù nhân tố cáo và người còn lại thì không, người tố cáo sẽ chỉ bị 1 năm tù giam, trong khi người kia thì sẽ bị phạt tù 10 năm. Ma trận của tình thế lưỡng nan này có thể được biểu diễn thông qua bảng sau đây: B A TỐ CÁO KHÔNG TỐ CÁO 5 5 10 1 KHÔNG 1 10 2 2 Trong mỗi ô trên bảng, góc trên bên phải là hình phạt tù dành cho tù nhân B, còn góc dưới bên trái là hình phạt tù dành cho tù nhân A. Nhìn vào ma trận, ta thấy lựa chọn tối ưu cho cả hai tù nhân A và B đó là cùng im lặng, không tố cáo lẫn nhau. Kết quả của lựa chọn này đó là, tối đa cả hai chỉ bị 2 năm tù. Đi vào cụ thể hơn, có thể bắt đầu bằng lựa chọn của tù nhân A. Rõ ràng, A biết kết quả ở góc dưới cùng bên phải (cả hai tù nhân cùng im lặng) là lựa chọn tối ưu. Nhưng vấn đề là, hai tù nhân đang bị giam ở hai phòng khác nhau, không có cách gì liên lạc với nhau được. Cho nên, sẽ là rất rủi ro nếu A lựa chọn phương án không tố cáo, trong khi B lại tố cáo A. Kết quả trong trường hợp này, A sẽ phải chịu 10 năm tù giam. Chiến lược không tố cáo, về mặt kinh tế học được xác định là chiến lược bị áp đảo (dominated strategy) . Đây là một chiến lược mang tính thụ động. Vì với lựa chọn không tố cáo, tù nhân A không thể kiểm soát được kết quả của lựa chọn, mà kết quả này phụ thuộc vào lựa chọn của tù nhân B. Nếu tù nhân A lựa chọn chiến lược tố cáo, chiến lược này được coi là chiến lược áp đảo (dominate strategy) . Hãy hình dung khi A tiến hành tố cáo, kết quả của lựa chọn này là nếu tù nhân B không tố cáo, thì A chỉ bị một năm tù giam. Trong trường hợp xấu nhất B cũng tố cáo, thì A cũng chỉ bị giam tối đa là 5 năm. So sánh giữa chiến lược áp đảo và chiến lược bị áp đảo, thì chiến lược áp đảo là chiến lược tối ưu cho A. Vì nếu chiến lược áp đảo thành công, A sẽ chỉ bị giam 1 năm. Trong khi đó, nếu lựa chọn chiến lược thụ động thì ngay cả khi đạt được kết quả tối ưu (ô dưới cùng bên phải), A vẫn bị giam giữ 2 năm. Trong khi đó, rủi ro trong chiến lược áp đảo được giới hạn ở 5 năm tù, so với chiến lược bị áp đảo là 10 năm tù. Từ đó, có thể thấy, chiến lược áp đảo là lựa chọn tối ưu cho các tù nhân trong tình thế lưỡng nan. 2.2. Ứng dụng của lý thuyết trò chơi vào việc xây dựng chính sách khoan hồng trong pháp luật cạnh tranh Khi giam giữ các tù nhân ở hai phòng giam riêng biệt, cơ quan điều tra mong muốn tù nhân hợp tác với họ trong quá trình điều tra thông qua việc để cho tù nhân tự nhận thức rằng chiến lược áp đảo là chiến lược tối ưu cho lợi ích của họ. Để các doanh nghiệp trong một thỏa thuận hợp tác với cơ quan cạnh tranh trong quá trình điều tra một thỏa thuận HCCT cũng tương tự như việc khiến các tù nhân trong tình thế lưỡng nan lựa chọn 11 Robert Gibbons (1992), Game Theory for Applied Economists, Princeton University Press, p. 4. 12 Robert Gibbons, tlđd, tr. 4. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 35Số 11(339) T6/2017 chiến lược áp đảo. Muốn vậy, nguyên lý căn bản mà pháp luật cạnh tranh phải ưu tiên đó là tạo ra một nguy cơ để doanh nghiệp phải lo lắng nếu doanh nghiệp không tự nguyện hợp tác với cơ quan cạnh tranh. Mặt khác, như trên đã phân tích, chiến lược áp đảo là lựa chọn tối ưu của các doanh nghiệp. Nhưng nếu trong trường hợp lợi ích của việc tuân thủ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là quá lớn so với nguy cơ bị xử lý và nếu các doanh nghiệp có thời gian để trao đổi thông tin và đưa ra phương án ứng phó, tình hình có thể khác đi. Bởi giả định của tình thế lưỡng nan là các tù nhân bị giam ở các phòng giam khác nhau và không thể liên lạc với nhau được. Nhưng đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trên thực tế, các doanh nghiệp vẫn dễ dàng trao đổi thông tin với nhau. Cho nên, để chính sách khoan hồng phát huy tác dụng, nhất thiết phải tạo ra một “cuộc đua” giữa các doanh nghiệp nhằm tranh giành sự khoan hồng của pháp luật. Việc một doanh nghiệp phản bội các doanh nghiệp khác thông qua việc hợp tác và cung cấp thông tin cho cơ quan cạnh tranh xử lý các doanh nghiệp còn lại, doanh nghiệp hoặc các cá nhân có liên quan này có thể đứng trước nguy cơ bị trả thù/ trả đũa. Chính điều này sẽ tạo nên những trở ngại đối với chương trình khoan hồng. Do đó, vấn đề bảo đảm tính bí mật về thông tin của những doanh nghiệp hoặc cá nhân cung cấp thông tin phải là một phần nội dung trong chương trình khoan hồng. Khía cạnh cuối cùng khi ứng dụng lý thuyết trò chơi vào trong việc xây dựng chính sách khoan hồng chính là tính khó dự đoán trong lựa chọn hành động của đối phương. Chẳng hạn, trong tình thế lưỡng nan, chỉ có hai người chơi nên một tù nhân chỉ có hai lựa chọn là tố cáo hoặc không tố cáo. Bằng thói quen, mối quan hệ giữa hai bên trong quá khứ và những yếu tố bổ trợ khác, xác suất để tù nhân có thể dự đoán lựa chọn của tù nhân còn lại ngay cả khi không thể liên lạc với nhau được vẫn là rất cao. Nhưng khi cuộc chơi có nhiều người hơn, chẳng hạn 3, 4 hoặc nhiều hơn, khả năng dự đoán giảm đi. Đồng thời, nó làm tăng nguy cơ bị tố cáo. Vì vậy, lựa chọn an toàn là chọn chiến lược tố cáo. Như đã phân tích ở phần trên, trong những thị trường tồn tại nhiều doanh nghiệp, khả năng xảy ra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh rất thấp. Cho nên, pháp luật cạnh tranh cần phải có cách thức để mặc dù số lượng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận không cao, nhưng làm cho lựa chọn của họ khó dự đoán hành động của các bên còn lại. Việc dành quyền khai báo cho người lãnh đạo và người lao động trong doanh nghiệp được coi như là một trong những cách để làm cho lựa chọn nên cân nhắc13. 3. Trở ngại của chính sách khoan hồng trong thực tiễn Như trên đã đề cập, lựa chọn chiến lược của tù nhân trong tình thế lưỡng nan là chiến lược áp đảo, tức là khuynh hướng phá vỡ thỏa thuận, bất kể hành xử của người chơi còn lại là gì. Tuy vậy, nhìn từ góc độ của lý thuyết trò chơi, cách hành xử của các bên sẽ thay đổi dựa vào “cuộc chơi” là cuộc chơi một lần hay cuộc chơi lặp lại. Như vậy, trong lần chơi thứ nhất, giả định A phản bội bằng cách khai báo với cơ quan điều tra. Kết quả là A sẽ bị 1 năm tù và B bị 10 năm tù. Nếu cuộc chơi được lặp lại, B sẽ có hành vi trả đũa bằng việc sẽ tố cáo A. Trong trường hợp này, lựa chọn chiến lược của cả hai sẽ là chiến lược áp đảo, tức là cả hai sẽ tố cáo lẫn nhau. Kết quả của lựa chọn này sẽ là ô trên cùng bên trái (mỗi người đều 5 năm tù). 13 U.S. Department of Justice (1994), Leniency policy for individuals, trên https://www.justice.gov/atr/corporate-lenien- cy-policy, truy cập ngày 15/03/2017. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 36 Số 11(339) T6/2017 14 Scott D. Hammond, The Evolution of Criminal Antitrust Enforcement Over the Last Two Decades, p. 3, phát biểu tại Hội nghị thường niên lần thứ 24 về Tội phạm có chức vụ, nguồn: https://www.justice.gov/atr/file/518241/download, truy cập ngày 15/03/2017. 15 Theo quy định tại khoản 1 điều 118 Luật cạnh tranh 2004 đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, so với việc hợp tác với kết quả tối ưu là cả hai sẽ chỉ bị 2 năm tù, thì kết quả của việc tố cáo và trả đũa sẽ dẫn đến kết cục tệ cho cả hai khi tù nhân A và B đều cùng bị 5 năm tù giam. Cho nên, khi đứng trước việc bị phát hiện việc gian lận thỏa thuận và đứng trước nguy cơ trả đũa, hay hơn hết là ngay từ đầu nên tuân thủ thỏa thuận, tức là không tố cáo với cơ quan điều tra. Ứng dụng vào trong việc ban hành chính sách khoan hồng, cần phải thấy hoạt động của các doanh nghiệp trong một ngành luôn mang tính ổn định và lâu dài. Cho nên, việc tố cáo doanh nghiệp khác vi phạm pháp luật cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ phải đối diện việc trả đũa bởi các doanh nghiệp khác hoặc những hình thức tẩy chay trong ngành. Kết cục này làm cho chiến lược áp đảo không còn là chiến lược tối ưu trong trò chơi lặp lại. 4. Điều kiện cho việc áp dụng thành công chính sách khoan hồng tại Việt Nam Có thể nói, nguyên lý cơ bản nhất của chính sách khoan hồng là sự mâu thuẫn giữa lợi ích cục bộ của doanh nghiệp với lợi ích chung của toàn bộ các doanh nghiệp khi giữ vững cam kết, không phá vỡ thỏa thuận. Lợi ích của khoan hồng, chính là được miễn hoặc giảm chế tài khi tự nguyện hợp tác so với nguy cơ bị cơ quan nhà nước phát hiện. Bản chất của chính sách khoan hồng chính là áp dụng chiến lược “cây gậy và củ cà rốt”. Cho nên một khi chế tài không đủ mạnh, doanh nghiệp không có động cơ để khai báo để xin khoan hồng và ân xá. Ba nền tảng quan trọng cần phải thực hiện để nhằm bảo đảm sự thành công của chính sách khoan hồng được xác định là: - Thứ nhất, pháp luật chống độc quyền phải đưa ra những chế tài nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp tham gia vào các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng và không tự khai báo; - Thứ hai, các doanh nghiệp phải nhận thức được nguy cơ cao về việc phát hiện bởi cơ quan chống độc quyền nếu họ không tự khai báo; - Thứ ba, phải có tính minh bạch và khả năng dự đoán được trong phạm vi rộng nhất có thể trong suốt chương trình thực thi pháp luật chống các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, để các công ty có thể tiên đoán với mức độ chắc chắn cao về cách họ sẽ được đối xử như thế nào nếu họ tìm kiếm sự khoan hồng, và hậu quả sẽ ra sao nếu không hợp tác14. Bên cạnh đó, để chính sách khoan hồng trong Dự thảo có tính khả thi, cần thiết phải đáp ứng các điều kiện sau: - Việc áp dụng quy định về chế tài phải nghiêm khắc tương ứng với hành vi vi phạm và hậu quả mà hành vi mang lại. Theo quy định tại khoản 1 điều 94 Dự thảo, “mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm”. Mức phạt trên là rất nghiêm khắc. Tuy vậy, nếu nhìn từ góc độ lịch sử áp dụng chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam, có thể thấy mức phạt còn chưa thống nhất và quá nhẹ so với quy định về mức phạt và hậu quả mà hành vi mang lại15. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 37Số 11(339) T6/2017 Cụ thể, trong giai đoạn từ 2006 - 2016, cơ quan chức năng chỉ mới xử lý được 5 vụ việc hạn chế cạnh tranh16. Trong đó: - Quyết định số 07⁄QĐ-HĐCT ngày 02 tháng 3 năm 2009 xử lý hành vi lạm dụng vị trí độc quyền liên quan đến Vinapco: 3,378 tỷ đồng về các hành vi vi phạm và 100 triệu đồng phí xử lý vụ việc17. - Ngày 29 tháng 7 năm 2010, Hội đồng Cạnh tranh đã tuyên bố quyết định phạt tiền vụ 19 doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thỏa thuận ấn định giá với tổng số tiền phạt và tiền phí là 1.807.000.000 đồng18. - Trong vụ việc 12 doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận ấn định giá, các doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm pháp luật cạnh tranh nêu trên phải chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh 100.000.000 đồng, đã nộp vào Kho bạc nhà nước19. - Sự nhất quán và tính minh bạch của chính sách khoan hồng Sự nhất quán và minh bạch của việc thực thi chính sách khoan hồng là một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công của chính sách này. Sự nhất quán được hiểu là việc áp dụng chính sách này phải mang tính chắc chắn và có thể dự đoán được. Bản chất của việc tố cáo là nhằm bảo đảm rằng: (i) Doanh nghiệp sẽ được hưởng khoan hồng, nếu đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định; (ii) Các doanh nghiệp còn lại sẽ bị phạt theo đúng mức độ nghiêm khắc mà pháp luật quy định. Kết hợp với yêu cầu thứ nhất về mức phạt thật nghiêm khắc, tính nhất quán làm cho nguy cơ mà doanh nghiệp không tham gia chính sách khoan hồng ngày càng cao. - Vai trò thực sự độc lập của cơ quan cạnh tranh So với Luật cạnh tranh 2004, cơ quan thực thi pháp luật kiểm soát hành vi HCCT đã thay đổi quan trọng. Theo đó, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ và do Chính phủ thành lập, thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh; giám sát các hoạt động cạnh tranh trên thị trường; tiến hành điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh20. Việc nâng cấp Cục Quản lý cạnh tranh từ một Cục thuộc Bộ Công thương21 và gộp chung Hội đồng cạnh tranh thành Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là một thay đổi hợp lý, nhằm bảo đảm tính độc lập và tính nhất quán trong hoạt động điều tra và xử lý vi phạm về HCCT. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý các hành vi HCCT, nếu Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không bảo đảm được tính độc lập của mình, các quyết định đưa ra không nghiêm khắc và nhất quán, thì khía cạnh răn đe của chính sách khoan hồng sẽ khó phát huy trên thực tế 16 Số liệu được lấy từ Báo cáo hoạt động thường niên 2014, tr. 12, Báo cáo hoạt động thường niên 2015, tr. 9 và Báo cáo hoạt động thường niên 2016, tr. 8 – 9. Các Báo cáo này có thể tải về từ website của Cục Quản lý cạnh tranh http:// www.vca.gov.vn/Bublications.aspx?CateID=18 , truy cập ngày 08/04/2017. 17 Nguồn: truy cập ngày 12/04/2017. 18 Nguồn: truy cập ngày 12/04/2017. 19 Nguồn: truy cập ngày 12/04/2017. 20 Khoản 1 Điều 41 Dự thảo. 21 Điều 1 Nghị định số 06/2006/NĐ-CP và Điều 1 Quyết định số 848/QĐ-BCT của Bộ Công thương quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 38 Số 11(339) T6/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchinh_sach_khoan_hong_trong_du_thao_luat_canh_tranh_nhin_tu.pdf
Tài liệu liên quan