Một số nhận xét về chính sách, pháp
luật về sự tham gia của người dân quản lý
nhà nước và xã hội
Trong những năm qua, chính sách,
pháp luật Việt Nam bảo đảm công dân tham
gia QLNN và xã hội đã đạt được nhiều kết
quả quan trọng. Các quy định trong Hiến
pháp năm 2013 và hệ thống chính sách, pháp
luật đã vận dụng phù hợp và tương đồng
với Công ước quốc tế về các quyền dân sự,
chính trị năm 1996 (Điều 25 - ICCPR) và
Luật Nhân quyền quốc tế. Các quy định này
không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các
công dân trong việc hưởng thụ quyền vì lý
do tôn giáo, giới tính, nguồn gốc, dân tộc,
thành phần xuất thân,.
Các quy định trong Hiến pháp, pháp
luật không chỉ bao quát toàn bộ vấn đề về
quyền tham gia QLNN và xã hội, cơ chế bảo
đảm thực hiện quyền này, các hình thức thực
hiện quyền tham gia QLNN và xã hội của
công dân mà còn quy định cụ thể về lĩnh vực
công dân tham gia, mức độ tham gia để công
dân lựa chọn, chủ động tham gia.
Bên cạnh đó cũng cần thấy rằng, chính
sách, pháp luật Việt Nam ở một khía cạnh
nhất định vẫn còn mang tính nguyên tắc.
Những quy định chung chung đã làm hạn
chế quyền công dân trên thực tế. Nhiều
quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn. Ví
dụ, Điều 32 Luật Ban hành VBQPPL năm
2015 xác định cơ quan có quyền trình dự
án, dự thảo VBQPPL lập đề nghị xây dựng
VBQPPL. Điều này vô hình trung đã loại bỏ
quyền lập đề nghị xây dựng VBQPPL của
những công dân là thành viên của tổ chức
xã hội không thuộc thành viên của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, ngay cả khi họ là đối
tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản.
Tình trạng người dân chưa quan tâm đến các
Cổng thông tin lấy ý kiến của các bộ ngành,
thờ ơ với việc góp ý xây dựng, phản biện
chính sách, pháp luật có thể có nhiều nguyên
nhân, trong đó, có trình độ dân trí, nhận thức
và kiến thức pháp luật hạn chế. Bên cạnh đó,
Nhà nước chưa thiết lập được cơ chế đầy đủ
bảo đảm cho công dân thực hiện quyền tham
gia QLNN và xã hội. Mặt khác, Nhà nước
cũng chưa xây dựng được cơ chế hữu hiệu
khuyến khích người dân tham gia vào các
hoạt động này.
Những vấn đề trên đang đặt ra những
thách thức về xây dựng nhà nước pháp
quyền và mục tiêu phát triển kinh tế, xã
hội đến năm 2020, tầm nhìn 2035 cho Việt
Nam. Do đó, cần phải tiếp tục nghiên cứu
và đánh giá đầy đủ về hệ thống chính sách,
pháp luật, sửa đổi những quy định cản trở
quyền công dân tham gia quản lý nhà nước
và xã hội trong các luật chuyên ngành, bổ
sung các quy định theo hướng tạo nhu cầu
và động lực cho người dân tham gia QLNN
và xã hội
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách, pháp luật Việt Nam về sự tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, xã hội công dân
không còn là vấn đề mang tính địa phương mà là vấn đề của toàn
cầu. Là một nhà nước tiến bộ, Việt Nam đã ghi nhận quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân ngay sau khi thành lập nước, trong Hiến
pháp 1946. Cùng với sự phát triển, Nhà nước ngày càng hoàn thiện
chính sách, pháp luật về vai trò của công dân tham gia vào quản lý
nhà nước và xã hội. Với chủ trương hiện thực hoá Nhà nước pháp
quyền XHCN ở Việt Nam, chính sách của Nhà nước đang tạo ra sự
thay đổi về chất, khuyến khích và bảo đảm sự tham gia của công
dân vào hoạt động quản lý công.
Đỗ Thị Kim Tiên*
* TS. Học viện Hành chính Quốc gia
Abstract
Today, in the integration trend for developments, the civil society
is no longer as a local issue but a global one. As a progressive state,
Vietnam has recognized the state power of the people rightafter
the nation stablishment in the Constitution of 1946. Along with
the development, the State has step by step improved its policies
and laws on the role of citizens involved in state and social
management. With a policy of development of a rule-of-law state
of the Socialist of Vietnam, it has been creating a change in policy
quality, encouraging and ensuring the participation of citizens in
public management.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: quản lý nhà nước, quản lý
xã hội, sự tham gia của công dân, hình
thức tham gia trực tiếp, hình thức tham
gia gián tiếp.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 11/09/2018
Biên tập : 26/09/2018
Duyệt bài : 03/10/2018
Article Infomation:
Keywords: state management; social
management; citizen participation;
direct participation; indirect
participation
Article History:
Received : 11 Sep. 2018
Edited : 26 Sep. 2018
Approved : 03 Oct. 2018
CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ SỰ THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN
1. Công dân tham gia quản lý nhà nước
và quản lý xã hội
Quản lý nhà nước (QLNN) (state
management) được hiểu là hoạt động quản
lý của Nhà nước. Khác với quản lý của khu
1 GS.TS Nguyễn Trung Kiên, Lê Ngọc Hùng (2012), "Quản lý xã hội dựa vào sự tham gia: Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn", Tạp chí Xã hội học số 1(117).
vực tư, quản lý của nhà nước là hoạt động
quản lý đặc biệt, được thực hiện bằng quyền
lực nhà nước. Quản lý xã hội (QLXH) là sự
quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là
quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển1.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
15Số 19(371) T10/2018
Quan niệm này cho phép xác định xã hội là
đối tượng quản lý chứ không phải chủ thể
quản lý. Đồng thời, đối tượng của QLXH
phải được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm
tổng thể các lĩnh vực của đời sống xã hội,
từ chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, môi
trường đến giải trí, truyền thông... Như vậy,
quan niệm QLNN và QLXH được tiếp cận
theo những cách khác nhau. Theo đó, QLNN
được tiếp cận từ giác độ chủ thể quản lý,
trong khi QLXH lại tiếp cận theo đối tượng
quản lý. Vì vậy, khi xác định công dân là
chủ thể quản lý tham gia vào QLNN và
QLXH cũng có những điểm khác biệt. Theo
đó, công dân tham gia QLNN được hiểu sự
tham gia của công dân vào tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp. Công dân tham gia vào
QLXH thực chất là tham gia quản lý những
công việc Nhà nước (vì đối tượng QLNN
cũng là xã hội), và các lĩnh vực phát sinh,
không cần đến việc sử dụng quyền lực nhà
nước. Trong QLNN và xã hội, công dân vừa
là chủ thể quản lý, vừa là đối tượng quản
lý. Như vậy, có thể quan niệm sự tham gia
QLNN và xã hội của công dân là việc công
dân tham gia vào bộ máy QLNN, tổ chức
xã hội hoặc hoạt động với tư cách cá nhân
để thực hiện các công việc của nhà nước,
hoặc xã hội một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp, gắn với các hoạt động: xây dựng chính
sách, pháp luật, tuyên truyền, phổ biến chính
sách, pháp luật, ra quyết định, khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị,...
Công dân tham gia vào QLNN và xã
hội đều nhằm mục tiêu đảm bảo sự ổn định
và phát triển của xã hội. Chính vì lẽ đó, các
2 GS. đại học Trinity, Cambridge, Harvard, đạt giải Noben Kinh tế năm 1998
3 https//icevn.org/vi/blog/dan-chu-nhu-mot-gia-tri-toan-cau/
4 Bài nói chuyện với nhân dân tỉnh Phú Thọ ngày 18/8/1962; Xem Hồ Chí Minh - Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2000, tập 10, tr. 599.
nội dung QLNN cũng có thể được thực hiện
bởi công dân thông qua các tổ chức xã hội
ở những mức độ nhất định. Tuy nhiên, sự
tham gia, mức độ cống hiến của công dân
trong QLNN, QLXH còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Ví dụ, mức độ sẵn sàng của
công dân, hình thức tham gia (trực tiếp hay
gián tiếp); năng lực và vị trí việc làm; các
yếu tố thuộc về cá nhân công dân (vốn con
người - các giá trị cá nhân, vốn văn hóa, vốn
xã hội, vốn thông tin, vốn kinh tế, vốn chính
trị,..), và đặc biệt là yếu tố thể chế, chính
sách của nhà nước.
2. Chính sách, pháp luật về sự tham gia
của công dân quản lý nhà nước và xã hội
Về lý thuyết, dân chủ và sự tham gia của
người dân đã được Amartya Sen2 nghiên cứu
và nêu thành quan điểm về sự phát triển trên
cơ sở thừa nhận và nâng cao năng lực thực
hiện các quyền tự do cơ bản của con người.
Theo ông, dân chủ và sự tham gia của người
dân không mang tính chất địa phương mà có
giá trị toàn cầu3. Tại Việt Nam, nguyên lý xây
dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong
các văn kiện của Đảng và thể hiện trong tư
tưởng Hồ Chí Minh ngay từ những ngày đầu
thành lập nước. Chính sách của Nhà nước về
quyền lực nhân dân cũng là nhất quán. Tại
kỳ bầu cử Quốc hội khóa I (6/01/1946), Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định: ''Tất cả quyền
lực thuộc về nhân dân" và "Đảng ta là Đảng
cách mạng, ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng
ta không có lợi ích gì khác"4. Báo cáo chính
trị Đại hội Đảng toàn quốc XII tháng 1/2016
xác định: "Mọi đường lối, chủ trương của
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
16 Số 19(371) T10/2018
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi
ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân
tham gia ý kiến"5. Thể chế hóa đường lối của
Đảng, trong mọi chính sách phát triển, Nhà
nước ta luôn đặt con người ở vị trí trung tâm.
Về mặt pháp lý, Hiến pháp 2013 ghi nhận
công dân có quyền tham gia QLNN và xã
hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung
của cả nước và địa phương, kiến nghị với
cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước
trưng cầu dân ý"6.
2.1 Điều kiện tham gia QLNN và xã hội
Độ tuổi tham gia QLNN và xã hội:
Hiến pháp 2013 quy định, công dân đủ mười
tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai
mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào
Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND).
Việc thực hiện các quyền này do luật định7.
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền
biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý
dân8. Để thống nhất thực hiện, Điều 2 Luật
Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại
biểu HĐND năm 2015 xác định rõ “Tính
đến ngày bầu cử được công bố, công dân
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đủ mười
tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai
mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào
Quốc hội, HĐND các cấp”. Điều 5 Luật
Trưng cầu ý dân năm 2015 (Luật TCYD)
cũng quy định "Công dân nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến
ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để
biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý
dân", trừ trường hợp không được ghi tên, bị
xóa tên trong danh sách cử tri tại Khoản 1 và
Khoản 2 điều 25 Luật này.
5 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016.
6 Điều 53 Hiến pháp năm 2013.
7 Điều 27 Hiến pháp năm 2013.
8 Điều 29 Hiến pháp năm 2013.
Trường hợp hạn chế quyền tham gia
quản lý bao gồm:
- Trường hợp không được bầu cử, ứng
cử ĐBQH, đại biểu HĐND: Luật Bầu cử
ĐBQH, đại biểu HĐND năm 2015 quy định
một số trường hợp không được bầu cử (Điều
30), không được ứng cử ĐBQH và đại biểu
HĐND (Điều 37) khi có hành vi vi phạm
pháp luật hình sự. Theo đó, có năm nhóm
trường hợp không được ứng cử ĐBQH và đại
biểu HĐND: (i) Người đang bị tước quyền
ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã
có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành
hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng
lực hành vi dân sự; (ii) Người đang bị khởi
tố bị can; (iii) Người đang chấp hành bản án,
quyết định hình sự của Tòa án; (iv) Người đã
chấp hành xong bản án, quyết định hình sự
của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích; và
(v) Người đang chấp hành biện pháp xử lý
hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc,
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo
dục tại xã, phường, thị trấn.
- Những trường hợp không được bỏ
phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức
trưng cầu ý dân bao gồm: (i) Người bị kết án
tử h́ình đang trong thời gian chờ thi hành án;
(ii) Người đang phải chấp hành hình phạt tù
mà không được hưởng án treo; nếu đến trước
thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được
trả tự do thì những người này được bổ sung
tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri để
bỏ phiếu trưng cầu ý dân; (iii) Người đã có
tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm
bắt đầu bỏ phiếu bị kết án tử hình, phải chấp
hành hình phạt tù mà không được hưởng án
treo thì UBND xã xóa tên người đó trong
danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri (Điều
25 Luật TCYD).
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17Số 19(371) T10/2018
- Những trường hợp không được làm
việc trong cơ quan nhà nước: Luật Cán bộ,
công chức 2008 quy định người có hành vi
vi phạm pháp luật hình sự không được tuyển
dụng, làm việc trong cơ quan nhà nước.
Thêm vào đó, Luật cũng đề cập điều kiện dự
tuyển công chức và xử lý kỷ luật cũng loại
trừ những người đang làm việc có vi phạm
pháp luật ra khỏi bộ máy nhà nước. Cụ thể:
(i) Người không được đăng ký dự tuyển
công chức là người đang bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, đang chấp hành hoặc đã chấp
hành xong bản án, quyết định về hình sự của
Tòa án mà chưa được xóa án tích (Điểm c
Khoản 2 Điều 36); (ii) Xử lý kỷ luật đối với
cán bộ, công chức vi phạm pháp luật hình
sự theo Khoản 3 Điều 78, Khoản 3 Điều 79,
Khoản 1 Điều 81 và Khoản 3 Điều 82 Luật
Cán bộ, công chức 2008.
Thời hạn tước một số quyền công
dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày
chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày
bản án có hiệu lực pháp luật trong trường
hợp người bị kết án được hưởng án treo9.
2.2 Hình thức tham gia QLNN và xã hội
QLNN và xã hội có đối tượng quản lý
rộng, bao quát tất cả các ngành, các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Do đó, công dân cần
tham gia QLNN và xã hội ngay từ khi xây
dựng chính sách, pháp luật, đến phổ biến
chính sách, pháp luật và giám sát các hoạt
động thực tiễn. Trong thực tế, mức độ tham
gia QLNN và xã hội của mỗi công dân rất
khác nhau, do sự chi phối của các yếu tố,
trong đó quan trọng nhất là việc lựa chọn
hình thức tham gia quản lý. Điều 6 Hiến
pháp 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện
quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp,
bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội,
HĐND và thông qua các cơ quan khác của
Nhà nước”.
9 Khoản 2, Điều 44, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Hình thức tham gia trực tiếp
Công dân thực hiện quyền tham gia
quản lý nhà nước và xã hội của mình bằng
cách tham gia ứng cử ĐBQH hoặc ứng cử
vào HĐND các cấp. Khi trúng cử, trở thành
ĐBQH hoặc đại biểu HĐND, công dân có thể
trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý
xã hội thông qua việc thực hiện nhiệm vụ và
quyền hạn của mình. Công dân có thể tham
gia hoạt động trong các cơ quan nhà nước
thông qua cơ chế tuyển dụng (Luật Cán bộ,
công chức 2008). Tùy theo năng lực, trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, công dân có thể
được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước hoặc
được bổ nhiệm vào những chức vụ cụ thể
trong bộ máy nhà nước. Khi trở thành công
chức của nhà nước, tùy theo vị trí việc làm,
cấp bậc quản lý mà công dân có thể có điều
kiện và khả năng thuận lợi để trực tiếp tham
gia quản lý, ra quyết định, tạo ra những tác
động quan trọng cho xã hội.
Công dân có thể tham gia thảo luận,
cho ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm
quốc gia khi Nhà nước tổ chức trưng cầu
dân ý dựa trên quy định của Luật TCYD.
Với chính sách dân chủ, mở rộng sự tham
gia, Nhà nước kỳ vọng người dân thực hiện
quyền và trách nhiệm xã hội ở mức cao, mỗi
công dân sẽ trực tiếp đóng góp ý kiến, trí tuệ
vào các chủ trương, chính sách, pháp luật
của Nhà nước.
Tham gia góp ý kiến đối với hoạt động
của các cơ quan nhà nước; phát biểu ý kiến
về các vấn đề QLNN, về nội dung của các
quyết định quản lý, kiến nghị hoàn thiện
chính sách, pháp luật đối với những vấn đề
xã hội phát sinh. Điều này có thể thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng hay gửi
ý kiến góp ý đối với cơ quan có thẩm quyền.
Kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Số 19(371) T10/2018
máy nhà nước, đấu tranh với tệ quan liêu,
hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí
và những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy
nhà nước. Tùy thuộc vào tính chất công việc
và vị trí việc làm, công dân có thể tham gia
QLNN thông qua cơ chế kiểm tra, giám sát,
theo dõi, đánh giá và đấu tranh chống tiêu
cực trong bộ máy nhà nước, làm trong sạch
đội ngũ, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của
bộ máy QLNN. Để tham gia vào QLNN
với chức năng thanh tra, công dân phải thỏa
mãn những điều kiện nhất định để trở thành
thanh tra viên trong các cơ quan thực hiện
chức năng thanh tra hành chính hoặc thanh
tra chuyên ngành. Bên cạnh đó, công dân
cũng có thể tham gia QLNN với tư cách là
thành viên của Ban thanh tra nhân dân.
Công dân tham gia góp ý kiến xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL):
Phương thức tham gia là cơ quan, tổ chức
chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tạo điều
kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
tham gia góp ý về dự thảo văn bản; tổ chức
lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động
trực tiếp của văn bản. Công dân, có quyền và
trách nhiệm đóng góp ý kiến, phản ánh với
Nhà nước về những vấn đề còn vướng mắc,
bất cập của các văn bản pháp luật, để Nhà
nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng
yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tốt hơn quyền và
lợi ích của công dân. Quyền và nghĩa vụ của
công dân tham gia vào việc xây dựng chính
sách, pháp luật được ghi nhận tại Điều 28
Hiến pháp năm 2013, Điều 6, Điều 36, Điều
57 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.
Công dân có thể tham gia bàn và quyết
định trực tiếp những vấn đề liên quan đến
đời sống ở cơ sở (Pháp lệnh Thực hiện dân
chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007): Xuất
10 Nguyễn Thắng Lợi, Cơ chế pháp lý bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Luật Tiếp
công dân,
phát từ việc sinh sống, làm việc tại các địa
phương, cơ quan, công dân có thể góp ý với
cơ quan chức năng về những vấn đề bất cập,
gây tác động tiêu cực cho sự ổn định và phát
triển, đề xuất các giải pháp để giải quyết.
Khiếu nại, tố cáo những việc làm trái
pháp luật của các cơ quan và công chức nhà
nước, tìm kiếm sự giải quyết để đảm bảo sự
ổn định và tạo động lực phát triển: Nhà nước
ban hành Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố
cáo năm 2011 và Luật Tiếp công dân năm
2013, tạo cơ sở cho công dân thực hiện
khiếu nại, tố cáo và được cơ quan QLNN
tiếp nhận, lắng nghe và giải quyết. Nhà nước
xác định việc tiếp công dân là công tác quan
trọng. Thông qua việc tiếp công dân, Nhà
nước tiếp nhận được các khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan
đến việc thực hiện chủ trương, đường lối,
chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử
lý, khắc phục kịp thời. Khi thực hiện nhiệm
vụ tiếp công dân, cơ quan, cán bộ tiếp công
dân thay mặt cơ quan nhà nước lắng nghe
tiếng nói của nhân dân. Thái độ của cán bộ
tiếp công dân, của cơ quan tiếp công dân
được người dân xem như thái độ của Nhà
nước đối với yêu cầu của nhân dân10. Công
tác tiếp công dân được làm tốt sẽ góp phần
phát huy bản chất Nhà nước của dân, do
dân, vì dân; củng cố mối quan hệ giữa người
dân với Nhà nước, giúp Nhà nước tiếp nhận
được những thông tin phản hồi từ thực tế, đề
ra những chủ trương, chính sách đúng đắn,
phù hợp, đồng thuận với người dân.
Hình thực tham gia gián tiếp
Công dân thực hiện quyền tham gia
QLNN bằng việc thực hiện quyền bầu cử
ĐBQH và đại biểu HĐND. Để thực hiện
quyền lực nhà nước được Nhân dân trao
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
19Số 19(371) T10/2018
cho, ĐBQH và đại biểu HĐND phải chịu sự
giám sát, chất vấn của cử tri (công dân) về
các yêu cầu, nhiệm vụ QLNN (Điều 79 và
Điều 115 Hiến pháp 2013).
Công dân tham gia QLNN và xã hội
thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các
tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp. Khi công
dân có yêu cầu và ý kiến, các tổ chức sẽ tập
hợp lại để chuyển tới các cơ quan có thẩm
quyền xem xét, giải quyết. Chính sách của
Nhà nước là cho phép công dân thông qua tổ
chức mà mình là thành viên tham gia nhiều
hơn trong hoạt động quản lý của Nhà nước,
từ việc phản biện các chính sách, pháp luật,
giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước
và của công chức, cũng như đề đạt nguyện
vọng, ý kiến của mình cho các cơ quan nhà
nước xem xét, thực hiện.
3. Một số nhận xét về chính sách, pháp
luật về sự tham gia của người dân quản lý
nhà nước và xã hội
Trong những năm qua, chính sách,
pháp luật Việt Nam bảo đảm công dân tham
gia QLNN và xã hội đã đạt được nhiều kết
quả quan trọng. Các quy định trong Hiến
pháp năm 2013 và hệ thống chính sách, pháp
luật đã vận dụng phù hợp và tương đồng
với Công ước quốc tế về các quyền dân sự,
chính trị năm 1996 (Điều 25 - ICCPR) và
Luật Nhân quyền quốc tế. Các quy định này
không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các
công dân trong việc hưởng thụ quyền vì lý
do tôn giáo, giới tính, nguồn gốc, dân tộc,
thành phần xuất thân,...
Các quy định trong Hiến pháp, pháp
luật không chỉ bao quát toàn bộ vấn đề về
quyền tham gia QLNN và xã hội, cơ chế bảo
đảm thực hiện quyền này, các hình thức thực
hiện quyền tham gia QLNN và xã hội của
công dân mà còn quy định cụ thể về lĩnh vực
công dân tham gia, mức độ tham gia để công
dân lựa chọn, chủ động tham gia.
Bên cạnh đó cũng cần thấy rằng, chính
sách, pháp luật Việt Nam ở một khía cạnh
nhất định vẫn còn mang tính nguyên tắc.
Những quy định chung chung đã làm hạn
chế quyền công dân trên thực tế. Nhiều
quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn. Ví
dụ, Điều 32 Luật Ban hành VBQPPL năm
2015 xác định cơ quan có quyền trình dự
án, dự thảo VBQPPL lập đề nghị xây dựng
VBQPPL. Điều này vô hình trung đã loại bỏ
quyền lập đề nghị xây dựng VBQPPL của
những công dân là thành viên của tổ chức
xã hội không thuộc thành viên của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, ngay cả khi họ là đối
tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản.
Tình trạng người dân chưa quan tâm đến các
Cổng thông tin lấy ý kiến của các bộ ngành,
thờ ơ với việc góp ý xây dựng, phản biện
chính sách, pháp luật có thể có nhiều nguyên
nhân, trong đó, có trình độ dân trí, nhận thức
và kiến thức pháp luật hạn chế. Bên cạnh đó,
Nhà nước chưa thiết lập được cơ chế đầy đủ
bảo đảm cho công dân thực hiện quyền tham
gia QLNN và xã hội. Mặt khác, Nhà nước
cũng chưa xây dựng được cơ chế hữu hiệu
khuyến khích người dân tham gia vào các
hoạt động này.
Những vấn đề trên đang đặt ra những
thách thức về xây dựng nhà nước pháp
quyền và mục tiêu phát triển kinh tế, xã
hội đến năm 2020, tầm nhìn 2035 cho Việt
Nam. Do đó, cần phải tiếp tục nghiên cứu
và đánh giá đầy đủ về hệ thống chính sách,
pháp luật, sửa đổi những quy định cản trở
quyền công dân tham gia quản lý nhà nước
và xã hội trong các luật chuyên ngành, bổ
sung các quy định theo hướng tạo nhu cầu
và động lực cho người dân tham gia QLNN
và xã hội■
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
20 Số 19(371) T10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh_sach_phap_luat_viet_nam_ve_su_tham_gia_quan_ly_nha_nuo.pdf