Thứ ba, đầu tư cho phát triển khoa học công
nghệ trong nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các
lĩnh vực ngành nghề trong nội hàm của “nền kinh
tế xanh” như sử dụng năng lượng tái tạo, công
nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít
năng lượng, công nghệ giảm thiểu phát thải khí
nhà kính; hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường;
phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; định hướng lại đầu
tư công, hướng tới mức đầu tư khoảng 2% tổng chi
ngân sách hàng năm cho khôi phục hệ sinh thái và
bảo vệ môi trường.
Thứ tư, đổi mới quy hoạch sử dụng đất cho
phát triển đô thị, phát triển giao thông, khu công
nghiệp, khu chế xuất, các công trình phúc lợi xã
hội theo hướng dành quỹ đất đủ cho phát triển cây
xanh, hồ nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật
môi trường theo quy định tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ năm, cải cách lại hệ thống thuế tài nguyên
và xem xét lại thuế môi trường hướng tới phát triển
nền kinh tế xanh được điều chỉnh thông qua công
cụ kinh tế và cơ chế tài chính và thuế khóa nhằm
khuyến khích tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài
nguyên, nhất là tài nguyên quý hiếm, bảo vệ môi
trường, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên.
Thứ sáu, dựa vào tiêu chí quốc tế như đã dự
tính của UNEP, đầu tư công toàn cầu 2% GDP cho
phát triển kinh tế xanh, tổng kết thời gian vừa qua
mức độ đầu tư cho môi trường ở Việt Nam còn
thiếu hụt bao nhiêu để tiếp tục bổ sung và hoàn
thiện phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đặc biệt
tích cực hợp tác quốc tế trong nỗ lực xây dựng
“Nền kinh tế xanh” ở Việt Nam, huy động các
nguồn lực hỗ trợ của quốc tế, nhất là nguồn vốn
đầu tư 2% GDP toàn cầu cho phát triển “Kinh tế
xanh”. Các cơ chế tài chính khác cho phát triển
rừng như REDD+; CDM. Kinh nghiệm trước đây
cho thấy Việt Nam thường bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu
tư quốc tế cũng như các thể chế tài chính khác mà
Việt Nam có ưu thế như CDM. Điều này cần học
tập kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độ.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách phát triển kinh tế xanh - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
72 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
Khái niệm kinh tế xanh
Kinh tế xanh là nền kinh tế sạch, thân thiện
với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, giảm
thiểu biến đổi khí hậu; kinh tế xanh là kinh tế tăng
trưởng theo chiều sâu, hao tổn ít nhiên liệu, kinh
tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng bền vững, xóa
đói giảm nghèo và phát triển công bằng
Liên hợp quốc (UNEP, 2011) xác định “KTX”
là nền kinh tế vừa mang đến hạnh phúc cho con
người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng
kể các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh
thái. Hiểu một cách đơn giản, KTX là nền kinh tế
ít phát thải các-bon, tiết kiệm tài nguyên, tạo ra
việc làm và công bằng xã hội. KTX là một nền
kinh tế hay mô hình phát triển kinh tế dựa trên
PTBV và kiến thức về kinh tế học sinh thái. Các
hoạt động trong nền KTX tạo ra lợi nhuận hoặc
giá trị có ích lợi, hướng đến phát triển cuộc sống
của cộng đồng xã hội con người (đặc biệt là yếu
tố văn hóa), đồng thời những hoạt động này thân
thiện với môi trường (thành tố quan trọng nhất),
3 yếu tố này đạt trạng thái cân bằng sẽ thỏa mãn
tính bền vững.
Như vậy, khái niệm “KTX” không thay thế
khái niệm bền vững, nhưng nó ngày càng được
công nhận là mô hình phù hợp làm nền tảng
cho PTBV. Nói cách khác, KTX không thay thế
PTBV mà là chiến lược kinh tế để đạt được các
mục tiêu PTBV (xem sơ đồ).
Vai trò của KTX
Góp phần xóa đói giảm nghèo: Hướng tới
nền KTX được coi là một trong những phương
thức nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện tổng
thể chất lượng cuộc sống. Trong một kịch bản
đầu tư xanh, 2% GDP toàn cầu được phân bổ để
“làm xanh” các lĩnh vực năng lượng, giao thông,
xây dựng, chất thải, nông nghiệp, thủy sản, nước
và rừng. KTX sẽ cung cấp các nguồn năng lượng
có khả năng hỗ trợ cho 1,4 tỷ người hiện đang
thiếu điện và cho hơn 700 triệu người khác đang
không được tiếp cận với các dịch vụ năng lượng
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH -
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM
Ths. Hoàng Thùy Linh*
Ngày nhận bài: 2/5/2019
Ngày chuyển phản biện: 10/5/2019
Ngày nhận phản biện: 15/5/2019
Ngày chấp nhận đăng: 20/5/2019
Thuật ngữ kinh tế xanh (KTX), tăng trưởng xanh (TTX) đã và đang được thừa nhận và phát triển, KTX đang
trở thành mô hình phát triển tiên tiến được nhiều nước trên thế giới hướng tới, thậm chí đang lan tỏa thành
một trào lưu tốt đẹp để vừa ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) vừa phát triển bền vững (PTBV) và tạo ra
công bằng xã hội. Phát triển kinh tế xanh là một xu hướng tất yếu, đòi hỏi phải huy động được nguồn tài
chính đa dạng, phong phú. Nghiên cứu này sẽ chỉ ra một số nguồn tài chính cho phát triển kinh tế xanh và
những kinh nghiệm quốc tế nhằm phát triển nền kinh tế xanh và từ đó có những khuyến nghị cho Việt Nam.
• Từ khóa: kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, nguồn tài chính, chiến lược quốc gia
The term green economy, green growth has
been recognized and developed to become an
development model that many countries around
the world are looking forward to, even spreading a
good trend to both cope with climate change and
sustainable development and create social justice.
Developing green economy is an inevitable trend,
requiring the mobilization of rich and diversified
financial resources. This article will show some
of the financial resources for green economy
development, and international experiences for
developing a green economy and from that there
are recommendations for Vietnam.
• Keywords: green economy, green growth,
financial resources, national strategy...
* Tổng cục Hải quan
TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Soá 08 (193) - 2019
73Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
hiện đại. Công nghệ năng lượng tái tạo, như năng
lượng mặt trời, năng lượng gió và các chính sách
hỗ trợ năng lượng hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể
việc cải thiện đời sống và sức khỏe cho một bộ
phận người dân có thu nhập thấp, đặc biệt là cho
những người hiện đang không có khả năng tiếp
cận với năng lượng. Hội nghị thượng đỉnh của
Liên hợp quốc về PTBV, Rio+20 năm 2012, đã
nhất trí thông qua một văn kiện quan trọng có tựa
đề “Tương lai mà chúng ta mong muốn” và quyết
định dành 323 tỷ USD cho sáng kiến của Tổng
Thư ký Ban-Ki-Moon mang tên “Năng lượng bền
vững cho tất cả” với mục đích đảm bảo cho hơn
1,3 tỷ người tại các nước nghèo được tiếp cận
năng lượng sạch và hiệu quả vào năm 2030.
KTX giảm nhẹ BĐKH: Theo tính toán, chỉ
cần đầu tư khoảng 1,25% GDP toàn cầu vào việc
nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các
ngành và phát triển năng lượng tái tạo, bao gồm
cả nhiên liệu sinh học thế hệ hai, mức độ tiêu
thụ năng lượng trên toàn thế giới
có thể giảm đi 36% vào năm 2030
và lượng khí CO
2
thải ra hàng năm
sẽ giảm từ 30,6 tỷ tấn năm 2010
xuống 20 tỷ tấn năm 2050. Thêm
vào đó, nhờ vào nông nghiệp xanh,
kịch bản KTX ước tính có thể
giảm nồng độ khí nhà kính xuống
450ppm vào năm 2050, một mức
độ được cho là hợp lý và đủ để hạn
chế sự nóng lên toàn cầu ở ngưỡng
2oC.
KTX duy trì và tăng cường vốn
tự nhiên: Theo UNESCO (2011),
các khoản đầu tư xanh trong các
lĩnh vực lâm nghiệp và nông nghiệp
sẽ giúp đảo ngược xu thế suy giảm
đất lâm nghiệp hiện nay, tái tạo
khoảng 4,5 tỷ ha nguồn tài nguyên
quan trọng này trong vòng 40 năm
tới. Đầu tư vào nông nghiệp xanh
vừa nâng cao năng suất, sản xuất
ra nhiều lương thực hơn vừa giúp
giảm lượng đất sử dụng cho nông
nghiệp và chăn nuôi 6% và cải
thiện chất lượng đất nông nghiệp
lên 25% vào năm 2050. Ngoài ra,
đầu tư để tăng nguồn cung cấp
nước, mở rộng khả năng tiếp cận, cũng như cải
thiện quản lý sẽ cung cấp thêm 10% nguồn cung
nước toàn cầu cả trước mắt và lâu dài, thêm vào
đó có thể góp phần duy trì nguồn tài nguyên nước
ngầm và nước mặt.
Các quốc gia trên thế giới phát triển nền
kinh tế xanh
Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đòi hỏi sự
can thiệp mạnh mẽ của nhà nước trong việc điều
chỉnh thị trường. Để đánh giá về hiệu quả bảo vệ
môi trường thế giới, cần xem xét các yếu tố: sản
xuất và dự trữ năng lượng; cơ sở hạ tầng năng
lượng; hiệu quả sử dụng năng lượng; vận tải;
nước và nước thải, vật liệu xây dựng, sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp; tái chế rác thải. Nhằm
phát triển công nghệ xanh, Việt Nam cần học hỏi
kinh nghiệm từ Hàn Quốc, Mỹ, Đan Mạch, Trung
Quốc, các nước EU trong mở rộng và phát triển
xanh. Cụ thể:
TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁSoá 08 (193) - 2019
Sơ đồ phát triển bền vững (UNESCO) (A) và KTX, con đường PTBV (B)
Như vậy, khái niệm “KTX” không thay thế khái niệm bền vững, nhưng ó ngày
càng được công nhận là mô hình phù hợp làm nền tảng cho PTBV. Nói cách khác,
KTX không thay thế PTBV mà là chiến lược kinh tế để đạt được các mục tiêu
PTBV (hình 1).
Vai trò của KTX
74 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
Hàn Quốc: Đẩy mạnh tiêu dùng xanh
Hàn Quốc là quốc gia châu Á đi đầu về phát
triển xanh và coi tăng trưởng xanh là một phần
trong chiến lược quốc gia. Chiến lược xanh của
Hàn Quốc gồm ba yếu tố: công nghiệp, năng
lượng và đầu tư. Chiến lược này nhằm duy trì
quy mô hoạt động sản xuất kinh tế nhằm tối ưu
hoá nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế tối đa
ảnh hưởng môi trường lên các nguồn năng lượng
và tài nguyên, đồng thời chuyển đổi đầu tư sang
các hoạt động môi trường và tăng trưởng kinh tế.
Bất chấp những ảnh hưởng khủng hoảng toàn
cầu, giá trị của ngành kinh tế xanh nói chung
và năng lượng sạch nói riêng sẽ được đẩy mạnh
trong tương lai. Dự báo trong 20-25 năm tới, các
nước G20 đạt tốc độ tăng trưởng cao và gia tăng
đáng kể tỉ trọng ngành công nghiệp xanh, đặc biệt
trong lĩnh vực năng lượng sạch. Đến năm 2025,
thị trường thế giới với các thiết bị xanh sẽ đạt
khoảng 4,4 nghìn tỷ € (khoảng 6.000 tỷ USD),
nền kinh tế xanh đạt mức tăng trưởng trung bình
hàng năm trên 30%, tăng lượng đóng góp cho
GDP thế giới lên 6-7%.
Để hiện thực hoá chiến lược, Hàn Quốc đã
ban hành gói kích cầu “Hiệp định tăng trưởng
xanh mới” (tháng 1/2009) trị giá 50 nghìn tỷ
Won trong 4 năm với 9 dự án xanh, tạo 956.000
việc làm.
Cũng trong tháng 1/2009, “Kế hoạch Nghiên
cứu và phát triển toàn diện về công nghệ xanh” kêu
gọi tăng 2 lần chi phí cho công nghệ xanh vào năm
2012, tập trung vào các lĩnh vực như tái sử dụng
rác thải, chế tạo và sử dụng pin năng lượng mặt
trời, dự đoán biến đổi khí hậu, lưu giữ carbon...
Trong giai đoạn 2010-2011, chính phủ Hàn
Quốc tập trung thúc đẩy phát triển ngành năng
lượng gió, năng lượng mặt trời, hỗ trợ các doanh
nghiệp trong ngành công nghiệp xanh và ban
hành luật Hạn chế khí thải, phát triển quản lý
năng lượng. Đã có nhiều dự án xanh ở Hàn Quốc
được người dân tích cực tham gia như “Thành
phố mặt trời”, “Ngôi nhà xanh trị giá 2 triệu”,
“Thành phố và dòng sông xanh hơn”...
Từ năm 2011, Hàn Quốc đã chi khoảng 60 tỷ
USD trong 5 năm cho phát triển xanh, tạo hơn
1,8 triệu việc làm. Cũng trong giai đoạn này, Hàn
Quốc xây dựng hệ thống “thẻ thanh toán xanh” để
kích thích tiêu thụ hàng hoá xanh. Với sự hỗ trợ
của thẻ này, việc sử dụng hàng hoá xanh và sản
phẩm tiết kiệm năng lượng ngày càng được phổ
biến. Theo đó, người tiêu dùng có thể sử dụng các
sản phẩm thân thiện với môi trường và tiết kiệm
chi tiêu thông qua điểm thưởng. Điểm thưởng có
thể quy đổi ra tiền mặt, hoặc trừ vào các hóa đơn
thanh toán.
Một chương trình khác do chính quyền Seoul
khởi xướng đó là, nếu người dân tiết kiệm nước
thì họ sẽ được giảm giá khi mua các sản phẩm
xanh. Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố sẽ cắt giảm
lượng khí thải nhà kính tới 30% vào năm 2020.
Mỹ nâng cao kĩ thuật sản xuất xanh
Mỹ lựa chọn việc phát triển năng lượng thay
thế làm hướng đi chính cho sự phát triển kinh
tế xanh. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đặt mục
tiêu đến năm 2030, 65% năng lượng tiêu thụ và
35% nhiệt lượng là năng lượng từ lắp đặt tấm
pin mặt trời.
Trong chiến lược tiết kiệm năng lượng, Mỹ đặt
mục tiêu đến 2025, nguồn năng lượng tái tạo chiếm
25% lượng phát điện và nhu cầu điện sẽ giảm 15%
đến năm 2030. Chính phủ Mỹ cũng thành lập cơ
quan chuyên ngành nhằm huy động và giải ngân
đầu tư cho các chương trình xanh, có tên gọi Cơ
quan Triển khai năng lượng sạch (CEDA).
Đồng thời, Mỹ đã triển khai Đạo luật Chống
biến đổi khí hậu với mục tiêu giảm khí thải nhà
kính và cho phép các công ty xả khi thấp hơn hạn
ngạch có thể bán phần hạn mức cho doanh nghiệp
khác. Mỹ yêu cầu các công ty sản xuất ôtô chuyển
sang các mẫu xe sử dụng cả điện và xăng dầu, cải
tiến động cơ tiết kiệm nhiên liệu.
EU nói không với nguyên liệu hoá thạch
EU cũng thông qua chương trình hướng tới
nền kinh tế với lượng carbon thấp giai đoạn 2050.
Chương trình đặt mục tiêu giảm 40-44% lượng
khí thải đến năm 2030 và giảm 79-82% vào năm
2050. Ngoài ra, chương trình còn đề ra phương
pháp hoàn thiện các mục tiêu khác như giảm chi
phí (175-320 €/ năm).
Tại các nước châu Âu, phát triển xanh được
thực hiện trong lĩnh vực năng lượng, phát triển
giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng, xây dựng các
khu định cư sinh thái và hệ thống tái chế. EU đã
thông qua tiêu chuẩn về khí thải ôtô Euro-5, đồng
TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Soá 08 (193) - 2019
75Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
thời chuẩn bị nâng cao tiêu chuẩn mới Euro-6 (tiêu
chuẩn chất lượng về khí thải cho xe ôtô).
Uỷ ban EU công bố một kế hoạch vào năm
2020, dự kiến giảm 20% lượng khí thải carbon,
cùng với việc tăng sử dụng các nguồn năng lượng
tái tạo lên 20% vào năm 2020. Thụy Điển, một
quốc gia trong EU, tuyên bố sẽ hoàn toàn không
sử dụng dầu mỏ, đồng thời loại trừ sử dụng than đá
và năng lượng hạt nhân ra khỏi quy trình sản xuất.
Trung Quốc triển khai công nghệ nano
Trung Quốc phấn đấu đến năm 2020 đạt 15%
lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, giảm
45% lượng carbon khí thải. Xu hướng phát triển
xanh tại Trung Quốc bắt đầu bằng kế hoạch 5 năm
từ năm 2011. Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa
hơn 2.000 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
Khối lượng đầu tư nhà nước trong lĩnh vực bảo
toàn năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ
thích ứng vượt qua chỉ tiêu của Mỹ và EU. Đặc
biệt, các doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc đã
chiếm 40% lượng xuất khẩu pin mặt trời thế giới.
Một lĩnh vực khác cũng phát triển tại nước này
là công nghệ nano. Năm 2016, Trung tâm sáng
kiến toàn cầu Blodal Innovation GICNA được
thành lập giúp Bắc Kinh trở thành nước dẫn đầu
thế giới trong lĩnh vực công nghệ xanh thế kỷ 21.
Đan Mạch - Quốc gia đi đầu trong phát triển
xanh
Đan Mạch là quốc gia Bắc Âu có mục tiêu
tham vọng trở thành “quốc gia xanh” nhất tại châu
Âu và trên thế giới. Theo chiến lược năng lượng
đến 2035, Đan Mạch sẽ hoàn toàn từ bỏ sử dụng
nguyên liệu hoá thạch trong ngành công nghiệp
năng lượng. Tất cả năng lượng điện và năng lượng
nhiệt sẽ được cung cấp bởi các nguồn nhiên liệu
tái tạo. Là một nước xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt
nhưng tại sao Đan Mạch lại hướng tới phát triển
xanh? Có thể kể ra một số nguyên nhân: mong
muốn cải thiện môi trường châu Âu và trên thế
giới; đảm bảo an ninh năng lượng; tạo nhiều việc
làm. Để hiện thực hoá tham vọng của mình, Đan
Mạch đã thông qua mức thuế đặc biệt với việc
xử lý chất thải, bao gồm cả mức phí xử lý chất
thải xây dựng. Đồng thời, chi tiêu công cho các
sản phẩm hàng hoá do nhà nước điều chỉnh nhằm
giảm thiểu lượng rác sinh hoạt và việc sản xuất
quá nhiều bao bì hàng hoá. Đan Mạch ra lệnh hạn
chế sử dụng các vỏ loại túi và bao bì khác nhau.
Ví dụ, cho phép sử dụng không quá 20 loại chai
trong sản xuất nước giải khát. 20% tổng tiêu thụ
năng lượng ở Đan Mạch là năng lượng gió. Các
nhà sản xuất cối xay gió đạt được thành công đột
phá về mặt công nghệ, nên chi phí sản xuất năng
lượng gió tương đương với sản xuất điện ở nhà
máy nhiệt điện. Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên
thế giới đạt 1/3 điện năng tiêu thụ từ turbin gió.
Ngoài năng lượng gió, Đan Mạch còn phát triển
ngành sản xuất khí biogas tại nhà máy ở Zealand,
cho phép sản xuất hàng ngày khoảng 6.000m3 từ
135 tấn rác thải sinh học (1m3 khí sinh học tương
đương với 0,6l dầu).
Đối với ngành xây dựng, Đan Mạch quyết tâm
xây những toà nhà có có lượng carbon đioxin vô
hại đối với môi trường. Tại các công trình nhà ở,
xây dựng, Đan Mạch tiến hành lắp đặt các cửa sổ
lớn, sao cho các phòng nhận được tối đa ánh sáng.
Hạn chế sử dụng điện bằng việc lắp đặt bóng đèn
tiết kiệm điện. Trên mái, bên các bức tường hay
ban công được lắp đặt tấm pin mặt trời, chuyển
đổi năng lượng thành nhiệt điện. Người dân có thể
tự tạo ra năng lượng xanh và bán năng lượng dư
thừa cho hệ thống năng lượng quốc gia. Điều đặc
biệt ở Đan Mạch là người dân có thể tự đầu tư thiết
bị của mình vào xây dựng tạo thu nhập, cũng như
trang trải chi phí sử dụng năng lượng cho tương
lai. Chính phủ còn thông qua đề án “Bạn phải trả
đúng bằng những gì bạn thải ra môi trường”. Theo
đó, các công ty phải đóng thuế do trực tiếp xả khí
thải ra môi trường.
Một số khuyến nghị nhằm thực hiện nền
kinh tế xanh ở Việt Nam
Với vị trí địa lý nằm trong vành đai chí tuyến
Bắc và cận xích đạo, Việt Nam nằm trên bán đảo
Đông Dương, diện tích biển hơn ba lần diện tích
lục địa, có hải giới và địa giới gần bằng nhau. Đặc
trưng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa Đông Nam Á,
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn vốn
tự nhiên đa dạng và dồi dào, nhất là nguồn vốn tự
nhiên có khả năng tái tạo, với lợi thế về tài nguyên
thiên nhiên Việt Nam có “9 triệu hecta đất nông
nghiệp thuộc loại tốt hàng đầu của thế giới, vùng
đất đồi núi bao la, bờ biển dài 3.200 km cùng hàng
ngàn, hàng triệu hecta diện tích mặt nước sông
ngòi tạo thành nguồn lực “trời cho” hiếm có so với
nhiều nước trên thế giới”. Để hướng tới nền kinh
TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁSoá 08 (193) - 2019
76 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
tế xanh, nếu chúng ta biết phát huy lợi thế nguồn
vốn tự nhiên, khắc phục những tồn tại hạn chế của
các nước trên thế giới đã gặp phải, không chỉ sẽ
đạt mục tiêu phát triển bền vững từ thực hiện nền
kinh tế xanh mà còn rút ngắn khoảng cách phát
triển, tạo ra thế ổn định về mặt chính trị, góp phần
xóa đói giảm nghèo thì chúng ta cần có những định
hướng cơ bản như sau:
Thứ nhất, về cơ chế chính sách, trên cơ sở
cương lĩnh định hướng Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2016 -2020 và tầm
nhìn 2030, Việt Nam cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Cơ chế chính sách cần
tập trung vào tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới
mô hình tăng trưởng, trọng tâm là cơ cấu lại ngành
nghề, ưu tiên phát triển các ngành có công nghệ
cao, phát thải cac bon thấp; công nghệ thân thiện
môi trường; sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài
nguyên; không gây ô nhiễm môi trường; phục hồi
tài nguyên và hệ sinh thái.
Thứ hai, về nhận thức, tập trung tuyên truyền,
giáo dục định hướng thay đổi nhận thức trước đây
của xã hội từ nền “Kinh tế nâu” sang nền “Kinh tế
xanh” để tạo ra một sự đồng thuận cao trong xã hội
từ lãnh đạo đến người dân và doanh nghiệp, từ đó
thay đổi quan niệm và nhận thức về một “nền kinh
tế xanh”. Trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp,
đổi mới giáo trình, bài giảng theo hướng tiếp cận
phát triển “nền kinh tế xanh”. Nâng cấp nội dung
“Kinh tế môi trường” và “Kinh tế tài nguyên thiên
nhiên” truyền thống theo hướng giảng dạy “Kinh
tế xanh”. Nhất là trong bối cảnh hiện nay chúng ta
đang thực hiện đổi mới căn bản và giáo dục toàn
diện ở các cấp học, bậc học trong cả nước.
Thứ ba, đầu tư cho phát triển khoa học công
nghệ trong nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các
lĩnh vực ngành nghề trong nội hàm của “nền kinh
tế xanh” như sử dụng năng lượng tái tạo, công
nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít
năng lượng, công nghệ giảm thiểu phát thải khí
nhà kính; hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường;
phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; định hướng lại đầu
tư công, hướng tới mức đầu tư khoảng 2% tổng chi
ngân sách hàng năm cho khôi phục hệ sinh thái và
bảo vệ môi trường.
Thứ tư, đổi mới quy hoạch sử dụng đất cho
phát triển đô thị, phát triển giao thông, khu công
nghiệp, khu chế xuất, các công trình phúc lợi xã
hội theo hướng dành quỹ đất đủ cho phát triển cây
xanh, hồ nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật
môi trường theo quy định tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ năm, cải cách lại hệ thống thuế tài nguyên
và xem xét lại thuế môi trường hướng tới phát triển
nền kinh tế xanh được điều chỉnh thông qua công
cụ kinh tế và cơ chế tài chính và thuế khóa nhằm
khuyến khích tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài
nguyên, nhất là tài nguyên quý hiếm, bảo vệ môi
trường, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên.
Thứ sáu, dựa vào tiêu chí quốc tế như đã dự
tính của UNEP, đầu tư công toàn cầu 2% GDP cho
phát triển kinh tế xanh, tổng kết thời gian vừa qua
mức độ đầu tư cho môi trường ở Việt Nam còn
thiếu hụt bao nhiêu để tiếp tục bổ sung và hoàn
thiện phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đặc biệt
tích cực hợp tác quốc tế trong nỗ lực xây dựng
“Nền kinh tế xanh” ở Việt Nam, huy động các
nguồn lực hỗ trợ của quốc tế, nhất là nguồn vốn
đầu tư 2% GDP toàn cầu cho phát triển “Kinh tế
xanh”. Các cơ chế tài chính khác cho phát triển
rừng như REDD+; CDM. Kinh nghiệm trước đây
cho thấy Việt Nam thường bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu
tư quốc tế cũng như các thể chế tài chính khác mà
Việt Nam có ưu thế như CDM. Điều này cần học
tập kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độ.
Kết luận: Để đạt được mục tiêu chính sách
kinh tế xanh và bảo vệ môi trường, cần phải chuyển
đổi phương thức phát triển kinh tế, hướng tới phát
triển “nền kinh tế xanh” là hướng tiếp cận mới, tuy
nhiên xét về dài hạn đây là hướng tiếp cận phù hợp
với xu thế phát triển chung của hệ thống kinh tế
toàn cầu. Hơn nữa Việt Nam là quốc gia phát triển
sau, do vậy để rút ngắn khoảng cách phát triển và
tiếp cận với một nền kinh tế hiện đại, văn minh
và phát triển bền vững cần hướng tới một “Nền
kinh tế xanh”. Tuy nhiên, mô hình phát triển và
cơ cấu ngành nghề thế nào phù hợp với “Nền kinh
tế xanh” trong điều kiện phát triển của Việt Nam
cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, học tập
cách thức tiến hành của các quốc gia đã thực hiện
trước để từ đó có lộ trình và bước đi phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban chấp hành trung ương,
báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30
năm đổi mới (1986- 2016), NXB Chính trị quốc gia.
TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Soá 08 (193) - 2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh_sach_phat_trien_kinh_te_xanh_kinh_nghiem_quoc_te_va_kh.pdf