Chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Hàn Quốc và hàm ý cho Việt Nam

Kết luận Việc phát triển nông nghiệp hữu cơ không đặt ra những vấn đề kỹ thuật mà cần quan tâm đến 2 vấn đề cốt lõi là thị trường (kết nối cung - cầu) và quản lý. Người nông dân luôn có khả năng để chuyển sang sản xuất hữu cơ, nhưng bán sản phẩm như thế nào mới là vấn đề mang tính quyết định. Vì vậy, nhà nước cần có các giải pháp nhằm kết nối mạng lưới các doanh nghiệp sản xuất hữu cơ, hỗ trợ về mặt kỹ thuật và kết nối cung cầu; cải tiến nhận thức cộng đồng về thực phẩm sạch và an toàn. Cần có định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững cho kinh tế, môi trường và xã hội.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Hàn Quốc và hàm ý cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48 Chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Hàn Quốc và hàm ý cho Việt Nam Đào Thị Hoàng Mai1, Kim Ki-hueng2 1 Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 2 Đại học Chungnam, Hàn Quốc. Email: hoangmaidao@yahoo.com Nhận ngày 13 tháng 3 năm 2019. Chấp nhận đăng 17 ngày 6 tháng năm 2019. Tóm tắt: Những năm vừa qua, Hàn Quốc nổi lên ở Châu Á như là một trường hợp điển hình về phát triển nông nghiệp hữu cơ. Quốc gia này đã thực hiện nhiều chính sách để khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ thân thiện với môi trường. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, những chính sách này cũng tồn tại không ít hạn chế như: xói mòn lòng tin của người tiêu dùng, sự quan liêu trong công tác quản lý Việt Nam đang có những bước chuyển mình trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, vì vậy, kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Hàn Quốc có giá trị tham khảo hữu ích đối với Việt Nam. Từ khóa: Chính sách nông nghiệp hữu cơ, Hàn Quốc, Việt Nam. Phân loại ngành: Kinh tế học Abstract: In recent years, the Republic of Korea (South Korea) has emerged in Asia as a case study of organic agricultural development. The country has implemented many policies to encourage environmentally friendly agricultural production. In addition to the achievements, there remain many limitations in the policies such as the erosion of consumer confidence and bureaucracy in management. Vietnam is taking steps for organic agriculture development; therefore, it is useful for the country to study the experience of the development in South Korea. Keywords: Policy of organic agriculture, the Republic of Korea, Vietnam. Subject classification: Economics 1. Mở đầu Nông nghiệp Việt Nam đang trong bối cảnh tái cơ cấu, chuyển từ tư duy phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Sau khi mục tiêu an ninh lương thực đã hoàn thành, mục tiêu tiếp theo của ngành nông nghiệp là phải tạo ra những sản phẩm Đào Thị Hoàng Mai, Kim Ki-hueng 49 có chất lượng và giá trị cao hơn. Phương thức hóa học hóa nông nghiệp nhằm thâm canh, tăng vụ mà Việt Nam vẫn theo đuổi trong suốt mấy thập kỷ qua dường như đã chạm trần. Việt Nam tạo ra được nhiều nông sản, nhưng chất lượng kém dẫn đến thu nhập của đại bộ phận nông dân vẫn thấp do phải cạnh tranh thị trường ở phân khúc giá rẻ. Trong khi đó, toàn xã hội lại đang bức xúc về nông sản không an toàn, xuất phát từ việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản không có sự kiểm soát. Trên thế giới, nền nông nghiệp hiện đại đang phát triển theo xu hướng hữu cơ hóa. Ở Việt Nam, nông nghiệp an toàn đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Hàn Quốc là quốc gia Châu Á từng được coi là điển hình về phát triển nông nghiệp hữu cơ thành công. Trong một thời gian tương đối ngắn, chính phủ nước này đã thực hiện những chính sách thực sự nghiêm ngặt để được công nhận là nhà sản xuất hữu cơ. Năm 2009, Hàn Quốc có tới 46 thành viên của Tổ chức Các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ quốc tế (IFOAM), so với Úc chỉ có 9 thành viên [5]. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, con đương hữu cơ hóa của Hàn Quốc cũng không phải là hoàn toàn suôn sẻ. Bài viết này phân tích các chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ của Hàn Quốc và hàm ý cho Việt Nam. 2. Chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của Hàn Quốc Năm 1991, Chính phủ Hàn Quốc thành lập Ban Kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn. Đến năm 1993, “nông nghiệp thân thiện với môi trường” lần đầu tiên được giới thiệu với các cơ quan quản lý nông nghiệp. Huh Shin-haeng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn là người có ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách nông nghiệp. Ông chính là người đã đưa ra gợi ý về 4 giai đoạn phát triển cho nông nghiệp Hàn Quốc trong cuốn sách tựa đề “Chiến lược Nông nghiệp Hàn Quốc trong thế kỷ XXI”, hướng tới một nền nông nghiệp định hướng xuất khẩu, bền vững, có chất lượng cao và có kỹ thuật. Quan điểm của ông về nông nghiệp thân thiện với môi trường đã trở thành triết lý trung tâm của thế kỷ XXI. Cùng năm đó, hệ thống chứng nhận chất lượng cho các sản phẩm hữu cơ cũng ra đời. Người kế nhiệm Huh Shin- haeng là Kim Sung-hoon đã thực hiện các biện pháp cụ thể cũng như toàn diện hơn đối với nông nghiệp thân thiện với môi trường. Nông nghiệp thân thiện với môi trường tuy được cho là chính sách quan trọng thời kỳ đầu nhưng lại dựa trên sản xuất nông nghiệp theo hướng mở rộng quy mô và giảm chi phí. Năm 1997, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra định hướng mới về nông nghiệp thông qua Đạo luật Xúc tiến nông nghiệp thân thiện với môi trường, và năm 1998 được coi là năm khởi đầu của nông nghiệp thân thiện với môi trường. Từ phương thức canh tác thân thiện với môi trường ở trình độ thấp, nông dân có thể chuyển dần tới các phương thức ở trình độ cao hơn (ít sử dụng thuốc trừ sâu, không sử dụng thuốc trừ sâu, giai đoạn chuyển đổi và giai đoạn hữu cơ). Mục tiêu cuối cùng của nông nghiệp thân thiện với môi trường là nông nghiệp hữu cơ. Điều này xuất phát từ việc Chính phủ Hàn Quốc muốn khuyến khích và tạo điều kiện cho những nông dân sử dụng phân bón và thuốc Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 - 2019 50 trừ sâu có nguồn gốc hoá học chuyển đổi sang canh tác sinh thái. Ngoài ra, chính sách thúc đẩy nông nghiệp thân thiện với môi trường được ban hành vào tháng 11 năm 1998 và Hệ thống Chi trả trực tiếp cho nông nghiệp thân thiện với môi trường được thiết lập vào năm 1999. Sau khi Đạo luật Xúc tiến nông nghiệp thân thiện với môi trường được sửa đổi, Kế hoạch 5 năm đối với nông nghiệp thân thiện với môi trường được thực hiện kể từ tháng 1 năm 2001. Sau nhiều lần sửa đổi, năm 2016, Đạo luật Xúc tiến Nông nghiệp thân thiện với môi trường, Thuỷ sản và Quản lý, hỗ trợ thực phẩm hữu cơ được tái kiến thiết. Luật này bao gồm ngành thuỷ sản và khái niệm thực phẩm của nông nghiệp sinh thái. Hiện tại, Kế hoạch 5 năm lần thứ tư dành cho nông nghiệp thân thiện với môi trường (2016-2020) đang được thực hiện. Chính sách thúc đẩy nông nghiệp thân thiện với môi trường do Chính phủ định hướng dạng này đã mang lại tăng trưởng đáng kể cho ngành nông nghiệp thân thiện với môi trường. Chính phủ Hàn Quốc ban hành chính sách trợ cấp dựa trên chứng chỉ. Theo đó, Chính phủ hỗ trợ chi trả trực tiếp cho nông dân có chứng nhận với quy mô hỗ trợ như sau: 25,9 tỷ Won năm 2016; 23,9 tỷ Won năm 2017; 26,4 tỷ Won năm 2018. Ban đầu, hình thức chi trả này thực chất là một dạng bồi hoàn. Để đạt được sản lượng ổn định sau khi chuyển đổi từ canh tác thông thường sang canh tác hữu cơ phải mất 3 năm. Thất thu trong khoảng thời gian đó được Chính phủ chi trả cho nông dân. Tuy nhiên, các nhóm nông hộ liên tục đề nghị được kéo dài khoảng thời gian này nên thời gian chi trả từ năm 2015 tăng lên 5 năm. Bên cạnh đó, mức chi trả trực tiếp có sự khác biệt tuỳ theo loại hình nông nghiệp thân thiện với môi trường, điều kiện vụ mùa và hình thức sản xuất. Trong trường hợp trồng lúa nước, nông dân có chứng nhận hữu cơ được nhận 700 nghìn Won/ha; nông dân có chứng nhận không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được nhận 500 nghìn Won/ha. Nông dân trồng cây ăn quả được nhận 1,4 triệu won/ha cho chứng nhận hữu cơ, và 1,2 triệu Won/ha cho chứng nhận không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nông dân trồng rau và hoa màu có chứng nhận hữu cơ nhận 1,3 triệu Won/ha, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhận 1,1 triệu Won/ha. Hình thức chi trả trực tiếp khác cho canh tác hữu cơ là dành cho nông dân tiếp tục canh tác hữu cơ sau 5 năm kể từ khi họ bắt đầu thực hiện nông nghiệp hữu cơ từ năm 2015. Đối với lúa nước là 350 nghìn Won/ha. Cây ăn quả là 700 nghìn Won/ha và rau màu là 650 nghìn Won/ha. Trên thực tế, mức độ chi trả trực tiếp là rất lớn và tác động của chính sách này đối với nông dân rất đáng kể, vì vậy Chính phủ Hàn Quốc hiện đang phải xem xét lại chính sách chi trả trực tiếp cho nông nghiệp thân thiện với môi trường, bao gồm cả chính sách chi trả khác nữa. Một đặc điểm khác của nông nghiệp hữu cơ Hàn Quốc là hỗ trợ theo đơn vị làng hoặc huyện. Nhiều huyện, làng nông nghiệp thân thiện với môi trường được thành lập tại Hàn Quốc. Quy mô trợ cấp là rất lớn: năm 2016 là 31,6 tỷ Won, năm 2017 là 25,6 tỷ Won, năm 2018 là 20,7 tỷ Won. Tài sản theo nhóm là hơn 10 ha với khoảng 10 nông dân. Chính sách này đã góp phần tăng số lượng nông dân sản xuất nông nghiệp sinh thái theo làng và các nhóm nông dân dạng Đào Thị Hoàng Mai, Kim Ki-hueng 51 này có thể giúp cho việc marketing các sản phẩm nông nghiệp sinh thái. Bên cạnh những thành tựu trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, các chính sách của Chính phủ Hàn Quốc cũng bộc lộ một số vấn đề bất cập. Trợ cấp dựa trên hệ thống chứng nhận chỉ dành cho nông dân có chứng nhận, vì vậy nông dân rất háo hức để được chứng nhận dù không có kiến thức về nông nghiệp hữu cơ. Thực trạng này dẫn đến thị trường cho các sản phẩm có chứng nhận ngày càng cạnh tranh và một số nông dân đã chuyển sang quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng địa phương. Điểm hạn chế này của nông nghiệp hữu cơ đã khiến cho lòng tin của người tiêu dùng bị xói mòn. Năm 2013 đã xảy ra việc cấp chứng nhận giả cho những nông dân không hiểu biết về nguyên tắc và tinh thần của nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh đó, năm 2016, một số quan chức địa phương đã nguỵ tạo những cánh đồng được chứng nhận để nhằm thu hút thêm thành viên. Qua những bất cập này, Chính phủ Hàn Quốc đã tập trung vào việc củng cố các quy định, đặc biệt là vấn đề thanh tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tháng 8 năm 2017, một vấn đề nghiêm trọng hơn đã xảy ra đó là trứng được chứng nhận sản xuất thân thiện với môi trường đã bị nhiễm độc thuốc trừ sâu. Nhằm giải quyết vấn đề này, tháng 12 năm 2017, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra các biện pháp đối phó nhằm cải thiện vấn đề an toàn thực phẩm tập trung vào việc củng cố các chứng nhận nông nghiệp thân thiện với môi trường. Lần này, Chính phủ Hàn Quốc chỉ tập trung củng cố hệ thống cấp chứng nhận. Tuy nhiên, sự nhầm lẫn và vấn đề xói mòn lòng tin của người tiêu dùng vẫn còn tồn tại. Các hệ thống chứng nhận đã khiến người tiêu dùng nhầm lẫn về nông nghiệp thân thiện với môi trường và không giúp nông dân tham gia được vào các bước tiếp theo của nông nghiệp thân thiện với môi trường. Do đó, chứng nhận chuyển đổi đã được xoá bỏ vào năm 2006 do gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chứng nhận ít sử dụng thuốc trừ sâu đã được xoá bỏ vào năm 2015 do không có sự phân biệt với canh tác thông thường. Điều này có nghĩa là nhiều nông dân đã hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu. Mặc dù vậy, do nhiều thiệt hại từ giống, đặc biệt trong ngành hàng trái cây, việc canh tác ít sử dụng thuốc trừ sâu là không dễ dàng. Những sản phẩm khác đều được canh tác ở mức độ an toàn. Hiện tại, Hàn Quốc chỉ phân biệt hai hình thức sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường là hữu cơ và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Một số dự án của Chính phủ Hàn Quốc kéo dài nhiều năm nên nảy sinh những vấn đề bất cập trong quá trình kêu gọi nông dân tham gia (dự án được thực hiện trong nhiều năm nên nông dân cao tuổi cũng là một rào cản cho sự phát triển). Những hạn chế này đã khiến đà tăng trưởng nông nghiệp hữu cơ giảm dần sau khi đạt mức cao nhất vào năm 2012. Số nông hộ canh tác hữu cơ năm 2012 là 107.000/nông hộ, với 7,3% tổng diện tích đất nông nghiệp Hàn Quốc. Đến năm 2017, số nông hộ hữu cơ đã giảm xuống còn 59.423/nông hộ, với 4,9% diện tích. Điều này cho thấy chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ theo giai đoạn đang có dấu hiệu thất bại. Như vậy, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của Hàn Quốc đang đi theo hướng tiếp cận từ trên xuống (nhà nước thể Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 - 2019 52 hiện quyết tâm hữu cơ hóa nền nông nghiệp thông qua các chính sách đầu tư và hỗ trợ). Ưu điểm của các chính sách này là tập trung được nguồn lực cho phát triển. Đây cũng là lý do khiến nông nghiệp hữu cơ Hàn Quốc đã phát triển một cách mạnh mẽ trong thời gian đầu. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng khó tránh khỏi những hạn chế. Sự suy thoái của nông nghiệp hữu cơ ở Hàn Quốc những năm gần đây cho thấy, nhiều vấn đề bất cập về tính bền vững của các mô hình canh tác hữu cơ. 3. Hàm ý cho Việt Nam 3.1. Về chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ Tình hình hiện nay cho thấy, cần phải có cách tiếp cận mới đối với nông nghiệp hữu cơ. Đã đến lúc cần xem xét lại các giá trị của nông nghiệp hữu cơ, nhằm chuyển tải tinh thần và triết lý cơ bản của nông nghiệp hữu cơ tới người tiêu dùng. Trước hết, cần tách biệt các chính sách nông nghiệp hữu cơ với nông nghiệp thân thiện môi trường, tránh gây hiểu lầm cho nông dân cũng như người tiêu dùng. Nông nghiệp hữu cơ cần duy trì bản sắc riêng như bảo vệ môi trường, sản xuất thực phẩm an toàn, theo đuổi đa dạng sinh học, phục hồi các cộng đồng địa phương và các hoạt động tương tự khác. Đối với Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ được triển khai thực hiện từ Dự án hợp tác giữa Trung tâm phát triển Nông nghiệp Đan Mạch - Châu Á (ADDA) và Hội Nông dân Việt Nam (VNFU) năm 2004. Hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS) của Việt Nam được thành lập vào cuối năm 2008, khi những nhóm nông dân hữu cơ tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và huyện Lương Sơn (Hòa Bình) bắt đầu có những sản phẩm đầu tiên cần tiếp cận thị trường. Khi dự án ADDA-VNFU kết thúc vào tháng 9 năm 2012, bằng sự đồng thuận và quyết tâm của các bên liên quan, bao gồm các nông dân sản xuất hữu cơ, thương nhân và Hội Nông dân cấp cơ sở, PGS đã tiếp tục duy trì hoạt động như một tổ chức phi chính phủ địa phương. Tháng 9 năm 2013, sau 3 lần chỉnh sửa kể từ lần trình đầu tiên vào năm 2011, bộ tiêu chuẩn PGS hữu cơ Việt Nam đã được IFOAM chính thức công nhận. Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phải chờ đến cuối năm 2018 mới được chính thức thể chế hóa khi Nghị định nông nghiệp hữu cơ [2] do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) xây dựng và trình Chính phủ ban hành vào tháng 8 năm 2018 và có hiệu lực thi hành vào ngày 15 tháng 10 năm 2018. Nghị định bao gồm 7 chương, 20 điều là khung pháp lý cao nhất nhằm mục đích quản lý phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam. Bên cạnh đó, trên cơ sở nội dung Nghị định hữu cơ, Bộ NN & PTNT đang tiếp tục xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ 2018 - 2025. Khá giống với Hàn Quốc, nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam trong nhiều năm đã thiếu cả hành lang pháp lý lẫn một chiến lược phát triển riêng. Nông nghiệp hữu cơ gần như đi bên lề các chính sách tương tự, ví dụ như phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Do đó, người tiêu dùng ở Việt Nam cũng hiểu khá mơ hồ về nông nghiệp hữu cơ. Họ không phân biệt được nông nghiệp hữu cơ với nông nghiệp sạch hay nông nghiệp công nghệ cao. Đây chính là thách thức lớn nhất để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trong Đào Thị Hoàng Mai, Kim Ki-hueng 53 nước, cũng như thiếu đi động lực để khuyến khích các nhà sản xuất chuyển đổi từ nông nghiệp thông thường sang hữu cơ. Do giá cả của các sản phẩm hữu cơ là tương đối cao so với các sản phẩm cùng loại, nhu cầu về sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn với khách hàng là những đối tượng có thu nhập trung bình trở lên, vì vậy, khó có thể nói việc thiếu thông tin về các sản phẩm hữu cơ xuất phát từ lý do trình độ nhận thức của người tiêu dùng. Kết quả khảo sát 220 người tiêu dùng các sản phẩm rau và thịt an toàn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, hơn 74% người trả lời cho rằng họ vẫn mua các sản phẩm an toàn và hữu cơ trong khi không hoàn toàn tin tưởng. 3.2. Về chứng nhận hữu cơ Hiện nay, Việt Nam đã có Tiêu chuẩn ngành 10TCN 602:2006 về Hữu cơ [9], và bộ tiêu chuẩn PGS của Việt Nam đã được IFOAM công nhận, nhưng các hạ tầng phụ trợ cho nông nghiệp hữu cơ (chứng nhận, xúc tiến thương mại, cơ chế đầu tư, dịch vụ cung cấp vật tư) hầu như chưa có gì. Về chứng nhận hữu cơ, có 2 hình thức chứng nhận và Việt Nam hiện đang áp dụng. Một là, chứng nhận của bên thứ 3: tổ chức cấp chứng nhận là một cơ quan độc lập, có thẩm quyền và được công nhận. Hiện nay, các nhà sản xuất hữu cơ của Việt Nam sử dụng chứng nhận của bên thứ 3 thường là các nhà xuất khẩu. Bên thứ 3 chứng nhận là của nước ngoài (thường là của chính nước nhập khẩu). Việt Nam chưa có tổ chức chứng nhận hữu cơ mà mới chỉ có những tổ chức chứng nhận nông nghiệp an toàn (như: VietGAP). Hai là, chứng nhận có sự tham gia của các bên theo PGS: đây là hình thức chứng nhận khi người sản xuất tham gia vào một hệ thống được tổ chức theo nhóm, theo dõi, giám sát lẫn nhau và chịu sự giám sát của lãnh đạo nhóm, liên nhóm, các nhà quản lý, hệ thống phân phối và người tiêu dùng. Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, việc giám sát chặt chẽ các quy trình chứng nhận là rất quan trọng để tránh tình trạng cấp giấy chứng nhận giả. Ngay cả sau khi đã có giấy chứng nhận thì việc thanh tra, giám sát vẫn phải tiếp tục để tránh xảy ra các vi phạm. Đồng thời, việc đề ra các chế tài xử lý vi phạm cũng phải đủ mạnh để có tính răn đe. Trong bối cảnh chứng nhận của bên thứ ba quốc tế quá cao, nhiều ý kiến cho rằng cần phải thúc đẩy quá trình thành lập các tổ chức chứng nhận trong nước để giảm chi phí. Tuy nhiên, nếu năng lực quản lý của các tổ chức này chưa đủ thì nguy cơ xảy ra những sự cố gian lận như ở Hàn Quốc là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, trước mắt, việc chứng nhận theo PGS vẫn là một hướng đi khả thi hơn. Tuy nhiên, để tăng mức độ uy tín của chứng nhận thì cần phải tăng tính minh bạch. Cụ thể là phải có những kênh thông tin truyền tải đến khách hàng để họ hiểu biết hơn và tham gia vào giám sát quá trình từ sản xuất đến phân phối. 3.3. Về phát triển thị trường hữu cơ trong nước Trong bối cảnh thiếu sự tương đồng về tiêu chuẩn giữa các quốc gia và rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm hữu cơ là rất khắc nghiệt, thị trường xuất khẩu là không khả thi đối với các nhà sản xuất hữu cơ nhỏ. Vì vậy, việc phát triển thị trường hữu cơ nội địa là nền tảng quan trọng để phát triển nông nghiệp hữu cơ. Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 - 2019 54 Hiện nay, nhiều chính phủ, kể cả những quốc gia phát triển và đang phát triển, đang khuyến khích việc canh tác hữu cơ cũng như mở rộng thị trường hữu cơ nội địa. Thực tế cho thấy, nông nghiệp hữu cơ đã phát triển theo cách “từ dưới lên” ở hầu hết các nước: xuất phát từ nhu cầu thị trường, dẫn đến hình thành các mô hình sản xuất và cuối cùng là tạo áp lực xã hội để cho ra đời các chính sách. Cầu về nông nghiệp hữu cơ có xu hướng kéo các chính sách nông nghiệp đi theo hướng bền vững [7, tr.28-31]. Mặc dù các yếu tố tác động đến cầu của người tiêu dùng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố có thể khác nhau giữa các quốc gia, các nghiên cứu thực địa đã chỉ ra rằng, mối quan tâm đến sức khỏe là yếu tố luôn được người tiêu dùng quan tâm. Ngoài ra, các nước có nông nghiệp hữu cơ phát triển, họ quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức, tác động tới môi trường; trong khi các nước mới bắt đầu thường quan tâm hơn đến sự sẵn có và giá cả. 4. Kết luận Việc phát triển nông nghiệp hữu cơ không đặt ra những vấn đề kỹ thuật mà cần quan tâm đến 2 vấn đề cốt lõi là thị trường (kết nối cung - cầu) và quản lý. Người nông dân luôn có khả năng để chuyển sang sản xuất hữu cơ, nhưng bán sản phẩm như thế nào mới là vấn đề mang tính quyết định. Vì vậy, nhà nước cần có các giải pháp nhằm kết nối mạng lưới các doanh nghiệp sản xuất hữu cơ, hỗ trợ về mặt kỹ thuật và kết nối cung cầu; cải tiến nhận thức cộng đồng về thực phẩm sạch và an toàn. Cần có định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững cho kinh tế, môi trường và xã hội. Tài liệu tham khảo [1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Quyết định số 4094 QĐ/BNN-KHCN, ngày 29 tháng 12 năm 2006 về Hữu cơ - tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chế biến, Hà Nội. [2] Thủ tướng Chính phủ (1018), Nghị định số 109/2018/NĐ-CP, ngày 29 tháng 8 năm 2018 về Nông nghiệp hữu cơ, Hà Nội. [3] FAO/WHO Codex Alimentarius Commission (1999), Guidelines for the Production, Processing, Labelling and Marketing of Organically Produced Foods. [4] FIBL & IFOAM - Organics International (2017), The world of organic agriculture: Statistics & Emerging Trends 2017. [5] Paull J. (2009), “Korea Rediscovers Organic Agriculture”, Journal of Bio-Dynamics Tasmania, Issue 95. [6] Rana J., J. Paul (2017), “Consumer behavior and purchase intention for organic food: A review and research agenda”, Journal of Retailing and Consumer Services, 38. [7] Scialabba N. (2000), Factors influencing organic agriculture policies with a focus on developing countries, IFOAM 2000 Scientific Conference, Basel, Switzerland. [8] USDA (1980), Report and recommendations on organic farming. [9] https://vanbanphapluat.co/10tcn-602-2006- huu-co-tieu-chuan-ve-san-xuat-nong-nghiep- huu-co-va-che-bien

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchinh_sach_phat_trien_nong_nghiep_huu_co_o_han_quoc_va_ham_y.pdf
Tài liệu liên quan