Chính sách phát triển nông nghiệp Thái Lan và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam

Năm là thách thức từ các vấn đề tự do hoá và hội nhập quốc tế. Thách thức này gắn liền với hệ luỵ của chính sách bảo hộ nông nghiệp và xu thế không tránh khỏi của đẩy mạnh hội nhập quốc tế và tự do hoá nông nghiệp. Việc tham gia các FTA thế hệ mới vừa mở ra cơ hội xuất khẩu nông sản cho các nước như Thái Lan song cũng phải đối đầu với những đối thủ cạnh tranh lớn, với sức cung nông sản khổng lồ trên thị trường quốc tế như Mĩ, Trung Quốc. Vấn đề tái cấu trúc nông nghiệp cần có chiến lược dài hạn và bền vững. Với cách hiểu này tái cấu trúc, phát triển nông nghiệp thông minh không chỉ nhằm đảm bảo an ninh lương thực và tăng sản lượng nông nghiệp mà còn nhằm mục tiêu lớn hơn là nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo công bằng xã hội và phát triển con người. Điều đó cũng thể hiện tính chất đa chức năng, đa mục tiêu của sản xuất nông nghiệp hiện đại, được thực hiện đồng bộ và gắn kết với nhau. Bởi vậy, tái cấu trúc, phát triển nông nghiệp thông minh cần dựa trên sự kết hợp giữa khoa học với chính sách và thực tiễn sản xuất để xác định các ưu tiên và giải quyết hiệu quả xung đột giữa các mục tiêu phát triển; thiết lập các thể chế phù hợp giúp thúc đẩy và nuôi dưỡng sáng tạo, kết nối thông tin và truyền bá các kinh nghiệm thực tiễn tốt; và khai thác có hiệu quả nguồn lực đầu tư của cả khu vực tư nhân và nhà nước

pdf14 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách phát triển nông nghiệp Thái Lan và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 72-85 72 Original Article Agricultural Development in Thailand: Experience and Implications for Vietnam Vinh Bao Ngoc* VNU University of Economics and Business, Vietnam National University, Hanoi, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnan Received 21 February 2020 Revised 07 March 2020; Accepted 07 March 2020 Abstract: Agriculture in Thailand has developed as it is today because of the long-term strategic vision of the government. Since the 1980s, agricultural development policy has used a variety of marketing principles, which ensures that there is aharmonious development with rural areas. Agricultural development policies in Thailand faced a lot of challenges such as the narrowed farming area, a large number of rural labor force moving to urban, farmers getting no benefits from government policies. The research shed light on agricultural development policies in Thailand, especially key points in agricultural extension policies, agricultural support, rural industrialization policies, modern scientific applications, foreign investment in agriculture, and then drawing some policies in sustainable agriculture development in our country. Keywords: Agriculture, policy, development, Thai Lan. * _______ * Corresponding author. E-mail address: ngocvb@vnu.edu.vn https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4324 VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 72-85 73 Chính sách phát triển nông nghiệp Thái Lan và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam Vĩnh Bảo Ngọc* Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 21 tháng 02 năm 2020 Chỉnh sửa ngày 07 tháng 3 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 3 năm 2020 Tóm tắt: Nền nông nghiệp của Thái Lan phát triển như hiện nay không thể nhắc đến tầm nhìn chiến lược dài hạn của Chính phủ. Từ những năm 1980, Thái Lan áp dụng mạnh hơn nguyên lý thị trường trong sản xuất nông nghiệp, bảo đảm hài hoà với đời sống nông thôn. Chính sách xây dựng phát triển nông thôn ở Thái Lan là một loạt chính sách ra đời từ thách thức của nền nông nghiệp Thái Lan, đó là diện tích canh tác bị thu hẹp, nông dân bỏ ruộng vườn đi làm thuê, nông dân không được hưởng lợi từ các chính sách của chính phủ Bài viết tập trung nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Thái Lan gắn với những điểm nhấn chính trong chính sách khuyến nông, hỗ trợ nông nghiệp, chính sách công nghiệp hóa nông thôn, ứng dụng khoa học hiện đại trong sản xuất, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp, từ đó rút ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Từ khóa: Nông nghiệp, chính sách, phát triển, Thái Lan. 1. Đặt vấn đề * Thái Lan đóng một vai trò hàng đầu trong nền kinh tế nông nghiệp thế giới, lợi thế này giúp Thái Lan thu hút được rất nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài. Giá trị máy móc nhập khẩu cho mục đích nông nghiệp chiếm gần $750 triệu USD, phục vụ gần 9.500 nông trường và nhà máy sản xuất thực phẩm - với hơn 130.000 nhân công - trong số đó, gần 5% là các doanh nghiệp lớn [1]. _______ * Tác giả liên hệ. Địa chỉ email: ngocvb@vnu.edu.vn https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4324 Thái Lan được xem là quốc gia đứng đầu trong sản xuất nông nghiệp ở một số lĩnh vực quan trọng trong cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Chỉ đứng sau Trung Quốc, Thái Lan là nước xuất khẩu lương thực lớn thứ hai Châu Á. Những sản phẩm chính bao gồm gạo, bột sắn, bột mì, hải sản và dứa đóng hộp, bắp, xoài và mía, Lĩnh vực nông nghiệp đóng góp khoảng 13% vào tổng GDP của Thái Lan, trong đó các trồng trọt đóng góp khoảng 68% vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Với tổng diện tích đất là 51,3 triệu ha, diện tích đất trang trại chiếm khoảng 21 triệu ha, với khoảng 5,7 triệu trang trại, trung bình mỗi trang tại rộng khoảng 3,7 ha [2]. V.B. Ngoc / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 72-85 74 2. Bối cảnh của chính sách phát triển nông nghiệp của Thái Lan Thái Lan có lợi thế tự nhiên để phát triển nông nghiệp tại một số khu vực nhất định. Đồng bằng sông Chao Phraya được coi là khu vực cốt yếu của nền nông nghiệp Thái Lan. Đất đai màu mỡ và sự dồi dào của nguồn nước đã đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp. Khu vực nông nghiệp từng chiếm đến 1/3 tỷ trọng GDP của Thái Lan những năm 1960 [3]. Từ năm 1960, Thái Lan thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng của nông nghiệp và gia tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Vào thời điểm đó, Thái lan đứng trước một thách thức lớn khi phần lớn lực lượng lao động hoạt động trong khu vực nông nghiệp, sự sụt giảm của khu vực nông nghiệp sẽ dẫn đến các hệ lụy nhãn tiền như thất nghiệp, khủng hoảng thu nhập và các vấn đề xã hội khác. Do đó, chính phủ Thái Lan, một mặt phải tiếp tục quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một mặt phải có những chính sách để đảm bảo an sinh và quyền lợi nhất định cho người lao động thuộc khu vực nông nghiệp. Trong giai đoạn đầu, Thái Lan thực hiện chính sách thay thế nhập khẩu, coi nông nghiệp đóng vai trò là xương sống của nền kinh tế. Một mặt, ngành nông nghiệp tiếp tục cung cấp và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Mặt khác, nông sản xuất khẩu là nguồn thu chính của chính phủ. Chính phủ Thái Lan cần nguồn vốn lớn để phát triển khu vực công nghiệp. Đây là giai đoạn thuế xuất khẩu nông sản của Thái Lan rất cao và người nông dân phải chịu những thiệt hại kinh tế nhất định. Để có thể thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chính phủ Thái Lan đã đưa ra các chiến lược để cải cách nền nông nghiệp, hướng tới mục tiêu hiện đại hóa nông nghiệp, đảm bảo an sinh cho nông dân, duy trì đóng góp của khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế. Mô hình phát triển bền vững được lồng ghép vào các kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế và xã hội quốc gia của Thái Lan trong các Kế hoạch lần thứ 8, 9, 10 và 11. Các kế hoạch tuân theo Triết lý của Nhà vua về “một nền kinh tế vừa đủ”, nhằm tăng cường “sức chống chịu” của nền kinh tế bên cạnh mô hình tăng trưởng thông thường. Trong đó đối với khu vực nông nghiệp, xác định cũng là một ngành mũi nhọn trọng tâm, trong 6 chiến lược chính của quốc gia có 2 chiến lược gắn với phát triển nông nghiệp. Cụ thể ưu tiên tập trung “cân bằng an ninh lương thực và năng lượng” và “hướng tới tăng trưởng bền vững và cạnh tranh”. Mục tiêu của chiến lược là phát triển khu vực nông nghiệp để sản xuất lương thực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và bảo đảm thu nhập của nông dân, bảo tồn các giống cây thảo mộc và cân bằng sản xuất lương thực và năng lượng thay thế. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng khả quan khi thực hiện các kế hoạch 5 năm, nhưng vấn đề nông nghiệp Thái Lan phải đối mặt là việc giải quyết một số vấn đề cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển bền vững trong dài hạn và xây dựng xã hội tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai. Để làm được điều này, Thái Lan phát triển mỗi chuỗi giá trị lên trình độ cao hơn nhằm tăng cường năng suất trong khi tạo ra lợi thế cạnh tranh mới một cách bền vững. Trong giai đoạn kế tiếp Thái Lan điều chỉnh mô hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào xuất khẩu. Xác định rõ nếu chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động rẻ, quốc gia không thể thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”, Chính phủ Thái Lan đã có điều chỉnh tái cấu trúc theo hướng sản xuất dựa trên lao động có kỹ năng và đổi mới. Giai đoạn kế tiếp Thái Lan hướng vào đầu tư nhiều hơn trong giáo dục, đào tạo kỹ năng, công nghệ, nghiên cứu và phát triển để đạt được tăng trưởng bền vững hơn trong tương lai. Xuất phát từ đó, Chính phủ có các cách tiếp cận mới trong nông nghiệp và công nghiệp. Trong giai đoạn mới của phát triển nông nghiệp và kinh tế Thái Lan, trọng tâm sẽ hoạt động sản xuất công nghệ cao dựa trên nền tảng tri thức , đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và tăng trưởng xanh nhằm nâng cao V.B. Ngoc / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 72-85 75 tính cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và quản trị trong nước tốt hơn. 3. Các chính sách phát triển nông nghiệp của Thái Lan i) Chính sách hỗ trợ nông nghiệp, trợ giá nông sản - nền tảng đổi mới hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ cho phát triển nông nghiệp ở Thái Lan. Ở giai đoạn đầu, Thái Lan thực hiện chính sách thay thế nhập khẩu, coi nông nghiệp đóng vai trò là xương sống của nền kinh tế. Ngành nông nghiệp giai đoạn này chủ yếu cung cấp và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, ngoài ra một phần nông sản xuất khẩu là nguồn thu chính của chính phủ. Giai đoạn này thuế xuất khẩu nông sản của Thái Lan rất cao và người nông dân phải chịu những thiệt hại kinh tế nhất định. Tái cấu trúc ngành nông nghiệp đã được tiến hành tại Thái Lan từ những năm 1980 và tiếp tục đẩy mạnh trong những năm 1990. Mục tiêu là tái cấu trúc hệ thống sản xuất và phân phối nông sản theo hướng gia tăng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Vào giai đoạn đầu, cơ chế quản lí quan liêu đã dẫn đến việc dư thừa cung một số loại nông sản trong khi một số khác luôn rong tình trạng thiếu hụt cả về chất và lượng. Cũng chính vì thế mà giá nông sản liên tục biến động. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Thái Lan đã xây dựng một tiến trình tái cấu trúc ngành, theo đó khuyến khích và yêu cầu nông dân Thái Lan chuyển dần từ những sản phẩm dư cung sang những sản phẩm có giá trị hơn và mang lại lợi nhuận lớn hơn Để có thể thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chính phủ Thái Lan đã đưa ra các chiến lược để cải cách nền nông nghiệp, hướng tới mục tiêu hiện đại hóa nông nghiệp, đảm bảo an sinh cho nông dân, duy trì đóng góp của khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế. Mục tiêu của chính phủ Thái Lan là tạo ra một nền nông nghiệp trong đó có sự kết hợp hài hòa của tiến bộ công nghệ với những kinh nghiệm làm nông truyền thống của nông dân, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, biến Thái Lan thành “bếp ăn của thế giới”. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp cũng góp phần giải quyết những vấn đề xã hội của Thái Lan. Một là góp phần tăng thu nhập cho nông dân, làm giảm tỷ lệ nghèo đói ở nông thôn. Trước khi gia nhập WTO, nông dân Thái Lan có thu nhập trên dưới 50 USD/năm, nhưng nhờ những chính sách hỗ trợ hợp lí kích thích sản xuất nông thôn đã khiến hàng triệu nông dân trở thành những người giàu có. Hai là những điều chính chính sách trợ cấp nông nghiệp hợp lí góp phần tăn g lòng tin của nhân dân vào chính phủ điều hòa những biến động chính trị xã hội. Để khuyến khích tiếp tục phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã và Bộ Nội vụ Thái Lan đã ký biên bản thỏa thuận chung hỗ trợ xây dựng 426 nông trại quy mô lớn với tổng diện tích canh tác lên tới 128.000 héc ta trong 2016 [4]. Theo dự án này, người nông dân tham gia chương trình có thể vay đến 5 triệu Bạt (145.000 USD) với lãi suất ưu đãi 0,01% từ Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan (BAAC) và được hỗ trợ mua trang thiết bị máy móc nông nghiệp trong đó có máy gặt đập liên hợp. Bộ Thương mại Thái Lan chịu trách nhiệm tiếp thị và bán gạo, tìm kiếm người mua chủ yếu là các nhà máy xay xát và hợp tác xã nông nghiệp địa phương. Nội các Thái Lan đã thông qua gói cho vay trị giá 3,25 tỷ Bạt (87 triệu USD) thông qua BAAC cho dự án nông trại quy mô lớn trong giai đoạn 2017-2019. Tính đến quý 3 năm 2016, có tổng cộng 386 nông trại trồng lúa quy mô lớn được thành lập ở Thái Lan với sự tham gia của tổng cộng 57.775 nông dân từ 66 tỉnh thành [5]. Ngày 7/11/2016, Ủy ban Chính sách lúa gạo của Thái Lan đã công bố các chương trình cho vay mới để dự trữ gạo tẻ và gạo thơm nhằm trợ giúp người nông dân đang phải chật vật đối phó với tình trạng giá mặt hàng nông nghiệp chủ lực này xuống mức thấp nhất trong vòng thập kỷ qua. Theo chương trình này, nông dân trồng lúa gạo ở Thái Lan sẽ được nhận khoảng 10.500 bạt (tương đương 299 USD) cho mỗi tấn V.B. Ngoc / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 72-85 76 gạo tẻ và 11.300 bạt (322,67 USD) cho mỗi tấn gạo thơm Pathum Thani. Bên cạnh việc hỗ trợ giá, Bộ Thương mại Thái Lan cũng sẽ tiến hành rà soát toàn bộ hệ thống kho trữ của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên toàn quốc để đảm bảo rằng hệ thống này đủ khả năng tiếp nhận lượng gạo của vụ thu hoạch mới. Chính sách khuyến nông bên cạnh việc hỗ trợ tài chính cũng rất tích cực trong việc hỗ trợ kiến thức và kinh nghiệm cho nông dân trong việc nuôi cấy và thu hoạch. Thông qua các chương trình của chính phủ, người dân nhận thực được vai trò của mình và tích cực tiếp thu các kiến thức mới, hiện đại và hữu ích trong làm nông. Nông dân được trang bị nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích bên cạnh các chính sách hỗ trợ tài chính. Gần đây nhất, tháng 11/2017 chính phủ Thái Lan vừa thông qua chương trình hỗ trợ nông dân giảm diện tích gieo trồng lúa mùa vụ thứ hai của năm 2018 và thay vào đó là trồng rau quả. Theo đó, 1,7 tỷ baht (tương đương khoảng 1.200 tỷ VND) sẽ được chi từ ngân sách cho nông dân ở 53/77 tỉnh, thành của Thái Lan, nhằm giảm 24.000 ha diện tích trồng lúa trong năm 2018. Theo đó, nông dân sẽ được hỗ trợ 2.000 baht (1,4 triệu VND)/rai (1 rai=0,16 hécta) [6]. Trước đó, chính phủ nước này đã đặt mục tiêu từ năm 2017 sẽ cắt giảm sản lượng gạo xuống mức 27,2 triệu tấn so với sản lượng trung bình ở mức 33 triệu tấn/năm. Cùng với đó, diện tích gieo trồng lúa cũng giảm xuống 60,6 triệu rai so với mức 68 triệu rai như hiện nay. Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan cũng đã đưa ra khuyến cáo đối với nông dân, việc trồng lúa tại những vị trí địa lý không phù hợp sẽ khiến sản lượng giảm đặc biệt trong vụ mùa thứ hai, khi đây là khoảng thời gian trồng nhiều loại cây khác. Dự kiến, khoảng 12% tổng diện tích gieo trồng hiện nay sẽ được sử dụng để trồng các loại cây mùa khác như đậu xanh, đậu tương, rau quả hữu cơ, mía, sắn và chăn nuôi gia súc sử dụng công nghệ tiên tiến. Trong khuôn khổ chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, Chính phủ Thái Lan có kế hoạch giảm sản lượng gạo, chủ yếu là vụ mùa phụ, để khuyến khích người nông dân trồng các loại cây trồng khác. Đây là một phần trong chiến lược lương thực quốc gia, giảm diện tích trồng lúa, gia tăng sản xuất rau quả. Chiến lược này còn nhằm mục đích giữ giá lúa trước nguy cơ sụt giảm do vụ mùa được dự báo sẽ bội thu trong năm tới. Song song với đó, Chính phủ Thái Lan cũng khuyến khích trồng lúa cho gạo màu và gạo hữu cơ - hai loại gạo có giá trị kinh tế cao hơn và ít cạnh tranh. Chiến lược này được đưa ra giữa bối cảnh nhu cầu gạo toàn cầu đang suy giảm, trong khi nhu cầu về rau quả và trái cây đang tăng cao. Tháng 7/2017, Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) cũng thông qua nhiều ưu đãi bổ sung đặc biệt dành cho các nhà đầu tư vào dự án liên quan đến sản xuất nông nghiệp hiện đại nhằm mục tiêu cải thiện ngành nông nghiệp. Những ưu đãi này sẽ dành cho đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin hoặc thiết kế kỹ thuật giúp hiện đại hóa quy trình sản xuất hiện nay. Để khuyến khích người nông dân hiện đại hóa sản xuât, việc nâng cấp phương thức sản xuất và chất lượng thu hoạch theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, như Chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt và Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, cũng sẽ nhận được thêm nhiều ưu đãi. Theo hệ thống ưu đãi mới, các doanh nghiệp áp dụng công nghệ nhằm hiện đại hóa sản xuất trong khu vực nông nghiệp tư nhân sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm. Đối với các doanh nghiệp nâng cấp quy trình sản xuất và sản phẩm nhằm đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế sẽ được miến thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, ưu đãi miễn thuế sẽ giới hạn ở mức 50% chi phí đầu tư nâng cấp tiêu chuẩn. Thời hạn nộp hồ sơ để hưởng những mức ưu đãi trên là trước năm 2020. Những ưu đãi về thuế cũng sẽ dành cho việc mua sắm thiết bị tự động và máy móc. Đối với doanh nghiệp đầu tư vào máy móc hiện đại và hệ thống tự động sẽ được hưởng miễn thuế ưu đãi doanh nghiệp trong vòng 3 năm, song ưu đãi thuế sẽ bị giới hạn ở mức 50% chi phí đầu tư. Riêng đối với doanh nghiệp sử dụng máy V.B. Ngoc / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 72-85 77 móc sản xuất trong nước với tỉ lệ trên 30% giá trị do máy tạo ra sẽ hưởng ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 3 năm không giới hạn điều kiện. Tuy nhiên, bên cạnh chính sách khuyến nông, Thái Lan vẫn còn dư địa ở rất nhiều chính sách khác. Ví dụ, chính sách về hỗ trợ về đất đai và giải phóng nguồn lực. Theo xu hướng chung, đất đai canh tác của Thái Lan hiện đang có nguy cơ giảm do đô thị hóa và công nghiệp hóa, chưa kể đến chế độ tư hữu ruộng đất ở Thái Lan khiến ruộng đất nằm trong tay người giàu. Ngoài ra, chính phủ Thái Lan chưa thực hiện mạnh vấn đề chính sách hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu. Mặt khác, mặt trái của chính sách an ninh lương thực và hỗ trợ người nông dân của Thái Lan vẫn là sự can thiệp quá mức của chính phủ vào các hoạt động nông nghiệp. Chính sách trợ giá và hỗ trợ nông nghiệp tuy đem lại lợi ích cho nông dân nhưng cũng cản trở sự gia tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông nghiệp trên thị trường thế giới. Thêm nữa, phát triển nông nghiệp tại Thái Lan có sự mất cân đối về sản phẩm. Ngoài các nông sản xuất khẩu nổi tiếng được áp dụng các phương thức sản xuất hiện đại theo mô thức cánh đồng mẫu lớn như gạo hay mía đường, nhiều loại nông sản khác vẫn được sản xuất manh mún trên quy mô nhỏ, năng suất không ổn định và sản lượng bấp bênh. ii) Chính sách công nghiệp hóa nông thôn, ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại Một trong những thành công lớn của Thái Lan trong công cuộc cải cách nền nông nghiệp chính là việc áp dụng công nghệ hiện đại trong nông nghiệp, hiện đại hóa nền nông nghiệp, đầu tư tương đối tốt vào khu vực nông nghiệp và giúp nông dân cải thiện được đời sống và nhận thức ngành. Các chính sách cải cách nông nghiệp của Thái Lan đi theo hướng hiện đại hóa nền nông nghiệp thông qua việc áp dụng tiến bộ khoa học, sử dụng máy móc hiện đại trong sản xuất nông nghiệp. Đây là nền tảng gia tăng năng suất và cải thiện khả năng cạnh tranh của nông sản Thái Lan trên trường quốc tế. Cải cách nông nghiệp tại Thái Lan đã thành công trong việc tận dụng và hòa hợp các nguồn lực để tạo ra một nền công nghiệp hiện đại, phát triển, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của đất nước. Các chiến lược cơ giới hóa, phát triển công nông nghiệp và đầu tư cho nghiên cứu nông nghiệp được chính phủ Thái Lan thực hiện triệt để. Đây là nền tảng để đảm bảo an ninh lương thực và củng cố vị thế của Thái Lan trên thị trường nông sản thế giới. Năm 1996, khoảng 50% dân số Thái Lan, tương ứng với 20,2 triệu lao động có nguồn thu chính từ nông nghiệp (WB, 1986). Mặc dù tỷ trọng nông nghiệp giảm dần qua các năm, khu vực này vẫn đóng vai trò nguồn cung việc làm lớn nhất, ước tính vẫn có hơn 50% lực lượng lao động làm việc tại khu vực này tính đến năm 2017 [5]. Nông nghiệp Thái Lan đứng trước một bài toàn khó, phát triển theo hướng hiện đại hóa, thâm dụng máy móc và buộc lao động trong khu vực nông nghiệp phải dịch chuyển sang các khu vực khác hay tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, thâm dụng lao động, truyền thống nhưng duy trì được tỷ lệ việc làm cao. Tổng thể nền nông nghiệp của Thái Lan có quy mô không lớn nhưng chính sách khuyến nông mà chính phủ Thái Lan sử dụng khá mạnh. Ngân sách dành cho khuyến nông ở Thái Lan vào khoảng 150 triệu USD/năm, trung bình mỗi hộ nông dân sẽ có 6 triệu VND, trong khi đó, con số này của Việt Nam chỉ là 50 nghìn VND/hộ/năm [4]. Trung tâm kiểm soát sinh học các cấp có bộ phận phụ trách nghiên cứu, tập huấn, chuyển giao và dịch vụ. Một trung tâm cấp vùng, phụ trách trung bình 9 tỉnh chỉ có khoảng 30 người, 1/3 là nhân viên nhà nước, 1/3 là làm hợp đồng và có 1/3 là cán bộ kỹ thuật đi các tỉnh, công nhân thành thạo nuôi cấy phát triển thiên địch, hướng dẫn chuyển giao [7]. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Thái Lan cho phép nông nghiệp ở đây hình thành các vùng sản xuất vệ tinh chuyên môn hóa xen kẽ các khu công nghiệp và dân cư, cách thủ đô từ 40 -100 km. Các sản phẩm sạch và có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển. Tại V.B. Ngoc / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 72-85 78 những vùng nông nghiệp gần Bangkok, nông dân phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn trên liếp. Tại các vùng cách xa thủ đô hàng trăm km, nông dân phát triển các mô hình nông nghiệp tổng hợp, với các trang trại chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả, hoặc phát triển sản xuất lương thực kết hợp với nuôi thả cá để giải quyết vấn đề môi trường và an toàn lương thực. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm được giải quyết trên cơ sở phát triển quan hệ hợp đồng giữa các công ty chế biến nông sản của Bangkok và các hộ nông dân ở các vùng nông nghiệp vệ tinh. Đặc biệt, chính phủ Thái Lan rất quan tâm đến các chính sách tài chính, tín dụng, khuyến nông, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết ô nhiễm, thúc đẩy các vùng sản xuất vệ tinh này phát triển. Việc ứng dụng công nghệ mới cũng được đa dạng hóa tùy thuộc vào các vùng trồng và qui mô sản xuất khác nhau. Ở qui mô sản xuất lớn, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) được phổ biến rộng rãi tới người sản xuất, trong khi tại một số qui mô nhỏ hơn, các công nghệ ứng dụng có thể thay đổi linh hoạt, phù hợp với điều kiện tài chính và không gian áp dụng. Những chương trình đào tạo liên tục dành cho người sản xuất nông nghiệp được thực hiện bởi các cơ quan chức năng hoặc các tổ chức phi chính phủ đã giúp nông dân Thái Lan làm chủ được công nghệ mà họ đang ứng dụng thay vì tuân thủ một cách máy móc các qui định quốc tế về sản xuất an toàn. Một số tiêu chuẩn cao như Tập hợp các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp tốt Châu Âu (EUREP-GAP) cũng như những đòi hỏi ngày càng cao hơn của người tiêu dùng ở các thị trường khó tính đang từng bước được nông dân Thái Lan đáp ứng một cách nhanh chóng hơn so với nông dân tại nhiều nước đang phát triển khác Để phát triển khoa học-kỹ thuật nông nghiệp, Thái Lan đặt ra chiến lược đầu tư vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến Thailand 4.0 - một mô hình được thiết kế nhằm chuyển đổi nền kinh tế đất nước thông qua những khoản đầu tư lớn vào công nghệ số và đổi mới sáng tạo. Nhằm đẩy nhanh quá trình chuẩn bị cho Thái Lan trở thành “bếp ăn” công nghệ cao, chính phủ Thái Lan đã giao cho Ủy ban Đầu tư Thái Lan (Thailand Board of Investment - BOI) nhiệm vụ hỗ trợ các công ty thành lập các cơ sở sản xuất hiện đại, trong đó có các biện pháp miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên tới 30 năm, cấp giấy phép sở hữu đất, cấp visa và giấy phép làm việc cho các chuyên gia nước ngoài. Trong năm 2017, BOI đã nhận được 215 đơn đăng ký mới cho các dự án liên quan đến nông nghiệp và chế biến nông sản trị giá hơn 62 tỷ bạt (1,9 tỷ USD) [8]. Nhiều dự án mới đã được chính phủ ưu tiên gắn với ứng dụng các công nghệ về nông nghiệp (AgriTech) và công nghệ thực phẩm (FoodTech), trong đó trụ cột của AgriTech là canh tác thông minh dựa trên các công nghệ GPS, tự động hóa và phân tích dữ liệu để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Mặt khác, chính phủ cũng đặt mục tiêu ươm tạo các dự án AgriTech lớn và các dự án về công nghệ thực phẩm có sự tham gia của các viện nghiên cứu tại Công viên khoa học Thái Lan (TSP). Hiện có tới 35 doanh nghiệp tham gia hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở TSP. Để đảm bảo sự bền vững của hệ sinh thái này, Chính phủ Thái Lan quan tâm đến lực lượng lao động với hai thành phần chính: các nhà nghiên cứu, sinh viên trong trường, viện và các nông dân. Bên cạnh đó, Chính phủ đã tạo ra nhiều cơ hội khác cho người nông dân như tăng cường tiếp cận tín dụng cho người nông dân để áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất và đóng gói trong dây chuyền sản xuất thực phẩm. Viện Thực phẩm Quốc gia (NFI) là đơn vị chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách hỗ trợ và kiểm tra các đơn vị sản xuất các sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế. Mặt khác, Thái Lan cũng phát triển các nghiên cứu nông nghiệp của nhà nước và chính quyền các địa phương. Các viện nghiên cứu nông nghiệp cũng tăng cường liên kết nghiên cứu với các trường đại học trong và ngoài nước, các xí nghiệp tư nhân và các hội khuyến nông; các tổ chức của nông dân nhằm giúp nông dân tiếp cận công nghệ, trang thiết bị hiện đại. Các viện nghiên cứu cũng tăng cường hợp tác với các trường đại học, các hệ thống khuyến nông, V.B. Ngoc / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 72-85 79 các tổ chức của nông dân để giúp nông dân tiếp cận công nghệ, trang thiết bị tiên tiến. Một số trường đại học của Thái Lan như Chulalongkorn (top 200 trường đại học thế giới) đã đầu tư thiết bị thí nghiệm, mời chuyên gia từ những nước đi đầu trong nghiên cứu nông nghiệp đồng thời tạo cơ chế đãi ngộ cho nhiều nghiên cứu sinh trẻ sang các trường đại học ở Mỹ, Nhật và châu Âu. Chính những con người này đang tạo nên những biến chuyển mạnh mẽ và sắc thái mới đối với nền nông nghiệp nước này. Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã của Thái Lan (MOAC) đã dành tới 95% tổng ngân sách nghiên cứu và phát triển của Chính phủ trong lĩnh vực nông nghiệp. Sau đó, khi hoạt động sản xuất đã vào guồng và dần được tư nhân hóa, tỷ lệ ngân sách của MOAC cho hoạt động nghiên cứu và mở rộng đã giảm dần, từ mức 0,47% GDP vào năm 2000 xuống còn 0,41% vào năm 2015 [9]. Trong giai đoạn 2005 đến 2009, MOAC cũng dành đáng kể mức ngân sách cho nghiên cứu phát triển những công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp của Thái Lan. Bảng 1. Ngân sách của Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, giai đoạn 2000-2015 Năm Giá trị (triệu baht) % trong GDP của lĩnh vực nông nghiệp % của GDP 2000 4172.15 1.65 0.47 2001 4 443.55 1.59 0.42 2002 5 997.00 2.20 0.49 2003 7 617.43 2.40 0.55 2004 9 277.33 2.66 0.59 2005 11441.36 3.57 0.65 2006 13 206.21 3.45 0.66 2007 14251.14 3.10 0.62 2008 16 725.01 3.31 0.66 2009 17 629.19 3.43 0.68 2010 14132.32 2.50 0.55 2011 14 674.71 2.92 0.56 2012 14 889.07 2.91 0.54 2013 14 702.58 2.76 0.51 2014 14 598.64 2.47 0.48 2015 13 503.73 1.99 0.41 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan, số liệu qua nhiều năm. iii) Chính sách “thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài” - nhân tố quan trọng trong chính sách phát triển nông nghiệp của Thái Lan Ngành nông nghiệp Thái Lan với cơ sở hạ tầng tiên tiến, cùng với sự hậu thuẫn chắc chắn của Bộ nông nghiệp và Chính Phủ đã góp phần thu hút đầu tư quốc tế đến với nông nghiệp Thái Lan. Luật xúc tiến thương mại có nhiều quy định rõ ràng cho mỗi ngành, các cơ quan có trách nhiệm trong việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Thái Lan cũng thực hiện mở rộng cửa để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, đặc biệt gắn với công nghệ hiện đại thông qua các chính sách trợ cấp ban đầu cho nhà máy chế biến, đầu tư các kết cấu hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá, nghiên cứu và phát triển. Tại Thái Lan, các chính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ đã giúp cho ngành nông nghiệp có những bước tiến dài trong việc xuất khẩu hàng hóa như Luật Xúc tiến đầu tư (2001), V.B. Ngoc / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 72-85 80 quy định những ưu đãi về thuế và phi thuế đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính phủ Thái Lan đưa ra chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo lãnh thổ với ba khu vực ưu đãi khác nhau. Các dự án đầu tư vào khu vực 1 được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm; khu vực 2 là 3 năm và có thể kéo dài 5 năm; khu vực 3 là 8 năm. Ngoài ra, Chính phủ cũng từng bước chuyển ưu đãi thuế đơn thuần sang ưu đãi thuế trọn gói bao gồm cả thuế, lao động, thủ tục cấp phép trong thời gian nhanh nhất, cung ứng lao động và cơ sở hạ tầng cho nhà đầu tư và quan trọng nhất là đơn giản hóa thủ tục hành chính. Chính phủ ưu đãi về thuế nhập khẩu máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất: Các dự án FDI vào khu vực 1, khu vực 2 được giảm 50% thuế nhập khẩu nếu những loại máy móc, thiết bị này phải chịu mức thuế lớn hơn 10%; khu vực 3 giảm 100%. Đối với nhập khẩu nguyên vật liệu thô phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, khu vực 1 và 2 được miễn thuế trong vòng 1 năm, khu vực 3 được miễn thuế trong vòng 5 năm [4]. Thái Lan là quốc gia có mức tăng trưởng nhanh nhất trong tổng vốn nông nghiệp tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Bảng 2. Đầu tư vào khu vực nông nghiệp tại một số quốc gia giai đoạn 1980-2010 Vốn nông nghiệp/người (triệu USD) Tăng trưởng tổng vốn nông nghiệp (%) Năm 1980 1990 2000 2010 1990-2000 2000-2010 Đông Á Thái Bình Dương 1.076 1.050 1.186 1.294,2 2,2 2 Campuchia 842 1.351 1.227 1.149 1,5 1,4 Indonesia 1.575 1.737 1.770 1.944 1,5 1,6 Malaysia 6.623 9.620 11.174 12.453 1,1 0,3 Việt Nam 1.178 1.279 1.936 2.251 5,9 3,5 Thái Lan 1.285 1.339 1.431 1.601 0,1 1,4 Nguồn: FAO (2012). Chính phủ Thái Lan cũng đưa ra các chiến lược đầu tư cho ngành nông nghiệp. Trước hết, chính phủ đã tăng cường vai trò các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) được tạo nhiều cơ hội đầu tư vào khu vực này, bao gồm tất cả các lĩnh vực như sản xuất, vận chuyển, quản trị tưới tiêu, sinh dược hay công nghệ xanh. Đầu tư tư nhân vào nghiên cứu nông nghiệp và lương thực tăng nhanh và đạt 36 triệu USD (2016). Đầu tư tư nhân cho nghiên cứu công nghệ sinh học và giống cũng được duy trì và có sự gia tăng đáng kể. Chính sách nghiên cứu nông nghiệp ở Thái Lan khuyến khích tư nhân đầu tư vào nghiên cứu nông nghiệp và chuyển giao công nghệ công nghệ bằng cách tập trung nguồn lực nhà nước vào các lĩnh vực trọng yếu và nhường chỗ cho tư nhân trong các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, nhiều chương trình và chính sách được đưa ra để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của nông dân, đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân, tập thể bằng cách mở các lớp hợp và bồi dưỡng chuyên môn cho nông dân. Đầu tư cho công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết các vấn đề nợ trong nông nghiệp luôn được đẩy mạnh song song với việc thiết lập hệ thống đảm bảo rủi ro cho nông dân. Hiện Thái Lan đang là điểm đến của nhiều công ty sản xuất thực phẩm nước ngoài khi khu vực chế biến thực phẩm của quốc gia này còn rất tiềm năng và hấp dẫn. Sự gia tăng hiện diện của các công ty thực phẩm nước ngoài, một mặt góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho khu vực nông nghiệp, mặt khác tạo ra một thị trường rộng lớn hơn cho nông sản của Thái Lan. Có thể nói đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong các nhân tố quyết định sự phát triển nông nghiệp Thái Lan, bởi các lý do sau: V.B. Ngoc / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 72-85 81 Thứ nhất, đầu tư nước ngoài giúp khu vực nông nghiệp Thái Lan có một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và có quy hoạch, đưa các phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại, thực hiện thâm canh tăng vụ, tăng tính chủ động của nông dân trong quá trình sản xuất, Các yếu tố này sẽ giúp sản lượng nông nghiệp gia tăng và chất lượng nông sản được cải thiện. Thứ hai, đầu tư nước ngoài giúp tăng tính cơ giới hóa cho nông nghiệp Thái lan. FDI cung cấp hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến, giúp sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn, tăng năng suất cây trồng hay vật nuôi. Thứ ba, FDI góp phần nâng cao tay nghề và trình độ của nông dân. Nhận thức được vai trò quan trọng của FDI đối với phát triển nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã có những động thái để thu hút nguồn vốn này. Thái Lan công khai các kế hoạch phát triển nông nghiệp, đưa ra các quy định rõ ràng về luật xúc tiến thương mại và đầu tư quốc tế vào nông nghiệp, đưa ra các chính sách tài chính hấp dẫn để thu hút đầu tư. Trong chiến lược thu hút đầu tư vào nông nghiệp được chính phủ thông qua tháng 9/2014 và điều chỉnh bổ sung vào tháng 6/2017, Thái Lan khuyến khích thu hút FDI vào các vùng xa Băng Cốc để thu hẹp khoảng cách phát triển. Trong giai đoạn 1970-2009, Thái Lan đã thu hút được 111,295 triệu USD vốn FDI, trong đó có 8,173 triệu USD là đổ vào khu vực nông nghiệp [5]. Tuy nhiên, có sự mất cân bằng giữa dòng vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp và vốn đầu tư vào khu vực chế biến thực phẩm. Phần lớn dòng vốn FDI đổ vào Thái Lan đi vào khu vực chế biến thực phẩm, thay vì đổ vào khu vực nông nghiệp. Điều này cho thấy các công ty nước ngoài quan tâm đến hoạt động chế biến thực phẩm hơn là việc đầu tư vào khu vực nông nghiệp nền tảng của Thái Lan (Hình 1). Thái Lan đứng sau Indonesia trong khu vực ASEAN về thu hút FDI vào nông nghiệp trong ba năm liên tiếp 2013 - 2015 với số vốn lần lượt đạt hơn 1,21 triệu USD, hơn 1,83 triệu USD và 2,02 triệu USD. Malaysia đứng đầu về thu hút vốn FDI vào nông nghiệp tại khu vực ASEAN trong năm 2015 với hơn 11,12 triệu USD, đứng thứ hai năm 2014 với 10,87 triệu USD. Trong khi đó, vốn FDI đầu tư vào nông nghiệp tại một số quốc gia khác thấp hơn nhiều, chẳng hạn như Philippines chưa đạt được 1,2 triệu USD và Brunei là hơn 900 nghìn USD (Hình 2). Hình 1. Dòng FDI đổ vào khu vực nông nghiệp và chế biến thực phẩm của Thái Lan giai đoạn 1970-2009. Nguồn: FAO, 2010. Hình 2. Vốn FDI đầu tư vào nông nghiệp của các nước ASEAN. Nguồn: ASEAN Secretariat, 2017. Tốp 5 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào nông nghiệp Thái Lan theo thứ tự là: Nhật Bản, Mỹ, Malaysia, Đài Loan và Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài trong nông nghiệp Thái Lan tiếp tục tăng và đạt 428 dự án (2016); đứng thứ ba trong tổng số dự án FDI vào Thái Lan, sau ngành dịch vụ và cơ sở hạ tầng, ngành giấy và hóa chất. Tuy nhiên, tỷ trọng đầu tư vào các hoạt động phát triển nông nghiệp thấp hơn nhiều so với tỷ trọng đầu tư vào hoạt động chế biến. Khu vực chế biến thực phẩm Thái Lan hiện đang rất tiềm năng và đem lại lợi nhuận V.B. Ngoc / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 72-85 82 ngắn hạn cao, song về dài hạn, việc phát triển và củng cố các hoạt động nông nghiệp khác mới thực sự quan trọng. Trên thực tế, tỷ trọng đầu tư cho các hoạt động củng cố sự ổn định của nền nồng nghiệp nói chung là khá thấp. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư muốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp Thái Lan cũng vấp phải rào cản pháp lý của nhà nước. Các quy định liên quan đến sở hữu đất và sở hữu doanh nghiệp Thái Lan khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn khi muốn đầu tư vào khu vực này. 3. Hệ quả của chính sách phát triển nông nghiệp tới nền nông nghiệp Thái Lan Nhìn chung quá trình cải cách đã mang lại những thành tựu đáng ghi nhận cho ngành nông nghiệp Thái Lan. Quá trình này dẫn tới cơ cấu nông nghiệp thay đổi cùng với sự thay đổi điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước. Ngành trồng trọt của Thái Lan là khu vực sản xuất mang nhiều lợi thế với các loại nông sản chủ lực như lúa gạo, ngô, mía đường, cao su và hoa quả nhiệt đới. Hiện nay, Thái Lan là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, Thái Lan xuất khẩu khoảng 10 triệu tấn/năm. Mía đường cũng là một thế mạnh với tiềm lực hiện tại ước đạt 60 triệu tấn/năm, xuất khẩu trên 4 triệu tấn. Mặt hàng cao su và hoa quả nhiệt đới của Thái Lan đã xâm nhập các thị trường lớn và khó tính như Mĩ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản hay EU. Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của Thái Lan đạt 88 tỷ bạt. Thái Lan cũng là quốc gia khá thành công trong nuôi gia cầm, đặc biệt là gà thịt xuất khẩu. Theo FAO, Thái Lan hiện có 30 triệu nông dân chăn nuôi gia cầm và hơn 70% hộ có sức nuôi quy mô từ 5.000 con gà trở lên (Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018). Thái Lan hiện cũng là quốc gia xuất khẩu hải sản đứng thứ 3 thế giới. Ngành chăn nuôi gia súc ở Thái Lan kém phát triển do hai nguyên nhân chính đó là gia súc trước đây chủ yếu được dùng làm sức kéo trong nông nghiệp nhưng giờ đã được cơ giới hóa, mặt khác, qui mô chăn nuôi gia súc phần lớn nhỏ lẻ và thiếu tính công nghiệp. Theo FAO, Thái Lan là quốc gia xuất khẩu nông sản lớn thứ hai tại Châu Á năm 2004, dù nguồn tài nguyên nông nghiệp thì ít hơn hẳn so với các quốc gia khác như Ấn Độ hay Indonesia. Qua ba thập niên tiến hành cải cách khu vực, Thái Lan đã tận dụng thành công các cải tiến trong nghiên cứu nông nghiệp và công nghệ để phát triển khu vực nông nghiệp năng động và vững mạnh. Năm 2009, khu vực nông nghiệp đóng góp tới 10,5 tỷ Bạt, tương đương với 11,63% GDP, tiếp tục duy trì xu thế tăng từ đầu những năm 2000s. Tuy nhiên, về tổng thể, vai trò của nông nghiệp Thái Lan có xu hướng giảm tỷ trọng trong GDP, giảm từ 40% năm 1960 xuống còn 8% năm 2007 và dao động quanh mức 7% cho đến năm 2017. Thông qua tăng cường trợ cấp cho khu vực nông nghiệp, Thái Lan đã góp phần hiện đại hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ nông nghiệp theo hướng dịch chuyển sang cơ cấu nông - công nghiệp, tạo điều kiện nâng cao qui mô cũng như trình độ nền nông nghiệp. Sản lượng lúa liên tục tăng từ 21 triệu tấn năm 1995 đến 29 triệu tấn năm 2007 và 36 triệu tấn năm 2017, sản lượng mía đường luôn giữ vững ở mức 50 triệu tấn/năm, sản lượng cao su năm 2017 là 4,5 triệu tấn, gấp đôi giai đoạn 2000-2005 [10]. Mức độ cơ giới hóa của các ngành tăng đáng kể, ngay từ những năm 2000, trình độ cơ giới hóa ngành mía đường của Thái Lan đã đạt 100%. Việc gia tăng trợ cấp hợp lý cho nông nghiệp nông thôn đã thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo lương thực trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu của Thái Lan. Trợ cấp phát triển công tác khuyến nông và đầu vào trước sản xuất, trợ cấp ngành công nghiệp chế biến nông sản của Thái Lan và hệ thống thông tin thị trường, kiểm dịch chất lượng sau sản xuất đã góp phần nâng vị thế của nông sản Thái Lan trên thị trường quốc tế. Hiện nay, Thái Lan là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo và sắn, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu mía đường, và là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu cao su và rau, hoa quả nhiệt đới. V.B. Ngoc / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 72-85 83 Cơ hội lớn nhất của Thái Lan trong giai đoạn hiện nay là sự hình thành của AEC. AEC mở ra một thị trường lương thực rộng lớn cùng với quá trình cắt giảm thuế tại các quốc gia trong khu vực. Nông sản của Thái Lan sẽ có thể xuất khẩu tràn ngập trên các thị trường khu vực với chất lượng tốt và mức giá phù hợp. Tuy nhiên, AEC cũng là một thách thức với nông nghiệp Thái Lan. Tham gia AEC cũng đồng nghĩa với việc mở rộng thị trường nội địa, đối mặt với cạnh tranh gia tăng đến từ các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam. Thuế nhập khẩu nông sản hạ thấp sẽ là động lực để các đối thủ của Thái Lan thâm nhập và phát triển thị trường. Thái Lan sẽ cần nỗ lực hơn nữa để giữ vững thị trường nội địa cũng như vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Các hiệp định thương mại tự do ký kết với các quốc gia khác như Úc hay New Di Lân cũng có hiệu ứng như AEC. Chính phủ Thái Lan vẫn can thiệp quá nhiều vào hoạt động kinh tế của khu vực nông nghiệp. Các chính sách can thiệp thị trường của chính phủ với mục tiêu đảm bảo lợi ích cho người nông dân chính là một hạn chế trong việc làm giảm tính cạnh tranh, đặc biệt là khi Thái Lan sẽ phải sớm mở cửa thị trường trong nước khi tham gia các hiệp định thương mại tự do. Chính sách can thiệp về giá nông sản của Thái Lan có nhược điểm là đẩy giá nông sản, đặc biệt là giá gạo của Thái Lan, lên cao. Năm 2008, giá gạo đạt mức kỉ lục là 1080 USD/tấn khiến giá gạo nội địa Thái Lan đạt 12000- 13000 bạt/tấn, tuy nhiên chính phủ Thái Lan vẫn tiến hành thu mua lưu kho nhằm hỗ trợ giá ở mức 14000 bạt/tấn, Bộ thương mại Thái Lan ngay sau đó có kế hoạch tiếp tục nới rộng kế hoạch hỗ trợ giá tương tự. Điều này dẫn đến hậu quả đó là giá gạo Thái Lan cao hơn giá gạo trong khu vực, cao hơn khoảng 110 USD/tấn so với Việt Nam [11]. Ngành mía đường Thái Lan cũng là một ví dụ. Mía đường Thái Lan có lợi thế cạnh tranh về giá dựa vào nguồn nhân công rẻ và nguồn đất dồi dào. Mặc dù chi phí sản xuất đã có sự gia tăng, do chính phủ áp đặt khung lương tối thiểu năm 2013 cho tất cả các ngành là 300 Bath/ngày [12]. Tuy nhiên, Thái Lan sẽ phải điều chỉnh lại chính sách hỗ trợ mía đường thời gian tới khi các quốc gia xuất khẩu mía đường khác nhu Brasil hay Úc tố cáo Thái Lan đang vi phạm các quy định của WTO. Chính sách bảo hộ làm giảm khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Thái Lan, bảo hộ sẽ đem lại lợi ích nhất định trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn nhất định sẽ bị dỡ bỏ và sẽ rất khó khăn cho Thái Lan nếu tiếp tục dựa vào giá nhân công làm lợi thế cạnh tranh. Một hạn chế khác trong quá trình cải cách nông nghiệp Thái Lan đó là sự phát triển chênh lệch giữa các vùng và các khu vực nông nghiệp. Một số khu vực nông nghiệp của Thái Lan, do không được đầu tư đúng mức, đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ. Khu vực sản xuất sữa của Thái Lan là một ví dụ. Thái Lan là quốc gia có khu vực sản xuất sữa phát triển nhất ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sản xuất của khu vực này đã giảm do thiếu sự đầu tư. Các sản phẩm sữa mang giá trị gia tăng cao của Thái Lan ngày càng ít hơn so với các đối thủ, tiêu biểu là Việt Nam. Đầu tư của Việt Nam vào khu vực sản xuất nội địa rất cao. Các nhà sản xuất và nông dân Thái đứng trước nguy cơ mất thị trường trong nước và quốc tế. Công ty Vinamilk của Việt Nam hiện đang có công suất sản xuất gấp 3 lần so với Dutch Mill, công ty sữa hàng đầu của Thái Lan. Tại thị trường Campuchia nơi sữa Thái Lan từng độc chiếm thị trường, giờ các sản phẩm sữa của Việt Nam đang dần chiếm ưu thế. Hội nhập kinh tế ASEAN, đặc biệt là sau khi các điều khoản của AEC được thực thi, sẽ khiến nông nghiệp Thái Lan đ ối diện với sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Cùng với đó, hiệp định thương mại tự do với Úc và New Zealand cũng đặt ra thách thức đối với khu vực sản xuất các sản phẩm sữa nội địa của Thái Lan. 4. Kết luận và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam Trải qua các giai đoạn phát triển kinh tế, nông nghiệp Thái Lan đã có nhiều chuyển biến tích cực và ngày càng gặt hái được nhiều thành V.B. Ngoc / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 72-85 84 tựu trong tiến trình thực hiện CNH nông nghiệp và CNH nông thôn. Từ việc nghiên cứu quá trình cải cách, phát triển nông nghiệp ở Thái Lan có thể rút ra một số hàm ý sau: Một là đề cao vấn đề an ninh lương thực và bảo vệ lợi ích của người nông dân. Dù ở trình độ phát triển nào thì an ninh lương thực luôn là ưu tiên hàng đầu của Thái Lan. Bên cạnh đó, chính phủ cũng kiên trì chính sách bảo hộ nền nông nghiệp để hỗ trợ người nông dân trong nước, trước hết là thực hiện giảm nghèo và đảm bảo một cuộc sống tốt hơn. Hai là, kết hợp phát triển nông nghiệp với công nghiệp. Yếu tố công nghệ đóng góp một tỷ trọng rất lớn cho thành công của ngành nông nghiệp. Tại Thái Lan, nền nông nghiệp trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong quá trình chuyển đổi cơ cấu. Nông nghiệp từng là khu vực trọng yếu đối với Thái Lan khi phần lớn dân số hoạt động trong khu vực này. Do đó, khi tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra, việc cân đối và phân bổ nguồn lực cho kế hoạch phát triển khu vực công nghiệp dịch vụ và việc đảm bảo quyền lợi cho người nông dân luôn là thách thức với chính phủ. Thêm nữa là sự thiếu cân bằng trong việc phân bổ nguồn lực và đầu tư giữa một số khu vực sản xuất nông nghiệp. Đầu tư tư nhân của Thái Lan tập trung chủ yếu vào khu vực chế biến thực phẩm thay vì nghiên cứu và triển khai các hoạt động nông nghiệp cơ bản Ba là, tăng cường ứng dụng công nghệ, hiện đại hoá nền nông nghiệp quốc gia. Việc ứng dụng công nghệ không chỉ giúp tăng năng suất trong nông nghiệp mà còn giúp ngành nông nghiệp của các nước nói trên ứng phó tốt hơn với những thách thức hiện tại như biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Với cách hiểu này, chính sách phát triển nông nghiệp bền vững là các biện pháp của chính phủ nhằm phát triển nông nghiệp lâu dài, trong đó cân bằng ba mục tiêu vừa phát triển nông nghiệp, vừa đảm bảo công bằng xã hội (cơ chế phân phối, quản lý giá cả, chất lượng, đầu tư,) vừa bảo vệ môi trường (nông nghiệp xanh, ứng dụng khoa học công nghệ cao thay cho khai thác tài nguyên,). Bốn là những thách thức của vấn đề dân số và đất đai. Diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng giảm mạnh do nhiều yếu tố như: công nghiệp hoá và đô thị hoá, biến đổi khí hậu và bỏ hoang do thiếu người canh tác. Ví dụ, hiện đất đai canh tác của Thái Lan chỉ còn khoảng 22 triệu hecta. Ở Thái Lan lại tồn tại chế độ tư hữu về đất đai thế nên đất canh tác vốn đã thiếu, nông dân muốn sản xuất lại phải thuê với giá rất cao không thể duy trì được sản xuất. Chi phí sản xuất lúa trên một đơn vị diện tích từ 10 ha trở lên có xu hướng tăng lên. Điều này khó lòng có thể chấp nhận được trong điều kiện khan hiếm đáng kể đất trồng trọt. Vì vậy, để có được lợi thế về qui mô kinh tế trong những nông trại đã được mở rộng cần phải sắp xếp lại, thực hiện dồn điền, đổi thửa. Chính phủ Thái Lan thúc đẩy mạnh việc vốn hóa đất đai, tạo ra những vùng kinh tế trọng điểm nơi mà đất nông nghiệp không bị bất cứ sự ràng buộc nào trong sản xuất; đồng thời xem xét đến chính sách trợ cấp để thúc đẩy những qui mô quản lý có hiệu quả. Năm là thách thức từ các vấn đề tự do hoá và hội nhập quốc tế. Thách thức này gắn liền với hệ luỵ của chính sách bảo hộ nông nghiệp và xu thế không tránh khỏi của đẩy mạnh hội nhập quốc tế và tự do hoá nông nghiệp. Việc tham gia các FTA thế hệ mới vừa mở ra cơ hội xuất khẩu nông sản cho các nước như Thái Lan song cũng phải đối đầu với những đối thủ cạnh tranh lớn, với sức cung nông sản khổng lồ trên thị trường quốc tế như Mĩ, Trung Quốc. Vấn đề tái cấu trúc nông nghiệp cần có chiến lược dài hạn và bền vững. Với cách hiểu này tái cấu trúc, phát triển nông nghiệp thông minh không chỉ nhằm đảm bảo an ninh lương thực và tăng sản lượng nông nghiệp mà còn nhằm mục tiêu lớn hơn là nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo công bằng xã hội và phát triển con người. Điều đó cũng thể hiện tính chất đa chức năng, đa mục tiêu của sản xuất nông nghiệp hiện đại, được thực hiện đồng bộ và gắn kết với nhau. Bởi vậy, tái cấu trúc, phát triển nông nghiệp thông minh cần dựa trên sự kết hợp giữa khoa học với chính sách và thực tiễn sản xuất để xác định các ưu tiên và giải quyết hiệu quả xung đột giữa các mục tiêu V.B. Ngoc / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 72-85 85 phát triển; thiết lập các thể chế phù hợp giúp thúc đẩy và nuôi dưỡng sáng tạo, kết nối thông tin và truyền bá các kinh nghiệm thực tiễn tốt; và khai thác có hiệu quả nguồn lực đầu tư của cả khu vực tư nhân và nhà nước Tài liệu tham khảo [1] Coren, Ora, Moti Bassok, Israe Allota $ 28.8 Million to Farmers for Upcoming Shmita Year, Haaretz, 2nd June. 2015 (accessed on 27 September 2015). [2] FAO, Participatory policy development for sustainable agriculture and rural development, Rome, 2005, pp. 8-30. [3] A. Farshad Araghi, “Global Depeasantization, 1945-1990” in the Sociological Quarterly 36(2) (1995) 337- 368. [4] FAO, Climate - Smart Agriculture: Policies, Practices and Financing for Food Security, Adaptation and Mitigation, Food and Agriculture Organization, Rome, 2010, pp. 15-31. [5] Pham Thi Thanh Binh, “Comparative Agricultural Policy in China, Thailand, Israel: Experience and Implications for Vietnam”, Social Sciences Publishing House, Vietnam Academy of Social Sciences, 2018, pp. 115-143. (in Vietnamese). [6] 2019 (accessed on 28 October 2019). [7] IPSARD, Report Vietnam “Green Agriculture” Strategies and Polices: Closing the Gap between Aspirations and Application, 2015, pp. 21- 41. [8] UNDP, World Investment Report 2017, 2018 (accessed on 28 October 2019). [9] OECD, “Agricultural Policy in Vietnam 2015”, OECD, 2016, pp. 39-64. [10] F. Fajardo, “ Agricultural Economic, Fourth Edition: REX Book store, Manila, Philippines”, 1999, pp. 161-202. [11] J. Burniaux, J. Chateau, R. Duval, S. Jamet, “ The Economics of Climate Change Mitigation: Policies and Options for the Future”, OECD Economics Department Working Papers 658 (2008) 4 - 35. [12] WTO, World Trade Report 2012, 2013 (accessed on 28 October 2019). H h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchinh_sach_phat_trien_nong_nghiep_thai_lan_va_mot_so_ham_y_c.pdf
Tài liệu liên quan