Chính sách quản lý giá mặt hàng xăng dầu nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp

Kể từ khi có ngành công nghiệp dầu khí đến nay, với khởi đầu Công nghiệp dầu khí Mỹ, rồi khi Nga bắt đầu xuất khẩu dầu (1884), và phát hiện vùng dầu Texas vào cuối thế kỷ XIX, những năm đầu thế kỷ XX Venezuala bắt đầu khai thác dầu, đến chiến tranh thế giới lần thứ hai thì về cơ bản giá dầu cũng chỉ ở mức từ 5 - 7 USD/1 thùng. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX đã liên tiếp xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng giá dầu. Đặc biệt trong những năm gần đây giá dầu thế giới luôn ở mức cao, gây ra sự biến động trên thị trường dầu mỏ đặc biệt là từ năm 2004 đến nay. Từ năm 1948 đến những năm cuối 1960, giá dầu trung bình của thế giới chỉ dao động từ 2,5 - 3 USD/1 thùng. Sự ra đời của các nước thành viên OPEC đảm bảo cho sự ổn định về giá dầu. Cú sốc giá dầu lần thứ nhất bắt đầu vào cuối tháng 10/1973 khi Syria và Ai Cập tấn công Isarel. Mỹ và các nước phương tây đã hỗ trợ mạnh cho Isarel. Trả đũa cho hành động này, hàng loạt các nước xuất khẩu dầu trong khối Arab đã cấm vận xuất dầu cho các nước thân với Isarel. Họ đã cắt giảm lượng dầu sản xuất từ 5 triệu thùng một ngày xuống còn một triệu thùng. Kết quả là trong vòng 6 tháng, giá dầu thế giới đã tăng 400%. Từ năm 1972 - 1978, giá dầu dao động từ 12 - 14 USD/1 thùng so với giai đoạn trước chỉ có 3 USD/1 thùng. Lần biến động tiếp theo được châm ngòi bằng cuộc chiến tranh giữa Iran và Iraq năm 1979. Kết quả là lượng dầu sản xuất của hai quốc gia này sụt giảm. Giá dầu lập tức tăng từ 14 USD/1 thùng năm 1978 lên 38 USD/1 thùng năm 1981, tức tăng 271%. Cú sốc giá dầu thứ ba xảy ra vào giai đoạn Iraq tấn công Kuwait năm 1990 - 1991. Giá dầu từ mức 20 USD/1 thùng đã tăng lên 35 USD/1 thùng vào tháng 10/1990. Sự biến động của giá xăng dầu do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến chính sách của các quốc gia thuộc OPEC, sự biến động về kinh tế chính trị trên thế giới cũng như các yếu tố về tâm lý lo ngại giá dầu tăng cao.

doc82 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách quản lý giá mặt hàng xăng dầu nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉ có điều khi thị trường thế giới ổn định thì việc buôn bán bình thường, còn khi giá dầu tăng, nhà nước phải bù lỗ nhiều mà xăng dầu cứ chảy theo kiểu cũ thì sẽ bất ổn. Càng bất ổn hơn khi có người đầu cơ. Theo các cơ quan chức năng của An Giang, hơn 21000 lít xăng dầu đã bị tịch thu. Con số này chỉ là một phần rất nhỏ so với nhịp độ mua xăng dầu ở các cây xăng về đêm. Để tránh tình trạng đầu cơ, công ty xăng dầu An Giang đã kiểm tra chặt chẽ hệ thống các đại lý bán lẻ, duy trì khối lượng bán ra ở mức bình thường, tránh tình trạng doanh số bán ra tăng đột biến ở các đại lý. Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam Bên cạnh đó có thể xảy ra tình trạng đầu cơ hay lợi dụng việc điều chỉnh giá xăng dầu để nâng giá các loại hàng hoá dịch vụ khác. Giá xăng dầu tăng có thể khiến giá các hàng hoá khác tăng theo đồng thời khiến nhiều người tham gia vào đầu cơ, tích trữ xăng dầu nhằm thu được lợi nhuận cao. Mặc dù để chống lại tác động dây chuyền do việc tăng giá xăng dầu đến giá các hàng hoá, dịchvụ khác, Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo phải giữ ổn định giá điện, giá than, giá xi măng. Bộ Tài chính đã có công điện chỉ đạo ngành Tài chính cả nước tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát không để xảy ra tình trạng lợi dụng việc điều chỉnh giá xăng dầu của nhà nước để nâng giá các hàng hoá dịch vụ khác không hợp lý làm phương hại đến lợi ích người tiêu dùng và lợi ích của nhà nước. Trường hợp phát hiện các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lợi dụng việc tăng giá xăng dầu để nâng giá hàng hoá bất bình thường, xâm phạm lợi ích của nhà nước và người tiêu dùng, các cơ quan chức năng phải tiến hành kiểm tra các yếu tố hình thành giá và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của Pháp lệnh giá cả. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn xảy ra hiện tượng tăng giá hàng loạt các mặt hàng khác mà nhà nước không kiểm soát nổi. 3. Nguyên nhân của những hạn chế 3.1: Nguyên nhân khách quan Xảy ra những hạn chế trên, nguyên nhân đầu tiên là do tác động của sự biến động về giá xăng dầu trên thị trường thế giới. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Giá thế giới lên thì giá trong nước tất yếu phải lên. Chấp nhận nền kinh tế thị trường cũng như hội nhập kinh tế quốc tế thì phải chấp nhận việc giá cả dao động như một trong những bản chất của nền kinh tế thị trường. Điều quan trọng là nhà nước phải có sự quản lý khéo léo để loại trừ những sự biến động giá gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Giá xăng dầu liên tục biến động tăng trong những năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự thay đổi các chính sách về giá xăng dầu tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. Tác động dây chuyền của việc tăng giá xăng dầu dẫn đến giá hàng hoá khác tăng theo. Mặc dù biết là phải điều chỉnh giá trong nước ngang bằng với các nước lân cận để không xảy ra tình trạng buôn lậu qua biên giới nữa, nhưng hiện nay, có những mặt hàng không thể đưa giá lên ngay được, như dầu diezel phục vụ cho sản xuất chiếm 2/3 tổng lượng nhập khẩu, xấp xỉ 7 triệu tấn. Nếu nhà nước tăng giá dầu thì tất cả các mặt hàng trong nước sẽ tăng giá, cước phí vận tải tăng, sức cạnh tranh của hàng hoá kém, hơn nữa lại không phù hợp với thu nhập của người dân. Nhà nước đã căn cứ vào thu nhập của dân cư và giá cả thị trường để làm sao cả nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng đều có trách nhiệm chia sẻ do vậy nhà nước phải bảo hộ giá dầu, riêng đối với giá xăng đã chấm dứt bảo hộ do các doanh nghiệp kinh doanh xăng đã bắt đầu thu được lãi. Hộp 5: Giá dầu thế giới biến động cao ảnh hưởng đến doanh nghiệp Phó tổng giám đốc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Bùi Ngọc Bảo cho biết trong3 tháng đầu năm 2005, giá dầu ở mức quá cao, 4 ngày đầu tháng 3 dầu thô tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, các sản phẩm có xu huớng tăng cao không tương ứng với mức tăng của dầu thô. Dầu diezel lên tới 68-69 USD/1 thùng, đây là trường hợp tăng giá dị biệt. 24 ngày đầu tháng 3, giá xăng 95 tăng lên tới 59,4 USD/1 thùng, xăng 92 lên tới 58,7 USD/1 thùng, xăng 90 lên tới 58,9 USD/1 thùng, dầu hoả 65,9 USD/1 thùng. Với mức giá nhập như vậy, Tổng công ty chúng tôi đang lỗ khoảng 24 tỷ 1 ngày. Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam 3.2: Nguyên nhân chủ quan Do chính sách quản lý giá xăng dầu của Việt Nam còn mang nặng tính “bao cấp”, mua với giá cao song hạ thuế để bán với giá rẻ, tạo điều kiện cho nạn buôn lậu sang Campuchia, Trung Quốc vì giá của họ cao hơn. Riêng 6 tháng đầu năm 2004, ngân sách nhà nước đã phải bù lỗ hơn 2050 tỷ đồng, chưa kể giảm nguồn thu do giảm thuế nhập khẩu. Tính riêng từng ngày, để giữ nguyên giá bán lẻ xăng cho người tiêu dùng, ngân sách nhà nước phải bù lỗ cho kinh doanh 20 tỷ đồng. Chính vì sự bù lỗ này đã làm cho giá xăng dầu ở nước ta thấp hơn nhiều so với giá bán ở các nước xung quanh, từ đó kích thích nạn buôn lậu xăng dầu qua biên giới rất khó kiểm soát. Tình hình trên đang ảnh hưởng rất lớn đến kinh doanh xăng dầu, đến ngân sách nhà nước. Giá xăng dầu hiện hành thực chất là loại giá bao cấp không chỉ cho sản xuất, tiêu dùng của nền kinh tế mà còn là sự bao cấp không hợp lý cho cả các doanh nghiệp nước ngoài đang sử dụng tới 40% lượng dầu ma dút do nước ta nhập khẩu. Thứ hai là do sự can thiệp sâu của nhà nước vào mức giá thị trường. Xăng dầu là một mặt hàng chiến lược, là đầu vào của nhiều hàng hoá và dịch vụ khác nên nhà nước phải có những biện pháp bình ổn giá để không tạo những biến động liên tục theo phản ứng dây chuyền. Bình ổn giá xăng dầu phải được hiểu là các biện pháp quản lý để giá ổn định tương đối trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên sự can thiệp không thể quá sâu và kéo dài mãi được. Theo các quy luật kinh tế thị trường, giá cả phải do thị trường quyết định, lợi nhuận của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Điều này khác đi khi giá cả do nhà nước quy định: lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào mức giá quy định và mức trợ giá của chính phủ. Hộp 6: Quản lý giá xăng dầu Theo thứ truởng Bộ thương mại Lương Văn Tự, giá xăng Việt Nam và các nước láng giềng đang chênh lệch lớn khiến thất thoát xăng dầu xảy ra. Các nước khác vẫn tiếp tục nâng giá xăng lên và Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên nhân dân không phải thiếu xăng dù giá xăng dầu có lên. Sáng ngày 29/3, thứ trưởng đã ký công điện gửi Cục quản lý thị trường yêu cầu các doanh nghiệp bán đúng giá, đúng tiêu chuẩn, kiểm tra đầu cơ, xử phạt các trường hợp đóng cửa không bán hàng. Đồng thời, Bộ Thương mại cũng có công điện yêu cầu Sở Thương mại thực hiện việc bán đúng giá. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, các doanh nghiệp phải tiết kiệm điện, xăng, các đơn vị kinh doanh xăng dầu phải tiếp tục giảm 5% chi phí quản lý doanh nghiệp so với năm 2004. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm giá bán xăng của các đơn vị trực thuộc. Nguồn: Bộ Thương mại CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIÁ XĂNG DẦU NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM I. Dự báo sự biến động giá cả mặt hàng xăng dầu nhập khẩu trong thời gian tới 1. Dự báo sự biến động giá cả mặt hàng xăng dầu trên thị trường thế giới Giá dầu thô trên thị trường thế giới năm 2004 đã đạt mức kỷ lục vào ngày 22/10/2004 với mức giá là 55.17USD/1 thùng. Xu hướng về sự biến động giá dầu trên thị trường dầu mỏ thế giới có sự tác động rất lớn đến tình hình kinh tế của các nước trên thế giới nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung. Vì vậy, việc dự báo về những nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu dầu mỏ cũng như tình hình biến động giá dầu trên thị trường thế giới là rất quan trọng. Cơ quan năng lượng quốc tế IEA đã dự báo về những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ và xu hướng biến động giá dầu bao gồm thứ nhất là xu hướng tăng nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới; thứ hai, xu hướng sản xuất dầu của các quốc gia không thuộc tổ chức OPEC; thứ ba, xu hướng sản xuất dầu của các quốc gia thuộc tổ chức OPEC và cuối cùng là khả năng gián đoạn nguồn cung dầu mỏ cũng như sự mất ổn định ở các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu. Cần phải chú ý rằng sự biến động của những nhân tố này là rất khó lường trước vì vậy khi xem xét về triển vọng thị trường dầu mỏ thế giới trong thời gian tới, cần giả định về những trường hợp có thể xảy ra để có thể phân tích cho hợp lý. Trường hợp thứ nhất giả định khi giá dầu xuống thấp do các nguyên nhân sau. * Nhu cầu dầu mỏ giảm xuống từ hơn 2,6 triệu thùng/1 ngày năm 2004 xuống 1,4 - 1,5 triệu thùng /1 ngày. * Sản xuất của các nước không nằm trong khối OPEC tập trung vào các nước thuộc Liên Xô cũ, đặc biệt là Nga, tăng từ 1,2 - 1,3 triệu thùng/1 ngày. * Sản xuất của các nước thuộc tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC, tập trung vào Ả Rập Xêút, tăng từ 32 tới 33 triệu thùng/1 ngày. * Sự ổn định trong cung cấp dầu mỏ ở các quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu chính chủ yếu. Trong trường hợp này, nhu cầu về dầu thô sẽ là khoảng 28 triệu thùng/1 ngày, tương đương với năm 2004. Tuy nhiên, con số này sẽ là thấp hơn mức 30 triệu thùng/1 ngày vào tháng 11/2004. Vì vậy, các nước trong OPEC sẽ phải giảm sản lượng dầu trong tương lai, đặc biệt là ở trong quý hai khi nhu cầu về dầu rất thấp. Do đó giá dầu được dự đoán là sẽ giảm, với mức giá dầu thô là khoảng từ 37 USD - 39 USD/1 thùng. Trường hợp giá dầu tăng cao do những nguyên nhân giả định sau. * Nhu cầu tiêu thụ dầu thô trên thế giới liên tục tăng, với nhu cầu bình quân là khoảng 2 triệu thùng/1 ngày. * Sản lượng dầu ở các quốc gia không thuộc tổ chức OPEC thấp hơn mức dự tính. * Tình hình biến động ở Iraq và sự bất ổn về nguồn cung dầu ở các quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu chủ yếu. Điều này dẫn đến sự biến động về mức cung cầu trên thị trường dầu mỏ và giá dầu có thể cao đến mức kỷ lục như trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11/2004. Dự báo giá dầu trong trường hợp này có thể là từ 48USD - 50USD/1 thùng. Song nhìn vào bảng dự báo về nhu cầu dầu thô toàn thế giới, nhu cầu về dầu thô ở hầu hết các khu vực đều tăng do đó về giá của sản phẩm dầu thô, IEA dự báo rằng giá dầu sẽ không bao giờ rẻ lại như những năm 1990. Cụ thể đối với năm 2005, OPEC dự đoán nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 1,5 triệu thùng/1 ngày, cùng với một số nhân tố sau đẩy giá dầu tăng. Thứ nhất là thời tiết ở vùng Đông Bắc nước Mỹ lạnh hơn so với dự đoán, làm tăng nhu cầu dầu đốt, trong khi tồn kho dự trữ dầu đốt của Mỹ lại giảm. Thứ hai là tình hình an ninh bất ổn ở các nước sản xuất chính như Nigeria, Arập Xê út, Nauy và Mêhicô làm cho sản xuất đình trệ và sản lượng giảm 1 triệu thùng/1 ngày. Đặc biệt Irắc sẽ phải giảm 105 xuất khẩu dầu ở khu vực miền Nam do nguy cơ khủng bố. Thứ ba, OPEC có thể sẽ thực hiện kế hoạch cắt giảm sản lượng trước quý II/2005 để đối phó khả năng nhu cầu xuống mức thấp nhất năm trong quý này như thường lệ. Tổng sản lượng dầu của OPEC trong tháng 12/2004 đã giảm 435.000 thùng/1 ngày còn 29,555 triệu thùng/1 ngày. Sản lượng của 10 nước OPEC, trừ Irắc giảm 185.000 thùng/1 ngày còn 28,055 triệu thùng/1 ngày, so với tháng 11 là 28,24 triệu thùng /1 ngày, so với năm 2003 là 25,8 triệu thùng/1 ngày. Bảng 4: Nhu cầu dầu thô toàn thế giới theo dự báo mới nhất của IEA Đơn vị: triệu thùng/1 ngày Thực tế có điều chỉnh Dự báo Khu vực/năm 2002 2003 Q3/04 Q4/04 2004 Q1/05 Q2/05 Q3/05 2005 Bắc Mỹ 23,9 24,7 25,2 25,6 25,2 25,3 25,0 25,5 25,4 Châu Âu 15,2 15,2 15,7 16,1 15,7 15,8 15,5 15,8 15,8 TBD 8,5 8,6 8,3 8,9 8,6 9,4 7,9 8,1 8,6 OECD 47,6 48,6 49,2 50,6 49,5 50,5 48,4 49,4 49,8 Liên Xô cũ 3,8 3,6 3,7 3,9 3,7 3,8 3,6 3,8 3,8 Đông Âu 0,7 0,8 0,7 0,7 0,7 0,8 0,7 0,7 0,7 Trung Quốc 5,2 5,5 6,2 6,5 6,4 6,6 6,8 6,8 6,8 Châu Á khác 7,5 7,9 8,4 8,8 8,6 8,7 8,8 8,6 8,8 Mỹ Latinh 4,7 4,7 5,0 5,0 4,9 4,8 5,0 5,1 5,0 Trung Đông 5,0 5,2 5,9 5,9 5,9 6,1 6,1 6,3 6,2 Châu Phi 2,5 2,6 2,7 2,9 2,8 2,9 2,9 2,8 2,9 Ngoài OECD 29,3 30,2 32,7 33,8 32,9 33,8 33,9 34,0 34,2 Toàn thế giới 76,9 78,8 81,9 84,4 82,5 84,3 82,4 83,4 84,0 Nguồn: IEA Monthly Oil Market Report. Trước những tín hiệu xấu về nguồn cung, dự báo giá dầu thô trong những tháng tới của năm 2005 sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, trên 50 USD/ 1 thùng. Tuy nhiên triển vọng cả năm 2005, giá dầu sẽ giảm do nhu cầu giảm. OPEC dự báo mức tăng nhu cầu năm 2005 sẽ là 1,5 triệu thùng/1 ngày so với năm 2004 là 2,5 triệu thùng/1 ngày, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1977. Tăng trưởng kinh tế Bắc Mỹ và Trung Quốc sẽ giảm làm giảm nhu cầu dầu. Cơ quan năng lượng quốc tế IEA cũng dự báo về nhu sử dụng dầu ở một số khu vực có xu hướng giảm như Bắc Mỹ, Mỹ Latinh và Trung Đông. Trước những tín hiệu xấu về nguồn cung, dự báo giá dầu thô trong những tháng tới của năm 2005 sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, trên 50 USD/ 1 thùng. Tuy nhiên triển vọng cả năm 2005, giá dầu sẽ giảm do nhu cầu giảm. OPEC dự báo mức tăng nhu cầu năm 2005 sẽ là 1,5 triệu thùng/1 ngày so với năm 2004 là 2,5 triệu thùng/1 ngày, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1977. Tăng trưởng kinh tế Bắc Mỹ và Trung Quốc sẽ giảm làm giảm nhu cầu dầu. Cơ quan năng lượng quốc tế IEA cũng dự báo về nhu cầu sử dụng dầu ở một số khu vực có xu hướng giảm như Bắc Mỹ, Mỹ Latinh và Trung Đông. Hình 10: Biến động giá dầu từ năm 1965 - 2010 Nguồn: Tạp chí Công nghiệp tháng 2/2005 2. Dự báo về cung cầu dầu mỏ ở Việt Nam Nhìn chung, Việt Nam xuất khẩu dầu thô nhiều hơn là nhập khẩu xăng dầu.Kim ngạch xuất khẩu dầu thô luôn cao hơn kim ngạch nhập khẩu xăng dầu. Tuy nhiên, trong kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam, trừ phần phải trả cho đối tác liên doanh nước ngoài, phần thực sự chênh lệch giữa kim ngạch và xuất và nhập dầu còn lại được dùng để bù lỗ cho giá xăng dầu nhập khẩu ngày càng cao. Có thể nói rằng, về mặt ngân sách, việc giá xăng dầu tăng cao không đem lại lợi ích nhiều cho Việt Nam do phần chênh lệch giữa xuất và nhập phần lớn được dùng để bù lỗ cho việc giữ giá xăng dầu ở mức thấp hơn so với mức giá trung bình của thế giới. Trong khi đó, nhu cầu dầu thô ở Việt Nam ngày càng tăng, Ngân hàng thế giới WB dự báo nhu cầu về dầu trong giai đoạn 2001 - 2015 của Việt Nam trên cơ sở các giả định về tốc độ tăng dân số là 1,6%/1 năm thì nhu cầu về xăng dầu tăng bình quân 7,7%/1 năm. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong 10 năm qua của Việt Nam tăng trung bình 11%/1 năm, gấp rưỡi so với tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó sản xuất nội địa mới đạt được sản lượng quá nhỏ. Tháng 10/1998, Saigonpetro sản xuất xăng đạt 3000 tấn/tháng, đến năm 2003 đã đạt 154 nghìn tấn. Nếu tiến trình xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất diễn ra đúng như dự kiến thì đến năm 2008, Việt Nam cũng sẽ chỉ tự cung tự cấp được khoảng từ 4 - 6,5 triệu tấn dầu, hơn 50% còn lại phải nhập khẩu. Khi nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động, việc thiếu xăng dầu vẫn tiếp tục xảy ra. Các nhà máy lọc dầu nếu có sẽ không đủ sức làm cân bằng mức giá trong nước. Cho dù có nhà máy lọc dầu,Việt Nam vẫn là một phần hợp nhất của thế giới, không thể biệt lập khỏi nền kinh tế toàn cầu, nên giá cả mặt hàng xăng dầu nhập khẩu vẫn sẽ biến động. Các dự án lọc dầu có lượng vốn đầu tư rất cao và tạo ra rất ít việc làm, nên thích hợp với những nước có nhiều vốn và thiếu lao động. Hoàn cảnh của Việt Nam thì ngược lại: thiếu vốn và thừa lao động. Chưa nói đến những sự yếu kém về năng lực quản lý trong những công trình phức tạp, từ khâu chọn địa điểm, đối tác đến khâu đấu thầu và triển khai. Do vậy việc Việt Nam tiếp tục phải nhập khẩu một lượng lớn xăng dầu thành phẩm trong tương lai là điều không thể tránh khỏi. Riêng năm 2005 theo Viện chiến lược phát triển Bộ kế hoạch Đầu tư, Việt Nam có thể phải nhập 7 triệu tấn xăng chiếm 92% nhu cầu. Cả hiện tại và tương lai, lượng xăng dầu tiêu thụ ở Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Do vậy, sự biến động giá dầu trên thế giới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá và chính sách giá các sản phẩm xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam. Bảng 5: Cung - cầu sản phẩm lọc dầu ở Việt Nam tới 2020 Nguồn: Tạp chí dầu khí số 8/2004 II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện và đổi mới chính sách quản lý về giá củanhà nước đối với mặt hàng này 1. Mục tiêu của việc hoàn thiện và đổi mới chính sách và cơ chế quản lý giá xăng dầu nhập khẩu ở Việt Nam Chính sách giá xăng dầu nhập khẩu cùng với chính sách giá của các mặt hàng khác là một bộ phận hữu cơ của hệ thống các chính sách kinh tế của nhà nước. Vì vậy, nhà nước quy định các mục tiêu của chính sách giá xăng dầu cũng nhằm hướng tới việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội chung trong từng thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của mặt hàng xăng dầu, chính sách giá mặt hàng xăng dầu nhập khẩu phải thực hiện mục tiêu là góp phần ổn định hệ thống giá trong nước, ổn định sức mua của đồng tiền và đáp ứng khả năng tiêu dùng của nhân dân. Chính sách giá này phải thể hiện và phản ánh những tác động của nền kinh tế thế giới vào hệ thống giá trong nước, thể hiện tư tưởng hoà nhập nền kinh tế dân tộc với nền kinh tế thế giới. Mặt khác, chính sách giá hàng xăng dầu nhập khẩu phải không được gây ảnh hưởng xấu đến sự vận hành của hệ thống giá trong nước, đồng thời tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thể lựa chọn mặt hàng với số lượng nhiều hơn, chất lượng tốt hơn. Để đạt được các mục tiêu nêu trên, việc đề ra chính sách và cơ chế quản lý giá hàng xăng dầu nhập khẩu phải tuân thủ những yêu cầu sau đây: Thứ nhất, đảm bảo tính khách quan của quá trình hình thành và vận động của giá cả mặt hàng xăng dầu nhập khẩu. Tuy nhiên, nhà nước vẫn sẽ phải duy trì việc định giá trần đối với mặt hàng này nhằm đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, khắc phục tình trạng gian dối, lừa đảo trong mua bán xăng dầu. Thứ hai, phù hợp với mục đích sử dụng công cụ giá cả để quản lý mối quan hệ giữa nền kinh tế dân tộc với nền kinh tế thế giới theo hướng tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế quốc tế. Thứ ba, đảm bảo sự hài hoà và đồng bộ với các chính sách và biện pháp quản lý giá chung với các biện pháp quản lý vĩ mô nền kinh tế và điều tiết thị trường. Việc đặt ra những yêu cầu trên trong quá trình xây dựng chính sách giá xăng dầu nhập khẩu là do trong thời đại ngày nay, khi sự phân công lao động quốc tế đã được thực hiện trong từng khu vực và trên phạm vi thế giới, thì sự phát triển kinh tế mỗi nước không thể tách rời khỏi quan hệ kinh tế đối ngoại. Trên lĩnh vực giá cả, hoạt động xuất nhập khẩu làm cho hệ thống giá trong nước có quan hệ trực tiếp và chịu ảnh hưởng lớn của hệ thống giá cả quốc tế. Là một quốc gia nhập khẩu 100% lượng xăng dầu thành phẩm nên nếu không tính đến các tác động của giá xăng dầu thế giới thì không thể xây dựng được một chính sách giá nội địa đúng đắn. Do vậy, chính sách và cơ chế quản lý giá xăng dầu nhập khẩu một mặt phải đảm bảo tính khách quan, sự hình thành và vận động của giá; mặt khác phải phù hợp với các biện pháp quản lý vĩ mô khác và phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện và đổi mới chính sách và cơ chế quản lý giá xăng dầu nhập khẩu ở Việt Nam 2.1: Chính sách thuế xăng dầu nhập khẩu Chính sách thuế là công cụ hết sức quan trọng để hướng dẫn và điều tiết cơ cấu sản xuất, phân phối hợp lý thu nhập quốc dân, đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Chính sách thuế, đặc biệt là thuế hàng hoá xuất nhập khẩu có liên quan trực tiếp đến sự hình thành và vận động của giá cả thị trường. Tuy nhiên chính sách thuế thường được quy định ổn định trong một thời gian, trong khi đó giá cả hàng hoá thường xuyên biến động phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. Mặt hàng xăng dầu nhập khẩu cũng vậy. Do nhu cầu về xăng dầu thế giới tăng mạnh trong những năm gần đây, trong khi nguồn cung lại có hạn từ đó dẫn đến những xáo trộn về giá cả trên thị trường này. Đứng trước tình hình này, nhà nước nên áp dụng cơ chế thuế linh hoạt đối với mặt hàng nhạy cảm này. Đây là mặt hàng chịu rất nhiều sức ép của giá thế giới. Quy định về hiệu lực công báo của các văn bản giấy tờ như hiện nay không phù hợp với mặt hàng xăng dầu. Trong một tháng dưới sự biến động liên tục của giá xăng dầu nhà nước có thể phải điều chỉnh từ 2 - 3 lần thuế, nếu chờ ngày có hiệu lực thì giá thế giới đã biến động theo chiều ngược lại. Chính vì vậy, nhà nước nên xây dựng một cơ chế thuế linh hoạt - mức thuế sẽ tự động lên xuống khi có sự biến động về giá xăng dầu trên thị trường thế giới. Mức thuế này sẽ được tính bằng chênh lệch giữa giá CIF nhập khẩu và giá ngưỡng (kể cả chi phí vận chuyển hàng hoá). Khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng cao, mức thuế linh hoạt sẽ tự động giảm xuống để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng; ngược lại khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới xuống thấp, mức thuế này sẽ tăng lên nhằm đảm bảo nguồn thu thuế cho ngân sách nhà nước. 2.2: Các chính sách về quỹ bình ổn giá và điều chỉnh giá bán lẻ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Bên cạnh chính sách về thuế, các chính sách về quỹ bình ổn cũng như điều chỉnh giá bán lẻ cũng cần một sự thay đổi phù hợp với điều kiện hội nhập cũng như tình hình biến động của giá xăng dầu trên thị trường thế giới. Việc bù lỗ cho mặt hàng xăng dầu nhập khẩu, mặc dù đã góp phần ổn định mức giá xăng dầu nhập khẩu trong thời gian qua, song nhà nước không thể bù lỗ bằng ngân sách mãi được. Thứ nhất là do ngân sách có hạn. Hơn nữa khi Việt Nam gia nhập vào các tổ chức quốc tế, việc bù lỗ sẽ phải chấm dứt. Các doanh nghiệp Việt Nam đã quen với sự giúp đỡ của nhà nước, liệu khi không còn được trợ giúp lại có thêm cả sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài thì khó có thể tồn tại. Việc quy định giá bán lẻ thì quá cứng nhắc, có một khoảng cách lớn giữa giá trong nước và giá nước ngoài. Do vậy, nhà nước nên nới dần mức giá để giá xăng dầu trong nước tiệm cận diễn biến thị trường thế giới, đồng thời góp phần ngăn ngừa tình trạng buôn lậu xăng dầu do sự chênh lệch giá gây ra. Cụ thể hơn nhà nước nên xây dựng một cơ chế để vừa ổn định giá xăng dầu nhập khẩu vừa không bị lỗ trong đó nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng chia sẻ trách nhiệm. Ngân sách nhà nước vẫn bù lỗ cho mặt hàng xăng dầu nhập khẩu bằng doanh thu của dầu thô xuất khẩu khi mức giá biến động tăng song số tiền bù lỗ nên giảm dần. Chính phủ cũng nên yêu cầu các doanh nghiệp phải rà soát lại các chi phí đầu vào của sản xuất, tìm mọi biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm tối thiểu ở mức 5-10% (trong đó có cả chi phí xăng dầu), không vì việc điều chỉnh giá xăng dầu mà cộng dồn tới chi phí, đẩy giá lên. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng phải gánh chịu một phần. Giá bán xăng dầu mới dự kiến sẽ tác động trực tiếp đến giá thành một số sản phẩm với mức độ từ 0,06% đến 8,38%. Đối với cá nhân đi xe máy, dự kiến mỗi tháng phải chi thêm từ 7500 - 10000 đồng. 2.3: Theo dõi chặt chẽ và có những dự báo thường xuyên về sự biến động giá cả mặt hàng xăng dầu để có điều chỉnh hợp lý Nhà nước nên xây dựng một cơ quan chuyên theo dõi những biến động về giá dầu, nguyên nhân của những biến động, dự báo về mức tăng giá hay giảm giá dầu kịp thời cho các doanh nghiệp để có những điều chỉnh về giá. Cơ quan có thể thuộc Cục xúc tiến thương mại, chuyên theo dõi những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới sau đó sẽ thông báo ngay cho các Bộ ngành liên quan và các doanh nghiệp về các biến động này để nhà nước và các doanh nghiệp có quyết định xử lý kịp thời về mức giá bán. 2.4: Ổn định giá cả của những mặt hàng khác Để chống tác động dây chuyền do việc tăng giá xăng dầu đến các hàng hoá, dịch vụ khác nhà nước cần có những chính sách giữ ổn định giá những mặt hàng khác đặc biệt là điện, than, xi măng. Nhà nước cần chỉ đạo và yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất phải có biện pháp tiết kiệm trong sử dụng xăng dầu để giảm chi phí sản xuất, trước hết là giảm chi phí nhiên liệu trong sản xuất nhằm khắc phục ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu đến giá thành sản phẩm, cố gắng giữ ổn định giá bán sản phẩm. Để chống tác động dây chuyền do việc tăng giá xăng dầu đến các hàng hoá khác, nhà nước cần đưa ra pháp lệnh chỉ đạo phải giữ ổn định giá bán điện, giá than, giá xi măng như hiện nay. Mặc dù, giá xăng dầu tăng nhưng không được tăng giá bán điện, than, xi măng. Điều này rất cần thiết, nhưng cũng khả thi vì theo tính toán tác động của tăng giá xăng dầu sẽ làm giảm lợi nhuận hiện nay của các doanh nghiệp sản xuất 3 sản phẩm này. Như vậy, đồng thời với việc quản lý giá xăng dầu theo mức giá thị trường, nhà nước đồng thời phải quản lý mức giá các mặt hàng khác bằng pháp lệnh để tránh xảy ra tình trạng tăng giá dây chuyền, dẫn đến lạm phát và ảnh hưởng người tiêu dùng. 2.5: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát không để xảy ra tình trạng lợi dụng việc tăng giá xăng dầu để nâng giá các loại hàng hoá khác, hay tình trạng buôn lậu qua biên giới Cần có một sự phối hợp giữa các Bộ ngành, uỷ ban nhân dân các tỉnh trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý các hiện tượng lợi dụng tình hình đầu cơ găm hàng trục lợi; giám sát chất luợng xăng dầu bảo đảm cân đo đúng số lượng, bán đúng chủng loại và giá quy định, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý việc buôn lậu xăng dầu qua biên giới, xử lý việc tái xuất xăng dầu. Trường hợp phát hiện các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lợi dụng việc tăng giá xăng dầu để nâng giá các mặt hàng xăng dầu một cách bất bình thường, xâm phạm lợi ích của nhà nước, người tiêu dùng, các cơ quan chức năng phải tiến hành kiểm tra các yếu tố hình thành giá và xử lý các vi phạm theo quy định của Pháp lệnh giá. Mặt khác, nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu xăng, dầu qua biên giới, góp phần bình ổn thị trường xăng dầu trong nước, nhà nước nên triển khai các biện pháp mạnh như chấn chỉnh lại hệ thống đại lý, cấp giấy phép mở cây xăng vùng biên nhưng dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, tăng cường kiểm soát và ban hành các quy định, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm. KẾT LUẬN Sự điều tiết giá cả của nhà nước theo cơ chế thị trường là cần thiết khách quan, đặc biệt trong xu hướng hội nhập hiện nay. Sự điều tiết đó có vai trò tích cực đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế và công bằng xã hội. Sự điều tiết, quản lý này đòi hỏi một mặt, phải nhận thức đúng đắn bản chất, các quy luật chi phối sự hình thành, vận động, sự biểu hiện phong phú của các quy luật đó. Mặt khác, phải thường xuyên dự đoán được các xu hướng tác động của giá thị trường tới mọi nền kinh tế cũng như tới từng lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội để từ đó đề ra giải pháp kịp thời, ngăn chặn tác động tiêu cực của nó. Nhận thức đúng đắn bản chất hai mặt của giá thị trường cũng như tầm quan trọng của việc đảm bảo lượng xăng dầu thành phẩm nhập khẩu cung cấp cho sản xuất và tiêu dùng, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm thích đáng tới công tác quản lý giá nói chung và giá xăng dầu nhập khẩu nói riêng. Khi điều tiết về giá cả mặt hàng xăng dầu nhập khẩu, nhà nước đã sử dụng và lựa chọn các công cụ một cách thích hợp và có sự kết hợp giữa các công cụ khác nhau. Thực tế đã chứng minh chính sách quản lý giá xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam đã rất thành công, góp phần ổn định giá cả cũng như cung cấp đủ xăng dầu cho nhu cầu tiêu thụ của sản xuất và đời sống. Song bên cạnh những thành công đạt được của chính sách quản lý giá xăng dầu nhập khẩu, vẫn còn rất nhiều bất cập, hạn chế như nạn buôn lậu xăng dầu, tình trạng đầu cơ trục lợi hay sự tăng giá hàng loạt của các hàng hoá khác. Từ đó đòi hỏi nhà nước phải có sự nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách về thuế xăng dầu nhập khẩu, các chính sách về quỹ bình ổn giá và điều chỉnh giá bán lẻ, có sự theo dõi chặt chẽ và dự báo thường xuyên về sự biến động giá cả mặt hàng xăng dầu, tăng cường kiểm tra công tác quản lý giá xăng dầu nhập khẩu trong những giai đoạn tiếp theo. Trên đây chỉ là những giải pháp từ phía bản thân em vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý công ty và thầy giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này: Về phía Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là cán bộ phòng Kinh doanh hoá chất đã tạo điều kiện giúp đỡ em rất nhiệt tình trong quá trình thực tập cũng như hoàn thành luận văn này. Về phía khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập đặc biệt là TS. Nguyễn Thường Lạng là người trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Đỗ Đức Bình - TS. Nguyễn Thường Lạng - Giáo trình kinh tế quốc tế - Nhà xuất bản lao động xã hội (2002). GS. PTS. Tô Xuân Dân - Giáo trình chính sách kinh tế đối ngoại - Nhà xuất bản Thống kê ( 1998 ). Phạm Ngọc Giản - Chính sách và giá xăng dầu ở Việt Nam - Tạp chí dầu khí số 8/2004. Jack Hirshleifer Amihai Glazer - Lý thuyết giá cả và sự vận dụng - Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội (1996). Nguyễn Tiến Hoàng - Điều tiết giá cả trong cơ chế thị trường - Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội (1995). Nguyễn Viết Hùng - Bảng giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu 2003 - Nhà xuất bản TPHCM (2003). Lưu Húc Minh - Mậu Đại Văn - Quản lý giá cả trong nền kinh tế thị trường - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (1994). Nguyễn Tiến Thoả - Thời giá Việt Nam 2002 - 2003 - Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội (2003). PGS. TS. Nhâm Văn Toán - Th.S. Nguyễn Xuân Thắng - Giá dầu, những tác động đến nền kinh tế Việt Nam và thế giới - Tạp chí Công Nghiệp 2/2005. Bảng giá tính thuế hàng nhập khẩu 2003 - Tổng cục thuế - Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội (2003). Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Nhà xuất bản giáo dục (1998). Giáo trình kinh tế học vi mô - Trường Đại học kinh tế quốc dân - Nhà xuất bản giáo dục (2003). Trần Ngọc Toản - Tăng giá kết hợp trợ giá nhiên liệu - Một giải pháp tình thế ở các quốc gia ASEAN -Thời báo kinh tế Việt Nam số 91 ngày 9/5/2005. 14. Tạp chí Thông tin dầu khí thế giới số 3/2005. 15. Report Summary- Prospects for the World Oil Market. 16. Nguyen Xuan Nham - PetroVietNam as a National Energy Security Assuring Factor. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. PHỤ LỤC Phụ lục1: Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 về quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu. Chương II: Điều kiện kinh doanh xăng dầu. Điều 5: Điều kiện kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu. 1. Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu phải đảm bảo các điều kiện sau đây: a. Có cầu cảng chuyên dùng để có thể tiếp nhận xăng, dầu nhập khẩu thuộc sở hữu của doanh nghiệp, kể cả đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết, góp vốn xây dựng hoặc thuê sử dụng từ 5 năm trở lên. b. Có kho tiếp nhận xăng, dầu nhập khẩu để có thể tiếp nhận trực tiếp xăng, dầu từ tầu vào kho, bảo đảm các quy định phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường thuộc sở hữu doanh nghiệp, kể cả đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết, góp vốn xây dựng hoặc thuê sử dụng từ 5 năm trở lên. c. Có vốn thuộc sở hữu doanh nghiệp (không bao gồm giá trị tài sản) bảo đảm hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu bằng mức xăng, dầu dự trữ lưu thông bắt buộc quy định tại mục d khoản 2 điều này. 2. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu phải tuân thủ các quy định sau: a. Phải thiết lập hệ thống phân phối, bao gồm kho, trạm, cửa hàng bán lẻ hoặc đại lý bán lẻ và phải đăng ký hệ thống phân phối này với Bộ Thương mại. Cửa hàng bán lẻ và đại lý bán lẻ phải có biểu hiện của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu. b. Phải quy định đúng giá, chất luợng xăng dầu bán ra; chấp hành các quy định về bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng xăng dầu và yêu cầu các cơ sở phân phối, các cửa hàng bán lẻ, đại lý bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp mình thực hiện; quy định chế độ kiểm tra chất lượng, kiểm định các dụng cụ đo lường; kiểm tra và liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quy định về giá và chất lượng xăng, dầu bán ra của các cơ sở phân phối, các cửa hàng bán lẻ, các đại lý bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp mình. c. Doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu phải thường xuyên bảo đảm lượng xăng, dầu dự trữ lưu thông bằng 15 ngày cung ứng tính theo hạn mức nhập khẩu tối thiểu được giao (cả về số lượng và cơ cấu). e. Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn môi trường biển. Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện về an toàn môi trường biển đối với hoạt động của của doanh nghiệp cung dầu cho tàu biển. 3. Bộ Thương mại là cơ quan cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu cho các doanh nghiệp hội đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 điều này, kiểm tra việc tuân thủ các quy định tại khoản 2 điều này. 4. Hồ sơ để cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu gồm có: a. Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu. b. Bản kê cơ sở vật chất kinh doanh xăng,dầu. c. Quyết định công bố cảng của Bộ giao thông vận tải đối với cầu cảng chuyên dùng của doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận cảng xăng, dầu nằm trong hệ thống cảng quốc tế có thể tiếp nhận tàu xăng, dầu từ nước ngoài. d. Xác nhận của Sở Tài chính - Vật giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 5. Chỉ những doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng dầu mới được nhập khẩu nguyên liệu (dầu thô, codensate, xăng có chỉ số octan cao và các chế phẩm pha xăng…) cho các đơn vị được phép sản xuất, pha chế xăng dầu. Điều 6: Kinh doanh xăng, dầu nội địa. 1.Thương nhân là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đáp ứng các quy định tại Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Thủ tướng chính phủ về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, được kinh doanh xăng dầu trên thị trường nội địa và chỉ được kinh doanh dưới hình thức đại lý. 2. Quy chế đại lý kinh doanh xăng, dầu do Bộ thương mại ban hành và kiểm soát việc thực hiện quy chế này. 3. Cửa hàng bán lẻ xăng, dầu, đại lý bán lẻ xăng, dầu phải niêm yết giá bán các loại xăng dầu theo đúng hợp đồng đại lý và bán đúng giá niêm yết. Nghiêm cấm các hành vi đầu cơ găm hàng, bán không đúng giá niêm yết, bán thiếu số lượng, bán không đúng tiêu chuẩn chất lượng quy định cho từng loại sản phẩm xăng, dầu và các hành vi gian dối khác. Doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy định nêu trên và các cam kết được thoả thuận trong hợp đồng đại lý với các đại lý của mình. 4. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, kể cả các cửa hàng đại lý bán lẻ phải thực hiện chế độ ghi chép sổ sách chứng từ trong tất cả các khâu của quá trình lưu thông xăng, dầu theo quy định của Bộ tài chính. Chương III: Điều hành nhập khẩu xăng dầu. Điều 7: Hàng năm, căn cứ cân đối cung cầu cho nền kinh tế quốc dân, Bộ Thương mại chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định nhu cầu định hướng về nhập khẩu xăng dầu cho cả nước (theo cơ cấu sản phẩm) của năm tiếp theo và công bố để các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu biết, chủ động trong kinh doanh. Nhu cầu đặc biệt cho quốc phòng được xác định riêng. Điều 8: Trên cơ sở tổng nhu cầu định hướng về nhập khẩu xăng dầu, Bộ Thương mại giao hạn mức nhập khẩu tối thiểu cả năm cho từng doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng dầu để làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan. Điều 9: Căn cứ khả năng khai thác thị trường trong và ngoài nước, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng dầu tự quyết định việc nhập khẩu xăng dầu các loại để tiêu thụ nội địa hoặc tái xuất, nhưng không được nhập khẩu thấp hơn hạn mức tối thiểu được giao (kể cả số lượng và cơ cấu). Điều 10: Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại bảo đảm ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu theo hạn mức tối thiểu được giao. Chương IV: Cơ chế quản lý giá. Điều 11: Giá bán xăng dầu của các doanh nghiệp được xác định trên cơ sở giá định hướng theo các nguyên tắc sau: 1. Giá định hướng bán xăng dầu cho người sử dụng với madút là giá bán buôn, với các mặt hàng khác là giá bán lẻ sau đây gọi tắt là giá định hướng) được xác định căn cứ vào giá quốc tế dự báo, giá bán lẻ tại thị trường các nước trong khu vực, cơ chế ổn định thuế nhập khẩu xăng, dầu trong năm kinh doanh, tác động của giá xăng dầu đến giá của các hàng hoá, các dịch vụ và thu nhập dân cư và đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng dầu đủ bù đắp chi phí hợp lý và có lãi để tích luỹ cho đầu tư phát triển. 2. Vào quý IV hàng năm, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định giá định hướng và mức thuế ổn định cho năm tiếp theo, công bố để làm cơ sở cho các doanh nghiệp xác định giá bán lẻ cụ thể. 3. Các doanh nghiệp tự quyết định giá bán trên cơ sở giá định hướng. Mức chênh lệch giữa giá bán của doanh nghiệp và giá định hướng của nhà nước không vượt quá mức quy định sau đây: - Xăng các loại: +10%. -Các mặt hàng khác: +5%. 4. Đối với các địa bàn xa cảng tiếp nhận, chi phí kinh doanh cao, giá định hướng được tăng thêm 2%; danh mục các địa phương thuộc địa bàn này do Bộ Thương mại chủ trì cùng Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải công bố. Điều 12: Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng dầu phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của mình, nhà nước không bù lỗ. Điều 13: Để đảm bảo nhu cầu xăng dầu cho sản xuất, tiêu dùng xã hội và bình ổn thị trường khi giá xăng dầu thế giới có biến động lớn, Thủ tướng Chính phủ sẽ áp dụng các biện pháp hành chính để can thiệp vào thị trường xăng dầu. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định các giải pháp cụ thể. Phụ lục2: Biến động giá dầu OPEC Basket từ 1998 đến 2004 Đơn vị: USD/1 thùng 1998=12,31 1999=17,45 2000=27,61 2001=23,12 2002=24,32 Năm 2003=28,16 Năm 2004=36,06 Th.2/2004=29,56 Th.3/2004=32,05 Th.4/2004=32,05 Th.5/2004=36,27 Th.6/2004=34,62 Th.7/2004=36,29 Th.8/2004=40,47 Th.9/2004=40,63 Th.10/2004=45,37 Th.11/2004=38,96 Th.12/2004=35,70 Nguồn: Bloomberg - United Nation Phụ lục 3: Biến động giá dầu thô năm 2004 và 2005 Đơn vị: USD/1 thùng Loại dầu thô 2/05 1/05 12/04 11/04 10/04 9/04 7/04 5/04 Giá giao ngay Brent Dated OPEC Basket Nhẹ Bonny Fateh - Dubai Minas - Indo Ural - Nga Giao tháng sau Brent WTI Giá hợp đồng Minas - Indo Seria - Brunei Tapis - Malaysia Oman - T/Đông Murban -T/Đông 43,33 40,13 43,50 38,08 43,17 38,44 43,86 46,63 2/05 39,28 36,19 39,93 34,40 38,55 33,98 39,20 42,02 1/05 41,49 43,08 42,03 39,26 37,57 34,44 36,37 34,04 33,18 32,22 39,02 42,55 12/04 33,99 39,09 39,08 35,28 38,50 45,52 42,24 45,65 37,40 42,22 37,83 45,50 50,13 11/04 37,36 47,99 54,80 35,93 39,6 46,96 43,78 47,93 37,88 47,67 39,43 46,90 50,52 10/04 49,04 54,46 54,46 38,50 42,80 40,37 38,40 40,92 35,71 42,60 35,77 40,53 43,35 9/04 43,56 49,67 49,66 36,05 39,85 36,19 35,31 36,34 34,38 36,70 33,72 36,82 39,32 7/04 36,28 41,13 41,12 35,48 37,35 36,05 34,72 36,83 32,48 34,90 33,03 35,72 38,34 5/04 37,09 39,45 39,44 35,45 37,05 Nguồn: IEA Monthly Oil Market Report - United Nations Phụ lục 4: Biến động giá sản phẩm xăng dầu trong năm 2004 Đơn vị: USD/1 thùng trừ FO = USD/1 tấn Loại/tháng 2/2005 1/2005 12/2004 11/2004 10/2004 9/2004 8/2004 Xăng 95RON Naphta Xăng máy bay Gasoil 0,5%S LSWR FO - 180 cst FO - 380 cst 52,5-59,0 43,5-48,0 53,0-63,0 51,0-57,5 32,5-35,0 198-213 189-204 42,5-50,5 39,5-42,5 49,0-52,5 48,5-49,0 25,5-29,5 175-195 164-184 43,5-50,0 40,5-46,0 47,5-53,0 47,5-52,5 21,5-28,0 171-188 150-171 52,2-53,6 46,0-48,5 56,7-59,5 51,0-55,8 30,0-41,5 192-205 181-209 52,0-56,3 46,5-49,5 58,5-64,0 53,5-60,0 40,0-42,5 193-221 184-209 47,5-54,5 41,5-47,5 50,0-60,0 48,5-56,5 39,5-40,5 181-195 177-187 45,0-55,5 41,0-47,5 49,0-56,0 47,5-53,5 35,5-40,5 185-197 178-189 Nguồn: Tạp chí thông tin dầu khí số 2/2005 Phụ lục 5: Tình hình nhập khẩu của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2004 Kim ngạch nhập khẩu Đơn vị 10T/2004 So với 2003(%) Tổng giá trị - Khu vực kinh tế trong nước - Khu vực có vốn FDI Triệu USD 25,144 16,309 8,805 121,4 121,21 21,9 Mặt hàng chủ yếu Máy móc, thiết bị, phụ tùng Triệu USD 4,212 107,4 Xăng dầu Triệu USD 2,813 139,5 Sắt thép Triệu USD 1,335 135,9 Phân bón Triệu USD 580 120,8 Bông Triệu USD 168 186,7 Tân dược Triệu USD 325 108,7 Giấy các loại Triệu USD 195 104,5 Nguồn: Tổng cục thống kê Phụ lục 6: Giá trị và lợi nhuận một số loại dầu thô trong năm 2004 Đơn vị: USD/1 thùng Loại dầu thô 2/05 1/05 12/04 11/04 10/04 9/04 7/04 5/04 Tại Rotterdam Brent - giá trị Lợi nhuận Nhẹ Bonny - giá trị Lợi nhuận Dubai - giá trị Lợi nhuận Tại Singapore Dubai Lợi nhuận Minas Lợi nhuận Tapis Lợi nhuận Nhẹ Bonny Lợi nhuận Tại Vịnh Mỹ WTI Lợi nhuận Dubai Lợi nhuận Nhẹ Bonny Lợi nhuận Brent Lợi nhuận 39,83 -3,5 41,09 -2,41 34,85 -3,23 36,82 -1,26 37,62 -5,55 43,06 -4,59 38,77 -4,73 46,45 +0,36 38,42 +0,34 43,63 +0,13 41,43 -1,90 36,37 -2,50 37,70 -2,23 33,02 -1,38 33,21 -1,19 31,44 -7,11 38,00 -3,43 35,01 -4,92 36,49 +1,78 37,54 +3,13 40,20 +0,27 37,79 -1,49 36,80 -0,77 35,96 -0,41 29,14 -4,90 33,01 -1,03 34,08 +0,91 39,98 +0,71 33,16 -3,21 39,26 -2,96 28,25 -5,79 33,16 -3,21 32,52 -5,05 42,93 -2,58 43,51 -2,14 36,37 -1,03 39,92 +2,52 45,11 +2,89 48,52 -2,17 43,16 -2,49 35,94 -14,26 39,96 +2,56 44,89 -0,76 42,32 -3,2 44,25 -2,71 46,32 -1,60 39,71 +1,83 39,92 +2,04 44,39 -3,28 48,38 -2,26 44,78 -3,15 42,06 -8,90 43,24 +5,36 47,89 -0,04 44,56 -2,40 38,06 -2,31 41,33 +0,41 34,63 -1,07 37,04 +1,33 42,09 -0,51 44,33 -2,52 42,32 +1,40 37,64 -5,67 36,86 +1,16 41,33 +0,41 39,41 -0,96 37,71 +1,52 38,66 +2,32 33,48 -0,09 33,66 -0,72 33,66 -3,04 38,22 -1,93 35,14 -1,20 45,07 +5,84 37,43 +3,05 42,43 +6,09 40,62 +4,43 36,44 +0,39 37,51 +0,69 32,96 +0,48 33,37 +0,89 32,97 -1,93 37,57 0,0 35,30 -1,53 44,99 +6,43 37,90 +5,42 43,36 +6,53 41,18 +5,13 Nguồn: Tạp chí dầu khí Phụ lục 7: Phân bố nguồn dầu mỏ ở các nước ASEAN Nước Số dân (triệu người) Trữ lượng dầu mỏ xác minh (1000 thùng) Sản lượng khai thác (1000 thùng/ngày) Inđônêxia 190 5.000.000 1000 Malaysia 18 3.000.000 760 Brunêi 0,3 1.350.000 185 Việt Nam 80 1.000.000 350 Thái Lan 56 583.350 130 Philippines 65 152.000 14 Myanmar 42 50.000 10 Singapore 3 0 0 Lào 4 ? 0 Campuchia 7 ? 0 Nguồn:World Oil 2003 - 2004 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ CẢ VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIÁ CỦA NHÀ NƯỚC 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH GIÁ THỊ TRƯỜNG 3 1. Khái niệm giá trị 3 2. Khái niệm giá trị kinh tế 4 2.1. Khái niệm 4 2.2. Thước đo giá trị kinh tế 4 2.3. Phân biệt giá trị và giá trị kinh tế 5 3. Giá cả và sự hình thành giá cả 6 3.1. Các quy luật kinh tế của thị trường quyết định sự hình thành và vận động của giá cả 6 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả 7 3.3. Tác động và chức năng của giá cả 9 3.3.1. Tác động 9 3.3.2. Chức năng của giá cả 11 4. Giá thị trường 11 II. CHÍNH SÁCH VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ GIÁ CỦA NHÀ NƯỚC 12 1. Sự cần thiết khách quan của chính sách quản lý về giá của nhà nước 12 2. Vai trò quản lý của nhà nước về giá ở Việt Nam 13 3. Các biện pháp điều tiết giá cả chủ yếu của nhà nước theo cơ chế thị trường 14 3.1. Định giá 14 3.2. Trợ giá 16 3.3. Thuế 17 3.4. Các biện pháp điều hoà thị trường 18 3.5. Biện pháp ổn định sức mua đồng tiền 18 4. Một số quan điểm về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý giá ở nước ta 19 4.1. Thực hiện tự do hoá thị trường và giá cả 19 4.2. Chính sách và cơ chế quản lý giá của nhà nước phải luôn hướng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ 20 4.3. Chính sách và cơ chế quản lý phải được đặt trong một tổng thể các giải pháp đồng bộ 21 4.4. Mức độ và hình thức can thiệp của nhà nước tới giá cả thị trường phải tuỳ thuộc vào vị trí của từng loại hàng hoá 21 4.5. Cần hoàn thiện và nâng cao quyền lực của bộ máy tổ chức quản lý giá 22 III. CHÍNH SÁCH VỀ GIÁ XĂNG DẦU CỦA MỘT SỐ NƯỚC 22 1. Chính sách giá xăng dầu của các nước thuộc OPEC 22 2. Chính sách giá xăng dầu của các nước ASEAN 25 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIÁ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG XĂNG DẦU NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM 30 I. THỰC TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIÁ CỦA NƯỚC TA TỪ NĂM 1991 TỚI NAY 30 1. Bình ổn giá cả thị trường 30 2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý giá 30 3. Tăng cường công tác thông tin giá cả, thị trường 31 4. Tăng cường công tác thanh tra giám sát 31 II. THỰC TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIÁ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG XĂNG DẦU NHẬP KHẨU 31 1. Sự cần thiết phải điều chỉnh giá xăng dầu 31 2. Đặc trưng của mặt hàng xăng dầu nhập khẩu Việt Nam 33 3. Thực trạng biến động về giá của mặt hàng 36 4. Chính sách quản lý giá của nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu nhập khẩu 38 4.1. Những quan điểm và nguyên tắc chủ yếu của việc điều chỉnh giá 38 4.1.1. Những quan điểm chỉ đạo 38 4.1.2. Nguyên tắc điều chỉnh giá 39 4.2. Những chính sách và cơ chế áp dụng 39 4.2.1. Chính sách áp dụng 39 4.2.2. Các biện pháp quản lý 42 III. ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỀ GIÁ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG XĂNG DẦU NHẬP KHẨU 46 1. Những thành công 46 2. Những hạn chế 46 3. Nguyên nhân của những hạn chế 49 3.1. Nguyên nhân khách quan 49 3.2. Nguyên nhân chủ quan 50 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIÁ XĂNG DẦU NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM 52 I. DỰ BÁO SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ MẶT HÀNG XĂNG DẦU NHẬP KHẨU TRONG THỜI GIAN TỚI 52 1. Dự báo biến động giá cả mặt hàng xăng dầu trên thị trường thế giới 52 2. Dự báo về cung cầu dầu mỏ ở Việt Nam 55 II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỀ GIÁ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG NÀY 57 1. Mục tiêu của việc hoàn thiện và đổi mới chính sách và cơ chế quản lý giá xăng dầu nhập khẩu ở Việt Nam 57 2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện và đổi mới chính sách quản lý về giá xăng dầu nhập khẩu ở Việt Nam 58 2.1. Chính sách thuế xăng dầu nhập khẩu 58 2.2. Các chính sách về quỹ bình ổn giá và điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 59 2.3. Theo dõi chặt chẽ và có những dự báo thường xuyên về sự biến động giá cả mặt hàng xăng dầu để có điều chỉnh hợp lý. 60 2.4. Ổn định giá cả của những mặt hàng khác 60 2.5. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát không để xảy ra tình trạng lợi dụng việc tăng giá xăng dầu để nâng giá các loại hàng hoá khác, hay tình trạng buôn lậu qua biên giới 61 KẾT LUẬN 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC 65 DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ STT Tên bảng Trang 1 Biến động giá xăng dầu sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC 35 2 Biến động giá dầu từ năm 2003-2004 37 3 Cơ cấu giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu nhập khẩu 41 4 Nhu cầu dầu thô toàn thế giới theo dự báo mới nhất của IEA 54 5 Cung - cầu sản phẩm lọc dầu ở Việt Nam đến 2020 57 STT Tên biểu Trang 1 Mô hình lý thuyết trò chơi 23 STT Tên hình vẽ Số trang 1 Mối quan hệ giữa giá cả và mức cung cầu 8 2 Sự biến động của sản lượng dầu thô dưới tác động của giá cả 10 3 Ảnh hưởng của giá trần 15 4 Ảnh hưởng của giá sàn 16 5 Tác động của thuế 17 6 Đường cầu gãy 24 7 Biến động giá dầu từ giữa tháng 12/2004 đến đầu tháng 1/2005 36 8 Mức giá trần về xăng dầu ở Việt Nam 40 9 Thị phần xăng dầu tại Việt Nam 42 10 Biến động giá dầu từ năm 1965 - 2010 55 STT Tên hộp Trang 1 Nhà nhập khẩu xăng dầu lỗ to 38 2 Bình ổn giá xăng dầu 44 3 Giá định hướng bán xăng dầu 2005 45 4 Gian lận xăng dầu dọc biên giới 48 5 Giá dầu thế giới biến động cao ảnh hưởng đến doanh nghiệp 50 6 Quản lý giá xăng dầu 51 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Viết đầy đủ tiếng Anh Viết đầy đủ tiếng Việt CIF Cost Insurance Freight Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí IEA International Energy Agency Tổ chức năng lượng quốc tế OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OPEC Organization of Petroleum Exporting Countries Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ TBD Thái Bình Dương USD United State Dollars Đô la Mỹ VND Đồng Việt Nam WB World Bank Ngân hàng thế giới CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ DẦU PETROLIMEX Được sự giới thiệu của khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế - Trường đại học kinh tế quốc dân và được sự đồng ý của ban lãnh đạo Công ty Cổ phần hoá dầu Petrolimex, phòng Kinh doanh hoá chất chúng tôi đã nhận sinh viên Nguyễn Thị Phương Thuý, lớp Kinh tế quốc tế khoá 43 thuộc Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế vào thực tập tại công ty trong giai đoạn từ ngày 10/01/2005 đến ngày 7/05/2005. Trong quá trình thực tập tại đây, chúng tôi rất hoan nghênh tinh thần học hỏi, sự nhiệt tình và nghiêm túc của sinh viên Thuý. Chúng tôi cũng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ sinh viên Thuý tìm hiểu về công ty cũng như tiếp xúc dần với công việc để tạo thuận lợi cho em trong quá trình tìm hiểu hoạt động kinh doanh thực tiễn của công ty. Qua thời gian thực tập chúng tôi nhận thấy rằng: bằng sự nhiệt tình, ham học hỏi, sự nhận nhanh nhạy và óc quan sát, sinh viên Thuý đã làm quen, tìm hiểu và học hỏi những nghiệp vụ cũng như quy trình kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Trong giai đoạn thực tập và tiến hành làm chuyên đề bằng những kiến thức đã học, những nghiệp vụ mà em đã nắm bắt được, cùng với lượng thông tin lớn được cung cấp thường xuyên và đầy đủ từ công ty, sinh viên Thuý đã hoàn thành chuyên đề thực tập với đề tài “Chính sách quản lý giá mặt hàng xăng dầu nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp” khá xuất sắc với tinh thần nghiêm túc, lời văn súc tích mang tính khoa học, các vấn đề được đề cập rất chi tiết, cụ thể, sát với thực tiễn và có những đóng góp cho hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và phòng kinh doanh hoá chất chúng tôi nói riêng . TRƯỞNG PHÒNG KINH HOÁ CHẤT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChinh sach quan ly gia hang xang dau nhap khau o Viet Nam hien nay thuc trang va giai phap.doc
Tài liệu liên quan